Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài văn miêu tả cây cối lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.72 KB, 22 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Tên sáng kiến :

Một số biện pháp nâng cao chất lượng
bài văn miêu tả cây cối ở lớp 4
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Môn Tiếng Việt lớp 4
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 01/9/2019 đến ngày 20/5/2020 (Năm học 2019 – 2020)
4. Tên tác giả :
Họ và tên:

Trần Thị Duyên

Năm sinh:

1971

Nơi thường trú:

Xã Giao Tân - huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định

Trình độ chun mơn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc:

Trường Tiểu học Giao Nhân - Giao Thuỷ - Nam Định

Địa chỉ liên hệ:

Trường Tiểu học Giao Nhân



Điện thoại :

0984707316

Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến :
Tên đơn vị :

Trường Tiểu học Giao Nhân

Địa chỉ :

Xã Giao Nhân - huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định

Điện thoại :

03603895951


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI Ở LỚP 4
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Chúng ta, những người làm cơng tác giáo dục có lẽ đều biết, nghị quyết
29- NQTW ngày 4/11/2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ
nhiệm vụ của ngành Giáo dục là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực của người học; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến

thức kĩ năng của người học”. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của ngành giáo dục,
người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học với tất cả các mơn trong
đó có mơn Tiếng Việt.
Mơn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết, kiến thức Tiếng Việt và văn học để các em học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng
Việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản
về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước
ngồi; bồi dưỡng tình u Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Môn Tiếng Việt được chia thành nhiều phân mơn, việc dạy và học mỗi
phân mơn đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, song khó hơn cả đối với
người dạy và người học chính là phân môn Tập làm văn.
Phân môn Tập làm văn ở lớp 4 có nhiều nội dung, nội dung miêu tả chiếm
nhiều thời lượng nhất trong chương trình. Một bài văn miêu tả hay khơng những
giúp người đọc hình dung rõ nét, sinh động về đối tượng miêu tả mà còn phải
thấm đẫm cảm xúc, nhận xét đánh giá của người viết. Miêu tả không chỉ nhằm
làm hiện rõ những đặc điểm nổi bật của sự vật mà mục đích cuối cùng bao giờ
cũng là để người viết gửi gắm một điều gì đó về cuộc sống. Vì vậy biết miêu tả
là biết cảm thụ cái đẹp thiên nhiên, xã hội, con người làm giàu thêm đời sống
nội tâm cho người viết và cho cả người đọc. Văn miêu tả thường dùng nhiều từ
láy và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa giúp cho đối tượng cần tả
hiện lên một cách sinh động. Để làm được điều này thì học sinh phải huy động
được vốn kiến thức, vốn sống, nắm chắc các kĩ năng chủ yếu như phân tích đề,
lập dàn ý, phát triển ý, xem xét lại để sửa lỗi…Thế nhưng trong thực tế giảng
dạy, tôi thấy phần lớn học sinh đều khơng thích tập làm văn, chất lượng bài văn
chưa cao. Vậy làm thế nào để việc dạy tập làm văn nhẹ nhàng, tự nhiên mà vẫn
hiệu quả? Làm thế nào để các em biết rung động và yêu quý vẻ đẹp của thiên



nhiên? Tôi đã trăn trở suy nghĩ và nỗ lực tìm ra các biện pháp nâng cao chất
lượng bài văn miêu tả. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin trình bày “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng bài văn miêu tả cây cối ở lớp 4”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
1.1: Thực trạng học sinh:
Năm 2018- 2019, sau khi dạy kiểu bài tả cây cối, tôi tiến hành cho các
em làm bài kiểm tra viết. Kết quả thu được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Tổng số
học sinh

Bài văn tả
theo khuôn
mẫu.
Số
lượng

36

13

Bài văn liệt
kê các chi
tiết

Bài văn lỗi
về cách sắp
xếp ý, thiếu

cảm xúc.

Bài văn mắc
nhiều lỗi
chính tả, chưa
hồn thành
bài viết.

Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
%
lượng % lượng
%
lượng

Tỷ lệ
%

36,1

16,7

7

19,4


10

27,8

6

Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy chất lượng bài văn miêu tả cây cối còn
thấp. Hạn chế của các em chủ yếu là:
- Tả cây cối theo khuôn mẫu, một số bài văn na ná như nhau, thiếu sự
sáng tạo và dấu ấn cá nhân.
- Liệt kê các chi tiết cần miêu tả, chưa biết đưa các biện pháp nghệ thuật
vào bài văn, thiếu cảm xúc, chữ viết chưa đạt yêu cầu.
- Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, sắp xếp ý lộn xộn.


- Một số câu văn vơ lí do thiếu sự quan sát, thiếu sự trải nghiệm như:
+ Chiều chiều, em ngồi trên cành chuối đu đưa.
+ Gốc cây hoa hồng to như cái cột đình .
1.2: Nguyên nhân của thực trạng:
- Về phía học sinh:
+ Các em chưa chịu khó quan sát, kĩ năng quan sát chưa tốt, thiếu những
trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo.
+ Các em lười suy nghĩ còn dựa vào văn mẫu nhiều, câu văn sáo rỗng,
thiếu tính chân thực.
+ Vốn từ nghèo nàn, chưa vận dụng các kiến thức từ các phân môn của
Tiếng Việt vào việc tập làm văn.
+ Một số học sinh lười đọc sách, báo, truyện.
- Về phía giáo viên:
+ Chưa chú trọng rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh, ngại đưa các
tiết dạy ra ngồi khơng gian lớp học.

+ Chưa tạo điều kiện để học sinh tăng cường các hoạt động ứng dụng trải
nghiệm sáng tạo sau mỗi bài học nên các phân môn của Tiếng Việt chưa gắn kết
với nhau.
+ Chưa quan tâm bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê đọc sách để tăng
vốn hiểu biết và học tập các ý văn hay, từ ngữ mới mẻ.
+ Chưa thực sự tâm huyết, chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, ngại vất
vả nên chỉ cần học sinh làm được bài văn ở mức hoàn thành, coi học sinh là cái
bình cần đổ đầy, khơng cần “thắp lên ngọn lửa sáng tạo” ở từng học sinh.
Ngoài ra, một số giáo viên còn cho cả lớp học thuộc văn mẫu của cơ giáo
để đối phó với các kì kiểm tra.
- Về phía phụ huynh:
+ Chưa thực sự quan tâm đến việc học mơn Tiếng Việt của con em mình,
rất ít phụ huynh mua sách, truyện cho con em đọc.
+ Chưa chủ động tham gia các hoạt động dã ngoại, tham quan cùng con,
chưa tích cực ủng hộ kinh phí cho con em tham gia các hoạt động ngoài giờ lên
lớp.
- Về phía nhà trường:
+ Thiếu các thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu hoặc ti vi màn hình
rộng để học sinh xem những phim tư liệu, phim khoa học phục vụ cho việc viết
văn.


