Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

(SKKN CHẤT 2020) kích thích hứng thú học tập của học sinh thông qua việc sử dụng các công cụ tư duy khi dạy chương “ thành phần hóa học của tế bào” sinh học 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 41 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việc
phát triển của một đất nước. Không chỉ riêng Việt Nam của chúng ta, các quốc gia
trên thế giới đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu. Ở nước ta hiện nay, giáo
dục và đào tạo đang là vấn đề được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Việc
đào tạo con người - đào tạo nguồn lực lao động đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Luật GD, điều 28.2 đã
ghi “Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập .
Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo
dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế
giới”.Muốn thành cơng khơng có con đường nào khác ngồi con đường học tập.
Chính phủ liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao
hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.Thế nhưng, ý thức học tập của
học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.
Vậy làm thế nào để kích thích hứng thú học tập của học sinh?Theo tơi, trước
tiên, học sinh phải tìm thấy niềm vui trong chính các tiết học. Các em phải hiểu
bài, được chủ động tham gia vào quá trình chiếm lĩnh tri thức mới, nắm chắc và
hiểu sâu bài để hoàn thành các bài tập, đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm
tra….thì các em mới có động lực, có niềm vui và hứng thú trong học tập.
Để tìm kiếm phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh, VTV7 Đài truyền
hình Việt Nam đã thực hiện chương trình truyền hình thực tế “HỌC SAO CHO
TỐT”. Trường THPT Nghi Lộc 4 là một trong 12 trường THPT trên cả nước được
ngẫu nhiên lựa chọn tham gia chương trình này. Tơi đã được mời trực tiếp tham gia
hội thảo do giáo sư Haruo Kurokami của trường đại học Kansai chủ trì. Trong
chương trình này có giới thiệu 10 cơng cụ tư duy giúp học sinh cách ôn tập, tự học
tốt nhất. Tôi đã chọn và sử dụng các công cụ tư duy này khơng chỉ để hướng dẫn


học sinh ơn tập mà cịn để dạy bài mới và là công cụ hiệu quả để phát huy tính chủ
động, tích cưc của học sinh trong q trình học tập.
Tơi chọn áp dụng vào chương trình sinh học 10 vì học sinh lớp 10 THPT là
lớp đầu cấp, các em bắt đầu làm quen với một mơi trường mới, bạn mới, thầy cơ
mới và có thể là cách học tập mới. Có nhiều học sinh khi ở cấp THCS có học lực
khá nhưng khi lên THPT thì học lực ngày càng giảm dần, các em gặp rất nhiều khó
khăn trong học tập. Khả năng tiếp thu giảm, dần dần các em sẽ thờ ơ với việc học
hành, cảm thấy chán chường và học khơng có mục tiêu
1

download by :


Để giúp học sinh có kết quả học tập tốt,có hứng thú, có niềm vui trong học
tập, nhiệm vụ của người giáo viên không những phải cung cấp cho học sinh một
vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh cách học,
khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu, tự ôn tập, hệ thống hóa kiến thức để tìm hiểu
và nắm bắt tri thức. Đồng thời để hỗ trợ cho học sinh có cách tiếp nhận tri thức,
củng cố ơn tập, khắc sâu kiến thức khoa học, tôi đã sử dụng các cơng cụ tư duy để
dạy bài mới, sau đó u cầu các em sử dụng công cụ tư duy để hệ thống hóa, ơn
tập kiến thức ở nhà. Qua thời gian, tôi thấy việc sử dụng các công cụ tư duy đã hỗ
trợ học sinh rất nhiều trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc học
tập bài mới, hiệu quả, tích cưc hơn khi học bài cũ và giúp học sinh hứng thú học
tập hơn rất nhiều.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài “ Kích thích hứng thú học tập
của học sinh thơng qua việc sử dụng các công cụ tư duy khi dạy chương “
Thành phần hóa học của tế bào” - Sinh học 10- THPT”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Sử dụng các công cụ tư duy để tổ chức dạy học phần kiến thức “Thành phần
hóa học của tế bào” để kích thích hứng thú học tập cho học sinh nhằm góp phần

nâng cao chất lượng dạy học.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiển của tình trạng mất hứng thú học tập
của học sinh hiện nay.
- Điều tra thực trạng dạy học sinh học ở trường Trung học phổ thơng.
-

Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức phần Thành phần hóa học của tế bào
làm cơ sở để thiết kế các biểu đồ cũng như để tổ chức dạy học.
-

Xây dựng hệ thống biểu đồ và sử dụng để tổ chức dạy học phần kiến
thức Sinh học tế bào.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài.
-

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Kích thích hứng thú học tập của học sinh thơng qua việc sử dụng các công cụ
tư duy khi dạy chương: Thành phần hóa học của tế bào.
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ
Đối tượng: Nội dung chương Thành phần hóa học của tế bào, sinh học 10 THPT

Khách thể: Học sinh trường THPT Nghi lộc 4 và trường THPT lân cận
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Thông qua việc dạy học phần: “Thành phần hóa học của tế bào” để cung cấp
2

download by :



và hướng dẫn cho học sinh sử dụng các công cụ tư duy trong q trình tự học. Tài
liệu khơng chỉ áp dụng riêng cho bộ môn sinh học mà cịn có thể áp dụng cho tất cả
các mơn học khác
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .
Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của
Nhà nước trong cơng tác giáo dục, đổi mới công tác giáo dục.
- Nghiên cứu lí thuyết biểu hiện hứng thú, hứng thú học tập của học sinh.
-

-

Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung của chương trình sinh học tế bào.

Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp học tập thơng minh, vai trị và cách
sử dụng các loại công cụ tư duy trong dạy học
b. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
-

Điều tra trên đối tượng học sinh, đánh giá qua tinh thần thái độ trên lớp và kết
quả của các bài kiểm tra
VIII. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài cung cấp và hướng dẫn sử dụng 10 công cụ tư duy thông qua việc dạy
bài mới và hướng dẫn học sinh ôn tập. 10 công cụ tư duy là trợ thủ đắc lực giúp
học sinh trong q trình ơn tập kiến thức, sử dụng thành thạo 10 công cụ sẽ hỗ trợ
học sinh rất nhiều trong quá trình tự học. Từ chỗ đơn giản hóa được kiến thức,
giảm thời gian học thuộc, học vẹt, học sinh sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức, học sinh
được thỏa sức sáng tạo theo cách riêng của mình, giúp học sinh tự tin vào bản thân
hơn và kích thích được hứng thú trong q trình học tập. Đề tài không chỉ được áp
dụng trong môn sinh học mà HS cịn sử dụng các cơng cụ tư duy cho tất cả các

môn học khác.

