Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tài liệu Luận văn: Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại công ty TNHH P&T pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.69 KB, 50 trang )

1

Luận văn
Hồn thiện hoạt động kinh
doanh nhập khẩu hàng hố
tại công ty TNHH P&T

1


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN P&T
..................................................................................................................................................... 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty TNHH P&T. .. 7
1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty TNHH P&T. .. 8
1.3. Bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty ............... 8
1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty........... 11
1.4.1.Lĩnh vực kinh doanh của công ty. ...................................... 11
1.4.2. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh nhập khẩu ....................... 12
1.4.3. Hệ thống, mạng lưới kinh doanh. .................................... 12
1.4.4.. Quy trình kinh doanh nhập khẩu của cơng ty.................. 15
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
HÀNG HỐ TẠI CƠNG TY TNHH P&T................................................................... 17
2.1. Tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty (2007-2009) .... 17
2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm. ................................ 17
2.1.2. Thị trường nhập khẩu của công ty. .................................. 18
2.1.3. Các mặt hàng nhập khẩu của công ty ............................... 20


2.1.4. Hệ thống kênh tiêu thụ và phương thức tiêu thụ hàng nhập
khẩu của công ty. ...................................................................... 22
2.2. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
hàng hóa của cơng ty trách nhiệm hữu hạn P&T. ........................ 24
2.2.1. Những thành tựu đạt được ............................................... 24
2.2.2. Những tồn tại của công ty trách nhiệm hữu hạn P&T. ..... 29
2.2.3. Những nguyên nhân của những tồn tại ............................ 30
CHƯƠNG 3:MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HỐ CỦA CƠNG TY TNHH P&T...... 33

2


3

3.1. Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH
P&T. ............................................................................................ 33
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng
hóa của cơng ty ............................................................................ 35
3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhập khẩu. ..... 35
3.2.2. N âng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh nhập
khẩu. ......................................................................................... 36
3.2.3. Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu hàng hố................. 37
3.2.4. Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu hàng hố và trình độ
chun mơn của cán bộ công nhân viên công ty. ....................... 39
3.2.5. Phát triển thương mại điện tử. ......................................... 41
3.2.6. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu. ................................ 42
3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước. ........................................ 43
3.3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu.............. 44
3.3.2. Tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ

chức quốc tế .............................................................................. 45
3.3.3. Nhà nước nên thường xuyên tổ chức các diễn đàn thông tin
kinh tế cho các doanh nghiệp. ................................................... 46
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 47

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Kim ngạch nhập khẩu của công ty(2007-2009)
Bảng 2.2. Thị trường nhập khẩu của công ty

3


4

Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàn nhập khẩu của công ty(2007-2009)
Bảng 2.4. Thị phần tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty theo miền ở
Việt Nam.
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu qua các năm.
Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức của công ty TNHH P&T.
Sơ đồ 1.2. Hệ thống kênh phân phối của công ty.
Sơ đồ 1.3. Quy trình kinh doanh nhập khẩu của cơng ty.

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc
độ nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế
giới, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn
nhau về thương mại và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc. Trong bối
cảnh đó thì thương mại quốc tế đóng vai trị mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế

trong nước, góp phần phát huy lợi thế so sánh của đất nước. Nhập khẩu là một
bộ phận quan trọng không thể tách rời trong các quan hệ thương mại quốc tế.
Nhập khẩu có vai trị quan trọng đối với người tiêu dùng trong nước
cũng như đối với tồn bộ nền kinh tế. Nó tạo điều kiện cho người tiêu dùng đa
dạng hóa sự lựa chọn các sản phẩm , giá cả phù hợp hơn. Không những thế nó

4


5

cịn góp phần tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất, tập trung sản
xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế, đảm bảo kịp thời đầy đủ và đồng bộ
nhu cầu về tư liệu sản xuất, góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật đồng thời bổ sung kịp thời những nhu cầu sản xuất và đời sống trong
nước cịn mất cân đối góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Do đó việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn P&T là cơng ty thương mại tổng hợp
trong đó có chức năng kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng chủ lực là săm lốp
ô tô xe máy. Tuy phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các
công ty khác trong nền kinh tế thị trường song công ty đã khơng ngừng vươn
lên hoạt động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường và là bạn hàng
tin cậy của các đối tác nước ngoài. Qua một thời gian thực tập tại phịng xuất
nhập khẩu của cơng ty TNHH P&T cùng với những kiến thức được trang bị
trong nhà trường, với mục đích tìm hiểu thêm về tình hình nhập khẩu hàng
hóa tại Cơng ty, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện hoạt động kinh doanh
nhập khẩu hàng hố tại cơng ty TNHH P&T” cho chun đề thực tập tốt
nghiệp của mình.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề nhập khẩu hàng hóa
tại cơng ty trách nhiệm hữu hạn P&T trong vòng những năm từ 20072009.

Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề bao gồm những kiến thức đã
học ở trường, thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty từ
năm 2007 tới năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề bao gồm phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê…để làm rõ mục
đích nghiên cứu.

5


6

Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn P&T.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
tại cơng ty TNHH P&T.
Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu hàng hóa của cơng ty TNHH P&T.

6


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN P&T

1.1 Q trình hình thành và phát triển của cơng ty TNHH P&T.
Công ty trách nhiệm hữu hạn P&T được thành lập vào năm 2000 theo

giấy phép kinh doanh số 0102000147 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà NộiPhòng đăng ký kinh doanh số 1 cấp. Đăng ký lần đầu vào 08/03/2000. Đăng
ký thay đổi lần 4 vào 07/08/2008.
Tên chính thức: Cơng ty TNHH P&T 124 Vĩnh Tuy- Hai Bà Trưng- Hà
nội.
Tên giao dịch: P&T company limited
Địa chỉ email:
Số điện thoại: 046445657
Mã số thuế: 0800297536
Số tài khoản: 000547790001 Tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Đông Á chi nhánh Hà Nội
Đại diện do bà: Nguyễn Ngọc Thuỳ Linh - Chức vụ: Giám đốc
Công ty chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng
hố theo hình thức kinh doanh thương mại.
Những mặt hàng chủ yếu mà công ty kinh doanh là săm lốp ô tô nhãn
hiệu Caosumina sản xuất tại việt nam, ngồi ra cơng ty cịn chuyên nhập khẩu
các loại lốp ô tô mang nhãn hiệuBestone ,Deestone ,heavy sport ……nhập
khẩu từ Thái lan.
Khi mới thành lập nguồn vốn tự có của cơng ty chỉ có 200.000.000 VND.
Sau gần 10 năm thành lập và phát triển thì nguồn vốn của công ty đã lên tới 5 tỷ
VND.

7


8

Tài sản cố định gồm 3 văn phòng đại diện ,nhà kho có mặt ở các tỉnh
như : Hải Dương,Hải Phịng,Hà Nội với diện tích lên tới 20.000 m2.
Số lượng cán bộ nhân viên của công ty đã tăng lên từ con số ban đầu
mới thành lập công ty là 17 giờ đây con số này đã lên tới gần 100 nhân viên.

Trong q trình hoạt động cơng ty ln cố gắng mở rộng thị trường
phân phối trên toàn quốc đồng thời tăng khả năng nắm bắt, quản lý những thị
trường mới bằng các chi nhánh của công ty tại các tỉnh.
1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty TNHH P&T.
Theo giấy phép kinh doanh của công ty thì cơng ty có chức năng
và nhiệm vụ sau:
Bn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hố.
Mơi giới thương mại
Các dịch vụ sửa chữa ô tô, cho thuê ô tơ và vận tải hàng hóa.
1.3. Bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty
Với số lượng ban đầu chỉ là 7 cán bộ nhân viên, hiện nay cơng ty đã có
số nhân viên lên tới gần 20 người. Từ chỗ chưa có bộ máy tổ chức có cơ cấu
rõ ràng với các phịng kinh doanh, kế tốn, maketting, xuất nhập khẩu.. thì
qua hơn 8 năm phát triển cơng ty đã có cơ cấu bộ máy rõ rang với các bộ phận
chức năng sau:

8


9

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH P&T

Giám đốc

Phó giám đốc

Phịng kinh
doanh


Phịng xuất
nhập khẩu

Phịng kế tốn

Phịng hành
chính nhân sự

Nguồn: Phịng hành chính nhân sự cơng ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức:
+ Giám đốc: Là người quyết định thực thi kế hoạch, chiến lược phát
triển của công ty thông qua sự tổng hợp ý kiến, đánh giá từ hệ thống các
phòng ban trực thuộc sự quản lý của giám đốc. Từ đó ta thấy giám đốc có
nhiệm vụ là:
Theo dõi, giám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doạnh của công ty
Ký các hợp đồng lao động, tuyển dụng nhân sự.
+ Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch và chiến
lược phát triển cơng ty.
Phó giám đốc chịu trách nhiệm triển khai các quyết định của giám đốc
tới các phịng ban trực thuộc mình quản lý theo sự phân công của giám đốc.