2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 : Tích lũy và tích cực hóa vốn từ của học sinh bằng cách tăng
cường hoạt động ứng dụng, trải nghim sau mi tit hc :
Tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên. Từ là đơn vị
cơ bản, đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Học sinh muốn viết
đợc câu văn, đoạn văn, bài văn hay thì phải biết sử dụng từ
ngữ chính xác. Những bài tập đọc chính là "kho" từ ngữ của
các em. Ngoài ra, các giờ chính tả, luyện từ và câu cũng chứa

rất nhiều từ ngữ hay. Nếu chủ động tích luỹ chúng, bin cỏc t
ng ú thnh ca mỡnh thì các em sẽ có một vốn từ không hề nhỏ.
Những bài tập đọc, chính tả, luyện từ và câu có các từ
gợi tả, gợi cảm hay tôi đều yêu cầu các em tập đặt câu có các
từ đó, ghi chép riêng thành cuốn Sổ tay văn học. Hồi đầu
năm học, tôi yêu cầu các em đặt câu rồi chỉ ra các bộ phận
trả lời cho câu hỏi Ai?, Làm gì?, Thế nào?, Là gì? để các
em viết câu đúng. Từ học kì II, tôi yêu cầu các em xác định
rõ chủ ngữ, vị ngữ của từng câu kể để củng cố kiến thức về
ngữ pháp.
- Trong bài tập đọc Sầu riêng có câu: "Đứng ngắm cây
sầu riêng, tôi cứ nghĩ mÃi về cái dáng cây kì lạ này." Tôi yêu
cầu học sinh tìm từ cùng nghĩa thay cho từ ngắm và đọc lại
cả câu văn. Các em đều nhận ra rằng những từ cùng nghĩa
nh trông, nhìn, xem đều không thể hiện đợc tình cảm nh
từ ngắm. Từ đó các em hiểu rằng việc lựa chọn từ ngữ là rất
quan trọng. Sau đó tôi cho các em thi đua đặt câu có từ
ngắm rồi đọc cho cả lớp nghe, bình chọn câu hay nhất. Các
em rất hứng thú, nhiều em đặt đợc câu văn hay, thể hiện tốt
cảm xúc nh:
+ Nâng niu búp bê trên tay, em ngắm mÃi mà chẳng
thấy chán.
+ Đứng ngắm cây ổi đào, em càng thấy nhớ ông hơn.
+ Được ngắm những bông hoa đào phơn phớt hồng, em thy lũng mỡnh
vui vui.
- Khi các em viết câu có tính từ, tôi biểu dơng những
em dùng từ láy và từ ghép thể hiện mức độ cao hoặc thấp nh:
nho nhỏ, cao vút, đỏ thắm, trắng ngà, vàng nhạt, xanh biÕc...
Ví dụ :



+ Cây cau này cao.
+ Bông hoa hồng màu đỏ.
+ Lá cây màu xanh.
+ Thân cây màu nâu.
Viết lại là:
+ Cây cau này cao vút.
+ Bông hoa hồng đỏ thắm.
+ Lá cây xanh thẫm (xanh mơn mởn, xanh biếc, xanh
nhạt...).
+ Thân cây nâu nhạt (nâu thẫm, nâu nâu).
Tôi khuyến khích c¸c em sư dơng c¸c kiến thức mới học ở phân
mơn Tập đọc, Luyện từ và câu vµo viƯc giao tiếp và đặt câu, viết
đoạn văn, bài văn để tích cùc ho¸ vèn tõ cho häc sinh, tránh tình
trạng học kiến thức mới (từ ngữ, dấu câu,…) chỉ đem “nhập kho” chứ khơng
“xuất kho”.
Ví dụ : Sau khi học bài “Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực”, có em viết
trong bài tập làm văn: “Cặp sách là bạn chí thân của em”, tơi khen ngợi ngay vì
em đó đã biết dùng từ ngữ mới học (chí thân) để viết câu.
Sau những tình huống có tính thời sự như có đồn xiếc, đồn nghệ thuật
của người khuyết tật về biểu diễn, tơi khuyến khích các em viết những câu văn
bộc lộ cảm xúc, chia sẻ với cả lớp hoặc chia sẻ qua hộp thư cá nhân. Việc làm
này vừa làm giàu vốn từ lại giúp các em phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân.
Tơi khuyến khích các em đọc sách, báo, truyện ở thư viện lớp, thư viện
nhà trường để tích lũy thêm từ ngữ. Mỗi tháng tôi chọn ra một số sách định
hướng cho các em tự đọc. Vào giờ sinh hoạt câu lạc bộ, tôi hướng dẫn cho các
em trong ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếng Việt tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ
hoặc Đấu trường 35 với các câu hỏi liên quan đến các sách cần đọc trong tháng.
Các em vừa chơi vừa học rất hứng thú, sôi nổi, vốn từ ngữ cũng tăng lên đáng
kể.

Để làm giàu vốn từ, rèn luyện cho các em tự tin khi giao tiếp tơi cịn động
viên các em tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa ở lớp, ở trường, giao
lưu văn nghệ,... trong các giờ chào cờ đầu tuần.
2.2. Hướng dẫn học sinh vit cõu ỳng, cõu hay
a. Viết câu đúng :