3

download by :


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC CƠNG CỤ
TƯ DUY ĐỂ KHÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH.
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Hứng thú
1.1.1.1. Khái niệm hứng thú
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai trị
rất quan trọng trong học tập và làm việc, khơng có việc gì người ta khơng làm được
dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình u đối với
cơng việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh
học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.

Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý
phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như
trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng
thú, thậm chí trái ngược nhau.
a. Trên thế giới.
Theo I.PH. Shecbac, nhà tâm lý họcphương tây cho rằng, hứng thú là thuộc
tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiện thơng qua thái độ, tình cảm
của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan.
Theo Annoi, nhà tâm lý học người Mỹ hứng thú là một sự sáng tạo của tinh
thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào.
W.James một nhà tâm lý học và triết học tiên phong người Mỹthì cho rằng

hứng thú là một trường hợp riêng của thiên hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động
của con người như là một nét của tính cách.
A.G.Cơvaliốp coi hứng thú là sự định hướng của cá nhân, vào một đối tượng
nhất định, tác giả đã đưa ra một khái niệm được xem là khá hoàn chỉnh về hứng
thú “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý
nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó” .
b.Ở Việt Nam
Việt Nam, có nhiều nhà khoa học đã đưa ra những quan niệm khác nhau về
hứng thú, hiện nayquan niệm của GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn có thể coi là đầy đủ
nhất: "Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có
ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khối cảm cho cá
nhân trong q trình hoạt động".
Khái niệm này vừa nêu được bản chất cửa hứng thú, vừa gắn hứng thú với


4

download by :


hoạt động của cá nhân. Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối
tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng, sự
thích thú được thỏa mãn với đối tượng.
1.1.1.2. Cấu trúc của hứng thú
Theo Tiến sĩ tâm lý học N.G.Marôzôva v cấu trúc của hứng thúcó 3 biểu hiện:
+

Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú.

+


Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú.

+

Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.

Như vậy hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm tình cảm thực sự
với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối
tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lơi cuốn, kích
thích hứng thú.
Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức - xúc cảm tích cực và hành động,
nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng
và tính tích cực hoạt động với đối tượng. Ba yếu tố này liên hệ chặt chẽ và quan hệ
tương tác lẫn nhau trong cấu trúc hứng thú. Tùy từng giai đoạn phát triển khác
nhau của hứng thú mà vai trò của từng yếu tố có sự biển đổi.
1.1.1.3. Sự hình thành hứng thú
Sự hình thành hứng thú có thể diễn ra theo 2 con đường: tự phát và tự giác.
Tự phát: Sự hấp dẫn của đối tượng làm chủ thể nảy sinh thái độ cảm xúc tích
cực .Từ đó chủ thể muốn đi sâu nhận thức đối tượng, hiểu rõ đối tượng mà hình
thành hứng thú.
Tự giác:Từ việc hiểu rõ tầm quan trọng của đối tượng mà chủ thể đi sâu nhận
thức đối tượng đó, và càng hiểu rõ đối tượng càng cảm thấy hứng thú. Trong hứng
thú ln có sự kết hợp giữa nhận thức, xúc cảm để dẫn đến tính tích cực của hành
vi là quá trình vận động và phát triển của hứng thú.
1.1.2. Vai trò của hứng thú tronghọc tập.
1.1.2.1. Hứng thú học tập
Hứng thú học tập bao gồm 02 yếu tố sau:
Yếu tố nhận thức: là thái độ nhận thức của cá nhân đối với nội dung môn
học ở một mức độ nào đó. Cá nhân ý thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của kiến

thức học tập, trong cuộc sống và đối với bản thân cá nhân, muốn hiểu biết về nó kĩ
hơn, sâu sắc hơn.
-

Yếu tố cảm xúc: là thái độ cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân đối với
nội dung, trí thức mơn học.
-

5

download by :


Như vậy, hứng thú học tập là sự kết hợp giữa nhận thức và cảm xúc tích cực
và hành động nhằm chiếm lĩnh nội dung mơn học.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu đã đồng nhất hứng thú học tập với hứng thú
nhận thức. Theo chúng tơi thì hứng thú học tập chỉ là một bộ phận của hứng thú
nhận thức.
Hứng thú học tập quan hệ mật thiết với tính tị mò, ham hiểu biết của cá nhân.
Hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ tính tích cực cá nhân. Khi có hứng thú học
sinh sẽ tích cực học tập hơn và học tập có hiệu quả hơn. Thái độ học tập tích cực
được thể hiện ở việc tiến hành nhiều hình thức học tập khác nhau và học tập một
cách không mệt mỏi .
1.1.2.2. Tại sao học sinh hiện nay khơng có hứng thú trong học tập
Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay đang
ngày càng giảm sút.Rất nhiều học sinh có thái độ thờ ơ, xem thường và khơng có
động lực để phấn đấu. Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành
quen thuộc. Rất đông học sinh khơng cịn hứng thú với việc học.Họ thấy việc học
rất nhàm chán.Đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, khơng có niềm vui. Ngun
nhân đến từ nhiều phía, một phần do tâm lý lứa tuổi dễ xao động, kém tập trung,

một phần đến từ cách học tập hiện nay còn thụ động, học sinh vẫn còn tâm lý đọc chép, học vẹt, chạy theo điểm số và các kỳ thi dẫn đến sức ép học tập ngày càng
trở nên nặng nề, cũng có thể do chương trình q nặng, hay do cách dạy của giáo
viên, bài học không lôi cuốn, không hấp dẫn học sinh….
1.1.2.3. Làm thế nào để kích thích hứng thú học tập cho học sinh?
Để kích thích hứng thú học tập cần chú ý những vấn đề gì? Hứng thú là sự
phản ánh thái độ (mối quan hệ) của chủ thể đối với thế giới khách quan. Như vậy
hứng thú không phải mà một quá trình khép kín mà phải có nguồn gốc từ cuộc
sống tự nhiên và xã hội xung quanh. Nếu điều kiện thay đổi thì hứng thú có thể
thay đổi. Điều đó có nghĩa là có thể điều khiển được hứng thú, khác với quan niệm
cho rằng hứng thú là một cái gì bẩm sinh, bất biến.
Điều mà giáo viên phải thực hiện thường xun là kích thích hứng thú trong
q trình dạy học thông qua: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức…Hiện nay việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS chủ yếu tập trung
vào hướng này.
Biện pháp tạo hứng thú xuất phát từ 3 luận điểm cơ bản: Một là: Hiệu quả
thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự học; tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn
luyện kỹ năng, hai là: Nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của GV là làm sao
cho học sinh thích học, ba là: Dạy học phải làm cho HS cảm thấy biết thêm kiến
thức của mỗi bài học ở mỗi mơn học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một
góc nhìn cuộc sống.
6

download by :


