Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận cao học biên tập văn bản báo chí trình bày quá trình biên tập báo chí liên hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.94 KB, 18 trang )

PHẦN I – LÝ THUYẾT:
Đề tài : Trình bày quá trình biên tập báo chí. Liên hệ.
A – MỞ ĐẦU
I-

Lý do chọn đề tài.
“ Biên tập” là cụm từ quen thuộc trong báo chí nói chung; hầu hết mọi
người đều từng nghe đến “ Biên tập viên” hay “Ban biên tập”… và đều
biết đó là những chức danh quan trọng trong một cơ quan báo chí. Tuy
nhiên, thơng thường người ta không hiểu rõ công việc của hoạt động biên
tập mà chỉ đồng hóa biên tập báo chí với biên tập bản thảo. Từ đó khơng
hiểu rõ hoạt động này dẫn đến xem nhẹ tầm quan trọng của nó trong cơ
quan báo chí.
Thực chất hoạt động biên tập khơng chỉ dừng lại ở việc sửa lỗi chính tả
hay ngữ pháp hay câu từ. Hoạt động biên tập rộng hơn rất nhiều và có ý
nghĩa quan trọng trong bất kì một cơ quan báo chí nào. Người ta khơng
chỉ biên tập sau khi có tác phẩm, mà thực chất hoạt động biên tập cịn có
tính tiền đề định hướng trong việc sáng tạo một tác phẩm báo chí. Nói
cách khác, hoạt động biên tập báo chí là xun suốt q trình hoạt động
báo chí. Nội dung cơng tác biên tập báo chí vơ cùng đa dạng và phong
phú và có nhiều khâu. Trong đó biên tập bản thảo – thứ mà hầu hết mọi
người cho rằng nó có ý nghĩa là biên tập – chỉ là một khâu.
Biên tập cũng giống như mọi cơng việc khác trong báo chí, cần phải
được thực hiện theo các bước, các khâu để công việc đạt hiệu quả cao
nhất. Để có thể hiểu rõ hơn hoạt động biên tập, chúng ta cần nắm được
quá trình của nó. Đó là lý do tơi chọn đề tài này. Quá trình biên tập được
tiến hành qua các khâu có trình tự và logic, từng khâu có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau. Tìm hiểu về quá trình biên tập cũng chính là cung cấp cho
bản thân những kiến thức căn bản của hoạt động biên tập. Đây là kiến
thức căn bản để có thể mở rộng và nâng cao hiểu biết về công việc này.
Đây là điều quan trọng căn bản cần biết khi muốn học về biên tập (sau


khi tìm hiểu về khái niệm). Đối với những người muốn trở thành một
biên tập viên và gắn liền với lao động biên tập, việc nắm được các bước


trong quá trình biên tập là bước căn bản tiền đề cho việc rèn luyện bản
thân để có những phẩm chất kỹ năng phù hợp với công việc này.
Đồng thời việc nghiên cứu về quá trình biên tập cũng rèn luyện cho
chúng ta một tư duy logic trong báo chí. Nó giúp ích cho q trình sáng
tạo tác phẩm báo chí và hạn chế những sai sót khi sáng tạo tác phẩm.
Tóm lại, việc tìm hiểu về q trình biên tập báo chí là cần thiết đối với
những người học báo chí nói chung và càng quan trọng hơn với
những người muốn trở thành một biên tập viên. Nó là nền tảng cho sự
tìm hiểu và trau dồi những kiến thức mở rộng và chuyên sâu hơn của
hoạt động biên tập.
II-

Giới hạn lĩnh vực đề tài.
Báo chí có nhiều thể loại khác nhau : truyền hình, phát thanh, báo in, báo
ảnh… Công việc biên tập tùy theo từng thể loại cũng có những đặc thù
riêng biệt.Ví dụ như : trong truyền hình do đặc thù hình ảnh là chính văn,
cơng việc biên tập không chỉ dừng lại ở biên tập kịch bản, mà cịn là biên
tập hình ảnh,ngồi ra cịn có âm thanh tiếng động cũng như lời bình; tất
cả những yếu tố đó kết hợp với nhau để tạo nên một tác phẩm truyền hình
hồn thiện.
Đồng thời mỗi cơ quan báo chí lại có những đối tượng cơng chúng và
những nội dung trọng tâm hướng đến khác nhau, hoạt động biên tập vì
thế mà cũng có những điều chỉnh sao cho phù hợp và có hiệu quả. Đơn
giản như hoạt động biên tập ở một cơ quan báo in, báo mạng sẽ khác với
hoạt động biên tập tại một đài truyền hình; hay thậm chí hoạt động biên
tập tại báo Nhân Dân sẽ khác với hoạt động biên tập tại báo Hoa Học

Trị…
Do vậy, vì lý do thời gian và vốn kiến thức cũng như tài liệu còn hạn chế,
trong bài tập của mình, em chọn phân tích và trình bày về quá trình của
hoạt động biên tập báo in.. Hoạt động biên tập báo in mang nhiều đặc
trưng cơ bản trong q trình biên tập báo chí đồng thời cũng có những
đặc thù cơ bản khác với các thể loại báo chí khác.

