Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.9 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ TRÂM ANH

PHƯƠNG THỨC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO
VĂN BẢN TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHƯƠNG THỨC CẤP, TỐNG ĐẠT, THƠNG BÁO
VĂN BẢN TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số CN: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải An
Họ tên học viên: Vũ Trâm Anh
Lớp: Cao học Luật, Khóa 32


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản
tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu do bản
thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hải An. Những kết
luận khoa học trong luận văn này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong
những cơng trình nghiên cứu liên quan. Trong q trình nghiên cứu, luận văn có
tham khảo, tiếp thu những quan điểm, ý kiến khoa học của những nhà nghiên cứu
đi trước đã thực hiện. Những thơng tin này đều được trích dẫn nguồn một cách đầy
đủ và trung thực trong luận văn.
TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN

Vũ Trâm Anh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

1

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

2


TAND

Tòa án nhân dân

3

THADS

Thi hành án dân sự

4

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

5

TTDS

Tố tụng dân sự

6

TTLT

Thơng tư liên tịch

7


TTTP

Tương trợ tư pháp

8

UBND

Ủy ban nhân dân

9

UTTP

Ủy thác tư pháp

10

VBTT

Văn bản tố tụng

STT


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC CẤP, TỐNG
ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
DÂN SỰ VIỆT NAM ..............................................................................................10

1.1. Khái quát những vấn đề lý luận về phương thức cấp, tống đạt, thông
báo văn bản tố tụng ............................................................................................ 10
1.1.1. Khái niệm phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng ........10
1.1.2. Đặc trưng pháp lý của phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng ...................................................................................................................12
1.1.3. Ý nghĩa quy định về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng ...................................................................................................................14
1.2. Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng .................... 15
1.2.1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp .........................................................15
1.2.2. Cấp, tống đạt, thơng báo qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được
ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo ............................................20
1.2.3. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của
đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp
luật về giao dịch điện tử ...................................................................................24
1.2.4. Niêm yết công khai .................................................................................30
1.2.5. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ............................32
1.2.6. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại
Chương XXXVIII của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 .................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................39
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG
BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG ....................................................................................40
2.1. Về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp ................ 40
2.2. Về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu
chính ..................................................................................................................... 43
2.3. Về việc cấp, tống đạt, thơng báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện
tử ........................................................................................................................... 48
2.4. Về thủ tục niêm yết công khai .................................................................... 58
2.5. Về các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tịa án cho
đương sự ở nước ngồi ....................................................................................... 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tố tụng dân sự, q trình giải quyết vụ việc của Tịa án là sự tổng hợp
của nhiều hoạt động với nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi hoạt động khi được tiến
hành đều có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Để các hoạt động này được kết nối, diễn ra liên tục cũng như để đương
sự luôn nắm được thông tin kịp thời, cập nhật được tình hình liên quan đến quyền
và lợi ích hợp pháp của mình thì địi hỏi phải có hoạt động cấp, tống đạt, thơng báo
văn bản tố tụng. Tuy là hoạt động trung gian, mang tính chất kết nối các hoạt động
tố tụng với nhau nhưng cấp, tống đạt, thơng báo văn bản tố tụng vẫn đóng vai trò là
một phần quan trọng trong hoạt động tư pháp. Đây cũng là phương tiện để các
đương sự nắm bắt, cập nhật được thông tin, làm cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa
vụ tố tụng của mình.
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, cụ thể là Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 đã dành ra Chương X để quy định về chế định này. Cấp, tống đạt, thông báo
văn bản tố tụng được thực hiện theo các phương thức được quy định với từng quy
trình, thủ tục cụ thể ở mỗi phương thức. Các phương thức hiện nay cũng đã được bổ
sung theo hướng hoàn thiện hơn so với Bộ luật trước đó. Qua thời gian áp dụng
trong thực tiễn, các quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng đã phát
huy giá trị, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm sự liên tục, thơng suốt của q
trình tố tụng cũng như bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện cho thấy một số quy định về cấp, tống đạt, thông

báo văn bản tố tụng, đặc biệt là các quy định về phương thức cấp, tống đạt, thông
báo văn bản tố tụng đã bộc lộ một số bất cập, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực
tiếp, việc xác định người thân thích của đương sự có đủ năng lực hành vi dân sự để
giao văn bản tố tụng trong trường hợp đương sự vắng mặt tại nơi cư trú trong thực
tiễn hiện nay là rất khó vì người thực hiện cấp, tống đạt, thơng báo khơng có thẩm
quyền u cầu người thân thích cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh. Đồng thời,
trường hợp xuất hiện trong thực tiễn là đương sự nhận văn bản tố tụng nhưng từ
chối ký xác nhận chưa được Bộ luật Tố tụng dân sự quy định hướng xử lý cụ thể.
Thứ hai, cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính
hiện nay vẫn cịn được phía bưu điện thực hiện theo trình tự, thủ tục bưu gửi thơng


2

thường. Điều này dẫn đến nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử như nhân viên
bưu điện không cung cấp đủ thông tin liên quan trên phiếu báo phát, việc chuyển
giao văn bản tố tụng cho người trung gian trong trường hợp đương sự khơng có mặt
tại nơi cư trú chưa được Bộ luật Tố tụng dân sự ghi nhận cũng như quy định trình
tự, thủ tục cụ thể đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự khi tham gia vào
các hoạt động tố tụng tại Tòa án.
Thứ ba, chữ ký điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện tử đang còn
hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, cơng nhận là một trong các điều
kiện để thực hiện cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử. Tuy nhiên,
việc sử dụng chữ ký này vẫn còn rất mới mẻ với người dân nên việc áp dụng
phương thức này vào thực tiễn là chưa thực sự phổ biến. Hiện nay với sự phát triển
của công nghệ, truyền thông, việc người dân sử dụng thư điện tử cá nhân, mạng xã
hội truyền thông đã trở nên phổ biến. Phương tiện truyền thông xã hội cho phép
người dùng liên kết với nhau bằng công nghệ, tương tác xã hội và kết nối cộng tác.
Người dùng cũng rất phổ biến từ cá nhân đến doanh nghiệp hay các tổ chức khác.