Vit cõu ỳng là viết câu theo cấu tạo quy tắc ngữ pháp,
ứng với một ngữ điệu thể hiện khi kết thúc câu, câu đúng
về cấu trúc ngữ pháp. Câu ®óng biĨu ®¹t, diƠn ®¹t ®óng ý
cđa ngêi viÕt, chøa đựng một nội dung thông báo, thể hiện
một ý tởng tơng đối trọn vẹn, hoặc phản ánh hiện thực, t tởng
thái độ, tình cảm...của ngời nói, ngời viết.
Ngay từ lớp 2 các em đà làm quen với việc đặt câu đúng
thông qua các bài tập luyện từ và câu, viết đoạn văn (bài văn).
ở lớp 4 tôi khuyến khích các em đa dạng kiểu câu trong một
bài viết và hớng dẫn các em một số mẹo nhỏ để viết câu
đúng qua một số bài tập hoặc tình huống cụ thể.
Vớ d : Khi tả cõy hoa hng, em Trần Văn Phó viÕt: Cánh hoa đỏ
thắm. Cánh hoa mịn như nhung. Tôi hỏi: " Trong hai câu này có
những từ ng nào chỉ đặc điểm của cỏnh hoa?" Các em tìm
ngay đợc cỏc từ ng: thm, mn nh nhung. Tôi hỏi tiếp:" Vậy em
nào có thể đặt đợc một câu văn tả cỏnh hoa hng cú t ng
thm, mn nh nhung? " Các em nêu đợc ngay câu: "Cỏnh hoa thm,
mn nh nhung ." Qua tình huống này, c¸c em nhËn ngay ra sù u
viƯt cđa c¸ch viÕt thứ hai (câu có nhiều vị ngữ) là tránh lặp
từ, diễn đạt ngắn gọn mà vẫn đủ ý.
b. Viết câu hay:
Vit cõu hay là viết câu đợc mở rộng các thành phần phụ,
yếu tố phụ (định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ) ngoài nòng cốt

câu. Viết câu hay bằng cách mở rộng các thành phần hoặc sử
dụng các biện pháp nghệ thuật nh so sánh, so sánh ngầm,
nhân hoá... nhằm làm cho đối tợng miêu tả trở nên gần gũi, dễ
hình dung, sinh động hấp dẫn hơn. Câu hay còn th hiện rõ
cảm xúc, nhận xét, đánh giá của người viết, đợc hỗ trợ bằng những dấu
câu mà các em đợc häc kÜ ë líp 4 nh dÊu chÊm hái, hai chấm,
gạch ngang, chấm than.
+ Mở rộng các thành phần phụ của câu: Khi nhập vai Gà
Trống kể lại truyện "Gà Trống và Cáo", em Trn Th M viết:
"Bỗng nhiên, tôi nghe thấy tiếng cành cây gÃy. Tôi vội nhìn
xuống dới. Tôi bắt gặp ngay đôi mắt của mụ Cáo gian ác." Tôi
gợi ý để các em thêm từ láy gợi tả tiếng cành cây gÃy, thêm từ
chỉ đặc điểm của đôi mắt, viết gộp hai câu cuối thành một
câu. Các em viết đợc: " Bỗng nhiên, tôi nghe thấy tiếng cành
cây gÃy răng rắc. Liếc xuống dới, tôi bắt gặp ngay đôi mắt
vằn đỏ của mụ Cáo gian ác."


+ Bộc lộ cảm xúc trong từng câu văn: Khi tả cây phượng, em Trần Thị
Hiền viết: “Em còn ép ngun một bơng phượng vào trang vở thành hình con
bướm.” Tôi gợi ý để em thêm từ chỉ cảm xúc và viết lại là:“ Em cịn ép ngun
một bơng phượng vào trang vở thành hình con bướm đẹp mê li”
+ Sư dơng c¸c biƯn ph¸p nghƯ tht: Ở lớp Ba, các em đã được
làm quen với biện pháp so sánh, nhõn húa. Thông thờng, các em chỉ
dùng so sánh ngang bằng, nhân hoá sự vật bằng cách gọi sự vật
là ông, bà, chú..., tả vật nh tả ngời. Tôi khuyến khích các em
dùng cả so sánh hơn, kém, so sánh ngầm, nhân hoá sự vật
bằng cách gọi, hỏi, trò chuyện với vật nh với ngời. Để viết đợc cõu
cú những hình ảnh so sánh nhân hoá hay, sau mi tit Tập đọc tơi
gợi ý để các em tìm ra những câu văn hay để trao đổi chia sẻ với nhau và học

hỏi cách viết của tác giả. Sau đó các em có thể viết lại câu văn đó với cảm nhận
của riêng mình để phát huy sự sáng tạo và rèn kĩ năng sử dụng từ, đặt câu.
Ngồi ra, tơi khuyn khớch cỏc em đọc các tác phẩm văn thơ
trong sách, báo rồi chép vào Sổ tay văn học. Khi ghi chép, các
em sẽ hình thành cho mình một khả năng quan sát sự vật và
liên tởng từ sự vật ấy tới những sự vật khác có nét giống nó. Học
sinh có thể ghi chép các câu văn có hình nh so sỏnh nh:
+ Cây bút chì mang màu vàng thắm nh (y nh, hệt nh,
chẳng khác gì...) màu bông cúc đầu mùa (so sánh ngang
bằng).
+ Gốc cây to hơn bắp chân ngời lớn. (so sánh hơn).
+ Thân bút to gần bằng ngón tay trỏ của em. (so sánh
kém).
+ Chỉ vài hôm, lộc non đà tràn đầy trên bàn tay mùa
đông của cây bàng. (so sánh ngầm)
+ Cây nào cũng đẹp nhng đẹp nhất vẫn là cây hồng
nhung đứng kiêu hÃnh ở giữa vờn. (So sánh hơn nhất kết hợp
nhân hoá)
+ Bao nhiêu bông hoa là bấy nhiêu ngọn lửa hồng tơi. (so
sánh ngang bằng)
Tht ỏng mng, sau mt thi gian tËp luyện, một số “mầm non văn
học” đã có khả năng sáng tạo ra những hình ảnh so sánh mới của
riêng mình.
Vớ d:
Mi bụng hoa o ta nh mt chiếc ơ bé xíu.


Cành cây uyển chuyển vươn ra giống như cánh tay của những nàng vũ nữ
xinh đẹp đang múa”…
Nụ hoa tròn căng, xanh biếc như những chiếc bông tai xinh xắn.

