Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.72 MB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ CẨM THOANG

PHƢƠNG THỨC CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHƢƠNG THỨC CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Học viên: Lê Thị Cẩm Thoang
Lớp: Cao học luật Phú n- Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc. Các dữ liệu nêu trong luận văn là trung
thực. Kết quả nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác, thơng tin kế thừa từ những cơng trình nghiên cứu khác đều
được trích dẫn trung thực và đầy đủ.
Tơi sẽ hồn tồn chịu trách nhiệm về những vi phạm nếu có.
Tác giả luận văn

Lê Thị Cẩm Thoang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

LHN&GĐ

Luật Hôn nhân và gia đình

Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy

Nghị định
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
126/2014/NĐ-CP.
Luật hơn nhân và gia đình
TAND

Tịa án nhân dân

TANDTC

Tịa án nhân dân tối cao

TTLT 01/2016

Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
...................................................................................................................................10
1.1. Tài sản để chia là tài sản chung của vợ chồng .............................................. 10
1.2. Yêu cầu của vợ, chồng về chia tài sản chung ................................................ 16
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................20
CHƢƠNG 2. NGUYÊN TẮC VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN..........................................................21

2.1. Tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đơi tuy nhiên có xem xét các yếu
tố hồn cảnh mỗi bên, tình trạng tài sản, cơng sức đóng góp mỗi bên vào
việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản này .................................................. 21
2.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chƣa thành
niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, khơng có khả năng
lao động và khơng có tài sản để tự ni bản thân ............................................... 29
2.3. Tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia bằng hiện vật, nếu khơng chia
đƣợc bằng hiện vật thì chia theo giá trị ................................................................. 29
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tịa án1, ly hôn là điều không ai muốn nhưng là điều không thể
tránh với rất nhiều hồn cảnh, trường hợp, nó cần thiết để đảm bảo quyền tự do
trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố thiên hướng hơn nhân tự nguyện,
tiến bộ của LHN&GĐ năm 2014.
Có thể nói, ly hơn là sự lựa chọn của hai người vợ và chồng hoặc đơn phương
từ một phía vợ hoặc chồng nhưng hệ lụy kèm với nó khơng chỉ ở vợ, chồng mà là
cả một vấn đề, bên cạnh các tranh chấp liên quan đến chấm dứt quan hệ hôn nhân
giữa vợ và chồng thì các vấn đề phái sinh như việc xác định người trực tiếp nuôi
con sau khi ly hôn hay việc phân chia tài sản chung vợ, chồng,…khác với quyền
nuôi con là một trong các quan hệ nhân thân gắn liền với vợ, chồng, Tòa án phải
giải quyết khi vợ chồng ly hôn cho dù vợ hoặc chồng khơng u cầu Tịa án giải
quyết thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn thì dựa trên nguyên tắc tôn
trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các bên, vợ và chồng có thể yêu cầu

chia hoặc không chia tài sản chung khi yêu cầu Tịa án giải quyết ly hơn và Tịa án
chỉ giải quyết khi các bên có yêu cầu.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, số bản án tranh chấp về
tài sản (bao gồm tài sản chung và tài sản riêng) khi ly hôn từ năm 2014 – 2017 là
192 bản án, từ 2018 – 2019 là 712 bản án và từ đầu năm 2020 đến 18/4/2020 là 31
bản án, qua những con số này có thể thấy, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng
ngày càng tăng nhanh. Thực tiễn Tòa án, các tranh chấp về tài sản khi phát sinh
thường rất phức tạp và kéo dài bởi các tranh chấp này gắn liền với quan hệ hôn
nhân giữa vợ chồng, dẫn đến nhiều tình tiết trong q trình hơn nhân khơng dễ làm
sáng tỏ như: việc xác lập, thỏa thuận, định đoạt chia tài sản chung của vợ chồng.
Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu xuất phát từ đặc thù quan hệ hơn nhân giữa vợ
và chồng là quan hệ kín, riêng tư mà chỉ vợ chồng họ mới nắm được. Đây có thể
xem là lý do của tình trạng gia tăng các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng,
đồng thời cũng cho thấy các quy định pháp luật dần bộc lộ những hạn chế, bất cập
của pháp luật, phát sinh những vấn đề pháp luật chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh
không phù hợp gây ảnh hưởng quyền lợi của các đương sự cũng như gây khó khăn
1

Khoản 14, Điều 3 LHN&GĐ năm 2014.