Vì vậy, việc thừa nhận giá trị của thư điện tử cá nhân, tài khoản mạng xã hội và cho
phép việc cấp, tống đạt, thông báo được thực hiện thơng qua đó là vấn đề mang tính
cấp thiết khi quy định pháp luật hiện hành vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Thứ tư, các điều kiện để thực hiện thủ tục niêm yết công khai theo quy định
pháp luật hiện hành cịn tồn tại vướng mắc, có sự chưa rõ ràng về việc lựa chọn áp
dụng phương thức niêm yết công khai hay thông báo trên các phương tiện thơng tin
đại chúng thì sẽ mang lại hiệu quả. Đối với việc lập biên bản về việc thực hiện thủ
tục niêm yết công khai, Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành chưa quy định rõ về số
lần niêm yết cũng như việc những chủ thể nào có trách nhiệm chứng kiến, lập biên
bản, ký xác nhận về việc thực hiện niêm yết công khai.
Thứ năm, đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, việc thực hiện ủy
thác tư pháp cho đương sự cư trú tại nước ngoài theo quy định tại Điều 474 Bộ luật
Tố tụng dân sự hiện hành còn chiếm nhiều thời gian khiến quá trình giải quyết vụ
việc bị kéo dài. Đồng thời, các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
trong trường hợp đương sự cư trú tại nước ngoài cũng cần được bổ sung, mở rộng
để tăng tính hiệu quả của việc tống đạt, thơng báo, đảm bảo đương sự có khả năng
nhận được văn bản nhanh chóng.


3

Từ những thực trạng trên cho thấy, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế,
vướng mắc cũng như sự chưa thống nhất giữa quy định của pháp luật và thực tiễn
xét xử về các phương thức cấp, tống đạt, thơng báo văn bản tố tụng. Việc có một
cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nhằm đưa ra những hướng sửa đổi, bổ
sung, góp phần thiện các quy định về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn
bản tố tụng là một yêu cầu mang tính cấp thiết. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn
đề tài: “Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật, chuyên ngành Luật Dân
sự và Tố tụng dân sự.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy “Phương thức cấp, tống đạt, thông
báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” là một trong những
vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều tác giả. Nội dung của cơng trình nghiên
cứu đã được thể hiện trong nhiều nguồn khác nhau như giáo trình, sách chun
khảo, bài viết trên tạp chí, cụ thể như sau:
Về giáo trình, sách chun khảo:
- Nguyễn Thị Hồi Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp
tại Tòa án, trọng tài – Cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự (Sách chuyên khảo),
NXB Lao động. Tại cơng trình nghiên cứu này, ngun tắc về trách nhiệm chuyển
giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án quy định tại Điều 22 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 đã được tác giả đề cập và phân tích. Vấn đề về các phương thức cấp, tống đạt,
thông báo văn bản tố tụng được nhắc đến là một trong những nội dung nằm trong
thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án, trọng tài. Các vấn đề khác của
phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng chưa được phân tích, làm rõ.
- Nguyễn Thị Hồng Nhung (Chủ biên) (2017), Sách chuyên khảo Bình luận
khoa học về những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, NXB Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với cơng trình nghiên cứu này, tác giả tập
trung phân tích, bình luận những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,
đặc biệt là sự ghi nhận phương thức cấp, tống đạt, thơng báo bằng phương tiện điện
tử, có sự so sánh, đánh giá và kết luận những điểm tiến bộ trong Bộ luật này so với
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Những vướng mắc,
bất cập còn tồn tại trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về các phương thức cấp,
tống đạt, thơng báo văn bản tố tụng thì chưa được tác giả đề cập đến.


4

- Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân
sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Tư pháp. Tại

cơng trình này, tác giả đã phân tích từng điều luật trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015, có sự so sánh, đối chiếu với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ
sung năm 2011 cũng như các điều luật liên quan của pháp luật Pháp. Tác giả đã
bình luận các vấn đề về từng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu là toàn bộ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
nên vấn đề về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng chưa được bình
luận một cách cụ thể và chi tiết.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt
Nam, NXB Cơng an nhân dân. Giáo trình đã nêu được những vấn đề cơ bản của
hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cũng như phân tích ý nghĩa của
quy định. Tuy nhiên, vấn đề các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng chỉ được đề cập đến một cách khái quát, mang tính chất giới thiệu sơ lược từng
phương thức mà chưa đi sâu phân tích, làm rõ hay chỉ ra được những bất cập trong
thực tiễn xét xử.
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Tố
tụng dân sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình này có
phạm vi nghiên cứu là tổng thể các quy định của pháp luật của ngành Luật Tố tụng
dân sự. Vấn đề cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cũng như các phương thức
cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng đã được đề cập đến nhưng chỉ mang tính
chất giới thiệu khái quát là một phần trong tố tụng dân sự, chưa được phân tích,
bình luận chi tiết cũng như thực tiễn áp dụng.
Về luận văn, luận án:
- Lâm Vương Mỹ Linh (2015), Hoạt động tống đạt văn bản theo pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh. Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quát quy định của
pháp luật về hoạt động tống đạt văn bản theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,
phân tích về chủ thể tham gia tống đạt, người được tống đạt cũng như hoạt động
tống đạt. Trong đó, các phương thức và trình tự, thủ tục tống đạt văn bản tố tụng
được tác giả đề cập với vai trò là một bộ phận trong hoạt động tống đạt, mang tính
chất liệt kê sơ lược và chưa đi vào phân tích sâu cụ thể từng phương thức. Đồng

thời, đề tài được tác giả nghiên cứu trong thời điểm Bộ luật Tố tụng dân sự năm


5

2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 còn hiệu lực. Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự
hiện hành đã phát sinh nhiều điểm mới chưa được nghiên cứu, khai thác về vấn đề
này.
Về các bài viết trên báo, tạp chí:
- Đỗ Quốc Đạt (2015), “Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng –
Những vấn đề cần sửa đổi của Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý
Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, (9 (94)), tr. 46-52. Trong
bài viết này, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của cấp, tống đạt, thông báo văn
bản tố tụng, đồng thời chỉ ra những bất cập trong quy định pháp luật về thủ tục cấp,
tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và đề xuất hướng sửa đổi. Tuy nhiên, bài viết
tập trung chủ yếu vào những hạn chế trong Bộ luật Tố tụng dân sự cần sửa đổi. Đối
với phần nội dung những đặc trưng của từng phương thức cấp, tống đạt, thơng báo
thì bài viết chưa phân tích, làm rõ.
- Đào Thị Xuân Quỳnh (2016), “Một số vướng mắc trong hoạt động ủy thác tư
pháp về dân sự tại Tịa án”, Tạp chí Kiểm sát, (15), tr. 54-57. Trong bài viết này, tác
giả đã khẳng định tầm quan trọng của tương trợ tư pháp trong việc giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngồi, trình bày thực trạng hoạt động ủy thác tư pháp
của Tòa án, từ đó chỉ ra những khó khăn, hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải
pháp nâng cao hoạt động ủy thác tư pháp của Tòa án. Bài viết tập trung vào đối
tượng nghiên cứu là hoạt động ủy thác tư pháp, khơng phải tồn bộ các phương thức
cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
- Nguyễn Văn Tuấn (2017), “Thực tiễn thi hành Công ước La Hay năm 1965
về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự
hoặc thương mại tại Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp,
(Chuyên đề tháng 8), tr. 13-17. Tại bài viết này, tác giả đã đề cập đến những nội