9


10


+ Phịng kế tốn:
Quản lý tài chính kế tốn tồn cơng ty theo đúng pháp lệnh kế tốn
thống kê, các chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp..
Bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh.
Xây dựng kế toán tài chính và thống kê theo pháp lệnh hiện hành của nhà
nước.
Hoạch định giá, thành lập và phân tích báo cáo tài chính như bảng
cân đối kế tốn…..
+ Phịng xuất nhập khẩu:
Tham mưu cho giám đốc các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế.
Chức năng của phịng là thu thập thơng tin về các mặt hàng mà
công ty đang kinh doanh trên thị trường quốc tế để tìm ra những mặt
hàng tiềm năng cho công ty và chuẩn bị các công tác cho việc ký kết hợp
đồng kinh doanh quốc tế.
Mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế để tìm kiếm các cơ hội hợp tác
kinh doanh cả trong và ngoài nước. Đẩy mạnh và hồn thiện các quan hệ có
sẵn.
Thực hiện và hoàn tất các thủ tục nhập khẩu. Đề ra các giải pháp
giúp hoạt động kinh doanh nhập khẩu của cơng ty có hiệu quả cao.
+ Phịng tổ chức hành chính nhân sự:
Tham mưu cho giám đốc, phó giám đốc về việc tổ chức, ,lựa chọn
mơ hình lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Từ
đó ta thấy nhiệm vụ của phịng tổ chức gồm:
Tuyển dụng lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Quản lý lưu trũ chuyển công văn tài liệu và con dấu theo quy định
về công tác văn thư theo quy địn của nhà nước.
Bảo vệ quản lý nguồn nhân lực, tiền lương của công ty.

10



11

Quản lý và kiểm sốt việc thực hiện các chính sách, chế độ của
nhà nước đối với người lao động
Tổ chức thi đua khen thưởng và kỷ luật. giải quyết các đơn thư khiếu
nại…
1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.4.1.Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Theo giấy phép kinh doanh của cơng ty thì cơng ty được phép
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như buôn bán tư liệu sản xuất,
đại lý ký gửi, môi giới thương mại, các dịch vụ sửa chữa ô tơ…Nhưng
trên thực tế thì cơng ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh doanh
thương mại bao gồm kinh doanh thương mại nội địa và kinh doanh nhập
khẩu hàng hóa mà chủ lực là kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tức là nhập
khẩu các sản phẩm săm lốp, yếm cao su ô tô về phân phối cho các công
ty trong nước. Hiện nay công ty kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu
khoảng 90% là thương mại còn lại là phục vụ cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh của công ty.
Đối với kinh doanh thương mại nội địa của Công ty cổ phần cao su
miền nam casumina. Các mặt hàng này được công ty kinh doanh với tư
cách là đại lý phân phối cấp 1.Các mặt hàng chủ yếu nhập từ thị trường
nội địa bao gồm săm lốp xe đạp, các sản phẩm phụ trợ như găng tay cao
su, đệm đắp ơ tơ…Hiện nay cơng ty cũng đang tích cực tìm kiếm các
nguồn cung ứng hàng hóa mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn
hàng ổn định…
Đối với kinh doanh nhập khẩu hàng hóa thì đây là lĩnh vực chủ đạo
của công ty. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty lâ Thái Lan,
Trung Quốc và Nga. Các sản phẩm nhập khẩu chủ lực từ các thị trường
này là săm lốp, yếm ô tô.


11


12

Từ các ý trên ta có thể thấy rằng đối với tất cả các mặt hàng kinh
doanh của công ty từ các nguồn nơi địa và nước ngồi đều được công ty
phân phối tại thị trường trong nước.
1.4.2. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh nhập khẩu
Sản phẩm chủ lực của công ty là các loại săm lốp xe và sản phẩm hỗ trợ
cụ thể:
Thứ nhất là Săm lốp ô tô bao gồm 200 sản phẩm khác nhau về quy
cách, kích thước, độ bơm hơi tối đa, tốc độ, mức vận chuyển.
Thứ hai là Săm lốp xe đạp bao gồm hơn 150 sản phẩm khác nhau về
quy cách, kích thước, độ bơm hơi tối đa, tốc độ, mức vận chuyển.
Thứ ba là các sản phẩm hỗ trợ như găng tay cao su, băng tải, đệm cầu
cảng, đắp lốp ô tô…
Do nguyên liệu chủ yếu của các sản phẩm trên là cao su thiên nhiên,
cao su tổng hợp, thép đanh, than đen…nên giá cả của các mặt hàng này phụ
thuộc phần lớn vào sự biến động của giá nguyên liệu. Hơn nữa chất lượng, độ
bền của sản phẩm cũng phụ thuộc vào nhiệt độ mà Việt Nam là một nước
nhiệt đới khí hậu nóng ẩm nên việc bảo quản phải cẩn thận. Tuy nhiên các
loại săm lốp xe thì trọng lượng khơng lớn nên việc vận chuyển và cước phí
khơng gây nhiều khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối tiêu thụ
sản phẩm.
1.4.3. Hệ thống, mạng lưới kinh doanh.
Thị trường cung cấp các mặt hàng kinh doanh cho công ty chủ yếu là
Trung Quốc, Thái Lan, ngồi ra cịn có các cơng ty của các nước như Nga,
Hàn Quốc….Đây là các nước có nền cơng nghiệp khá phát triển nên các mặt

hàng nhập về có chất lượng khá cao.