2
cơ quan Tòa án khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp về tài sản chung
của vợ chồng khi ly hơn.
Nhìn từ góc độ quy định pháp luật về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ
chồng khi ly hơn có thể thấy sự ưu tiên thoả thuận, theo đó vợ chồng khi ly hơn có
quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia
tài sản. Trường hợp vợ chồng khơng thỏa thuận được mà có u cầu thì Tịa án phải
xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc
theo quy định của pháp luật2.

Để thực hiện việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được chính xác
thì bước đầu tiên Tịa án phải xác định được quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ
chồng để chia, cụ thể là phải xác định được những tài sản nào là tài sản chung của
vợ chồng; tài sản nào là tài sản riêng của vợ, chồng; nghĩa vụ tài sản nào là nghĩa vụ
chung của vợ chồng,… tiếp đó là việc phân chia cho mỗi bên vợ, chồng. LHN&GĐ
năm 2000 và LHN&GĐ năm 2014 đều duy trì nguyên tắc chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn là nguyên tắc tài sản chung được chia đôi nhưng có xem xét hồn
cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, cơng sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo
lập, duy trì, phát triển tài sản… Tuy nói sng như vậy nhưng các quy định pháp
luật với tính chất khái qt rất khó áp dụng cho những tình huống cụ thể, theo quy
định tại Điều 33 LHN&GĐ năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do
vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, vậy
hiểu như thế nào là “có được trong thời kỳ hơn nhân” Luật cũng chưa quy định cụ
thể, hoặc đối với tài sản là nhà và đất thì thời điểm để xác định tài sản chung là thời
điểm mà vợ, chồng thực hiện giao dịch hay thời điểm họ được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu, quyền sử dụng để dựa vào đó xác định trong thời kỳ hôn nhân hay
không? Cũng như trường hợp tài sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hơn sẽ
được xác định là tài sản riêng của chính người đó3, tài sản này chỉ trở thành tài sản
2

Bên cạnh chế độ tài sản vợ chồng theo luật định, thì LHN&GĐ 2014 đã thừa nhận thêm một chế độ so với
LHN&GĐ 2000 là chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản thỏa thuận (hay còn gọi là chế độ tài sản
ước định), là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ thống trên cơ sở sự cho phép
của pháp luật để thay thế cho chế độ tài sản luật định nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Chế độ
tài sản này được quy định như một điểm mới rất tiến bộ trong LHN&GĐ Việt Nam năm 2014, tồn tại song
song cùng với chế độ tài sản theo luật định (được áp dụng khi vợ chồng không xác lập chế độ tài sản theo
thoả thuận). Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa
thuận (Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có cơng chứng hoặc chứng
thực. Chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký kết hôn).