dung chính của Cơng ước La Hay năm 1965 bao gồm mục tiêu, phạm vi của Công
ước, các kênh tống đạt được quy định tại Công ước, đồng thời trình bày những vấn
đề liên quan đến thực tiễn thi hành Cơng ước tại Việt Nam. Từ đó, tác giả rút ra
nhận xét, kết luận về việc thực hiện ủy thác tư pháp cho đương sự đang cư trú tại
nước ngoài, nhấn mạnh ý nghĩa và sự cần thiết của Công ước đối với pháp luật Việt
Nam. Phạm vi nghiên cứu của bài viết cũng giới hạn trong vấn đề tống đạt giấy tờ
tư pháp cũng như ngoài tư pháp ra nước ngồi, chưa có sự tổng hợp tất cả các
phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.


6

- Nguyễn Hồng Bắc – Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2018), “Pháp luật về các
phương thức tống đạt giấy tờ ra nước ngồi”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, (6-362), tr. 64-73, 84. Trong bài viết này, các
tác giả đã trình bày, so sánh các phương thức tống đạt giấy tờ qua các cơ quan được
quy định trong pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên. Bài viết cũng có sự đánh giá một số bất cập khi tống đạt giấy tờ theo các
phương thức trên và đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật. Phạm vi nghiên
cứu bài viết chỉ tập trung vào các quy định, trình tự, thủ tục thực hiện tống đạt giấy
tờ ra nước ngoài, là một trong các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Lê Văn Quang (2018), “Cần hướng dẫn thi hành quy định về cấp, tống đạt,
thông báo văn bản tố tụng dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao, (5), tr. 54-57. Tại bài viết này, tác giả đã trình bày những bất cập trong việc
cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, đồng thời nêu lên những thiếu sót
trong việc quy định chi tiết thủ tục cấp, tống đạt, thông báo và đề xuất hướng hoàn
thiện. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt,
thông báo văn bản tố tụng tại bài viết này có giá trị tham khảo và kế thừa quan
điểm.

- Huỳnh Minh Khánh (2019), “Tòa án thuê thừa phát lại tống đạt văn bản tố
tụng có phù hợp”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, (10), tr.
52-53. Tác giả đã đề cập đến vai trò của thừa phát lại trong hoạt động cấp, tống đạt,
thông báo văn bản tố tụng, đưa ra các quy định pháp luật có liên quan để phân tích
trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện cấp, tống đạt, thông
báo văn bản tố tụng. Tác giả chỉ tập trung phân tích về vai trị của thừa phát lại, bình
luận việc Tòa án thuê thừa phát lại thực hiện việc tống đạt là có phù hợp hay khơng,
những vấn đề khác liên quan đến các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản
tố tụng chưa được nghiên cứu một cách chi tiết và tồn diện.
Từ các cơng trình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy các phương thức cấp,
tống đạt, thông báo văn bản tố tụng hầu như chỉ được nghiên cứu trên phương diện
là một phần của pháp luật tố tụng dân sự nói chung. Đối với các cơng trình nghiên
cứu có hoạt động cấp, tống đạt, thơng báo văn bản tố tụng là đối tượng nghiên cứu,
vấn đề về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo cũng đã được trình bày nhưng
chưa thực sự đi sâu, cụ thể, chưa có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật nước ngoài


7

về những vấn đề liên quan. Những bất cập trong quy định về cấp, tống đạt, thông
báo văn bản tố tụng cũng đã được đề cập và triển khai tại một số cơng trình nghiên
cứu nhưng việc phân tích chỉ mang tính cụ thể trong từng phương thức, chưa có sự
hệ thống hóa. Điều này đã đặt ra yêu cầu là tác giả phải làm sáng tỏ những quy định
của pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong
pháp luật Việt Nam, đồng thời nêu lên những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn xét
xử để từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ quy
định của pháp luật cũng như nêu lên những vấn đề cơ bản về phương thức cấp, tống
đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Trên cơ sở

đó, đề tài chỉ ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về các phương thức
cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và
đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để có thể đạt được mục đích trên, luận văn phải giải
quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống quy định của pháp luật
Việt Nam về phương thức cấp, tống đạt, thơng báo văn bản tố tụng, đồng thời có sự
so sánh, đối chiếu với quy định của pháp luật nước ngồi theo từng nhóm vấn đề;
- Phân tích, đánh giá những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn khi áp dụng quy
định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về phương thức cấp, tống đạt, thông
báo văn bản tố tụng, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động này;
- Rút ra kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện quy định của pháp luật, cơ chế thi
hành pháp luật về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của
pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, việc
áp dụng những quy định này vào thực tiễn xét xử và từ đó đưa ra những hướng hồn
thiện quy định của pháp luật trong vấn đề này.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả tập trung nghiên
cứu một số vấn đề liên quan đến các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản
tố tụng trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, thực tiễn thi hành các quy định của


8

pháp luật về cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng; làm rõ những hạn chế,
vướng mắc còn tồn tại trong các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng, từ đó đưa ra kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết phù hợp với thực tiễn hiện
nay.

Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, Luật Cư trú năm 2020, Luật Giao dịch
điện tử năm 2005, các đạo luật khác có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành
như: Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của Thừa phát lại, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNGTANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối
cao ban hành quy định trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự,
Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về gửi, nhận đơn khởi kiện,
tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện
tử, v.v.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
Tại Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ
một số khái niệm liên quan đến các phương thức cấp, tống đạt, thông báo trong
pháp luật về tố tụng dân sự. Khi thực hiện việc so sánh, đối chiếu và phân tích với
các quy định tương ứng của pháp luật nước ngoài, tác giả sử dụng phương pháp
bình luận, so sánh, từ đó áp dụng phương pháp tổng hợp để đi đến kết luận cho từng
phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
Tại Chương 2, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích, bình luận để
chỉ ra những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, phương pháp bình luận án được áp
dụng khi tác giả lồng ghép những bản án, quyết định, hồ sơ ủy thác tư pháp của Tịa
án nhằm đánh giá, bình luận về tính hợp lý của Tịa án trong q trình giải quyết vụ
việc. Từ những bất cập đã được phân tích trên, tác giả sử dụng phương pháp tổng
hợp để rút ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phương thức cấp, tống đạt,
thông báo văn bản tố tụng cho pháp luật Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài



9

Ý nghĩa khoa học của đề tài: Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn
bản tố tụng dân sự là một vấn đề quan trọng trong quá trình tố tụng dân sự, ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trên cơ sở trình bày,
phân tích và làm sáng tỏ những quy định của pháp luật trong nước cũng như có sự
so sánh, đối chiếu với pháp luật nước ngoài, luận văn đã nêu được những bất cập
còn tồn tại trong pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng dân sự. Dựa trên những quan điểm khoa học được đề cập tại các cơng trình
nghiên cứu đi trước cũng như sự phân tích, đánh giá từ thực tiễn xét xử của Tòa án,
luận văn đã đề xuất được những kiến nghị đối với vấn đề này, góp phần hoàn thiện
quy định của pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
dân sự.
Giá trị ứng dụng của đề tài: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng
như một nguồn tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại
các cơ sở đào tạo luật. Luận văn cũng có thể được sử dụng trong q trình hồn
thiện pháp luật tố tụng dân sự và là nguồn tham khảo cho những người làm công tác
thực tiễn.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung gồm 02 chương (kết thúc mỗi chương
đều có kết luận chương), cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phương thức cấp, tống đạt, thông báo
văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.


10


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC CẤP,
TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái quát những vấn đề lý luận về phương thức cấp, tống đạt, thông báo
văn bản tố tụng
1.1.1. Khái niệm phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Trong pháp luật về tố tụng dân sự (TTDS), mỗi hoạt động tố tụng đều được
quy định bởi từng phương thức – cách thức, phương pháp thực hiện cụ thể tại các
điều luật. Các thuật ngữ pháp lý về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng tuy
khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau. Đối với thuật ngữ văn bản tố tụng
(VBTT), trước hết văn bản được hiểu là “bản viết hoặc in, mang nội dung là những
gì cần được ghi để lưu lại làm bằng”1. Trong lĩnh vực TTDS, các VBTT mang
những điểm đặc trưng so với các loại văn bản khác. VBTT là các văn bản “đều do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản theo trình tự, thủ
tục mà pháp luật quy định”2, trong đó chứa đựng những quy định cũng như những
thông tin liên quan đến các chủ thể khi tham gia vào quá trình tố tụng.
Thuật ngữ “cấp” đã được định nghĩa khái quát là việc “giao cho hưởng, giao
cho toàn quyền sử dụng”3. Như vậy, cấp VBTT là một hoạt động mà cá nhân, cơ
quan có thẩm quyền giao cho cá nhân, tổ chức có liên quan VBTT để họ được tồn
quyền sử dụng tùy theo mục đích khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc buộc phải nhận văn bản và tuân theo nội dung văn bản không được đề cập đến
đối với thuật ngữ này. Do đó, khi được cấp VBTT, người nhận có nhận VBTT hay
khơng khơng làm ảnh hưởng đến q trình giải quyết vụ việc.
Theo nghĩa tổng quát, tống đạt là việc “chuyển đến đương sự giấy tờ của cơ
quan hành pháp”4. Về mặt pháp lý, tống đạt là “việc chuyển các giấy tờ đến tay
người nhận, chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan tư pháp. […] Việc
tống đạt được tiến hành theo thủ tục luật định, đảm bảo cho những người liên quan
nhận được tài liệu đúng thời hạn. Cụ thể, tài liệu được giao trực tiếp đến người nhận
Viện Ngôn ngữ học (2019), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 1395.
Lâm Vương Mỹ Linh (2015), Hoạt động tống đạt văn bản theo pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.20.
3
Viện Ngơn ngữ học (2019), sđd (1), tr. 156.
4
Viện Ngôn ngữ học (2019), sđd (1), tr. 1286.
1
2


11

hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ. Việc giao nhận này có thủ tục kí
giao nhận và có thể có bên thứ ba làm chứng”5. Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số
08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa
phát lại (Nghị định số 08/2020/NĐ-CP) đã đưa ra định nghĩa về tống đạt “là việc
thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy
định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”. Từ đó, có thể rút ra được định
nghĩa về tống đạt VBTT như sau: Tống đạt VBTT là hoạt động của cá nhân, tổ
chức, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chuyển giao các văn bản do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành cho cá nhân, tổ chức có liên quan theo một trình
tự, thủ tục pháp luật quy định và phải có sự đảm bảo công việc đã thực hiện mà
không quan tâm đến việc cá nhân, tổ chức có liên quan có đồng ý nhận hay không.
Như vậy, điểm đặc trưng của tống đạt VBTT “là hoạt động bắt buộc không
chỉ đối với cơ quan ban hành VBTT mà còn bắt buộc cả với người nhận VBTT”6.
Người nhận buộc phải nhận văn bản đó, có biên bản xác nhận cho việc tống đạt đã
hồn thành và đồng thời có trách nhiệm tuân theo, có nghĩa vụ thực hiện các nội
dung trong văn bản mà khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mình. Nếu người
nhận từ chối nhận, cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ thực hiện lập biên bản xác
nhận về việc người nhận từ chối nhận văn bản và phải có sự xác nhận của bên thứ
ba làm chứng. Đồng thời, nếu người nhận văn bản không thực hiện theo nội dung

của văn bản được tống đạt thì có thể xác định họ đã từ bỏ quyền và nghĩa vụ của
mình, từ đó làm cơ sở xác định cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện các bước tiếp
theo của q trình tố tụng.
“Thơng báo” được hiểu là “hoạt động báo cho mọi người biết tình hình, tin
tức bằng lời nói hoặc bằng văn bản”7. Như vậy, trong hoạt động TTDS, thơng báo
VBTT có thể được hiểu là “việc cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp thông tin cho cá
nhân, cơ quan, tổ chức những thông tin liên quan đến họ”8 để họ nắm bắt được nội
dung, lộ trình, tiến trình giải quyết vụ việc. Nếu như ở cấp VBTT, đối tượng để cấp
là “các tài liệu, văn bản cụ thể để người nhận VBTT sử dụng, phục vụ mục đích

Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư pháp,
Hà Nội, tr. 799.
6
Nguyễn Bích Thảo (Chủ biên) (2021), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 179.
7
Viện Ngôn ngữ học (2019), sđd (1), tr. 1204.
8
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr. 630.
5