Với ba luận điểm này, thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và
đánh thức khả năng tự học của người học. Còn nếu quan niệm người dạy truyền
thụ, người học tiếp nhận thì người dạy dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa
truyền được cảm hứng cho HS, chưa làm cho người học thấy cái hay, cái thú vị, giá
trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn khơng có hiệu quả. Người học chỉ

tự giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú. Hứng thú khơng có tính tự thân,
không phải là thiên bẩm. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu
khơng duy trì, ni dưỡng cũng có thể bị mất đi.Hứng thú được hình thành, duy trì
và phát triển nhờ mơi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của
GV.GV là người có vai trị quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng
hứng thú học tập cho HS.
Quá trình dạy học gồm 5 thành tố cơ bản: Mục đích dạy học, nội dung dạy
học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học,
kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Với các thành tố đó, có nhiều nhóm biện pháp tạo hứng thú học tập cho học
sinh và chúng thuộc những bình diện khác nhau của q trình dạy học. Có biện
pháp tác động vào việc trình bày mục tiêu bài học, có biện pháp tác động vào nội
dung dạy học, có biện pháp tác động vào phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,
có biện pháp tác động vào phương tiện, thiết bị dạy học, có biện pháp tác động
vào kiểm tra đánh giá, tác động vào quan hệ tương tác thân thiện giữa thầy - trò,
trò - trò...
Bài viết này chỉ tập trung tác động vào phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học.Thông qua việc Vận dụng tối đa các ưu điểm mà các công cụ tư duy mang lại,
tổ chức các tiết học hiệu quả để học sinh hiểu bài, đơn giản hóa kiến thức sách giáo
khoa, tổ chức hoạt động để học sinh được tham gia vào quá trình chiếm lĩnh tri
thức, tự sáng tạo trong hình thức ơn tập từ đó giúp các em hứng thú học tập hơn.
1.2 . CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Kết quả điều tra.
Trong một buổi dạy kĩ năng sống cho học sinh, tôi đã đặt ra một yêu cầu: “Hãy
chia sẻ những khó khăn của em trong q trình học tập”, đa số các em chia sẻ là
không hiểu hết bài trên lớp, kiến thức dài, khó nhớ, khó thuộc... Như vậy, qua thời
gian, việc học của các em sẽ rơi vào vịng luẩn quẩn sau: Học bài trên lớp Khơng hiểu
bài Khó nhớ Khó thuộc Điểm kém Mất hứng thú học tập.

Đầu năm học, trong tuần sinh hoạt tập thể, tôi đã phát phiếu điều tra về hứng

thú học tập của học sinh và thu được kết quả sau:

Số lượng
Tỷ lệ%

download by :


1.2.2. Thực trạng việc sử dụng công cụ tư duy trong dạy học
Sử dụng công cụ tư duy trong dạy học đang được áp dụng ở nhiều nước có
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam, công cụ tư duy đã được nghiên
cứu và áp dụng nhằm giúp GV truyền thụ kiến thức một cách sinh động, giúp học
sinh tự hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ nhưng khái quát, giúp học sinh dễ
hiểu bài, dễ nhớ, dễ vận dụng và mở rộng kiến thức. Từ kiến thức được diễn đạt
trong nhiều trang sách và cả vận dụng thực tế, HS hình dung, liên tưởng và phát
triển kiến thức một cách logic. Sử dụng công cụ tư duy yêu cầu HS phải suy nghĩ
để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu của mình. Có thể nói phương pháp học
tập thơng minh bằng cách sử dụng các công cụ tư duy được biết đến nhiều nhất
trên kênh truyền hình VTV7 trong chương trình truyền hình thực tế “HỌC SAO
CHO TỐT”. Đây là 1dự án đổi mới phương pháp học tập do nhóm chuyên gia đến
từ Đại học Kansai (Nhật Bản), đứng đầu nhóm chuyên gia là Giáo sư Haruo
Kurokami - người đã sáng tạo ra nhiều phương pháp học tập thông minh. Các học
sinh tham gia chương trình đều có kết quả học tập tiến bộ rất nhiều và tạo được
hứng thú học tập cho học sinh.
1.3. CÁC CÔNG CỤ TƯ DUY
1.3.1. Giới thiệu các cơng cụ tư duy
Cơng cụ tư duy là hình thức ghi chép bằng cách kết hợp đồng thời hình ảnh,
đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực nhằm mục đích tìm tịi, đào
sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...
Công cụ tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, nó có chức năng tự nhiên

trong tư duy. Đó là một kỹ thuật hình họa đóng vai trị chiếc chìa khóa vạn năng để
khai thác tiềm năng của bộ não.
Công cụ tư duy là một cơng cụ tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kỹ
thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp
với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não.
1.3.2. Các loại cơng cụ tư duy
1.3.2.1. Biểu đồ trình tự các bước
1.3.2.1. 1. Biểu đồ

Biểu đồ trình tự các bước sử dụng mũi tên và ơ hình chữ nhật để thể hiện trình
tự phát triển của kiến thức hoặc suy nghĩ của bạn, sắp xếp theo thứ tự các bước/tiến
8

download by :


trình. Có thể sử dụng số lượng các hộp chữ nhật và hướng các mũi tên theo
như mong muốn.
1.3.2.1.2. Phạm vi áp dụng: Biểu đồ các bước dùng để nêu:


Thứ tự



Kế hoạch



Cấu trúc




Tóm tắt

1.3.2.1.3. Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ các bước:
Biểu đồ trình tự các bước thường được dùng để nhận rõ các bước khi giải
quyết vấn đề. Trong trường hợp này, bạn phải ghi ra được các bước tiến hành giải
quyết vấn đề vào mỗi ô. Bạn sẽ ghi thêm các câu hỏi trong khi giải quyết vấn đề.
Viết những thứ cần nhấn mạnh và cả ý kiến đóng góp từ người khác.
1.3.2.2. Biểu đồ Venn.

1.3.2.2.1. Biểu đồ
Biểu đồ Venn giúp liệt kê và tổng kết các điểm giống nhau (hoặc cùng địa
điểm) và điểm khác nhau (hoặc khác địa điểm) về các ý tưởng, thực tế, quan
điểm…vv. Khi so sánh một sự vật/hiện tượng nào đó, thơng thường ta chỉ nhìn
thấy sự khác nhau khi so sánh, nhưng với biểu đồ venn, cả sự khác nhau và sự
giống nhau đều được nhận biết
Bạn có thể liệt kê nhiều hơn một đặc tính và thuộc tính của sự vật/hiện tượng.