Hoa nở bung sáng trắng như nụ cười rạng rỡ.
Khi các em biết sáng tạo ra những hình ảnh so sánh độc đáo, tơi ln
động viên, khuyến khích, khen ngợi trước lớp để các em thêm tự tin, phấn khởi,
khơi gợi óc sáng tạo của mỗi em.
2.3. Rèn luyện kĩ năng quan sỏt cho hc sinh:
Quan sát là kĩ năng rất quan träng. Trăm nghe không bằng một
thấy, häc sinh biÕt cách quan sát và quan sát thấu đáo thì sẽ
nhận ra những nét riêng theo cảm nhận của từng em. Nếu khơng
được quan sát kĩ càng thì sẽ dẫn đến tình trạng miêu tả khơng đúng thực tế trong
bài làm khiến người đọc cười ra nước mắt.
Th«ng thêng, t«i híng dẫn các em quan sát theo hai trình
tự:
- Quan sát tõng bé phËn cđa c©y (trình tự khơng gian)
- Quan sát cây theo từng thời kì phát triển của cây đó
(trỡnh t thi gian)
Quan sát từng bộ phận của cây phù hợp với các đề bài yêu
cầu tả cây trong một thời điểm, hay thời gian ngắn. Ví dụ: tả
cây ăn quả vào mùa quả chín, tả một cây hoa vào một buổi
sáng mùa xuân... Còn quan sát theo từng thời kì phát triển phù
hợp với các đề bài không giới hạn thời gian hay thời điểm miêu
tả nh: tả một cây bóng mát mà em yêu thích, tả một cây ăn
quả mà em yêu thích và gắn bó. Và điểm đặc biệt là dù
quan sát cây theo trình tự nào thì cũng phải tuân thủ trật tự
quan sát từ xa tới gần hoặc từ thấp tới cao, từ ngoài vào trong...
hoặc ngợc lại. Để tả bao quát, với một cây bóng mát hay cây
hoa thì các em có thể nhìn cây từ xa; còn với vờn rau, vờn
hoa, đầm sen... thì các em nên nhìn từ trên cao
Mỗi loại cây có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất
định. Bởi vậy, dù quan sát theo trình tự nào thì khi quan sát
các em cũng phải định hớng trọng tâm quan sát cho phù hợp.

Tả cây bóng mát cần quan sát kĩ dáng cây, tán lá; tả cây ăn
quả thì thờng quan sát kĩ hình dáng mùi vị của quả; tả cây
hoa cần quan sát kĩ hình dáng, kích thớc hơng thơm, màu
sắc của hoa... Tôi khuyến khích các em dùng nhiều giác quan
để quan sát. Mt cho ta thy màu sắc, đường nét, hình dáng, khoảng cách,


…; tai giúp ta nhận biết âm thanh; mũi giúp ta cm nhn mựi, Ngoài ra, tôi
cũng lu ý để các em nhận ra sự khác biệt giữa việc miêu tả
một cây và việc miêu tả một loài cây. Một cái cây thì phải có
hình dáng, kích thớc riêng biệt, đợc trồng ở nơi cụ thể. Còn
nếu là một loài cây thì hình dáng, kích thớc đa dạng, có thể
đợc trồng ở nhiều nơi. Những cây ở vờn nhà thì các em biết
đợc xuất xứ của cây (cây do ai trồng, trồng vào dịp nào), còn
những cây ở nơi công cộng, cây cổ thụ thì ít khi các em
biết đợc xuất xứ của cây. Cây cối luôn luôn nằm trong khung
cảnh thiên nhiên. Vì vậy các em cũng cần gắn chúng với cảnh
xung quanh nh mây trời, chim chóc, đình chùa, hồ ao và cả
con ngời nữa.
- Sau khi cỏc em nắm được trình tự quan sát, cách quan sát qua ba bài văn
mẫu Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo. tôi hướng dẫn các em quan sát cùng một đối
tượng để các em luyện tập rút kinh nghiệm chung.
Ví dụ: Luyện tập quan sát một cây hoa hồng ở góc môi trường:
Các em quan sát bằng các giác quan như sau:
+ Mắt: Thấy hoa màu đỏ thắm, nhiều cánh mỏng, cánh hoa khum khum,
cánh bên ngoài to hơn cánh bên trong, nhị hoa có tua nhỏ như sợi chỉ màu vàng,
gốc cây màu xanh đậm, lá cây màu xanh nhạt, mép lá có viền răng cưa, cành cây
nhỏ hơn phần gốc…
+ Mũi: ngửi được mùi thơm nồng nàn quyến rũ của hoa
+ Tay: cảm giác mát rượi của hoa, của lá, độ thô ráp giảm dần từ gốc tới

cành…
Các em ghi lại kết quả quan sát theo trình tự khơng gian :
+ Cây hoa hồng được trồng trong chiếc chậu gốm nâu đặt trên giá sắt.
+ Gốc cây màu xanh đậm, nhỉnh hơn ngón tay trỏ một chút
+ Cành cây nhỏ nhắn, có nhiều gai nhọn
+ Mặt dưới lá cây màu xanh nhạt, mặt trên xanh non, mép lá viền răng
cưa
+ Lá non ở đầu cành màu nâu hồng
+ Bông hoa màu đỏ thắm, cánh hoa khum khum, nhị hoa vàng rực, tỏa
mùi thơm ngát
+ Nụ hoa nhỏ nhắn, xinh xinh


Tiết luyện tập ở buổi hai, tôi chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ quan
sát cho từng nhóm vào phiếu học tập, cho các em luyện tập quan sát cây hoa,
cây ăn quả, cây bóng mát ở góc mơi trường, sân trường, vườn trường
Để giúp các em định hướng quan sát tôi thiết kế phiếu học tập với hệ
thống câu hỏi :
+ Cây em quan sát là cây gì, được trồng ở đâu, do ai trồng?
+ Nhìn từ xa, em có nhận xét gì về dáng cây, tán lá ?
+ Gốc cây, cành cây, lá cây có những đặc điểm gì ?
+ Hoa ( quả) mọc ở vị trí nào của cây, có đặc điểm gì nổi bật ?
+ Em thích nhất bộ phận nào của cây ? Vì sao ?
+ Cây này mang lại những lợi ích gì ?
+ Để cây này luôn tươi tốt hoặc nhiều hoa, sai quả, em nên chăm sóc, bảo
vệ như thế nào ?
Các nhóm làm việc trong khoảng thời gian hai mươi phút, tôi luôn theo
sát để hỗ trợ các em khi cần thiết. Các nhóm báo cáo kết quả làm việc và thoải
mái trao đổi với nhau về kết quả quan sát được.
Cuối tiết học tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để

củng cố những trải nghiệm của các em về cây cối.
- Lượt chơi đầu, các em được bịt mắt, dùng những giác quan còn lại để gọi
đúng tên hoa, quả.
- Lượt chơi tiếp theo: Một em được đọc tên một loài cây, sau đó em này sẽ
dùng những gợi ý để các em khác cùng đội đốn tên cây đó. (Một ảnh)
VD: Với tên lồi cây là “cây phượng” các gợi ý có thể là: Đây là loài cây
cao to, lá giống lá me, được trồng nhiều ở sân trường, hoa mọc thành chùm, màu
đỏ, nở vào mùa hè
Hoạt động tiếp nối: Tôi giao cho mỗi em một phiếu học tập với những câu
hỏi gợi ý như phiếu học tập. Về nhà, các em tự chọn cây, quan sát và ghi chép
cẩn thận sử dụng cho tiết Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây
cối.
Để giúp các em có thêm những trải nghiệm thú vị về cây cối, góp phần
hình thành thói quen quan sát cây cối theo sự phát triển từng thời kì, tơi hướng
dẫn các em trồng và chăm sóc cây ở góc mơi trường, ở nhà, chăm sóc cây ở
vườn trường.


