PHẦN I:
SỰ KHÁC BIỆT CỦA TẠO HÌNH NHIẾP ẢNH VỚI
CÁC LOẠI TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT KHÁC
1. Khái niệm tạo hình nghệ thuật
Trong các loại hình nghệ thuật, mỗi loại hình đều có ngơn ngữ riêng và
phương pháp xây dựng hình tượng riêng. Tạo hình nghệ thuật về thực chất là
xây dựng các hình tượng nghệ thuật mang tính điển hình cao. Những hình tượng
nghệ thuật ấy vừa là bức tranh vừa cụ thể, vừa khái quát về hiện thực, được xây
dựng bằng phương pháp hư cấu và có ý nghĩa mỹ học. Nói cách khác, hình
tượng nghệ thuật là đặc trưng cơ bản của nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật là
kết quả nhận thức thực tiễn của người nghệ sĩ, người sáng tạo ra tác phẩm.
Nghệ thuật tạo hình bao gồm những nghệ thuật cơ bản:
Nghệ thuật hội họa
Nghệ thuật kiến trúc
Nghệ thuật điêu khắc
Nghệ thuật nhiếp ảnh
Ngồi ra, cịn có nghệ thuật tạo hình trong văn học, điện ảnh, đồ họa, nghệ thuật
sắp đặt…
2. Khái niệm tạo hình nhiếp ảnh
Tạo hình nhiếp ảnh là sự vận dụng tổng hợp các yếu tố hình họa trong tự
nhiên như ánh sáng, màu sắc, đường nét, nhịp điệu, góc độ, bố cục, độ nét…
nhằm ghi hình đối tượng một cách nhanh nhạy nhất, bản chất nhất, chân thực
nhất thông qua sự cảm thụ trực tiếp của tác giả.
1
3. Sự khác biệt của nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh với các loại
nghệ thuật tạo hình khác
3.1.
Nhiếp ảnh tạo hình trong một thời điểm
Trong sáng tạo văn học, báo chí, điện ảnh, để tạo nên hình tượng nghệ
thuật, miêu tả bản chất con người, sự việc, các tác giả phải sự dụng nhiều thủ
pháp mới giúp độc giả, khán giả hiểu được tác phẩm của mình.
Trong điêu khắc, hội họa, kiến trúc, tác giả phải cần một khoảng thời gian
vật chất dài mới đáp ứng được những yêu cầu nhất định để tạo nên tác phẩm.
Còn trong nhiếp ảnh, tạo hình chỉ diễn ra trong một thời điểm, một
khoảnh khắc nhất định. Đây là thế mạnh tuyệt đối của nhiếp ảnh. Chỉ cần
một khoảnh khắc cực ngắn, nhiếp ảnh có thể ghi lại một sự kiện trọng đại,
một minh chứng sống của lịch sử. Vì vậy mà các nhà nghệ sĩ còn gọi nhiếp
ảnh là nghệ thuật “ngưng đọng thời gian”.
3.2.
Nhiếp ảnh tạo hình chính xác, trực tiếp.
Trong các lĩnh vực khác, tạo hình có thể được tạo nên từ tư duy tưởng
tượng, mang tính ước lệ, tượng trưng. Người sáng tác khơng nhất thiết phải
có mặt để chứng kiến sự kiện, mà họ có thể tưởng tượng ra để tái tạo hiện
thực. Hội họa, điêu khắc, kiến trúc…đều có thể được tạo hình dựa trên tư duy
chủ quan của tác giả. Nhà văn, nhà thơ, họa sĩ muốn sáng tác về một đề tài,
một chủ thể nào đó, họ có thể nghe qua người khác kể lại, tường thuật lại.
Nhưng trong tạo hình nhiếp ảnh, sự thật mà người cầm máy ghi lại là sự
thật “một trăm phần trăm”, không thêm bớt, không hư cấu. Người làm báo –
nghệ sĩ nhiếp ảnh khơng thể hình thành được tác phẩm nếu không đến hiện
trường, tiếp xúc với đối tượng, sự kiện.
