Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Chi phí bảo quản di sản thừa kế theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.32 MB, 256 trang )

NGUYỄN VĂN HƯNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LUẬT DÂN SỰ & TỐ TỤNG DÂN SỰ

NGUYỄN VĂN HƯNG

CHI PHÍ BẢO QUẢN DI SẢN THỪA KẾ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHĨA 2 – BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 10 – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHI PHÍ BẢO QUẢN DI SẢN THỪA KẾ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Vũ Thị Hồng Yến
Học viên: Nguyễn Văn Hưng
Lớp: Cao học Luật khóa 2 - Bình Thuận


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Chi phí bảo quản di sản thừa kế theo pháp luật
Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học do bản thân tơi thực hiện dưới sự hướng
dẫn tận tình của Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Hồng Yến. Những tài liệu, nội dung
không thuộc ý tưởng của tác giả được trích dẫn đầy đủ.
Tơi xin cam đoan, chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn.
Tác giả

Nguyễn Văn Hưng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

1

Bộ luật dân sự

BLDS

2


Bảo quản di sản

BQDS

3

Quản lý di sản

QLDS

4

Tòa án nhân dân

TAND

5

Viện kiểm sát nhân dân

VKSND


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIẢI QUYẾT CHI PHÍ BẢO QUẢN DI SẢN TRONG TRƯỜNG
HỢP CÓ CHỈ ĐỊNH HOẶC THỎA THUẬN CỬ NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN ..
.....................................................................................................................................9
1.1. Giải quyết chi phí bảo quản di sản trong trường hợp di chúc chỉ định người quản

lý di sản .....................................................................................................................10
1.2. Giải quyết chi phí bảo quản di sản trong trường hợp những người thừa kế thỏa
thuận cử người quản lý di sản ...................................................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................28
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT CHI PHÍ BẢO QUẢN DI SẢN TRONG TRƯỜNG
HỢP KHƠNG CĨ CHỈ ĐỊNH HOẶC THỎA THUẬN CỬ NGƯỜI QUẢN LÝ
DI SẢN .....................................................................................................................29
2.1. Người quản lý di sản là người thừa kế ...............................................................30
2.2. Người quản lý di sản không là người thừa kế ....................................................39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................45
KẾT LUẬN ..............................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống hiện đại với nền kinh tế thị trường theo định hướng mở, phát
triển trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, chính vì đó quan hệ giao dịch dân sự cũng ngày
càng phong phú, đa dạng hoá, đồng nghĩa với việc đặt ra các yêu cầu khắt khe nhằm
bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác được pháp luật công nhận. Để thực hiện tốt
điều này, pháp luật dân sự nói chung và BLDS nói riêng cần được điều chỉnh cho phù
hợp, tiệm cận hơn đối với thực tế xã hội trong giai đoạn mới. Trong các chế định dân
sự, thì chế định về thừa kế là một trong những vấn đề được nhà làm luật quan tâm,
có nhiều sự sửa đổi, bổ sung qua từng thời kỳ, qua từng nội dung của các BLDS. Bởi
lẽ, thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong
thời kì sơ khai của xã hội lồi người. 1 Cùng với quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế phát
sinh gắn liền với sự hình thành của xã hội loài người. 2 Đối với lịch sử, phong tục tập
quán của người Việt Nam thì việc một người chết đi để lại một phần hoặc toàn bộ
quyền sở hữu tài sản của họ cho người cịn sống, thơng qua hình thức bằng lời nói,

lập thành văn bản, là hành vi đã tồn tại lâu đời trong đời sống, đây chính là bản chất
cơ bản, nguyên sơ của thừa kế. Ở pháp luật hiện đại, sau khi giải phóng thống nhất
đất nước, chế định thừa kế được luật hóa cụ thể từ Pháp lệnh thừa kế năm 1990, cho
đến BLDS năm 1995, năm 2005 và hiện hành là BLDS năm 2015; qua từng thời kỳ
xây dựng BLDS, chế định thừa kế có sự kế thừa những tinh hoa đã có, sửa đổi những
bất cập, hạn chế để phù hợp với thực tiễn. Khi nói đến chế định thừa kế, trong tiềm
thức mỗi người đều nghĩ ngay đến việc hưởng di sản, tuy nhiên pháp luật dân sự còn
quy định cả về các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế. So
với trước đây, BLDS năm 2015 có sự thay đổi về các quy định quyền của người
QLDS, về thời hiệu chia di sản thừa kế,…Một trong những điểm mới về quyền của
người QLDS là quyền được thanh tốn chi phí BQDS theo điểm c khoản 1 và điểm c
khoản 2 Điều 618 BLDS năm 2015.
Tuy nhiên trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, khơng thể hiện định
nghĩa về chi phí BQDS, khái niệm này được nhận diện thông qua hoạt động BQDS
của người QLDS. Thực tiễn cho thấy đa số các trường hợp chia thừa kế thực hiện sau
thời điểm mở thừa kế một khoảng thời gian nhất định, điều đó đặt ra yêu cầu về việc
1

Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Dân sự (tập 1), Chủ biên Đinh Văn Thanh và Nguyễn
Minh Tuấn, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr.287.
2
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản
và quyền thừa kế, Chủ biên Lê Minh Hùng, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.173.


2

gìn giữ di sản để tránh thất thốt, hao hụt, hư hỏng. Cụ thể hơn, đó là việc “người
quản lý di sản tìm những giải pháp tốt nhất để bảo quản di sản như mua sắm vật liệu
che mưa, che nắng, bảo quản tránh hư hỏng, hao hụt, tiêu huỷ theo thời gian trong

môi trường cụ thể hoặc phải thuê kho, thuê mặt bằng để tập kết và BQDS là những
động sản, xây dựng hàng rào để bảo quản nhà cửa, bảo vệ vật nuôi, bảo quản cây
trồng và những tài sản thuộc di sản thừa kế...” 3 Điều 616 BLDS năm 2015 quy định
người QLDS là người được chỉ định trong di chúc; do những người thừa kế thỏa thuận
cử ra; là người đang chiếm hữu, sử dụng, QLDS khi di chúc không chỉ định người
quản lý và những người thừa kế chưa cử được người QLDS; hoặc do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quản lý trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và
di chúc chưa chỉ định người QLDS. Cần phải hiểu rằng, người QLDS khơng phải là
chủ sở hữu tài sản, họ có thể là một trong những người thừa kế hoặc là không, cơ sở
phát sinh quyền và nghĩa vụ của người QLDS được pháp luật điều chỉnh tại các Điều
617, Điều 618 BLDS năm 2015, trong đó bao gồm thực hiện việc BQDS và được
thanh tốn chi phí BQDS.
Chi phí BQDS là một trong những chi phí liên quan đến thừa kế được ưu tiên
thanh tốn, khoản chi phí này đã tồn tại từ khá lâu trong lịch sử xây dựng pháp luật
về thừa kế, BLDS năm 2015 tiếp tục kế thừa các BLDS trước đó, định hình rõ hơn
về quyền u cầu thanh tốn chi phí BQDS của người QLDS. Nhưng trong thực tiễn
xét xử việc xem xét các nội dung liên quan đến chi phí BQDS gặp khơng ít khó khăn
về xác định các chủ thể có nghĩa vụ BQDS và quyền u cầu thanh tốn chi phí
BQDS; thủ tục xem xét, giải quyết các yêu cầu thanh toán chi phí BQDS; cách tính,
phương thức thanh tốn chi phí BQDS,....hay có sự khác biệt trong cách giải quyết
chi phí BQDS ở các vụ án mà di chúc có chỉ định người QLDS, người thừa kế thỏa
thuận cử người QLDS, với các vụ án khơng có chỉ định hoặc thỏa thuận cử người
QLDS.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên có thể kể đến là do
các cơ quan, người tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án, Thẩm phán chưa nhận diện
đúng nội dung, bản chất của chi phí BQDS. Trong khi đó, giải quyết chi phí BQDS
là việc làm phải thực hiện trước khi chia thừa kế, cần phải được xem xét một cách
toàn diện, khách quan. Xác định đúng chi phí BQDS khơng những đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của người QLDS, mà cịn có ý nghĩa trong vấn đề giảm thiểu, tránh
3


Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (1), tr.307.