3
Khoản 1 Điều 43 LHN&GĐ 2014.


3
chung của vợ chồng khi họ thỏa thuận nhập vào tài sản chung tuy nhiên LHN&GĐ
năm 2014 không quy định cụ thể khi nhập loại tài sản riêng nào thì vợ, chồng phải
lập văn bản thỏa thuận, phải công chứng, chứng thực văn bản này, trong thực tế
nhiều trường hợp thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
nhưng không lập văn bản, vi phạm quy định về hình thức khi thỏa thuận, điều này
đặt ra vấn đề pháp luật nước ta có thừa nhận việc nhập thực tế tài sản riêng vào tài
sản chung không? Theo quy định của pháp luật hơn nhân thì quyền tài sản đối với
đối tượng sở hữu trí tuệ là tài sản riêng4 nhưng thực tế áp dụng quy định này cịn
vấn đề chưa thống nhất với nhau, ví dụ như quyền tác giả đối với tác phẩm, có quan
điểm cho rằng để có tác phẩm thì vợ, chồng phải dành thời gian để sáng tác, các
khoản tiền tạo ra từ tác phẩm có thể xem như khoản thu nhập được tạo ra trong thời
kỳ hôn nhân nên hiển nhiên là tài sản chung của vợ chồng…
Và về nguyên tắc quy định “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện
vật, nếu khơng chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị”. Quy định này đã xác
định phương thức chia tài sản chung là “Tài sản không chia được”. Tuy nhiên, pháp
luật hơn nhân và gia đình hiện nay chưa có quy định nào giải thích như thế là tài sản
khơng chia được, trong khi đó tại khoản 2 Điều 33 LHN&GĐ năm 2014 thừa nhận
“Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất” lại không đề cập tài sản
chung hợp nhất ở đây là tài sản không chia được hay tài sản chia được, chính vì vậy
thực tế cũng cho thấy có rất nhiều trường hợp Tòa án xác định khác nhau mặc dù
trong cùng một loại tài sản của vụ án, đặc biệt tài sản là vốn góp thì hiện nay vẫn có
nhiều quan điểm trái chiều rằng việc phân chia tài sản này sẽ được thực hiện như
thế nào và chia “tài sản đã góp vào” hay chia “phần vốn góp vào” từ đó xác định
đây là tài sản có thể chia được bằng hiện vật hay không? Hay đối với những tài sản
chung của vợ chồng là bất động sản mà theo Quyết định của Tòa án sẽ được chia

đều cho cả hai bên thì những bất động sản đó sẽ được chia như thế nào? Vợ chồng
sẽ bán bất động sản đó để chia hay giao cho một bên vợ hoặc chồng, hoặc trường
hợp cả vợ và chồng đều muốn nhận tài sản là hiện vật thì việc giao tài sản cho một
bên vợ, chồng dựa theo tiêu chí nào để chọn bên được giao cũng như các bên không
thống nhất với nhau về giá bán hay giá trị thanh tốn thì giá trị của bất động sản sẽ
được xác định trên cơ sở nào. Từ thực tế này, tác giả nhận thấy cần thiết phải xác
định: Tài sản thế nào là tài sản không chia được và tài sản có thể chia được đối với
4

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.


4
tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, đây là vấn đề còn chưa được pháp luật quy
định cụ thể trong khi đây là tiền đề để có cách thức và phương thức chia chính xác,
phù hợp, khơng ảnh hưởng đến giá trị, công dụng của tài sản mà vẫn đảm bảo được
quyền, lợi ích của các bên nhằm mục đích sau khi ly hơn mỗi bên đều ổn định cuộc
sống, hạn chế xáo trộn không cần thiết trong gia đình đặc biệt là đối với con chung
chưa thành niên, hiện nay việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên
thực tế gặp nhiều bất cập. Từ những lý do phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề
tài “Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” để thực hiện đề tài
luận văn thạc sĩ là phù hợp và hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phương thức là từ ghép giữa phương pháp và cách thức tạo thành, gộp lại
thành phương thức, vậy có thể định nghĩa phương thức thông qua định nghĩa của
cụm từ phương pháp và cách thức.
Phương pháp là các cách thức, đường lối có tính hệ thống được đưa ra để giải
quyết một vấn đề nào đó.
Cách thức là hình thức diễn ra một hành động.
Từ hai khái niệm trên có thể suy ra phương thức là hệ thống các đường lối

được đưa ra để giải quyết một vấn đề nào đó được thực hiện dưới một hình thức
nhất định.
Ví dụ như: Phương thức thanh toán là cách thức, phương pháp thực hiện
nghĩa vụ về tài sản. Phương thức thanh tốn có thể thực hiện bằng hình thức trả
bằng tiền mặt, thanh tốn qua ngân hàng, thanh toán bằng hiện vật... hoặc theo sự
thoả thuận của các bên. Cách thức thực hiện có thể là trả làm một lần hoặc trả nhiều
lần hay trả theo định kì...
Hiện nay pháp luật nước ta chưa có định nghĩa hay khái niệm về phương thức
chia tài sản nhưng đâu đó có hình dáng phương thức chia tài sản. Theo quy định tại
khoản 3 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 xác định phương thức chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu
không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng
hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh tốn cho bên kia
phần chênh lệch” nhưng pháp luật hơn nhân và gia đình khơng có điều khoản nào
xác định đây là phương thức chia tài sản cũng như khơng có quy định nào định
nghĩa, giải thích cụ thể về cách thức, phương pháp chia như thế nào.