Tơi cịn vận động phụ huynh đóng góp kinh phí, kết hợp với nhà trường đưa
học sinh đi tham quan đầm sen của xã Hồng Thuận, tham quan khu sinh thái nổi
tiếng của huyện nhà là Vườn quốc gia Xuân Thủy, thăm rừng nguyên sinh Cúc
Phương.
Sau chuyến đi, tôi gợi ý để các em tự chọn viết hoặc vẽ về một cây (lồi
cây) mà em thích nhất. Thật bất ngờ, nhiều em đã chọn viết, vẽ về cây sú, cây
vẹt với đặc điểm nổi bật của hai loài cây này là bộ rễ kì diệu, lạ mắt.
Các em bộc lộ niềm vui thích, háo hức khi được đi tham quan, hiểu thêm
về tác dụng kì diệu của rừng ngập mặn, hiểu thêm sự đa dạng về các loài cây ở
rừng nguyên sinh.
Từ đó, các em càng yêu quý cây cối, vui thích quan sát tìm tịi, khám phá
vẻ đẹp và ích lợi của cây cối xung quanh, tích cực bảo vệ cây cối, kĩ năng quan

sát cũng tiến bộ dần.
Tôi khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh về cây cối. Cho học sinh
quan sát tranh ảnh, chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”, phân loại tranh ảnh cây
cối thành các nhóm với các đặc điểm như: cây thân đứng, cây thân leo hoặc cây
có tàu lá, cây có cành, cây khơng có cành. Hoạt động này giúp các em ghi nhớ
đặc điểm của cây cối, tránh tình trạng các em tả thiếu chân thực.
Với những loài cây sách giáo khoa giới thiệu mà ở địa phương khơng có
(ví dụ như cây sồi), tơi tìm tịi các tranh ảnh, đoạn video có liên quan để các em
được quan sát qua máy vi tính nối mạng.
Sau khi học sinh luyện tập quan sát cây cối và tham quan dã ngoại, sưu
tầm … tôi gợi ý để Ban học tập cùng cả lớp thống kê từ ngữ theo chủ đề Miêu
tả cây cối, chọn những bạn viết chữ đẹp, viết vào tờ giấy khổ to, trưng bày ở
Góc Tiếng Việt.
Đến giờ Tập làm văn, trưởng ban học tập lấy ra, treo ngay cạnh bảng lớp
để giúp cả lớp có tư liệu làm bài.
2.4. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn miêu tả hay
Đoạn văn miêu tả hay là đoạn văn làm nổi bật đợc đối tợng
miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm. Ngời
đọc có thể hình dung đợc hình khối, kích thớc, âm thanh, hơng vị, màu sắc...và th hiện tốt cảm xúc vui buồn, ngạc
nhiên, thích thú..., in đậm dấu ấn, phong cách cá nhân của ngời viết. Tôi hớng dẫn các em huy động vốn kiến thức đà tích
luỹ, sửa dần dần để các em viết đợc đoạn văn hay.
im thun li l chng trỡnh tập làm văn lớp 4 hiện nay học sinh được
luyện tập viết từng đoạn miêu tả trước rồi mới “lắp ráp” thành một bài văn hoàn


chỉnh. Và do vậy, việc hướng dẫn để các em viết đoạn văn hay là vô cùng quan
trọng.
+ Với më bài trực tiếp: "Vờn nhà em có một cây hồng
nhung". Tôi cho học sinh nhận xét và bổ sung thêm ấn tợng của
em khi nhìn cây đó, vị trí cụ thể của cây, ngời trồng, tình

cảm của em với cây. Sau đó tôi yêu cầu viết lại và em đó đÃ
viết đợc on vn nh sau: " Chính giữa vờn nhà em có một cây
hồng nhung tơi tốt. Cây do bố em trồng từ cuối thu năm kia. Đó
là cây hoa đợc cả nhà em yêu thích."
+ on mở bài gián tiếp: "Mùa xuân đà về. Cây cối trong
vờn nhà em đều thay lá ra hoa. Cây nào cũng đẹp, nhng
đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung mà em yêu quý nhất."
Với on mở bài này, tôi gợi ý để học sinh nhận xét, bổ
sung các từ ngữ gợi tả, dùng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá
để câu văn sinh động. Và em đó đà viết lại nh sau: "Mùa
xuân xinh đẹp đà về. Cây cối trong vờn nhà em đua nhau
khoe sắc thắm. Cây nào cũng đẹp, nhng đẹp hơn cả là cây
hoa hồng nhung kiêu hÃnh đứng ở giữa vờn. Đó là cây hoa mà
em yêu quý nhất."
+ Khi tả cái cặp sách, có em viết đoạn kết: "Ngày nào
em cũng xách cặp tới lớp. Buổi tối, em đặt cặp ngay cạnh bàn
học của em để ôn bài. Em rất yêu quý chiếc cặp của em." Tôi
gợi ý để các em sử dụng thêm các từ ngữ gợi tả và biện pháp
nghệ thuật để viết lại là: "Ngày ngày, cặp cùng em tung tăng
tới lớp. Tối tối, cặp bên em siêng năng ôn bài. Em yêu quý chiếc
cặp của em nh yêu quý một ngời bạn thân thiết vậy."
+ Khi tả búp bê, phn thõn bi em Đỗ Thị Thu viết: "Khuôn
mặt búp bê bầu bĩnh dễ thơng, làn da trắng hồng nh thoa
một lớp phấn mỏng. Đôi môi tơi thắm nh bông hồng vừa nở.
Búp bê mặc chiếc váy hoa tht va vn v duyờn dỏng. Đôi mắt búp
bê tròn xoe, xanh biếc nh nớc biển." Các em đà chỉ ra đợc bạn
sắp xếp ý cha hợp lý và sửa đợc là: Khuôn mặt búp bê bầu
bĩnh dễ thơng, làn da trắng hồng nh thoa một lớp phấn mỏng.
Đôi mắt búp bê tròn xoe, xanh biếc nh nớc biển. Đôi môi tơi
thắm nh bông hồng vừa nở. Búp bê mặc chiếc váy hoa tht vừa

vặn và duyên dáng.
2.5. Hình thành, rèn luyện, củng cố các bước làm bài văn miêu tả
cây cối:


Các giải pháp trên đều phục vụ cho mục đích giúp học
sinh viết văn hay trong đó có cả văn miêu tả cây cối. Khi các
em học đến kiểu bài miêu tả cây cối, tôi hớng dẫn các em làm
theo các bớc sau:
Bớc 1: Tìm hiểu đề
Bc 2: Tỡm ý, lập dàn ý
Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh
Bước 4 : Kiểm tra lại bài viết để hoàn thiện
Để rèn luyện cho các em các bước làm trên, tôi hướng dẫn tỉ mỉ để các em
thực hiện thành thục từng bước.
* Bc 1:Tỡm hiu
Đây là bớc vô cùng quan trọng. Để tránh lạc đề, các em
phải đọc kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ đợc coi nh
chìa khoá để các em làm bài đúng. Các em phải xác định rõ
đề bài yêu cầu tả cây gì, yêu cầu tả vào thời điểm hay thời
gian nào.
Vớ d :
Đề bài 1: Trên sân trờng em có nhiều cây bóng mát. Em
hÃy tả lại một cây bóng mát mà em yêu thích và gắn bó.
Vi bi trờn, tụi hng dn Hs tìm hiểu và phân tích đề bài qua các câu
hỏi sau:
+ Đề bài thuộc thể loại văn nào, kiểu bài nào? ( Thể loại miêu tả, kiểu bài
tả cây cối)
+ Đối tượng miêu tả là gì? ( Một cây bóng mát được trồng ở sân trường,
em yêu thích và gắn bó với cây đó )

+ Thời điểm miêu tả: tự chn.
Với đề bài này học sinh gạch chân nh sau: Trên sân trờng
em có nhiều cây bóng mát. Em hÃy tả lại một cây bóng mát mà
em yêu thích và gắn bó.
Đề bài 2: Em hÃy tả một vờn rau mà em có dịp quan sát
vào một buổi sáng mùa xuân.
Với đề bài này, học sinh gạch chân nh sau: Em hÃy tả một
vờn rau mà em có dịp quan sát vào một buổi sáng mùa xuân.
Các em dựa vào đề bài xác định đợc:


+ Đề bài yêu cầu tả một vờn rau, tức là tả một loài cây
hoặc một số loài cây( vờn cải bắp, su ho,... vờn trồng nhiều
luống rau khác nhau)
+ Vên rau nµy cã thĨ lµ vên rau nhµ em, nhà bạn em, vờn
rau ven đờng...
+ Thời gian miêu tả: Vào một buổi sáng mùa xuân
* Bc 2: Tỡm ý, lp dn ý:
Trên cơ sở quan sát và ghi chép đầy đủ, tôi hớng dẫn các
em lập dàn ý cho bài văn, định hớng những ý lớn trong từng
phần
Vớ d : Dàn ý cho bài văn tả cây hồng nhung có thể gồm
những ý sau:
- Mở bài: Giới thiệu cây hồng nhung
- Thân bài:
+ Tả bao quát: Nhìn từ xa
+ Tả chi tiết:
Thân: to nh chic a c
Cành: xanh nht vươn ra bốn phía, lắm gai nhọn
L¸: lá già xanh thẫm, lá non màu nâu hồng, mép lá có viền răng

cưa
Hoa: đỏ thắm, cánh hoa có nhiều lớp, nhị hoa vàng rực, hương
thơm ngát
+ Ích lỵi : làm đẹp, hoa dựng trang trớ,
- Kết bài: Nêu sự chăm sóc, cảm nghĩ của em về cây
hồng nhung.
*Bớc 3: Viết thành bài văn
Trên cơ sở quan sát và ghi chép đầy đủ, các em viết
thành một bài văn hon chnh. Tôi khuyến khÝch c¸c em dïng
nhiỊu tõ l¸y, tõ ghÐp, tõ thĨ hiện cảm xúc, dùng nhiều hình
ảnh so sánh, nhân hoá, đa dạng các kiểu câu. Ging nh bi vn
t vật, các em phải làm đủ ba phần là mở bi, thõn bi, kt bi.
Phần mở bài: L phn gõy thiện cảm đầu tiên với người đọc. Một
mở bài hấp dẫn sẽ cuốn hút, gợi trí tị mị, muốn khám phá của người đọc. Để
học sinh làm tốt phần này các em tự chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp, vận
dụng sáng tạo hai kiểu mở bài này trong từng bài văn cụ thể.


- Mở bài trực tiếp:
+ Mở đầu bằng một câu cảm, nêu nhận xét đánh giá: Ôi, cây hoa hồng
vườn nhà em mới đẹp làm sao!
+ Mở đầu bằng cách nêu tên và vị trí cây định tả: Ngay cổng trường, cạnh
bảng tin, sùng sững một cây dừa.
- Mở bài gián tiếp:
+ Mở đầu bằng một so sánh: Chẳng nơi nào đẹp như làng em, một làng
quê thanh bình yên ả với những lũy tre xanh tươi, cánh đồng bát ngát…Nhưng
có lẽ thân thương hơn cả với lũ học trị chúng em chính là cây đa cổ thụ đầu
làng.
+ Mở đầu bằng một câu nói: Ơi, mùi hương gì thơm ngát thế nhỉ ? Đưa
mắt nhìn quanh, em bất ngờ nhận ra cây cau trước sân đã trổ hoa thật rồi.

