Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

HOẠT ĐỘNG đối NGOẠI NHÂN dân THÀNH PHỐ đà NẴNG GIAI đoạn 2014 – 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.46 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2014 – 2019

CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN LỊCH SỬ (QUAN HỆ QUỐC TẾ)
CƠ SỞ THỰC TẬP: LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện: Phan Văn Hùng
Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Thị Mai

Đà Nẵng - Năm 2021
1


LỜI CẢM ƠN!
Lời đầu tiên, cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ơn đến cô - Tiến sĩ Lê Thị
Mai và Quý thầy cô Khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN đã trang bị những
kiến thức, kĩ năng về Lịch sử văn hóa và kiến thức về quan hệ quốc tế, chỉ dẫn cho em
thực hiện tốt chương trình thực tập trong thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, cơ Nguyễn Thị Kim Tuyến - Chánh văn
phịng tổ chức hành chính và các anh chị chuyên viên, ,… Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp em hồn thành khóa thực tập cử nhân. Cảm ơn thầy cô,
anh chị đã truyền đạt kinh nghiệm làm việc hành chính, tổ chức sự kiên đối ngoại nhân
dân. Đó là những trải nghiệm vơ cùng q báu đối với mỗi sinh viên.
Thực tập cử nhân là bước đầu cọ sát với thực tế nghề nghiệp của sinh viên, là thời


gian để sinh viên có thể áp dụng những kiến thức được học trên lớp vào công việc của
mình. Qua đó, người học sẽ một lần nữa “xác định” lại khả năng của bản thân với yêu cầu
thực tế cơng việc, từ đó điều chỉnh, chuẩn bị hành trang và kế hạch tiếp theo, cũng như
vạch ra những mục tiêu cụ thể phải đạt được trong tương lai. Trong q trình thực tập cử
nhân và hồn thành báo cáo này chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót và những hạn chế nhất
định, những đánh giá nhận xét, góp ý của Thầy Cô, các anh chị hướng dẫn là những kinh
nghiệm quý báu giúp em ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng
Sinh viên
Phan Văn Hùng

2

năm


PHẦN 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thực hiện kế hoạch của trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng về chương
trình thực tập của sinh viên năm thứ 4, nhằm giúp sinh viên được trực tiếp tham gia các
hoạt động, ứng dụng kiến thức đã học vào các công việc thực tế sau khi ra trường.
Là sinh viên năm 4 Khoa Lịch sử, em xin chọn địa điểm thực tập ngày tại vùng đất
Đà Nẵng, cơ quan thực tập trực tiếp là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà nẵng
tại số 522 đường Ơng Ích Khiêm, thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ quan đối ngoại nhân với
bề dày lịch sử lâu đời với rất nhiều hoạt động, tư liệu,… về đối ngoại nhân dân.
Thời gian thực tập : Từ ngày 01 tháng 04 năm 2020 đến ngày 28 tháng 03 năm
2021
I.

NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC TẬP:


1. Về nội dung:
Trong thời gian thực tập, cá nhân tôi đã cố gắng, chủ động học hỏi cũng như thực
hiện các nhiệm vụ được giao để hoàn thành hai đề tài của nội dung báo cáo thực tập. Sau
thời gian 10 tuần thực tập từ ngày 04/01 – 28/03/2021, công việc thực tập đã hoàn thành,
dưới đây là nội dung của bài báo cáo thực tập.
Thứ nhất, thực hiện việc sắp xếp và tìm hiểu các tư liệu học tập tại Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện việc sắp xếp và tìm hiểu các tư liệu học tập tại Liên hiệp
các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng, tham gia Hội nghị Tổng kết Công tác Đối
ngoại Nhân dân thành phố và triển khai chương trình cơng tác năm 2021.
Thứ ba, hồn thành đề tài “Hoạt động đối ngoại nhân dân thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2014 – 2019” và nộp báo cáo thực tập đúng thời gian quy định, trên cơ sở những
nhận xét của cơ sở thực tập và giảng viên hướng dẫn, bản thân rút kinh nghiệm để các
công việc về sau được hoàn thiện hơn.

3


2. Về tiến độ:
Thời gian
Tuần 1 - Tuần 5:

Nội dung công việc
- Trao đổi về lịch thực tập, các yêu cầu chung về

Từ ngày 04 tháng 01 năm 2021

thực tập tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành


đến ngày 31 tháng 01 năm 2021

phố Đà Nẵng.
- Sinh viên thực hiện việc sắp xếp và nghiên cứu tư
liệu tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố
Đà Nẵng.
- Tham dự Hội nghị Tổng kết Công tác đối ngoại
Nhân dân thành phố năm 2020 và triển khai

Tuần 6:

Chương trình cơng tác năm 2021.
- Sinh viên làm việc tại Hội Liên hiệp các tổ chức

Từ ngày 22 tháng 02 năm 2021 đến

hữu nghị thành phố, trao đổi về nội dung báo cáo.

ngày 28 tháng 02 năm 2021
Tuần 7:

- Sinh viên làm việc tại Liên hiệp các tổ chức hữu

Từ ngày 01 tháng 03 năm 2021

nghị thành phố, trao đổi về nội dung về đề tài

đến ngày 07 tháng 03 năm 2021

nghiên cứu “Hoạt động đối ngoại nhân dân thành


Tuần 8

phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2019”.
- Sinh viên làm việc tại Liên hiệp các tổ chức hữu

Từ ngày 07 tháng 03 năm 2021

nghị thành phố Đà Nẵng, sưu tầm các tư liệu liên

đến ngày 14 tháng 03 năm 2021

quan về “Hoạt động đối ngoại nhân dân thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2019”.

Tuần 9:

- Sinh viên làm việc tại Liên hiệp các tổ chức hữu

Từ ngày 15 tháng 03 năm 2021

nghị thành phố Đà Nẵng và hoàn thành đề cương

đến ngày 21 tháng 03 năm 2021

nghiên cứu; trao đổi, hồn chỉnh đề cương nghiên
cứu (thời gian cịn lại trong tuần tự nghiên cứu,
4



Tuần 10:

viết báo cáo).
- Cơ quan thực tập, trao đổi, đánh giá kết quả thực

Từ ngày 21 tháng 03 năm 2021

tập của sinh viên.

đến ngày 28 tháng 03 năm 2021
3. Các kết quả cụ thể

- Hoàn thành nội dung thực tập.