A

B

9


download by :



1.3.2.2.2. Phạm vi áp dụng.
Sử dụng biểu đồ Venn khi chúng ta cần hồn thiện các mảng kiến thức như:


So sánh



Phân loại

1.3.2.2.3. Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ Venn:
1-So sánh đặc tính và thuộc tính
2-Viết ra các sự vật/hiện tượng cần so sánh (viết dưới dạng A và B) ở ngồi
vịng trịn.
3-Trong phần giao nhau của 2 vòng tròn là đặc điểm của cả A và B. Phần
không giao nhau, đặc điểm nào thuộc về A vẽ vào vòng tròn của A và B vào vòng
tròn của B
4-Đầu tiên bạn có thể viết mọi thứ một cách tự do tuy nhiên nên viết theo
từng góc nhìn.
5-Xem lại những gì bạn đã viết trong biểu đồ venn và đặt câu so sánh A và B.
Dựa vào đó bạn kết nối các ý tưởng đã viết ra với nhau.
1.3.2.3. Biểu đồ hình ảnh; Biểu đồ truyền cảm hứng
1.3.2.3.1. Biểu đồ

Đưa ra ý tưởng/ suy nghĩ
Mở rộng ý tưởng/ suy nghĩ
Kết nối các ý tưởng/suy nghĩ
Liên tưởng các ý tưởng/ suy nghĩ
Đánh giá các các ý tưởng/ suy nghĩ


1.3.2.3.2. Phạm vi áp dụng
Biểu đồ hình ảnh được sử dụng để phát triển suy nghĩ về một chủ đề nào
đó, tránh bị bó hẹp và hạn chế.
10

download by :


Biểu đồ giúp tạo ra rất nhiều ý tưởng/suy nghĩ từ chủ đề được đặt ở trung tâm.
Bạn có thể tạo ra lớp ý tưởng/suy nghĩ thứ 2 từ chủ đề trung tâm, sau đó các ý
tưởng/suy nghĩ sẽ được mở rộng và liên tưởng. Bạn có thể mở rộng các lớp ý
tưởng/suy nghĩ ra phía ngồi. Những ý tưởng/suy nghĩ được viết ra có thể là kiến
thức hoặc cách giải quyết 1 vấn đề nào đó. Đơi khi bạn có thể dùng biểu đồ để viết
ra ấn tượng và cảm xúc của mình, bạn có thể trộn lẫn các ý tưởng/suy nghĩ với
nhau cũng được.
1.3.2.3.3. Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ hình ảnh
1-Ở giữa trang giấy bạn viết ra chủ để mà bạn muốn phát triển ý tưởng/suy
nghĩ, có thể chỉ là 1 từ ví như từ “Luật pháp”
2-Nghĩ tới những điều liên quan tới chủ đề, viết ra những gì bạn nghĩ tới vào
xung quanh và vẽ 1 đường nối vào giữa chủ đề, có thể là 1 mũi tên hoặc đơn giản
chỉ là 1 đường thẳng. Đưa ra càng nhiều ý tưởng/suy nghĩ càng tốt
3-Bạn có thể mở rộng các lớp ý tưởng/suy nghĩ từ đó (có thể 2 hoặc 3 lớp)
4-Nếu bạn nghĩ có mối liên hệ giữa chúng thì vẽ 1 đường thẳng nối chúng lại
với nhau.
5-Tập trung lại các ý tưởng/suy nghĩ tương tự với nhau, suy nghĩ xem có thể
phân cấp chúng khơng. Sau đó bạn có thể viết lại biểu đồ ý tưởng, thu hẹp lại và
lựa chọn ý tưởng chính, nên tạo thứ tự giữa chúng.
1.3.2.4. Biểu đồ với nhiều quan điểm/góc nhìn: X,Y,W
1.3.2.4.1. Biểu đồ.


1.3.2.4.2. Phạm vi áp dụng.


Phân tích theo nhiều khía cạnh, các góc nhìn khác nhau



Áp dụng để phát triển ý tưởng



Hiểu sâu

1.3.2.4.3. Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ Y W X:
1 - Chúng ta sẽ đặt 1 góc nhìn để định hình suy nghĩ dựa trên mục tiêu của
cơng việc.
11

download by :


2 - Chuẩn bị một tờ giấy khổ to đủ để ta vẽ biểu đồ và viết các góc nhìn ra.
3 - Quan sát sự vật/hiện tượng từ mỗi góc nhìn, cảm xúc và các thơng tin thu
thập được.
4 - Dựa trên những ý nghĩ đã được viết ra, bạn viết lại thành các bản báo cáo,
lời thoại cho bài thuyết trình, các ấn tượng và tương tự.
Với biểu đồ này, bạn sẽ tập trung vào xem xét 1 nhận định dưới nhiều góc
cạnh, tránh được lan man nhận định đã được thiết lập đó cũng hướng sự tập trung
đồng thời hạn chế các nhận định khác.
-


Bạn có thể đặt 3 góc nhìn cho biểu đồ Y, 4 góc nhìn cho biểu đồ X và 5 góc
nhìn cho biểu đồ W.
1.3.2.5.Biểu đồ ma trận (matrix)
-

1.3.2.5.1. Biểu đồ

1.3.2.5. 2. Phạm vi áp dụng


Phân loại



Tổ chức/sắp xếp



So sánh



Xem xét đa chiều

1.3.2.5.3. Cách sử dụng bảng matrix
a. Cách sử dụng bảng matrix thể hiện số lượng
1- Đưa các hạng mục/sự việc vào hàng ngang trên cùng, tăng hay giảm số
dòng phụ thuộc vào sốlư.ợng.
2- Đưa các quan điểm/góc nhìn vào các cột đề mục chính , tăng hay giảm

số cột phụ thuộc vào sốlượng.
12

download by :