3.3.
Nhiếp ảnh tạo hình mang tính biên bản, tính tài liệu
Tính tư liệu của ảnh được xem xét ở hai khía cạnh: Về mặt ký thuật, cơ sở
của tính tư liệu chính là tính chất phản ánh hình ảnh cụ thể, trực tiếp và tạo
hình trong một thời điểm. Về mặt nội dung thơng tin, tài liệu chính là hình
ảnh lịch sử chân thực và sống động. Nhiếp ảnh khơng phản ánh được hiện
thực q khứ. Nó chỉ phản ánh được hiện thực đang xảy ra, đang tiếp diễn.
2
Nhờ tính chất nguyên bản, tính xác thực mà mỗi tác phẩm ảnh ra đời được xã
hội thừa nhận đều có sức thuyết phục lớn, độ tin cậy cao, mãi mãi là kho tư
liệu vơ giá của nhân loại.
Cịn tạo hình trong hội họa, điêu khắc, văn học điện ảnh chỉ mang tính
nghệ thuật, khơng có tính tài liệu, với ý nghĩa ghi lại dấu ấn lịch sử.
Tạo hình trong đồ họa, kiến trúc mang tính chất thơng tin, kĩ thuật, phục
vụ cho cuộc sống con người.
3.4.
Nhiếp ảnh thể hiện không gian ba chiều trên mặt phẳng
Mọi vật thể trong vũ trụ đều tồn tại dưới dạng hình khối. Vì thế, trong
kiến trúc, điêu khắc, đồ họa (3D), người ta có thể đo lường và tính tốn khá
chính xác thể tích của hình tượng vật thể trong tác phẩm. Các hình tượng
nghệ thuật ấy đuợc tạo thành từ những hình khối có đủ ba chiều của nó
(chiều cao, chiều ngang, chiều dày)
Khác với các ngành nghệ thuật tạo hình nói trên, nhiếp ảnh hồn tồn thể
hiện rõ khơng gian ba chiều – hình thù lập thể của đối tượng, sự vật trên mặt
phẳng. Nói cách khác, nghệ thuật ảnh có khả năng tạo cảm giác chiều sâu của
cảnh trường trong tác phẩm.
3.5.
Nhiếp ảnh mang đặc trưng “ngôn ngữ đại chúng”
Giáo sư Bozonban Todorov (Bungari) đã khẳng định: “Nhiếp ảnh sử dụng
một thứ ngôn ngữ mà mọi người đều hiểu. Không như sự thơng tin bằng lời
nói, ảnh có thể vượt qua mọi hàng rào về chủng tộc và ngôn ngữ, qua đó mở
ra một cánh cửa mới để đi đến tri thức”
Trong các loại tạo hình nghệ thuật khác, khơng phải ai cũng có thể hiểu
được, nắm bắt được nội dung mà tác phẩm cần chuyển tải.
3.6.
Nhiếp ảnh khác với các nghệ thuật tạo hình về các yếu tố tạo hình
Về cơ bản, các nghệ thuật tạo hình đều có chung các yếu tố tạo hình là
hình khối, màu sắc, đường nét...nhưng do đặc trưng của mỗi loại hình, các
yếu tố đó được khai thác ở những góc độ khác nhau.
3
3.6.1. Các yếu tố tạo hình của Nhiếp ảnh:
- Ánh sáng: là điều kiện thu hình và phương tiện tạo hình của nhiếp ảnh,
quyết định cung bậc màu sắc của đối tượng vật thể, tạo không gian cho
ảnh và thể hiện ý đồ của tác giả.
- Màu sắc: là một thế mạnh đồng thời là phương pháp phản ánh thực tế
của nhiếp ảnh.
- Đường nét: cơ sở vật chất trong tạo hình nhiếp ảnh.