5
Tại mục 2.2.2 chương VIII Giáo trình LHN&GĐ Việt Nam5 phân tích đối với
hậu quả pháp lý của ly hơn về quan hệ tài sản, đưa ra hai tiểu mục gồm (1) chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hơn, (2) việc thanh tốn nghĩa vụ chung về tài sản của
vợ chồng, cả hai tiểu mục phân tích cách thức, phương pháp phân chia tài sản và
nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng khi ly hôn dựa trên các nguyên tắc chung và hậu quả
của việc chia, trường hợp chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, cách thức
phân chia và điều kiện nhận tài sản bằng hiện vật nhưng không đưa ra khái niệm,
định nghĩa hay xác định về phương thức chia tài sản chung của vợ chồng ly hôn.
Tại tiểu mục I.B, Mục IV Giáo trình LHN&GĐ Việt Nam (tập 1)6, phân tích
hệ quả về tài sản khi vợ chồng ly hôn gồm thanh toán tài sản và thanh toán nợ dựa
trên sự phân tích đối với nguyên tắc phân chia tài sản chung, nợ chung và cách thức

phân chia bằng hiện vật hay giá trị theo thiên hướng giải quyết một số trường hợp
cụ thể đối với nhà ở và bảo vệ quyền, lợi ích chủ nợ; hay tại Chương thứ Năm của
Giáo trình LHN&GĐ Việt Nam (tập 2)7 nêu và phân tích rõ, kỹ lưỡng về thanh tốn
quan hệ tài sản và phân chia tài sản giữa vợ chồng và các thành viên khác trong gia
đình khi vợ chồng ly hơn, gồm phương pháp xác định cơng sức đóng, xác định phần
quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong các khối tài sản, tỷ lệ phân chia tài sản và nợ;
cách thức phân chia tài sản chung theo nguyên tắc bình đẳng về hiện vật và bình
đẳng về giá trị, bên được ưu tiên nhận tài sản là hiện vật…Tuy cả hai Giáo trình này
dựa trên LHN&GĐ năm 2000 và khơng đưa ra hay nhắc đến phương thức phân chia
tài sản chung nhưng có thể thấy, những nội dung mà hai Giáo trình phân tích là nội
hàm của phương thức phân chia tài sản chung khi ly hôn.
Hay tại Chủ đề 31, Phần 4 Sách tình huống LHN&GĐ8 với tiêu đề “Phương
thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” xác định phương thức chia dựa
trên các nguyên tắc phân chia, cách thức chia tài sản bằng hiện vật hay bằng giá trị
cũng như việc ưu tiên bên được nhận tài sản bằng hiện vật và hậu quả của việc chia
tài chung của vợ chồng khi ly hôn đối với một trường hợp cụ thể, tuy nhiên không
đưa ra khái niệm cũng như nội dung của phương thức chia tài sản.
Các luận văn liên quan việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như:
Nguyễn Thị Hạnh (2012), Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt
5

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản có
sửa đổi, bổ sung), Phạm Đức Trọng, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam
6
Đại học Cần Thơ (2005), Giáo trình Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam (tập 1), Nguyễn Ngọc Điện.
7
Đại học Cần Thơ (2006), Giáo trình Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam (tập 2), Nguyễn Ngọc Điện
8
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Sách tình huống LHN&GĐ (Bình luận bản án), Lê Vĩnh
Châu (chủ biên), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam.



