Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Tiểu luận cao học chuyên đề báo chí phát thanh hiện đại và các xu hướng của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.26 KB, 60 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Ngành phát thanh đã có hơn 100 tuổi. Lịch sử phát thanh cho thấy nó
đã trải qua một thời hồng kim khá dài.
Phát thanh Việt Nam từng một thời là phương tiện truyền thông quan
trọng số một, là cơ quan phát ngôn đối ngoại chính thức của Đảng và Nhà
nước. Nhưng giờ đây trước thách thức gay gắt của truyền hình và Internet,
phát thanh “truyền thống” đang đối mặt với công cuộc cạnh tranh gay gắt và
đứng trước một bước ngoặt mới: Phải thay đổi để tồn tại.
. Những tiến bộ vượt bậc về công nghệ của thời đại đã làm cho hoạt
động báo chí và truyền thơng có thêm nhiều lợi thế rất lớn trong việc đáp ứng
những nhu cầu phức tạp và đa dạng của công chúng, không chỉ đơn thuần là
cung cấp thơng tin, các loại hình giải trí mà đòi hỏi sự trực quan và tương tác
cao. Nhờ cơng nghệ họ có thể có được những sản phẩm sáng tạo thỏa mãn xã
hội ở những khu vực khác nhau nhất một cách nhanh chóng, kịp thời và thuận
tiện nhất..
Như vậy, sự phát triển công nghệ đem lại cơ hội chưa từng có để giúp
mở rộng khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Bản thân những người hoạt động
báo chí, truyền thơng thời đa phương tiện là người có những kỹ năng tổng
hợp trên cơ sở việc ứng dụng sáng tạo các thành tựu công nghệ thông tin.
Điều này có nghĩa là con đường tồn tại và phát triển của phát thanh không
tách rời quỹ đạo của xu hướng tích hợp cơng nghệ hiện nay, đó là phải đa
dạng hóa phương thức truyền dẫn và đa dạng hóa nội dung cho phù hợp
với loại hình. Đó có thể coi là xu thế chung của phát thanh hiện đại.
Trong bài tiểu luận nhỏ của mình, tơi muốn nghiên cứu về một số đặc
điểm của phát thanh hiện đại nói chung và một số những xu thế nổi bật của nó
trong nỗ lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Để biết rằng phát thanh đã cố
gắng như như thế nào, nhạy bén với thời cuộc như thế nào và để thêm yêu
1



hơn nữa phát thanh- chuyên nghành mình đang theo học và rất mong muốn
được làm việc vì sự phát triển của nó.
Do điều kiện thời gian cũng như hạn chế của bản thân, chắc chắn tiểu
luận sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo cô
giáo để bài nghiên cứu nhỏ này được hồn thiện hơn.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là một đề tài khá rộng và mặt khác thì những xu hướng của báo
phát thanh cũng đang dần hình thành và chúng ta cũng chưa thể kết luận được
rằng trong xu thế phát triển của báo chí nói riêng và truyền thơng nói chung,
báo phát thanh sẽ cịn chuyển mình theo những xu hướng nào nữa. Vì thế,
chúng ta mới chỉ biết và nhận ra sự thay đổi ở một số xu hướng chứ thật sự
cũng chưa có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu về tất cả các xu
hướng của phát thanh hiện đại.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể thấy những cơng trình nghiên cứu
ở mức độ dài ngắn khác nhau về một số xu hướng nổi bật như phát thanh trực
tiếp hay phát thanh số,…Cụ thể, là trong cuồn báo phát thanh của tác giả….có
một chương nghiên cứu về phương thức phát thanh trực tiếp với những vấn đề
nổi bật nhất như định nghĩa, đặc điểm, tình hình phát triển, …của nó; hay như
bài nghiên cứu của Vũ Phúc Yên, nghiên cứ về công nghệ truyền dẫn phát
thanh số và lộ trình triển khai tại Vệt Nam, hay bài nghiên cứu của Tiến sỹ
Đức Dũng cũng nghiên cứ về phương thức Phát thanh trực tiếp đăng trên
trang Sóng trẻ của Khoa phat thanh truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền,…cũng rất nhiều những bài viết ở dộ dài ngắn khác nhau khai thác về
những thay đổi của báo phát thanh trong xu hướng hiện đại hóa khác nữa.
Tham khảo những cơng trình nghiên cứ trên cũng với kiến thức và nhận
định riêng của mình trong bài tiểu luận nhỏ của mình, tơi xin được đưa ra
những nét nổ bật nhất về một số những xu hướng của phát thanh hiện đại
đang dần phổ biến hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2



Tiểu luận nhằm nghiên cứu đặc điểm và các yếu tố của báo phát thanh
hiện đại nhằm đi tới những kiến thức cụ thể về các xu hướng của phát thanh
hiện đại trong xu hướng phát triển của xã hội nói chung và báo chí truyền
thơng nói riêng trên thế giới mà đặc biệt là đi sâu vào những biểu hiện cụ thể
tại Việt Nam. Đó là xu hướng phát thanh trực tiếp, xu hướng phát thanh số, xu
hướng phát thanh internet,…Từ đó, chỉ ra những phương hướng cũng như gải
pháp nhằm giúp phát thanh đi đúng chiều hướng tồn tại và phát triển của nó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng được nghiên cứu
Tiểu luận có đối tượng nghiên cứu chính là Phát thanh hiện đại và các
xu hướng của nó.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian : không giới hạn
Về không gian : tiến hành nghiên cứu trên sách các phương tiện truyền
thông đại chúng: sách, báo, tạp chí , internet
5.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiên dựa trên cơ sở lí luận và phương pháp luận của tu
tưởng Hồ Chí Minh và hệ thơng quan điểm của đảng và hệ thông pháp luật
của nhà nước việt nam về báo chí
Sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của chủ nghĩa MácLenin như duy vật biện chứng,phương pháp lịch sử,phương pháp thống kê, so
sánh,hệ thống, phân tích và tổng hợp số liệu để rút ra kết luận về những vấn
đề cần xem xét.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa về mặt lí luận: Hệ thống hóa các kiến thức về phát thanh và
phát thanh hiện đại, các khái niệm đặc điểm nổi bật của các xu hướng báo
phát thanh hiện đại. Từ đó, góp phần bổ sung và tống hợp kiền thức trong vấn
đề này.