12


13

Thị trường đầu ra của công ty chủ yếu là thị trường Miền Bắc, Trung.
Vì cơng ty có nhà máy và xưởng ở Hà Nội, Hải Dương nên khách hàng của
công ty đa số ở Miền Bắc.
Các sản phẩm của công ty dù được huy động từ nguồn nào cũng đều
được tiêu thụ, phân phối tại thị trường trong nước. Hiện nay, quy mô thị
trường của công ty đã bao trùm tồn bộ thị trường Việt Nam, sản phẩm của
cơng ty hướng tới tất cả các đối tượng người tiêu dùng, từ những người có thu
nhập cao và trung bình đến người tiêu dùng có thu nhập thấp (đối với một số
ngành hàng), từ đối tượng tiêu dùng là hộ gia đình đến những cơng trình cơng
cộng, phục vụ sản xuất (như sản phẩm lốp máy kéo…).
Hệ thống mạng lưới phân phối hàng hóa của: cơng ty áp dụng phương
thức phân phối rộng rãi, nghĩa là công ty cố gắng đưa sản phẩm và dịch vụ
của mình tới càng nhiều người bán lẻ càng tốt. Hiện nay công ty đang sử dụng
hai kênh phân phối chủ yếu đó là kênh phân phối một cấp và kênh phân phối
ba cấp được thể hiện rõ qua sơ đồ dưới đây:

13


14

Sơ đồ 1.2.: Hệ thống kênh phân phối của công ty


Công ty TNHH
P&T

Người tiêu
dùng(Quy mô
lớn)

Đại lý phân
phối cấp I

Cửa hàng bán
lẻ
Người tiêu
dùng(Quy mơ
nhỏ)

Nguồn: Phịng xuất nhập khẩu cơng ty TNHH P&T

Qua sơ đồ ta thấy thông thường công ty phân phối hàng hóa tới các đại lý
phân phối cấp 1, rồi từ các đại lý này hàng hóa được đưa tới các cửa hàng bán
lẻ và từ các cửa hàng bán lẻ này hàng hóa được đưa tới tay người tiêu dùng
cuối cùng. Công ty tổ chức quản lý chăm sóc khách hàng khơng chỉ có người
tiêu dùng mà cịn dành cho các cửa hàng bán lẻ như tổ chức các chương trình
hội nghị khách hàng, giải thưởng cho cửa hàng bán lẻ đạt doanh số bán hàng
ấn tượng, bố trí cho các cán bộ kỹ thuật của cơng ty có mặt trực tiếp tại cửa
hàng để hướng dẫn hỗ trợ các cửa hàng bán lẻ về các vấn đề kỹ thuật…
Ngồi phương thức phân phối gián tiếp cơng ty còn thực hiện phương
thức phân phối trực tiếp mà mục tiêu là các khách hàng có quy mơ lớn như
các công ty lắp ráp phương tiện vận tải, các công trình xây dựng cơng


14


15

cộng…Đối với phương thức này cơng ty tìm kiếm khách hàng trực tiếp hoặc
thơng qua các chương trình đầu thầu giới thiệu sản phẩm, hoặc tìm kiếm mối
tiêu thụ thơng qua sự năng động của đội ngũ kinh doanh của cơng ty.
Ngồi các kênh phân phối trên thì để nâng cao doanh số cơng ty cịn tổ
chức các chương trình marketing như quảng cáo sản phẩm trên các phương
tiện thông tin đại chúng, thực hiện, tổ chức các chương trình khuyến mại, hậu
mãi khách hàng, các chương trình tri ân khách hàng, bảo hành bảo trì sản
phẩm…
1.4.4.. Quy trình kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Để hiểu rõ về quy trình kinh doanh nhập khẩu của cơng ty chúng ta có thể
xem sơ đồ 1.3 dưới đây:
Qua sơ đồ ta thấy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được thực
hiện theo một quy trình nhất định bao gồm trên cả thị trường trong nước và
thị trường nứơc ngoài. Đầu tiên công ty tiến hành nghiên cứu thị trường nhập
khẩu về các vấn đề như nguồn hàng, chất lượng hàng, giá cả, mơi trường luật
pháp chính trị, tiềm lực tài chính…, tiến hành nghiên cứu thị trường tiêu thụ
trong nước về mức độ tiêu thụ hàng nhập khẩu, các chủng loại hàng nhập
khẩu tiêu thụ tốt, báo cáo tồn kho kỳ trước…Từ đó có cơ sở lập kế hoạch
nhập khẩu. Sau đó thực hiện các nghiệp vụ để hồn thành việc nhập khẩu
hàng hóa như giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu, tổ chức thực
hiện hợp đồng nhập khẩu. Trong khi tiến hành các nghiệp vụ thực hiện hợp
đồng nhập khẩu công ty đồng thời thực hiện các hoạt động tìm kiếm đầu mối
tiêu thụ sản phẩm, quảng bá giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng nội
địa.