- Bố cục: sắp xếp các chi tiết dựa trên ý đồ của tác giả, đảm bảo tính
chân thực khách quan.
- Đối tượng và cách đề cập đối tượng: đối tượng thể hiện không quyết
định giá trị của tác phẩm ảnh, chỉ có nội dung gợi cảm của đối tượng mới
thể hiện giá trị của tác phẩm ảnh.
- Thời điểm bấm máy ghi hình đối tượng: đây là yếu tố khác biệt căn
bản, chỉ có ở tạo hình nhiếp ảnh, vì nhiếp ảnh tạo hình trong thời điểm.
Nó quyết định sự thành cơng và nhận chân giá trị đích thực của tác phẩm.
3.6.2. Các yếu tố tạo hình của Hội họa:
- Đường nét: đường thẳng, đường xiên, đường cong, đường gấp khúc...;
nét đanh, nét thô, vung vẩy, nét chân thực, nét bay bướm, nét đóng, nét
mở, nét trơn, nét gai...
- Màu sắc: Sắc tố (là những màu gốc), Sắc loại (là hỗn hợp của các sắc
tố được biểu hiện dưới dạng riêng biệt và được gọi theo liên tưởng ví dụ:
cánh sen, lá mạ, hoa cà, nước biển...), Sắc độ (chỉ đậm nhạt của màu sắc),
Sắc thái (là vẻ khác nhau của những màu có cùng một gốc như: đỏ cờ, đỏ
sen, mười giờ...)
- Hình khối: do đường nét và đậm nhạt tạo thành dưới tác động của ánh
sáng.
- Bố cục, nhịp điệu: Tuỳ theo nội dung, chủ đề, các yếu tố ngôn ngữ hội
hoạ được người hoạ sỹ bố trí, sắp đặt sao cho phù hợp để tạo tác phẩm là
bố cục. Thông qua sự chuyển động của đường nét, hình khối, màu sắc...đã
tạo nên nhịp điệu trong tranh.
4
3.6.3. Các yếu tố tạo hình của Điêu khắc:
- Khối hình, đường nét:
Khối lồi – Khối lõm
Khối cứng – Khối mềm
Khối đóng – Khối mở
Khối tĩnh – Khối động
….
Mỗi cách tạo khối đưa lại cảm giác khác nhau: lõm, mềm, mở gây cảm
giác động và ngược lại. Trong điêu khắc khối hình là có thực nó tồn tại
trong khơng gian 3 chiều có thể cảm nhận bằng xúc giác, có thể đi xung
quanh nó và nhận ra sự biến động phong phú của nó qua mỗi hướng nhìn.
Đây là đặc trưng cơ bản nhất của điêu khắc. Sự kết hợp giữa khối hình
cũng đồng nghĩa với việc tạo nên đường nét cho tác phẩm.
- Chất liệu: Đóng góp một phần quan trọng cho tiếng nói của điêu
khắc.Chất liệu điêu khắc khá đa dạng, phong phú. Mỗi chất liệu đều có
những ưu điểm nhất định giúp cho nhà điêu khắc thể hiện có hiệu quả hơn
những hình tượng của mình.
- Bề mặt tượng: Là một yếu tố ngôn ngữ, liên quan đến đường nét, hình
khối của tác phẩm. Bề mặt nhẵn, láng, khối tròn ta thấy sự mềm mại, uyển
chuyển gợi sự tĩnh tại, giàu chất thơ (tượng Phật Quan Âm nghìn tay
nghìn mắt, tượng A Di Đà...); Ngược lại với bề mặt nhẵn, láng trịn trịa, ta
bắt gặp cái thơ ráp của các bức như: Thánh Gióng (Ng. Hải), Võ Thị Sáu
(Diệp Minh Châu)...đường nét cách điệu cao, bề mặt ít nhẵn, thô ráp và
sần sùi.