B – PHÂN TÍCH


Để đi sâu phân tích về q trình biên tập báo in, em chia thành ba phần :
tìm hiểu các khái niệm; phân tích các khâu trong q trình biên tập báo
in và kết luận chung.
I-

Tìm hiểu các khái niệm.
1- Khái niệm biên tập báo chí:
Có nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về hoạt động biên tập báo
chí. Nếu như hỏi một độc giả hoạt động biên tập là gì, họ sẽ trả lời biên
tập là sửa lỗi các bài viết. Nhưng nếu hỏi một biên tập viên, có thể chúng
ta sẽ nhận được nhiều câu trả lời khác nhau.
Có một số người đã tìm cách định nghĩa biên tập. Theo Sonia Jaffe
Robbins, giảng viên môn biên tập báo chí tại Đại học New York thì:
“biên tập văn bản là một quy trình mà trong đó biên tập viên giúp cho
phóng viên cải thiện việc viết lách, để cho bài vở trở nên rõ ràng và được
trình bày một cách tốt nhất có thể được.”
Làm việc với từ ngữ là nhiệm vụ đầu tiên của một biên tập viên. Công
việc này được gọi là biên tập văn bản (copy editing). Cơng việc chính
của biên tập viên văn bản bao gồm việc sửa lỗi ngữ pháp, bút pháp và
tìm cách làm cho bài vở chính xác hơn. Thật ra, biên tập viên phải làm

nhiều hơn thế nữa: tập trung suy nghĩ và suy nghĩ một cách sáng tạo. Và
công việc biên tập cũng rộng hơn thế.
Biên tập báo chí là một q trình tổ chức lực lượng xã hội xây dựng
nên các tác phẩm báo chí; phân tích, đánh giá, sửa chữa và hoàn
thiện tác phẩm để đưa in (hoặc phát) đáp ứng một nhiệm vụ nhất
định.
2-

Khái niệm báo in và biên tập báo in.

Báo in là thể loại báo chí ra đời sớm nhất trên thế giới và là tiền đề
cho những thể loại báo chí khác ra đời và phát triển. Báo in (báo viết)
là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in ấn
(báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn). Báo in là sản phẩm
định kỳ về thời gian, định kỳ về nội dung.


Do báo in cũng là một thể loại báo chí. Với đặc thù ngơn ngữ là chính
văn, cơng việc biên tập báo in mang những đặc trưng cơ bản nhất của
biên tập báo chí.
3-

Khái quát về biên tập báo in:

Biên tập báo chí xun suốt q trình hoạt động báo chí, đóng vai trị vơ
cùng quan trọng trong q trình xây dựng tác phẩm báo chí. Trong báo
in, biên tập cũng đóng vai trị then chốt tại các tịa soạn.
Nhà báo Mỹ Colin Nickerson, thơng tín viên ở nước ngồi của tờ báo nổi
tiếng The Boston Globe cho rằng : “Tơi đã học được rằng việc viết lách
khó khăn hơn tôi từng nghĩ rất nhiều. Cần phải động não và rất nhiều nỗ

lực. Sự khác nhau giữa bài báo hay với bài báo dở chẳng liên quan gì
đến nội dung của bài báo đó… mà điều tạo ra sự khác biệt thường là do
có bao nhiêu tâm huyết và nỗ lực người phóng viên và kế đến là những
người biên tập của anh, chị ta sẵn sàng đổ vào bài.”
Nội dung cơng tác biên tập báo chí rất phong phú, đa dạng từ khâu đề tài
đến theo dõi ảnh hưởng của báo chí đối với xã hội. Ta có thể khái qt
q trình biên tập báo chí thành năm khâu công tác : Đề tài và kế
hoạch đề tài, tổ chức và bồi dưỡng cộng tác viên, biên tập bản thảo,
theo dõi in và sửa bài, tuyên truyền giới thiệu và phát huy tác dụng
của báo chí. Năm khâu trên tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, đồng bộ,
liên qua chặt chẽ với nhau trong quá trình biên tập báo chí. Biên tập báo
in với đặc thù ngơn ngữ ở dạng chữ viết là chính văn cũng trải qua
năm khâu kể trên. Để tìm hiểu cụ thể hơn về quá trình biên tập báo in,
em xin được phân tích theo năm khâu kể trên.
II-

Phân tích các khâu trong q trình biên tập báo in.
1- Công tác đề tài và kế hoạch đề tài.
1.1Đề tài và yêu cầu đề tài.
- Khái niệm: Đề tài là phạm vi hiện thực của cuộc sống được
phản ánh trong tác phẩm báo chí. Trong báo in, đề tài chính
là phạm vi hiện thực của cuộc sống được nhà báo chọn để
khai thác trong tác phẩm báo in của mình bằng ngơn ngữ là
chủ yếu.