3

gây thiệt hại về tài sản được thụ hưởng của những người thừa kế. Những nội dung
này không phải là vấn đề giản đơn, địi hỏi phải có biện pháp xác minh, thu thập
chứng cứ phù hợp, tính và thanh tốn chi phí BQDS một cách hợp lý; đồng thời cũng
đặt ra yêu cầu với đương sự trong việc chứng minh các khoản chi phí hợp lý được
dùng vào việc BQDS. Hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn rõ ràng về giải quyết
chi phí BQDS trong các vụ án thừa kế, nội dung của Án lệ số 05/2016/AL mà TAND
tối cao đã ban hành cũng chỉ ghi nhận, đề cập đến việc xem xét cơng sức BQDS mang
tính định hình chung, nhắc nhở các Tịa án cấp dưới về việc thanh tốn chi chí BQDS,
chứ thực sự chưa đi vào cụ thể, chi tiết; phạm vi áp dụng của án lệ cịn khá hẹp. Chính
vì vậy, việc đánh giá, nhận định, giải quyết về chi phí BQDS tồn tại nhiều quan điểm
trong thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp thừa kế.
Xuất phát từ những vấn đề đã đề cập trên, tác giả đã chọn đề tài “Chi phí bảo
quản di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế nói chung và liên quan đến chi phí BQDS thừa kế nói riêng, là một
trong những vấn đề thuộc phạm vi tìm hiểu của nhiều tác giả. Nội dung của sản phẩm
nghiên cứu đã được thể hiện bằng nhiều nguồn, tài liệu khác nhau như sách chuyên
khảo, giáo trình, luận án, bài báo khoa học trên các tạp chí luật học,…Tuy nhiên phần
lớn các cơng trình nghiên cứu hiện chỉ nêu một số nội dung liên quan đến chi phí
BQDS, dừng lại ở mức thể hiện chi phí BQDS là một trong những chi phí liên quan
đến thừa kế, chưa thực sự có cơng trình nghiên cứu nào đi vào phân tích chun sâu
về chi phí BQDS. Thơng qua việc nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy một số
tài liệu liên quan đến đề tài “Chi phí bảo quản di sản thừa kế theo pháp luật Việt
Nam”, có thể kể đến như sau:

Sách tham khảo, chuyên khảo:
Đỗ Văn Đại (2016), Luật Thừa kế Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (gồm
02 tập 1 & 2), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Tác giả đề cập, tóm
tắt nội dung một số vụ án có nội dung liên quan đến việc thực hiện QLDS, thanh tốn
chi phí BQDS, trình bày quan điểm về phân biệt giữa chi phí BQDS và thù lao QLDS;
xác định người được thanh toán, thứ tự được thanh toán của chi phí BQDS; nêu được
một số bất cập đối với quy định pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra nhận định, kiến
nghị để hoàn thiện pháp luật. Đây là những cơ sở, định hình chung nhằm nhận diện
đúng đắn về chi phí BQDS; là một trong những cuốn sách có phân tích chi tiết về chi
phí BQDS dưới góc độ thực tiễn.


4

Tưởng Duy Lượng (2017), Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử, Nhà xuất bản
Tư pháp. Tác giả có những phân tích chuyên sâu về người QLDS, nêu một số nội
dung bất cập, nhầm lẫn trong việc xác định chi phí BQDS với cơng sức đóng góp
trong di sản. Sách còn tổng hợp nội dung các bản án, đưa ra những bình luận cá nhân
để làm rõ nội dung liên quan đến các phi phí được thanh tốn của người QLDS.
Phùng Trung Tập (2017), Luật Dân sự Việt Nam bình giải và áp dụng – Luật
Thừa kế, Nhà xuất bản Hà Nội. Tác giả nêu được cơ sở dẫn chứng về vị thế, vai trị
của chi phí QLDS – loại chi phí bao hàm cả chi phí BQDS; xác định các căn cứ để
hình thành, ý nghĩa của các quy định pháp luật về QLDS nói chung và BQDS nói
riêng.
Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn
giải quyết tranh chấp (Tái bản lần thứ nhất), Nhà xuất bản Tư pháp. Tại chương 4 và
chương 5 của sách đề cập đến thứ tự thanh toán nghĩa vụ liên quan đến thừa kế, đặt
ra các tình huống pháp lý cụ thể về giải quyết tranh chấp thừa kế trong thực tiễn xét
xử có liên quan đến QLDS, chi phí BQDS.
Giáo trình:

Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Dân sự (tập 1), Chủ biên
Đinh Văn Thanh và Nguyễn Minh Tuấn, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân. Giáo trình
nêu được điểm mới của BLDS năm 2015 về thừa kế trong đó có quyền QLDS, quyền
và nghĩa vụ của người QLDS, lịch sử xây dựng quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người QLDS, đồng thời liệt kê một số căn cứ để xác định chi
phí BQDS.
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình pháp luật về
tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, Chủ biên Lê Minh Hùng, Nhà xuất
bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình nêu lên khái luận cơ bản về quyền
thừa kế theo pháp luật Việt Nam như khái niệm, nguyên tắc, quy định chung về thừa
kế trong đó đề cập đến việc xác định người QLDS, đưa ra những khái quát chung về
quyền và nghĩa vụ của người QLDS – chủ thể thực hiện cơng việc BQDS và được
thanh tốn chi phí BQDS.
Luận văn:
Lê Anh Tuyên (2018), Nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa
kế được thanh toán theo Bộ luật dân sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường
đại học Luật Hà Nội. Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đưa ra được định nghĩa về chi
phí BQDS, trình bày các nội dung về chi phí liên quan đến thừa kế và thứ tự thanh


5

toán, tuy nhiên tác giả chỉ dừng lại ở việc khái quát chung, chưa đi sâu vào phân tích
thực tiễn áp dụng pháp luật về thực hiện, thanh toán chi phí BQDS. Những nội dung
cơ bản này được dùng làm cơ sở để so sánh với các quan điểm của những nhà nghiên
cứu khác về chi phí BQDS.
Bài báo khoa học:
Thu Hương & Duy Kiên (2012), “Quản lý di sản và việc trả thù lao cho người
quản lý di sản”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 22/2012 (Kỳ I) và số 23/2012 (Kỳ II).
Các tác giả nêu được các nội dung xoay quanh đến người QLDS được pháp luật quy