+ Mở đầu bằng một câu thơ, câu hát, câu đố… có liên quan:
“Mùa đơng áo đỏ
Mùa hạ áo xanh”
Các bạn biết đó là cây gì khơng ? Là cây bàng, cây bàng đấy! Công viên,
trường học, dọc đường đi… nơi nào ta cũng bắt gặp cây bàng thân thuộc. Thật
may mắn làm sao, trước cửa nhà mình cũng có mt cõy bng xinh p.
Phần thân bài:
Đây là phần quan trọng nhất của bài văn, vì vậy tôi thờng
nhc nh các em bám sát dàn ý. sử dụng biện pháp so sỏnh, nhõn húa, nội
dung của cỏc đoạn cùng tập trung vào đối tợng miêu tả.
Vớ d: phần thân bài tả cây hồng nhung, em Trần Thị
Hảo viết nh sau:
Nhìn từ xa, cây hồng nhung giống nh là một cây nấm
khổng lồ. Thân cây nhỏ, có nhiều cành. Trên cành cây nhiều
gai nhọn cha ra. Lá cây ở gần gốc thì xanh thẫm. Những
chiếc lá non ở gần ngọn thì mang màu nâu hồng. Lá nào
cũng có đờng viền răng ca. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua,
những chiếc lá lại rung rung. ánh nắng ban mai chiếu xuống
làm những giọt sơng ánh lên.
Có tới năm bông hồng đang nở. Bông to nhất xoè ra nh cái
bát con. Cánh hoa có nhiều lớp, khum khum. Cánh hoa đỏ thắm
và mịn màng, nhị hoa vàng rực. Hơng hoa rất thơm. Quanh
cây hoa có mấy con ong bay lợn. Gần ngọn còn có mấy nụ hoa
nhỏ nữa.


Với phần thân bài này, học sinh nhận xét c:
- Bạn đà tả cây hoa hồng theo trình tự hợp lí, trọng tâm
là tả hoa. Bạn đà tả bao quát cây, chú ý tách đoạn, câu viết
đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả.

- Bạn dùng từ cha hay, ít hình ảnh so sánh, nhân hoá, cha
thể hiện đợc cảm xúc.
Sau khi học sinh đà chỉ ra đợc những hạn chế, tôi cho các
em góp ý, sửa chữa và các em đà bổ sung đợc nh sau:
Nhìn từ xa, cây hồng nhung chẳng khác gì một cây
nấm hoa khổng lồ. Thân cây chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa cả
một chút. Cách mặt đất chừng hai gang tay, cây chia thành
nhiều cành xanh non dịu mắt. Đặc biệt, trên cành cây có vô
số gai nhọn hoắt nh đội quân vệ sĩ dũng cảm bảo vệ cho
nàng công chúa hoa hồng. Những chiếc lá già nua khoác chiếc
áo xanh thẫm giản dị nhờng chiếc áo nâu hồng cho những
chiếc lá non mơn mởn. Mỗi khi có làn gió xuân hây hẩy thổi
qua, những chiếc lá lại vẫy vẫy nh chào ngày mới. nh nắng ban
mai nhảy nhót khắp nơi làm những giọt sơng trên lá, trên hoa
lung linh nh những hạt minh châu.
Chà, những bông hồng mới nở mới đẹp làm sao! Đúng là
bà chúa của các loài hoa có khác. Bông to nhất gần bằng chiếc
bát con. Cánh hoa đỏ thắm mịn nh nhung. Lớp lớp cánh hoa
khum khum nh bàn tay ngời nghệ sĩ múa tài ba ôm ấp nhị
hoa vàng rực. Hơng hoa thơm ngát theo chị gió lan toả khắp
vờn khiến lũ bớm trắng ong vàng cứ ngẩn ngơ bay lợn. Đứng sát
những bông hồng chớm nở là mấy nụ hoa nh ngọn lửa nhỏ
đang e lệ chờ ngày khoe sắc thi hơng.
Phn kt bi:
Phn kt bi, cỏc em tự lựa chọn viết theo kiểu kết bài mở rộng hoặc
không mở rộng khép lại bài văn một cách ngắn gọn, gửi gắm cảm xúc, suy nghĩ
của mình.
- Kết bài không mở rộng: Thường gồm các ý sau:
Nhận xét, đánh giá về ích lợi của cây (lồi cây) được tả
Tình cảm đối với cây được tả

Hành động: chăm sóc, bảo vệ.


VD: Cây phượng chẳng những cho bóng mát để chúng em vui đùa mà cịn
tơ điểm cho trường em thêm đẹp. Vì thế, em rất yêu quý cây phượng. Em sẽ tích
cực cùng các bạn bảo vệ cây phượng này.
Tùy ý thích, các em có thể đảo trật tự của ba ý chính này để viết phần kết
bài.
- Kết bài mở rộng: Có đủ các ý trên nhưng mở rộng hơn bằng cách:
Nêu ra một câu hỏi
Nêu một ý tưởng độc đáo
Đưa ra một lời bình
Liên tưởng tới một câu thơ, một bài hát
Ví dụ: Với bài văn tả cây hoa đào, học sinh có thể viết kết bài mở rộng
như sau:
+ Cây đào nhà mình thật đẹp phải khơng các bạn? Mỗi buổi sáng, được
ngắm hoa đào, mình thấy lịng vui phơi phới. Mình sẽ thường xun tưới nước,
bắt sâu để cây luôn khoẻ mạnh, ra nhiều hoa đẹp.
+ Mình mong ước hoa đào nở quanh năm để mình được chiêm ngưỡng
thỏa thích. Mỗi buổi sáng, được ngắm hoa đào, mình thấy lịng vui phơi phới.
Mình sẽ thường xun tưới nước, bắt sâu để cây luôn khoẻ mạnh, ra nhiều hoa
đẹp.
+Hoa đào không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, khơng ngát hương như
hoa sen nhưng mình vẫn mê say hoa đào nhất. Mỗi buổi sáng, được ngắm hoa
đào, mình thấy lịng vui phơi phới. Mình sẽ thường xun tưới nước, bắt sâu để
cây luôn khoẻ mạnh, ra nhiều hoa đẹp.
+ Mình sẽ thường xuyên tưới nước, bắt sâu để cây đào luôn khoẻ mạnh, ra
nhiều hoa đẹp. Mỗi buổi sáng, được ngắm hoa đào, mình thấy lịng vui phơi
phới. Đơi khi, mình lại nghe như văng vẳng đâu đây câu hát của nghệ sĩ Xuân
Hinh đa tài: “Ai lên xứ hoa đào dừng chân nghe chiều rơi…”