6
Nam, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Học
viện khoa học xã hội; Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Giải quyết tranh chấp tài sản
chung vợ chồng sau ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ; Nguyễn Thị Lan (2017), Chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Hà Nội, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội;… Các luận văn này cũng chỉ đưa ra
những lý luận chung một khía cạnh của phân chia tài sản chung khi ly hôn như việc
xác định tài sản để phân chia, cách thức, nguyên tắc khi phân chia, hậu quả sau khi
phân chia, không nghiên cứu chuyên sâu, bao quát về phương thức chia như thế
nào, không đưa ra một khái niệm hay định nghĩa cụ thể.
- Danh Pì Sách, Nguyễn Trường Thọ, Nguyễn Thị Ngọc Hà, “Hồn thiện quy
định pháp luật về phân chia di sản thừa kế”, Tạp chí Cơng thương, truy cập ngày
26/6/2020. Tuy bài viết phân tích những quy định của pháp luật xung quanh vấn đề
phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật và giá trị theo quy định tại khoản 2, Điều 660
BLDS năm 2015: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng
hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa
thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật, nếu không
thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia” nhưng trong bài viết có nêu các
phương pháp, cách thức phân chia di sản thừa kế, trong khi đó di sản cũng là tài sản
và cách thức phân chia có nét tương đồng với việc phân chia tài sản chung của vợ
chồng, vì vậy bài viết là một nền tảng, tiền đề cho việc xác định phương thức phân
chia tài sản.
Dựa trên quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, quy định pháp luật có
liên quan, các cơng trình nghiên cứu, bài viết, bình luận liên quan vấn đề này tác giả
nhóm chung phương thức phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là cách
xác định tài sản chung của vợ chồng để chia theo yêu cầu của vợ, chồng dựa trên
các nguyên tắc của quy định pháp luật và hậu quả pháp lý sau khi phân chia tài sản

chung cũng như nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba, vậy nội hàm của phương
thức chia gồm các nội dung sau: Điều kiện, nguyên tắc và hậu quả của việc chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp
về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thống nhất, đồng bộ, tháo gỡ


7
những vướng mắc trên thực tế bởi pháp luật quy định phương thức chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn tại khoản 3 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 “Tài sản
chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu khơng chia được bằng hiện vật
thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn
phần mình được hưởng thì phải thanh tốn cho bên kia phần chênh lệch” nhưng
khơng nêu rõ như thế nào là “không chia được bằng hiện vật” hay khơng xác định
các tiêu chí bên nhận tài sản bằng hiện vật. Bằng cách dựa vào đặc tính của tài sản
để đánh giá, phân loại tài sản phân chia được và không phân chia được bằng hiện
vật và thơng qua thực tiễn để đưa ra các tiêu chí để xác định đối tượng được ưu tiên
nhận tài sản bằng hiện vật từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị bổ sung, hướng
dẫn các qui định còn thiếu sót, pháp luật nước ta chưa điều chỉnh nhằm hồn thiện
và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của quy định pháp luật nước ta.
Nhiệm vụ của đề tài:
Xác định những loại tài sản chung của vợ chồng, đánh giá tính chất có thể
phân chia được bằng hiện vật của tài sản và kết hợp những nguyên tắc phân chia từ
đó đưa ra phương thức chia phù hợp.
Đưa ra những tiêu chí xác định bên được ưu tiên nhận tài sản bằng hiện vật
và giải quyết hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các cơ sở để xác định cách thức, phương pháp chia tài sản vợ
chồng đối với tài sản không chia được bằng hiện vật khi vợ chồng không thỏa thuận
được theo pháp luật Việt Nam quy định và trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Tiêu chí xác định bên được ưu tiên nhận tài sản bằng hiện vật và hình thức
thanh toán giá trị tài sản chênh lệch cũng như hậu quả của việc phân chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn.
Phạm vi nghiên cứu
Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một phần của giải
quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn. Luận văn chỉ tập trung phân tích xoay quanh
phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định tại khoản 3
Điều 59 LHN&GĐ năm 2014, khơng phân tích về thuận tình chia tài sản và chỉ
chọn việc chia tài sản bằng tố tụng tòa án. Tập trung phân tích quy định pháp luật
hiện hành, các quy định có liên quan đến tài sản trong Bộ Luật dân sự, Luật Nhà ở,
Luật đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, khơng phân tích trong lĩnh