3


- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Tiểu luận trình bày những biều hiện ,
những thay đổi trên thực tế của phát thanh trong xu thế hiện đại của nó. Từ đó
có thể góp phần nhận thức được những ưu nhược điểm trong quá trình này và
tìm ra những phương pháp để thực hiện một cách đồng bộ nhằm nâng cao,
phát huy ưu thế của phát thanh hiện đại.
7. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Trong phần nội dung của tiểu luận được chia làm 3 chương nhỏ:
Chương 1: các vấn đề chung về phát thanh hiện đại
Chương 2: các xu hướng của phát thanh hiện đại
Chương 3: các giải pháp nhằm phát triển phát thanh hiện đại
Tất cả các phần trên nhằm làm rõ cho chủ đề bài nghiên cứu : “ Các xu
hướng phát thanh hiện đại”.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC VẦN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
1. Khái niệm báo phát thanh
“Phát thanh là một loại hình truyền thơng đại chúng trong đó nội
dung thông tin được truyền tải qua âm thanh”. Âm thanh bao gồm ba yếu
tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động”.
Phát thanh có 2 loại hình: phát thanh qua sóng điện từ; phát thanh
truyền qua hệ thống dây dẫn. Đến thế kỷ XX, vệ tinh xuất hiện đã tạo ra một
cuộc cách mạng lớn trong thơng tin đại chúng, tín hiệu phát thanh và truyền
hình được trưyền đi khắp thế giới một cách rộng khắp và mau lẹ. Con người

có thể ngồi trong nhà mình tiếp nhận thơng tin về các sự kiện thuộc đủ các
lĩnh vực và mọi nơi trên trái đất một cách trực tiếp.
Hệ thống phát thanh ở nước ta bao gồm 01 Đài phát thanh quốc gia và
63 Đài phát thanh, truyền hình địa phương (mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có 01 đài PTTH, Đài PTTH tỉnh có chung bộ máy tổ chức nhân sự
và cơ sở vật chất. Riêng TP. Hồ Chí Minh đài phát thanh và đài truyền hình
hoạt động độc lập với nhau). Trên cả nước hiện có hơn 600 đài truyền thanh,
truyền hình cấp huyện, với cơ cấu chung mỗi huyện có một đài phát thanh
hoặc truyền thanh, truyền hình và hiện có khoảng hơn 8.000 đài truyền thanh
hoặc cụm truyền thanh cấp xã.
Về số lượng kênh chương trình phát thanh cả nước có 68 kênh phát
thanh, trong đó Đài tiếng nói Việt Nam có 05 kênh và 63 kênh phát thanh của
các địa phương.
Tồn bộ hệ thống phát sóng của Đài tiếng nói Việt Nam và các đài địa
phương đều đang sử dụng công nghệ tương tự..
2. Đặc điểm của phát thanh
Chúng ta đã biết phát thanh là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử. Do ra
đời trước truyền hình nên phát thanh đã từng được coi là loại hình truyền
5


thơng hiệu quả nhất. Sự sinh động của lời nói, âm nhạc, tiếng động truyền qua
làn sóng radio đã từng được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.
Những bước tiến trong các lĩnh vực khác - đặc biệt là những tiến bộ về
công nghệ thông tin đã trở thành điều kiện cho phát thanh phát triển mạnh mẽ.
Trong quá trình phát triển ấy, báo phát thanh vừa duy trì, phát huy những ưu
thế vốn có, đồng thời lại phải luôn tự điều chỉnh để hạn chế những nhược
điểm nhằm thích ứng với bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện
đại.
2.1. Ưu điểm

Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi
Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là cơng chúng đã có thể hưởng thụ
các chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Nếu đọc báo in, bạn
cần phải có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có một
chiếc tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả
các phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ trong một điều kiện
không gian tương đối ổn định thì mới có thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin.
Nhưng phát thanh đơn giản hơn thế rất nhiều. Chỉ với một chiếc radio nhỏ
nhẹ, rẻ tiền và nguồn năng lượng cũng rất rẻ, bạn có thể vừa nghe chương
trình phát thanh vừa làm mọi cơng việc , kể cả lái xe ô tô hay đi bộ tập thể
dục trong cơng viên…
Nếu xét ở phương diện phủ sóng rộng thì phát thanh ln vững vàng ở
vị trí số một so với tất cả các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình, báo
mạng điện tử. Chính vì đặc điểm đơn giản về kỹ thuật, rẻ tiền về phương tiện
mà ở Việt Nam, từ miền núi đến hải đảo xa xơi hay nơng thơn đều có sự hiện
hữu của chiếc radio.
Khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy
Như đã nêu ở trên, ưu thế nổi bật đầu tiên của phát thanh là kỹ thuật
đơn giản tiện lợi. Thế nhưng, ưu thế đặc thù khiến cho phát thanh hiện đại

6


cạnh tranh được với các loại hình báo chí truyền thông khác là sự nhanh nhạy
trong thông tin.
Thông tin nhanh là một yêu cầu sống còn đối với một đài phát thanh
hiện đại. So với các loại hình báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt
trội của phát thanh trước hết là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những
thơng tin mới nhất, nóng hổi nhất, những thơng tin vừa mới xảy ra, đang xảy
ra, hoặc sẽ xảy ra mà chưa có ai biết. Về ưu thế này, hiện nay chỉ có báo mạng

điện tử mới có thể cạnh tranh được với báo phát thanh mà thôi. Tuy nhiên, do
đặc điểm của báo mạng là phụ thuộc vào đường truyền và phương tiện cồng
kềnh, kỹ thuật phức tạp nên sự tiện lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế do
luôn đồng hành cùng với mỗi cá nhân trong mọi địa hình, mọi hồn cảnh.
Theo PGS, TS. Đức Dũng thì “trong cuộc cạnh tranh giữa các phương
tiện thơng tin đại chúng hiện nay, ai nắm vững thông tin mới nhất và truyền
tải thông tin một cách nhanh nhất thì người đó sẽ chiến thắng”. Riêng với báo
phát thanh, xét về khía cạnh nội dung thơng tin và hình thức giao tiếp với
thính giả, việc đưa thơng tin nhanh sẽ làm tăng tính trực tiếp, rút ngắn thời
điểm sự kiện xảy ra với thời điểm công chúng tiếp nhận sự kiện. Hiện nay,
cũng giống như nhiều Đài phát thanh trên thế giới. ở Hệ Thời sự - Chính trị
tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam, cứ sau mỗi giờ đồng hồ lại có một bản
tin 5 phút để cập nhật những thông tin mới nhất, phản ánh kịp thời về những
sự kiện nóng hổi nhất.
Gần gũi cơng chúng, hiệu quả tác động cao
Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá
cao là những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác
động nhanh, hiệu quả đến cơng chúng. Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo
phát thanh chính là ở là sự thân mật, gần gũi với công chúng thính giả.
Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra sức sống cho làn sóng phát thanh,
những người làm báo phát thanh hiện đại không chỉ quan tâm đến việc đem
lại cho cơng chúng những thơng tin nóng hổi, bổ ích, gần gũi với cuộc sống
7


