Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Chi phí thuê luật sƣ trong bồi thƣờng thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.47 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM HỒNG DU

CHI PHÍ THUÊ LUẬT SƢ
TRONG BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CHI PHÍ THUÊ LUẬT SƢ
TRONG BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Đỗ Văn Đại
Học viên: Phạm Hồng Du
Lớp: Cao Học Luật, Cần Thơ Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ nội dung luận văn “Chi phí thuê Luật sư
trong bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam” là kết quả của quá trình
tổng hợp và nghiên cứu của bản thân tơi, dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình,
chu đáo của Pgs.Ts. Đỗ Văn Đại. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong
luận văn đã được nêu rõ trong phần trích dẫn tài liệu tham khảo. Các bản án,
thơng tin được nêu trong luận văn là trung thực và hồn tồn chính xác.
Ngƣời thực hiện luận văn

Phạm Hồng Du


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT

1.

Bộ luật Dân sự năm 2005

BLDS 2005

2.

Bộ Luật Dân sự năm 2015

BLDS 2015


3.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
BLTTDS 2004 (sđ, bs 2011)
(sửa đổi, bổ sung năm 2011)

4.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

BLTTDS 2015

5.

Bộ luật Hình sự năm 2015

BLHS 2015

6.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 BLTTHS 2015

7.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa
Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009)
đổi, bổ sung năm 2009)

8.


Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ
Luật LS 2006 (sđ, bs 2012, 2015)
sung năm 2012, 2015)

9.

Luật Trách nhiệm bồi thường của
Luật TNBTCNN 2017
Nhà nước năm 2017

12.

Nghị định số 123/2012/NĐ-CP
của Chính phủ quy định một số
điều và biện pháp thi hành Luật
Luật sư.
Thông

liên
tịch
số
02/2008/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BVHTT&DLBKH&CN-BTP ngày 03/04/2008
của Toà án Nhân dân tối cao –
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao –
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
– Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng
một số quy định của pháp luật
trong việc giải quyết các tranh
chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại

Tồ án Nhân dân.
Chi phí th Luật sư

13.

Tồ án Nhân dân

TAND

14.

Uỷ ban Nhân dân

UBND

10.

11.

Nghị định số 123/2012/NĐ-CP

Thơng tư liên tịch 02/2008/TTLTTANDTC-VKSNDTCBVHTT&DL-BKH&CN-BTP

CPTLS


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. KHẢ NĂNG ĐƢỢC BỒI THƢỜNG CHI PHÍ TH LUẬT
SƢ........................................................................................................................... 8

1.1. Sự khơng thống nhất, bất cập trong quy định của pháp luật về khả
năng đƣợc bồi thƣờng chi phí thuê Luật sƣ ................................................... 8
1.1.1. Sự không thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung về
khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư ............................................. 8
1.1.2. Một số bất cập trong quy định của pháp luật về khả năng được bồi
thường chi phí thuê Luật sư .......................................................................... 10
1.2. Sự không thống nhất, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về
khả năng đƣợc bồi thƣờng chi phí thuê Luật sƣ ......................................... 12
1.2.1. Sự không thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật về khả năng
được bồi thường chi phí thuê Luật sư ........................................................... 12
1.2.2. Bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về khả năng được bồi
thường chi phí thuê Luật sư .......................................................................... 15
1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khả năng đƣợc bồi thƣờng chi phí
th Luật sƣ..................................................................................................... 18
1.3.1. Kiến nghị hồn thiện pháp luật thống nhất về khả năng được bồi
thường chi phí thuê Luật sư .......................................................................... 19
1.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể được thanh tốn chi phí
th Luật sư ................................................................................................... 21
1.3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về việc bồi thường chi phí thuê Luật
sư làm người đại diện.................................................................................... 22
Kết luận Chƣơng 1.......................................................................................... 24
CHƢƠNG 2. MỨC BỒI THƢỜNG CHI PHÍ THUÊ LUẬT SƢ ................. 25
2.1. Xác định mức bồi thƣờng chi phí hợp lý thuê Luật sƣ ........................ 25


2.1.1. Bất cập của pháp luật về xác định mức bồi thường chi phí thuê Luật sư
....................................................................................................................... 25
2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định mức bồi thường chi phí th
Luật sư ........................................................................................................... 27
2.1.3. Kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật về xác định mức bồi

thường chi phí thuê Luật sư .......................................................................... 30
2.2. Xác định mức bồi thƣờng chi phí thuê nhiều Luật sƣ cùng lúc .......... 32
2.2.1. Hạn chế của pháp luật về xác định mức bồi thường chi phí thuê nhiều
Luật sư cùng lúc ............................................................................................ 32
2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định mức bồi thường chi phí thuê
nhiều Luật sư cùng lúc .................................................................................. 34
2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định mức bồi
thường chi phí thuê nhiều Luật sư cùng lúc.................................................. 36
2.3. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định mức bồi thƣờng chi phí thuê
Luật sƣ ............................................................................................................. 38
2.3.1. Hạn chế của pháp luật về khoảng thời gian làm căn cứ xác định mức
bồi thường chi phí thuê Luật sư .................................................................... 38
2.3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về khoảng thời gian làm căn cứ xác định
mức bồi thường chi phí thuê Luật sư ............................................................ 38
2.3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về khoảng thời gian làm
căn cứ xác định mức bồi thường chi phí thuê Luật sư .................................. 39
Kết luận Chƣơng 2.......................................................................................... 40
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người gây thiệt hại do vi phạm hợp
đồng và gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật ngoài hợp đồng phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại1. Việc quy định người gây thiệt hại phải bồi thường tồn bộ
thiệt hại nhằm mục đích khơi phục lại tình trạng ban đầu cho người bị thiệt hại,
từ đ g p phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Theo

quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì chi phí th thuê Luật sư là một
trong những khoản thiệt hại c khả năng được bồi thường.
Chi phí thuê Luật sư được hiểu là thù lao hợp pháp và hợp lệ cho Luật sư,
là khoản chi phí thực tế mà người tham gia tố tụng đã phải bỏ ra nhằm tiến hành
các biện pháp khắc phục hậu quả thiệt hại do hành trái pháp luật gây ra, về bản
chất cần phải coi đây là khoản thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật. Bởi lẽ,
để được coi là khoản chi phí hợp pháp và hợp lý, Luật sư và khách hàng c thể
thỏa thuận và quyết định dựa vào Điều 55 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ
sung năm 2012, 2015), bao gồm nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; thời
gian và công sức của Luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; và kinh
nghiệm và uy tín của Luật sư2.
Vấn đề khả năng bồi thường chi phí thuê Luật sư hiện nay được ghi nhận
trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2012), Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017 và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Với các quy định của pháp luật hiện hành đã phần
nào tạo ra c sở pháp lý cho người bị thiệt hại yêu cầu để được bồi thường chi phí
thuê Luật sư, c ng như tạo c sở pháp lý cho các c quan c th m quyền giải
quyết yêu cầu bồi thường chi phí thuê Luật sư. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy
định pháp luật hiện hành, tác giả nhận thấy, c sự không thống nhất, bất cập và
hạn chế liên quan đến khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư, c ng như
việc xác định mức bồi thường chi phí Luật sư, dẫn đến việc áp dụng pháp luật c n
thiếu sự thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Cho đến nay, đã c một số
Điều 360, Khoản 1 Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Phan Trung Hồi (2011), Chi phí dịch vụ pháp lý, Báo Lao động, tại truy cập ngày 17/10/2018.
1
2