- Qua thời gian 10 tuần thực tập tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà
Nẵng bản thân đã hoàn thành được các nội dung được phân công của cơ sở thực tập. Các
kết quả cụ thể là:
A. Về kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Về kiến thức
Thứ nhất, hồn thành việc sắp xếp và tìm các tư liệu liên quan về cơ cấu tổ chức,
hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng, tham gia “Hội nghị
Tổng kết Công tác Đối ngoại Nhân dân thành phố năm 2020 và triển khai Chương tình
Cơng tác năm 2021”.
Thứ hai, tìm kiếm tư liệu và hoàn thành đề tài của bài báo cáo “Hoạt động đối
ngoại nhân dân thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2019”. Nội dung cụ thể của bài báo
cáo được trình bày dưới đây.
* Về kỹ năng
Qua thời gian 10 tuần thực tập tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà
Nẵng, thông qua những công việc được giao, bên cạnh những kiến thức mới thu nhận
được thì qua đợt thực tập này, bản thân đã cải thiện được các kĩ năng của sinh viên năm 4

đó là kĩ năng viết bài, kỹ năng xử lý tài liệu và những kỹ năng về việc ứng dụng công
nghệ thơng tin trong việc hồn thành đề tài “Hoạt động đối ngoại nhân dân thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2014 – 2019”.
Cách làm việc theo nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm cũng hết sức quan trọng đối
với sinh viên. Bạn cần biết cách để hịa hợp vào nhóm, nhạy bén trong các vấn đề của
nhóm và phối hợp cùng mọi người làm việc để cả nhóm cùng đạt được mục tiêu.
5


Kỹ năng xác định mục tiêu: Bất kể làm việc gì đều phải đặt mục tiêu. Vì khi có
mục tiêu sẽ dễ dàng vạch ra những bước để thực hiện nó. Cần chú ý là mục tiêu phải phù
hợp với năng lực và điều kiện của bản thân bạn để có thể hiện thực hóa mục tiêu đó.
Kỹ năng giao tiếp: Thơng qua giao tiếp, mọi người có thể đánh giá được kiến thức,
phẩm chất, tính cách của mình. Ngược lại, chúng ta cũng có thể nắm bắt được diễn biến
tâm lý của người đối diện và có thể dễ dàng thuyết phục, làm hài lòng họ hơn. Giao tiếp
tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành cơng trong công việc.
* Về thái độ
Qua thời gian thực tập 10 tuần tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà
Nẵng bản thân đã thực hiện nghiêm túc các quy định về thực tập của sinh viên năm thứ 4
ngành Cử nhân Lịch sử (chuyên ngành Quan hệ quốc tế) như chấp hành tốt các quy định
của Nhà trường, Khoa Lịch sử và cơ sở thực tập, thực hiện việc thực tập đúng thời gian
quy định (đảm bảo đủ 1 tuần 3 buổi đến cơ sở thực tập), luôn chủ động và hồn thành tốt
những cơng việc được giao bởi cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập (như hoàn thành bài
báo cáo “Hoạt động đối ngoại nhân dân thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2019”), tìm
kiếm tư liệu tư liệu tại Kho tư liệu của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà
Nẵng; Phòng Hợp tác Quốc tế, Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng; các tài liệu trên trang
thông tin điện tử của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng.
Biết lắng nghe và học hỏi: Dù là lời khen hay chê thì vẫn nên tiếp thu, vì đó là lời
chỉ bảo của những người đi trước. Họ thấy sai thì nhắc, họ thấy tốt thì sẽ tuyên dương.
Mặc dù rất khó để có thể tiếp thu những lời phê bình từ người khác, cách tốt nhất chỉ nên

lắng nghe những lời phê bình mang tính chất chỉ bảo, xây dựng hướng đi cho bản thân.
B. Hiểu được cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chình mà ở đây là Liên hiệp
các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng gồm:
Ban Chấp hành Liên hiệp nhiệm kỳ 2014 - 2019 gồm 41 Ủy viên là lãnh đạo các sở,
ngành, đơn vị, địa phương, trong đó có 04 đồng chí là Thành ủy viên và 27 đồng chí thuộc
diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý. Cuối nhiệm kỳ, có 02 đồng chí lãnh đạo được điều
6


động từ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phịng Đồn Đại biểu Quốc hội thành phố
về Liên hiệp.
Liên hiệp hữu nghị có 12 tổ chức thành viên với 239 ủy viên Ban Chấp hành. Đến
tháng 8/2019, 10 tổ chức thành viên của Liên hiệp đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2019 2024 (còn 02 Hội chưa đến kỳ Đại hội); có 23 chi hội và 05 hội cấp quận trực thuộc các
Hội; 40 chi hội trực thuộc Hội cấp quận. Các Hội hữu nghị song phương tiếp tục kết nạp
hội viên, thành lập các chi hội ở các đơn vị, địa phương để mở rộng các hoạt động, ngày
càng đi vào chiều sâu. Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - ASEAN đang được xúc tiến
thành lập theo Quy định số 03-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

PHẦN 2: BÁO CÁO ĐỀ TÀI:
Hoạt động đối ngoại nhân dân Thành Phố Đà Nẵng và các nước giai đoạn
2014 – 2019
I.

MỞ ĐẦU:
Việt Nam hiện nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia

thành viên Liên hợp quốc; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác
chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm
hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hịa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế
giới.

Đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột chính của đối ngoại Việt Nam bên cạnh
đối ngoại Đảng và ngoại giao nhà nước. Đối ngoại nhân dân có tính ổn định, lâu dài của
nhân dân ta với nhân dân các nước, các vùng lãnh thổ, có nội dung phong phú, đa dạng
về phương thức hoạt động. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, công tác đối ngoại nhân dân
cần phát huy mạnh mẽ vai trò “Sứ giả hữu nghị”, “Đại sứ nhân dân”... nhằm đưa bạn bè
quốc tế đến với Đà Nẵng và “Đưa Đà Nẵng ra thế giới”.
-

Thuật ngữ “Đối ngoại nhân dân”:

7


Đối ngoại nhân dân là hoạt động đối ngoại có sự tham gia rộng rãi của các đoàn thể
nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở các cấp; các nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa
học, các văn nghệ sĩ, nhà báo, đồng bào các tôn giáo, các dân tộc, các doanh nhân thuộc
các thành phần kinh tế; các tổ chức từ thiện, nhân đạo, bảo vệ môi trường; nhân dân trong
nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
II.

NỘI DUNG:
1.