thường nhật của người nghe mà còn là ở cách thể hiện những thơng tin đó một
cách thân tình, gần gũi “như nói với một người bạn”. Người làm báo phát
thanh ngày này rất quan tâm đến những thói quen và sở thích của từng nhóm
cơng chúng nghe đài, khơng ngừng cải tiến về hình thức để các chương trình
phát thanh ngày càng gần gũi hơn với thính giả, phù hợp với từng đối tượng

nghe đài, đáp ứng thị hiếu ở từng độ tuổi...
Diện phủ sóng rộng nhất
Khác với sóng phát thanh, sóng truyền hình là sóng phát thẳng, phải đi
“thẳng” từ trạm phát đến thiết bị thu thì mới “nét” được. Đây là một trong
những nguyên nhân quan trọng khiến truyền hình khó có thể gọn nhẹ, tiết
kiệm và có diện phủ sóng cao như phát thanh. Theo tài liệu của Liên minh
Viễn thông Quốc tế (ITU), diện phủ sóng của phát thanh lên tới hơn 95% từng
khu vực dân số.

Máy thu thanh có tính cơ động cao, sóng phát thanh dễ bắt (ảnh: adventist)

Vẫn theo ITU, nếu tính đến yếu tố vệ tinh thì trên thực tế tồn thế giới
được bao phủ bởi sóng phát thanh, Ví dụ, hệ thống WorldSpace bao phủ hầu
khắp toàn cầu (trừ Bắc Mỹ và Australia) cung cấp dịch vụ phát thanh thông
qua 3 vệ tinh địa tĩnh. Tín hiệu của vệ tinh AfriStar trong hệ thống này (được
phóng năm 1998) phủ sóng toàn châu Phi với 59 kênh.

8


Có lẽ vì dễ dàng “bắt sóng” (kể cả với thiết bị đơn giản, dã chiến) nên
có tới hơn 75% hộ gia đình ở phần lớn các quốc gia sử dụng máy thu thanh,
theo ITU.
2.2. Nhược điểm, hạn chế cơ bản của báo phát thanh
Thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh
Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp. Được người khác đọc, kể,
thông báo… cho nghe là một cảm giác rất dễ chịu. Tuy nhiên, “trăm nghe
không bằng một thấy”. Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng
chỉ thoảng qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ. Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn
nhất của loại hình báo nói là “tính thoảng qua”. Nghe nhiều nhưng ấn tượng

không thể so sánh được với một lần được chứng kiến bằng mắt.
Với báo phát thanh truyền thống, do chỉ thông tin qua âm thanh tổng
hợp (với 3 yếu tố cơ bản là lời nói, tiếng động, âm nhạc) nên khơng có ưu thế
trong việc tác động qua thị giác. Tuy nhiên, với phương thức phát thanh có
hình (phát thanh trên mạng), nhược điểm này cũng đã phần nào được khắc
phục. Hiện nay, kênh VOV Giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam đang kết
hợp phát trên sóng phát thanh tần số 91MHz và phát trên Hệ phát thanh có
hình vào những giờ cao điểm. Sự kết hợp mang tính chất đa phương tiện này
là một nét mới mẻ, cho thấy ưu thế của báo phát thanh hiện nay.
Khó khăn khi cần lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu
Đây là điểm yếu cơ bản của phát thanh. So với các loại hình khác như
báo in và báo mạng điện tử. Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ
dàng tra cứu và sử dụng những thơng tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình
báo chí này thì cơng chúng phát thanh khó lịng làm được như vậy.
Thơng tin theo trật tự thời gian
Hạn chế khác của phát thanh là thông tin theo trật tự thời gian. Điều
này gây khó khăn trong tiếp nhận của công chúng, công chúng không được
chủ động lựa chọn chương trình và thứ tự theo sở thích, trình độ, khả năng.
Điều này là hạn chế của phát thanh, đặc biệt là nếu so với báo in và báo điện
9


tử. Tuy nhiên, với phát thanh trên mạng interrnet, nhược điểm này đã bị hạn
chế tối đa vì cơng chúng có thể nghe theo ý thích của họ sau khi đã dowload
chương trình.
3. Các yếu tố của phát thanh hiện đại
Đối tượng tiếp nhận thông tin của phát thanh là người nghe, việc tiếp
nhận thơng tin bằng thính giác thường có liên tưởng rất phong phú, phát thanh
phải tận dụng được lợi thế này để phối hợp giữa tiếng nói và âm thanh một
cách hài hòa tạo cảm giác hứng thú cho thính giả. Phát thanh hiện đại đang

được coi là một trong những loại hình truyền thơng hiện đại, có được một
lượng cơng chúng rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội. Dó đó:
- Phát thanh hiện đại là thơng tin có chất lượng: Thơng tin có chất
lượng là thơng tin chính xác. Tính chân thực là một điều kiện tiên quyết đối
với thông tin đại chúng. Thêm vào đó, các thơng tin phải đạt được sự khách
quan trong cách tiếp cận sự kiện, trung thực đến từng chi tiết của sự kiện,
chính xác tơí từng con số đưa ra.
Trong thời đại bùng nổ thơng tin nếu khơng phát huy thế mạnh thì phát
thanh khó có thể cạnh tranh được với truyền hình ngày càng phát triển để giữ
đúng được thế của phát thanh là loại hình thơng tin nhanh nhất, phổ cập nhất
và rẻ nhất.
- Phát thanh hiện đại kết hợp được chức năng thơng tin và chức
năng giải trí: Âm nhạc là phương tiện giao lưu với bạn bè, các nền văn hoá
trên thế giới. cho nên âm nhạc trong phát thanh khơng chỉ đáp ứng nhu cầu
giải trí mà cịn nâng cao văn hố của thính giả.
Âm nhạc trên phát thanh có thể ăn sâu vào tâm trí, cũng có thể chỉ là
người bạn khiêm nhường đối với mọi người. Âm nhạc xen kẽ giữa các
chương trình tin tức, thời sự, chun đề sẽ giúp cho thính giả có một thời gian
thư giãn hợp lý, đủ để tiếp nhận những thông tin nóng hổi và đầy ắp những sự
kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