định trong BLDS năm 2005, trình bày được thực trạng trích cơng sức quản lý, BQDS
thừa kế trong thực tiễn xét xử, đưa ra được các mối quan hệ nhân quả để luận giải
cho việc trích một phần di sản thừa kế để thanh tốn phần cơng sức QLDS.
Qch Hữu Thái (2021), “Một số vướng mắc, bất cập khi giải quyết các vụ án
về chia thừa kế và kiến nghị hồn thiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 01/2021. Bài
viết nêu thực trạng liên quan đến vấn đề xác định chi phí cho việc BQDS trong thực
tiễn xét xử các vụ án tranh chấp thừa kế, đồng thời cũng nêu ra kiến nghị của tác giả
đối với việc xây dựng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
để hướng dẫn tính chi phí BQDS.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên phần lớn đã đề cập đến cơ sở lý luận
chung khái quát về người QLDS, chi phí QLDS và chi phí BQDS. Dù dung lượng
chưa thực sự phong phú, đa dạng nhưng đã đóng góp phần nào vào việc xây dựng
nền móng của đề tài “Chi phí bảo quản di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam”, tạo
tiền đề để tác giả đi sâu vào phân tích và làm cơ sở chứng minh tính hợp lý của các
quan điểm trên trong thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật hiện hành, các cơ sở lý luận để xác định đâu là chi phí BQDS; xác định
người có nghĩa vụ thực hiện BQDS và được quyền yêu cầu thanh toán chi phí BQDS,
đồng thời nêu ra một số bản án, quyết định về giải quyết tranh chấp thừa kế có liên
quan đến chi phí BQDS, qua đó đánh giá tính thực tiễn của áp dụng của BLDS năm
2015 và Án lệ 05/2016/AL. Nêu ra được thực trạng cịn khó khăn, bất cập, chưa có
sự thống nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án, để đưa ra những đề xuất, kiến nghị,
một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:


6


Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể sau:
Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề về nhận dạng chi phí BQDS thừa kế,
tính tốn chi phí này như thế nào; xác định người được trả chi phí BQDS trong các
trường hợp người QLDS được chỉ định theo di chúc, được những người thừa kế thỏa
thuận chỉ định, hay trong tình huống người QLDS chiếm hữu, sử dụng đối với di sản
thừa kế; cách thức chi trả chi phí BQDS nhằm cân đối, đảm bảo quyền lợi của người
QLDS với quyền lợi của những người thừa kế.
Hai là, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật, đồng thời nêu được quan
điểm, bình luận của tác giả đối với các bản án, quyết định của Tòa án. Từ đó bộc lộ
các vấn đề cịn đang vướng mắc; nêu quan điểm, luận giải của tác giả trên cơ sở lý
luận, có chứng minh, liên hệ với thực tế; so sánh, đánh giá quan điểm của các nhà
nghiên cứu khác. Qua đó làm nổi bật thực trạng, tìm giải pháp, hướng đi đúng để
hoàn thiện pháp luật.
Ba là, đề xuất một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật; đề
nghị TAND tối cao ban hành nghị quyết hướng dẫn riêng về giải quyết các vụ án
tranh chấp thừa kế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của BLDS về
người QLDS di sản; căn cứ để xác định, tính chi phí liên quan đến BQDS; Án lệ số
05/2016/AL; các bản án, quyết định của TAND các cấp xoay quanh nội dung giải
quyết chi phí BQDS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chi phí BQDS theo pháp luật Việt
Nam, chủ yếu đối với di sản là bất động sản – đối tượng tranh chấp chiếm đa số, có
giá trị lớn trong các vụ án thừa kế; ngoài ra tác giả cũng chỉ đề cập đến chi phí BQDS
đối di sản thừa kế chia được (chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật). Đồng thời
tập trung nội dung vào các vấn đề pháp lý liên quan đến chi phí BQDS phát sinh sau
khi BLDS năm 2015 có hiệu lực, bên cạnh đó có sự so sánh, đánh giá với các quy

định trong pháp luật dân sự trước đó và ở các quốc gia khác, để làm nổi bật vấn đề
nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu


7

Để thực hiện công việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng tài liệu hiệu quả, tác
giả sử dụng các phương pháp sau:
Ở nội dung cả 02 chương:
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ những quy định của pháp
luật liên quan đến người QLDS, thực hiện việc BQDS, phân tích các dữ liệu được thể
hiện trong bản án, quyết định của Tịa án. Sau đó làm nổi bật trách nhiệm, nghĩa vụ
của người QLDS, các cơ sở để thực hiện quyền yêu cầu thanh toán chi phí BQDS.
Sử dụng phương pháp tổng hợp, bình luận các bản án, quyết định của Tịa án
giúp cơ động nội dung thực hiện việc BQDS, đưa ra quan điểm nhận xét đối với nhận
định, quyết định của Tòa án.
Sử dụng phương pháp so sánh giữa các bản án, quyết định của Tịa án có tình
huống tương tự nhưng cách hiểu, nhận định, giải quyết cịn khác nhau. Qua đó nêu
được những bất cập, hạn chế đang tồn tại trong thực tiễn giải quyết chi phí BQDS.
Sử dụng phương pháp chứng minh để làm rõ các nội dung nhận định của những
nhà nghiên cứu, nhận định và quan điểm riêng của tác giả. Từ đó, củng cố cơ sở lý
luận để đưa ra đề xuất, hướng hoàn thiện pháp luật.
Riêng ở chương I: Tác giả vận dụng phương pháp so sánh giữa các quy định ở
BLDS năm 2015 với các BLDS trước đây; giữa BLDS Việt Nam với BLDS các quốc
gia khác, để làm nổi bật tầm quan trọng của chi phí liên quan đến thừa kế nói chung
và chi phí BQDS nói riêng, đưa ra luận giải về sự thay đổi thứ tự ưu tiên thanh tốn
của chi phí BQDS.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung, làm phong phú thêm lý luận khoa

học pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến chi phí BQDS thừa kế theo pháp luật
Việt Nam. Đồng thời thơng qua các phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả lý
giải được nội dung đề xuất, kiến nghị sửa đổi một số điều trong BLDS năm 2015 và
xây dựng một số nội dung xoay quanh việc hướng dẫn giải quyết chi phí BQDS trong
các vụ án thừa kế một cách chi tiết, để TAND tối cao có cơ sở tham khảo, hướng đến
việc ban hành một nghị quyết riêng thống nhất áp dụng pháp luật trong các vụ án
tranh chấp thừa kế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn
được chia làm 02 chương:


8

Chương 1: Giải quyết chi phí bảo quản di sản trong trường hợp có chỉ định hoặc
thỏa thuận cử người quản lý di sản.
Chương 2: Giải quyết chi phí bảo quản di sản trong trường hợp khơng có chỉ
định hoặc thỏa thuận cử người quản lý di sản.


9

CHƯƠNG 1:
GIẢI QUYẾT CHI PHÍ BẢO QUẢN DI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ
CHỈ ĐỊNH HOẶC THỎA THUẬN CỬ NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN
Theo khoản 1 Điều 616 BLDS năm 2015, thì“người quản lý di sản” là người
được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trên thực
tế phạm vi điều chỉnh của định nghĩa này khá hẹp, vì rất ít trường hợp di chúc có chỉ
định hay những người thừa kế đạt được thỏa thuận cử người QLDS. Trong pháp luật
thừa kế, người QLDS được xác lập các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 617 và