Yêu cầu của đề tài báo in cũng cần đảm bảo các u cầu
của một đề tài báo chí, đó là: đảm bảo tính định hướng,
tính hấp dẫn và tính khả thi.
• Tính định hướng: Đề tài phải phù hợp với tơn chủ, mục

đích, chức năng, nhiệm vụ của tịa soạn. Đồng thời đề tài
phải phản ánh đúng đường lối, quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước và góp phần định hướng dư luận
xã hội và thị hiếu bạn đọc.
• Tính khả thi: Đề tài phải có tác giả có khả năng thực
hiện, có cơ sở vật chất tài chính để thực hiện đề tài.
• Tính hấp dẫn : Bản thân đề tài phải hay và đề tài phải
được bạn đọc quan tâm và đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
1.2Kế hoạch đề tài.
- Kế hoạch đề tài là khâu mở đường, mọi hoạt động của tòa
soạn đều phải căn cứ vào kế hoạch đề tài.
- Kế hoạch đề tài phải có tính linh hoạt, có khả năng đáp
ứng, phục vụ kịp thời những thay đổi và đòi hỏi của thực
tiễn nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Tổ chức và bồi dưỡng cộng tác viên.
2.1- Khái niệm cộng tác viên.
Cộng tác viên là những người cộng tác với tòa soạn để
thực hiện kế hoạch đề tài, biến đề tài thành tác phẩm báo chí
và phát huy tác dụng của báo chí.
Báo in có một đặc điểm là đề tài được thể hiện bằng ngơn
ngữ là chính văn, việc thực hiện tác phẩm báo in cũng vì vậy
mà độc lập và chủ động hơn so với các thể loại báo chí khác.
Nhà báo có thể chủ động đến địa điểm lấy thơng tin, và viết
bài gửi về tịa soạn mà ít phải phụ thuộc vào các yếu tố kỹ
thuật, đồng thời cũng khơng địi hỏi phải thực hiện theo ekip
như truyền hình. Bởi vậy đội ngũ cộng tác viên của báo in sẽ
đông đảo hơn so với các thể loại báo chí khác.
-

2-


2.2- Các loại cộng tác viên.
Có thể nói hoạt động biên tập có bao nhiêu cơng việc thì
có bấy nhiêu loại cộng tác vên. Đó là những tác giả sáng tác,
biên soạn, dịch; những cộng tác viên nhận xét, thẩm định, hiệu


đính; cộng tác viên thiết kế mĩ thuật; những người gợi ý; phát
hiện đề tài, phê bình…
Trong đó, tác giả là những cộng tác viên chủ yếu vì họ là
những người trực tiếp làm ra tác phẩm báo chí, tạo nguồn đầu
vào và có tình quyết định trong hoạt động biên tập.
Trong báo in, không nhất thiết phải là nhà báo; tác giả bài
báo mới trở thành cộng tác viên của một tòa soạn báo in. Đội
ngũ cộng tác viên trong một tòa soạn báo in phong phú hơn rất
nhiều. Một độc giả có thể gửi bài tự thực hiện hoặc sưu tầm,
dịch… về cho tòa soạn để tòa soạn lựa chọn đăng tải; hoặc có
thể đóng góp ý kiến, phê bình nhận xét bài viết của tịa soạn,
gợi ý chủ đề cho tịa soạn..v..v..
2.3- Cơng tác cộng tác viên.
Là việc tổ chức mạng lưới những người cộng tác; biên
tập viên phải phát hiện, bình chọn, vận động và tổ chức thành
một mạng lưới rộng khắp và có lực lượng cộng tác viên nịng
cốt. Lực lượng cộng tác viên ln phát triển và được bổ sung
thêm những nhân tố tích cực.
Có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp đối với từng loại cộng
tác viên để phát huy sở trường của họ. Tổ chức hội nghị cộng
tác viên theo định kì và hội nghị chuyên đề theo yêu cầu của đề
tài.
Tổ chức hội nghị bạn đọc giúp tác giả hiểu thêm từng đối

tượng. Đồng thời xây dựng mối quan hệ tòa soạn với cộng tác
viên.
Với cộng tác viên, biên tập viên làm vai trò trung gian
giữa người làm báo và người viết báo. Vai trò ấy khiến việc sửa
bài cho người bên ngồi đơi khi khó khăn và phức tạp hơn. Đã
có khơng ít các bậc học giả, các chun viên mà tên tuổi đã trở
thành "thương hiệu" khi thấy bài viết của mình bị sửa đơi chút
đã vội phê phán tịa soạn một cách nặng nề rằng: đẻ đứa con ra
không ai muốn con mình bị cắt chân, cắt tay. Thật ra người biên
tập không độc ác như vậy, họ chỉ cắt những mẩu thịt thừa và vài
dị tật của cơ thể ấy mà thôi.
2.4- Căn cứ để lựa chọn cộng tác viên.