2
cơng trình nghiên cứu c liên quan đến bồi thường chi phí th Luật sư nhưng

chưa c một cơng trình nào nghiên cứu chuyên biệt và toàn diện về vấn đề này.
Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu đề tài chi phí Luật sư trong bồi thường thiệt hại
theo pháp luật Việt Nam, để từ đ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật về bồi thường chi phí thuê Luật sư là điều cần thiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Chi
phí thuê Luật sƣ trong bồi thƣờng thiệt hại theo pháp luật Việt Nam” để
làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bồi thường chi phí thuê Luật sư đã được một số tác giả nghiên cứu
dưới các g c độ khác nhau. Tiêu biểu c thể kể đến các cơng trình nghiên cứu
sau đây:
- Các sách chuyên khảo:
+ Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận
bản án tập 2, Nxb. Hồng Đức. Với những bản án và lời bình luận, cơng trình này
đã cung cấp một lượng lớn kiến thức (văn bản, thực tiễn xét xử, quan điểm của
tác giả, pháp luật nước ngoài) về hợp đồng, trong đ c vấn đề bồi thường thiệt
hại do không thực hiện đúng hợp đồng từ trang 463. Đặc biệt, từ trang 502 và
tiếp theo cơng trình này có bình luận đến sự khơng thống nhất trong thực tiễn xét
xử của Toà án, thực tế hướng giải quyết của Trọng tài và đưa ra quan điểm về
bồi thường chi phí thuê Luật sư trong tranh chấp về hợp đồng.
+ Đỗ Văn Đại (2018), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án
và Bình luận bản án tập 1, xuất bản lần thứ ba, Nxb. Hồng Đức. Ở cơng trình này,
tác giả đã bình luận các bản án, đối chiếu với văn bản quy phạm pháp luật, quan
điểm của tác giả và kinh nghiệm nước nước ngoài những vấn đề của pháp luật về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong đ từ trang 724 và tiếp theo, tác giả
c ng đã bình luận đến việc khơng thống nhất trong thực tiễn xét xử của Toà án và
đưa ra quan điểm về bồi thường chi phí thuê Luật sư trong bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
+ Đỗ Văn Đại (2019), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp
đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Từ



3
trang 91 và tiếp theo của cơng trình này, tác giả đã bình luận về sự chưa thống
nhất rõ ràng của pháp luật, thực tiễn xét xử liên quan đến khả năng bồi thường
chi phí thuê Luật sư trong bồi thường thiệt hại hợp đồng. Đặc biệt, tác giả c n
cung cấp những thơng tin rất hữu ích cho người đọc liên quan đến kinh nghiệm
bồi thường chi phí thuê Luật sư của một số nước trên thế giới như Pháp, Đức, Hà
Lan và Bỉ liên quan đến bồi thường CPTLS do không thực hiện đúng hợp đồng.
+ Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2019), Giải quyết trah chấp hợp
đồng – Những điều doanh nhân cần biết, Nxb. Thanh Niên. Ở cơng trình này, tác
giả đã cung cấp cho người đọc thông tin liên quan đến thực tiễn hướng giải quyết
yêu cầu bồi thường chi phí thuê Luật sư của Trọng tài.
- Bài viết khoa học trên các tạp chí chuyên ngành:
+ Đinh Thị Mai Phư ng (2007), Phí luật sư trong trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo luật sở hữu trí tuệ, HKLP, số 19 (90) tháng 1/2007. Ở cơng trình
này, tác giả đã chỉ ra bất cập của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về bồi thường chi
phí thuê Luật sư, về chủ thể bị đ n thắng kiện được bồi thường chi phí thuê Luật
sư. Đồng thời, tác giả c ng phân tích về cách xác định phí Luật sư theo pháp luật
hiện hành và tham khảo cách tính phí Luật sư của Mỹ.
+ Nguyễn Trư ng Tín (2012), Chi phí tố tụng là thiệt hại được bồi
thường, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 8/2012. Ở cơng trình này, tác giả đã đưa ra
một số tình huống thực tiễn Tồ án c quan điểm giải quyết khác nhau liên quan
đến chi phí tố tụng n i chung và chi phí thuê Luật sư n i riêng và nêu một số c
sở rất ý nghĩa để kiến nghị nên chấp nhận bồi thường chi phí tố tụng, trong đ c
chi phí thuê Luật sư là thiệt hại cần được bồi thường.
+ Nguyễn Thị Hạnh (2013), Giải quyết u cầu địi bồi hồn chi phí th
luật sư trong vụ án dân sự, Tạp chí Tịa án Nhân dân, kỳ II tháng 5 -2013 (số
10). Ở cơng trình này, tác giả đã chỉ ra bất cập giữa pháp luật tố tụng và Luật Sở
hữu trí tuệ 2005 (sđ, bs 2005) c mâu thuẫn, đồng thời c ng dẫn chứng một số ví

dụ minh hoạ để chứng minh liên quan đến việc bồi hồn tiền chi phí thuê Luật sư
trong thực tiễn c hai cách giải quyết khác nhau và kiến nghị nên chấp nhận bồi
hoàn chi phí thuê Luật sư cho bên thắng kiện, nhưng trừ những vụ án chỉ tranh
chấp về quyền, nghĩa vụ dân sự (Thừa kế, ly hôn, chia tài sản chung).