618 BLDS năm 2015, bao gồm nghĩa vụ BQDS và quyền được thanh toán các chi phí
BQDS. Tuy nhiên, số lượng các quy định pháp luật điều chỉnh về QLDS ở BLDS
năm 2015 vẫn còn khá khiêm tốn, chưa thực sự được chú trọng, chi tiết như một số
quốc gia khác trên thế giới, điển hình là BLDS của QUEBEC – một bang của Canada
theo hệ thống pháp luật Pháp, dành đến 05 mục để nói về QLDS. 4
Trong khi đó, QLDS là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, bởi lẽ hiếm khi
xảy ra việc chia di sản ngay sau khi người để lại di sản chết đi vì các lý do liên quan
đến tư tưởng tôn giáo, tâm linh của người Việt Nam, điều đó đặt ra yêu cầu về quản
lý, BQDS đến thời điểm chia thừa kế. Để thực hiện tốt vấn đề này, địi hỏi phải có
một hành lang pháp lý vững chắc, đặt ra vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của người QLDS bên cạnh quyền lợi của những người thừa kế. Khi tiếp quản di sản,
người QLDS cần thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các mất mát, hư hỏng
tự nhiên hoặc nằm ngoài ý muốn của người thừa kế cho đến khi di sản được chia, đây
không chỉ đơn thuần là trơng coi, gìn giữ tài sản mà cịn bao gồm cả việc tu bổ, sửa
chữa hay thực hiện các công việc cần thiết để duy trì tình trạng của di sản như tình
trạng tại thời điểm mở thừa kế, các chi phí này được gọi là chi phí BQDS và người
QLDS có quyền yêu cầu những người thừa kế phải thanh toán trước khi chia di sản.
Cần phải hiểu rằng, các khoản chi cho việc QLDS thừa kế chưa chia cần được
coi trọng và ưu tiên, nhằm bảo vệ quyền của người QLDS đã thực hiện rất nhiều nghĩa
vụ trong thời gian quản lý, thậm chí cịn duy trì cả sản xuất – kinh doanh đối với di
sản của một người để lại sau khi qua đời. 5 Có ý nghĩa quan trọng đến vậy, nhưng phải
đến BLDS năm 2015 chi phí BQDS mới được các nhà làm luật nhìn nhận một cách
4
Nguyễn Minh Tuấn (1998), Những qui định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ luật học, trường đại học Luật Hà Nội, tr.43.
5
Phùng Trung Tập (2017), Luật Dân sự Việt Nam bình giải và áp dụng – Luật Thừa kế, Nhà xuất bản Hà Nội,
tr.32,33.



10

tiến bộ, đột phá khi sắp xếp lại và đưa chi phí BQDS lên vị trí ưu tiên thanh tốn thứ
ba, thay vì vị trí ưu tiên ở cuối như các BLDS trước đây. Tác giả đồng tình, ủng hộ
với sự thay đổi này, bởi lẽ nếu khơng có việc sBQDS thì tình trạng di sản bị mất mát,
hao hụt giá trị là điều khó có thể tránh khỏi, vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến việc
thanh toán các nghĩa vụ, chi phí liên quan đến thừa kế có thứ tự ưu tiên thấp hơn và
ảnh hưởng rất lớn đến giá trị tài sản mà người thừa kế được thụ hưởng khi chia thừa
kế. Do đó, cần đặt vấn đề thanh tốn chi phí BQDS vào một trong những ưu tiên hàng
đầu trước khi phân chia di sản, là việc làm rất cần thiết.
Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có văn bản nào đưa ra định nghĩa cụ thể về chi
phí BQDS. Lý do của sự nhập nhằng này khơng vì chi phí BQDS mới xuất hiện trong
các văn bản quy phạm pháp luật, mà đã được đề cập lần đầu tiên tại Thông tư số 81
ngày 24/7/1981 của Tịa án nhân dân tối cao: “những người có cơng ni dưỡng,
chăm sóc người để lại di sản và người có cơng giữ gìn di sản của người đã chết, cần
được chiếu cố khi chia di sản”. 6 Kế thừa đó, Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS
năm 1995, BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đều quy định chi phí BQDS là một
trong các chi phí liên quan đến thừa kế và được ưu tiên thanh toán. Các nhà làm luật
dường như đang gặp khó khăn trong việc đưa ra định nghĩa “chi phí bảo quản di sản”
để phản ánh đầy đủ và thể hiện đúng bản chất, nội hàm của chi phí này. Đây quả thực
là vấn đề không mấy dễ dàng.
Trở lại với định nghĩa người QLDS được quy định tại khoản 1 Điều 616 BLDS
năm 2015, dù được kế thừa từ các BLDS trước đây nhưng thực tiễn áp dụng cịn phát
sinh nhiều bất cập, khơng chỉ ở phạm vi điều chỉnh mà còn thiếu thống nhất với văn
bản quy phạm pháp luật khác. Những nội dung này sẽ được tác giả phân tích ở 02
trường hợp người QLDS được di chúc chỉ định và được những người thừa kế thỏa
thuận cử ra được nêu sau đây.
1.1. Giải quyết chi phí bảo quản di sản trong trường hợp di chúc chỉ định
người quản lý di sản
Điều 624 BLDS năm 2015, đưa ra khái niệm về di chúc “là sự thể hiện ý chí

của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Đây là
hành vi pháp lý đơn phương, làm phát sinh quyền tài sản đối với người được chỉ định

Tưởng Bằng Lượng, “Cơ sở pháp lý và thực tiễn giải quyết việc trả thù lao cho người quản lý di sản”,
truy cập ngày 20/7/2021.
6


11

thụ hưởng trong di chúc. Ở phương diện thuật ngữ, di chúc đã xuất hiện từ khá lâu, ở
thời phong kiến di chúc tồn tại với tên gọi là “chúc thư” - Điều 390 Bộ luật Hồng
Đức quy định: "Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hỏa trong
chúc thư" hay còn được hiểu là "di lệnh" - Điều 388 Bộ luật Gia Long quy định: "Nếu
có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình". 7
Một trong những đặc trưng của di chúc là người lập di chúc có quyền tự do định
đoạt tài sản của mình, tuy nhiên phải tuân thủ các điều kiện nhất định để đảm bảo di
chúc hợp pháp và phát sinh hiệu lực. So với các giao dịch dân sự khác, thì di chúc
quy định khắt khe về hình thức, phải được lập thành văn bản do chính người để lại di
sản xác lập hoặc văn bản được lập thơng qua hình thức ghi chép lại nội dung di chúc
miệng của người làm chứng; và trong nhiều trường hợp di chúc buộc phải được công
chứng, chứng thực. Ngay Luật 12 Bảng của nhà nước La Mã, một bộ luật nền móng,
có nhiều quan điểm tiến bộ và ảnh hưởng đến pháp luật đương đại, cũng đã quy định
chặt chẽ về hình thức lập di chúc: “phải được chấp thuận của Đại hội cơng dân hoặc
ít nhất phải được lập trước sự chứng kiến của Đại hội đó; cá biệt, cơng dân đang lâm
chiến có thể lập di chúc quân sự”. 8 Việc pháp luật quy định chặt chẽ hình thức và thủ
tục lập di chúc nhằm hạn chế và phòng ngừa việc người khác giả mạo di chúc hoặc
ép buộc người để lại di sản thừa kế lập di chúc trái với ý chí của họ, bởi lẽ di chúc
mang tính tuyệt đối cá nhân, không thể thực hiện qua người đại diện nên khi người
để lại di sản chết đi không thể xác nhận giá trị của di chúc đó. 9