Thành quả hoạt động đối ngoại nhân dân trong 5 năm qua:

A. Kết quả công tác đối ngoại nhân dân của Liên hiệp hữu nghị thành phố
-

Đà Nẵng và các nước:

Trong 05 năm qua, công tác đối ngoại nhân dân của thành phố được triển khai đều
khắp trên cả bốn mặt trận: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa
và cơng tác người Việt Nam ở nước ngoài. Các mối quan hệ đồn kết, hữu nghị, hợp
tác quốc tế ln được gìn giữ và phát triển tốt đẹp. Các cấp, các ngành, địa phương,
đơn vị, Mặt trận, đoàn thể và các tổ chức nhân dân trên địa bàn thành phố đã chủ động
triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác đối ngoại nhân dân của Thành uỷ Đà Nẵng
về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình

-

mới.
Hàng năm, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố đều tham mưu UBND thành phố
ban hành Kế hoạch đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố. Trong đó, căn cứ vào
các sự kiện ngoại giao quan trọng giữa Việt Nam và các nước để tham mưu UBND
thành phố ban hành các đề án, kế hoạch kỷ niệm, giao trách nhiệm cho Liên hiệp hữu
nghị chủ trì, phối hợp triển khai các hoạt động đoàn kết, hữu nghị, với nhiều hoạt động
phong phú, thiết thực; huy động nhiều cấp, nhiều ngành vào cuộc; chất lượng và qui
mô hoạt động ngày càng được nâng cao; thu hút sự hưởng ứng tích cực của đơng đảo
các tầng lớp nhân dân thành phố, góp phần khơng ngừng tăng cường tình hữu nghị và
sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân thành phố Đà Nẵng với nhân dân các nước trên thế
giới.
8


-

Liên hiệp hữu nghị đã ký kết Quy chế phối hợp công tác đối ngoại nhân dân với Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố giai đoạn 2012 - 2015 và
2016 - 2020. Theo đó, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên tổ chức triển khai
thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; tuyên

truyền, vận động hội viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện vai trò “đại sứ

-

nhân dân”.
Mạng lưới phối hợp thực hiện công tác đối ngoại nhân dân được thiết lập tại 48 cơ
quan, đơn vị, địa phương tiếp tục hoạt động hiệu quả, gắn hoạt động đối ngoại nhân
dân vào chương trình, kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị một cách phù hợp và
sáng tạo; gắn kết hoạt động đối ngoại nhân dân với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh

-

tế, ngoại giao văn hóa và cơng tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong thời gian qua, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân của thành phố ln có
sự gắn kết, song hành và hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên nền tảng vững chắc cho ngoại giao

-

chính trị.
Thơng qua cơng tác đối ngoại nhân dân, các đồn ra nước ngồi lồng ghép với cơng tác
xúc tiến đầu tư và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngồi đã góp phần thúc đẩy
ngoại giao kinh tế của địa phương thêm phần khởi sắc. Hiện nay có 184 tổ chức quốc
tế, quỹ doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động viện trợ nhân
đạo tại thành phố. Đến nay, tồn thành phố có 740 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 3,36
tỷ USD. Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý tốt các khoản viện trợ phi chính phủ nước
ngồi, thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt 365 chương trình, dự án và các
khoản viện trợ với tổng kinh phí cam kết tài trợ 653,9 tỉ đồng. Các Hội, đoàn thể, các
tổ chức xã hội đóng vai trị nịng cốt trong hoạt động vận động viện trợ phi chính phủ
nước ngồi nhằm hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ cơi, nạn nhân chất
độc da cam, góp phần cùng thành phố thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội.

Hàng năm, giá trị vận động viện trợ do các tổ chức này kêu gọi đã chiếm hơn 60%
tổng số vốn viện trợ phi chính phủ nước ngồi tồn thành phố. Mỗi tổ chức Hội đều
xây dựng các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với một số tổ chức, cá nhân nước ngồi,
những đối tác tin cậy, có uy tín. Đã tổ chức đón tiếp và làm việc với hàng trăm đoàn

9


khách từ các tổ chức, cá nhân và bạn bè quốc tế; tổ chức nhiều chương trình ủng hộ
-

các phong trào dân chủ và tiến bộ của nhân dân trên thế giới.
Ngoại giao văn hóa và ngoại giao nhân dân kết hợp uyển chuyển cùng tạo nên sức
mạnh to lớn trên mặt trận văn hóa. Nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đã tạo
được tiếng vang lớn, góp phần kiến tạo lòng tin để xây dựng quan hệ hữu nghị bền
vững giữa thành phố với cộng đồng quốc tế. Đại học Đà Nẵng, Sở Giáo dục và Đào
tạo thành phố, hệ thống các trường Đại học và phổ thông công lập, các trường cao
đẳng trên địa bàn thành phố và Liên hiệp hữu nghị đã ký kết nhiều chương trình phối
hợp thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân. Nhiều trường học đã đa dạng hóa các
hoạt động giao lưu quốc tế, ký kết hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu,
học viện trên thế giới; tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên, giáo viên,
giảng viên; hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và trao đổi văn hóa. Đặc biệt, các
trường Đại học thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng và Trường chất lượng cao Sky-line
nhiều năm qua đã hỗ trợ các suất học bổng toàn phần từ 04 - 05 năm học cho các sinh
viên Lào, Campuchia theo học tại Đà Nẵng với giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng.

-

Cơng tác người Việt Nam ở nước ngồi được chú trọng. Hiện có 102 doanh nghiệp
kiều bào đầu tư kinh doanh trên địa bàn thành phố với số vốn đăng ký gần 2.000 tỷ

đồng, góp phần tạo cơng ăn việc làm cho hàng nghìn lao động của thành phố. Hội
Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài phát huy vai trò nòng cốt trong việc huy động
nguồn lực kiều bào trí thức đóng góp trong các hoạt động giáo dục, y tế, chuyển giao
công nghệ; thu hút doanh nhân kiều bào đâu tư phát triển kinh tế thành phố.

-

B. Hoạt động hịa bình, đồn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân:
Trong 05 năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố và các tổ chức thành viên
đã đón tiếp hơn 150 đồn khách quốc tế từ nhiều quốc gia trên thế giới đến thăm và làm
việc tại thành phố. Thông qua các buổi tiếp, làm việc, gặp gỡ, hội đàm, đã làm cho bạn
bè quốc tế hiểu đúng, đầy đủ về quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Ðảng
và Nhà nước Việt Nam; về thành tựu kinh tế, xã hội và các cơ hội hợp tác, đầu tư tại
thành phố Đà Nẵng; về con người, văn hóa Việt Nam và Đà Nẵng; đồng thời, tranh thủ

10


sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
-

của thành phố, các vấn đề về chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tổ chức và phối hợp tham gia 15 đoàn ra, đi cơng tác nước ngồi theo kênh đối ngoại
nhân dân đến các nước Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Campuchia, Trung Quốc...
nhằm giao lưu, kết nối quan hệ, vận động viện trợ, trao đổi kinh nghiệm, quảng bá hình
ảnh Đà Nẵng đến với bạn bè các nước.

