ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN VĂN LONG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN VĂN LONG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyªn ngµnh: §Þa chÝnh
M· sè: 60.44.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS. TS. Nh÷ ThÞ Xu©n
HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các hình và bản vẽ
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
2
4. Phạm vi nghiên cứu
2
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
3
7.Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
3
8.Cấu trúc của luận văn:
4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.1. Phân loại các nhóm đất sử dụng
5
1.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sử dụng đất
6
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên
6
1.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
7
1.3. Sử dụng đất hợp lí và bền vững đất đai
7
1.4. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá hiện trạng sử dụng đất
8
1.5. Cơ sở khoa học của định hƣớng sử dụng đất
11
1.5.1. Đánh giá đất đai
11
1.5.2. Định hướng sử dụng đất
12
1
.5.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ngoài và trong nước
14
1.6. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
17
1.6.1. Các quan điểm nghiên cứu
17
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu
19
CHƢƠNG 2:ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HUYỆN AN
LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
20
2.2.2. Các nguồn tài nguyên
23
2.2.3. Thực trạng môi trƣờng
25
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN AN LÃO,
TPHẢI PHÒNG
2.2.1. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
26
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
27
2.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
29
2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn
31
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
31
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƢỜNG, HUYỆN AN LÃO, TP HẢI PHÒNG.
2.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất
36
2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội và cảnh quan môi trƣờng tác động đến việc sử dụng đất
37
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2000
3.1.1. Nhóm đất nông nghiệp
39
3.1.2. Nhóm đất phi nông nghiệp
40
3.1.3. Đất chƣa sử dụng
40
3.2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2011
3.2.1. Nhóm đất nông nghiệp
41
3.2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp
43
3.2.3. Đất chƣa sử dụng
45
3.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT GIAI ĐOẠN 2000 - 2011
3.3.1. Biến động diện tích tự nhiên
45
3.3.2. Biến động các loại hình sử dụng đất
46
3.2.3. Đánh giá quy luật biến động đất đai
48
3.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN AN LÃO
3.4.1. Đánh gía tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp.
48
3.4.2. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị,
xây dựng khu dân cƣ nông thôn
63
3.4.3. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển du lịch
64
3.4.4. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu
sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng.
64
3.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƢỜNG CỦA VIỆC
SỬ DỤNG ĐẤT
3.5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của việc sử dụng đất
65
3.5.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất
71
3.5.3. Những tồn tại trong việc sử dụng đất
73
CHƢƠNG 4:ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN AN LÃO
ĐẾN NĂM 2020.
4.1. KHÁI QUÁT PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
75
4.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội
75
4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
76
4.2. CÁC QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT DÀI HẠN
79
4.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN AN LÃO ĐẾN NĂM
2020.
4.3.1. Quan điểm sử dụng đất và bảo vệ môi trƣờng sinh thái
80
4.3.2. Xây dựng bản đồ định hƣớng sử dụng đất
81
4.3.3. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất
81
4.3.4. Tổng hợp khả năng đáp ứng về số lƣợng, chất lƣợng đất đai cho
nhu cầu sử dụng đất của huyện đến năm 2020
83
4.3.5. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng
84
4.3.5.1. Đất nông nghiệp
84
4.3.5.2. Đất phi nông nghiệp
85
4.3.5.3. Đất ở
88
4.3.6. Diện tích đất chuyển mục đích
89
4.3.6.1. Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
89
4.3.6.2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
89
4.3.7. Diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng trong thời gian tới
89
4.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
4.4.1. Đánh giá tác động về kinh tế
89
4.4.2. Đánh giá tác động về xã hội - môi trƣờng
90
4.5. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT
4.5.1. Các giải pháp về chính sách
90
4.5.2. Biện pháp về nguồn lực và vốn đầu tƣ
90
4.5.3. Giải pháp về công nghệ.
91
4.5.4. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất đai và môi trƣờng
91
4.5.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện
92
KẾT LUẬN
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
96
DANH MỤC CC BNG
Bng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP huyện An Lão - thành phố Hi Phòng
26
Bng 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện An Lão - thành phố Hi Phòng
27
Bng 2.3. Dân số và mật độ dân số các xã, thị trấn huyện An Lão
30
Bng 3.1.