- Không gian: Các tác phẩm điêu khắc ln gắn với khơng gian thực. Có
một khơng gian phù hợp để tồn tại thì giá trị của tác phẩm sẽ được tăng
lên nhiều lần. Khi làm một tác phẩm điêu khắc, người ta cần tìm hiểu mơi
trường nơi tác phẩm tồn tại để tìm ra phương thức thể hiện cho phù hợp,
để nội dung tác phẩm có thể bộc lộ hết bản thân nó với cơng chúng
thưởng thức.
5
- Màu sắc: Ngồi các yếu tố trên khi nói đến điêu khắc cần chú ý đến
yếu tố màu sắc. Thông thường, trong tác phẩm điêu khắc người ta khai
thác vẻ đẹp màu sắc tự thân của chất liệu. Mỗi chất liệu có một màu khác
nhau. Mặc dù vẻ đẹp của tác phẩm ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố màu sắc
nhưng màu sắc cũng có vai trị biểu cảm đối với tác phẩm. Nếu tượng
được tô màu sẽ đưa lại hiệu quả giống thực cao hơn.
3.6.4. Các yếu tố tạo hình của Đồ họa:
- Đường, nét, chấm, vạch: Cũng như Hội hoạ, Đồ hoạ sử dụng đường
nét, chấm, vạch là ngơn ngữ chính, chủ yếu và cơ bản để thể hiện. Nét
trong đồ hoạ khơng hồn tồn là nét vẽ mà có khi là những nhát khắc,
những nét vạch, chấm to nhỏ, nơng, sâu, mau, thưa...để dựng lên hình
tượng.
- Mảng, màu: Mảng trong đồ hoạ có khi do đường nét bao quanh mà
thành, có khi do tập hợp nhiều chấm, nhiều nét tạo nên. Mảng tạo cho
hình tượng vững chãi, tạo nên độ đậm nhạt, khả năng diễn tả nơng, sâu,
khả năng tạo khối...và trong nhiều hình tượng, mảng kết hợp với đường,
nét, tạo ra tiếng nói hình thức cho tác phẩm. Đồ hoạ đen trắng hay đơn
màu được coi là đặc điểm cơ bản của đồ hoạ, song đồ hoạ có thể dùng
màu, có thể dùng nhiều màu. Màu sắc có tác dụng làm lên tiếng nói mạnh
mẽ ở một số thể loại: đồ hoạ giá vẽ, đồ hoạ sách báo.
6
PHẦN II:
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG
TÁC NGHIỆP CỦA PHÓNG VIÊN
Trong báo chí, nhiếp ảnh là một cơng cụ mạnh. Nó đơi khi có thể thay thế
được cả ngơn từ bởi tính trực diện và sát thực. Có thể nói, mỗi tấm ảnh báo chí
là tài liệu sống của hiện thực, phản ánh thực tế khách quan trong sự phát triển
của xã hội, tác động mạnh vào tình cảm của bạn đọc, nâng giá trị thông tin lên
gấp bội. Tuy nhiên, ở các cơ quan báo chí hiện nay, rất hiếm có những phóng
viên ảnh chuyên nghiệp, mà hầu hết chỉ là những phóng viên vừa viết tin bài,
vừa chụp ảnh. Thậm chí, nhiều phóng viên ảnh cịn “non tay” vì những khó khăn
khi tác nghiệp. Muốn có một tấm ảnh thành cơng, ngồi những kiến thức chung
về nhiếp ảnh, về kỹ thuật chụp ảnh, người chụp phải chú ý đến:
- Quan sát, phát hiện vấn đề đang diễn ra
- Lựa chọn đúng đối tượng
- Tìm góc độ có lợi nhất để tận dụng khả năng tạo hình của ánh sáng,
đường nét trong ảnh.
- Và điều quan trọng là khoảnh khắc bấm máy.