12

chính đáng của họ theo quy định pháp luật”9 thì ở thông báo VBTT, đối tượng cần
được chuyển giao là những thông tin đã được ghi nhận trong VBTT. Việc thơng báo
VBTT chỉ nhằm mục đích giúp người nhận nhận biết rằng một hoạt động tố tụng
nhất định trong quá trình giải quyết vụ án sắp được tiến hành và được báo công khai
để người nhận nắm thông tin về vụ việc và nếu cần thiết sẽ thực hiện các quyền và

nghĩa vụ của mình, khơng buộc người nhận phải tuân theo và nếu người nhận từ
chối nhận văn bản cũng khơng làm ảnh hưởng đến q trình giải quyết vụ việc. Đây
cũng là điểm khác biệt giữa thông báo với tống đạt VBTT. Ví dụ, Tịa án nhân dân
Thành phố K. ban hành Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận
công khai chứng cứ và hòa giải số 345/TB-TA để báo cho đương sự biết hoạt động
phiên họp sắp được tiến hành đồng thời thực hiện tống đạt Giấy triệu tập tham gia
phiên họp đến các đương sự. Đương sự có nghĩa vụ nhận VBTT là Giấy triệu tập
trên và phải tham gia phiên họp vào đúng thời điểm đã được ấn định trong văn bản.
Như vậy, từ các phân tích trên, có thể định nghĩa về phương thức cấp, tống
đạt, thông báo VBTT như sau: Phương thức cấp, tống đạt, thông báo VBTT là
những cách thức, phương pháp được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự với
từng trình tự, thủ tục cụ thể trong việc chuyển giao các VBTT do các cơ quan có
thẩm quyền ban hành đến các chủ thể có liên quan để họ nắm bắt được tiến trình
giải quyết cũng như nội dung các hoạt động trong suốt quá trình giải quyết vụ việc,
từ đó làm cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.
1.1.2. Đặc trưng pháp lý của phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản
tố tụng
Thứ nhất, cấp, tống đạt, thơng báo VBTT là hoạt động mang tính quyền lực
nhà nước. “Hoạt động tống đạt là hoạt động truyền tải sự giao tiếp một chiều từ cơ
quan tiến hành tố tụng đến người có liên quan, thơng tin trong cuộc giao tiếp này
mang tính chất quyền lực nhà nước buộc người được tống đạt có nghĩa vụ tiếp nhận,
hoặc mặc nhiên xác định họ đã tiếp nhận thông tin và thi hành”10. Việc cấp, tống
đạt, thông báo VBTT là nghĩa vụ của cơ quan ban hành VBTT bao gồm Tòa án,
Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự. Các VBTT phải được cấp, tống đạt,
thông báo theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS)
nhìn chung là các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Về
chủ thể thực hiện cấp, tống đạt, thơng báo VBTT thì đa phần vẫn là phía cơ quan
9

Nguyễn Bích Thảo (Chủ biên) (2021), sđd (6), tr. 179.

Lâm Vương Mỹ Linh (2015), tlđd (2), tr.9.

10


13

nhà nước (người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành VBTT được giao
nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT, ủy ban nhân dân (UBND)
cấp xã nơi người tham gia tố tụng cư trú). Đối với những chủ thể khác, hoạt động
cấp, tống đạt, thông báo VBTT đều được thực hiện theo sự ủy quyền của cơ quan
nhà nước. Ví dụ, khi Tịa án có u cầu thì cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố
tụng dân sự làm việc sẽ có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT.
Thừa phát lại cũng là một tổ chức được nhà nước ủy quyền thực hiện việc tống đạt
VBTT với mục đích giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong
trường hợp người thực hiện việc cấp, tống đạt, thơng báo VBTT khơng phải là Tịa
án hoặc cơ quan ban hành VBTT hoặc cán bộ của cơ quan đó, thì chủ thể thực hiện
“có nghĩa vụ thơng báo kết quả của việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT cho Tòa án
hoặc cơ quan ban hành VBTT” (Điều 181 BLTTDS). Điều này cũng phù hợp với
nguyên tắc cơ bản của BLTTDS về trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của
Tòa án đã được quy định tại Điều 22 BLTTDS.
Thứ hai, cấp, tống đạt, thơng báo VBTT mang tính chất bắt buộc đối với cơ
quan ban hành văn bản. Sau khi ban hành văn bản, các cơ quan ban hành buộc phải
thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo các VBTT trên đến người nhận theo một
trình tự, thủ tục luật định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nếu không
thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT, quyền lợi của đương sự khi tham gia
tố tụng sẽ bị ảnh hưởng và cơ quan, cá nhân không thực hiện đúng phải chịu chế tài
theo quy định về pháp luật TTDS. Việc quy định tính bắt buộc đối với cơ quan ban
hành văn bản giúp việc giải quyết các vụ việc dân sự diễn ra đúng trình tự, đảm bảo
về mặt thời gian, đồng thời cũng thể hiện vai trò chủ đạo của các cơ quan tiến hành

tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.
Thứ ba, các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực
hiện theo một trình tự, thủ tục luật định. Chỉ khi quá trình thực hiện đảm bảo đúng
trình tự, thủ tục thì việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT mới được xem là hợp lệ.
Tùy từng phương thức cấp, thống đạt, thông báo VBTT mà việc thực hiện có thể
được thực hiện theo quy định các pháp luật khác có liên quan như pháp luật về giao
dịch điện tử, pháp luật về ủy thác tư pháp, v.v. Việc đảm bảo trình tự, thủ tục luật
định của việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT là cơ sở, tiền đề để xác định thời
điểm, thời hạn tố tụng, liên quan mật thiết đến quyền và lợi ích của đương sự.