Diện tích, cơ cấu các loại đất của huyện năm 2000
39
Bng 3.2 : Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện năm 2011
40
Bng 3.3 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011
42
Bng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2011
44
Bng 3.5: Biến động đất đai năm 2011 so với năm 2005, so với năm
2000
46
Bng 3.6. Yêu cầu sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất
50
Bng 3.7. Tổng hợp các chỉ tiêu các đơn vị đất đai ở An Lão
52
Bng 3.8. Đặc điểm các đơn vị đất đai huyện An lão, TP. Hi Phòng
54
Bng 3. 9. Phn ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh
trưởng
55
Bng 3.10. Nhu cầu nước được tưới cho một vụ lúa
56
Bng 3.11. Nhu cầu sinh thái của một số cây hoa màu
57
Bng 3.12. Bng chuẩn phân cấp mức độ thích nghi đất đai của các
chỉ tiêu đánh giá theo yêu cầu sử dụng đất lúa ở An Lão
59
Bng 3.13. Các chi phí dự kiến khi thực hiện các loại hình sử dụng đất
67
Bng 3.14. Chi phí cho một số cây trồng trên 1ha/năm
68
Bng 3.15. Giá trị sn lượng và chi phí trực tiếp của một số loại cây
trồng
69
Bng 3.16. Kết qu đánh giá kinh tế của các loại hình sử dụng đất
70
DANH MUC CA C HèNH
Hỡnh 1.1. Khỏi quỏt cỏc bc ỏnh giỏ t ai theo FAO [5]
12
Hỡnh 3.1. C cu s dng cỏc loi t huyn An Lóo nm 2000
39
Hỡnh 3.2. C cu s dng cỏc loi t huyn An Lóo nm 2011
40
Hỡnh 3.3. C cu s dng t nụng nghip huyn An Lóo nm 2011
42
Hỡnh 3.4. C cu s dng t phi nụng nghip huyn An Lóo nm 2011
44
Hỡnh 3.5. Bin ng t ai huyn An Lóo giai on 2000 - 2011
47
Hình 3. 6. Quy trình thành lập bản đồ đơn vị đất đai
49
DANH MỤC CÁ C BẢN ĐỒ
1. Bản đồ đơn vị đất đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
53
2. Bản đồ thích nghi đất đai đối với cây lúa trên địa bàn huyện An Lão,
thành phố Hải Phòng
60
3. Bản đồ thích nghi đất đai đối với cây màu trên địa bàn huyện An Lão,
thành phố Hải Phòng
61
4. Bản đồ định hƣớng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
81
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả, là một trong những
vấn đề được các nước đặc biệt quan tâm hiện nay. Bởi vì đất đai là tài nguyên vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được, là môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, huyện hội, an
ninh quốc phòng. Đất đai bao gồm yếu tố tự nhiên và chịu sự tác động của các yếu tố
kinh tế, tâm lý huyện hội và ý thức sử dụng đất của mỗi con người. Đất đai có giới hạn
về không gian nhưng vô hạn về thời gian sử dụng.
Mác đã khẳng định: “Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiết,
vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải
có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian.”
Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai thông qua các quy hoạch và
chiến lược phát triển, với mục tiêu hướng tới cao nhất là sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
và bền vững các nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Việc Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất trên
địa bàn lãnh thổ; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ
cho việc giao đất, cho thuê đất… và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Để phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai và
bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố Hải Phòng và huyện An Lão trong những năm tới, cần thiết có những
phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất đai. Đây sẽ là cơ sở khoa học và thực
tiễn để đưa ra phương án định hướng sử dụng đất đai bền vững, đồng thời giải quyết
được các mâu thuẫn về quan hệ đất đai, làm cơ sở tiến hành giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường, do vậy việc đánh giá thực trạng, biến động đất đai và định hướng sử
dụng đất trên địa bàn huyện là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Trước yêu cầu
đó, tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và định hướng sử
2
dụng đất đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng sử dụng quỹ đất và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất định hướng sử
dụng đất đai của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đề ra các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến khu vực nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm từ năm 2000- 2011
của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
- Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 –
2010.