Sự liên kết một cách hoàn hảo những yếu tố trên là cơ sở tạo ra tính nghệ
thuật trong ảnh . Đây cũng là những khó khăn cơ bản của các phóng viên ảnh
khi tác nghiệp. Phóng viên Lê Thị Phương Duyên (Báo Gia Lai) chia sẻ về
những khó khăn của mình: “Dù được đào tạo bài bản về nghiệp vụ báo chí,
trong đó có nhiếp ảnh, tuy nhiên, việc ứng dụng cũng chỉ dừng ở mức độ cho ra
tác phẩm ảnh có bố cục chặt chẽ, biết được trường hợp nào chụp toàn cảnh, cận
cảnh, chụp chân dung, các phần còn lại vẫn còn rất hạn chế”. Vì thế, làm sao để
có một bức ảnh báo chí đúng nghĩa, không phải là câu hỏi dễ trả lời đối với các
phóng viên.
7
Hiện nay, ảnh báo chí Việt Nam vẫn chưa thể hiện được rõ vai trị của nó
trong hoạt động báo chí, cũng bởi những hạn chế của phóng viên ảnh. Nhìn
chung tỷ lệ ảnh sử dụng trên các báo khá cao. Nhưng hầu hết ảnh đăng báo của
chúng ta hiện nay là ảnh kèm theo tin, bài; có tính chất bổ trợ trực quan cho tin,
bài, minh họa cho tin, bài chứ chưa được các cơ quan báo chí và các nhà báo tạo
nên những tác phẩm ảnh báo chí độc lập, có sức nặng như khẳ năng có thể của
thể loại báo chí này. Ở các ấn phẩm dạng tạp chí, đặc san, ảnh khá đẹp về hình
thức, bắt mắt nhưng ít thơng tin báo chí, hầu hết mang tính chất minh họa, trang
trí, thậm chí lấp chỗ trống và được xử lý Photoshop với trình độ cao. Cịn phổ
biến tình trạng trang bìa của những số đặc biệt là những hình ảnh được sắp đặt,
lắp ghép, bố trí sao cho đẹp như một tác phẩm hội họa hoặc tranh cổ động, chứ
không phải là một tác phẩm ảnh báo chí điển hình cho chủ đề của ấn phẩm đó.
Ảnh báo chí thường được chụp theo kiểu cơng thức, buồn tẻ và nhàm
chán. Đó là do người chụp chưa quan sát kĩ lưỡng và chọn góc độ chụp hiệu quả
nhất, mà chỉ chụp theo những lối mịn. Ngồi những tiêu chí bắt buộc của ảnh
báo chí, dấu ấn cá nhân cũng là điều quan trọng đối với người chụp ảnh. Bởi
vậy, phóng viên ảnh cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và tính chuyên
nghiệp để tạo nên những bức ảnh báo chí có màu sắc riêng biệt, đúng nghĩa là
ảnh báo chí.
Như vậy, khó khăn trong khi tác nghiệp chỉ là “chuyện nhỏ”, khi bản thân
mỗi người chụp đã nắm rõ được vấn đề và trả lời rõ ràng được câu hỏi: “chụp
cái gì, và chụp như thế nào?”
8
PHẦN III:
CHÂN DUNG MỘT PHĨNG VIÊN ẢNH
------------------------------------
Na Sơn : Tơi làm phóng viên cho bạn đọc
Na Sơn – cái tên đã quá quen
thuộc trong giới nhiếp ảnh. Nhiều
người thắc mắc: cái tên giống Tây
quá. Chính nhiếp ảnh gia Na Sơn đã
giải thích rằng: “Tên khai sinh của
tơi nghe cũng bình thường, và chắc
không gây thắc mắc lắm.” Na Sơn là
nghệ danh, một nghệ danh ngắn gọn,
nghe một lần phải nhớ. NA - là viết
tắt của Nhiếp Ảnh.