4
+ Nguyễn Phư ng Thảo (2019), Bồi thường chi phí luật sư trong tranh
chấp hành vi xâm phạm quyền tác giả, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số
05 (126)/2019. Ở cơng trình này, tác giả đã chỉ ra một số bất cập của pháp luật
hiện hành về bồi thường chi phí thuê Luật sư trong tranh chấp về hành vi xâm
phạm quyền tác giả như chủ thể yêu cầu bồi thường, bất cập xác định mức “hợp
lý” của chi phí thuê Luật sư và tham khảo luật pháp Mỹ trong việc xác định mức
chi phí thuê Luật sư trong lĩnh vực này.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu kể trên, c n c một số các bài viết đăng
trên các Báo điện tử như: Bài viết “Khoảng trống trong quy định về bồi thường
thiệt hại”, của tác giả Dư ng Cầm đăng trên Báo Điện tử Đại biểu nhân dân; Bài
viết “Chi phí dịch vụ pháp lý” của tác giả Phan Trung Hoài đăng trên Báo Lao
động; Bài viết “Địi bồi hồn tiền th luật sư, được khơng?” của tác giả Phan
Thư ng đăng trên Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu được liệt kê ở trên c đề cập đến
vấn đề bồi thường chi phí th Luật sư nhưng khơng nghiên cứu chuyên sâu và
toàn diện các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật c liên quan
đến khả năng bồi thường chi phí thuê Luật sư và mức chi phí thuê Luật sư. Do
vậy, đề tài của tác giả lựa chọn khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu đã
cơng bố trước đây và những cơng trình nghiên cứu được liệt kê ở trên sẽ là
nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong q trình thực hiện luận văn của tác giả.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- M c ích nghiên c u: Trên c sở nghiên cứu một cách toàn diện các
quy định pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về khả năng bồi

thường chi phí thuê Luật sư, mức bồi thường chi phí thuê Luật sư, tác giả chỉ ra
sự không thống nhất, bất cập, hạn chế, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định pháp luật c liên quan đến khả năng bồi thường chi phí thuê
Luật sư, mức bồi thường chi phí thuê Luật sư trong các văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành.
- Nhiệm v nghiên c u: Để đạt được mục đích nêu trên luận văn tập trung
thực hiện các nhiệm vụ sau đây: (i) Phân tích làm rõ các quy định pháp luật, sự
không thống nhất, bất cập và hạn chế của pháp luật về khả năng được bồi thường


5
chi phí thuê Luật sư và mức bồi thường chi phí thuê Luật sư; (ii) Phân tích, đánh
giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về khả năng được bồi thường
chi phí thuê Luật sư và mức bồi thường chi phí thuê Luật sư; (iii) Trên c sở các
bất cập đã được xác định, tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới, tác
giả sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật c liên quan
về khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư và mức bồi thường chi phí
thuê Luật sư.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật và thực
trạng áp dụng các quy định pháp luật c liên quan đến khả năng được bồi thường
chi phí thuê Luật sư và mức bồi thường chi phí thuê Luật sư.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy
định pháp luật hiện hành c liên quan đến chi phí thuê Luật sư trong bồi thường
thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự
năm 2015, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Luật Sở hữu
trí thuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Đồng thời, tác giả c n so sánh, đối chiếu với các quy định tư ng ứng trong

pháp luật của một số nước như Pháp, Nhật Bản, Nga, Bỉ để làm sáng tỏ các
vấn để đặt ra.
Phạm vi về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng áp
dụng pháp luật trong việc khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư và mức
bồi thường chi phí thuê Luật sư tại các T a án ở một số địa phư ng từ năm 2007
đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ được chia bố cục làm hai chư ng, tư ng ứng với nội dung của
đề tài đ là khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư và mức bồi thường
chi phí thuê Luật sư, từng chư ng sẽ giải quyết một vấn đề. Do vậy, ở mỗi
Chư ng tác giả sẽ kết hợp nhiều phư ng pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể:


6
- Phư ng pháp phân tích luật viết là phư ng pháp bóc tách từng quy phạm,
từng vấn đề mà pháp luật quy định để thấy hết được các khía cạnh của vấn đề.
Phư ng pháp phân tích luật viết được sử dụng chủ yếu ở các tiểu mục 1.1.1,
1.1.2, mục 1.1 của Chư ng 1, và các tiểu mục 2.1.1, mục 2.1; tiểu mục 2.2.1,
mục 2.2, tiểu mục 2.3.1, mục 2.3 của Chư ng 2 để nhằm làm rõ các quy định,
sự không thống nhất, bất cập của pháp luật về khả năng bồi thường chi phí thuê
Luật sư.
- Phư ng pháp phân tích, bình luận bản án là việc người viết nêu lên quan
điểm của mình về việc áp dụng pháp luật của Tồ án trong q trình xét xử thực
tiễn thông qua bản án. Phư ng pháp phân tích, bình luận bản án được sử dụng
chủ yếu ở các tiểu mục 1.2.1, 1.2.2, mục 1.2 của Chư ng I, và các tiểu mục
2.1.2, mục 2.1; tiểu mục 2.2.2, mục 2.2; tiểu mục 2.3.2, mục 2.3 của Chư ng 2
để nhằm làm rõ sự không thống nhất, bất cập, hạn chế trong việc áp dụng pháp
luật về khả năng bồi thường chi phí thuê Luật sư.
- Phư ng pháp tổng hợp là sự g p nhặt những đặc điểm riêng l , những
khía cạnh để khái qt tồn cục của vấn đề. Phư ng pháp tổng hợp được sử dụng

ở cuối mỗi mục, phần kết luận các Chư ng và kết luận.
- Phư ng pháp đối chiếu, so sánh luật là chỉ ra sự tư ng đồng khác biệt
trong các quy định pháp luật của các nước, đồng thời lý giải nguyên nhân của sự
tư ng đồng và khác biệt đ . Phư ng pháp so sánh được sử dụng chủ yếu tại các
tiểu mục 1.3.1, 1.3.2, mục 1.3 của Chư ng 1 và các tiểu mục 2.1.3, mục 2.1; tiểu
mục 2.2.3, mục 2.2; tiểu mục 2.3.3, mục 2.3 của Chư ng 2 nhằm đối chiếu, so
sánh pháp luật luật của Việt Nam với một số nước trên thế giới về bồi thường
CPTLS, từ đ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả
nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đều dựa trên tình hình hiện tại của xã hội, khi các tranh
chấp về yêu cầu bồi thường chi phí thuê Luật sư ngày càng phổ biến và phức tạp.
Vì vậy, đây sẽ là một cơng trình c thể giải quyết được các vướng mắc như về
khả năng bồi thường, mức bồi thường chi phí thuê Luật sư c n tồn tại trong thực
tiễn. Trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả c n đi sâu phân tích những


7
bất cập, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật nên đề tài c n c giá trị tham
khảo trong quá trình thi hành tại các c quan Nhà nước và g p phần hoàn thiện
những quy định của pháp luật về bồi thường chi phí thuê Luật sư.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài c bố
cục gồm 2 Chư ng như sau:
Chƣơng 1. Khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư.
Chƣơng 2. Mức bồi thường chi phí thuê Luật sư.