10


- Phát thanh hiện đại đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thơng
điệp: Ngày nay, chất giọng văn là một tài sản quý giá nhưng nó khơng cịn là
nhân tố quyết định đối vơí người phát thanh viên. Phong cách đọc văn bản
phát thanh hiện nay đã dần thay thế bằng sự giao tiếp giữa phát thanh viên,
phóng viên, biên tập viên với thính giả. Hiện nay phong cách được ưa chuộng
là “giao tiếp trên sóng”

- Phát thanh hiện đại là âm thanh có chất lượng cao: Đây chính là sự
kết hợp giữa nội dung thông tin và công nghệ phát thanh hiện đại. Trong thế
kỷ XXI, thế kỷ đầy biến động và nắm thách thức, thế kỷ của khoa học và
cơng nghệ, ủa trí tuệ và những bước nhảy vọt, phát thanh cần đây mạnh hơn
nữa, theo kịp khu vực và thế giới và khu vực, từng bước tạo đà cho Tiếng nói
Việt Nam hội nhập vào xu thế giao lưu thơng tin tồn cầu trong thời đại bùng
nổ truyền thơng.
- Chương trình phát thanh mở là một trong những xu hướng xây
dựng chương trình phát thanh hiên đại: Mở cho thính giả tham gia trực tiếp
vào chương trình bằng nhiều cách. Cách hấp dẫn nhất là có một đường dây
điện thoại trực tiếp. Thính giả theo dõi một chương trình có thể trực tiếp gọi
điện thoại đến phịng thu, bày tỏ quan điểm của mình. Những ý kiến này được
đưa trực tiếp lên sóng, góp phần tạo nên sự đa dạng, khách quan trong cách
cách tiếp cận và phân tích vấn đề
Mục đích là để thơng tin nhanh, để thính giả có thể tham gia trực tiếp
vào nội dung chương trình, làm tăng tính đời thường của chương trình, tính
gần gũi của phát thanh, làm cho phát thanh giống như người bạn, một diễn
đàn nơi mà mọi người có thể chia sẻ quan niệm, ý kiến. Kinh nghiệm của các
đài phát thanh lớn là khi thực hiện được cơng việc này thì sẽ tạo ra sức hút rất
lớn với cơng chúng.
Các chương trình mở có một đặc điểm đó là thơng tin ở đó khơng chỉ
do phóng viên cung cấp mà do cả công chúng, những người tham gia vào
chương trình qua trao đổi cung cấp do vậy nguồn tin sẽ đa dạng. Hơn thế
11


thơng tin ở đây có tính chân thực, khách quan và có khả năng thu hút thính
giả theo dõi nhiều hơn.
Khi có sự góp mặt, đóng góp cơng sức của cơng chúng theo dõi vào
chương trình thì sẽ có nhiều thông tin mới, thông tin đắt giá được khai thác,

và hơn thế trách nhiệm về thông tin được chia đều cho cả phóng viên lẫn
người trực tiếp cung cấp.
Khi các chương trình mở được thực hiện địi hỏi phải có một êkíp thực
hiện chun nghiệp, có trình độ, có khả năng ứng biến cao và các phương
tiện, trang thiết bị hiện đại.
Tóm lại chúng ta có thể rút ra một số yếu tố cơ bản của phát thanh hiện
địa như sau:
Thứ nhất, Phát thanh hiện đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa
và phát triển của phát thanh truyền thống.
Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các chương trình phát
thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của cơng chúng. Sự
thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng của cơng
nghệ, kỹ thuật mới mà cịn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất lượng nội
dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành cơng chúng mới… Trong
phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, những ưu điểm
của phát thanh truyền thống vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được
sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả
hơn.
Thứ hai, Phát thanh hiện đại phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cao.
Đây là yếu tố quan trọng tác động đến sự xuất hiện và phát triển của
phương thức sản xuất chương trình phát thanh theo kiểu hiện đại. Dù có muốn
sản xuất theo phương thức mới nhưng nếu khơng có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ thì
phát thanh hiện đại cũng khó mà phát triển. Các yếu tố kỹ thuật ở đây được
khai thác sử dụng một cách tồn diện khơng chỉ trong q trình sản xuất các
chương trình (các thiết bị kỹ thuật số, phần mềm biên tập âm thanh…) mà còn
12


cả trong q trình truyền dẫn thơng tin (vệ tinh, mạng interrnet…) mà còn qua
các thiết bị thu phát đầu cuối (radio, điện thoại di động, máy tính, iphone

v.v.).
Thứ ba, trong phát thanh hiện đại, sự xuất hiện của các phóng
viên, biên tập viên và người dẫn làm cho chương trình có nhiều màu sắc,
sinh động, gần gũi, hấp dẫn cơng chúng hơn.
Việc sử dụng nhiều giọng nói và âm thanh phong phú - trong đó có
nhiều tiếng nói của người dân và việc sử dụng phương thức nói với ngơn ngữ
đời sống bình dị có thể tạo ra cảm giác gần gũi, thân mật cho thính giả. Bên
cạnh đó, việc xây dựng các dạng chương trình mở, trong đó thính giả có thể
tham gia trực tiếp vào chương trình (ở những mức độ khác nhau) cũng là
những ưu thế của phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại.
Thứ tư, các phương thức sản xuất chương trình hiện đại, mới mẻ
như phát thanh có hình, phát thanh trên mạng, phát thanh tương tác, phát
thanh thực tế… thực sự là một cuộc cách mạng giúp cho nó đổi mới tồn diện
trong nỗ lực thích ứng để tồn tại, phát triển.
Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại cũng hạn
chế được những nhược điểm, hạn chế của phát thanh truyền thống như công
chúng chỉ tiếp nhận thông tin qua duy nhất một giác quan là tai nghe; nặng
tính độc thoại; khó diễn tả được những hình ảnh phức tạp; độ xác thực của
thông tin không cao; thính giả khó nhớ được tồn bộ thơng tin do tính chất
hình tuyến; nghe càng nhiều, độ ghi nhớ càng giảm...
Thứ năm, công chúng của phát thanh hiện đại không chỉ nghe mà
cịn có thể nhìn (phát thanh có hình), khơng chỉ nghe một lần một cách bị
động mà có thể nghe nhiều lần một cách chủ động (phát thanh trên mạng);
không chỉ tiếp nhận thông tin một chiều mà có thể trực tiếp tham gia vào các
chương trình đang phát sóng (phát thanh tương tác, phát thanh thực tế) v.v.