8
vực khác và các quy định trước đây đã hết hiệu lực áp dụng chỉ được sử dụng với
hình thức thao khảo, so sánh.
Ngoài căn cứ lý thuyết, quy định pháp luật, luận văn còn nghiên cứu thực tiễn
áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan vấn đề chia tài sản khi vợ
chồng ly hôn trên thực tế, tại Tòa án trong khoảng thời gian trước và sau khi
LHN&GĐ năm 2014 có hiệu lực và viện dẫn các sự việc có thực đã được giải quyết
bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên phạm vi tồn quốc để tạo tính
thuyết phục về nội dung và quan điểm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Toàn Luận văn thể hiện quy định pháp luật về tài sản chung của vợ chồng
theo pháp luật hơn nhân và gia đình và những bất cập khi áp dụng pháp luật trên
thực tiễn.
Cả hai chương, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, liệt kê cách thức xác

định tài sản chung của vợ chồng, phân loại tài sản có thể phân chia bằng hiện vật và
dựa trên nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng để có đưa ra cách thức
phân chia phù hợp theo quy định của LHN&GĐ năm 2014; Phương pháp logic
pháp lý được sử dụng để làm rõ mối quan hệ giữa quy định về phương thức chia tài
sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định trong LHN&GĐ với các quy định pháp
luật của BLDS và luật chuyên ngành; tác giả sử dụng phương pháp bình luận bản án
nêu lên những bất cập giữa thực tiễn áp dụng và lý luận khi chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hơn. Tác giả cịn sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những
tiêu chí được ưu tiên nhận tài sản bằng hiện vật và tại phần kết luận của mỗi chương
tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát những nội dung đã trình bày và
đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật.
Riêng chương 2, tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ sự khác
biệt giữa hậu quả của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và phân
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân, sử dụng phương pháp phân
tích đối với hậu quả sau khi phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn.
Ngồi ra, đề tài có sử dụng phương pháp khảo sát thêm các quan điểm của
người làm luật, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên và Luật sư làm công tác
thực tiễn pháp lý từ đó làm rõ thêm bất cập, vướng mắc về phương thức chia khi
giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ khi LHN&GĐ
năm 2014 có hiệu lực áp dụng đến nay.


9
6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả
nghiên cứu đó
Nghiên cứu của đề tài này nêu lên phương thức chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn trên cơ sở phân tích những quy định pháp luật, chỉ ra những thiếu
sót của pháp luật và bất cập trong việc áp dụng pháp luật từ đó đề xuất cơ quan có
thẩm quyền có hướng dẫn hoặc quy định bổ sung để hồn thiện pháp luật hơn nhân
và gia đình nhằm định hướng việc áp dụng pháp luật được đồng bộ, chuẩn xác.

Các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát có thể xem xét áp dụng kết
quả nghiên cứu trong hoạt động xét xử, kiểm sát đối với các vụ án tranh chấp hơn
nhân và gia đình.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có hai chương:
Chƣơng 1. Điều kiện chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Chƣơng 2. Nguyên tắc và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn.


10
CHƢƠNG 1
ĐIỀU KIỆN CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
1.1. Tài sản để chia là tài sản chung của vợ chồng
Luật HN&GĐ năm 2014 thừa nhận hai chế độ tài sản của vợ chồng gồm chế
độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo luật định, trong trường hợp không
lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có nhưng thỏa thuận này bị Tịa án tun
vơ hiệu thì chế độ tài sản theo luật định được áp dụng. Trường hợp vợ, chồng áp dụng
chế độ tài sản theo luật định thì tài sản chung của vợ chồng được xác định căn cứ vào
quy định tại Điều 33 LHN&GĐ năm 2014, theo đó tài sản chung của vợ chồng được
hiểu như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng và thu nhập hợp pháp khác9 trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy
định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung
hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc gắn liền trong việc xác định tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là trong trường hợp khơng có căn cứ để

chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì
tài sản đó sẽ được xem là tài sản chung10. Nguyên tắc này xây dựng trên tinh thần
“của chồng công vợ” gắn kết cuộc sống hôn nhân vợ chồng.
Qua các quy định trên có thể đúc kết lại rằng, để xác định tài sản chung của
vợ chồng thì tài sản đó có hai đặc điểm sau:
Thứ nhất, tài sản chung là tài sản được tạo ra, phát sinh, có được trong thời
kỳ hôn nhân.
Thứ hai là trừ những tài sản riêng của mỗi bên11, tài sản được thừa kế, tặng
cho riêng, thỏa thuận là tài sản riêng, chứng minh được là tài sản riêng thì các tài
sản cịn lại được xác định là tài sản chung.
Đối với đặc điểm thứ nhất: Thời kỳ hôn nhân là một trong những căn cứ để
xác định tài sản chung của vợ chồng, tức là thời điểm họ đã trở thành vợ chồng.
9

Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ
Khoản 3 Điều 33 LHN&GĐ năm 2014.
11
Điều 43 LHN&GĐ năm 2012.
10


11
Hiện nay, theo quy định pháp luật thời điểm thời kỳ hôn nhân bắt đầu được xác định
theo hai mốc: Thời điểm đăng ký kết hôn12 và thời điểm chung sống13; kết thúc khi
hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết (sinh học, pháp lý) hoặc ly hôn.
Theo phong tục, tập quán của Việt Nam, ngoài việc đăng ký kết hôn theo quy
định pháp luật, để nam, nữ là vợ chồng, về sống chung nhà đều tổ chức lễ hỏi, lễ
cưới hay tiệc báo hỷ, theo cách hiểu thông thường việc xác định quan hệ hôn nhân
bắt đầu kể từ ngày vợ chồng đăng ký kết hôn và việc tổ chức lễ cưới hay tiệc báo hỷ
không ảnh hưởng đến thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân. Trên thực tế việc tổ chức

lễ cưới hay tiệc báo hỷ có thể trước hoặc sau thời điểm đăng ký kết hôn, vậy tiền, tài
sản và trang sức mừng cưới của gia đình, họ hàng và khách mời tặng cho cơ dâu,
chú rể trong ngày cưới được xác định là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ,
chồng, xác định là tài sản chung của vợ chồng căn cứ vào thời điểm, sự kiện nào.
Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn chi tiết vấn đề này.
Quan điểm của HĐTP của TANDTC tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày
20/01/1998 cho rằng những trang sức cưới mà người tặng cho nói rõ là “Đồ trang
sức mà người vợ hoặc người chồng được cha mẹ vợ hoặc chồng tặng cho riêng
trong ngày cưới là tài sản riêng, nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai
người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi là tài sản chung”,
năm 2000 văn bản này được thay thế bởi Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, Nghị
quyết 02 không quy định vấn đề chia tài sản chung khi ly hôn là trang sức; tuy Nghị
quyết 01 đã hết hiệu lực áp dụng nhưng tinh thần của Nghị quyết phù hợp với quy
định của LHN&GĐ năm 201414 “Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung là tài
sản chung của vợ chồng, tài sản mà vợ, chồng được tặng cho riêng là tài sản riêng”
nhưng trên thực tế rất khó xác định được ý chí cũng như mong muốn của người tặng
cho, như vậy có thể vận dụng thời kiểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân để xác định tài sản
chung hay riêng được không?
Theo Luật sư Lê Minh Công15 thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội và đa số luật sư
khác đồng quan điểm xác định tài sản chung hay riêng của vợ, chồng kết hợp giữa
thời điểm đăng ký kết hơn và ý chí của người tặng cho, những tài sản vợ chồng
12

khoản 13, Điều 3 LHN&GĐ năm 2014.
Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội về thi hành Luật HNGĐ và Thông tư
liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3.1.2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35.
14
Các Điều 33, 43, 44 LHN&GĐ năm 2014.
15

Lê Minh Công, “Tranh chấp quà cưới khi ly hôn được giải quyết như thế nào”, nguồn: https://luatlongphan.
vn/tranh-chap-qua-cuoi-khi-ly-hon-giai-quyet-nhu-the-nao, truy cập ngày 26/10/2019.
13