8
CHƢƠNG 1

KHẢ NĂNG ĐƢỢC BỒI THƢỜNG CHI PHÍ THUÊ LUẬT SƢ
Trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, ngoài phần yêu cầu Toà án
giải quyết phần tranh chấp giữa các bên, thì c khơng ít trường hợp đư ng sự
yêu cầu Toà án buộc bên thua kiện bồi thường chi phí th Luật sư (CPTLS) cho
mình, bởi vì họ cho rằng nếu không c tranh chấp kiện tụng thì họ khơng phải bỏ
ra một khoản tiền th Luật sư và đây là chi phí thực tế họ đã bỏ ra trong quá
trình tố tụng. Vậy thì khả năng CPTLS c được bồi thường hay không, nếu
không được bồi thường là vì sao, c n nếu được bồi thường thì trong trường nào
được bồi thường?. Trong Chư ng này, tác giả sẽ phân tích làm rõ sự khơng
thống nhất, bất cập trong quy định của pháp luật, thực tiễn xét xử và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về khả năng được bồi thường CPTLS.
1.1. Sự không thống nhất, bất cập trong quy định của pháp luật về
khả năng đƣợc bồi thƣờng chi phí th Luật sƣ
1.1.1. Sự khơng thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung
về khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư
Trong q trình Tồ án giải quyết các vụ việc dân sự thì tuỳ theo tính chất
của vụ việc hoặc vì lý do nào khác, đư ng sự c thể thuê Luật sư và Luật sư có
thể tham gia tố tụng với một trong hai tư cách như sau: i) Là người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho đư ng sự; hoặc ii) Là người đại diện theo uỷ quyền của
đư ng sự3. Nhưng dù Luật sư tham gia tố tụng với tư cách nào trong hai tư cách
này thì đư ng sự c yêu cầu c ng phải trả CPTLS cho tổ chức hành nghề Luật
sư. CPTLS này bao gồm thù lao và các chi phí khác cho việc thực hiện yêu cầu
dịch vụ pháp lý trong hợp đồng dịch vụ pháp lý4. Theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) quy định: “Chi phí cho luật sư là
khoản tiền phải trả cho Luật sư theo thoả thuận của đương sự với luật sư trong
phạm vi quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp
luật”. Vậy, CPTLS này c khả năng được bồi thường hay không?
Ở g c độ văn bản quy phạm pháp luật, cùng với chi phí cho người phiên
dịch, thì CPTLS được xem là chi phí tố tụng, chi phí này do người c yêu cầu chịu,
3

4

Xem khoản 2 Điều 22 Luật LS 2006 (sđ, bs 2012, 2015).
Xem Luật LS 2006 (sđ, bs 2012, 2015).


9
trừ trường hợp các bên đư ng sự c thoả thuận khác5, quy định này đã tồn tại từ
BLTTDS 2004, đến BLTTDS 2015 vẫn tiếp tục kế thừa chế định này:“Chi phí cho
người phiên dịch, luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương
sự có thoả thuận khác”6. Với quy định này cho thấy, trừ trường hợp các bên đư ng
sự c thoả thuận khác, thì những trường hợp c n lại CPTLS do người c yêu cầu
chịu, không được bồi thường, dù đư ng sự đ c thắng kiện. C quan điểm cho
rằng, với quy định tại Điều 168 BLTTDS 2015 trên đây mới đề cập đến CPTLS khi
tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đư ng sự mà
không đề cập đến CPTLS tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo uỷ
quyền7. Tuy nhiên, theo tác giả thì quy định này c thể được hiểu cho cả hai tư cách
tham gia tố tụng của Luật sư, vì quy định “chi phí cho Luật sư”, chứ không đề cập
cụ thể là Luật sư tham gia tố tụng với tư cách nào, trong khi theo quy định của pháp
luật thì Luật sư c thể tham gia tố tụng với một trong hai tư cách nêu trên. Dù điều
luật này c đưa ra hướng mở về CPTLS, đ là “trừ trường hợp các bên c thoả
thuận khác”. Thoả thuận ở đây c thể được hiểu là các bên c thể thoả thuận
CPTLS bất cứ trong giai đoạn nào. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp thì các bên đã
c mâu thuẫn gay gắt, nên việc đạt thoả thuận CPTLS là rất kh và hiếm, thoả thuận
này chỉ c thể xảy ra đối với đối với tranh chấp về hợp đồng, khi các bên c đưa nội
dung thoả thuận CPTLS vào hợp đồng khi ký kết. Do vậy, với quy định hiện hành
thì khi xảy ra tranh chấp, vụ việc được giải quyết tại Toà án thì CPTLS khả năng
hầu như sẽ do bên đư ng sự c yêu cầu chịu.
Tuy nhiên, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tác giả lại thấy
lại c các quy định ngược lại khoản 3 Điều 168 BLTTDS 2015, đ là cho phép

đư ng sự được thanh toán, bồi thường CPTLS, cụ thể: (i) Theo Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật SHTT 2005, sđ, bs 2009) quy
định: “Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh tốn chi phí hợp lý để th
luật sư”8; (ii) Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (Luật
TNBTCNN 2017) quy định các chi phí hợp lý khác được bồi thường bao gồm:
Xem khoản 2 Điều 144 BLTTDS 2004.
Khoản 2 Điều 168 BLTTDS 2015.
7
Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb. Tư pháp, tr. 273, 374.
8
Khoản 3 Điều 205 Luật SHTT 2005, sđ, bs 2009.
5
6