- Phân tích quan hệ giữa các hoạt động kinh tế - xã hội và biến động sử dụng
đất trong khu vực.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và dự báo xu thế biến động sử dụng đất
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
- Phân tích thực trạng và tiềm năng đất đai của huyện, tạo ra tầm nhìn tổng
quát về phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, thích nghi đất đai, định hướng sử dụng đất
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển phát triển bền vững
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Phạm vi khoa học: Nghiên cứu thực trạng và nguồn lực phát triển, đề xuất
định hướng sử dụng đất cho khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2020 với tiêu chí
bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường (bền vững về môi trường), phát triển kinh
tế (bền vững về kinh tế) và đảm bảo công bằng xã hội (bền vững về xã hội).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1.Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu phân tích hiện trạng và biến động
3
sử dụng đất đai huyện An Lão làm cơ sở khoa học cho việc định hướng, quy hoạch
sử dụng đất trên địa bàn theo hướng phát triển bền vững.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Các đề xuất định hướng sử dụng đất đai sẽ là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của huyện An Lão nói riêng, thành phố Hải
Phòng nói chung.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra kho sát thực địa, thu thập tài liệu, số liệu:
- 6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Phương pháp bn đồ và GIS:
- Phương pháp kế thừa:
- Phương pháp thống kê, so sánh:
- Phương pháp chuyên gia:
7. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
- Các văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch sử dụng đất.
- Luật Đất năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009; các văn bản quy phạm dưới
luật quy định có liên quan đến quản lý, sử dụng đất:
- Các văn bản của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý, sử dụng đất
trên địa bàn thành phố.
- Các văn bản pháp lý của Hải Phòng về quản lý sử dụng đất, quy hoạch nông
thôn mới:
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của địa bàn huyện An Lão:
- Báo cáo nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện:
- Số liệu tổng hợp về tình hình hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn:
- Các quyết định phê duyệt các dự án có liên quan nằm trên địa bàn huyện:
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Hải Phòng.
- Tài liệu khoa học tham khảo: Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính,
hệ thống chính sách pháp luật đất đai,…
4
- Tài liệu, số liệu của địa phương: Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia:
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền (Trần An
Phong chủ biên - NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995), …
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương: Số liệu thống kê,
kiểm kê đất đai các năm 2000 đến 2010,…
8. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn
gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện An Lão,
thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Chương 4: Đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất của huyện An Lão, thành
phố Hải Phòng đến năm 2020.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại các nhóm đất sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau (Điều 13 Luật
đất đai năm 2003):
1/ Nhóm đất nông nghiệp: Là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp, bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
e) Đất rừng đặc dụng;
f) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
2/ Nhóm đất phi nông nghiệp: bao gồm các loại đất:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây
dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi
ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng
các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
f) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
6
h) Đất nghĩa trang, nghĩa địa;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
j) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
3/ Nhóm đất chưa sử dụng: bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng.
1.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất chịu tác động của tổ hợp các
yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội:
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên
- Vị trí địa lý: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Nơi
có vị trí thuận tiện về giao thông, gần các thành phố lớn thì việc đầu tư và tận dụng
những nguồn lực đất đai, lao động cũng như khai thác tiềm năng đất đai sẽ có ưu
thế hơn so với các khu vực xa trung tâm đô thị hoặc các vùng miền núi.
- Yếu tố địa hình: Là một trong những yếu tố quyết định đến việc sử dụng
đất, đặc biệt đối với mục đích nông, lâm nghiệp. Sự khác nhau giữa địa hình các
vùng, khu vực dẫn đến sự khác nhau vế đất đai và khí hậu. Từ đó ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp và cơ cấu các loại cây trồng. Đối với đất phi nông nghiệp thì
địa hình phức tạp sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho việc xây dựng công trình và thi
công.
- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sử
dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người.
Sự khác nhau về nhiệt độ giữa các vùng ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và
thực vật. Cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng cũng tác động đến quá trình
quang hợp và sinh trưởng của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít có ý nghĩa quan
trọng trong việc cung cấp nước tưới và giữ độ ẩm cho đất.
Hệ thống sông suối, ao hồ có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức sử
dụng đất đai, nhất là tại khu vực miền núi. Chúng vừa là nguồn cung cấp nước sinh
hoạt, nước tưới vừa là nơi tiêu nước khi có úng ngập.
- Yếu tố thổ nhưỡng: Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến việc sử
dụng đất phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp bởi vì mỗi loại cây trồng
7
thích hợp với các loại đất và chất lượng đất nhất định. Độ phì nhiêu của đất là yếu
tố tác động mạnh đến sinh trưởng của cây trồng và năng suất, sản lượng.