15


16

Sơ đồ 1.3: Quy trình kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Nghiên cứu thị
trường trong
nước và quốc tế

Lập kế
hoạch
nhập khẩu

Nghiên cứu kết
quả tiêu thụ
hàng nhập khẩu
và báo cáo tồn
kho kỳ trước

Giao dịch,
đàm phán,
ký kết hợp
đồng nhập
khẩu

Nhận đơn
đặt hàng của
khách hàng


|Tìm
kiếm
đầu mối
tiêu thụ
hàng

Tổ chức thực
hiện hợp đồng
nhập
khẩu(mở L/C,
mua bảo
hiểm, nhận
hàng, kiểm tra
hàng hóa.

Tổ chức
đem hàng
tới nơi tiêu
thụ

Nguồn: Phịng xuất nhập khẩu công ty TNHH P&T.

16


17

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG
HOÁ TẠI CƠNG TY TNHH P&T


2.1. Tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty (2007-2009)
2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm.
Kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng qua các năm. Đây
là kết quả của việc hoạch định những chiến lược kinh doanh hợp lý của công
ty, của những nỗ lực khơng ngừng của tồn bộ cán bộ công nhân viên trong
công ty. Dưới đây là bảng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cơng ty P&T
qua các năm từ 2007-2009:
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty(2007-2009)
Đơn vị: USD
Năm

Kim ngạch nhập

Mức tăng giảm so với năm trước

khẩu thực tế

Giá trị

Tỷ lệ

2007

2.631.279

-

-


2008

2.850.157

218.878

8,32%

2009

3.206.805

356.648

12.5%

Nguồn: Phịng tài chính kế toán

Bảng 2 cho thấy thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng lên theo
từng năm cụ thể là: Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt 2.850.157USD
tăng hơn so với năm 2007 là 218.878USD tức là tăng 8,32% so với năm 2007,
năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu tăng hơn so với năm 2008 là
356.648USD tức là tăng 12,5% so với năm 2008. Vậy kim ngạch nhập khẩu
của công ty tăng lũy tiến theo từng năm với tốc độ tăng trưởng khá ổn định và
đều đặn. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho sự phát triển của công ty.

17


18


Mặc dù công ty cũng bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu song
kim ngạch nhập khẩu của cơng ty khơng vì thế giảm đi mà ngược lại vẫn tăng
đều qua các năm là do các sản phẩm nhập khẩu của cơng ty đã có sự tiến bộ
về chất lượng, mẫu mã…đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, thị trường
tiêu thụ của công ty không ngừng mở rộng nhờ vào sự đầu tư bài bản vào
chiến lược marketing đối với các mặt hàng kinh doanh xuyên suốt theo thời
kỳ, cơng ty đã và đang có chiến lược kinh doanh hợp lý, đúng đắn mang lại
doanh thu tốt, nhiều đơn hàng…
2.1.2. Thị trường nhập khẩu của cơng ty.
Có thể nói thị trường nhập khẩu của cơng ty khá ổn đinh, công ty giữ
được mối quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác truyền thống được thể hiện qua
bảng số 2.2 dưới đây:

Bảng số 2.2: Thị trường nhập khẩu của công ty
Đơn vị: USD
Năm 2007
Tỷ

Thị
Trường

Năm 2008

Giá trị

trọng(%)

Năm 2009


Tỷ
Giá trị

trọng(%)

Tỷ
Giá trị

trọng
(%)