13


Thứ sáu, theo xu hướng biến đổi của ngôn ngữ truyền thông, ngôn

ngữ đa giọng của phát thanh hiện đại phù hợp với tâm lý và nhu cầu
hưởng thụ thông tin của cơng chúng báo chí nhiều hơn.
Trong cuộc sống hiện đại, tác phong công nghiệp tạo ra áp lực rất lớn
về công việc và thời gian cho con người, báo phát thanh sẽ tạo ra sự thư giãn
giải trí cũng như tiếp nhận thông tin tiện lợi bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, kể
cả khi đang nghỉ ngơi cũng như đang làm việc mà các loại hình báo chí khác
khơng thể có được. Với thế mạnh riêng của mình, báo phát thanh sẽ khơng
ngừng củng cố vị trí của mình trong hệ thống báo chí, truyền thơng.
Tóm lại, phát thanh hiện đại phải hội đủ các yếu tố cơ bản: Có cơ sở hạ
tầng sản xuất chương trình phát thanh, truyền dẫn phát sóng, tin học viễn
thông đủ mạnh, hệ thống dây chuyền đã được số hóa; điều kiện làm việc của
cán bộ cơng chức viên chức, phóng viên, kỹ thuật viên, ca sỹ, nhạc sỹ…đầy
đủ, tiên tiến; trụ sở làm việc đáp ứng được mọi nhu cầu công việc, công năng
mạnh, hiệu quả, thông minh. Trình độ cán bộ, cơng chức, viên chức, phóng
viên, kỹ thuật viên chun nghiệp; kíp làm chương trình có sự phối hợp chặt
chẽ giữa tổng đạo diễn, dẫn chương trình, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật
viên, phát thanh viên… cùng tạo ra sản phẩm tương thích với thế giới.

14


CHƯƠNG II: CÁC XU HƯỚNG CỦA PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
Ở VIỆT NAM
Phát thanh hiện đại thể hiện mình qua một số xu hướng nổi bật như xu
hướng phát thanh số, phát thanh trực tiếp, phát thanh có hình,phát thanh thực
tế, phát thanh hội tụ,…chúng đan tứng ngày chứng minh sự tồn tại và phát
triên ngày càng mạnh mẽ của phát thanh.
1. PHÁT THANH SÔ
1.1 Vài nét về Phát thanh số


Phát thanh số được thử nghiệm tại hai thành phố lớn là Sydney và
Melbourne từ năm 1999, đến ngày 1/7/2009, Chính phủ Úc chính thức sử
dụng cơng nghệ phát thanh số theo tiêu chuẩn DAB tại 6 thành phố lớn và sau
đó phát triển với rất nhiều kênh chương trình mới được ra đời với tiêu chuẩn
âm thanh vượt trội. Các nước tại châu Âu, hệ thống phát thanh cũng đang áp
dụng hệ thống E147 với tiểu chuẩn chính là DAB.
Ưu điểm của tiêu chuẩn này là ngoài khả năng cung cấp âm thanh,
chuẩn DAB dùng trong phát thanh số có thể cung cấp văn bản dạng text, hình
ảnh, thơng tin… Tại châu Á, Hàn Quốc cũng đang áp dụng tiểu chuẩn DAB,

15


tuy nhiên nước này đặt tên riêng cho tiêu chuẩn phát thanh của mình, gọi là
DMB (phát sóng đa phương tiện).
Hiện tại, nhược điểm lớn nhất đối với phát thanh theo tiêu chuẩn DAB
chính là chi phí. Người dân phải trả phí khá cao để sử dụng dịch vụ này.
Ngồi ra, các dịch vụ gia tăng mới chưa thực sự hấp dẫn.

Ảnh máy thu thanh theo tiêu tuẩn DAB tại Hàn Quốc (ảnh: internet)
Tại Mỹ, công nghệ phát thanh số HD Radio được sử dụng từ năm 2003
cho nhiều đài phát thanh trên tồn quốc. Tính đến hết năm 2009, đã có tới hơn
1500 trạm phát sóng phát thanh HD Radio trên tồn nước Mỹ.
Ưu điểm của cơng nghệ này là chất lượng chương trình được nâng cao,
hạn chế nhiễu phản xạ... Tuy nhiên, chất lượng âm thanh của HD Radio sẽ
không cao như tiêu chuẩn DAB của hệ thống E147 mà châu Âu đang áp dụng.
Hiện tại Brazil, Philippines, Thụy Sĩ đang bắt đầu thử nghiệmphát thanh theo
tiêu chuẩn HD Radio của Mỹ.
Một tiêu chuẩn phát thanh số khác cũng đang được áp dụng trên thế
giới, đó là tiêu chuẩn DRM (Phát trên băng tần nhỏ hơn 30 MHz) được thiết

kế để thay cho chuẩn AM và FM hiện nay. Hiện tại, tiêu chuẩn này đã được
đưa vào khai thác chính thức tại hơn 1500 đài phát sóng ngắn trên toàn thế
16


giới (trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, New Zealand). Với vùng phủ sóng
rất rộng, chi phí sản xuất thiết bị thu, phát thấp hơn, DRM đang là một hướng
đi rất được quan tâm.
Tại nhiều nước đang phát triển tại khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ
Latinh; phát thanh số qua vệ tinh là hướng đi được các nước quan tâm. Bởi tại
3 khu vực này, hệ thống 3 vệ tinh địa tĩnh là AriStar, AsianStar, AmeriaStar đã
phủ sóng phát thanh với tầm phủ sóng từ 14 – 18 triệu kilomet vuông cho mỗi
vệ tinh. Nước Mĩ từ năm 2001 cũng bắt đầu phát sóng phát thanh số vệ tinh
tại 2 hệ thống Sirius và XM, trong đó hệ thống XM có hơn 1500 đài phát và
phát hơn 100 kênh âm nhạc, tin tức. Tuy nhiên, tại quốc gia này, người dân sử
dụng dịch vụ từ 2 hệ thống trên phải trả phí hàng tháng vào khoảng 10 USD.
Hiện tại, Nhật Bản đang là nước duy nhất trên thế giới áp dụng riêng
tiêu chuẩn ISDB-T cho phát thanh, có nghĩa là truyền phát thanh qua các dịch
vụ như HDTV, SDTV hay Mobile-Multimedia.
Như vậy, có thể thấy, phát thanh số là công nghệ được nhiều nước quan
tâm và triển khai để nhằm mang tới cho người dùng chất lượng chương trình
cao nhất , nhiều lựa chọn nhất cũng như giúp phát thanh duy trì lượng thính
giả trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các loại hình thơng tin khác như truyền
hình hay báo mạng.
1.2 Tính tất yếu phải chuyển sang phát thanh số
Hệ thống phát thanh tại Việt Nam được hình thành từ trung ương đến
địa phương vẫn đang sử dụng công nghệ tương tự, với nhiều hạn chế như: Chi
phí cao khi mở rộng vùng phủ sóng, việc tăng kênh chương trình phát thanh
cần đầu tư thêm máy phát sóng, truyền dẫn tín hiệu vì vậy kinh phí đầu tư rất
lớn.