Trước hết cộng tác viên phải là những người có đồng
quan điểm với tòa soạn.
Cộng tác viên phải là những người có đủ năng lực tri
thức cần thiết và khả năng thể hiện đề tài.
3-

Biên tập bản thảo.
3.1- Khái niệm bản thảo.
Bản thảo trong báo in là kết quả lao động sáng tạo của tác
giả được gửi đến tòa soạn để biên tập và cho in ấn. Biên tập
bản thảo là quá trình từ lúc tiếp nhận bản thảo của tác giả
đến lúc biên tập hoàn chỉnh trở thành tác phẩm được in ấn
trên mặt báo.
- Trong báo in, hoạt động biên tập bản thảo này dễ bị người ta
hiểu nhầm thành hoạt động biên tập nói chung. Đó cũng là điều
dễ hiểu vì biên tập bản thảo trong báo in có vai trị vơ cùng

quan trọng.
- Với đặc thù ngơn ngữ chữ viết là chính văn, độc giả của báo in
tiếp nhận thông tin chủ yếu thông qua ngôn ngữ ở dạng chữ
viết, bởi vậy việc sử dụng từ ngữ, lỗi chính tả, câu cú ngữ pháp
hay diễn đạt… đều ảnh hưởng đến thông tin mà độc giả tiếp
nhận và chất lượng của tịa soạn.
- Bởi thế cơng việc biên tập trong báo in có vai trị vơ cùng
quan trọng.
3.2- Đánh giá bản thảo.
Đánh giá bản thảo báo in trải qua các bước sau:
B1: Trước hết là đánh giá chủ đề tư tưởng của tác phẩm, cách
nhìn, cách đề cập và giải quyết vấn đề của tác giả.
B2: Xác định tính chân thực, chính xác của tác phẩm báo in.
B3: Đánh giá tác phẩm về mặt ngôn ngữ ở cấp độ từ, câu,
đoạn và cả văn bản.
B4: Đánh giá tác phẩm về mặt logic văn bản, sự tuân tho các
quy luật logic, sự suy luận đúng đắn và cấu trúc hợp lý.
3.3- Xử lý bản thảo.
Căn cứ để xử lý bản thảo báo in đầu tiên là dựa vào những kết
luận rút ra từ việc đánh giá bản thảo và các phương tiện tư
tưởng, nội dung, ngôn ngữ thể hiện và cấu trúc logic.


Căn cứ vào tơn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của tịa soạn và
những điều kiện thực tế của tồn soạn.
- Mức độ xử lý bản thảo : biên tập viên đề xuất các giải quyết
thích hợp, bản thảo được chấp nhận hay không được chấp
nhận.
- Xử lý bản thảo là một cơng việc phức tạp, nó địi hỏi phải
đánh giá chính xác hợp lý và đúng đắn.

3.4- Sửa chữa bản thảo.
Bản thảo của tác giả do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách
quan thường để lại nhiều lỗi trong nội dung và hình thức trình
bày.
Biên tập viên chỉ bắt đầu sửa chữa bản thảo khi đã nắm được
toàn bộ tác phẩm và chỉ sửa chữa khi đã khẳng định được sự
cần thiết của nó. Do đó biên tập viên phải có những phát hiện
chính xác, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sửa theo ngun tắc
“sửa càng ít càng tốt và khơng sửa thì tốt hơn”.
Sửa bài nhưng khơng được sửa ý, đó là nguyên tắc mà người
biên tập nào cũng thuộc nằm lịng. Chính sự tơn trọng ý tưởng
của người viết khiến báo chí phản ánh được những góc nhìn
khác nhau về một vấn đề được xã hội quan tâm, mới khơng bị
rập khn như cách hiểu máy móc báo chí là một cơng cụ.
Sửa chữa bản thảo có nhiều mức độ, từ đơn giản đến phức tạp
và trên thực tế khơng có ranh giới rõ ràng giữa các mức độ sửa
chữa.
Sửa chữa bản thảo báo in là khâu trung tâm trong hoạt động
biên tập bản thảo báo in.
Sáng tạo một tác phẩm báo in cũng giống như sáng tạo một tác
phẩm văn học vậy, chỉ khác rằng nguyên liệu của tác phẩm ấy
phải xuất phát hoàn toàn từ thực tế cuộc sống mà khơng hư cấu.
Chính vì vậy mà nhà báo với những tác phẩm báo in của mình
cũng có những thứ rất “cá nhân” như văn phong, lối diễn đạt cá
nhân, “bút pháp”… Người biên tập phải hiểu rõ được điều đó,
và sự sửa chữa trong q trình biên tập bản thảo báo in cần phải
đáp ứng được việc loại bỏ các lỗi nhưng vẫn giữ nguyên được
ý đồ của nhà báo và những dấu ấn cá nhân trong bài báo đó.
3.5- Biên tập mỹ thuật, kỹ thuật.
-