Thái lan
Trung
Quốc

1.973.460

75

2.137.584

75

2.427.172

75,69

526.255,8

20


570.030

19.9

621.361

19,37

142.543

5.1

158.272

4,94

2.850.157

100

3.206.805

100

Nga

131.563,2

Tổng


2.631.279

5
100

Nguồn: Phịng xuất nhập khẩu của cơng ty

18


19

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy Thái lan, Trung Quốc và Nga là ba thị
trường nhập khẩu của công ty.
Đứng đầu là thị trường đầu vào nhập khẩu của công ty là Thái lan luôn
chiếm hơn 70% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Kim ngạch nhập khẩu
từ thị trường này có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây tăng từ
1.973.460USD năm 2007 tới 2.427.172USD năm 2009. Các mặt hàng nhập
khẩu chủ yếu từ thị trường này là săm lốp, yếm ô tô. Thái Lan là thị trường
Cơng ty đã có quan hệ nhập khẩu từ khá lâu. Hàng nhập khẩu từ thị trường
này chủ yếu là các loại săm lốp ô tô nhãn hiệu Bestone, Destone, Heavy
sport…., các loại máy móc thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh, tiêu dung.
Chất lượng hàng nhập từ Thái Lan rất cao chính vì vậy mà có thể nói giá cả
của chúng ln cao hơn so với các loại hàng nhập từ thị trường khác. Do thu
nhập của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện nên xu hướng nhu
cầu về chất lượng ngày càng cao nên vấn đề giá cả cũng không phải là một trở
ngại q lớn trong q trình tiêu thụ hàng của cơng ty. Tốc độ tăng giá trị
hàng nhập từ Thái Lan khá đều qua các năm.
Sau thị trường Thái Lan thì thị trường Trung Quốc đứng vị trí thứ hai

trong kim ngạch nhập khẩu của công ty luôn chiếm gần 20% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của công ty. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này có xu
hướng tăng trong những năm gần đây tăng từ 526.255,8USD trong năm 2007
tới 621.361USD năm 2009. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường này
chủ yếu là săm lốp ô tô nhãn hiệu Wandi, stetra…. Thị trường Trung Quốc
cũng là một trong những thị trường trọng điểm trong quan hệ thương mại của
công ty. Đây cũng là thị trường công ty nhập khẩu khá nhiều. Do các mặt
hàng của Trung Quốc đa dạng về mẫu mã, giá thành lại rẻ mặc dù chất lượng
không cao bằng các sản phẩm săm lốp của Thái Lan nhưng những mặt hàng

19


20

của thị trường này cũng khá dễ tiêu thụ vì Việt Nam là một nước đang phát
triển, các sản phẩm tầm trung dễ thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Sau thị trường Thái lan và Trung quốc là thị trường Nga đứng thứ ba
trong kim ngạch nhập khẩu của công ty chiếm khoảng 5% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của công ty. Nga là đối tác mới, một thị trường cung ứng
đầu vào rất triển vọng và tiềm năng cho công ty. Bên cạnh Thái Lan và Trung
|Quốc, giá trị nhập khẩu từ thị trường Nga tăng khá nhanh trong thời gian gần
đây. Nga và Việt Nam có quan hệ ngoại giao khá tốt tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nhập khẩu hàng hóa từ Nga vào Việt Nam.
2.1.3. Các mặt hàng nhập khẩu của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn P&T kinh doanh rất nhiều các mặt hàng
săm lốp, các sản phẩm phụ trợ song những mặt hàng chủ yếu mà công ty nhập
khẩu là săm lốp ô tô, yếm ô tô. Cụ thể được thể hiện rõ ràng qua bảng số 2.3
dưới đây:
Bảng2. 3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty( 2007-2009)

Đơn vị: USD
Mặt
hàng

Giá trị

Lốp ô tô

1.936.043

Săm ô tô
Yếm ô tô
Tổng

Năm 2008

Năm 2007
Tỷ
trọng(%)

Giá trị

Năm 2009

Tỷ
trọng(%)

Giá trị

Tỷ

trọng(%)

73,58 2.006.450

70,41 2.254.620

70,32

452.471

17,19

486.435

17,06

520.108

16,21

242.765

9,23

357.272

12,53

432.077


13,47

100 3.206.805

100

2.631.279

100 2.850.157

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của công ty P&T

20


21

Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy lốp ô tô, săm ô tô và yếm ô tô là ba mặt
hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty.
Đứng đầu là mặt hàng lốp ô tô luôn chiếm trên 70% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của công ty. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này có xu
hướng tăng đều đặn và khá ổn định trong những năm gần đây. Cụ thể kim
ngạch nhập khẩu lốp ô tô từ thị trường này tăng từ 1.936.043USD năm 2007
lên tới 2.254.620USD năm 2009( tức là tăng 318.577USD trong hai năm liên
tiếp). Năm 2009 so với năm 2008 thì giá trị nhập khẩu các mặt hàng: lốp ô tô
tăng 248.1USSUSSD. Đây là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của cơng ty, có giá
trị nhập khẩu lớn nhất trong ba mặt hàng nhập khẩu chính của cơng ty vì giá
trị của nó lớn.
Đứng thứ hai sau mặt hàng lốp ô tô là săm ô tô luôn chiếm khoảng trên
15% giá trị tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty theo cơ cấu mặt hàng nhập