-

Với phương châm “Chủ động, sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả”, Liên hiệp các tổ chức

hữu nghị thành phố và các tổ chức thành viên đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt
đẹp với Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán các nước và khoảng 70 tổ chức nhân dân, tổ
chức phi chính phủ, trường đại học. Đồng thời, tích cực và chủ động mở rộng quan hệ
với các tổ chức nhân dân các nước láng giềng, các nước trong khối ASEAN, các nước
bạn bè truyền thống, các địa bàn trọng điểm, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.

-

Với Liên bang Nga, “Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nga tại Đà Nẵng” mà điểm
nhấn là “Liên hoan giai điệu hữu nghị Việt - Nga” nhân kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Liên bang Nga (1950 - 2015) đã thu hút hàng ngàn người tham dự với
nhiều nội dung phong phú như triển lãm ảnh, ẩm thực Nga - Việt, triển lãm các mặt
hàng giao thương giữa các địa phương của hai nước, biểu diễn thời trang truyền thống
của hai nước. Chương trình hịa nhạc “Đại sứ nghệ thuật” do Đồn nghệ sỹ Nga đến từ
Ngơi nhà âm nhạc Saint-Petersburg biểu diễn đã để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc với khán
giả Việt Nam; “Giao lưu gặp mặt hữu nghị Việt - Nga” được tổ chức hàng năm. Các kỳ
thi Olympic toán học Nga khu vực miền Trung - Tây Nguyên do Liên hiệp phối hợp với
Trung tâm hợp tác quốc tế khoa học và văn hoá Nga, Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố
tổ chức trong suốt 05 năm qua đã tuyển chọn được trên 40 em học sinh THPT sang học
tại các trường Đại học công nghệ hàng đầu Liên bang Nga bằng nguồn học bổng liên

-

chính phủ Việt - Nga.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp
tục củng cố, phát triển thông qua nhiều hoạt động phong phú và hiệu quả. Chương trình
“Ở nhà dân - Homestay” dành cho sinh viên Lào thực hiện trong thời gian qua là điển
hình được Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Lào biểu dương và khuyến khích nhân
11



rộng trong cả nước. Nhiều em trong số đó khi kết thúc học tập trở về nước vẫn giữ mối
quan hệ tốt đẹp, bền chặt với các gia đình kết nghĩa. Đây chính là cầu nối, gắn kết tình
hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Việt - Lào. Hội hữu nghị Việt - Lào đã vận động tài trợ
học bổng hơn 12 tỷ đồng cho các sinh viên Lào đang theo học tại các trường đại học,
cao đẳng trên địa bàn thành phố. Hàng năm, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố,
Hội hữu nghị Việt - Lào đều phối hợp với Tổng lãnh sự quán nước CHDCND Lào tại
Đà Nẵng, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố và các cơ quan, ban ngành thành phố tổ chức
Lễ hội Tết cổ truyền Bunpimay Lào thu hút đông đảo nhân dân hai nước tham dự.
Ngoài ra, các hoạt động giao lưu truyền thống như “Giao lưu gặp mặt truyền thống
quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào”; “Cuộc thi tìm
hiểu quan hệ ngoại giao Việt - Lào”; “Giao lưu văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực Việt Lào” nhân kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao (1962 - 2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp
ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2017)... đã góp phần thắt
-

chặt tình hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Việt - Lào.
Với Vương quốc Campuchia, Liên hiệp hữu nghị và Hội hữu nghị Việt Nam Campuchia luôn coi trọng việc xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân
hai nước Việt Nam - Campuchia. Tổ chức Chương trình Gặp mặt giao lưu với các cựu
chuyên gia, cựu quân tình nguyện Việt Nam từng giúp đất nước Campuchia với các học
viên Quân đội Hoàng gia Campuchia học tập tại trường Quân sự Quân khu V nhân kỷ
niệm 63 năm Quốc khánh Vương quốc Campuchia, nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ
ngoại giao Việt Nam - Campuchia; tổ chức Chương trình kết nghĩa bố con giữa các học
viên Campuchia với các cựu quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp
Campuchia; tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu Campuchia qua mạng internet”; tổ chức Gặp
mặt kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chế độ diệt chủng Pônpôt - Iengsari với sự tham
dự của gần 500 đại biểu đại diện cho các cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện Việt
Nam từng giúp đất nước Campuchia, các lưu học sinh Campuchia đang học tập tại Đà
Nẵng và 02 đoàn nhân dân Campuchia từ tỉnh Stung Treng và Ratanakiri. Hội hữu
nghị Việt Nam - Campuchia đã vận động 06 suất học bổng toàn phần bậc Đại học (04 -


12


05 năm) cho các em lưu học sinh Campuchia theo học tại các trường đại học, cao đẳng
-

trên địa bàn thành phố.
Với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên hiệp hữu nghị và Hội hữu nghị Việt Trung luôn hướng đến phát triển giao lưu văn hóa nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau giữa nhân dân hai nước. Điển hình là “Cuộc thi hùng biện tiếng Trung” được tổ
chức hai năm một lần với nhiều suất học bổng tiếng Trung từ 05 - 10 triệu đồng/suất do
Hội hữu nghị Việt - Trung vận động được đã thu hút và khuyến khích các em học sinh,
sinh viên Việt Nam học tiếng Trung. Chương trình nghệ thuật nhạc cụ dân tộc do các
nghệ sỹ đến từ Dàn nhạc dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc biểu diễn tạo ấn tượng tốt đẹp
với hàng ngàn người xem... góp phần tăng cường và củng cố tình hữu nghị Việt -

-

Trung.
Với Nhật Bản, nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 2018), Liên hiệp hữu nghị và Hội hữu nghị Việt - Nhật đã tổ chức chuỗi các hoạt động
biểu diễn và giao lưu âm nhạc hữu nghị của Nhóm Tứ tấu đàn dây thuộc Dàn nhạc giao
hưởng Nhật Bản thu hút đông đảo nhân dân tham dự, tạo được ấn tượng tốt đẹp trong
lòng người xem, “Cuộc thi tìm hiểu 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản
qua mạng internet”, “Giao lưu hữu nghị với bạn bè Nhật Bản tại Đà Nẵng”, phối hợp
tổ chức “Ngày hội văn hóa Nhật Bản” tại Bảo tàng Đà Nẵng, các giao lưu văn hóa, lễ
hội Việt - Nhật tại các trường đại học, Trung tâm Nhật ngữ trên địa bàn thành phố
hàng năm, “Giao lưu hòa nhạc giữa quân nhạc hải quân nhân dân Việt Nam với đội
quân nhạc lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản” ... góp phần thắt chặt tình hữu