10
“…Chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị thiệt hại”9.
Như vậy, đây là hai chế định của luật nội dung c sự khác biệt, không
thống nhất với luật tố tụng, thể hiện sự thừa nhận việc Luật sư tham gia tố tụng
bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đư ng sự là một nhu cầu chính đáng, CPTLS
là một thiệt hại thực tế được bồi thường. Mặt khác, khi giải quyết tranh chấp
bằng hình thức tố tụng Trọng tài thư ng mại thì Hội đồng trọng tài c thể nhận
định CPTLS được coi như là một loại thiệt hại được bồi thường bên cạnh các
thiệt hại tranh chấp khác, bởi vì quy định tại khoản 2 Điều 168 BLTTDS 2015
chỉ áp dụng cho các tranh chấp tại Tồ án, khơng áp dụng cho các tranh chấp
được giải quyết tại Trọng tài10.
1.1.2. Một số bất cập trong quy định của pháp luật về khả năng được bồi

thường chi phí thuê Luật sư
Như đã phân tích nêu trên, ở g c độ văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành thì CPTLS do bên c yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên c thoả thuận
khác, hoặc trong các vụ việc tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước, bên thắng kiện c khả năng được thanh toán, bồi thường
CPTLS, cụ thể:
Thứ nhất, trong các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thì chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ c quyền yêu cầu T a án buộc tổ chức, cá nhân c hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh tốn chi phí hợp lý để thuê Luật sư11.
Thứ hai, trong các vụ án về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì
người bị thiệt hại được bồi thường chi phí th người bào chữa, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cho mình12.
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc c
quan c th m quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được c quan, người c th m
quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận đăng ký việc bào chữa. Người bào chữa c thể
Điểm a khoản 1 Điều 28 Luật TNBTCNN 2017.
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2019), Giải quyết tranh chấp hợp đồng những điều doanh nhân
cần biết, Nxb. Thanh Niên, tr.148.
11
Khoản 3 Điều 205 Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009).
12
Điểm a khoản 1 Điều 28 Luật TNBTCNN 2017.
9

10


11
là: Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân13.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đư ng sự là người tham gia tố tụng

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đư ng sự. Người được làm người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đư ng sự gồm: Luật sư, trợ giúp viên pháp lý,
đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động, công dân Việt Nam...14.
Theo tác giả, đây là hai quy định duy nhất c sự khác biệt so với BLTTDS
2015, thể hiện sự thừa nhận của Luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho cá nhân,
doanh nghiệp là cần thiết, ghi nhận chi phí này là thiệt hại được bồi thường. Đây
là điểm tiến bộ của hai luật này, phù hợp với luật pháp của một số nước trên thế
giới. Tuy nhiên, đối chiếu ở những trường hợp được ghi nhận khả năng thanh
toán, bồi thường CPTLS này, tác giả c ng nhận thấy c một số bất cập, chưa
được dự liệu đến như sau:
Một là, về chủ thể được yêu cầu thanh toán CPTLS. Theo khoản 3 Điều
205 Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009) quy định chủ thể quyền sở hữu trí tuệ c
quyền u cầu Tồ án buộc tổ chức, cá nhân c hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ phải thanh tốn CPTLS. Trong khi đ , khoản 6 Điều 4 Luật SHTT 2005
(sđ, bs 2009) lại xác định chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở
hữu trí tuệ hoặc cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Như
vậy, với việc quy định chỉ c chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mới được bồi thường
CPTLS thì sẽ khơng cơng bằng cho những chủ thể khác, chẳng hạn như trường
hợp tác giả nhưng không đồng thời là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc
trường hợp bị đ n thắng kiện thì c được bồi thường CPTLS khơng thì Luật
SHTT 2005 (sđ, bs 2009) c n bỏ ngỏ, chưa đề cập đến.
Hai là, CPTLS làm người đại diện tham gia tố tụng. Theo điểm a khoản 1
Điều 28 Luật TNBTCNN 2017 thì quy định chi phí thuê người bào chữa, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại là chi phí được bồi
thường, nhưng khơng đề cập đến trường hợp CPTLS làm người đại diện theo uỷ
quyền. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án, vì nhiều lý do khác nhau, Luật sư không
tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đư ng sự mà tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo uỷ quyền của
13
14


Xem khoản 1, 2 Điều 72 BLTTHS 2015.
Xem Điều 75 BLTTDS 2015.


12
đư ng sự, đư ng sự vẫn phải tốn CPTLS. Vấn đề này Luật TNBTCNN 2017
c ng đang bỏ ngỏ, chưa đề cập đến.
T m lại, ở g c độ văn bản quy phạm pháp luật, c sự không thống nhất
giữa BLTTDS năm 2015 với Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009) và Luật TNBTCNN
2017 về khả năng được bồi thường CPTLS. Bên cạnh đ , đối với những trường
hợp được ghi nhận khả năng bồi thường CPTLS tại Luật SHTT 2005 (sđ, bs
2009) và Luật TNBTCNN 2017 thì c ng tồn tại những bất, hạn chế đ là: (i)
Luật STTT 2005 (sđ, bs 2009) chỉ giới hạn chủ thể được bồi thường CPTLS cho
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, trong khi đ chưa đề cập, dự liệu đến những quyền
được bồi thường của chủ thể khác như chủ thể là tác giả nhưng không đồng thời
là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc trường hợp bị đ n thắng kiện; (ii) Luật
TNBTCNN 2017 chưa ghi nhận bồi thường đối với CPTLS đại diện theo uỷ
quyền tham gia tố tụng. Một khi pháp luật không c quy định sẽ dẫn đến tình
trạng cùng một vụ việc nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật lại khác nhau, không
thống nhất, gây tranh cãi.
1.2. Sự không thống nhất, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật
về khả năng đƣợc bồi thƣờng chi phí thuê Luật sƣ
Do văn bản quy phạm pháp luật c sự không thống nhất, bất cập về khả
năng được bồi thường CPTLS, nên thực tiễn áp dụng pháp luật đối với khả
năng được bồi thường chi phí này c ng rất lúng túng, không thống nhất và bất
cập, cụ thể:
1.2.1. Sự không thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật về khả năng
được bồi thường chi phí th Luật sư
Tình huống [1]15: Liên quan đến bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp

đồng lao động. Anh S là người bị Công ty cổ phần C đ n phư ng chấm dứt hợp
đồng lao động không đúng trình tự thủ tục, nên anh đã khởi kiện yêu cầu Toà án
hủy Quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh, nhận anh trở
lại làm việc. Đồng thời, anh S c ng yêu cầu Toà án buộc Công ty C phải bồi
thường cho anh số tiền là 227.667.000 đồng, trong đ c yêu cầu bồi thường chi
phí nhờ tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là 10.000.000 đồng.
15

Bản án số 02/2018/LĐ-PT ngày 01/6/ 2018 của TAND tỉnh Cà Mau “Xem Phụ lục bản án số 01”.