- Thm thực vật: Thảm thực vật là một yếu tố môi trường có vai trò rất quan
trọng. Thảm thực vật bao gồm các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng
sản xuất, đồng cỏ, cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm, Thảm thực vật tự nhiên
là yếu tố điều tiết khí hậu, chế độ nước của sông, suối, chế độ nhiệt, ẩm trong đất,
chế độ nước ngầm. Thảm thực vật còn là nguồn cung cấp lâm sản quý và là nguồn
thức ăn quan trọng cho chăn nuôi gia súc. Trong nhiều trường hợp, nó còn tạo nên
cảnh quan thiên nhiên đẹp, làm nơi du lịch, nghỉ mát cho nhân dân.
- Tai biến thiên nhiên: Các hiện tượng bão, lũ, lụt, hạn hán, xói lở, trượt
lở, tác động mạnh và nhiều khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sử dụng đất.
1.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như dân số và lao động; mức độ tăng trưởng kinh tế; cơ
cấu các ngành kinh tế và sự phát triển từng ngành; hiện trạng cơ sở hạ tầng; trình độ
khoa học công nghệ; trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của người dân và chế độ
chính trị xã hội (các chính sách về đất đai, chính sách môi trường, các yêu cầu về an
ninh quốc phòng), Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện
nay, nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, nhất là đất để
phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng.
Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng
đất. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định tiềm năng và mức độ thích
hợp của đất đai đối với các mục đích sử dụng. Còn việc sử dụng đất như thế nào
được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội,
kỹ thuật hiện có. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là sử dụng đất cho phát triển kinh
tế - xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường.
1.3. Sử dụng đất hợp lí và bền vững đất đai
”Sử dụng hợp lý đất đai là sự sử dụng phù hợp với lợi ích của nền kinh tế
trong tổng thể, đạt hiệu quả nhất đối với mục đích đặt ra trong khi vẫn đảm bảo tác
động thuận với môi trường xung quanh và bảo vệ một cách hữu hiệu đất đai trong
quá trình khai thác sử dụng” V.P. Trôiski [14].
8
Năm nguyên tắc chính đóng vai trò nền tảng của việc sử dụng đất bền vững [5]:
- Duy trì nâng cao sản lưởng (khả năng sản xuất)
- Giảm thiểu tối đa rủi ro trong sản xuất (An toàn)
- Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất lượng
đất đai (Bảo vệ).
- Có thể tồn tại về mặt kinh tế (khả năng thực hiện).
- Có thể chấp nhận về mặt xã hội (khả năng chấp nhận).
Khái niệm về tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất đã được
các nhà khoa học đưa ra, bao gồm 3 phương diện [5]: Bền vững về kinh tế (sử dụng
đất phải cho năng xuất cao và tăng dần; chất lượng cao và giảm rủi ro; được thị
trường chấp nhận), được sự chấp nhận của xã hội (đáp ứng được nhu cầu của người
sử dụng đất, thu hút lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người
dân) và bền vững về môi trường (giảm thiểu lượng đất mất hàng năm, ngăn chặn
được sự thoái hóa, ô nhiễm đất, bảo vệ được môi trường sinh thái).
1.4. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá nói chung là sự ước lượng vai trò, giá trị của các đối tượng nghiên
cứu và tùy thuộc vào mục đích mà cùng một đối tượng có thể đánh giá bằng nhiều
cách khác nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn với mục tiêu, đối
tượng nghiên cứu cụ thể và từ đó có những chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh
giá thích hợp.
Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu mà có thể phân chia đánh giá thành các hình
thức sau:
- Đánh giá định tính: đánh giá định tính đã có từ lâu, từ những cảm nhận đơn
giản, chủ quan người ta phân chia thành các mức độ ”tốt, xấu” và ”nhiều, ít”, cho
đến những phân tích, đánh giá một cách khoa học. Như vậy, đánh giá định tính cũng
có hai mức độ là: định tính theo cảm tính của thời kỳ trước đây và định tính trên cơ
sở nhận định có tính khoa học trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá định tính là đánh
giá tiềm năng hay mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên cho các mục đích sử dụng nhất định. Kết quả đánh giá định tính thường
không cụ thể thành các con số mà chủ yếu là đưa ra nhận xét.
9
- Đánh giá định lượng: Nếu không tiến hành đánh giá định lượng thì kết quả
nghiên cứu sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ hay kinh nghiệm của nhà nghiên cứu và
kết quả đánh giá sẽ thiếu khách quan, tính thuyết phục sẽ giảm. Kết quả đánh giá
định lượng thường được biểu diễn dưới dạng các con số, giá trị cụ thể hoặc số
lượng sản phẩm thu được.