Xu hướng chuyển sang phát thanh số đang là xu thế của thế giới: nhiều
nước đã và đang tiến hành thử nghiệm để lựa chọn công nghệ, một số nước đã
lựa chọn cơng nghệ và triển khai chính thức và triển khai phát thanh số trên
diện rộng như các quốc gia châu Âu.
17


Phát thanh số có những ưu điểm là nâng cao chất lượng chương trình,
giảm chi phí khai thác, tăng nguồn thu với các dịch vụ gia tăng, nâng cao hiệu
quả sử dụng phổ tần số vô tuyến điện.
1.3 Các tiêu chuẩn của phát thanh số
Trên thế giới hiện có 04 tiêu chuẩn phát thanh số:
a)

Tiêu chuẩn DAB (Digital Broadcasting Worldwide), tiêu chuẩn

phát thanh số châu Âu, bao gồm DAB, DAB+ và DMB đã trải qua một giai
đoạn phát triển ấn tượng những năm vừa qua nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng. Trong đó, DAB+ Enhanced Radio dựa trên nền
DAB tiêu chuẩn, nhưng sử dụng bộ mã hóa âm thanh hiệu năng cao ACC+,
tháng 2/2007, Viện tiêu chuẩn truyền thơng châu Âu hồn thành bố tiêu chuẩn
DAB+, DAB+ với dài tẩn hiệu quả hơn, chi phí cho mỗi trạm chuyển tiếp
thấp hơn và cung cấp cho thính giả các lựa chọn dịch vụ tốt hơn, thiết bị thu
tương thích ngược với cả DAB; DMB (Digital Multimedia Broadcasting)
được xây dựng để hướng đến cung cấp dịch vụ truyền hình di động dựa trên
nền DAB.

Ảnh máy thu thanh theo tiêu tuẩn DAB tại Hàn Quốc
(ảnh: internet)
b) Tiêu chuẩn IBOC - HD Radio: Tiêu chuẩn này do Mỹ đề xuất được

gọi tắt là IBOC (In Band On Chanel), tên mới hiện nay là HD - Radio (High

18


Definition Radio). Trong giai đoạn chuyển tiếp một chương trình phát thanh
dưới dạng dạng analog và digital sẽ được cùng một máy phát phát đi. Máy thu
thu được cả hai loại tín hiệu (tương tự và số), tín hiệu tương tự đóng vai trị
dự phịng cho tín hiệu số, vì mức sóng mang của tín hiệu digital thấp hơn của
tín hiệu tương tự 30dB.
c) Tiêu chuẩn Digital Radio Mondiale (DRM): Phát thanh số cho băng
tần nhỏ hơn 30MHz cho sóng trung và sóng ngắn do Viện tiêu chuẩn truyền
thơng Châu Âu (ETSI) phát triển, DRM được thiết kế để thay thế hệ thống
phát thanh AM, FM hiện nay, nhằm mục tiêu cung cấp cả dịch vụ phát thanh
số và phát thanh tương tự trong giai đoạn chuyển đổi.
d) Tiêu chuẩn ISDB-T (Terestrial Intergrated Services Digital
Broadcasting) được hiệp hội các nhà thương mại và vô tuyến Nhật bản
(ARIB) phát triển để hướng tới một bộ tiêu chuẩn quảng bá đa dịch vụ. Bộ
tiêu chuẩn này quy định hai loại băng tần truyền dẫn là truyền dẫn băng rộng
và truyền dẫn băng hẹp. Hệ thống ISDB-T băng hẹp chủ yếu cung cấp dịch vụ
phát thanh số mặt đất.
Trong 04 tiêu chuẩn trên, có thể nhận thấy tiêu chuẩn ISDB-T của
Nhật Bản có nhiều điểm khơng phù hợp với Việt Nam, vì nó được xây dựng
để phát cung cấp cả dịch vụ phát thanh và truyền hình số, trong khi truyền
hình số Việt Nam đã chính thức lựa chọn tiêu chuẩn châu Âu (DVB-T). Mặt
khác, tiêu chuẩn Nhật Bản được rất ít quốc gia lựa chọn để triển khai. Vì vậy,
việc phân tích lựa chọn tiêu chuẩn phát thanh số cho chỉ đánh giá đối với 03
tiêu chuẩn là: Tiêu chuẩn DAB, Tiêu chuẩn IBOC - HD Radio, Tiêu chuẩn
Digital Radio Mondiale (DRM).
Việc phân tích lựa chọn tiêu chuẩn dựa trên các yếu tố: Đã được tiêu

chuẩn hóa; Chất lượng tín hiệu; Khả năng phục vụ; Hiệu quả kinh tế; Hiệu
quả sử dụng phổ tần số.
- Vấn đề tiêu chuẩn hóa: Cả 3 tiêu chuẩn đã được công nhận là chuẩn
quốc tế.
19


- Chất lượng tín hiệu: Thu di động, đặc biệt ở tốc độ cao thì tiêu chuẩn
DAB có hiệu quả, đối với các dịch vụ sóng ngắn, sóng trung thì tiêu chuẩn
DRM, HD-Radio sẽ phù hợp.
- Khả năng phục vụ: Tiêu chuẩn DAB hơn hẳn các tiêu chuẩn khác về
số lượng chương trình phát trên một kênh, khả năng truyền dữ liệu và cung
cấp các dịch vụ gia tăng, trong khi đó tiêu chuẩn DRM, HD-Radio ưu việt
hơn các tiêu chuẩn khác ở khả năng tận dụng cơ sở hạ tầng.
- Hiệu quả phổ tần số: Tiêu chuẩn DRM, HD-Radio cho phép tận
dụng toàn bộ phổ tần số hiện đã giành cho phát thanh, Tiêu chuẩn E 147 yêu
cầu phân bổ phổ tần mới cho dịch vụ phát thanh - băng III VHF và băng L.
- Khả năng phủ sóng: Hệ thống DRM, HD-Radio phủ sóng tốt cho
những vùng rộng lớn, địa hình phức tạp, đối với các địa hình phức tạp, tiêu
chuẩn DAB khơng thể phủ sóng tốt, DAB phù hợp vùng đồng băng tập trung
đông dân cư.
- Hiệu quả kinh tế: Xét về ngắn hạn DRM, HD-Radio hiệu quả hơn do
tận dụng được cơ sở hạ tầng, tuy nhiên xét về lâu dài DAB hiệu quả hơn.
Hiện nay trên thế giới có 4 tiêu chuẩn phát thanh số đã được cơng nhận
là tiêu chuẩn chính thức. Nhiều nước đã triển khai chính thức phát thanh số,
tuy nhiên vẫn tiếp tục thử nghiệm các tiêu chuẩn phát thanh số khác, nhiều
nước cùng một thời điểm đang tiến hành thử nghiệm nhiều tiêu chuẩn khác
nhau (Trung Quốc thử nghiệm 3 tiêu chuẩn). Có những tiêu chuẩn mới cơng
nhận và triển khai chính thức đã được nâng cấp phiên bản tiếp theo, gây khó
khăn cho việc lựa chọn cơng nghệ. Khơng có tiêu chuẩn nào chiếm ưu thế

