Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 029

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.6 KB, 87 trang )


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Câm Phả giai đoạn 2016-2018
Sinh viên thực hiện

: Đào Thu Hường

Lớp

: K18NHB

Khóa học

: 2015 - 2019

Mã sinh viên

: 18A4000351

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thu Hường

Hà Nội, tháng 05 năm 2019


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Câm Phả giai đoạn 2016-2018
Sinh viên thực hiện

: Đào Thu Hường

Lớp

: K18NHB

Khóa học

: 2015 - 2019

Mã sinh viên

: 18A4000351

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Thu Hường

Hà Nội, tháng 05 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoạn Khóa luận tốt nghiệp này do bản thân tơi thực hiện có sự hướng
dẫn từ giảng viên hướng dẫn và không sao chép các cơng trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thơng tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận có nguồn gốc và được

trích dẫn rõ ràng.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên

Đào Thu Hường

i


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này là kết quả của quá trình học tập tại trường Học viện Ngân hàng và
quá trình tìm hiểu thực tế của bản thân em tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả trong thời gian qua.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới trường Học viện Ngân hàng cũng như các thầy
cô đã giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Em cũng xin cảm ơn
ban Lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Cẩm Phả đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động quản trị
rủi ro TD bán lẻ tại ngân hàng.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thạc sĩ Trần Thị Thu Hường- cơ đã
nhiệt tình giúp đỡ và trục tiếp hướng dẫn em hồn thiện khóa luận này.
Trong q trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi những sai sót, vì thế em rất mong
nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và của Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả để khóa luận này được hồn thiện hơn.

ii


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....................................................................
.....8
1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM....................................... 8
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng và tín dụng bán lẻ.......................................... 8
1.1.2. Nguyên tắc tín dụng bán lẻ của NHTM.............................................................. 8
1.1.3. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ của NHTM........................................................... 9
1.1.4. Phân loại tín dụng bán lẻ của NHTM..................................................................9
1.2. Lý luận chung về rủi ro trong tín dụng bán lẻ của NHTM............................11
1.2.1. Khái niệm rủi ro trong tín dụng bán lẻ.............................................................. 11
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng bán lẻ......................................................................... 12
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ..................................................... 12
1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng bán lẻ.................................................................... 15
1.3. Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ.............................................. 16
1.3.1. Khái niệm hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ.......................................................... 16
1.3.2. Sự cần thiết trong việc hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại các NHTM...............16
1.3.3. Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ............................................................17
1.3.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả cơng tác hạn chế rủi ro tín dụng trong tín dụng bán
lẻ
19
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ.................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN
LẺ TẠI NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẨM PHẢ............................................................................................ 28
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả
28
2.1.1. Sơ lược về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cẩm Phả.....................28

iii



2.1.2. Bộ máy điều hành của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Cẩm Phả
29
2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương
Việt Nam - chi nhánh Cẩm Phả giai đoạn từ năm 2016-2018 ...................................... 31
2.2. Thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại chi nhánh Cẩm Phả
..37
2.2.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại
Vietinbank Cẩm Phả..................................................................................................... 37
2.2.2. Tình hình thực hiện cơng tác quản trị rủi ro tại Vietinbank Cẩm Phả...............37
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng bán lẻ tại chi nhánh Cẩm Phả...41
2.2.4. Khảo sát tình hình hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Vietinbank Cẩm

Phả
48
2.3. Đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại chi nhánh Cẩm Phả....54
2.3.1. Những kết quả đạt được.................................................................................... 54
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân...................................................... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................................56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
CẨM PHẢ................................................................................................................. 57
3.1. Định hướng hoạt động và hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ của Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả..............................................57
3.1.1. Định hướng phát triển chung............................................................................ 57
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng bán lẻ.............................................................. 58
3.2. Một số giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại tại Ngân hàng
TMCP

Cơng Thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả...........................................................58
3.2.1. Quản lý chất lượng thẩm định tín dụng............................................................. 58
3.2.2. Xây dựng một hệ thống thơng tin tín dụng có chất lượng tốt...........................59
3.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và tư cách đạo đức...............60
3.2.4. Tăng cường hoạt động kiểm tra nợ sau vay và hoạt động giảingân...................62
3.2.5. Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu............................................................................... 62

iv


3.2.6. Hồn thiện quy trình cấp DANH
tín dụngMỤC
.....................................................................
VIẾT TẮT
63
3.2.7. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ............................................... 63
3.2.8. Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lậpdự phòng rủi ro.................64
3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................64
3.3.1. Kiến nghi với Chính phủ................................................................................... 64
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.................................................................. 64
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Namchinhánh Cẩm Phả .64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................................66
KẾT LUẬN................................................................................................................. 67