Nội dung cơ bản của di chúc chủ yếu thể hiện việc phân chia, để lại di sản gồm
những gì, cho ai; nhưng tại khoản 2 Điều 631 BLDS năm 2015 còn cho phép di chúc
thể hiện các nội dung khác như chỉ định người thực hiện nghĩa vụ do người chết để
lại, truất quyền thừa kế, hạn chế phân chia di sản, chỉ định người QLDS,…Điều đáng
quan tâm ở đây, đó là tính hiệu lực của di chúc – căn cứ làm phát sinh quyền thừa kế
của cá nhân, tổ chức hoặc làm chấm dứt quyền hưởng di sản của những người thừa
kế theo luật. 10 Tính hiệu lực của di chúc là tiền đề để xem xét đến các nội dung được
trình bày trong di chúc, việc chỉ định người QLDS cũng khơng nằm ngoại lệ. Như
vậy, có sự ràng buộc nhất định giữa hiệu lực của di chúc với nội dung chỉ định người
"Phân tích lịch sử phát triển pháp luật thừa kế tại Việt Nam”, truy cập ngày 20/7/2021.
8
Trường Đại học Cần Thơ (2009), Giáo trình Luật La Mã, chủ biên Nguyễn Ngọc Điện, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, tr.101.
9
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (2), tr.437, 438.
10
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (2), tr.437, 490.
7


12

QLDS được thể hiện trong di chúc, điều này ảnh hưởng đến việc phát sinh quyền và
nghĩa vụ của người QLDS – người có nghĩa vụ BQDS và được thanh tốn chi phí
BQDS. Để làm rõ nội dung này, tác giả phân tích một số vụ án sau:
(1) Vụ án thứ nhất: Quyết định giám đốc thẩm số 22/2018/DS-GĐT ngày
23/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao, về việc “Tranh chấp thừa kế”, giữa nguyên
đơn bà Võ Thị Kim Liên với bị đơn Võ Văn Sáu (phụ lục 01):
Cụ Sến và cụ Chín có tất cả 10 người con chung, trong đó có bà Liên và ơng
Sáu, ơng Võ Thanh Tùng. Trong thời gian chung sống, vợ chồng hai cụ tạo lập được

căn nhà tại 209 Liên tỉnh 5, Phường 5, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ Sến chết
năm 1996 khơng để lại di chúc, cụ Chín chết năm 1998. Ngày 06/3/1998, cụ Chín lập
di chúc giao lại nhà và đất cho bà Liên quản lý, thờ cúng ông bà tổ tiên, nếu bán phải
có sự thống nhất của 10 người con. Sau khi cụ Chín chết, bà Liên tiếp nhận và QLDS,
cùng thời gian này ông Sáu ly hơn vợ, khơng có nơi sinh sống nên bà Liên cho ơng
Sáu ở trên đất. Q trình sử dụng di sản, ông Sáu đã chi trả 80.000.000đồng, ông Võ
Thanh Tùng chi trả 30.000.000đồng để sửa chữa lại nhà. Vì lý do ông Sáu không tôn
trọng, hành hung bà Liên nên bà khởi kiện u cầu Tịa án buộc ơng Sáu giao lại phần
di sản của cụ Chín cho bà quản lý, phần cụ Sến yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật.
Bị đơn Võ Văn Sáu khai rằng, bà Liên được giao quyền quản lý nhà đất theo di chúc
của cụ Chín nhưng bà khơng thực hiện nghĩa vụ QLDS, nên đề nghị giao di sản cho
ông quản lý.
Bản án sơ thẩm lần đầu giao cho bà Liên được hưởng và QLDS, không xem xét
giải quyết tiền sửa chữa nhà do ông Sáu và ông Tùng không yêu cầu, bản án phúc
thẩm sửa án sơ thẩm, buộc bà Liên trả chi phí sửa chữa nhà cho ơng Sáu
80.000.000đồng, cho ông Tùng 30.000.000đồng, sau đó hai bản án này bị hủy theo
thủ tục giám đốc thẩm. Tại bản án dân sự sơ thẩm và bản án phúc thẩm lần hai đều
giao cho ông Sáu thay bà Liên QLDS với sự đồng ý của 8/10 người thừa kế, không
thể hiện nội dung giải quyết chi phí sửa chữa nhà. Quyết định giám đốc thẩm số
22/2018/DS-GĐT tiếp tục hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì giải quyết khơng đúng
nội dung yêu cầu, nội dung quyết định của các bản án gây thiệt hại cho đương sự.
Nhận định của tác giả:
Trong vụ án trên, di sản được xác định là nhà đất do vợ chồng cụ Sến và cụ Chín
tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, đây là tài sản chung hợp nhất và chưa được phân chia.
Di chúc của cụ Chín định đoạt và chỉ định bà Liên quản lý tồn bộ di sản trong đó có
cả phần thuộc quyền sở hữu của cụ Sến, là khơng đúng. Cụ Chín chỉ được quyền chỉ


13


định người QLDS thuộc sở hữu của mình trong khối tài sản chung, như vậy di chúc
của cụ Chín chỉ có hiệu lực một phần. Khoản 4 Điều 643 BLDS năm 2015 quy định:
“Khi di chúc có phần khơng hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các
phần cịn lại thì chỉ phần đó khơng có hiệu lực”. Do đó, bà Liên khơng phát sinh
quyền, nghĩa vụ QLDS đối với phần tài sản của cụ Sến, tức nội dung chỉ định bà Liên
quản lý toàn bộ di sản bị vô hiệu một phần.
Vấn đề đặt ra, nếu bà Liên đã tiếp nhận và quản lý toàn bộ di sản theo nội dung
di chúc trên, đồng thời thực hiện và chi trả các chi phí BQDS thì bà Liên có quyền
u cầu thanh tốn chi phí này khơng? Pháp luật chưa điều chỉnh, vì trong trường hợp
này bà Liên là người được chỉ định QLDS theo di chúc, thuộc đối tượng điều chỉnh
của khoản 1 Điều 616 BLDS năm 2015 nhưng bà chỉ có quyền QLDS đối phần di sản
của cụ Chín. Hay ở khía cạnh người chiếm hữu, sử dụng, QLDS như ông Sáu và ông
Tùng, cũng không có căn cứ nào để các ơng thực hiện quyền u cầu thanh tốn chi
phí BQDS mà thực tế đã bỏ ra, bởi lẽ di chúc đã chỉ định một người khác QLDS, loại
trừ ông Sáu và ông Tùng khỏi đối tượng điều chỉnh của khoản 2 Điều 616 BLDS năm
2015. Có thể thấy, hiệu lực của di chúc đã vơ tình “vơ hiệu hóa” ý chí chỉ định người
QLDS; đối với trường hợp di chúc bị vơ hiệu tồn bộ hay một phần, pháp luật hiện
hành khơng có cơ chế cụ thể nhằm bảo vệ người được chỉ định QLDS, người chiếm
hữu, sử dụng và QLDS trên thực tế, nội dung này gây khó khăn, lúng túng khi áp
dụng pháp luật.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 66 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên cịn sống
quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người
khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di
sản”. Người QLDS trong trường hợp này phần lớn là cha hoặc mẹ của những người
thừa kế khác, chính mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, tư tưởng “con cái không
được làm trái ý cha mẹ” nên việc QLDS cũng họ phần lớn không bị các đồng thừa kế
khác phản đối do đó đây là mặt thuận lợi, có hiệu quả áp dụng cao trong thực tiễn
nhưng khoản 1 Điều 616 BLDS năm 2015 dường như “bỏ quên” quy định này, tạo
nên sự thiếu thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật với nhau.