3- Đưa giá trị vào các ô.
4- So sánh giá trị của các ô và lưu ý sự thay đổi liên tục, các giá trị đặc biệt và
mối quan hệ của chúng
b. Cách sử dụng bảng matrix thể hiện các chủ đề/sự việc
1- Đưa các quan điểm (hạng mục phân loại) vào hàng ngang trên cùng, tăng
hay giảm số dòng phụ thuộc vào số lượng.
2- Đưa các quan điểm/góc nhìn vào các cột đề mục chính , tăng hay giảm số
cột phụ thuộc vào sốlượng.
3- Đưa các sự việc (tên sự việc) vào các ô
4- So sánh giá trị các ô, tập chung vào các phần bị bỏ lỡ hoặc trùng lặp, chú ý
vào các con số và các loại/dạng. Việc này giúp bạn tóm tắt các ý kiến dựa trên các
lý do đã đưa ra.
I.5.3.3, Cách sử dụng bảng matrix cho các ý kiến và tình trạng/trạng thái
1- Đưa sự vật vào vào hàng ngang trên cùng, tăng hay giảm số dòng phụ
thuộc vào số lượng.
2- Đưa các quan điểm/góc nhìn vào các cột đề mục chính , tăng hay giảm số
cột phụ thuộc vào sốlượng.
3- Đưa thông tin/trạng thái của sự vật cần thể hiện vào mỗi ô
4- So sánh các ô, tập chung vào “nội dung giống nhau” và “nội dung khác
nhau”, tóm tắt các quan điểm/ý kiến dựa trên các lý do
1.3.2.6. Biểu đồ Sứa
1.3.2.6.1. Biểu đồ:

1.3.2.6.2. Phạm vi áp dụng.

Tìm ra lý do, luận điểm


Kết nối



Tóm tắt.
13

download by :


1.3.2.6.3. Cách sử dụng biểu đồ: a. Khi phân tích và tìm dẫn
chứng 1- Viết miêu tả và kết luận của tác giả vào phần đầu biểu
đồ sứa.
2- Viết ra các dẫn chứng và lý do trong các chân tua sứa. Biểu đồ cho thấy
mối liên hệ giữa chân sứa và đầu sứa (giữa kết luận và các lý do). Bạn có thể ghi
thêm lời giải thích về các mối liên hệ này.
3- Khi hoàn thành biểu đồ, kiểm tra lại và chia sẻ với người khác (bạn học).
Cuối cùng viết lại phần tóm tắt tổng thể sau khi đã xem xét kỹ các phần trong
biểu đồ sứa
b.. Khi tìm nguyên nhân của một sự kiện hoặc một vấn
đề. 1- Viết sự kiện/vấn đề ở phần đầu sứa
2- Viết các nguyên nhân ở phần tua sứa. Trong một số trường hợp nguyên
nhân không trực tiếp liên quan tới vấn đề/sự kiện, lúc này bạn có thể viết mơ tả tại
sao bạn nghĩ nó là nguyên nhân, nếu bạn có dữ liệu/thơng số hỗ trợ thì cũng viết ra
3- Nhìn lại tổng thể, đưa ra lời giải thích logic về sự kiện/vấn đề cho thấy rõ
lý do và khả năng xảy ra các lý do đó
1.3.2.7. Biểu đồ khái niệm.

1.3.2.7. 1. Biểu đồ.

1.3.2.7. 2. Phạm vi áp dụng.


Tạo sự kết nối, liên kết



Tạo sự liên tưởng



Tạo cấu trúc

1.3.2.7. 3. Cách sử dụng biểu đồ.
1- Nghĩ về chủ đề/sự việc cần tìm hiểu và đưa vào hình trịn trung tâm
14

download by :


2- Lựa chọn các chủ đề/sự việc có mối liên hệ với sự việc đang xem xét viết
vào các hình trịn vệ tinh (bạn có thể thêm hoặc bớt trong khi viết)
3- Kết nối quan hệ về sự việc/chủ đề bằng các đường thẳng
Chia sẻ với bạn bè trong nhóm hoặc trong lớp học để lấy thêm ý kiến .
4- Nhìn lại tổng thể biểu đồ và đưa ra kết luận cho toàn bộ mối liên hệ của
chủ đề/sự việc cần tìm hiểu.
1.3.2.8. Biểu đồ kim tự tháp
1.3.2.8. 1. Biểu đồ


1.3.2.8. 2. Phạm vi áp dụng.


Hướng sự tập trung



Tạo cấu trúc



Suy diễn/kết luận

1.3.2.8. 3. Cách sử dụng biểu đồ.
a. Theo chiều từ dưới lên trên
1- Ở tầng dưới cùng của biểu đồ, viết tồn bộ ví dụ, thơng tin và các ý tưởng
thu thập được, không cần viết cả câu dài mà chỉ cần viết vắn tắt/ngắn gọn/từ khóa
2- Trong khi viết các thông tin, bạn sẽ quyết định hướng tập trung vào kết
luận cuối cùng của bạn.
Tầng 2 của biểu đồ bạn viết ra các luận cứ bao gồm các thơng tin và ý kiến có
thể liên quan tới kết luận
3- Sau khi xem xét thông tin ở tầng số 2, bạn đưa ra luận điểm/kết luận cuối
cùng vào phần đỉnh của biểu đồ.
b. Theo chiều từ trên xuống dưới
1- Viết luận điểm/kết luận của bạn vào phần đỉnh của biểu đồ
2- Viết các luận cứ/quan điểm ủng hộ kết luận của bạn vào tầng số 2.
3- Ở tầng số 3 (đáy) viết các dữ liệu thực tế để ủng hộ quan điểm ở tầng số 2
15


download by :


Sử dụng dữ liệu thực tế được viết ở tầng số 3 (đáy) cùng với các quan điểm
ủng hộ ở tầng số 2 để củng cố/khẳng định kết luận cuối cùng của bạn
1.3.2.9. Biểu đồ xương cá
1.3.2.9.1. Biểu đồ

1.3.2.9.2. Phạm vi áp dụng


Phân tích



Tạo sự tập trung



Xây dựng cấu trúc

1.3.2.9.3. Cách sử dụng biểu đồ
-

Biểu đồ có thể dùng để tìm ra ngun nhân và cải thiện các đặc tính liên quan.

Sự việc được đưa vào phần đầu cá. Các yếu tố và nguyên nhân có liên quan
tới sự việc đưa vào phần xương ở thân cá (xương đường thẳng và xương chấm),
viết thêm cả phần phân tích các nguyên nhân vào biểu đồ. Biểu đồ giúp bạn nhận
ra vấn đề và nguyên nhân, bạn sẽ tìm ra biện pháp ngăn chặn và cải thiện vấn đề.