-


nghị và quan hệ hợp tác Việt - Nhật tại Đà Nẵng.
Với Hàn Quốc, Liên hiệp hữu nghị và Hội hữu nghị Việt - Hàn phối hợp với Sở Ngoại
vụ tổ chức “Chương trình giao lưu tìm hiểu văn hóa - lịch sử Đà Nẵng cho người Hàn
Quốc tại Đà Nẵng”, “Lễ hội Văn hóa Việt - Hàn”; Chương trình kỷ niệm “Ngày hội
chữ Hàn”; “Giải bóng đá hữu nghị người nước ngồi sống tại Đà Nẵng”; Chương
trình giao lưu homestay thanh thiếu niên giữa học sinh Đà Nẵng và Chang won... qua
đó tạo điều kiện để nhân dân Đà Nẵng - Hàn Quốc hiểu biết nhau hơn, góp phần tích
cực vào việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Đà Nẵng và
các địa phương của Hàn Quốc.
13


-

Với Cộng hồ Pháp, “Ngày văn hóa Việt - Pháp” nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại
giao giữa hai nước (1973 - 2018) đã thực sự trở thành ngày hội văn hố giữa nhân dân
hai nước. Chương trình thu hút đông đảo Cộng đồng Pháp ngữ gồm bạn bè quốc tế nói
tiếng Pháp, các em học sinh và sinh viên Việt Nam học tiếng Pháp trên địa bàn thành
phố với nhiều hoạt động phong phú như: chương trình giao lưu văn nghệ với nhiều tiết
mục đặc sắc, giao lưu văn hóa - ẩm thực - du lịch, các trị chơi Olympiade, cuộc thi vẽ
tranh, tọa đàm “Cộng đồng Pháp ngữ vì sự phát triển bền vững”. “Liên hoan tiếng hát
Pháp ngữ khu vực miền Trung - Tây Nguyên mở rộng lần thứ V” do Liên hiệp hữu nghị
Đà Nẵng đăng cai tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 130 diễn viên không chuyên đến
từ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội hữu nghị Việt - Pháp các tỉnh, thành trong khu
vực, sự tham dự của trên 400 khán giả Việt Nam và Pháp. Chương trình đã để lại ấn
tượng sâu sắc trong lòng người dự bởi những lời ca, điệu múa đậm chất trữ tình, lãng

-

mạn Pháp.

Với Vương quốc Thái Lan, chuỗi các hoạt động “Hội chợ giao thương và triển lãm ảnh
Việt Nam - Thái Lan”, “Hội thảo Cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Đà Nẵng” nhân kỷ
niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan (1976 - 2016), giao lưu hữu nghị
với Đoàn Hội Phụ nữ tỉnh Sakon gần 100 người... đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao

-

lưu đối với nhân dân các địa phương hai nước.
Với Cộng hoà Liên bang Đức, nhân kỷ niệm 40 năm thiếp lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam - CHLB Đức và 25 năm Quốc khánh CHLB Đức, Liên hiệp hữu nghị và Hội
hữu nghị Việt - Đức tổ chức “Giao lưu hữu nghị Việt - Đức” nhằm tăng cường hơn
nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Đà Nẵng với

-

nhân dân Đức; phối hợp tổ chức hợp tác giáo dục với các đối tác Đức.
Với Cộng hoà Ấn Độ, Liên hiệp hữu nghị và Hội hữu nghị Việt - Ấn phối hợp với
Công ty Bảo Việt Nhân thọ tổ chức Chương trình đồng diễn Yoga hàng năm chào mừng
Ngày quốc tế Yoga (21/6) từ năm 2015 đến nay, đã trở thành hoạt động văn hóa được
đơng đảo nhân dân thành phố và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đà Nẵng mong đợi, thu
hút hàng ngàn người tham dự; “Hội thảo quốc tế về Bảo tồn di sản văn minh chung Việt
Nam - Ấn Độ” nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ (1972 2017); Chương trình biểu diễn nghệ thuật của ban nhạc Ấn Độ “Pranava Naadham”;
14


giao lưu giữa các nhà văn, nhà thơ thành phố Đà Nẵng với đoàn Ủy ban Đoàn kết Ấn
Độ - Việt Nam, phối hợp tổ chức trao tặng và trồng cây Bồ đề có nguồn gốc từ đất Phật
Bodhi Gaya tại Chùa Quán Thế Ấm, trưng bày, triển lãm 48 bức ảnh về di tích Phật
giáo tại Ấn Độ và một số nước châu Á khác... đã làm cho nhân dân hai nước thêm hiểu
-


rõ nhau và xích lại gần nhau hơn.
Hoạt động hữu nghị nhân dân với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thơng qua việc tổ chức các
chương trình hội thảo, giao lưu hữu nghị Việt - Mỹ nhằm tuyên truyền rộng rãi trong
nhân dân, đặc biệt thanh niên, sinh viên về vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước:
nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (1995 - /2015), Liên hiệp
hữu nghị và Hội hữu nghị Việt - Mỹ tổ chức chuỗi các hoạt động “Giao lưu hữu nghị
Việt Nam - Hoa Kỳ”, “Triển lãm ảnh về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ”, Hội
thảo về “Triển vọng tăng cường thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Đà Nẵng”,
“Cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ qua mạng internet”; Tọa đàm “Quan hệ
Việt - Mỹ: Bài học từ quá khứ và hướng tới tương lai”, “Giao lưu sinh viên Việt Mỹ”... góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác với
nhân dân Hoa Kỳ.
- Chương trình hợp tác giáo dục giữa Liên hiệp hữu nghị và Trường Đại học SUNY
Brockport (Mỹ) không ngừng đổi mới trong suốt 20 năm qua và được đánh giá là
mơ hình giáo dục độc đáo ở Việt Nam bởi tính linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Các
sinh viên Mỹ đến Đà Nẵng tham gia học tập, nghiên cứu chính trị, lịch sử, văn hóa,
ngơn ngữ Việt Nam; tham gia cơng tác xã hội giúp đỡ các nạn nhân chất độc da
cam, người già cô đơn, người bị bệnh hiểm nghèo; tham quan các danh lam, thắng
cảnh Việt Nam. Qua chương trình học, các sinh viên Mỹ hiểu rõ hơn về đất nước,
con người Việt Nam, về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc
biệt, nhiều bạn đã tham gia vào các diễn đàn quốc tế vận động, địi cơng lý cho các
nạn nhân da cam Việt Nam; các sinh viên Mỹ sau khi hồn thành khóa học tại Đà
Nẵng đã trở thành những “sứ giả hịa bình”, có nhiều đóng góp tích cực cho việc
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam. Số
lượng sinh viên Mỹ tham gia chương trình ngày càng tăng. Từ năm 1999 đến nay,
15


có 257 sinh viên Mỹ tham gia chương trình. Mức độ ảnh hưởng và lan toả của
chương trình này trong hệ thống giáo dục Mỹ ngày càng lớn.