Từ viết tắt________
NHTM:___________
CBTD:___________
KHBL:___________
KHDN:___________
NHNN:___________

NHTM:___________
NQH:____________
RRTD:___________
TCTD:___________
TMCP:___________
TSĐB:____________
Vietinbank:________
TD_______________
KH______________
NHCT____________
NH______________
XHTD____________
XLRR____________
CBNV____________

Nguyên nghĩa__________________________________________
Ngân hàng thương mại___________________________________
Cán bộ tín dụng_________________________________________
Khách hàng bán lẻ_______________________________________
Khách hàng doanh nghiệp_________________________________
Ngân hàng nhà nước_____________________________________
Ngân hàng thương mại___________________________________
Nợ quá hạn____________________________________________
Rủi ro tín dụng_________________________________________
Tổ chức tín dụng________________________________________
Thương mại cổ phần_____________________________________
Tài sản đảm bảo________________________________________
Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng Thương Việt Nam_________
Tín dụng______________________________________________
Khách hàng____________________________________________

Ngân hàng Cơng Thương_________________________________
Ngân hàng_____________________________________________
Xep hạng tín dụng_______________________________________
Xử lý rủi ro____________________________________________
Cán bộ nhân viên_______________________________________

v


______________________________Bảng______________________________ Trang
Bảng 2.1: Ket quả huy động vốn của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cẩm
31
Phả giai đoạn 2016-2018___________________________________________
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thời gian, đối tượng KH của chi
33
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HỌA
nhánh giai đoạn 2016-2018__________________________________________
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016-2018
36
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ TDBL tại Vietinbank Cẩm Phả từ 2016-2018________
41
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.5: Phân loại nợ theo nhóm nợ của KHBL tại Vietinbank chi nhánh
43
Cẩm Phả giai đoạn 2016-2018_______________________________________
Bảng 2.6: Cơ cấu NQH của Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn 2016-2018_______
45
Bảng 2.7: Trích lập dự phịng rủi ro đối với KHBL_______________________
46
Bảng 2.8: Đánh giá về tầm quan trọng của các bước trong quy trình cấp TD

47
Bảng 2.9: Mức độ phổ biến của các nguyên nhân gây ra RRTDBL___________
49
Bảng 2.10: Giải pháp hạn chế RRTDBL cho chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả
51
53
Bảng 2.11: Giải pháp về hạn chế thiệt hại, bù đắp tổn thất RRTDBL tại chi
nhánh Vietinbank Cẩm Phả__________________________________________
______________________________Hình______________________________ Trang
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của Vietinbank Cẩm Phả_________
29
Hình 2.2: Tỷ lệ NQH của KHBL tại Vietinbank Cẩm Phả__________________
44
Hình 2.3: Tỷ lệ KHBL có NQH tại Chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả__________
45
Hình 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của KHBL tại Vietinbank Cẩm Phả_________________
47

DANH MỤC HÌNH

vi


vii


LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Giai đoạn 2016-2018, kinh tế Việt Nam được đánh giá có tốc độ tăng trưởng kinh tế
mạnh, đặc biệt năm 2018 được đánh giá là năm có tăng trưởng kinh tế cao nhất trong

10 năm trở lại đây. Tăng trưởng kinh tế đi kèm với nhiều cơ hội nhưng đồng thời mang
đến những thách thức vô cùng lớn. Một trong những lĩnh vực đóng vai trị quan trọng
trong nền kinh tế chính là Ngân hàng - Tài chính cũng đang chịu nhiều ảnh hưởng.
Trong hoạt động ngân hàng, hoạt động TD là một trong những hoạt động đem lại
doanh thu và lợi nhuận lớn cho ngân hàng, thậm chí nó còn quyết đinh sự tồn tại và
phát triển của mỗi ngân hàng. Những năm gần đây, các ngân hàng có xu hướng chuyển
dịch cơ cấu sang hoạt động TD bán lẻ do lợi nhuận của hoạt động này thường cao hơn
so với các loại hình khác. Tăng trưởng nóng kèm theo một loạt RRTD tiềm ẩn có thể
xảy ra bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ ngành ngân hàng nói chung
và tồn bộ nền kinh tế nói riêng.
Với vị thế là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp, Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam rất chú trọng tới hoạt động hạn chế RRTD bán lẻ. Theo đó,
Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả cũng đã và đang
triển khai nhiều biện pháp nhằm đầy mạnh đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
TDBL.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em quyết định lựa chọn đề tài iiGiai pháp hạn chế
RRTD bán lẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam — Chi
nhánh Cẩm Phả” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn nghiên cứu thực trạng, phân
tích ngun nhân tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế RRTD bán lẻ đối với Ngân
hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả.
Mục tiêu của khóa luận
- Đưa ra lý thuyết về RRTD bán lẻ, hạn chế RRTD bán lẻ làm cơ sở phân tích, xác
định các rủi ro đang tồn tại trong hoạt động TD bán lẻ của ngân hàng.