*Bíc 4: Xem xét lại để hoàn thiện
Sau khi các em viết xong bài văn, tôi hớng dẫn các em tự
đọc lại, rỳt kinh nghim cho bi sau.
Vào các tit luyn tp buổi hai, tôi cho học sinh làm thêm
một số đề bài tơng tự các đề bài trong sách giáo khoa để rèn
luyện và củng cố các bớc làm bài văn miêu tả cây cối.
2.6. Nhn xet ỏnh giỏ bi viết của học sinh theo tinh thần đổi mới :
Trong quá trình học tập, việc đánh giá bài làm của học sinh là vô cùng
cần thiết. Việc các em tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau rèn luyện cho các em


các kĩ năng cần thiết như kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp... Việc đánh giá
giúp các em nhận ra những ưu điểm để phát huy, nhận ra hạn chế để rút kinh
nghiệm, sửa lỗi. Sự khuyến khích, động viên từ bạn bè hoặc thầy cô, bố mẹ...
khiến các em tự tin, tích cực học tập hơn.
Với mỗi bài tập nhỏ hay cả một bài kiểm tra viết tôi thường rất thận trọng
khi nhận xét đánh giá tránh làm các em hoang mang, mất tự tin.
Đầu tiên, tôi gợi ý để học sinh tự nhìn nhận đánh giá lại bài làm của mình.
Sau đó tơi mời học sinh khác bổ sung. Chỉ khi học sinh không nhận ra được
những ưu điểm hoặc hạn chế tôi mới nhận xét, đánh giá. Tôi thường chú ý khen
ngợi những tiến bộ, những cố gắng, những sáng tạo dù nhỏ của các em trước cả
lớp để các em có thêm niềm vui học tập.
Với bài kiểm tra viết, tôi thường đọc kĩ từng bài viết, dùng bút đỏ gạch
chân lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu... ghi chép lại những câu văn sáng tạo giàu
hình ảnh, câu văn chưa đúng ngữ pháp...để làm tư liệu cho tiết trả bài.
Sau khi xem xét tồn bài, tơi ghi nhận xét cụ thể, chú trọng khích lệ ưu
điểm, chỉ rõ những lỗi cần sửa chữa. Các nhận xét có thể là :
+ Bài viết đủ ba phần, nội dung phong phú, giàu hình ảnh, cảm xúc chân
thực. Cần tiếp tục phát huy em nhé!
+ Bài viết sạch đẹp, đủ ý, hình ảnh sáng tạo, giàu cảm xúc. Cơ rất thích

bài viết này!
+ Em quan sát giỏi, kĩ năng viết bài tốt. Cô chúc mừng em!
+ Bài viết đủ ý, cảm xúc chân thực. Em cần chú ý sắp xếp ý cho hợp lí
hơn.
+ Bài viết đủ ý, trình bày sạch đẹp. Em cần chú ý thể hiện cảm xúc nhé!
+ Em tiến bộ nhiều về chữ viết. Em cần chú ý sử dụng biện pháp so sánh
và nhân hóa để bài viết sinh động hơn.
+ Bài viết đủ ý, có cảm xúc. Em cần chú ý viết đúng chính tả nhé!
Sau khi trả bài cho học sinh, tôi tư vấn để Ban học tập trưng bày những
bài viết hay, nhiều tiến bộ ở Góc học tập để những em khác có thể tham khảo.
Tơi cịn thơng báo ln những tiến bộ của học sinh để phụ huynh nắm bắt
được, có hình thức khen thưởng để các em thêm cố gắng.
III . HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
Trong giai đoạn hiện nay, người giáo viên không chỉ tổ chức, hướng dẫn
cho học sinh chủ động, tích cực học tập mà cịn phải hình thành, phát triển cho
các em những phẩm chất, năng lực của con người mới hiện đại và năng động.
Sau khi thùc hiện đồng bộ các giải pháp trên, tụi nhn thy :


- Các em có nhiều tiến bộ trong học tập. Từ tâm lí ngại viết, ngại suy
nghĩ, các em đã chịu khó quan sát, nắm chắc bốn bước làm văn, biết vận dụng
sáng tạo các kiến thức đã học để viết một bài văn hoàn chỉnh. Nhiều học sinh
viết được bài văn nội dung phong phú, hình ảnh sáng tạo, giàu cảm xúc, chữ
viết khá đẹp.
- Các em tự tin khi đánh giá bài viết của mình, của bạn, biết học tập
những cái hay của bạn và sửa chữa bài viết của mình. Các em mạnh dạn,cởi mở,
linh hoạt hơn khi giao tiếp.
- Đặc biệt, khi làm văn tả cây cối, các em nhận ra tầm quan trọng, ích lợi
và vẻ đẹp của cây cối. Vì thế các em thêm yêu cây, yêu hoa, tự giác trồng, chăm
sóc và bảo vệ cây cối xung quanh.

Kết thúc kiểu bài tả cây cối, tôi cho 36 học sinh lớp 4D do tôi chủ nhiệm
làm bài kiểm tra khảo sát với đề bài thống nhất trong tồn khối: "Em hãy tả một
cây bóng mát hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích". Kết quả thu được thể
hiện qua bảng thống kê sau :

Tổng số
học sinh

36

Bài văn tả
theo khuôn
mẫu.
Số
lượng

Tỷ lệ
%

0

0

Bài văn liệt
kê các chi tiết

Bài văn lỗi
về cách sắp
xếp ý, thiếu
cảm xúc.


Bài văn mắc
nhiều lỗi
chính tả, chưa
hồn thành
bài viết.

Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
lượng
%
lượng
%
lượng
0

0

1

2,8

Tỷ lệ
%

1


2,8

So sánh với cùng kì năm trước, tỉ lệ bài viết chất lượng cao đã tăng lên
gần gấp ba lần. Số bài viết chưa đạt yêu cầu từ 16,7% giảm xuống còn 2,9 %.
So sánh với các lớp trong khối, kết quả bài viết của lớp tôi rất khả quan.
Tôi vinh dự được thuyết trình các biện pháp tơi đã áp dụng để nâng cao chất
lượng bài văn miêu tả cây cối với cả tổ 4+5. Tôi đã mạnh dạn chia sẻ kinh
nghiệm của mình với đồng nghiệp cả nước qua mạng Internet và nhận được
phản hồi tốt.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng thành công để nâng cao chất
lượng bài văn miêu tả cây cối ở lớp Bốn. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp chia sẻ để sáng kiến được hồn thiện hơn. Tơi chân thành cảm ơn !
VI. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, VI PHẠM BẢN QUYẾN :


Tôi xin cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền. Nếu sai tơi hồn
tồn chịu trách nhiệm.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

( xác nhận)
....................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
....................................................................

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)

…………………………………………………………………………………............................................................
…………………………………………………………………………………............................................................
…………………………………………………………………………………............................................................
…………………………………………………………………………………............................................................
…………………………………………………………………………………............................................................




×