- Qua 5 năm, chương trình này đã trực tiếp hỗ trợ cho một số gia đình nghèo, đau ốm
kéo dài, nạn nhân chất độc da cam rất khó khăn trên địa bàn huyện Hòa Vang,
Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng, Trường Chuyên biệt Thanh Tâm, Trung tâm
nuôi dưỡng trẻ mồ côi thuộc Hội Chữ Thập đỏ thành phố Đà Nẵng... với số tiền
trên 02 tỷ đồng; thực hiện trợ cấp thường xuyên cho 12 hộ gia đình nghèo, đau ốm
kéo dài, nạn nhân chất độc da cam rất khó khăn trên địa bàn huyện Hòa Vang với
-

mức hỗ trợ 400.000đ/hộ/tháng.
Trong hoạt động hữu nghị đa phương, Liên hiệp hữu nghị và Ủy ban hịa bình ln
chú trọng cơng tác vận động đấu tranh dư luận trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền,
dân tộc, tơn giáo, hịa bình, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, kêu gọi bạn bè
quốc tế ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam và thành phố Đà Nẵng, ủng hộ lập
trường của Việt Nam trong vấn đề biển Đông, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt
Nam, ủng hộ phong trào vì hịa bình thế giới. Liên hiệp hữu nghị và Ủy ban Hịa bình
thành phố đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai thu thập được hơn 33.000
chữ ký của nhân dân thành phố phản đối vũ khí hạt nhân; kêu gọi bạn bè quốc tế đang
sinh sống tại Đà Nẵng tham gia hoạt động đi bộ “Đồng hành với nỗi đau da
cam” nhân kỷ niệm 55 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam; tuyên truyền bảo vệ chủ
quyền biển, đảo quê hương; tổ chức vận động thu thập được 35.730 chữ ký của nhân

-

dân thành phố ủng hộ việc thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân vì hịa bình…
Ngồi ra, nhân kỷ niệm 51 năm thành lập ASEAN, Liên hiệp hữu nghị đã tổ chức nhiều
hoạt động có ý nghĩa với các nước trong Cộng đồng ASEAN như: Hội thi hùng biện
tiếng Anh “Tôi yêu đất nước Singapore” nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Singapore (1973 - 2018), Hội thi “Tìm hiểu Malaysia qua mạng
internet” nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Malaysia (1973 - 2018).
Tổ chức “Gặp mặt bạn bè quốc tế” nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN

Việt Nam” (ngày 02/9 hàng năm) là hoạt động thường xuyên nhằm tri ân sự đóng góp
của các tổ chức, cá nhân nước ngồi vào cơng cuộc xây dựng và phát triển thành phố;
đồng thời cũng là dịp để kết nối, vận động, phát triển các đối tác mới với Liên hiệp.
16


-

Cơng tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngồi có bước phát triển tích cực với
việc mở rộng đối tác, nâng cao chất lượng dự án, tăng cường vận động nguồn lực.
Thơng qua các hoạt động hịa bình, hữu nghị, Liên hiệp hữu nghị cùng với các cơ quan,
ban, ngành, địa phương huy động bình quân hàng năm trên 75 chương trình/dự án với
kinh phí cam kết trên 130 tỷ đồng/năm, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế
- xã hội của thành phố. Trong đó, Liên hiệp hữu nghị đã trực tiếp vận động được 15,315
tỷ đồng triển khai các chương trình/dự án như: viện trợ xe đạp Nhật cho học sinh
nghèo, khó khăn; hỗ trợ huyện Hịa Vang xây dựng nơng thơn mới; hỗ trợ sinh kế cho
phụ nữ đơn thân; trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; hỗ trợ vật chất cho gia
đình nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam; đưa các tình nguyện viên quốc tế đến trợ giúp
các đối tượng tàn tật, thiểu năng trí tuệ tại một số Trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn
thành phố...
2. Đánh giá chung:
A. Tích cực:
Hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 –

2019 triển khai đúng với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; huy
động sự tham gia của các cấp, các ngành, Mặt trận, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân
trên địa bàn thành phố. Cơng tác tham mưu chính sách và các văn bản pháp quy về đối
ngoại ngoại nhân dân được thực hiện tốt, góp phần đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân
dân của thành phố có bước chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động. Đã huy
động rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần tích cực vào việc xây dựng và

giữ vững mơi trường hồ bình, tăng cường tình đồn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhân
dân thành phố với bạn bè, đối tác quốc tế; góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, thương mại, đầu tư, du
lịch... giữa thành phố với các nước.
Hoạt động hịa bình, đoàn kết, hữu nghị ngày càng phong phú, đa dạng và có chiều
sâu, góp phần nâng cao vị thế của thành phố trên trường quốc tế; quan hệ hữu nghị, hợp tác

17


với bạn bè quốc tế ngày càng mở rộng và đáp ứng được yêu cầu hội nhập của thành phố Đà
Nẵng.
Đã vận động, thu hút có hiệu quả nguồn hỗ trợ FDI, ODA, INGOs, đóng góp
khơng nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đặc biệt, đối ngoại nhân
dân đã gắn kết với các chương trình an sinh - xã hội của thành phố, góp phần xây dựng
Đà Nẵng trở thành thành phố an bình, đáng sống.
Cơng tác thơng tin đối ngoại góp phần quảng bá hình ảnh, vị thế của Đà Nẵng với
bạn bè quốc tế. Vai trò “Đại sứ nhân dân” được phát huy, góp phần tạo mơi trường thuận
lợi cho các hoạt động đối ngoại của thành phố.
Liên hiệp hữu nghị đã phát huy tốt vai trò cơ quan đầu mối về cơng tác đối ngoại
nhân dân của thành phố, làm nịng cốt và chủ động trong công tác phối hợp thực hiện hoạt
động đối ngoại nhân dân trên toàn thành phố. Ban Chấp hành Liên hiệp hữu nghị và các
tổ chức thành viên thường xuyên được củng cố, tăng cường và tiếp tục phát triển các cơ
sở hội, chi hội.
B. Hạn chế và nguyên nhân:
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nói trên, cơng tác đối ngoại nhân dân vẫn cịn có
hạn chế nhất định.
Cơ chế, chính sách: Địa vị pháp lý của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tuy đã được
xác lập rõ ràng, nhất quán trong các văn bản của Đảng là tổ chức chính trị - xã hội, nhưng
lại chưa được thể chế hoá đầy đủ trong các văn bản pháp luật của nhà nước, dẫn đến vẫn