13
Toà án đã tuyên xử:
- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của anh S: Hủy Quyết định về
việc chấm dứt hợp đồng lao động và buộc Công ty C nhận anh S trở lại làm việc.
- Buộc Công ty C thanh toán cho anh S tổng số tiền là 159.914.000 đồng.
Đối với yêu cầu bồi thường chi phí nhờ tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
là 10.000.000 đồng thì Tồ án khơng chấp nhận, với nhận định như sau: “ nh S
cho r ng căn cứ theo Điều 35 Điều lệ tổ chức hoạt động của Cơng ty có quy
định về chi phí nhờ Luật sư tư vấn nhưng theo quy định khoản 2, 3 Điều 168 Bộ
luật tố tụng dân sự quy định chi phí cho luật sư do người yêu cầu chịu. Hơn nữa,
theo Điều 35 điều lệ của Công ty không quy định Cơng ty phải trả tiền chi phí
Luật sư trong trường hợp người lao động khởi kiện Công ty. Do đó, u cầu này
của anh S khơng được chấp nhận”.
Tình huống [2]16: Liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tranh
chấp hợp đồng, Công ty Phúc Tiến là nguyên đ n, do bị đ n là Công ty Xây lắp
386 – Bộ Quốc ph ng vi phạm nghĩa vụ thanh tốn nên Cơng ty Phúc Tiến khởi
kiện u cầu Tồ án giải quyết buộc Cơng ty 386 phải thanh toán nốt tiền hàng
theo hợp đồng là 144.580.902 đồng, lãi phát sinh là trên 66 triệu đồng (không
đồng ý giảm trừ 45.000.000 đồng) và bồi thường CPTLS là 14.500.000 đồng.

Toà án đã tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Phúc Tiến,
buộc Công ty xây lắp 386 thanh tốn cho Cơng ty Phúc Tiến theo hợp đồng số
53/HĐKT ngày 30.9.2003 số tiền gồm tổng cộng 168.189.498 đồng, gồm:
144.580.902 đồng nợ gốc, 9.108.996 đồng tiền lãi và 14.500.000 đồng tiền chi phí
pháp lý, với nhận định như sau: “ yêu cầu bị đơn phải chịu bồi thường chi phí là
14.500.000 đồng. Đây là khoản tiền dịch vụ pháp lý nguyên đơn phải trả luật sư
theo hợp đồng dich vụ số 36/HĐLS-06 ngày 29.12.2006 nguyên đơn đã kí với Văn
phịng luật sư Hồng Minh - Đồn luật sư Hà Nội. Yêu cầu này của nguyên đơn là
có căn cứ, phù hợp với Điều 302 Luật Thương mại nên được chấp nhận”.
Nhận xét [1]: Qua hai tình huống nêu trên cho thấy:
Ở Tình huống [1], dù anh S cho rằng căn cứ theo Điều 35 Điều lệ tổ chức
hoạt động của Cơng ty c quy định về chi phí nhờ Luật sư tư vấn, nhưng Toà án
16

Bản án số 47/2007/KDTM-ST ngày 18/04/2007 của TAND thành phố Hà Nội “Xem Phụ lục bản án số 2”.


14
vẫn căn cứ vào khoản 2, 3 Điều 168 BLTTDS 2015 để không chấp nhận yêu cầu
bồi thường CPTLS của anh S. Theo tác giả, hướng giải quyết này là không
thuyết phục, bởi lẽ, cần xem xét Điều lệ Công ty, nếu c thể hiện rõ nội dung
bên chịu CPTLS trong trường hợp tranh chấp thì cần xem đây là sự thoả thuận
giữa Công ty và người lao động về CPTLS, cần xử theo hướng chấp nhận yêu
cầu bồi thường CPTLS cho anh S. Ngoài căn cứ vào khoản 2, 3 Điều 168
BLTTDS 2015, thực tiễn xét xử Toà án c n xem yêu cầu bồi thường CPTLS là
một dạng yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên đã áp dụng quy định
của BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP để làm c sở tuyên xử không
chấp nhận bồi thường CPTLS17. Theo tác giả, hướng nhận định này của Tồ án
là khơng thuyết phục, bởi vì CPTLS là chi phí tố tụng chứ khơng phải là thiệt hại
ngồi hợp đồng. Theo quy định tại Điều 144 BLTTDS 2004 (sđ, bs 2011) và 168

BLTTDS 2015 thì chi phí th Luật sư thuộc về chi phí tố tụng được quy định
trong Chư ng IX về “Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác”. CPTLS khơng
phải là án phí, lệ phí nên CPTLS là chi phí tố tụng khác.
Tuy nhiên ngược lại, c Toà án lại xem CPTLS là yêu cầu c căn cứ, là
tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm gây ra, phù hợp với Điều 302 Luật
Thư ng mại năm 2005, nên c căn cứ được chấp nhận yêu cầu bồi thường.
Chẳng hạn, ở Tình huống [2], Tồ án xem khoản tiền dịch vụ pháp lý là
14.500.000 đồng mà Công ty 386 phải trả cho Luật sư theo hợp đồng dịch vụ số
36/HĐLS-06 ngày 29.12.2006 giữa Công ty 386 với Văn ph ng luật sư Hoàng
Minh là thiệt hại thực tế, trực tiếp do bên vi phạm gây ra nên đã áp dụng khoản 2
Điều 302 Luật Thư ng mại để chấp nhận bồi thường CPTLS cho Công ty 386.
Thực tiễn xét xử thì Hội đồng Th m phán TAND tối cao c ng theo hướng chấp
nhận CPTLS là một loại thiệt hại được bồi thường18. Đặc biệt, có Tồ án cịn
chấp nhận cả yêu cầu bồi thường chi phí cho việc tư vấn pháp lý, cho người đại
diện theo uỷ quyền của đư ng sự, chứ không chỉ giới hạn CPTLS tham gia tố
tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đư ng sự19.
Bản án số 09/2019/DS-PT ngày 29/01/2019 của TAND tỉnh Bình Phước “Xem Phụ lục bản án số 03” và
Bản án số 27/2019/HS-PT ngày 11/03/2019 của TAND tỉnh Nam Định “Xem Phụ lục bản án số 04”.
18
Quyết định số 02/2008/KDTM-GĐT ngày 10/1/2008 của Hội đồng Th m phán TAND tối cao “Xem Phụ
lục bản án số 05”.
19
Đỗ văn Đại (2018), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận, tập 1, Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.725, 726.
17