- Bạn có thể tăng hoặc giảm số lượng xương cá của biểu đồ.
-

1.3.2.10. Biểu đồ hình bướm
1.3.2.10.1. Biểu đồ

1.3.2.10.2. Phạm vi áp dụng
• Thiết lập quan điểm, lý lẽ
• Quan sát sự vật từ góc nhìn đa chiều
16

download by :


1.3.2.10.3. Cách sử dụng biểu đồ.
Viết chủ đề vào phần trung tâm biểu đồ, đưa các quan điểm ủng hộ và không
ủng hộ vào hai bên cánh. Biểu đồ giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ cả 2 quan điểm trái
chiều, bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn về sự việc.
1.3.3. Nguyên tắc sử dụng các công cụ tư duy.
- Phải đảm bám sát mục tiêu và nội dung bài học.
Đầu tiên, GV cần xấc định mục tiêu bài học. Dựa và mục tiêu đối chiếu với
phạm vi áp dụng của 10 công cụ tư duy để lựa chọn công cụ phù hợp. Có thế có
nhũng nội dung kiến thức phù hợp với việc sử dụng nhiều hơn một công cụ, khi đó
giáo viên phải quyết định lựa chọn cơng cụ tối ưu nhất
- Phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và thực tiễn.
Khi sử dụng công cụ tư duy phải lựa chọn các từ khóa của phần nội dung định
trình bày, đảm bảo nội dung được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, đúng đắn,
khoa học và có tính thực tiễn. Tránh trình bày dài dịng, lan man hay chép lại
nguyên văn câu chữ theo sách giáo khoa, làm như thế có khi sử dụng cơng cụ tư
duy khơng những khơng làm đơn giản hóa được kiến thức, mà cịn thêm thao tác,

gây rườm rà, gây khó nhớ, khó học cho học sinh.
- Phải đảm bảo tính hệ thống, khắc sâu kiến thức trọng tâm
Kiến thức trọng tâm trong mỗi bài học là phần cốt lõi mà học sinh phải đạt
được khi học bài. Để nắm vững và khắc sâu kiến thức đòi hỏi HS phải thực hiện
nội dung bài học thông qua các công cụ tư duy một cách tồn vẹn, hệ thống thơng
qua các thao tác tư duy so sánh, khái quát hóa,...
-

Phải đảm bảo khả năng phát triển tư duy cho học sinh

Với công cụ tư duy, bước đầu HS sẽ rèn luyện được khả năng diễn đạt, phân
tích và giải thích khi đọc hình ảnh cơng cụ tư duy. Sau đó với việc tự xây dựng
kiến thức bằng cơng cụ tư duy thì khả năng tư duy của HS cũng được nâng lên: rèn
luyện kỹ năng quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, các thao tác tư duy, phát
triển năng lực tư duy logic, độc lập, linh hoạt. Qua đó, phát triển năng lực phát
hiện, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề học tập hoặc thực tiễn đặt ra và hình
thành phẩm chất của người lao động mới.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ.
Hình ảnh trình bày của Cơng cụ tư duy phải bắt mắt, có sự kết hợp hài hịa
các màu sắc, hình ảnh đặc trưng và thể hiện tính thẩm mỹ, cá tính, nét riêng độc
đáo của từng HS, kích thước phải vừa phải, sát nội dung, phù hợp thực tế.

17

download by :


CHƯƠNG II: SỬ DỤNG CÔNG CỤ TƯ DUY
KHI DẠY CHƯƠNG: THÀNH PHẦN HĨA HỌC CỦA TẾ BÀO
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương: Thành phần hóa học của tế bào

trong chương trình Sinh học lớp 10 - THPT.
Chương “ Thành phần hóa học của tế bào” gồm 4 bài, được bắt đầu từ bài 3, đây
có thể xem là những tiết đầu của chương trình sinh học THPT. Đây là một chương
nằm trong phần “ Sinh học tế bào”, nội dung kiến thức được giới thiệu theo cấp tổ
chức từ Nguyên tử Phân tử
Đại phân tử hữu cơ như cacbohidrat, lipit, protein và
axit nucleic. Qua các bài học của chương này, học sinh sẽ thấy được đặc điểm của sự
sống ở cấp độ tế bào là do đặc điểm của các đại phân tử cấu tạo nên tế bào qui định. Sự
tương tác của các đại phân tử bên trong tế bào tạo nên sự sống. Tuy nhiên, đặc điểm của
các đại phân tử hữu cơ lại được qui định bởi các đặc điểm của các nguyên tố hóa học cấu
tạo nên chúng và chính cấu trúc nguyên tử của các ngun tố lại quyết định đặc tính lí
hóa học của ngun tố. Như vậy, sự sống khơng có gì là huyền bí mà đều chịu sự chi
phối của các qui luật lí hóa. “ Sinh học tế bào” có tầm quan trọng rất lớn trong chương
trình sinh học THPT, là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của khoa học nói chung và
của sinh học nói riêng, là phần có nhiều kiến thức lí thuyết, bài tập trong các bài thi tốt
nghiệp, Đại học, Cao đẳng, thi học sinh giỏi… Nắm chắc phần
“ Sinh học tế bào” sẽ góp phần rất lớn vào việc trang bị cho học sinh những hiểu biết
thực tế về thế giới sống, ứng dụng của sinh học trong cuộc sống, trang bị kiến thức để
học sinh tham gia các kì thi v.v…

Nội dung kiến thức cụ thể như sau:
Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước: Bài này giới thiệu các nguyên tố chính
cấu tạo nên tế bào, vai trị của ngun tố vi lượng, đại lượng, phân biệt được
nguyên tố vi lượng, đại lượng; nắm được cấu trúc hóa học của phân tử nước và
giải thích được vai trị của nước đối với tế bào. Thông qua bài học để vận dụng
kiến thức giải thích một số hiện tượng trong thực tế cuộc sống như việc bảo quản
thức ăn, bảo quản nông sản hay cách uống nước để tăng cường sức khỏe, v.v...
Bài 4. Cacbohidrat và lipit: Đây là đại phân tử hữu cơ đầu tiên học sinh được
biết đến, ngoài việc nắm được các đại phân tử được cấu trúc từ các phân tử, phân
tử được cấu trúc từ nguyên tử, học sinh còn liệt kê và phân biệt các loại đường