cịn nhiều cách hiểu khác nhau. Từ đó, ảnh hưởng nhất định đến tâm tư, tình cảm của
những cơng chức được điều động, phân công làm công tác đối ngoại nhân dân, nhất là
trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cơng chức.
Vẫn cịn có cơ quan, đồn thể, tổ chức nhân dân chưa chú trọng cơng tác tuyên
truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, hội viên thực hiện “vai
trò đại sứ nhân dân”. Có tổ chức chỉ chú trọng thực hiện công tác vận động viện trợ phi
18


chính phủ nước ngồi mà chưa quan tâm đến các hoạt động xây dựng quan hệ hữu nghị
với các tổ chức nhân dân tương ứng của các nước.
Việc kết nối quan hệ hữu nghị, hợp tác với bạn bè quốc tế chưa thực sự phát triển
sâu rộng và đáp ứng đầy đủ yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố.
-

Ngun nhân của những hạn chế:
Vẫn cịn tình trạng địa phương, đơn vị chưa nhận thức thật sự đầy đủ về vai trị, vị trí

của cơng tác đối ngoại nhân dân trong tình hình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay;
chưa tập trung chỉ đạo hoạt động đối ngoại nhân dân ở từng thời điểm chính trị cụ thể.
Cơ chế phối hợp và phương thức chỉ đạo, quản lý hoạt động đối ngoại nhân dân tuy
có đổi mới nhưng cịn bất cập so với tình hình thực tế, chưa bao quát và thống nhất các
chủ thể tham gia và chưa phân định rõ ràng phạm vi hoạt động của đối ngoại nhân dân.
Bộ máy cơ quan chuyên trách về đối ngoại nhân dân của Liên hiệp còn mỏng; kinh
phí hoạt động cịn hạn chế nên ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
được giao.
3. Một số kiến nghị phát triển công tác đối ngoại nhân dân tại thành phố Đà
-

Nẵng trong tương lai:

Quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đơn vị về công tác
đối ngoại nhân dân; gắn kết chặt chẽ hoạt động đối ngoại nhân dân với ngoại giao chính
trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hố và cơng tác người Việt Nam ở nước ngồi.
Xác định rõ mục tiêu của hoạt động đối ngoại nhân dân, chú trọng công tác thông

tin đối ngoại để giới thiệu, quảng bá hình ảnh thành phố và con người Đà Nẵng với bạn
bè quốc tế.
Không ngừng xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài, hiệu quả với
các tổ chức nhân dân và bạn bè quốc tế trong xu thế ưu tiên các đối tác có quan hệ láng
giềng, bạn bè truyền thống và quan hệ đối tác chiến lược tồn diện; đa dạng hóa và nâng
cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
19


Tăng cường, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và
không chuyên trách, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hội nhập
quốc tế hiện nay. Cần định hướng mỗi người dân là một “sứ giả hữu nghị”, xây dựng nếp
sống văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách để thu hút và giữ chân bạn bè quốc tế đến
với thành phố.
-

Mở rộng, tiếp tục thúc đẩy, nâng cao hiệu quả các hoạt động hịa bình, đồn kết, hữu
nghị và hợp tác nhân dân.
Chủ động tham mưu Thành ủy, UBND thành phố ban hành các đề án, kế hoạch tổ

chức hoạt động giao lưu hữu nghị giữa các tổ chức nhân dân vào các ngày lễ, ngày kỷ
niệm quan trọng của Việt Nam với các nước trên thế giới... qua đó củng cố các quan hệ
hữu nghị, xây dựng niềm tin chiến lược, gia tăng độ tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân Việt
Nam với nhân dân các nước trên thế giới.
Chủ động thiết lập và mở rộng quan hệ đối tác theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa;

tăng cường hoạt động hịa bình, đồn kết, hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước
Đông Nam Á, đặc biệt là với nhân dân các nước láng giềng là Lào và Campuchia theo
hướng hình thành khn khổ hợp tác ổn định bền vững, đi vào chiều sâu, đóng góp có
trách nhiệm trong cơ chế và hoạt động chung của ASEAN, nhất là trong việc thúc đẩy
xây dựng Cộng đồng ASEAN thịnh vượng; mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác phát
triển với nhân dân các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ bạn bè, đối tác quốc tế ở các nước châu Âu
như Pháp, Đức, Nga, Mỹ... trong hợp tác văn hóa, giáo dục, y tế, các vấn đề liên quan đến
chất độc da cam nhằm tuyên truyền, vận động sự ủng hộ của nhân dân Mỹ đối với nhân
dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước
ngày càng tốt đẹp hơn.
Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, vận động các tổ chức, cá nhân
nước ngoài tham gia vào các hoạt động của thành phố, qua đó làm cho nhân dân thế giới

20


hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân
các nước trên thế giới đối với đường lối bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
-

Chủ động đẩy mạnh các hoạt động vận động, đấu tranh dư luận về dân chủ và nhân
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các vấn đề toàn cầu khác.
Phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các sở, ban,

ngành, đồn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn thành phố để mở
rộng qui mô hoạt động và nâng cao chất lượng công tác đối ngoại nhân dân của thành
phố.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thông tin đối ngoại nhân dân:

Tập trung nghiên cứu các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về đối ngoại, quan hệ giữa Việt Nam, Đà Nẵng với các nước; nghiên cứu các thỏa
thuận quốc tế đã được ký kết giữa thành phố Đà Nẵng và địa phương các nước, vùng lãnh
thổ, các tổ chức quốc tế để xây dựng chương trình, kế hoạch đối ngoại nhân dân phù hợp.
Tăng cường công tác tổng hợp thơng tin, nghiên cứu các vấn đề tồn cầu để chủ
động tích cực tham gia hoặc tổ chức vận động, đấu tranh dư luận quốc tế trên các diễn
đàn thế giới và khu vực.
Chú trọng công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh, con người, lịch sử, văn hố Đà
Nẵng; các chủ trương, đường lối, chính sách, thành tựu của thành phố đến với bạn bè quốc
tế. Tăng cường công tác tuyên truyền, đấu tranh khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối đối ngoại chung và đối
ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước; xác định rõ mục tiêu của đối ngoại là góp phần
củng cố mơi trường hồ bình, hợp tác để xây dựng và bảo vệ đất nước; làm cho đảng
viên, cán bộ, nhân dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác đối ngoại
nhân dân.