15
Mặt khác, thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thường xuyên coi
CPTLS là một loại thiệt hại được bồi thường và chấp nhận yêu cầu bồi thường

này, chẳng hạn, theo một Phán quyết trọng tài thư ng mại năm 2013 của Hội
đồng Trọng tài thuộc VIAC, ngoài ra, nguyên đ n c n đưa ra chứng cứ chứng
minh đã thanh tốn chi phí Luật sư phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp là
50.000.000 VND. Hội đồng trọng tài nhận thấy khoản chi phí Luật sư như trên
gắn liền với việc vi phạm của Bị đ n và là hợp lý trên c sở tính chất của vụ việc
nên là một loại thiệt hại được chấp nhận bồi thường20. Tư ng tự, sau khi khẳng
định “có cơ sở để khẳng định Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh, dẫn đến
nguyên đơn đã khởi kiện ra VI C, thuê Luật sư bảo vệ quyền lợi của mình”
trong một vụ tranh chấp được giải quyết năm 2018, Hội đồng trọng tài đã xét
thêm rằng “Công ty Luật TNHH YKVN có cung cấp dịch vụ cho Nguyên đơn,
Luật sư của Cơng ty Luật TNHH YKVN có tham gia các phiên họp giải quyết
tranh chấp tại VI C nên có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn buộc Bị
đơn phải bồi thường chi phí thuê Luật sư. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài xét thấy
mức phí mà Nguyên đơn đưa ra là quá cao so với tình tiết vụ việc và xác định
mức thù lao hợp lý chỉ ở mức 500 triệu đồng nên chỉ chấp nhận yêu cầu nêu trên
của Nguyên đơn ở mức 500 triệu đồng Việt Nam”21.
1.2.2. Bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về khả năng được bồi
thường chi phí thuê Luật sư
Tình huống [3]22: Liên quan đến bồi thường thiệt hại trong tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ, Nguyên đ n: ông Lê Phong Linh, Bị đ n: Công ty Phan Thị.
Theo đ , ông Linh là tác giả của 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Eo,
Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt từ tập 01 đến tập
78, ông phát hiện Công ty Phan Thị đã tự tạo ra nhiều biến thể khác nhau của 4
hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Eo, Dần Béo, Cả Mẹo trên các tập truyện
Thần Đồng Đất Việt từ tập 79 trở về sau và các ấn ph m khác như Thần Đồng
Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật mà không xin phép ông,
nên ông đã khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết: Công nhận ông là tác giả duy
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2019), tlđd (10), tr.148.
Đỗ Văn Đại (2019), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam,
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.95.

22
Bản án số 774/2019/DSPT ngày 03/09/2019 của TAND thành phố Hồ Chí Minh “Xem Phụ lục bản án số 06”.
20
21


16
nhất của 4 hình tượng nhân vật Trang Trí, Sửu Eo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ
truyện tranh Thần Đồng Đất Việt từ tập 01 đến tập 78; Buộc công ty Phan Thị
chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng những biến thể khác nhau của các hình
tượng Trạng Tí, Sửu Eo, Dần Béo, Cả Mẹo trên các tập Thần Đồng Đất Việt
tiếp theo tập 78 và trên các ấn bản khác như Thần Đồng Đất Việt Khoa Học,
Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật; Xin lỗi công khai và thanh tốn cho ơng
CPTLS là 20.000.000 đồng.
Tồ án đã tun xử: Công nhận ông Linh là tác giả duy nhất của hình thức
thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Eo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện
tranh Thần Đồng Đất Việt từ tập 01 đến tập 78; Buộc Công ty Phan Thị chấm
dứt việc tự tạo ra và sử dụng các biến thể của hình thức thể hiện của các nhân vật
Trạng Tí, Dần Béo, Sửu Eo, Cả Mẹo trên các tập tiếp theo từ tập 79 của truyện
tranh Thần Đồng Đất Việt c ng như trên các ấn bản khác như Thần Đồng Đất
Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật; phải xin lỗi ông Linh trên Báo
Thanh Niên và Báo Tuổi Tr trong 03 số liên tiếp, và thanh tốn cho ơng Linh
CPTLS là 15.000.000 đồng, với nhận định như sau: “Theo Hợp đồng dịch vụ
pháp lý số B139/DVPL ngày 18/9/2008 giữa Nguyên đơn và Chi nhánh Văn
phịng Luật sư Phạm và liên danh thì chi phí luật sư là 20 triệu đồng, được trả
cho việc Chi nhánh Văn phòng Luật sư Phạm và liên danh cử luật sư bảo vệ cho
toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn đối với bà Phan Thị Mỹ Hạnh và
Công ty Phan Thị, trong khi hành vi xâm phạm quyền tác giả chỉ do Công ty
Phan Thị thực hiện. Đối với bà Hạnh ơng Linh có 01 u cầu, đối với Cơng ty
Phan Thị ơng Linh có 03 yêu cầu nên mức phí luật sư hợp lý được chấp nhận là

4 của tổng giá trị hợp đồng = 15 triệu đồng”.
Tình huống [4]23: Liên quan đến bồi thường thiệt hại trong vụ án khiếu
kiện quyết định hành chính, ơng Hứa An bị Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (UBND)
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Th từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất trái pháp luật, ông An yêu cầu Toà án huỷ Công văn số 340/UBND-NC ngày
24/01/2018 của Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, buộc UBND quận Ninh Kiều
thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông và
bồi thường CPTLS là 27.500.000 đồng.
23

Bản án số: 18/2019/HC-ST ngày 23/8/2019 của TAND thành phố Cần Th “Xem phụ lục bản án số 07”.


17
Toà án tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ơng Hứa An,
hủy tồn bộ Cơng văn số 340/UBND-NC ngày 24/01/2018 của Chủ tịch UBND
quận Ninh Kiều và buộc UBND Ninh Kiều thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy
định của pháp luật. Tuy nhiên, Toà án bác yêu cầu khởi kiện về bồi thuờng CPTLS,
với nhận định: “Đối với yêu cầu buộc Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều bồi thường
thiệt hại số tiền 27.500.000 đồng là chi phí thuê Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, Hội đồng xét xử xét thấy khơng có cơ sở chấp nhận yêu cầu này. Bởi lẽ, quyết
định hành chính, hành vi hành chính của người bị kiện không gây thiệt hại thực tế
trực tiếp đến vật chất cũng như tinh thần cho người khởi kiện”.
Nhận xét [2]:
- Về bồi thường CPTLS cho cả chủ thể không phải là chủ quyền sở hữu trí
tuệ. Ở Tình huống [6], ông Linh là tác giả của bộ truyện tranh từ tập 1 đến tập
78, nhưng ông Linh không phải là chủ s hữu của bộ truyện tranh này, mà chủ
sở hữu của bộ truyện tranh này lại là bị đ n Công ty Phan Thị, nếu căn cứ theo
quy định tại khoản 3 Điều 205 Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009), thì ơng Linh
khơng được u cầu bồi thường CPTLS, dù c thắng kiện. Tuy nhiên, trong