Tóm lại, định nghĩa “người quản lý di sản” được di chúc chỉ định tại khoản 1
Điều 616 BLDS năm 2015 còn bộc lộ nhiều điểm bất cập, gây ảnh hưởng, trở ngại
đến việc thực hiện BQDS và quyền u cầu thanh tốn chi phí BQDS trong một số
trường hợp. Có quan điểm cho rằng, khơng nhất thiết người để lại di sản phải chỉ định


14

người QLDS trong di chúc mà thực hiện việc chỉ định này bằng vản bản khác. 11 Tuy
nhiên tác giả nghĩ, cần giữ lại quy định của khoản 1 Điều 616, bởi lẽ khác với những
chủ thể QLDS khác, người QLDS được di chúc chỉ định có quyền “Đại diện cho
những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế”
theo điểm a khoản 1 Điều 618 BLDS năm 2015. Đây là một “quyền năng” có thể gây
ra nhiều thiệt hại cho di sản hay thậm chí gây ra sự đối kháng với người thứ ba, do
đó để tránh “lạm quyền” và tơn trọng ý chí của người chết để lại di sản, việc quy định
chặt chẽ về hình thức chỉ định người QLDS bằng di chúc, là cần thiết.
Kiến nghị, đề xuất của tác giả:
Để điều chỉnh bất cập vừa phân tích trên, khoản 1 Điều 616 BLDS năm 2015
cần được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 616. Người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc, do pháp luật chỉ
định hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
Trường hợp di chúc khơng có hiệu lực hoặc có hiệu lực một phần, mà người
quản lý di sản được chỉ định trong di chúc đã quản lý di sản; hoặc di sản do người
khác quản lý, thì thực hiện quyền và nghĩa vụ như người chiếm hữu, sử dụng, quản
lý di sản quy định tại khoản 2 Điều luật này.”
(2) Vụ án thứ hai: Bản án dân sự phúc thẩm số 266/2019/DS-PT ngày
30/9/2019 của TAND tỉnh Tiền Giang, về “Hủy di chúc và chia di sản thừa kế theo
quy định pháp luật”, giữa nhiều nguyên đơn với bị đơn Ngô Thanh Ph (phụ lục 02):
Cụ Ngô Văn K và cụ Nguyễn Thị N có 07 người con trong đó có các nguyên

đơn và bị đơn. Lúc cịn sống, hai cụ có tạo lập được 02 thửa đất và nhà tại thửa số 60
và thửa số 127, xã Hòa K, huyện B, tỉnh Tiền Giang. Cụ N chỉ lập di chúc và để cho
ông Ph quản lý nhà và đất đối với thửa 127; cịn thửa đất số 60 do ơng Ngơ Vĩnh T
quản lý trên thực tế. Các nguyên đơn không thừa nhận di chúc của cụ N giao ông Ph
quản lý nhà đất tại thửa 127 vì khơng hợp pháp, đề nghị hủy di chúc và chia di sản
thừa kế theo pháp luật. Ông Ph cho rằng di chúc của cụ N được lập dưới sự chứng
kiến các cô chú, nên đủ điều kiện để cơng nhận.
Tịa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn hủy di chúc của cụ
N và chia thừa kế theo pháp luật. VKSND tỉnh Tiền Giang nhận định Tòa án cấp sơ
Đỗ Văn Đại (2016), Luật thừa kế Việt Nam Bản án và Bình luận bản án (tập 1), Nhà xuất bản Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, tr.230.
11


15

thẩm chưa tính cơng sức gìn giữ, bảo quản tài sản cho ông Ph và ông T là thiệt đến
quyền lợi của đương sự, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét cơng sức của ơng Ph và ơng
T. Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận đề nghị của VKSND tỉnh Tiền Giang, sửa án sơ
thẩm chia di sản thừa kế thành 08 kỷ phần (01 kỷ phần công sức và 07 kỷ phần thừa
kế); ông Ph và ông T là người có cơng BQDS nên mỗi người ½ kỷ phần thừa kế.
Nhận định của tác giả:
(i) Bất cập khi không có định nghĩa về chi phí bảo quản di sản:
Khơng chỉ trong vụ án trên, mà đa số các bản án, quyết định của Tịa án các cấp
khơng có sự thống nhất về cách xác định, cũng như tên gọi của chi phí BQDS. Nguyên
nhân của sự nhập nhằng này bởi vì khái niệm “chi phí bảo quản di sản” là một khái
niệm trừu tượng, rất khó để định nghĩa một cách bao quát, đầy đủ. Đến nay vẫn chưa
có văn bản nào hướng dẫn cách xác định, nhận diện chi phí BQDS. Trong vụ án (2),
chi phí BQDS được gọi là “cơng sức gìn giữ, bảo quản tài sản”; trong một quyết
định giám đốc thẩm khác, chi phí BQDS tồn tại với các tên gọi khác nhau: “Chấp

nhận yêu cầu của ơng Võ Thanh Huyền địi cơng bảo quản di sản số tiền
20.000.000đồng”, “Giao cho ông Dũng và ông Liệt sở hữu toàn bộ số di sản nêu trên
nhưng phải hồn trả chi phí bảo quản di sản cho ơng Võ Thanh Huyền”, “Ơng Huyền
có nghĩa vụ giao tồn bộ di sản trên cho ông Dũng trong thời hạn 02 tháng kể từ
ngày nhận đủ tiền chi phí bảo quản di sản (20.000.000đồng)” 12, tuy cùng trong một
vụ việc, nhưng chi phí BQDS đang được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Hay trong
các vụ án khác, Tòa án trích trừ chi phí sửa chữa nhà và trích thêm 10% “cơng sức
tơn tạo, duy trì khối tài sản”; 13 phần sửa chữa nhà được xác định là chi phí BQDS là
điều không bàn cãi, nhưng “công sức” ở đây là gì, thuộc chi phí BQDS hay là một
khoản thù lao được trích cho người có cơng BQDS, vấn đề này không được làm rõ,
không được nhận định một cách chi tiết trong bản án, quyết định của Tòa án.
Nguyên nhân của vấn đề trên, xuất phát từ việc cơ quan, người tiến hành tố tụng
không nắm bắt được nội hàm, các căn cứ cơ bản để xác định đâu là chi phí BQDS,
để phân biệt với các chi phí khác liên quan đến thừa kế. Nhưng một điều rõ ràng, đó
là chi phí BQDS mới là chi phí được ưu tiên thanh toán trước hoặc trong khi chia di
sản thừa kế, phần giá trị còn lại của di sản mới là tài sản đem chia cho những người
Xem thêm Quyết định giám đốc thẩm số 45/2010/DS-GĐT ngày 04/10/2010 của TAND tối cao (phụ lục
11).
13
Xem thêm Bản án dân sự sơ thẩm số 08/2018/DS-ST ngày 13/11/2018 của TAND tỉnh Bình Thuận (phụ lục
05).
12


16

thừa kế; cịn thù lao QLDS hay “cơng sức” đều không được pháp luật hiện hành thể
hiện thứ tự ưu tiên thanh toán và thực hiện việc chi trả vào thời điểm nào. Như vậy,
xét về mặt thực tiễn các Tịa án dường như đang nhìn nhận “cơng sức” nêu trên là
một bộ phận của chi phí BQDS.