14

1.1.3. Ý nghĩa quy định về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng
Đối với người được cấp, tống đạt, thông báo, các phương thức cấp, tống đạt,
thông báo VBTT có vai trị đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Cấp, tống
đạt, thông báo VBTT như một phương tiện trung gian thiết yếu đảm bảo việc cung
cấp kịp thời, đúng hạn những thông tin quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc
cho đương sự. Nếu không được cấp, tống đạt, thông báo hợp lệ, họ sẽ bị “tước cơ
hội được thông báo và phản hồi đối với các ý kiến, lập luận, tài liệu, chứng cứ của
bên kia”11. Thông qua cấp, tống đạt, thông báo VBTT, các thông tin liên quan đến
vụ việc được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành chuyển giao đến các đương sự,
giúp họ theo dõi xuyên suốt quá trình giải quyết vụ việc, nhận thức được quyền và
nghĩa vụ của mình để từ đó có thể đưa ra những yêu cầu hoặc cách thức xử sự phù
hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, cấp, tống đạt, thông báo VBTT là hoạt
động bắt buộc, do đó có ý nghĩa trong việc đảm bảo các cơ quan có thẩm quyền
thực hiện đúng đắn, kịp thời và đầy đủ nhiệm vụ của mình. Trong từng giai đoạn
của quá trình giải quyết vụ việc dân sự, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng đều có nhiệm

vụ, quyền hạn nhất định. Đồng thời, đây cũng là yếu tố giúp các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành nắm bắt được tiến trình giải quyết vụ án, thực hiện các hoạt động tố
tụng một cách có trình tự và xun suốt, tránh không để một hoạt động tố tụng nào
bị gián đoạn.
Đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cấp, tống đạt, thơng báo VBTT
đảm bảo q trình giải quyết vụ việc dân sự được diễn ra liên tục, xuyên suốt và
đảm bảo về mặt thời gian, hạn chế tối đa các vụ việc giải quyết quá thời hạn luật
định. Quá trình giải quyết các vụ việc dân sự là tổng hợp nhiều giai đoạn, hoạt động
tố tụng khác nhau. Để các hoạt động này được kết nối và diễn ra liên tục theo trình
tự luật định địi hỏi phải có hoạt động cấp, tống đạt, thơng báo VBTT. “Trong q
trình thực hiện, nếu chỉ có một sai sót nhỏ cũng sẽ bị xem là vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng và hậu quả làm cho quyết định, bản án giải quyết vụ việc dân sự bị
hủy”12, vì vậy, cấp, tống đạt, thông báo VBTT mang ý nghĩa là cầu nối quan trọng
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Nguyễn Bích Thảo (Chủ biên) (2021), sđd (6), tr. 177.
Đỗ Quốc Đạt (2015), “Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng – Những vấn đề cần sửa đổi của
Bộ luật Tố tụng dân sự”, Khoa học pháp lý Việt Nam, (09 (94)), tr. 46.
11
12


15

1.2. Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
1.2.1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp
Đây là phương thức đầu tiên được ghi nhận tại khoản 1 Điều 173 BLTTDS,
là phương thức cơ bản được thực hiện đầu tiên trong quá trình tố tụng vì đảm bảo
được sự nhanh chóng về mặt thời gian. Chỉ khi việc cấp, tống đạt, thông báo trực
tiếp không thực hiện được thì thủ tục của các phương thức khác mới được tiến hành.
Bản chất của phương thức này là thực hiện chuyển giao thẳng với người được cấp,

tống đạt, thông báo mà không thông qua một đơn vị trung gian nào. VBTT được
giao tận tay cho đương sự tại “địa chỉ mà các đương sự đã gửi cho Tòa án theo
phương thức đương sự yêu cầu hoặc tới địa chỉ mà các đương sự đã thỏa thuận và
đề nghị Tòa án liên hệ theo địa chỉ đó” (khoản 1 Điều 177 BLTTDS). Thông
thường, địa chỉ nhận là tại nhà riêng hoặc nơi làm việc của đương sự, hoặc cũng có
thể là tại trụ sở Tòa án nơi đang thụ lý giải quyết vụ việc nếu đương sự có yêu cầu
chọn trụ sở Tòa án là nơi được cấp, tống đạt, thông báo.
Trường hợp “người được cấp, tống đạt, thông báo là cá nhân thì VBTT phải
được giao trực tiếp cho họ” và đương sự phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao
nhận VBTT để làm căn cứ xác định thời điểm tính thời hạn tố tụng (khoản 2 Điều
177 BLTTDS). Ngày ký nhận được xác định là ngày được cấp, tống đạt, thơng báo.
Đương sự có nghĩa vụ cung cấp thông tin về địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ nhận văn bản
được cấp, tống đạt, thông báo cho Tòa án. Khi chuyển đến nơi cư trú mới, đương sự
thực hiện việc thông báo thông tin thay đổi cư trú đến Tịa án. Nếu đương sự khơng
thơng báo việc thay đổi cư trú thì đây được xem là trường hợp không thể cấp, tống
đạt, thông báo trực tiếp VBTT và Tòa án sẽ tiếp tục thực hiện các phương thức khác
theo quy định pháp luật (khoản 3 Điều 177 BLTTDS). Theo Điều 11, khoản 1 Điều
19 Luật Cư trú năm 2020: “Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú – nơi
công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú (khoản 8 Điều 2
Luật Cư trú năm 2020) và nơi tạm trú – nơi công dân sinh sống trong một khoảng
thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú (khoản 9 Điều
2 Luật Cư trú năm 2020). Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm
trú thì nơi cư trú của cơng dân là nơi ở hiện tại, trường hợp khơng có địa điểm, chỗ
ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó
đang thực tế sinh sống”. Trên thực tế, khơng phải lúc nào đương sự cũng có mặt tại
nơi cư trú nhưng thông thường, việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT sẽ được thực


16


hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn khi đã xác định được nơi cư trú của đương sự
bởi đây là nơi gắn bó thường xuyên với họ, là nơi sinh hoạt, sinh sống hằng ngày.
Pháp luật TTDS Việt Nam cũng đã dự liệu đến trường hợp đương sự vắng mặt tại
nơi cư trú, trong trường hợp này được hiểu là vắng mặt trong một khoảng thời gian
ngắn và xác định được thời điểm trở về. Khi đó, người thực hiện việc cấp, tống đạt,
thông báo phải “lập biên bản và giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi
dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp,
bản, buôn, phum, sóc để thực hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này
cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt, thông báo” (khoản 5
Điều 177 BLTTDS). BLTTDS hiện hành không quy định cụ thể về khái niệm người
thân thích. Tuy nhiên, những người được xem là người thân thích của đương sự đã
được liệt kê tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày
03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành
một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (Nghị
quyết số 03/2012/NQ-HĐTP) như sau:
“a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của
đương sự;
b) Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của
đương sự;
c) Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của đương sự;
d) Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột.”
Các VBTT được cấp, tống đạt, thơng báo đều có ý nghĩa quan trọng trong
suốt quá trình giải quyết vụ việc, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Vì vậy, khi khơng có mặt đương sự, việc quy định người nhận thay và
cam kết giao lại văn bản tận tay cho đương sự một cách chặt chẽ là thiết yếu và phù
hợp, đảm bảo một cách tối đa văn bản có thể đến đúng tay đương sự. Ngồi người
thân thích cùng nơi cư trú thì tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thơn, làng, ấp, bản, bn,
phum, sóc cũng là những cá nhân được pháp luật quy định có thể nhận thay VBTT.