1


- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TD bán lẻ và các nguyên nhân dẫn đến
RRTD bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả.
- Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải

pháp nhằm hạn chế RRTD bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Cẩm Phả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: RRTD bán lẻ và các giải pháp hạn chế RRTD bán lẻ của
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác hạn chế RRTD trong hoạt động cho vay bán lẻ tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả giai đoạn 2016 2018 và đề xuất các giải pháp hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh Cẩm Phả.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động TDBL tại Vietinbank Cẩm
Phả.
- Thực hiện bảng khảo sát về rủi ro trong hoạt động TDBL của 50 Cán bộ TD tại
Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả.
- Trên cơ sở lý luận và các số liệu thực tế tổng hợp được, sử dụng các phương pháp
thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TDBL của
ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến RRTD
và đưa ra giải pháp hạn chế RRTD bán lẻ.
5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Việc hạn chế RRTD bán lẻ là một trong những nội dung quan trọng và hiện nay đã
có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Có thể kể đến các cơng trình tiêu biểu
liên quan trực tiếp đến đề tài như sau:
5.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Amalendu Ghosh về “Managing Risks in Commercial and Retail
Banking” năm 2012 đã cho thấy cái nhìn sâu hơn về mọi khía cạnh của RRTD trong
lĩnh vực ngân hàng. Nghiên cứu xem xét tất cả các khía cạnh bằng việc sử dụng mô

2


hình, các cơng thức định lượng cùng phép thống kê để đánh giá các mọi yếu tố rủi ro

mà ngân hàng phải đối mặt bao gồm cả các rủi ro từ phía thị trường, rủi ro từ KH, rủi
ro từ ngân hàng,.. .Đối với các KHBL, tác giả đưa ra giải pháp như thiết kế khung kiểm
soát, xây dựng khung quản lý rủi ro, XHTD, định giá cho vay dựa trên rủi ro, phân tích
danh mục đầu tư, lập kế hoạch kinh doanh, đồng thời giải thích kỹ hơn về phương pháp
kiểm toán nội bộ nhằm giảm rủi ro của ngân hàng xuống mức thấp nhất. Nghiên cứu
của tác giả trở thành một cơng cụ hữu ích để đào tạo quản lý rủi ro nói chung và rủi ro
bán lẻ nói riêng, giúp cho các ngân hàng hồn thiện các giải pháp hạn chế RRTD.
Nhóm tác giả Konovalova, Krstovska, Kudinska với nghiên cứu “Credit risk
management in commercial banks” năm 2016 đề xuất mơ hình đánh giá RRTD qua
việc phân tích những yếu tố KH/ KHBL để đảm bảo kiểm soát dự đoán về mức độ rủi
ro của các KH. Nghiên cứu được đưa ra với mục tiêu xác định mức độ rủi ro do các
nhóm KHBL khác nhau nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro trong tương lại, từ đó cải
thiện cơng tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng mơ hình XHTD nội
bộ để đánh giá về người vay, từ đó đưa ra các phương pháp cải thiện quản trị RRTD
trong các NHTM.
Nghiên cứu của nhóm tác giả gồm Bharati M. Ramageri, Dileep B. Desai, Bhambri,
Chopra “Two step credit risk assessment model for retail bank loan applications using
decision tree data mining technique” năm 2016 trình bày hệ thống dự đốn RRTD
trong cho vay bằng hai bước. Bước đầu tiên là sử dụng mơ hình chấm điểm TD truyền
thống và bước thứ hai là kết hợp các yếu tố đánh giá hành vi của KH, từ đó giúp các
TCTD đưa ra quyết định đúng đắn để phê duyệt hoặc từ chối yêu cầu cho vay của KH.
Tác giả khẳng định hệ thống sẽ đem lại hiệu quả trong việc khai thác dữ liệu của KH
như tài sản thế chấp, tình hình tài chính, dịng tiều kinh doanh,.từ đó đem lại hiệu quả
quản trị RRTD cao. Nhóm tác giả đã nghiên cứu mơ hình quy trình cấp TD tại các
ngân hàng ở Ản Độ, bằng việc sử dụng các mơ hình tuyến tính, phi tuyến tính để thực
hiện.
Nghiên cứu “Issues in the credit risk modeling of retail markets” của nhóm tác giả
Linda Allen, Gayle DeLong và Anthony Saunders (2004) đã khảo sát các đề nghị BIS