Theo học ngành Marketing
nhưng Na Sơn không chọn kinh tế mà đã theo đuổi nhiếp ảnh. Cái tên Na Sơn
đựơc nhiều người biết đến là bởi ban đầu anh cũng chỉ là một “tay máy phong
trào”, có chút năng khiếu, hăng hái tham gia các diễn đàn, hào hứng thử sức
mình trong các đề tài chụp ảnh khác nhau để nâng cao kỹ thuật…Từ chỗ một
“tay máy phong trào”, Na Sơn đã can đảm lấy nhiếp ảnh làm nghiệp nuôi thân.
Na Sơn tâm sự : “Nhiếp ảnh là niềm đam mê của tôi và đó là lý do tơi quyết
định từ bỏ cơng việc tốt ở một cơng ty dầu khí để đi chụp ảnh. Khi đó, ngồi sự
hăng hái tơi khơng có một cái gì trong tay: các mối quan hệ với các báo, tạp
chí, tên tuổi và ngay cả máy móc nữa. Thú thật lúc đó nhiều khi thấy con đường
mình chọn sao mà khổ ải. Bạn bè, gia đình tơi ai cũng cho rằng đó là một quyết
định điên rồ. Nhưng ơn trời, sau một thời gian chưa lâu lắm, tới giờ con đường
9
tôi chọn đã sáng sủa hơn nhiều.” Và giờ đây, anh tự hào khi nói về mình với
tư cách nhiếp ảnh gia tự do: “Tôi là một người chụp ảnh/ phóng viên ảnh
chun nghiệp, hoạt động tự do khơng thuộc qn số của một tịa soạn nào,
hãng thơng tấn nào nhưng có thể nói tơi thuộc về…tất cả.”
Hiện tại, Na Sơn là một nhiếp ảnh gia tự do ở Hà Nội. Anh là một nhà báo
cộng tác cho Associated Press ở Việt Nam và tại hầu hết các tờ báo và tạp chí
nội hàng đầu như Tuổi Trẻ, Sài Gịn Tiếp Thị, Đẹp, Heritage, The Gentlemen…
Các bức ảnh của anh được đăng tải trên nhiều tờ báo và tạp chí nước ngoài như
USA Today, Washington Post, BBC, Seattle Times, Stern, The Guardian,
Traversing The Orient magazine...Là phóng viên ảnh tự do, khơng bị ràng buộc
bởi bất cứ tịa soạn nào, Na Sơn nhận mình làm phóng viên cho bạn đọc và chỉ
quan tâm đến bạn đọc.
Ở Na Sơn, toát lên một vẻ cá tính, cũng vì thế mà ảnh của Na Sơn dường
như khơng mang nặng tính lý thuyết, mà đa phần là chụp theo cảm hứng, theo cá
tính. Các bạn trong giới nhiếp ảnh và báo chí gọi Na Sơn là phóng viên của
những chuyến đi, Na Sơn đi và chụp những vấn đề thời sự, anh quan tâm đến
vấn đề hơn là sự kiện. Vì vậy, ảnh báo chí của Na Sơn ln là những bức ảnh
“biết nói chuyện” như anh quan niệm.
Đó là những bức ảnh về cuộc sống mưu sinh hàng ngày:
Bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội)
10
Khu giải tỏa đường Phạm Thế Hiền, Q.8 TPHCM
Hay là những biến cố bất thường trong cuộc sống:
Hà Nội ngập lụt đầu tháng 11/2008
11
Sập cầu Cần Thơ 9.2007
Với Na Sơn, đã là ảnh thì phải đẹp, dù là ảnh báo chí hay là thương mại
cũng cần đẹp và sáng tạo. Na Sơn thích ảnh phải “nói chuyện” được. Ít ra nó cịn
đọng lại cái gì đó sau khi người ta xem. Và anh ln rình rập khoảnh khắc để
cho ra được những bức ảnh biết nói chuyện như thế. Na Sơn đã luyện cho mình
cách chụp mà khơng cần đưa máy lên ngắm, dựa vào kinh nghiệm và cách cảm
nhận, phán đoán của bản thân anh.
12
Có cá tính mạnh, Na Sơn tỏ ra khơng q “mặn mà” với các giải thưởng.