Đây là những cá nhân có thẩm quyền quản lý địa bàn, thực hiện cơng tác hành chính
địa phương nên nắm được thông tin về các hoạt động của mỗi cư dân, từ đó có khả
năng liên lạc với đương sự một cách nhanh chóng nhất để thơng báo, thơng tin kịp


17

thời. Trong trường hợp đương sự vắng mặt ở nơi cư trú trong thời gian dài, không
rõ thời điểm trở về hoặc khơng rõ địa chỉ cư trú mới thì được xem là trường hợp
không thể thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo. Đại diện tổ dân phố hoặc Cơng
an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận vào biên bản khơng chuyển giao
VBTT được, từ đó, người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo tiến hành thực
hiện thủ tục niêm yết công khai (khoản 5 Điều 177 BLTTDS).
Trường hợp đương sự có mặt tại nơi cư trú nhưng từ chối nhận VBTT thì
người thực hiện “lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối và có xác nhận
của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối
nhận văn bản tố tụng” (khoản 4 Điều 177 BLTTDS).
Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo là cơ quan, tổ chức, VBTT
được giao trực tiếp cho một trong những người sau đây: người đại diện theo pháp
luật, người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức, người đại diện
tham gia tố tụng hoặc người đại diện nhận VBTT và phải có biên bản xác nhận. Nếu
cơ quan, tổ chức từ chối nhận văn bản thì trình tự xử lý cũng tương tự như trường
hợp cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cá nhân (Điều 178 BLTTDS).
Đối với các thông báo về thi hành án dân sự, việc thông báo trực tiếp cũng
được ghi nhận và thực hiện tương tự với BLTTDS, quy định cụ thể tại Điều 40,
Điều 41 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật
THADS).
Cấp, tống đạt, thông báo VBTT trực tiếp cũng đã được ghi nhận và quy định
tại pháp luật của một số quốc gia. Điều 103 BLTTDS Nhật Bản quy định việc tống
đạt “phải được tiến hành tại nơi cư trú, sinh sống, nơi kinh doanh hoặc trụ sở của

đương sự. Trường hợp khơng xác định được hoặc có khó khăn khi tống đạt tại nơi
đó thì có thể tiến hành tại nơi cư trú của người khác hoặc nơi làm việc nếu đương
sự yêu cầu được nhận tống đạt tại nơi làm việc”13. Nếu không rõ nơi cư trú của
người nhận thì việc tống đạt có thể được thực hiện “tại bất cứ nơi nào gặp được

Article 103 Code of Civil Procedure of Japan: “Service is effected at the domicile, residence, office, or
business office (hereinafter referred to as the "domicile, etc.") person that is to be served […] If the place
specified in the preceding paragraph is unknown or there is an obstacle to effecting service at that place,
service may be affected at the domicile, etc. of another person […] referred to as the "Workplace. The same
applies if the person who is to be served has entered a statement indicating willingness to be served at the
Workplace”.
( truy cập ngày 09/8/2021).
13


18

người đó”14. Về tống đạt bổ sung và việc để lại tống đạt khi người nhận khơng có
mặt tại nơi cư trú, pháp luật TTDS Nhật Bản ghi nhận “có thể giao lại tài liệu cho
nhân viên, người lao động khác hoặc bất kỳ ai sống chung với người đó, người
nhận thức tốt về việc nhận tống đạt. […] Nếu người nhận tống đạt hoặc người cần
giao tài liệu từ chối nhận tài liệu mà khơng có lý do chính đáng thì có thể để lại tài
liệu tại nơi mà việc tống đạt được thực hiện”15.
Tại Pháp, khi tống đạt bằng văn bản của thừa phát lại thì “văn bản phải được
giao tận tay đương sự. Nếu là pháp nhân thì giao cho người đại diện, người được
ủy quyền hoặc người có thẩm quyền nhận văn bản”16. Nếu khơng thể tống đạt tận
tay thì VBTT có thể gửi đến nơi cư trú hoặc nơi ở. Bản sao VBTT có thể giao cho
“bất cứ người nào có mặt tại nơi ở hoặc nơi cư trú với điều kiện người đó để lại họ
tên, danh nghĩa cũng như trình bày năng lực của mình. Người thực hiện tống đạt
phải để lại nơi cư trú, nơi ở của đương sự một giấy báo về việc đã giao bản sao, có

ghi rõ bản chất của văn bản, tên người đệ đơn cùng với những chỉ dẫn cần thiết liên
quan đến người được giao bản sao”17. Nếu khơng ai có thể nhận hoặc khơng muốn
nhận bản sao thì người có thẩm quyền “lưu giữ bản sao trong thời hạn 03 tháng,
đồng thời để lại một giấy báo tại nơi cư trú, nơi ở của đương sự”18 để đương sự
được hướng dẫn tiếp cận với VBTT một cách nhanh chóng nhất.
Article 105 Code of Civil Procedure of Japan: “Notwithstanding the provisions of the preceding two
Articles, a person that is to be served but that does not manifestly have a domicile […] may be served
wherever the person effecting the service finds the person that is to be served”.
( truy cập ngày 09/8/2021).
15
Article 106 Code of Civil Procedure of Japan: “If a person effecting service does not find the person that is
to be served at the non-Workplace location […] may be delivered to an employee or any other worker or to a
person that lives with the person to be served, that has reasonable discretion concerning the receipt of
documents […] that is to be served at the Workplace […] person statutory agent or employee or any other
worker […] does not refuse to be delivered the document. If a person that is to be served or a person that is
to be delivered a document […] refuses to service or refuses delivery of the document without a legitimate
reason […] the relevant document may be left at a place where service may be affected.”
( truy cập ngày 09/8/2021).
16
Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hịa Pháp, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 149.
17
Article 655 Code of Civil Procedure of France: “La copie ne peut être laissée qu'à condition que la
personne présente l'accepte et déclare ses nom, prénoms et qualité. L'huissier de justice doit laisser, dans
tous ces cas, au domicile ou à la résidence du destinataire, un avis de passage daté l'avertissant de la remise
de la copie et mentionnant la nature de l'acte, le nom du requérant ainsi que les indications relatives à la
personne à laquelle la copie a été remise.”
( />GISCTA000006135900, truy cập ngày 09/8/2021).
18
Article 656 Code of Civil Procedure of France: “[…] l'huissier de justice laisse au domicile ou à la

résidence de celui-ci un avis de passage conforme aux prescriptions du dernier alinéa de l'article 655. Cet
avis mentionne, en outre, que la copie de l'acte doit être retirée dans le plus bref délai à l'étude de l'huissier
14