3



về đo lường RRTD bán lẻ. Ngồi ra, nhóm tác giả cịn minh họa mối quan hệ trong q
trình cho vay đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ để từ đó đưa ra các biện pháp cho
RRTD. Nghiên cứu sử dụng mơ hình điểm TD Fair Isaac (FICO) và các lý thuyết về
mơ hình KMV và các mơ hình dạng rút gọn như credit risk plus để từ đó cho phép
người cho vay và các bộ phận kỹ thuật từ cơ sở các danh mục đầu tư để đo lường
RRTD bán lẻ.
Nghiên cứu “Development of a credit scoring model for retail loan granting
financial institutions from frontier markets” của tác giá Kazi Rashedul Hasan năm
2016 tập trung và phát triển mô hình chấm điểm XHTD bán lẻ một cách cụ thể từ các
trường hợp kinh tế khẩn cấp và khi việc tìm kiếm số liệu đáng tin cây rất khó khăn. Tác
giả sử dụng mơ hình logistic để từ đó minh họa về tính hiệu quả của mơ hình XHTD
trong việc đưa ra quyết đinh cấp TD đối với các KH bán lẻ.
Nghiên cứu “A survey of credit and behavioural scoring: forecasting financial risk
of lending to consumers, 2000” Lyn C. Thomas chỉ ra việc sử dụng hai mơ hình chấm
điểm TD và chấm điểm hành vi giúp các tổ chức quyết định có cấp TD cho KHBL áp
dụng cho họ hay không. Bài viết này khảo sát các kỹ thuật được sử dụng - cả nghiên
cứu thống kê và vận hành - để hỗ trợ các quyết định này. Nó cũng thảo luận về sự cần
thiết phải kết hợp các điều kiện kinh tế vào các hệ thống tính điểm và cách các hệ
thống có thể thay đổi từ ước tính xác suất vỡ nợ của KHBL sang ước tính lợi nhuận mà
KH đó sẽ mang lại cho tổ chức cho vay - hai trong số những phát triển chính đang
được thử trong khu vực. Nó chỉ ra mức độ thành cơng của lĩnh vực dự báo rủi ro tài
chính này.
Jonathan N.Crook, David B.Edelman, Lyn C.Thomas thực hiện nghiên cứu “Recent
developments in consumer credit risk assessment” vào năm 2007 đã sử dụng các công
cụ đánh giá rủi ro để quản lý tài khoản của người vay. Bằng việc sử dụng mô hình
logistic, phương pháp thống kê và các thuật tốn phân loại,... nhằm đánh giá các
RRTD trong quá trình cấp TD. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc ứng dụng mơ hình chấm
điểm này sẽ giúp cho các ngân hàng đưa ra các quyết định dễ dàng hơn nhằm giảm

thiểu rủi ro cho các NH.

4


Nghiên cứu của J. Kruppa, A. Schwarz, G. Arminger, Amdreas glera “Consumer
credit risk: Individual probability estimates using machine learning” (2013) trình bày
một khung chung để ước tính rủi ro TD tiêu dùng cá nhân bằng cách sử dụng phương
pháp tự động hóa mơ hình phân tích kết hợp với việc tối ưu hóa mơ hình logistic cho
một tập dữ liệu lớn về lịch sử thanh toán đầy đủ của các khoản TD trả góp ngắn hạn
của KH. Kết quả đạt được thể hiện mơ hình tự động hóa này cho thấy sự ưu việt hơn so
với các mơ hình logistic truyền thống, từ đó giúp đo lường RRTD các khoản TD hiệu
quả hơn các mơ hình logistic truyền thống và đóng góp vào việc dự báo các RRTD đối
với các khoản vay cá nhân, đặc biệt là các khoản vay ngăn hạn.
Nghiên cứu “Macroeconomic and bank-specific determinants of non-performing
loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan
portfolios” của các tác giả D. P. Louzis, A. T.Vouldis, V. L.Metaxas (2011). Nghiên
cứu này sử dụng các phương pháp dữ liệu bảng động để kiểm tra các yếu tố quyết định
của các khoản nợ xấu (NPL) trong ngành ngân hàng Hy Lạp, riêng cho từng loại cho
vay (cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh và thế chấp). Nghiên cứu được thúc đẩy
bởi giả thuyết rằng cả hai biến kinh tế vĩ mơ và ngân hàng cụ thể đều có ảnh hưởng đến
chất lượng cho vay và những tác động này khác nhau giữa các loại cho vay khác nhau.
Kết quả cho thấy, đối với tất cả các hạng mục cho vay, nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng Hy Lạp có thể được giải thích chủ yếu bằng các biến số kinh tế vĩ mô (GDP, thất
nghiệp, lãi suất, nợ công) và chất lượng quản lý. Sự khác biệt về tác động định lượng
của các yếu tố kinh tế vĩ mô giữa các loại cho vay là rõ ràng, với các khoản thế chấp
khơng thực hiện là ít phản ứng nhất với những thay đổi trong điều kiện kinh tế vĩ mô.
Nghiên cứu này chỉ trong phạm vi của Hi Lạp thời kỳ bị khủng hoảng, khơng đánh giá
được tồn bộ nền kinh tế thế giới.
Nhóm tác giả J. S. Pierce và M. Bahri với nghiên cứu “The determinants of risk