Qua xem xét các hình thức đánh giá ở trên, đối với đánh giá hiện trạng sử
dụng đất đai cần kết hợp cả hai phương pháp đánh giá định tính và định lượng để
làm rõ mức độ phù hợp, hạn chế trong khai thác, sử dụng và hiệu quả đối với các
mục đích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nghiên cứu.
Như vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất là việc phân tích để làm rõ hiện
trạng sử dụng các loại đất về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu sử dụng đất và hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất đai. Kết quả đánh giá là cơ sở cho
việc xây dựng định hướng quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường của địa phương trong giai đoạn tương lai.
Để đánh giá hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị lãnh thổ hành chính, bao
gồm hệ thống các chỉ tiêu sau [5]:
1. Mức độ khai thác sử dụng quỹ đất: được xác định bằng tỷ lệ diện tích đất
đang sử dụng so với tổng diện tích tự nhiên, thể hiện mức độ khai thác và tận dụng
quỹ đất sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chỉ tiêu
này cũng phần nào phản ánh trình độ sử dụng đất tại địa phương.
2. Hệ số sử dụng đất: thường áp dụng để đánh giá mức độ khai thác sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm) và được tính theo công thức sau:
DiÖn tÝch ®Êt gieo trång c©y hµng n¨m
HÖ sè sö dông ®Êt (lÇn) =
______________________________________________
DiÖn tÝch ®Êt trång c©y hµng n¨m
3. Cơ cấu sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng và đánh giá mức độ hợp lý
về cơ cấu sử dụng đất đai so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường của lãnh thổ nghiên cứu.
4. Cơ cấu sử dụng đất đai phân theo đối tượng sử dụng, qun lí đất (các tổ
chức; hộ gia đình, cá nhân; nước ngoài và liên doanh với nước ngoài; UBND xã
10
quản lý và sử dụng; các đối tượng khác).
5. Bình quân diện tích đất đai trên đầu người (bình quân diện tích đất tự
nhiên 870m2/người; diện tích đất sản xuất nông nghiệp 408m2/người; diện tích đất
ở/hộ hoặc theo đầu người).
6. Hiệu qu kinh tế sử dụng đất:
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: được xác định bằng
phương pháp phân tích chi phí - lợi ích với các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm: tổng thu,
tổng chi, giá trị hiện ròng (lợi nhuận), hiệu quả đồng vốn (tỷ suất lợi ích chi phí).
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp (rừng trồng sản xuất) thể hiện qua
giá trị khai thác lâm sản.
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất, kinh doanh: có thể đánh giá bằng
các chỉ tiêu sau:
+ Mức độ thuận lợi về vị trí cho các mục đích sản xuất công nghiệp, thương
mại, dịch vụ: được đánh giá bằng lợi nhuận theo vị trí đối với mục đích thương mại,
dịch vụ và giảm chi phí đối với sản xuất công nghiệp.
+ Mật độ xây dựng.
+ Giá đất.
+ Tiền thuê đất.
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất giao thông: được đánh giá bằng các chỉ tiêu:
+ Mức độ thuận lợi về giao thông đối với sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
+ Tỷ lệ đất giao thông trong cơ cấu sử dụng đất.
+ Mức đầu tư và thời gian hoàn vốn (đối với các công trình theo kiểu BOT).
- Hiệu qu kinh tế sử dụng đất ở: được đánh giá thông qua giá trị đất ở và
mức độ sử dụng không gian (trên cùng một diện tích đất) cho mục đích ở nhằm tiết
kiệm diện tích đất ở trong điều kiện quỹ đất của nước ta hạn chế.
7. Hiệu qu sử dụng đất về mặt xã hội: được đánh giá bằng các chỉ tiêu:
+ Mức độ đáp ứng các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao đời
sống của người dân, thu hút lao động, giải quyết việc làm.
+ Mức độ phù hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của hiện trạng sử
dụng đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, giao
11
thông.
8. Hiệu qu sử dụng đất về mặt môi trường:
Để đánh giá hiệu quả môi trường trong sử dụng đất sử dụng các chỉ tiêu:
DiÖn tÝch rõng
+ §é che phñ (%) =
_______________________________
100%
DiÖn tÝch ®Êt tù nhiªn
+ Mức độ giảm thiểu thoái hóa đất (xói mòn, rửa trôi, ) và tình hình áp dụng
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
+ Mức độ giảm thiểu ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí.