tuyệt đối, xu hướng các nước chấp nhận sự đa dạng tiêu chuẩn công nghệ, do
mỗi tiêu chuẩn có những ưu điểm riêng tùy theo mục đích sử dụng, theo các
đối tượng, phân khúc khác nhau.
1.4 Mơ hình khai thác phát thanh số tại Việt Nam

20


Đài phát thanh thực hiện toàn bộ các khâu từ sản xuất chương trình đến
truyền dẫn, phát sóng. Đối với mơ hình phát thanh số: Đài phát thanh chỉ làm
nhiệm vụ sản xuất chương trình, khâu truyền dẫn, phát sóng do các doanh
nghiệpthực hiện.
Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có 5 kênh chương trình phát
thanh, 63 đài địa phương mỗi đài có 01 kênh chương trình phát thanh, như
vậy tại mỗi địa phương chỉ có 6 kênh chương trình phát thanh. Do mỗi kênh
tần số nếu cấp cho phát thanh số có thể cung cấp khoảng 10 kênh chương
trình phát thanh, nếu duy trì mơ hình như hiện tại cấp cho mỗi địa phương 1
kênh tần số để phát 1 kênh chương trình phát thanh tại địa phương thì sẽ
khơng hiệu quả về tài ngun, về đầu tư...
Do nhu cầu tăng kênh phát thanh trong giai đoạn tới là không cao để
bảo đảm hiệu quả sử dụng tài ngun, hiệu quả đầu tư, tác giả đề xuất mơ
hình khai thác phát thanh số tại Việt Nam như sau: Thành lập một đơn vị
truyền dẫn, phát sóng phát thanh số trực thuộc VOV hoạt động theo mơ hình
cơng ích để cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh cho cả VOV và
các đài địa phương. 63 đài phát thanh địa phương sẽ sử dụng hạ tầng này để
phát sóng kênh chương trình phát thanh của địa phương mình. Các đài phát
thanh địa phương sẽ tập trung vào sản xuất chương trình.
Với mơ hình này tại mỗi địa phương chỉ cần cấp cho đơn vị truyền dẫn,
phát sóng phát thanh số trực thuộc VOV một kênh tần số (tương ứng với việc
đầu tư 1 máy phát) với khả năng cung cấp 10 kênh chương trình phát thanh đủ

để đáp ứng cho cả nhu cầu cung cấp các kênh chương trình phát thanh của
VOV và các địa phương (do hiện tại mỗi địa phương hiện tại chỉ có 6 kênh
chương trình phát thanh, gồm 5 kênh của VOV và 01 kênh của địa phương).
1.5 Mục tiêu của phát thanh số tại Việt Nam
Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020, công nghệ số cần
được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh, có nhiều nội
dung phải triển khai đồng bộ từ cơ quan quản lý, các đơn vị PTTH. Đối với
21


cơ quan quản lý, cần thiết phải triển khai hai nội dung: lựa chọn tiêu chuẩn và
xây dựng mơ hình khai thác phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Về tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn phát thanh số rất đa dạng, các công nghệ đang tiếp tục phát
triển sang các thế hệ tiếp theo, nhiều nước đang bối rối thử nghiệm nhiều
công nghệ, trên cơ sở phân tích các điều kiện, tình hình triển khai tại các nước
như trên, chúng tôi kiến nghị chỉ quy định tiêu chuẩn bắt buộc đối với dịch vụ
phát thanh số phục vụ mục tiêu chính trị thơng tin tuyên truyền thiết yếu. Tiếp
tục nghiên cứu, thử nghiệm để phân tích lựa chọn tiêu chuẩn này trong 2 năm
tiếp theo. Đối với các kênh phát thanh thương mại không nên quy định tiêu
chuẩn bắt buộc.
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều thiết bị thu, phát sóng ngắn, sóng trung có
thể chuyển sang cơng nghệ DRM, đây rõ ràng là một lợi thế rất lớn. Vào
tháng 7/2005, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng thử nghiệm theo cơng
nghệ DRM tại Đồng Hới (Quảng Bình) trên cơ sở cải tiến máy phát 200 kW
của Haris.
Yếu tố cần được xem xét tiếp theo trong lộ trình số hóa phát thanh là
chất lượng tín hiệu và khả năng phủ sóng, nhất là khi yêu cầu của khán thính
giả ngày càng cao. Đối với chất lượng tín hiệu, hiện nay trên thế giới, tiêu
chuẩn DAB đang cho chất lượng tín hiệu tốt nhất. Theo đánh giá của các

chuyên gia, tiêu chuẩn DAB cho chất lượng ngang với đĩa CD. Hơn nữa, tiêu
chuẩn DAB phù hợp với vùng phủ sóng rộng, trong các khu vực đơng dân cư
với những loại hình mới và đa dạng khiến phát thanh khơng chỉ là nghe mà
cịn là nhìn, đọc, giải trí… Cơng nghệ DAB cũng cho phép phát nhiều kênh
phát thanh trên một dải tần (6 chương trình stereo hoặc 16 chương trình mono
trên cùng một kênh tần), như vậy sẽ tiết kiệm được tài nguyên, chi phí đầu tư.
Có thể thấy trong tương lai, tiêu chuẩn DAB sẽ là tiêu chuẩn phổ biến
cho phát thanh trên thế giới bởi nhiều ưu điểm. Cụ thể, Hàn Quốc hiện đang
là nước phát triển công nghệ DAB rất thành công. Đến năm 2006, khoảng 14
22


triệu thiết bị thu DMB đã được bán tại quốc gia này, 40% điện thoại di động
bắt được DMB (DMB là tên riêng Hàn Quốc đặt cho tiêu chuẩn phát thanh
DAB).
Về mơ hình khai thác:
Thành lập một đơn vị truyền dẫn, phát sóng phát thanh số trực thuộc
VOV hoạt động theo mơ hình cơng ích để cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát
sóng phát thanh cho cả VOV và các đài địa phương. 63 đài phát thanh địa
phương sẽ sử hạ tầng này để phát sóng kênh chương trình phát thanh của địa
phương mình, các đài phát thanh địa phương sẽ tập trung vào sản xuất chương
trình.
2. PHÁT THANH TRỰC TIẾP (PTTT)
Đặc điểm cơ bản để phân biệt phương thức sản xuất các chương trình
phát thanh trực tiếp so với phương thức sản xuất của phát thanh truyền thống
là: quá trình sản xuất chương trình diễn ra đồng thời với thời gian mà chương
trình đó được phát sóng.