premium: The case of bank lines of credit granted to SMEs” (2011) giúp người đọc
hiểu hơn về các nhân tố liên quan đến phí bảo hiểm rủi ro của các khoản cấp TD của
các doanh nghiệp siêu vi mô ở Canada. Bài viết đã chỉ ra quy mô doanh nghiệp, quy
mô TD, khả năng trả nợ, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nhân và thời gian của

5


mối quan hệ với ngân hàng là những yếu tố chính quyết định xem đây có phải người
vay tiềm năng hay khơng. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích cách tiếp cận giao
dịch cho những người vay nhỏ hơn, trong đó các điều khoản TD dựa trên dữ liệu tài
chính định lượng và cách tiếp cận quan hệ cho các cơng ty lớn hơn, trong đó độ dài và
chất lượng mối quan hệ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định
cấp TD.
5.2.
Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Nâng cao tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro ngân hàng bán lẻ
và tài chính tiêu dùng tại Việt Nam” của trang infomoney vào năm 2018 đã chỉ ra sự
phát triển về lĩnh vực bán lẻ trong ngân hàng và các tổ chức TD khác. Hiện nay, nhiều
ngân hàng đã và đang phát triển hệ thống quản lý rủi ro nhằm đáp ứng nhu cầu trong
công tác quản trị RRTD bán lẻ. Nghiên cứu chỉ ra việc chuẩn hóa cơ sở dữ liệu và xác
minh dữ liệu đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá chính xác mức độ rủi ro của
KH và đề ra mức lãi suất phù hợp thông qua các thông tin được cung cấp. Ngoài ra,
việc định giá dựa trên rủi ro cũng sẽ đảm bảo hạn chế rủi ro đối với các khoản vay bán
lẻ. Cuối cùng, ngân hàng cần cải thiện hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả nhằm đem lại
hiệu quả lợi nhuận cao nhất.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Chử Thị Lan năm 2018 nghiên cứu “Quản trị RRTD
bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Thái
Nguyên”, Đại học Thái Nguyên. Trong đề tài của mình, tác giả dựa trên thực trạng
hoạt động TD bán lẻ và QTRRTDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt

Nam chi nhánh Nam Thái Nguyên để đánh giá những kết quả đạt được tại Ngân hàng
từ đó đưa ra các giải pháp trọng quản trị RRTD bán lẻ như tăng cường chính sách tín
dung, tăng cường bồi dưỡng năng lực của các cán bộ và hoàn thiện các yếu tố ứng
dụng kỹ thuật vào trong quá trình quản trị RRTD bán lẻ. Tuy nhiên phạm vi nghiên
cứu của luận văn là Ngân hàng BIDV trong khoản thời gian 2015-2017.
Ket cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ của ngân hàng
thương mại

6


Chương 2: Thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng
TMCP Cơng Thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả.
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP
Cơng Thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả.

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.
Tổng quan về hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM
1.1.1.
Khái niệm về tín dụng ngân hàng và tín dụng bán lẻ
Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa các ngân hàng thương mại, TCTD với các công
ty, KH với cá nhân,... được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn
bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng nói trên.

Như vậy, trong mối quan hệ trên, ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho
vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi hoặc phát hành các chứng
chỉ tiền gửi để tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn
hoạt động của mình. Ngược lại, với tư cách là người cho vay, ngân hàng cung cấp vốn
tín dụng cho các thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau như cho vay, chiết
khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính,. Thơng qua hoạt động này, ngân
hàng có thể cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế đồng thời tối đa hóa hiệu quả sử
dụng đồng vốn của mình.
Tín dụng bán lẻ (TDBL) là hình thức cung cấp trực tiếp các sản phẩm tín dụng, bảo
lãnh có quy mô nhỏ cho các KH là cá nhân, hộ gia đình và các KH vừa và nhỏ. Đây là
khái niệm được đại đa số các ngân hàng thương mại cổ phần sử dụng hiện nay.
1.1.2.
Nguyên tắc tín dụng bán lẻ của NHTM
Nguyên tắc TDBL của NHTM cũng được thực hiện theo Nguyên tắc cho vay của
NHTM được quy định rõ tại Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với
KH do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau: ''HocU động cho vay của
TCTD đối với KH được thực hiện theo thỏa thuận giữa TCTD và KH, phù hợp với quy
định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp
luật về bảo vệ môi trường. KH vay vốn TCTD phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục
đích, hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với TtCTDn.