4-

Tác phẩm báo in có nội dung tốt cũng cần phải có cách trình
bày phù hợp. Việc lựa chọn cho mơt tác phẩm báo chí cách
trình bày cũng giống như ta chọn trang phục, bài báo hay với
cách trình bày tốt sẽ có giá trị tăng lên nhiều lần; đồng thời cách
trình bày cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự
tiếp thu từ độc giả. Biên tập viên phải quán triệt nguyên lý cơ
bản của công việc trình bày báo chí.
- Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hình thức và nội dung qua
việc dàn trang, dáng chữ, mảng màu, hình minh họa…
- Hỗ trợ cho người đọc tiếp thu dễ dàng và sâu sắc hơn nội
dung tác phẩm : khổ giấy, chữ in (kiểu và cỡ), các chỉ dẫn…
- Sự kết hợp hài hịa giữa trình bày mỹ thuật và kỹ thuật, lựa
chọn phương án minh họa phù hợp với phương pháp in,
chất liệu in…
- Trình bày minh họa phải phù hợp với từng thể loại tác phẩm
và nội dung tác phẩm.
Theo dõi in và sửa bài.
4.1- Theo dõi in.
Hoạt động biên tập không trực tiếp tham gia vào công việc in
báo, nhưng biên tập cần theo dõi tiến độ in và kỹ thuật in để
đảm bảo tính chính xác của sản phẩm báo in.
- Tiến độ in : In theo đúng kế hoạch; báo in chậm sẽ mất giá
trị; sau in là những khâu phát hành báo in đúng thời điểm và
đúng địa chỉ.
- Kỹ thuật in: In đúng bản thảo mẫu với những yêu cầu
nghiêm ngặt về mặt hình thức.

4.2- Sửa bài.
Cơng việc sửa bài là đính sửa chữa lại những lỗi sai trong quá
trình đánh máy hoặc in (so với bản thảo mẫu).
Việc sửa bài góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm báo
in. Việc để lại các lỗi sai có thể gây ra hiểu sai và mất lòng tin
của bạn đọc vào sản phẩm báo in đó.


Sửa bài theo nguyên tắc ngắn gọn, nhất quá lệch sửa. Dấu sửa
bài có tác dụng làm đơn giản các chỉ dẫn sửa và nhanh chóng
tìm ra lỗi để sửa.

Tun truyền giới thiệu và phát huy tác dụng báo chí.
- Ý nghĩa : Làm cho bạn đọc biết đến sản phẩm báo chí nói
chung và sản phẩm báo in nói riêng; cổ động người đọc,
hướng dẫn bạn đọc đọc và làm theo.
- Yêu cầu : Người tuyên truyền phải nắm vững nội dung và
phù hợp với đối tượng; phải đúng lúc đúng chỗ và linh hoạt,
sáng tạo, hấp dẫn.
- Hình thức: Phong phú đa dạng trên mặt báo với nhiều hình
thức khác nhau.
Kết luận chung.
5-

III-

Cơng việc biên tập báo in là một q trình với những khâu xâu chuỗi có
mối liên quan chặt chẽ với nhau. Vai trò của biên tập ngày càng quan
trọng cùng với quá trình phát triển của truyền thơng báo chí nói chung và
báo in nói riêng. Đã từ lâu, nhiệm vụ của biên tập viên báo in chủ yếu là

sửa sai, gạn lọc và trau chuốt câu cú làm cho bài viết giản dị, dễ hiểu. Để
làm cơng việc vừa nói một cách hồn mỹ, người biên tập cần tra cứu, đối
chiếu tài liệu và hội ý với người viết. Bài viết sau khi được sửa sẽ trở nên
trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn. Nhưng chừng ấy vẫn chưa đủ,
người biên tập cịn phải sống trong dịng thời sự chủ lưu, có trí phán
đốn, sự un bác trong nhiều lĩnh vực, óc biện luận và phản biện, trí
tưởng tượng, đức tính thận trọng và khiêm tốn, đồng thời cũng phải biết
hoài nghi.
Các cơ quan báo chí uy tín có một điểm chung: tất cả đều sử dụng những
biên tập viên giỏi, báo in cũng không ngoại lệ. Tay nghề cao của tập thể
biên tập viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức
mạnh cho một cơ quan truyền thơng. Tuy nhiên, cơng chúng lại khơng
biết tới họ vì họ không được ký tên trên các bài báo như phóng viên.


Trong cuốn "Con mắt biên tập" (The Editorial eye) của hai tác giả
Jane T. Harrigan và Karen Brown Dunlap có nhắc đến khái niệm huấn
luyện viên viết báo (Writing-coach) có thể cho chúng ta hình dung biên
tập viên làm việc như một huấn luyện viên trong thể thao. Họ không dạy
dỗ mà cùng làm việc và chia sẻ thông tin với phóng viên, biết phát huy
thế mạnh của từng người trong đội ngũ và tôn trọng phong cách của các
cây viết. Tức là q trình biên tập báo chí cũng giống như quá trinhg rèn
luyện những cầu thủ, vận động viên để hình thành một đội tuyển trong
thể thao. Quá trình này cần phải có sự kết nối và bao gồm nhiều yếu tố
quan trọng chủ quan và khách quan.
Tóm lại, hoạt động biên tập báo in cũng mang những đặc trưng của
biên tập báo chí nói chung với năm khâu cơ bản. Năm khâu này cần
có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Với đặc thù ngôn ngữ ở dạng chữ
viết là chính văn, hoạt động biên tập bản thảo báo in có vai trị rất
quan trọng. Tuy nhiên khơng vì thế mà chúng ta có thể xem nhẹ các

khâu khác trong quá trình này. Với tầm quan trọng của nó, hoạt động
biên tập báo in ln đóng vai trị then chốt trong các tồn soạn.
Để có thể cụ thể hóa q trình biên tập báo in tại tịa soạn báo in, em
sẽ liên hệ phân tích hoạt động của quá trình biên tập tại một cơ quan
báo in.
C – LIÊN HỆ
Trong phần liên hệ thực tế về quá trình biên tập báo in của mình, em chọn
phân tích cụ thể tờ Sức khỏe và Đời sống. Quá trình phân tích này dựa trên sự
nghiên cứu tìm hiểu và theo dõi tờ báo của cá nhân trong thời gian qua, cùng với
sự tư vấn của các anh chị nhà báo đi trước.
I-