19

Tại Nga, Điều 116 BLTTDS Liên bang Nga quy định giấy triệu tập “được
tống đạt trực tiếp cho người đó với việc trả lại cuống biên lai giấy gọi có chữ ký
của người được tống đạt”19. Trường hợp không gặp được đương sự, giấy gọi được
trao cho “một trong những thành viên là người thành niên của gia đình nếu người
đó đồng ý tống đạt cho người được Tịa án triệu tập”. Nếu đương sự vắng mặt tạm
thời, “người chuyển giấy gọi của Tòa án ghi rõ nơi đến của người nhận và thời gian
người đó quay trở lại trong cuống biên lai giấy gọi”20. Nếu không rõ nơi cư trú của
đương sự thì điều này phải được ghi nhận đầy đủ nguồn thông tin trên tờ giấy gọi.
Trường hợp đương sự từ chối nhận văn bản, “người chuyển đánh dấu trên văn bản
và trả lại Tòa án, đương sự coi như đã được thông báo về thời gian và địa điểm xét
xử vụ án hoặc thời gian và địa điểm thực hiện hoạt động tố tụng”21.
Tương tự với pháp luật Nga trong trường hợp đương sự từ chối nhận văn
bản, Điều 86 Luật TTDS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quy định người thực
hiện tống đạt có thể “mời đại diện của tổ chức cấp cơ sở liên quan hoặc đơn vị của
bên nhận đến hiện trường, giải thích tình hình cho họ đồng thời lập biên bản xác
nhận lý do từ chối nhận văn bản. Sau đó, VBTT có thể được để lại nơi cư trú của
bên nhận và quá trình tống đạt sẽ được ghi lại bằng các phương tiện như chụp ảnh,
quay phim và việc tống đạt được coi là đã hoàn thành”22.
Như vậy, từ các dẫn chứng trên, nhận thấy các quy định về cấp, tống đạt,
thông báo trực tiếp tại một số quốc gia trên thế giới cũng tương tự quy định tại pháp
luật Việt Nam. Pháp luật nhìn chung được quy định theo hướng tôn trọng quyền tự
định đoạt của đương sự khi cho phép đương sự được lựa chọn địa điểm nhận cấp,
de justice, contre récépissé ou émargement, par l'intéressé ou par toute personne spécialement mandatée. La

copie de l'acte est conservée à l'étude pendant trois mois. Passé ce délai, l'huissier de justice en est
déchargé.”
( />GISCTA000006135900, truy cập ngày 09/8/2021).
19
Nguyễn Ngọc Khánh – Trần Văn Trung (2005), Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga, NXB Tư pháp, Hà
Nội, tr. 110.
20
Nguyễn Ngọc Khánh – Trần Văn Trung (2005), sđd (19), tr. 110.
21
Nguyễn Ngọc Khánh – Trần Văn Trung (2005), sđd (19), tr. 111.
22
Article 86 Civil Procedure Law of the People’s Republic of China (Revised in 2017): “If a party on which
a procedural document is served or any of his or her adult family members living with such party refuses to
accept the document, the person serving the document may invite representatives of the relevant basic-level
organization or the unit of the party to be served to come to the scene, explain the situation to them, and
record the date and reasons of the refusal on the acknowledgement of service. After the person serving the
document and the witnesses affixed their signatures or seals on the acknowledgement of service, the
document may be left at the domicile of the party and the service process shall be recorded by means such as
photography or video-taping, after which the service shall be deemed served”.
( truy cập ngày 09/8/2021).


20

tống đạt, thơng báo VBTT. Tuy nhiên, có thể thấy quy định pháp luật tố tụng dân sự
của Cộng hòa Pháp có phần chi tiết, cụ thể hơn trong các trường hợp không thể tống
đạt trực tiếp văn bản đến đương sự. Tất cả các trường hợp không gặp được trực tiếp
đương sự tại nơi cư trú, người tống đạt đều phải gửi lại một giấy báo tại nơi cư trú,
nơi ở của đương sự về việc đã giao bản sao và những thông tin liên quan để người
nhận sau khi nắm được thơng tin có thể được hướng dẫn tiếp cận đến văn bản một

cách nhanh chóng, chính xác nhất. Đồng thời, Điều 664 BLTTDS Cộng hòa Pháp
cũng quy định về thời gian tống đạt: “Không được tống đạt trước 6 giờ và sau 21
giờ, cũng như trong ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày nghỉ, trừ khi được thẩm phán cho
phép trong trường hợp cần thiết”23. Quy định này nhằm đảm bảo xác suất có mặt
tại nơi cư trú, nơi ở của đương sự để việc tống đạt diễn ra nhanh chóng, thuận lợi,
tránh tình trạng tống đạt nhiều lần mới hồn thành. Pháp luật Nhật Bản cũng có một
quy định đáng lưu ý là việc cho phép tống đạt được thực hiện tại bất cứ nơi nào gặp
được đương sự khi không rõ nơi cư trú của họ. Quy định trên đã mở rộng thêm
phạm vi về không gian, mở rộng thêm các địa điểm có thể thực hiện được việc tống
đạt, giúp việc tống đạt trực tiếp được linh hoạt hơn và tăng khả năng tống đạt hồn
thành. Pháp luật Nga và Trung Hoa có sự tương đồng trong quy định tại trường hợp
đương sự từ chối nhận văn bản. Quy định pháp luật của cả hai quốc gia trên đều
theo hướng chú trọng vào trách nhiệm nhận văn bản, ý chí của đương sự. Khi
đương sự từ chối nhận VBTT cũng có nghĩa là họ đã tự từ bỏ quyền lợi của mình về
việc được nắm thơng tin trong q trình giải quyết vụ việc. Người thực hiệc việc
cấp, tống đạt, thông báo xem như đã thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của
mình, việc tống đạt khi đó xem như là đã hồn thành, đương sự xem như đã biết và
nắm được hết các thông tin trong VBTT.
1.2.2. Cấp, tống đạt, thông báo qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba
được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo
Phương thức này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 173 BLTTDS và “yêu cầu
của việc tống đạt văn bản qua dịch vụ bưu chính và nghĩa vụ chuyển giao kết quả
cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của người thực hiện cho Tịa án”24 được cụ
thể hóa tại khoản 2 Điều 175 BLTTDS. Dịch vụ bưu chính là một dịch vụ “đảm

Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), sđd (16), tr. 152.
Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 384.
23
24



×