8


1.1.3.
Đặc điểm của tín dụng bán lẻ của NHTM
Quy mơ và số lượng các khoản vay: Thông thường quy mô mỗi khoản vay của
KHBL thường nhỏ hơn các khoản vay của KH. Tuy vậy, ở một số NHTM số lượng
khoản vay của KHBL thường lớn, đặc biệt các NHTM hoạt động theo định hướng là

ngân hàng bán lẻ thì số lượng này rất lớn, do đó tổng quy mơ các khoản vay bán lẻ
thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng.
Chi phí cho vay: Do các khoản vay bán lẻ thường có quy mơ nhỏ, số lượng các
khoản vay nhiều nên các Ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí (cả về nhân lực và vật
lực) trong việc phát triển KH, thẩm định, xét duyệt, và xử lý các khoản vay do đó chi
phí tính trên mỗi đồng vay của KHBL thường lớn hơn của DN.
Lãi suất cho vay: Lãi suất của khoản vay KHBL thường lớn hơn các khoản vay
khác của NHTM. Nguyên nhân do chi phí cho vay KHBL lớn, các khoản cho vay
KHBL có mức rủi ro cao và các KHBL thường kém nhạy cảm với lãi suất cho vay.
KHBL thường chỉ quan tâm đến số tiền được vay, thời hạn vay và số tiền phải trả theo
định kỳ mà không xem lãi suất là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình vay vốn. Cả ba
nguyên nhân trên dẫn đến lãi suất cho vay KHBL thường cao hơn các khoản cho vay
khác. Chẳng hạn, ở những nước có hoạt động cho vay KHBL phát triển như Mỹ, lãi
suất cho vay KHBL có thể cao gấp 3-4 lần lãi suất cho vay KH, ở Việt Nam lãi suất
cho vay KHBL thông thường cao hơn 1,2-1,5 lần cho vay KH.
1.1.4.
Phân loại tín dụng bán lẻ của NHTM
* Phân loại theo mục đích
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các khoản vay bán lẻ được chia thành hai
hình thức: tín dụng tiêu dùng và tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tín dụng tiêu dùng: là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộ
gia đình: như xây dựng sửa chữa nhà, mua xe, mua sắm trang thiết bị, đầu tư kinh
doanh chứng khốn...
Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh: là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung
vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình: bổ sung vốn lưu động, mua

9


sắm máy móc trang thiết bị đầu tư, đầu tư cơ sở sản xuất trang thiết bị, đầu tư kinh

doanh chứng khốn...
Phân loại theo kỳ hạn:
Đối với hai hình thức cấp tín dụng trên, thời hạn cấp tín dụng có thể là ngắn hạn
(thời hạn cho vay dưới 1 năm), trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm) và dài hạn (trên 5
năm).
Phân loại theo Phương thức:
Cho vay từng lần (cho vay theo món): Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay
vốn, KH và ngân hàng làm các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng
với nhau.
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản
chấp thuận việc KH chi vượt số tiền tự có trên tài khoản KH phù hợp với các quy định
của Chính phủ và NHNN Việt Nam về việc thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và KH chỉ làm một bộ hồ sơ để vay
trong kỳ hạn nhất định (thường là 1 năm) với định mức tín dụng đã được thỏa thuận
trong hợp đồng. Việc giải ngân vốn vay được thể hiện qua các hợp đồng tín dụng cụ
thể hoặc bảng kê rút vốn.
Phân loại theo Tài sản đảm bảo
Các biện pháp đảm bảo an tồn cấp tín dụng là yếu tố quan trọng trong việc xét
duyệt cấp tín dụng của ngân hàng với KH, hiện tại ngân hàng xem xét cấp tín dụng với
KH dựa trên hai hình thức:
Cho vay có tài sản đảm bảo: là các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản thuộc sở
hữu của chính KH vay vốn hoặc của người thứ 3. Tài sản đảm bảo có thể là số dư tài
khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, hàng hóa, máy móc thiết bị, bất động sản.
Cho vay khơng có tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp): Là cho vay khơng cần tài
sản đảm bảo mà ngân hàng cho vay dựa trên uy tín của KH. Ngân hàng lựa chọn các
KH có uy tín và khả năng trả nợ tốt để cho vay theo hình thức này.