21


Tích cực tham mưu cho Ban Tuyên giáo Thành ủy tăng cường chỉ đạo công tác
thông tin về đối ngoại nhân dân; đồng thời xây dựng Quy chế phối hợp trao đổi thông tin
giữa Liên hiệp hữu nghị với các địa phương, đơn vị và với các tổ chức quốc tế qua kênh
đối ngoại nhân dân.
Tập huấn, nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin cho cán bộ làm
cơng tác đối ngoại nhân dân tồn thành phố. Tăng cường chất lượng cung cấp thông tin thông
qua đón tiếp các đồn khách quốc tế của các tổ chức hội, đồn thể.
Tăng cường cơng tác thơng tin đối ngoại qua kênh thơng tấn, báo chí. Sản xuất các
ấn phẩm, các chương trình truyền hình giới thiệu về thành phố Đà Nẵng. Nâng cấp và tăng
cường chất lượng tin, bài bằng hai ngôn ngữ Việt - Anh trên Trang thông tin điện tử của
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố.

- Củng cố, phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Liên hiệp:
Tăng cường công tác phối hợp với các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương, Mặt
trận, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân xây dựng kế hoạch đối ngoại nhân dân hàng
năm trình lãnh đạo thành phố phê duyệt và phối hợp tổ chức thực hiện. Thực hiện có hiệu
quả các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức làm công tác đối ngoại nhân dân với
các cơ quan có chức năng thực hiện hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước.
Phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân tổ chức tuyên truyền,
vận động các hội, đoàn viên và nhân dân tham gia thực hiện công tác đối ngoại nhân dân
phù hợp theo tơn chỉ, mục đích hoạt động của mình; từng bước thực hiện phương châm
“Ngoại giao nhân dân là sự nghiệp của toàn dân”.
Xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách của Liên hiệp các tổ chức
hữu nghị thành phố Đà Nẵng vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Chú trọng công
tác phát triển tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ làm cơng tác đối ngoại nhân dân về nhận thức
chính trị, hiểu biết về đối ngoại, về kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại ngữ đặc biệt là kỹ năng
trong hợp tác nhân dân, đấu tranh dư luận trên các lĩnh vực nhạy cảm.

22


Chú trọng nội dung chính trị trong các hoạt động đối ngoại của Liên hiệp các tổ chức
hữu nghị thành phố Đà Nẵng để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết rộng rãi của
nhân dân thế giới đối với thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Củng cố hoạt động của các tổ chức thành viên thuộc Liên hiệp hữu nghị theo hướng
tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; mở rộng việc kết nối đối tác quốc tế; tăng
cường công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngồi hỗ trợ cho các chương trình an
sinh xã hội của thành phố, phát triển thêm các Chi hội trực thuộc.
Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực của Liên hiệp hữu nghị nhằm phát huy vai trò là
cơ quan chuyên trách, đầu mối phối hợp thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân của thành
phố. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt vai trò đầu mối trong hoạt động đối ngoại nhân dân của
các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên theo chỉ đạo của Liên hiệp các tổ

chức hữu nghị Việt Nam.
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, bảo vệ sự đồn kết nhất trí của Liên hiệp
hữu nghị và các tổ chức thành viên:
Tăng cường bảo vệ sự đồn kết nhất trí của hội viên các hội hữu nghị, tạo sự gắn
kết chặt chẽ giữa các hội viên của hội hữu nghị, giữa các hội hữu nghị với Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị thành phố, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị được giao.
Tích cực huy động nguồn lực xã hội để thực hiện công tác đối ngoại nhân dân của
thành phố, đồng thời bảo đảm quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
III.

Tài liệu tham khảo

1. />2. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà
Nẵng tại Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2019 – 2024. (tài liệu từ cơ quan thực tập)

23


IV.

PHỤ LỤC:

Sinh viên trường Đại học Sư phạm chụp ảnh lưu niệm cùng cơ hướng dẩn

Cơ trị cùng thăm cơ sở thực tập

24



1.

Những mặt hạn chế mà sinh viên cần khắc phục và ý kiến/nguyện vọng
đề đạt:

- Lần đầu cọ sát với môi trường làm việc thực tế nên sự bỡ ngỡ, sai sót, tồn tại là
điều khó tránh khỏi.
- Cịn thiếu sót một số kĩ năng mềm cần thiết để xử lý cơng việc tốt hơn.
- Qua đó thấy được bản thân cần trau dồi thêm nhiều kĩ năng hơn không chỉ từ kiến
thức trong sách vở mà còn trau dồi thêm kiến thức xã hội ở ngoài nâng cao vốn hiểu biết
và rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân. Để bản thân mình hồn thiện hơn thì phải khơng
ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước.
* Thuận lợi và khó khăn trong q trình thực tập
- Bản thân là sinh viên khi thực tập luôn nhận được sự hỗ trợ , hướng dẫn tận tình từ phía
nhà trường và giáo viên hướng dẫn
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp , dân chủ và có kỉ luật; Được cán bộ ,
nhân viên trong bảo tàng tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập; Được các
anh , chị trong Ban Trưng bày Tuyên truyền chỉ dẫn , cung cấp tài liệu để hoàn thành báo
cáo thực tập.
- Được sự chỉ bảo tận tình của các cơ chú , anh chị về công tác chuyên môn cũng như
thực tế công việc và những vấn đề phát sinh trong thực tế đã giúp em có cái nhìn đúng và
giải quyết nhanh chóng những cơng việc được giao. Qua 10 tuần thực tập tại Bảo tàng em
cảm thấy trưởng thành và tự tin hơn trong cơng việc, có thể nắm bắt và theo kịp công
việc, đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay của xã hội.
* Lần đầu tiên thực tập ở môi trường thực tế nên không tránh khỏi sự bỡ ngỡ của sinh
viên vẫn còn một số thiếu sót trong chun mơn nêm chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ
quan thực tập.
- Do được đào tạo chuyên môn tổng hợp, không chuyên môn về một lĩnh vực nên khi
thực tập sinh viên còn rất nhiều hạn chế và chưa đáp ứng tốt yêu cầu của cơ quan.
- Thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm để hồn thành tốt cơng việc được giao;

Bản thân chưa có kinh nghiệm nhiều để thích ứng trong mơi trường làm việc mới.

25


×