2.1. Về sự hình thành và phát triển
Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp ( PTTT) đã

xuất phát từ chính những nhu cầu tự đổi mới của chính loại hình phát thanh.
Ở các nước có kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, hình thức PTTT đã manh nha từ
những năm 30 của thế kỷ trước. Trong những “sự kiện phát thanh” của thế kỷ
XX, PTTT đã được ghi nhận từ năm 1936 khi Đài BBC tường thuật vụ cháy

23


“Lâu đài pha lê” Crystal Place tại Luân Đôn (Anh) với những “lời bình trực
tiếp tại chỗ cùng với tiếng động xung quanh”. Chương trình tường thuật trực
tiếp nổi tiếng đó đã đi vào sách giáo khoa phát thanh của nhiều nước trên thế
giới.
Từ thập niên cuối cùng của thế kỷ XX đến nay, thực tiễn và lý luận
phát thanh đều quan tâm đến những hình thức “thơng tin tức thì” và phương
thức thực hiện các chương trình PTTT đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở các
đài phát thanh trên thế giới, nhất là tại các nước phát triển.
Trong bối cảnh bùng nổ thơng tin tồn cầu như hiện nay, phương thức
sản xuất các chương trình PTTT chính là giải pháp tối ưu cho phát thanh hiện
đại không chỉ riêng ở Việt Nam. “Đài phát thanh quốc gia Austraylia hiện có 7
kênh phát thanh (trong đó có các kênh đưa tin tức, kênh tin địa phương, nhạc
cổ điển, nhạc dành cho tuổi trẻ, đài đối ngoại…). Đài phát thanh Trung ương
Trung Quốc hiện có 9 hệ phát thanh, trong đó có các hệ Thời sự chính trị, hệ
“Tiếng nói kinh tế”, hệ “Tiếng nói âm nhạc”, “Tiếng nói đơ thị”… Đài BBC
(nằm trong hệ thống phát thanh tại Liên hiệp Anh) cũng có rất nhiều kênh
phục vụ các đối tượng khác nhau, ví dụ:BBC radio 1 chuyên phát nhạc Rock
và nhạc Pop cho thính giả dưới 25 tuổi; BBC radio 2 chuyên cho thính giả
trên 50 tuổi; BBC radio 3 chuyên phát nhạc cổ điển; BBC radio 4 chuyên về
tin tức thời sự; BBC radio 5 chỉ chuyên các chương trình trực tiếp
Nhìn chung, các đài phát thanh ở các nước Anh, Mỹ, Pháp, Canađa,
Đức, Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Xanh-ga-po… “đều có bản tin ngắn

dưới 5 phút, phát xen kẽ giữa các chương trình phát thanh để kịp thời truyền
ngay những thông tin mới nhất đến công chúng. Nhiều đài phát thanh dành
hẳn hệ chương trình phát 24/24 giờ tin tức (xen kẽ là âm nhạc)”. Đài 5 Live
(nằm trong mạng lưới của đài BBC, nước Anh) là một đài PTTT, chuyên phát
những tin tức thể thao 24/24 giờ trên các sóng trung, đã thu hút hàng chục
triệu thính giả,…Cịn ở các nước phát triển, người ta coi phát thanh là phương
tiện truyền thanh có mối quan hệ tình cảm rất mạnh đối với từng cá nhân bạn
24


nghe đài. Phương thức PTTT tạo ra cơ hội để thính giả có thể trực tiếp nói về
những điều họ quan tâm chứ không chỉ bắt họ nghe những điều mà những
người làm chương trình muốn nói.
Hệ Thời sự - Tổng hợp của Đài Tiếng nói Nhân dân Trung Quốc hiện
nay đang phát sóng 21,5 tiếng đồng hồ mỗi ngày, được chia thành từng cụm 3
tiếng đồng hồ, có người dẫn. Trong hệ này, tin tức chiếm 60 - 70% tổng thời
lượng. Ngoài các bản tin đã được thu trước để phát vào đầu giờ và giữa giờ,
những tin nóng mới về (có thể do phóng viên đọc qua điện thoại) sẽ được phát
trực tiếp xen kẽ vào bất cứ thời điểm nào của chương trình. Ngồi ra, người
dẫn hệ phải liên tục vào mạng để đọc các tin nhắn của thính giả để quyết định
giao lưu với thính giả nào, ở đâu và vào lúc nào? Phong cách nổi bật của
những người dẫn hệ phát thanh này là luôn ln tươi cười để âm sắc của lời
nói sống động, gần gũi với thính giả…
PTTT ở Việt Nam cũng đang phát triển rất mạng mẽ và xin được nói rõ
hơn ở phần sau.
2.2 Những quan niệm và đặc điểm của phát thanh trực tiếp
2.2.1 Những quan niệm về phát thanh trực tiếp
Cho đến nay, khái niệm PTTT vẫn chưa được hiểu một cách thống
nhất. Người ta có thể dễ dàng đồng ý với nhau về những ưu thế và tính hiện
đại của PTTT, về khả năng tạo ra một phong cách làm việc mới cho đội ngũ

những người làm công tác phát thanh của phương thức này, nhưng vẫn còn có
những cách hiểu khác nhau khi đề cập đến đặc trưng và những những đặc
điểm của nó.
Có quan niệm cho rằng: PTTT nghĩa là đọc trực tiếp trước máy. Các
tin, bài đã được chuẩn bị từ trước, một phần đã được ghi âm trước, một phần
sẽ do phát thanh viên đọc và phát sóng thẳng (khơng qua khâu ghi âm). Để
quá trình này được đảm bảo đúng với dự kiến, người biên tập viên và kỹ thuật
viên cũng phải có mặt trong khi phát thanh viên đang đọc để xử lý những tình
huống bất ngờ. Tồn bộ số tin, bài này đã được cắt gọt trước để tương ứng với
25


×