khẩu. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này cũng có xu hướng tăng trong
những năm gần đây tăng từ 452.471USD năm 2007 tới 520.108USD năm
2009. Cụ thể năm 2009 so với năm 2008 thì giá trị nhập khẩu mặt hàng săm ơ
tơ tăng 33.964USD. Đây cũng là mặt hàng nhập khẩu khá lớn của cơng ty vì
nó thường đi kèm cùng với săm ô tô.
Đứng thứ ba sau mặt hàng săm lốp ô tơ là yếm ơ tơ ln chiếm bình
qn khoảng 10% trong tổng kim ngach nhập khẩu của công ty. Kim ngạch
nhập khẩu mặt hàng này tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Cụ thể
năm 2009 so với năm 2008 thì giá trị nhập khẩu các mặt hàng yếm ơ tô tăng
74.805USD.
Hiện nay trên thị trường săm lốp Việt Nam thì mặt hàng săm lốp của
cơng ty nhập về có sức cạnh tranh khá cao, sản phẩm đa dạng phong phú đáp
ứng được yêu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm cao do nguồn cung
cấp các mặt hàng cho công ty là các nước phát triển và công ty casumina

21


22

Miền Nam. Đây là một thế mạnh giúp cho công ty có thể cạnh tranh tốt với
các doanh nghiệp khác trong nước.
2.1.4. Hệ thống kênh tiêu thụ và phương thức tiêu thụ hàng nhập khẩu của
công ty.
Trong những năm gần đây cơng ty trách nhiệm hữu hạn P&T đã có những
nỗ lực tạo ra chiến lược marketing hợp lý nhằm khơng ngừng mở rộng thị
phần tiêu thụ của mình trong thị trường nội địa. Cụ thể điều đó được thể hiện
qua bảng số 2.4 dưới đây:
Bảng số 2.4: Thị phần tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty theo miền ở
Việt Nam

Đơn vị %
Thị phần

2007

2008

2009

Bắc

56

58

54

Trung

28

24

25

Nam

16

18


21

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của công ty P&T

Qua bảng số liệu ta thấy Miền Bắc dẫn đầu trong thị phần tiêu thụ hàng
nhập khẩu của cơng ty vì nó ln chiếm khoảng trên 50% trong tổng thị phần
của công ty. Thị phần miền Bắc khá ổn định qua các năm từ 56% năm 2007
lên 58% năm 2008. Song thị phần Miền Bắc lại giảm 4% từ 58% năm 2008
xuống còn 54% năm 2009 do thị trường Miền Bắc có khá nhiều đối thủ cạnh
tranh có tiềm lực lớn mạnh cả về vốn và sản phẩm, hơn nữa trong thời gian
này công ty hướng sang khai thác thị trường rất tiềm năng là Miền Nam.
Đứng thứ hai sau Miền Bắc là Miền Trung luôn chiếm khoảng 25%
trong tổng thị phần tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty. Thị phần miền trung

22


23

cũng tương đối ổn định, có sự tăng giảm qua các năm nhưng không đáng kể.
Cụ thể năm 2008 thị phần giảm 4% so với năm 2007, năm 2009 thị phần tăng
1% so với năm 2008. Đây là thị trường chiếm thị phần lớn thứ hai sau miền
bắc và lớn hơn miền nam do công ty P&T tọa lạc ở Miền bắc nên sẽ có điều
kiện thuận lợi để chiếm lĩnh những thị trường có vị trí địa lý gần công ty hơn.
Cuối cùng Miền Nam chiếm thị phần thấp nhất trong tổng thị phần tiêu
thụ hàng nhập khẩu của cơng ty ln chiếm bình qn khoảng 18% trong tổng
thị phần. Tuy nhiên thì đây là một thị trường rất tiềm năng, thị phần miền nam
tăng trưởng rất ổn định qua các năm tăng từ 16% năm 2007 tới 18% năm
2008 và tăng từ 18% năm 2008 tới 21% năm 2009.