10



1.2. Lý luận chung về rủi ro trong tín dụng bán lẻ của NHTM
1.2.1.
Khái niệm rủi ro trong tín dụng bán lẻ
Rủi ro tín dụng bán lẻ là một loại hình nằm nhóm rủi ro tài chính. Vậy rủi ro tín
dụng bán lẻ là gì? Mối quan hệ của RRTD này đối với các rủi ro khác như thế nào?
Những lý giải sau đây sẽ làm rõ điều đó.
Rủi ro tín dụng là khi cá nhân vay vốn khơng trả được nợ theo hợp đồng gắn liền
với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ. Hoặc nói cách một cách cụ thể hơn,
tổng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của ngân hàng có thể khơng
được hồn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời hạn. Các ngân hàng sẽ không bị đe
dọa bởi RRTD nếu luôn luôn nhận lại được cả gốc và lãi của khoản vay đúng thời hạn;
ngược lại, khoản vay sẽ rơi vào tính trạng rủi ro không thu hồi được.
RRTD trong hoạt động ngân hàng, theo khoản 1 điều 3 Thông tư số
02/2013/TT NHNN ngày 21/01/2013 về Quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong
hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, “là tổn thất có khả năng xảy
ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do KH khơng thực hiện
hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam
kết”. Mục đích của hạn chế RRTD là nhằm tối đa hóa lợi nhuận và duy trì RRTD trong
phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được.
Khi gặp RRTD, ngân hàng khơng thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay,
nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này
làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi khơng thu được nợ thì vịng
quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh khơng có hiệu quả. Khi gặp phải
RRTD ngân hàng thường rơi vào tính trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng
tin đối với khách, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Như vây, RRTD của một ngân hàng xảy ro ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân
hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng
không thu được cả vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất

vốn. Nếu tính trạng này kéo dài khơng thể khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản,

11


gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Điều này địi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện
pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
Hiểu một cách ngắn gọn thì RRTD bán lẻ được hiểu là: Khoản lỗ tiềm tàng vốn có
được tạo ra khi cấp TD cho KHBL là cá nhân, hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp siêu
vi mơ.
1.2.2.
Phân loại rủi ro tín dụng bán lẻ
Rủi ro sai hạn: Là loai rủi ro khi KH không trả đúng hạn như đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng. Đây là rủi ro ngoài ý muốn chủ quan của KH, họ có thiện chí trả nợ
nhưng tạm thời gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chậm trả nợ cho ngân hàng. Rủi ro
này được tập trung ở những món vay được ngân hàng gia hạn nợ, và đây là dấu hiệu
ban đầu của RRTD.
Rủi ro không thu hồi được nợ: Đó là những khoản vay mà ngân hàng có khả năng
thu hồi được vốn vay rất thấp, có nguy cơ bị mất vốn. KH cố tính chiếm dụng vốn của
ngân hàng hoặc cũng có thể KH bị phá sản, ngân hàng sẽ tìm mọi cách để thu hồi
nhưng thu hồi không được hoặc không đủ. Loại rủi ro này thường tập trung ở những
món vay đã chuyển sang NQH.
Rủi ro tiềm ẩn: Là loại rủi ro tiềm ẩn trong số dư nợ tưởng chừng bình thường, tập
trung ở những món vay mà q trình làm thủ tục cho vay cán bộ tín dụng (CBTD) đã
khơng tn thủ chặt chẽ quy trình cho vay, khơng đúng quy chế và những món vay đã
được ngân hàng cho vay đáo nợ.
1.2.3.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ
* Thứ nhất, các nguyên nhân khách quan:

Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên như: Thiên tai dịch
họa, sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng,... gây ra các biến động xấu ngồi dự tính
trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và KH của mình. Những ngun nhân này
có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay KHBL. Lĩnh vực hoạt động
của KHBL thường có phạm vi nhỏ, chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể gây ra những tác

12


động mạnh mẽ đến hoạt động của KH, từ đó dẫn đến khả năng khơng hồn trả được nợ
của KH và làm RRTD xảy ra.
Rủi ro thay đổi cơ thế chính sách như: Chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ
luật pháp của Nhà nước
Rủi ro do môi trường pháp lý: Nếu mơi trường pháp lý chưa hồn chỉnh sẽ không
đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế. Cơ chế, chính
sách, quy hoạch của Nhà nước, của chính quyền các cấp thay đổi cũng có thể dẫn đến
rủi ro khi KH sử dụng vốn vay của mình.
Rủi ro do thiếu thơng tin: Do thiếu hoặc không thể hiểu biết hết các thông tin về
KH, ngân hàng thường phải đối mặt với các rủi ro như:

+ Rủi ro do sự thiếu chính xác trong cung cấp thông tin cho ngân hàng của các cơ
quan chức năng có liên quan, hoặc do thiếu các quy định, chế tài cần thiếu của nhà
nước trong việc cung cấp thơng tin như chế độ báo cáo tài chính của KH các quy định
về cung cấp và sử dụng thông tin
+ Rủi ro về đạo đức: Mặc dù ngân hàng đã cố gắng kiểm tra kĩ càng, nhưng KH vẫn
cố tính vi phạm, che dấu thơng tin hoặc làm sai lệch thơng tin về mình như cố tính lập
báo cáo tài chính thiếu trung thực, làm giả chứng minh thu nhập, cố tính sử dụng vốn
sai mục đích ...
Rủi ro nhân tố quốc tế: Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, tín dụng trong nước
có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng quốc tế, dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế,

chính trị quốc tế, các chính sách tài chính của các quốc gia có ảnh hưởng lớn trên toàn
thế giới.

* Thứ hai, các nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân đến từ phía Ngân hàng

+ Rủi ro đến từ chính sách cấp tín dụng: Chính sách cho vay của một ngân hàng là
kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Một chính sách tín dụng không
đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ làm cho hoạt đơng tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc
cấp tín dụng khơng đúng đối tượng, tạo ra kẽ hở cho người sử dụng vốn, dẫn đến NQH.

13


+ Rủi ro do ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về người đi vay hoặc
do chủ quan tin tưởng vào KH quen của mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra về tình hình tài
chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả nợ ...

+ Rủi ro do thiếu thơng tin tín dụng, hoặc thơng tin tín dụng khơng chính xác, kịp
thời, dẫn đến ngân hàng khơng có danh sách “phân loại KH” để có sự phân tích, đánh
giá KH một cách khách quan, đúng đắn.

+ Rủi ro do thiếu cơ chế theo dõi, hạn chế rủi ro, chưa đủ các tiêu thức để đo lường
rủi ro, rủi ro tối đa cho phép chấp nhận đối với từng KH, nhóm KH thuộc các ngành
khác nhau.
- Nguyên nhân từ phía KH:
Sử dụng vốn vay sai mục đích, khơng có thiện chí trả nợ: Đa số các KH khi vay vốn
ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các KH sử dụng
vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy
nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến uy tín và giảm lợi

nhuận của ngân hàng.
Khả năng quản lý tài chính kém: Khi các KH vay tiền ngân hàng để mở rộng quy
mô kinh doanh, đa phần tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất mà không đổi mới
cách thức quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh theo đúng chuẩn mực. Quy
mô kinh doanh vượt quá so với khả năng quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản
của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành cơng trên thực tế.
Tình hình tài chính KH yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mơ tài sản, nguồn vốn nhỏ
bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các KH bán lẻ. Ngồi
ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các
KH tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các KH cung cấp
cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ
ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của KH dựa trên số liệu do các KH cung cấp,
thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn
ln xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống RRTD.

14


1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng bán lẻ
Khi RRTD xảy ra sẽ làm ảnh hưởng xấu đến rất nhiều chủ thể. Đầu tiên là bản thân
các ngân hàng và KH đi vay, sau đó là tác động đến cả nền kinh tế.
Hậu quả của RRTD đối với ngân hàng
Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các
NHTM bị thất thốt, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho
nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân
hàng cịn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại. Điều này có thể làm
ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM.
Mặt khác, tỷ lệ NQH cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân
hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm
trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và

đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Hậu quả của RRTD đối với KH
Đối với bản thân KHBL khơng có khả năng hồn trả vốn (lãi) cho ngân hàng thì họ
gần như khơng có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả những
nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín. Đây được hiểu đơn giản là KH này
đã được liệt vào danh sách “đen” và cảnh báo với các ngân hàng khác về nguy cơ
không thu hồi được tiền nếu cho KH này vay.
KHBL nhiều khả năng sẽ bị thu giữ tài sản thế chấp trong trường hợp khơng thể
thanh tốn được khoản nợ gốc và lãi với ngân hàng.
Hậu quả của RRTD đối với nền kinh tế
Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và
cung cấp tiền cho các tổ chức, KH và cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, RRTD ảnh
hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
Ở mức độ thấp, RRTD khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh hoặc tiêu dùng của các KH bị hạn chế, ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng trưởng
của nền kinh tế.

15


×