đơn, đường đơi, đường đa, trình bày được chức năng các loại đường trong cơ thể
sinh vật. Nắm được cấu trúc và chức năng các loại lipit, so sánh lipit với
cacbohidrat.
Bài 5: Protein: Protein là một đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt
đối với sự sống, chiếm trên 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào. Bài
học giới thiệu về cấu trúc và chức năng các loại protein, qua bài học học sinh phải
phân biệt được các mức độ cấu trúc của protein, nêu được chức năng của protein
và đưa ra được ví dụ minh họa. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của
18

download by :


protein và giải thích được ảnh hưởng của từng yếu tố đến chức năng của protein.
Liên hệ với thực tế trong việc bảo quản protein, chế độ ăn uống hợp lí để tăng
cường sức khỏe...
Bài 6: Axit nucleic: Đây là phần nội dung cực kì quan trọng trong chương
trình sinh học THPT. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN là nội dung cốt lõi của
di truyền phân tử. Bài học giới thiệu về thành phần hóa học của một nucleotit, mô
tả cấu trúc phân tử ADN, ARN, chức năng của 2 đại phân tử này và so sánh tìm ra
được điểm giống nhau, khác nhau của ADN và ARN. Mặc dù trong bài này ADN
và ARN chỉ được giới thiệu là các đại phân tử hữu cơ mà chưa đi vào cơ chế di
truyền ở cấp phân tử nhưng đây là kiến thức cơ bản, nền tảng cho phần di truyền
ở lớp 12.
Về mặt kiến thức, hiểu rõ về các thành phần hóa học của tế bào có ý nghĩa rất
lớn trong chương trình di tryền học. Khơng chỉ là kiến thức nền tảng của sinh học
phân tử mà còn giúp học sinh dễ dàng hơn khi tiếp nhận kiến thức sinh học tế bào
và qui luật di truyền. Kiến thức và kĩ năng phần này có mặt xuyên suốt từ đầu đến
cuối cấp. Những kiến thức về Sinh học phân tử, sinh học tế bào là chìa khố để giải
quyết nhiều vấn đề thuộc hầu hết các chủ đề kiến thức về Sinh học vi sinh vật, Di

truyền, Tiến hoá…đặc biệt giải các bài tập Di truyền học. Vì vậy, bên cạnh việc
giảng dạy các kiến thức Sinh học phân tử, việc dạy cho học sinh cách học, cách ơn
tập, cách ghi nhớ khắc sâu kiến thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng dạy học nhiều nội dung Sinh học khác ở trường THPT. Mặt khác,
nội dung này được dạy từ những tiết đầu của chương trình, nếu học sinh có hứng
thú trong học tập ở thời điểm này sẽ tạo động lực cho q trình phấn đấu khơng chỉ
mơn Sinh học mà cịn có thể tạo hứng thú, tạo động lực phấn đấu cho các mơn học
khác. Ngồi ra, việc sử dụng thành thạo các cơng cụ tư duy cịn giúp các em có
phương pháp học khoa học, hiệu quả, áp dụng được cho tất cả các môn học khác.
2.2. Thiết kế các công cụ tư duy khi dạy bài mới để kích thích hứng thú
học tập.
Hiệu quả của sử dụng các công cụ tư duy khi ôn tập kiến thức đã được các
bạn học sinh tham gia chương trình truyền hình thực tế HỌC SAO CHO TỐT đánh
giá rất cao. Tuy nhiên, học sinh phổ thông đa số chưa biết đến các công cụ này. Để
đảm bảo phân phối chương trình cũng như kịp thời gian theo biên chế năm học.
Chúng ta khơng có thời gian để dạy cho học sinh các công cụ tư duy cũng như
hướng dẫn học sinh sử dụng các công cụ này. Tôi chọn phương án dạy bài mới
bằng các công cụ tư duy, qua đó đơn giản hóa kiến thức, xác định được trọng tâm
cốt lõi của bài, giúp các em thấy việc ghi nhớ kiến thức nhẹ nhàng hơn, tạo động
lực cho việc tự học của mỗi học sinh. Ngồi ra, thơng qua dạy bài mới, tôi đã cung
cấp và hướng dẫn sử dụng 10 công cụ tư duy để học sinh vận dụng vào việc ôn tập,
khắc sâu kiến thức, tự học, tự sáng tạo và được vận dụng vào việc học của nhiều
môn học khác.
19

download by :


Như chúng ta đã biết, mỗi công cụ tư duy sẽ phù hợp cho loại kiến thức, mỗi
kiểu lĩnh hội, chiếm lĩnh và ghi nhớ kiến thức nhất định. Vậy sử dụng loại công cụ

nào cho mảng kiến thức nào thì giáo viên phải nghiên cứu, cân nhắc để lựa chọn kĩ
lưỡng. Có như vậy học sinh mới thấy được tác dụng của việc sử dụng công cụ tư
duy cũng như có hứng thú trong việc sử dụng cơng cụ tư duy khi ôn tập bài cũ ở
nhà. Dưới đây là 1 số ví dụ:
Bài 3: Các ngun tố hóa học và nước. Trước hết chúng ta phải xác định được
mục tiêu của bài dạy. Từ các mục tiêu cụ thể để lựa chọn và sử dụng loại công cụ
phù hơp. Theo Sinh học 10 - Sách giáo viên, sau khi học xong bài này, học sinh
cần:
- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên TB
- Nêu được vai trò nguyên tố vi lượng đối với tế bào
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đại lượng
- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính
lí hóa của nước.
- Trình bày vai trị của nước đối với tế bào.
Như vậy trong bài này có các yêu cầu là: “Nêu”, “Phân biệt”, “Giải thích”,
“Trình bày”. Sau khi xác định được mục tiêu của bài, giáo viên cần liệt kê các yêu
cầu về mặt nhận thức, đối chiếu với phạm vi áp dụng của 10 công cụ tư duy để lựa
chọn cơng cụ phù hợp.
Ở mục I: Các ngun tố hóa học. Học sinh cần nắm được các nguyên tố có
trong giới hữu cơ, giới vô cơ. Tôi chọn sử dụng biểu đồ hình bướm.
Ví dụ 1: Sử dụng biểu đồ hình bướm để phân biệt thế giới sống và khơng sống.

Viết chủ đề “Thế giới vật chất” vào phần trung tâm biểu đồ, 2 cánh là thế giới
sống và thế giới khơng sống, sau đó tiếp tục hồn thiện biểu đồ bằng các đặc điểm
của thế giới sống, thế giới không sống vào 2 bên cánh. Biểu đồ sẽ giúp HS nhìn
nhận vấn đề từ cả 2 quan điểm trái chiều, từ đó HS sẽ hiểu sâu sắc hơn về thế giới
vật chất xung quanh chúng ta .

Hình 1:Biểu đồ phân biệt thế giới sống và thế giới không sống


20

download by :


Ví dụ 2: Sử dụng biểu đồ Venn khi dạy phần : Nguyên tố đại lượng và vi lượng.