Từ trước đến nay, anh mới chỉ tham dự thi ảnh ở World Press Photo.
Trong giấc mơ xa hoa nhất của mình, anh khơng mơ đến giải thưởng nào ở đó vì
biết trình độ của mình. Anh dự thi chỉ muốn có tên Việt Nam ở cuộc chơi lớn
nhất của nhiếp ảnh, và để cho thấy Việt Nam cũng có những người chụp ảnh
theo phong cách báo chí hiện đại.
Ảnh một bà cụ ngươì Mơng ở Phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang đang gùi rau cải về nhà.
(bộ ảnh “Gánh nặng trên vai tuổi già”)
13
Na Sơn đi không biết mệt mỏi để cho ra đời những bộ ảnh đẹp, mang đậm
chất b chí. Là người ưa khám phá, Na Sơn đã đi đến khắp mọi miền đất nước
Việt Nam và còn tự bỏ tiền đi ra nước ngoài làm báo. Được anh ưu tiên hơn cả
cho những chuyến đi là những vấn đề có tác động lớn đến đời sống xã hội:
chiến tranh, thiên tai, thảm họa...có cả những vấn đề của cuộc sống đời thường.
Chuyến đi đến vùng chiến sự nóng bỏng ở Trung Đơng năm 2006 cũng chính là
chuyến đi đáng nhớ nhất của Na Sơn. Thích tác nghiệp tại những nơi nguy hiểm,
nhưng ấn tượng nặng nề của cuộc chiến đã khiến Na Sơn muốn hướng ống kính
của mình vào cuộc sống thường nhật của người dân Libăng hơn là khai thác
những cảnh hoang tàn, đổ nát của cuộc chiến. Chính vì vậy mà ảnh anh chụp
trong chuyến đi này có rất nhiều bức ảnh chụp cuộc sống của những người dân,
với những khuôn mặt đầy lo âu, mệt mỏi, căng thẳng và vắng bóng nụ cười,
những tấm chân dung trẻ em, người già trong trại tị nạn....
Còn tại Việt Nam, anh lang thang trên phố vào lúc 1, 2 giờ sáng,
trong những ngày rét đỉnh điểm đầu năm 2009, để chụp lại những cảnh
“Màn trời chiếu đất”
Ảnh một ông lão ngủ trước ngân hàng Bắc Á trên Phố Huế - 1h10' ngày 10.01.2009
(bộ ảnh “Màn trời chiếu đất”)
14
Tâm sự về lần đi chụp phóng sự ảnh “Ám ảnh” tại vụ sập cầu Cần Thơ
tháng 9/2007, Na Sơn khơng khỏi trầm ngâm “Nhiều lúc tơi thấy mình ác độc
khi chĩa ống kính ghi lại những khoảnh khắc đau khổ của những người thân của
các nạn nhân. Tôi không sợ lúc chụp những đống đổ nát, những xác người,
nhưng tôi sợ nhất chụp những ánh mắt người thân họ. Tơi vẫn chụp, vì bạn đọc
và xã hội đang quan tâm và cần phải được biết những sự thực xảy ra ở đó.”
Đó là những phút suy tư của người nghệ sĩ sau ống kính máy ảnh, khi bắt
gặp những cảnh đời buồn. Đó là những nỗi nặng lịng của người nghệ sĩ ln
trăn trở tìm cho ra những cái thật của cuộc sống.
Trong đời sống thường ngày, anh đã viết ngắn gọn về mình trên blast của
blog cá nhân rằng “Mình chụp ảnh giỏi, mình đẹp trai, thơng minh, hài hước,
nhân hậu, có tâm hồn... Tất cả những điều ấy do mình ...tự phát hiện ra!” Liệu
Na Sơn có nhận xét hơi q về mình hay khơng? Câu trả lời xin dành cho những
người đã biết đến Na Sơn và những bức ảnh của Na Sơn.
15