Khái quát về tờ báo.
1- Giới thiệu chung.
- Sức khỏe và Đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế,
cung cấp các thông tin liên quan đến sức khỏe là chủ yếu để
phục vụ độc giả cả nước với phương châm vì sự nghiệp bảo
vệ sức khỏe toàn dân.
- Tư vấn và giải đap các thắc mắc của bạn đọc về lĩnh vực Y
tế, sức khỏe.


Ngồi ra tờ báo cịn cung cấp các thơng tin về các lĩnh vực
khác của cuộc sống nhưng với dung lượng thông tin nhỏ
hơn.
2- Các chuyên trang.
- Giống như các tờ báo in khác, Sức khỏe và Đời sống có
nhiều chuyên trang khác nhau để phân loại bài viết – dễ
dàng cho sự tiếp thu của độc giả; đồng thời làm phong phú
đa dạng nội dung phản ánh của tờ báo.

- Các chuyên trang của tờ báo – dựa vào đặc thù thông tin –
chủ yếu liên quan đến sức khỏe Y tế :
• Y học thường thức
• Bác sĩ gia đình
• Y tế địa phương
• Các chương trình mục tiêu quốc gia
• Thơng tin Y dược
• Thuốc và sức khỏe

- Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu thơng tin của độc giả, tờ báo
cũng có những chuyên trang khác cung cấp những thơng tin
đáng chú ý:
• Thời sự
• Xã hội – Bạn đọc
• Văn hóa – Văn nghệ
• Đời sống & Pháp luật
• Quốc tế

Q trình biên tâp.
1- Cơng tác đề tài và kế hoạch đề tài.
1.1Đề tài và yêu cầu đề tài.
- Đối với các chuyên trang về lĩnh vực Y tế - sức khỏe, đề tài
cần nằm trong khoanh vùng phạm vi của các chuyên trang
này nói chung và từng chuyên trang cụ thể nói riêng.
VD: Chuyên trang Bác sĩ gia đình cung cấp những thơng tin
gần gũi và cần thiết đối với sứckhỏe hằng ngày của mỗi gia
đình. Đó có thể là những cách chăm sóc sức khỏe, lựa chọn
thực phẩm, những căn bệnh thông thường hay mắc phải
trong gia đình…v…v…
-


II-


Đối với những chuyên trang thuộc các linh vực khác. Đề tài
phong phú hơn nhưng cần có sự lựa chọn phù hợp. Chỉ lựa
chọn những để tài được quan tâm nhất hoặc nằm trong khả
năng của tòa soạn để phản ánh, không thể đi sâu như những
chuyên trang về Y tế.
1.2Kế hoạch đề tài.
- Kế hoạch đề tài của tờ Sức khỏe và Đời sống – với đặc thù
thông tin chuyên đề của tòa soạn – được lựa chọn và xây
dựng bởi ban biên tập hằng ngày và giao cho các phóng
viên, cộng tác viên thực hiện. Trong kế hoạch này, đề tài có
thể được xác định cụ thể để giao bài hoặc do các nhà báo đề
xuất và được đồng ý thực hiện.
- Đây là khâu mở đường bởi vậy kế hoạch phải được xây
dựng một cách kỹ lưỡng và được lựa chọn chắt lọc tỉ mỉ.
Đồng thời cũng phải đáp ứng nhanh chóng và thời sự để
phù hơph với yêu cầu của một tờ nhật báo.
VD : Trong chuyên mục Y học thường thức, kế hoạch đề tài
có thể nêu cụ thể số ra ngày hơm đó muốn có một bài viết
về sức khỏe của nam giới, sau đó giao cho nhà báo tìm hiểu
thơng tin để viết bài.
- Trong q trình lên kế hoạch, có thể có những đề tài nêu ra
trong kế hoạch không thực hiện được, vì vậy kế hoạch đề tài
cũng cần có tính linh hoạt sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
VD : Vẫn từ ví dụ nói trên, nếu như đề tài sức khỏe nam
giới khơng thực hiện được vì nhiều lý do, biên tập viên hồn
tồn có thể thay đổi đề tài đó bằng một đề tài khác phù hợp

hơn. Miễn là đảm bảo tính hấp dẫn, khả thi, đồng thời có
tính định hướng.
Tổ chức, bồi dưỡng cộng tác viên.
2.1- u cầu cộng tác viên.
Cộng tác viên của tòa soạn là những người thực hiện kế hoạch đề tài
và biến đề tài thành tác phẩm báo chí. Giống như các tịa soạn báo
khác, Sức khỏe và Đời sống cũng có đội ngũ cơng tác viên của mình
để thực hiện kế hoạch đề tài. Nhưng với đặc thù là một tờ báo chuyên
đề, đội ngũ cộng tác viên của tờ báo này cần đảm bảo nhiều yêu cầu
hơn.
-