1.5. Cơ sở khoa học của định hƣớng sử dụng đất
1.5.1. Đánh giá đất đai
“Đất đai” là một phần lãnh thổ, có thể là một vùng đất hay một khoanh đất,
một mảnh đất, một miếng đất nào đó xác định về mặt vị trí, hình thể, diện tích với
các tính chất tự nhiên như đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa chất, thuỷ văn, chế độ
ẩm, ánh sáng, thực vật,
Đất đai tại mỗi khu vực mang những đặc tính khác nhau, nên mỗi loại đất chỉ
phù hợp nhất với một loại hình sử dụng, với loại hình khác hiệu quả sẽ kém hơn.
Chính vì thế cho nên cần phải tiến hành đánh giá, định hướng sử dụng đất để cho
mỗi vị trí một loại sử dụng hợp lý, hay nói cách khác là nghiên cứu để xác định ý
nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất
định.
Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của
vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất
cần phải có [FAO, 1976].
Trong đánh giá đất, vùng nghiên cứu được chia thành các đơn vị bản đồ đất
đai là những khoanh/vạt đất được xác định trên bản đồ với những đặc tính và tính
chất đất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hình, chế độ tưới tiêu, [5].
Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho một hoặc một số
loại hình sử dụng đất được đưa ra để lựa chọn [5]. Là xác định mức độ phù hợp của
các đơn vị đất đai đối với đối tượng quy hoạch phát triển; là đối chiếu nhu cầu sinh
12
thỏi ca loi hỡnh s dng vi cỏc c trng v cht lng t ai. Kt qu ca ỏnh
giỏ t ai s l ti liu quan trng trong quy hoch, s dng hp lý ti nguyờn t.
ỏnh giỏ t ai nhm tr li cỏc cõu hi sau:
- Khu vc t no phự hp nht cho mt loi hỡnh s dng ó c xỏc nh?
- i vi mt khu t nht nh thỡ loi hỡnh s dng t no l phự hp nht?
FAO a ra cỏc bc ỏnh giỏ t ai nh sau [5]:
2) Thu thập tài liệu
3. Xác định loại hình
SDĐ
4) Xác định đơn vị đất
đai
5) Đánh giá khả năng thích
hợp
6) Xác định hiện trạng KT-XH và môi tr-ờng
8) Quy hoạch sử dụng đất
7) Xác định loại hình SDĐ Thích hợp nhất
1)Xác định mục tiêu
8) Quy hoạch sử dụng đất
9) á p dụng của việc đánh giá
Hỡnh 1.2. Khỏi quỏt cỏc bc ỏnh giỏ t ai theo FAO [5]
1.5.2. nh hng s dng t
ỏnh giỏ t ai l c s khoa hc cho vic nh hng s dng t. Nu xột
v bn cht thỡ phi da trờn quan im coi t ai l i tng ca cỏc mi quan h
sn xut trong lnh vc s dng t ai (cỏc mi quan h t ai), v vic xut
nh hng t chc s dng t nh t liu sn xut c bit gn lin vi phỏt
trin kinh t- xó hi.
nh hng s dng t phi c th hin ng thi v t chc s dng v
qun lý t ai y (mi loi t u c a vo s dng theo mc ớch nht
nh), hp lý (c im tớnh cht t nhiờn, v trớ, din tớch phự hp vi yờu cu v
mc ớch s dng), khoa hc (ỏp dng thnh tu khoa hc- k thut v cỏc bin
13
pháp tiên tiến) và có hiệu quả cao nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế- xã
hội- môi trường), thông qua việc định hướng phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho
các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội,
tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường.
Trong quá trình sử dụng đất, không tránh khỏi sự lãng phí, chuyển đổi mục
đích bừa bãi nhất là chuyển từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp (có rừng) sang đất xây
dựng, đất khai thác, gây ra sự giảm sút của quỹ đất, lãng phí nguồn tài nguyên
sinh vật vốn tồn tại sẵn trên đó. Định hướng sử dụng đất ở đây sẽ là biện pháp hữu
hiệu giúp các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở khoa học nhằm tổ chức lại việc sử
dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí, tránh tình trạng chuyển mục đích
tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp, ngăn chặn các hiện
tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái,
gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, kinh tế- xã
hội và bất ổn về chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt trong
giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Nhiệm vụ của công tác đánh giá, định hướng sử dụng đất đai đối với mỗi
quốc gia, từng vùng trong cả nước (về không gian) và ở các giai đoạn lịch sử khác
nhau (về thời gian) rất khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ cụ thể của
công tác đánh giá, định hướng sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính là:
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm
năng đất đai, đặc biệt là đất chưa sử dụng; đề xuất phương hướng, mục tiêu trọng
điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử
dụng đất đai, nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số
lượng và chất lượng đất đai).
- Xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra chỉ tiêu khống
chế để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất đai.
- Đề xuất định hướng phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh
cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai.
- Đề xuất định hướng tổ chức một cách hợp lý việc khai thác, cải tạo, bảo vệ
đất đai.
14
Đánh giá, định hướng sử dụng đất đai sẽ là cơ sở để xây dựng và phê duyệt
quy hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành hoặc các khu vực dựa trên bảng cân đối
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, và ranh giới được hoạch định cho từng khu vực.
1.5.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ngoài và trong
nước
Ở nước ngoài:
Đánh giá đất đai cho mục đích sử dụng hợp lý đã được nghiên cứu và áp
dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể, mỗi nước đề ra một nội
dung, phương pháp đánh giá, phân hạng đất cho phù hợp với nước mình. Và thường
theo 2 khuynh hướng [5]:
Đánh giá về mặt tự nhiên của đất đai nhằm xác định tiềm năng và mức độ
thích hợp của đất đai đối với các mục đích sử dụng đất cụ thể.
Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của một
loại sử dụng đất nhất định.
Có 3 phương pháp cơ bản đánh giá đất đai [5]:
Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán.
Đánh giá đất theo phương pháp thông số
Đánh giá đất theo định lượng, dựa trên mô hình mô phỏng định hướng.
Một số quan điểm và nội dung nghiên cứu đánh giá đất của một số nước trên
thế giới:
+ Ở Liên Xô cũ: Theo quan điểm của Nga (Liên Xô cũ) đánh giá đất xuất
phát từ quan điểm phát sinh thổ nhưỡng của Đocutraev, trường phái này cho rằng:
đánh giá đất đai trước hết phải xem xét loại đất (thổ nhưỡng) và chất lượng tự nhiên
của đất, đó là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Nội dung đánh
giá đất bao gồm đánh giá chung về đất dựa trên những tính chất tự nhiên của đất,
lấy năng suất và hiệu quả kinh tế của cây trồng làm tiêu chuẩn để so sánh. Phương
pháp này tuân theo một nguyên tắc là các yếu tố đánh giá phải ổn định và dễ dàng
phân biệt, quá trình đánh giá được thực hiện bằng cách cho điểm các yếu tố phát
sinh và các tính chất đất dựa trên cơ sở thang điểm chuẩn đã thống nhất.
15
Hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu dùng trong đánh giá đất gồm:
- Tính chất thổ nhưỡng và nông hoá của đất
- Năng suất cây trồng
- Sản lượng và tổng giá trị sản lượng
- Lợi nhuận thuần tuý
- Thu nhập chênh lệch
- Hoàn vốn chi phí
Qui trình đánh giá đất của Nga được thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng theo các tính chất tự nhiên và được
thể hiện bằng thang điểm.
- Bước 2: Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai.
- Bước 3: Đánh giá kinh tế đất bằng cách sử dụng các chỉ tiêu như năng suất,
thu nhập thuần, chi phí hoàn vốn và thu nhập chênh lệch.
+ Ở Hoa Kỳ:
Sử dụng rộng rãi 2 phương pháp:
Phương pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu
chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính.
Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so
sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác.
+ Ở nhiều nước Châu Âu:
Phổ biến 2 hướng: Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản
xuất của đất và nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội nhằm xác định sức sản xuất
thực tế của đất đai.
+ Ở Ấn Độ và Châu Phi: Thường áp dụng phương pháp tham biến, biểu thị
mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng
đất cũng được thể hiện ở dạng % hoặc cho điểm.
+ Theo quan điểm của FAO:
Theo FAO, mức độ thích hợp chính là số đo chất lượng của một đơn vị đất
đai đảm bảo tốt đến mức nào nhu cầu của các loại hình sử dụng đất, được đánh giá
cho mỗi loại hình sử dụng đất hữu hiệu và mỗi đơn vị đất đai được xác định.