trường hợp này Tồ án đã buộc Cơng ty Phan Thị phải bồi thường CPTLS cho
ông Linh là 15.000.000 đồng. Theo tác giả, hướng giải quyết này là thuyết phục,
bởi vì về nguyên tắc quyền các đư ng sự (trong đ c bị đ n) tham gia tố tụng
đều c quyền bình đẳng nhau, c quyền được bồi thường CPTLS, chứ không chỉ
dành quyền này riêng cho chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ (chủ quyền sở hữu trí
tuệ c thể lạm dụng quyền của mình để kiện những vụ việc dù không bị xâm
phạm quyền). H n nữa, Công ty Phan Thị đã xâm phạm quyền tác giả nên căn
cứ vào quyền nhân thân24 là quyền gắn liền với một chủ thể và khơng thể chuyển
giao25 thì ơng Linh hồn tồn c thể yêu cầu bồi thường.
- Về bồi thường CPTLS làm người đại diện theo uỷ quyền. Ở Tình huống
[7], Tồ án khơng chấp nhận u cầu bồi thường CPTLS cho ơng An, với nhận
định là “quyết định hành chính, hành vi hành chính của người bị kiện khơng gây
thiệt hại thực tế trực tiếp đến vật chất cũng như tinh thần cho người khởi kiện”.
Theo tác giả, việc giải quyết theo hướng này là không thuyết phục, bởi lẽ theo
24
25

Xem khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009).
Xem Điều 45, 47 Điều 19 Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009).


18
quy khoản 1 Điều 28 Luật TNBTNN 2017 thì ngồi thiệt hại về vật chất và tinh
thần được bồi thường thì chi phí th người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho đư ng sự là một trong những chi phí khác được bồi thường. Ở vụ án này thì
Luật sư Phạm Hồng Du ban đầu tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện
theo uỷ quyền của ông An, nhưng sau đ đổi tư cách tham gia tố tụng với tư
cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ơng An, nếu khơng thì theo
Luật TNBTCNN 2017 thì sẽ khơng được bồi thường, do pháp luật chưa được ghi
nhận bồi thường CPTLS đại diện uỷ quyền. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử thì c rất

nhiều trường hợp Toà án chấp nhận bồi thường đối với CPTLS làm người đại
diện26. Theo tác giả, hướng giải quyết này của các Toà án hoàn toàn thuyết phục,
bởi c thể vì nhiều lý do khác nhau Luật sư c thể không gia tố tụng với tư cách
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đư ng sự, mà lại tham gia với tư
cách là người đại diện theo uỷ quyền, trong trường hợp này thì người tham gia tố
tụng c ng là Luật sư, đư ng sự c ng phải chi trả chi phí cho Luật sư.
T m lại, thực tiễn áp dụng pháp luật c ng c sự không thống nhất về bồi
thường CPTLS, c Toà án chấp nhận bồi thường, nhưng ngược lại c Tồ án
khơng chấp nhận. Bên cạnh đ , thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Trọng tài
thường xuyên coi CPTLS là một loại thiệt hại được bồi thường và chấp nhận yêu
cầu bồi thường này. Mặt khác, một số Toà án đã chấp nhận bồi thường CPTLS
cho cả chủ thể khơng phải là chủ quyền sở hữu trí tuệ, c ng như bồi thường
CPTLS làm người đại diện theo uỷ quyền.
1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khả năng đƣợc bồi thƣờng chi
phí th Luật sƣ
Như đã trình bày trong phần thực trạng pháp luật và thực thực tiễn áp dụng
về bồi thường CPTLS, cho thấy đều c sự không thống nhất về khả năng bồi
thường CPTLS, c ng như c sự hạn chế, bất cập, chưa dự liệu đến về chủ thể
được bồi thường trong trường hợp khơng phải là chủ sở hữu quyền sở hữu trí
tuệ, và bồi thường CPTLS làm người đại diện theo uỷ quyền. Do vậy, nếu không
c giải pháp, sửa đổi, bổ sung quy định về khả năng bồi thường CPTLS trong
Đỗ văn Đại (2018), tlđd (19), tr.725, 726; Bản án số 47/2007/KDTM-ST ngày 18/04/2007 của TAND
thành phố Hà Nội “Xem Phụ lục bản án số 2”; và Quyết định số 02/2008/KDTM-GĐT ngày 10/1/2008 của
Hội đồng Th m phán TAND tối cao “Xem Phụ lục bản án số 05”.
26


19
BLTTDS 2015, Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009) và Luật TNBTCNN 2017 thì các
c quan c th m quyền áp dụng tiếp tục lúng túng, không thống nhất trong việc

giải quyết tranh chấp này.
1.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thống nhất về khả năng được bồi
thường chi phí thuê Luật sư
Tham khảo pháp luật một số nước trên giới, liên quan đến việc bồi thường
CPTLS các các nước c quy định khác nhau, chẳng hạn, ở Anh, bên thua kiện sẽ
phải bồi hồn chi phí kiện tụng cho bên thắng kiện, trong đ c khoản phí thuê
luật sư. Theo luật pháp Anh, một người đi kiện c quyền c luật sư bảo vệ và
nếu thắng kiện thì khơng c lý do gì để cho họ phải chịu tổn thất cả. Luật pháp
của hầu hết các nước phư ng Tây (trừ Mỹ) đều đi theo hướng này27.
Ở Pháp, việc ai phải chịu chi phí này phụ thuộc vào quyết định của Toà án
và Toà án khá tự do trong việc quyết định ai phải chịu chi phí này và phải chịu ở
mức phí bao nhiêu Ở Bỉ, đến năm 2007, Bỉ đã ban hành một đạo luật về bồi
hoàn chi phí Luật sư (c hiệu lực từ ngày 1-1-2008). Theo Luật này và các văn
bản hướng dẫn của Hoàng gia, đối với những yêu cầu c thể tính thành tiền, mức
bồi hoàn tỷ lệ với giá trị yêu cầu; c n đối với những vụ việc khơng c tính tiền tệ
thì mức bồi hồn là 1.200 euro nhưng vẫn được cho phép dao động trong khoảng
75 euro và 10.000 euro (Toà án quyết định theo yêu cầu của một bên)28.
C n ở trong nước, liên quan đến vấn đề này thì c ng c nhiều quan điểm
khác nhau, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất: Không chấp nhận bồi thường CPTLS, bởi họ xem
yêu cầu bồi thường CPTLS là một dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
phải áp dụng BLDS và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP để giải quyết, với lập
luận là “…kết quả giải quyết một vụ án do Toà án quyết định, khơng phụ thuộc
vào yếu tố đương sự có hay khơng có luật sư. Khoản chi phí th luật sư không
phải là cần thiết, bắt buộc để đeo đuổi vụ kiện”29.

Phan Thư ng (2011), Địi bồi hồn tiền th luật sư, được không? cập nhật ngày 15/01/2021.
28
Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (21), tr.93,
29

Phan Thư ng (2011), tlđd (27), cập nhật ngày 15/01/2021.
27


×