2-


3-

Nắm được tơn chỉ mục đích của tờ báo, tức là nắm được
Sức khỏe và Đời sống là cơ quan ngơn luận chính thống của Bộ Y tế,
cung cấp các thông tin về sức khỏe và Y tế liên quan mật thiết đến đời
sống.
Ngoài những kỹ năng nghiệp vụ của một nhà báo, cộng
tác viên của tờ báo cũng cần có những kiến thức nhất định về Y tế và
sức khỏe để đảm bảo khả năng thực hiện đề tài.
Ngoài ra, tờ báo cũng có những đối tượng cộng tác viên ở
các chuyên trang không thuộc lĩnh vực Y tế, đội ngũ cộng tác viên này
tìm hiểu, viết bài ở các lĩnh vực khác của cuộc sống.
Độc giả cũng chính là một đối tượng cộng tác viên của
tòa soạn. Tờ Sức khỏe & Đời sống có một chuyên trang với tên gọi Xã
hội – Bạn đọc dành cho những bài viết của bạn đọc gửi đến tòa soạn,

hay ở những chuyên trang chuyên đề Ý tế, có mục Bạn hỏi – Chúng
tôi trả lời đăng tải những bài viết giải đáp các thắc mắc của độc giả.
2.2- Công tác cộng tác viên.
Việc tổ chức mạng lưới những người cộng tác; biên tập viên phải phát
hiện, bình chọn, vận động và tổ chức thành một mạng lưới rộng khắp
và có lực lượng cộng tác viên nòng cốt. Lực lượng cộng tác viên luôn
phát triển và được bổ sung thêm những nhân tố tích cực. Đồng thời có
kế hoạch bồi dưỡng phù hợp đối với từng loại cộng tác viên để phát
huy sở trường của họ. Tổ chức hội nghị cộng tác viên theo định kì và
hội nghị chuyên đề theo yêu cầu của đề tài.
Công tác cộng tác viên của tờ Sức khỏe & Đời sống được thực hiện để
bổ sung lực lượng CTV thực hiện kế hoạch đề tài, cung cấp lượng bài
viết cho tờ báo. Do đặc thù chuyên đề, tịa soạn cần có số lượng cộng
tác viên thường xuyên là các nhà báo làm việc để thể hiện các đề tài
liên quan đến Y tế và sức khỏe. Tuy nhiên công tác cộng tác viên khác
cũng được quan tâm chú ý và phát triển.
Biên tập bản thảo.
Là một cơ quan Báo in, việc biên tập bản thảo cũng là công đoạn quan
trọng tất yếu của công việc biên tập của báo Sức khỏe & Đời sống.
Quy trình biên tập bản thảo cũng được thực hiện theo các bước giống
như ở các tòa soạn báo in khác.
3.1- Đánh giá bản thảo.


Trước hết là đánh giá chủ đề tư tưởng của tác phẩm, cách nhìn,
cách đề cập và giải quyết vấn đề của tác giả. Chủ đề tư tưởng có phù
hợp với tịa soạn hay khơng, phù hợp với chun trang nào…
Xác định tính chân thực, chính xác của tác phẩm báo in.
Đánh giá tác phẩm về mặt ngôn ngữ ở cấp độ từ, câu, đoạn và
cả văn bản.

Đánh giá tác phẩm về mặt logic văn bản, sự tuân tho các quy
luật logic, sự suy luận đúng đắn và cấu trúc hợp lý.
3.2- Xử lý bản thảo.
Căn cứ vào tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của tịa soạn và những
điều kiện thực tế của tồn soạn. Tịa soạn báo Sức khỏe và Đời sống là
tờ báo có tính chun đề chun môn cao, bởi vậy đội ngũ biên tập
cần phải đặc biệt chú ý đến điều này khi xử lý các bản thảo gửi về cho
tòa soạn.
Mức độ xử lý bản thảo : biên tập viên đề xuất các giải quyết
thích hợp, bản thảo được chấp nhận hay không được chấp nhận.

4-

3.3- Sửa chữa bản thảo.
Giống như ở một tòa soạn báo in, việc sửa chữa bản thảo cần
tuân thủ các u cầu như sửa càng ít càng tốt, và khơng làm thay đổi ý
nghĩa hay chủ ý của tác giả.
Là một tờ báo có chuyên viết về lĩnh vực Y tế, sức khỏe; sẽ có
nhiều từ ngữ chuyên ngành được sử dụng và đội ngũ nhà báo hay
cộng tác viên nếu khơng có kiến thức chun mơn cao cũng dễ dàng
bị nhầm lẫn trong từ ngữ; công việc sửa chữa bản thảo vì thế cũng có
phẩn phức tạp hơn so với các tờ báo có tính chun mơn thấp hơn.
3.4- Biên tập mỹ thuật, kỹ thuật.
Mặc dù là một tờ báo chính thống với tính chun mơn cao
nhưng khơng vì thế mà việc biên tập mỹ thuật hay kỹ thuật có thể xem
nhẹ.
Những thơng tin về sức khỏe hay Y tế cứng nhắc hơn so với các
thông tin bài viết về văn hóa văn nghệ hay giải trí, vì vậy việc trình
bày có ý nghĩa quan trọng trong việc khiến độc giả tiếp thu thông tin
một cách dễ dàng và bài viết hấp dẫn người đọc hơn; không bị nhàm

chán.
Theo dõi in và sửa bài.