Do công ty P&T là một công ty tư nhân và thời gian thành lập phát
triển cũng chưa lâu nên thị phần của công ty ở thị trường Việt Nam cịn khá
hẹp. Tuy nhiên với xu hướng làm ăn có lãi với chiến lược kinh doanh hợp lý
như hiện nay thì chắc chắn trong tương lai thị phần của cơng ty sẽ được mở
rộng.
Dịch vụ khách hàng: Công ty đã và đang đẩy mạnh công tác dịch vụ
khách hàng từ khâu giới thiệu sản phẩm đến dịch vụ hậu mãi sau bán hàng.
Việc phát triển hệ thống bán hàng góp phần quan trọng vào việc nâng cao
hình ảnh, uy tín của công ty.Do công ty thành lập chưa lâu nên mạng lưới tiếp
thị bán hàng và kênh phân phối,sản phẩm của cơng ty cịn khá mỏng và yếu.
Chính vì vậy mà cơng tác dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được triển khai
một cách đúng đắn, kịp thời.
Công ty luôn chú trọng vào việc đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm với các đối thủ cạnh tranh mà chủ yếu là tập trung vào hai công cụ quan
trọng nhất gồm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Các hình thức nhập khẩu của cơng ty hiện nay mới chỉ có hai hình thức
là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác trong đó nhập khẩu trực tiếp

23


24

chiếm chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu luôn chiếm khoảng gần 90%.
Bởi vì cơng ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh thương mại là chủ yếu do đó
cơng ty chỉ nhập khẩu các mặt hàng mà khách hàng yêu cầu, còn lại là nhập
khẩu về để phục vụ hoạt động sản xuất của công ty.
2.2. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng
hóa của công ty trách nhiệm hữu hạn P&T.
2.2.1. Những thành tựu đạt được

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình cơng ty đã đạt được
những chỉ tiêu nhất định phản ánh hiệu quả của hoạt động nhập khẩu hàng
hóa tại công ty mà cụ thể được thể hiện qua bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu qua các năm
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Vốn kinh doanh nhập khẩu

1.095.035

1.099.535

1.183.981

Doanh thu nhập khẩu

3.120.850

3.408.560

3.812.420

Chi phí nhập khẩu


3.105.420

3.390.310

3.791.408

Lợi nhuận nhập khẩu

15.430

18.250

21.012

Lợi nhuận nhập khẩu sau thuế

12.344

13.687,5

15.759

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu

0,49

0,53

0,55


Lợi nhuận nhập khẩu/Vốn

1,4%

1.66%

1.78%

2,85

3,10

3,22

kinh doanh nhập khẩu (%)
Doanh thu nhập khẩu/Vốn
kinh doanh nhập khẩu (vòng)
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của công ty P&T

24


25

2.2.1.1. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu mang lại lợi nhuận hàng năm
cho cơng ty.
Trong q trình hoạt động kinh doanh của mình cơng ty đã sử dụng
khá hiệu quả vốn kinh doanh nhập khẩu giúp tăng lợi nhuận kinh doanh của
công ty. Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh

nhập khẩu có tốc độ tăng khá ổn định trong các năm trở lại đây. Mặc dù chịu
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu song khơng vì thế mà hiệu quả
kinh doanh của công ty bị giảm sút. Lợi nhuận giữa các năm tăng khá nhanh
trong khi đó vốn kinh doanh tăng khơng đáng kể trong 3 năm liên tiếp. Số
vịng quay của vốn nhập khẩu cũng tăng đều qua các năm song tốc độ tăng
khơng đáng kể từ 2,85 vịng lên tới 3,1 vòng năm 2008, cao nhất là 3,22 vòng
năm 2009. Tuy nhiên tốc độ quay vòng vốn của cơng ty là khơng cao so với
tốc độ trung bình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là do công ty chưa sử
dụng nguồn vốn kinh doanh một cách hiệu quả, mức tiêu thụ hàng hóa có tăng
theo từng năm song mức độ tăng cũng chưa thực sự cao( Năm 2008 doanh thu
nhập khẩu chỉ tăng 9,21% so với doanh thu nhập khẩu năm 2007). Nhìn
chung mặc dù chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu bắt
đầu từ cuối năm 2007 song hiệu quả sử dụng vốn của công ty vẫn rất khả
quan. Điều này thể hiện những nỗ lực rất lớn của công ty.
Nhờ vào những chiến lược kinh doanh hợp lý mà lợi nhuận cũng như tỷ
suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của công ty liên tục tăng ổn định trong
những năm gần đây.
Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng
ổn định qua các năm. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế đạt 12.344$ tăng 10,88% so
với năm 2007,Năm 2009 lợi nhuận sau thuế đạt 15.128,64$ tăng 15,13% so với
năm 2008. Sự gia tăng lợi nhuận hàng năm của công ty thể hiện hiệu quả của
hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. |Sự gia tăng lợi nhuận không

25


×