Về vấn đề này, có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về chi phí BQDS:
“Bao gồm các khoản tiền cần thiết phải chi và người quản lý di sản đã thực tế chi
trong thời gian quản lý di sản đó (như bảo dưỡng, tu sửa những hư hỏng tự nhiên,
chăm sóc súc vật…) và khoản tiền thù lao mà người đó được hưởng nếu có”; 14 “bao
gồm nhưng khoản tiền mà người quản lý di sản đã chi trả trên thực tế để duy trì giá
trị của di sản và thù lao đã thỏa thuận với những người thừa kế hoặc trường hợp
không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản
lý di sản được hưởng khoản thù lao hợp lý”; 15 là công trơng nom, quản lý, giữ gìn tài
sản là di sản do người chết để lại mà khơng đóng góp phần tạo ra tài sản đó. 16
Một quan điểm khác có nhận định sau: “chi phí bảo quản di sản và thù lao cho
việc quản lý di sản là hai vấn đề khác nhau; chi phí bảo quản di sản là những khoản
buộc phải thanh toán cho người bỏ ra chi phí này cịn thù lao phụ thuộc vào chất
lượng của việc bảo quản và yếu tố khác như thỏa thuận với người thừa kế. Do đó, chi
phí cho việc bảo quản di sản không bao gồm thù lao. Trong thực tế, khái niệm “chi
phí bảo quản di sản” là trừu tượng và khó tách bạch với cơng sức duy trì, tôn tạo di
sản, chẳng hạn di sản bị hư hỏng và người quản lý thuê người khác sửa chữa thì tiền
th đó là chi phí bảo quản di sản. Trường hợp khơng th người sửa chữa mà tự
sửa chữa thì đây là cơng sức duy trì, bảo quản di sản. Trong trường hợp này, chi phí
th sửa chữa và cơng sức duy trì, bảo quản di sản cần được xử lý như nhau”. 17 Tác
giả đồng tình với cách nhìn nhận và lý giải này về chi phí BQDS, đồng thời cần công
nhận “công sức bảo quản di sản” là một loại chi phí BQDS, bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, ở phương diện thuật ngữ thể hiện:“Bảo quản tài sản” là quản lý, gìn
giữ, trơng coi theo phương thức phù hợp với từng loại tài sản nhằm làm cho tài sản
đó khơng bị hư hỏng, hao mịn ngồi hao mịn tự nhiên vốn có của nó, hạn chế mức

Phạm Văn Tuyết & Lê Kim Giang (2017), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nhà xuất
bản Tư pháp, tr.348.
15
Lê Anh Tuyên (2018), Nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo Bộ
luật dân sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, tr.30.

16
Tưởng Duy Lượng (2017), Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử, Nhà xuất bản Tư pháp, tr.410.
17
Đỗ Văn Đại (2016), Luật thừa kế Việt Nam Bản án và Bình luận bản án (tập 2), Nhà xuất bản Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, tr.428, 429.
14


17

thấp nhất hao mòn tự nhiên; về nguyên tắc việc bảo quản không làm tăng thêm giá trị
của tài sản. 18 “Chi phí cần thiết để ngăn chặn thiệt hại” là số tiền, tài sản và công
sức đã bỏ ra có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa thiệt hại mới được coi là chi phí hợp lý,
chi phí này khơng được lớn hơn số thiệt hại đã xảy ra. 19 “Thù lao” khoản tiền công
bù đắp cho sức lao động đã bỏ ra, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc hoặc
theo thời gian lao động, về nguyên tắc, thù lao chỉ được chi trả khi công việc đã hồn
thành. 20 Bên cạnh đó, điểm a tiểu mục 1.4 mục 1 phần 2 của Nghị quyết 03/2006/NQHĐTP ngày 08/7/2006 quy định về “chi phí hợp lý chăm sóc người bị thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm, mất khả năng lao động” bao gồm chi phí ni dưỡng, điều trị
và chi phí cho người thường xun chăm sóc được tính bằng mức tiền cơng trung
bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương, ở đây có thể hiểu là cơng
sức người chăm sóc. Các nội dung trên, làm rõ thêm quan điểm của tác giả về việc
xác định công sức và thù lao không phải là một khái niệm đồng nhất.
Thứ hai, ở một góc độ khác nếu khơng có cơng sức BQDS thì nhà đất sẽ bị lấn
chiếm, mất đất, Nhà nước thu hồi đất và cấp cho người khác, nhà khơng có người ở
sẽ nhanh hư hỏng hơn, nhờ người quản lý giữ nên di sản mới còn nguyên vẹn; 21 hay
cây cối, vật ni là di sản ngồi chi phí phân bón, tưới tiêu, thì cơng người chăm sóc
cũng là vì duy trì trạng thái sống của nó; là khoản chi phí thực hiện nghĩa vụ thi hành
án có liên quan đến di sản; 22 hoặc đơi khi đó là cơng sức địi lại đất khi có tranh chấp
quyền sử dụng đất là di sản; 23 công sức khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để địi
lại di sản là quyền sử dụng đất, 24 những loại cơng sức này có đặc biệt đóng góp rất

lớn vào việc duy trì di sản và cơng sức này khơng thể chứng minh bằng hóa đơn,
chứng từ, cũng không thể là thù lao bởi lẽ trong nhiều trường hợp người QLDS không
nhận được sự giao phó, ủy nhiệm thực hiện các cơng việc trên từ người để lại di sản,
hay từ những người thừa kế…Nhưng chính nhờ thực hiện các cơng việc đó mà di sản
mới tồn tại trong khoảng thời gian nhất định cho đến thời điểm được chia thừa kế, dù
ít hay nhiều thì người thừa kế khơng có cơng BQDS rõ ràng được hưởng lợi từ việc
người BQDS đã bỏ ra chi phí, cơng sức trên thực tế.
Trường đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích từ ngữ luật học, chủ biên Nguyễn Ngọc Hịa, Nhà
xuất bản Cơng an nhân dân, tr.20.
19
Trường đại học Luật Hà Nội, tlđd (18), tr.37.
20
Trường đại học Luật Hà Nội, tlđd (18), tr.123.
21
Tưởng Bằng Lượng, tlđd (6).
22
Xem thêm Quyết định giám đốc thẩm số 23/2018/DS-GĐT ngày 23/8/2018 của TAND tối cao.
23
Xem thêm Quyết định tái thẩm số 01/2018/DS-TT ngày 13/3/2018 của TAND tối cao (phụ lục 06).
24
Xem thêm Quyết định giám đốc thẩm số 37/2017/DS-GĐT ngày 07/9/2017 của TAND tối cao.
18


18

Thứ ba, khác với thù lao QLDS không là chi phí liên quan đến thừa kế và pháp
luật cũng khơng quy định rõ việc tính thù lao này được thực hiện trước, trong hay sau
khi chia thừa kế và thù lao được chi trả khi hồn thành cơng việc được giao phó, ở
đây được hiểu là hồn thành tốt cơng việc QLDS, dựa trên chất lượng QLDS mà