5-

III-

Cũng giống như các tòa soạn khác, ở báo Sức khỏe & Đời sống, đội
ngũ biên tập không trực tiếp tham gia vào quá trình in ấn, nhưng vẫn
cần theo dõi sát sao quá trình này để tránh những lỗi in ảnh hưởng đến
chất lượng bài viết nói riêng và uy tín của tịa soạn nói chung.
Tun truyền giới thiệu và phát huy tác dụng báo chí
- Đối với một tờ báo chuyên đề, là cơ quan ngôn luận của Bộ
Y tế như tờ báo này, các bài viết không chỉ dừng lại ở việc
cung cấp thơng tin mà cịn mang những định hướng của
Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Y tế nói chung – thể hiện
rõ ràng nhất trong các bài viết của mục Các chương trình
mục tiêu Quốc gia – bởi vậy việc tuyên truyền giáo dục và
phát huy tác dụng của báo chí có vai trị quan trọng hơn.
- Đội ngũ biên tập nắm được vấn đề này và có những phương
pháp phù hợp để bài viết cũng như tư tưởng của tòa soạn
đến gần hơn với cơng chúng và được cơng chúng đón nhận.

Nhận xét chung.
1- Ưu điểm.
- Sức khỏe & Đời sống nhìn chung đáp ứng được yêu cầu của
mình – là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế - với các bài viết
có nội dung phù hợp, có tính định hướng và giải đáp thắc
mắc cao.

- Bài viết có nội dung phong phú đa dạng, đáp ứng được yêu
cầu của độc giả và được độc giả đón nhận. Chất lượng bài
viết tương đối tốt.
- Các chuyên trang được sắp xếp và khai thác đề tài phù hợp,
dễ hiểu. Hệ thống chuyên trang có logic và chuyển tải được
mục đích tơn chỉ của tịa soạn.
- Trình bày tương đối hấp dẫn.
2- Hạn chế.
- Có mở rộng các chun mục khác khơng thuộc lĩnh vực Y
tế sức khỏe nhưng thơng tin cịn chưa được khai thác sâu
đồng thời cũng chưa được lựa chọn phù hợp.
- Vẫn cịn các lỗi chính tả với mật độ khơng nhiều.
- Chưa đa dạng về thể loại và tính thời sự chưa cao so với các
tờ báo khác.


-

Công tác tuyên truyền chưa thực sự tốt nên khối lượng độc
giả cịn ít.

Trên đây là liên hệ q trình biên tập tại tòa soạn báo Sức khỏe & Đời
sống thơng qua việc theo dõi tìm hiểu của cá nhân. Đồng thời từ đó rút ra
những ưu điểm và thiếu xót chung nhất của q trình biên tập tại tờ báo
này. Nhìn chung đội ngũ biên tập của tịa soạn đã đáp ứng được yêu cầu
của công việc biên tập tại một tịa soạn báo trực thuộc Bộ có tính chuyên
đề cao với cách khai thác đề tài cũng như bài viết phù hợp. Tuy nhiên
giống như hầu hết các tờ báo chuyên đề khác, các chuyên mục mở rộng
của báo Sức khỏe & Đời sống có chất lượng chưa cao, cịn cứng nhắc
trong cách trình bày thể hiện đồng thời cũng chưa phát huy tối đa được

tính tuyên truyền của báo chí qua việc chưa có nhiều độc giả biết đến và
đón đọc thường xuyên.

PHẦN II – THỰC HÀNH :
Đề bài : Biên tập bài “ Hiện tượng xuống cấp về chất xám ở miền núi” của
Nguyễn Tất Hán.
1. Nội dung chủ yếu của tác phẩm:
Những sai sót trong việc lãng phí chất xám ở khu vực miền núi của nước ta:
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.
2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm:
Lên án hiện tượng xuống cấp về chất xám ở miền núi.
3. Sửa chữa bản thảo
4. Nhận xét tổng hợp:
- Đánh giá chủ đề tư tưởng: đây là một đề tài mang tính thời sự, rất phù hợp
để phản ánh những tiêu cực không đáng có ở vùng miền núi – nơi có đơng dân sinh


sống, được đầu tư khá nhiều về việc học tập nhưng vẫn chưa được phát triển toàn
diện bởi sự phân bố trí thức chưa hợp lý.
- Ưu điểm:
+ nội dung hay, nhiều thông tin được đưa ra với lập luận chặt chẽ.
-

Khuyết điểm:
+ còn nhiều lỗi sai câu cú, cách dùng từ, dấu chấm câu.

-

Kết luận: bài báo có thể được đăng.




×