Khi dạy học sinh về nguyên tố đại lượng, vi lượng tôi chọn sử dụng biểu đồ
Venn. Biểu đồ Venn giúp liệt kê và tổng kết các điểm giống nhau và điểm khác
nhau của nguyên tố đại lượng và vi lượng. Thông qua dạy kiến thức về nguyên tố
đại lượng và vi lượng, GV hướng dẫn HS cách sử dụng và phạm vi áp dụng của
biểu đồ Venn

Hình 2: Biểu đồ Venn so sánh nguyên tố đa lượng và vi lượng

Sau đó GV đặt câu hỏi:
Biểu đồ Venn thường được sử dụng trong những trường hợp nào?
- Cách sử dụng biểu đồ Venn?
-

Mục II. Nước và vai trò của nước đối với tế bào
-

GV sử dụng sơ đồ câm, sau đó cho học sinh hoàn thiện sơ đồ

-

GV dẫn dắt HS bằng câu hỏi :

-


Hãy nêu các hiểu biết của em về nước?

Sau đó GV liệt kê hết các chia sẻ của học sinh hiểu biết của mình về nước
lên bảng.
-

GV đặt vấn đề: Nước là một dạng vật chất rất quen thuộc với chúng ta, tuy
nhiên từ việc liệt kê những hiểu biết của các em về nước chúng ta thấy các nội
dung liên quan về nước ở đây đang rất dàn trải, lộn xộn. Để có một cách nhìn khoa
học về nước, chúng ta sẽ xem xét nước với 3 quan điểm, hoăc 3 góc nhìn như sau
- Cho sơ đồ hình chữ Y với 3 góc nhìn: Cấu trúc, đặc tính, vai trị.
-

-

u cầu học sinh liệt kê các ý vào 3 góc nhìn đó.

Sau khi hồn thiện biểu đồ, GV hướng dẫn HS khi xem xét một sự vật, hiện
tượng cần xem xét với nhiều góc nhìn khác nhau. Với các sự vật hiện tượng có
nhiều hơn 3 góc nhìn, chúng ta sử dụng sơ đồhình chữ X, W….
21

download by :


Ví dụ 3: Sử dụng biểu đồ hình chữ Y để dạy phần: Nước và vai trò của
nước đối với tế bào

Hình 3: Nước và vai trị của nước đối với tế bào


Bài 4: Cacbohidrat và lipit
Mục tiêu của bài: Sau khi học bài này, học sinh cần:
-Liệt kê tên các loại đường đơn, đường đơi, đường đa có trong cơ thể sinh vật
-Trình bày được chức năng các loại đường trong cơ thể sinh vật
-Liệt kê các loại lipit và chức năng từng loại trong cơ thể sinh vật.
Như vậy, tùy thuộc vào cách đặt vấn đề và định hướng suy nghĩ cho học sinh,
có nhiều loại cơng cụ tư duy có thể sử dụng để dạy bài này như biểu đồ matrix,
biểu đồ khái niệm, biểu đồ xương cá, biểu đồ hình ảnh. Tuy nhiên, như đã đặt vấn
đề ban đầu, việc sử dụng biểu đồ không chỉ là để dạy nội dung kiến thức mà cịn
thơng qua việc dạy nội dung kiến thức để giới thiệu, cung cấp, hướng dẫn sử dụng
các loại biểu đồ cho học sinh. Trong bài này tôi chọn biểu đồ xương cá khi dạy
phần Cacbohidrat và biểu đồ hình ảnh khi dạy phần Lipit.
Ví dụ 4: Sử dụng biểu đồ xương cá khi dạy phần: Cacbohidrat

Hình 4: Cấu trúc chức năng các loại Cacbohidrat

22

download by :


Ví dụ 5: Sử dụng biểu đồ hình ảnh khi dạy phần Lipit

Hình 5: Cấu trúc và chức năng các loại lipit

Bài 5: Protein. Sau khi học bài này học sinh phải:
Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: Cấu trúc bậc 1, Cấu trúc
bậc 2, Cấu trúc bậc 3, Cấu trúc bậc 4.
- Nêu được chức năng 1 số loại prôtêin và đưa ra các VD minh họa.

-

Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prơtêin và giải thích ảnh
hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêin.
-

Như vậy, ở bài này, mức độ nhận thức cần đạt được là: “ Nêu”, “giải thích”,
phân biệt. Với 5 cơng cụ đã sử dụng ở bài 3 và bài 4, sử dụng biểu đồ các bước khi
dạy các bậc cấu trúc của protein và biểu đồ sứa khi dạy chức năng của protein sẽ
làm đơn giản hóa kiến thức, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ hơn rất nhiều.
Ví dụ 6: Sử dụng biểu đồ các bước khi dạy phần: Các bậc cấu trúc của Protein
Bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau thành 1
chỗi polipeptit dạng mạch thẳng

Bậc 2: Là dạng xoắn lò xo hoặc gấp nếp của cấu
trúc bậc 1

Bậc 3: Cấu trúc bậc 2 tiếp tục xoắn tạo thành
cấu trúc không gian 3 chiều

Bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi polipeptit liên kết
với nhau tạo nên cấu trúc đặc trưng.
Hình 6: Các bậc cấu trúc của Protein

23

download by :


Sau khi giới thiệu nội dung cấu trúc các bậc của Protein, các liên kết có trong

từng bậc cấu trúc, sự bền vững hơn qua từng bậc cấu trúc, GV củng cố kiến thức
và hướng dẫn cách sử dụng biểu đồ bằng hệ thống câu hỏi sau:
Các liên kết có trong từng bậc cấu trúc?
- Tại sao bậc cấu trúc càng cao thì cấu trúc càng bền vững?
- Mối liên hệ kế thừa giữa các bậc cấu trúc?
- Vậy biểu đồ các bước thường được sử dụng trong những trường hợp nào
Ví dụ 7: Sử dụng biểu đồ Sứa khi dạy phần: Chức năng của Protein
-

Hình 7: Biểu đồ thể hiện chức năng của Protein

Bài 6: Axit nucleic
Mục tiêu về nhận thức, sau khi học xong bài này học sinh phải:
-

Nêu được thành phần hóa học của một nuclêotit.

-

Mơ tả được cấu trúc của phân tử AND và ARN.

-

Trình bày được các chức năng của AND và ARN.

-

So sánh được cấu trúc và chức năng của AND và ARN.

Sau khi xác định được mục tiêu bài học, loại trừ các công cụ đã được sử

dụng, tôi chọn biểu đồ ma trận để dạy bài 6. Thưc ra, biểu đồ ma trận là dạng biểu
đồ quen thuộc, học sinh đã gặp và sử dụng rất nhiều. Giáo viên chỉ cần cho biểu đồ
câm và yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp nghiên cứu SGK để hoàn
thành biểu đồ.
Ví dụ 8: Sử dụng biểu đồ ma trận khi dạy bài Axit nucleic.
Điểm phân biệt
Cấu tạo hóa học
Cấu trúc không gian
Chức năng
24

download by :


×