người QLDS nhận được thù lao tương ứng, tức nếu xảy ra tình trạng thất thốt, hao
hụt, hư hỏng di sản thì khó có thể được tính thù lao; cịn cơng sức BQDS dù muốn
hay khơng thì vẫn được tính, trích một phần hợp lý dựa trên giá trị còn lại của di sản
tại thời điểm chia thừa kế. Để luận giải thêm về thù lao được chi trả dựa trên sự cân
nhắc tình trạng của di sản tại thời điểm chia thừa kế, tác giả viện dẫn quy định tại
Điều 1293 BLDS của Campuchia: “Tịa án có thể trả cho người quản lý di sản một
khoản thù lao hợp lý được lấy từ di sản thừa kế dựa trên sự cân nhắc về tình trạng
của tài sản và các tình tiết khác”. Như vậy, ở quy định này thì Tịa án có quyền trích
thù lao QLDS từ di sản, nên trong pháp luật dân sự Campuchia có sự đồng nhất giữa
thù lao và cơng sức QLDS; cịn pháp luật dân sự Việt Nam không phân định rõ điều
này. Mặt khác, dù khái niệm “thù lao quản lý di sản” đã xuất hiện từ BLDS năm
1995 tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 643, nhưng hiếm khi Tòa án sử dụng
khái niệm “chi trả thù lao quản lý di sản” mà chủ yếu dùng cụm từ “chi trả công
sức”, có thể thấy các Tịa án có quan điểm khơng nhìn nhận cơng sức và thù lao là
một. Về nội hàm, có khi “cơng sức” đồng nhất với thù lao, nhưng đôi lúc lại không,
để phân định rõ vấn đề này cịn tùy thuộc nhiều vào cách nhìn nhận, phân tích, đánh
giá nội dung của từng vụ án cụ thể. Ở góc độ khác, khơng thể loại bỏ thù lao ra khỏi
BLDS, vì trong một số trường hợp thù lao như một hình thức lao động đặc biệt khi
có sự thỏa thuận giữa người QLDS với người để lại di sản hoặc có sự thỏa thuận giữa
những người thừa kế, ví dụ như: người để lại di sản thỏa thuận với người QLDS về
việc BQDS trong thời gian hạn chế phân chia di sản và được hưởng thù lao cụ thể;
những người thừa kế thỏa thuận thuê người QLDS để BQDS do họ phải đi làm ăn
xa;…
Từ những nhận định trên, tác giả cho rằng ngồi các chi phí phát sinh thực tế
như sửa chữa, tu dưỡng, bảo trì,… thì cơng sức cũng là một loại chi phí BQDS. Cùng
quan điểm này, có một nhà nghiên cứu đưa ra nhận định nội dung sau trong văn bản
góp ý xây dựng án lệ: “Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người quản lý di sản được
bổ sung quyền “được thanh tốn chi phí bảo quản di sản”, theo quy định thứ tự thanh
tốn phân chia di sản thì một trong những chi phí liên quan đến di sản thừa kế cần
được thanh tốn đó là “Chi phí cho việc bảo quản di sản”. Trong vụ án này, Tòa án



19

cấp phúc thẩm xác định người có cơng sức giữ gìn tài sản đực chia kỷ phần thừa kế
là phù hợp với quy định pháp luật”. 25
Đề xuất, kiến nghị của tác giả:
Qua những nội dung bất cập trên, tác giả kiến nghị TAND tối cao cần ban hành
văn bản hướng dẫn cách nhận diện, xác định chi phí BQDS, cụ thể cần xây dựng một
nghị quyết tổng hợp các hướng dẫn giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế, đây là
việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ các vụ án tranh chấp thừa kế không chỉ gặp khó khăn
trong vấn đề giải quyết chi phí BQDS mà còn rất nhiều nội dung khác liên quan mà
các Tòa án chưa thống nhất, còn nhiều cách hiểu khác nhau chẳng hạn như thời hiệu
chia thừa kế, xác định di sản trong khối tài sản chung,...Đối với nội dung về chi phí
liên quan đến thừa kế, bản thân tác giả xin đề xuất định nghĩa về chi phí BQDS như
sau:
“Chi phí bảo quản di sản là khoản tiền, tài sản, cơng sức mà chính người bảo
quản di sản đã bỏ ra nhằm bảo vệ, hạn chế thấp nhất thiệt hại, hao mịn ngồi mong
muốn đối với di sản. Chi phí này không được lớn giá trị của di sản tại thời điểm chia
thừa kế”
(ii) Bất cập về thủ tục xem xét, giải quyết chi phí bảo quản di sản trong vụ án
thừa kế:
Ngồi những nội dung trên, cịn có bất cập phát sinh khi giải quyết yêu cầu
thanh toán chi phí BQDS, cụ thể:
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là một trong những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật dân sự, tại khoản 1 Điều 5 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
quy định: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tịa án có thẩm
quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi
kiện, đơn yêu cầu đó”. Tuy nhiên đối với những vụ án thừa kế, tồn tại một ngoại lệ

khi đương sự khơng có u cầu xem xét chi phí BQDS nhưng Tịa án vẫn xem xét
giải quyết chi phí này, Án lệ số 05/2016/AL thể hiện: “Tuy chị Phượng không phải
thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai
cụ và có nhiều cơng sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình
giải quyết vụ án, chị Phượng khơng u cầu xem xét cơng sức vì chị Phượng cho
25
Lộc Huy, “Đề xuất về cách tính kỷ phần của người có cơng sức giữ gìn, bảo quản di sản thừa kế”,
truy cập ngày
27/7/2021.


20

rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế.
Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem
xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho
chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.” Ở vụ án (2), có tình
huống pháp lý tương tự như nội dung Án lệ 05, ông Ph yêu cầu công nhận di chúc và
được hưởng trọn nhà đất tại thửa 127 theo nội dung di chúc, Tịa án cấp sơ thẩm
khơng chấp nhận yêu cầu của ông Ph nhưng không xem xét cơng sức BQDS của ơng,
là thiếu sót nghiêm trọng.
Ở vụ án (1), ông Sáu và ông Tùng đều là người đóng góp chi phí sửa chữa nhà,
khi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm lần thứ nhất, do Tòa án cơng nhận bà Liên tiếp tục
QLDS nên hồn trả chi phí cho cả ơng Sáu và ơng Tùng. Khi xét xử sơ thẩm và phúc
thẩm lần hai, Tòa án giao quyền QLDS cho ông Sáu nên không bàn đến chi phí
BQDS. Qua vụ việc trên, có lẽ ở đây ngầm được hiểu quyền QLDS cao hơn quyền
lợi về thanh toán chi phí nên khi cơng nhận quyền QLDS cho ơng Sáu thì khơng cần
xem xét đến chi phí BQDS vì ông Sáu không có yêu cầu giải quyết. Nhưng thực chất
quyền QLDS không phải là quyền sở hữu, người QLDS chỉ được chiếm hữu, sử dụng
chứ hồn tồn khơng có quyền định đoạt nên quyền QLDS không thể cao hơn quyền

yêu cầu xem xét chi phí BQDS. Vậy, trong trường hợp này chi phí BQDS có được
xem xét, giải quyết hay khơng? Ở một góc độ khác, cơ sở nào để đưa ra nhận định
quyền yêu cầu của đương sự cao hơn yêu cầu về chi phí BQDS, điều này buộc Tịa
án phải xác định chi phí BQDS là bao nhiêu để làm căn cứ so sánh với yêu cầu chia
di sản. Trong một số vụ án thừa kế, chi phí BQDS được tính bằng một suất thừa kế,
người bỏ ra chi phí BQDS u cầu Tịa án chia thừa kế theo pháp luật nhưng khơng
u cầu thanh tốn chi phí BQDS và Tịa án chia cho người này một suất thừa kế, vậy
trường hợp này có xem xét, giải quyết chi phí BQDS khơng? Có thể thấy, Án lệ 05
chỉ điều chỉnh một phạm vi khá hẹp đối với việc xem xét, giải quyết chi phí BQDS,
đó là khi người có cơng BQDS u cầu được hưởng tồn bộ di sản nhưng khơng được
Tịa án chấp nhận nên người này đương nhiên được thanh tốn chi phí BQDS dù
khơng có yêu cầu.
Mặt khác, trên thực tế có nhiều vụ án u cầu giải quyết chi phí BQDS được
Tịa án thụ lý giải quyết bằng yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, tức phải có đơn yêu
cầu độc lập và nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định. 26 Ngược lại, có Tịa án lại chỉ
26

Xem thêm Quyết định giám đốc thẩm số 06/2019/DS-GĐT ngày 18/3/2019 của TAND tối cao (phụ lục 10).


×