12
được tặng cho chung, được tặng cho sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng;
tuy nhiên một số quan điểm lại cho rằng nếu kết hôn vào thời điểm trước khi
LHN&GĐ năm 2014 có hiệu lực mà số vàng được cho dưới dạng bơng tai, nhẫn,
vịng cổ, trang sức… được coi là tư trang cá nhân, do đó là tài sản riêng của cơ dâu
hoặc chủ rể, không phụ thuộc việc tặng, cho trước hay sau khi đăng ký kết hôn, trừ
trường hợp tại thời điểm cho, người tặng cho tuyên bố rõ là cho vợ chồng để tạo
dựng gia đình…Thời điểm kết hơn sau khi LHN&GĐ năm 2014 có hiệu lực pháp
luật thì tiền, vàng được cho dù tồn tại dưới dạng gì, đã được chế tác thành đồ trang
sức hay chưa vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng…16, như vậy nếu thời
điểm tặng cho mà vợ chồng đã kết hôn, trước khi LHN&GĐ năm 2014 có hiệu lực
và khơng chứng minh được “cho để tạo dựng gia đình” thì trang sức đương nhiên là
tài sản riêng của cô dâu hoặc chú rể.
Trong thực tiễn xét xử của Tòa án, tại Bản án số 10/2019/HNGĐ-ST ngày
17/06/2019 của TAND huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, Tòa án đã xác định tài sản
được tặng cho ngày tổ chức lễ cưới của vợ chồng chị M và anh T khi họ chưa đăng
ký kết hôn là tài sản chung. Nội dung vụ án như sau: Anh T và chị M có tổ chức
đám cưới ngày 09-10/02/2019 âm lịch (nhằm ngày 14-15/3/2019 dương lịch) nhưng
khơng có đăng ký kết hơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong ngày cưới cha
mẹ, họ hàng cho số vàng cưới tổng cộng là 19,5 chỉ vàng 24K gồm đôi bơng tai, lắc
tay, vịng và nhẫn, hiện chị M đang giữ, cùng với hai chiếc nhẫn cưới là 01 chỉ vàng
18K (chị M đang giữ 0,5 chỉ, anh T giữ 0,5 chỉ). Tịa án nhận định: “Chị M khơng
đồng ý chia số vàng cho trong ngày cưới với lý do đây là vàng cho riêng chị. Tuy
nhiên, chị M không có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh là tài sản cho riêng trong
ngày cưới”… “Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật hơn nhân và gia đình xác

định đây không phải là tài sản riêng của chị M, nên anh T yêu cầu chia số vàng cưới
này là có cơ sở”. Như vậy, thời điểm chị M, anh T được tặng cho vàng cưới thì anh
chị chưa đăng ký kết hôn tức chưa là vợ, chồng theo quy định pháp luật nhưng Tòa
án nhận định do chị M không chứng minh được là cho riêng trong ngày cưới nên
xác định vàng cưới này là tài sản chung của anh T, chị M và chia đôi cho mỗi người
như quy định của chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Hay tại Bản án số
31/2018/DSST ngày 21/6/2018 của TAND tỉnh Sóc Trăng có đoạn nhận định “chiếc
xe này được mua trước ngày ông Q và bà P tổ chức lễ cưới nên đây là tài sản riêng
16

Trần Hà, “Chia vàng cưới, trang sức khi ly hôn như thế nào?” Nguồn: truy cập ngày 03/6/2019.


13
của bà P”, tại Bản án này lại căn cứ vào mốc thời điểm xác định tài sản riêng và tài
sản chung là tổ chức lễ cưới.
Hay tại Bản án số 42/2010/DS-ST ngày 15/6/2010 của TAND huyện Châu
Thành, tỉnh Long An, thời điểm LHN&GĐ năm 2000 có hiệu lực áp dụng, Tịa án
xác định tại Lễ đính hơn các tài sản như hoa tai, tiền cho cô dâu may trang phục là
sính lễ nên được xem là tặng cho riêng cơ dâu, các tài sản khác thì được xem là tặng
cho có điều kiện nên phải hồn lại cho bên tặng cho. Nội dung vụ án: Tại Lễ đính
hơn, gia đình ơng Thát đã trao cho bà Thoa các tài sản: một dây chuyền 05 chỉ vàng
24k, một vòng đeo tay (lắc), 05 chỉ vàng 24K, một bông tai 01 chỉ vàng 24K và
2.000.000 đồng, tiền “nạp tài”, đồng thời ấn định ngày tổ chức lễ cưới tuy nhiên do
xảy ra mâu thuẫn nên ông Thát, bà Thoa đã hủy đám cưới và hai bên tranh chấp tài
sản cho trong Lễ đính hơn. Tịa án đã nhận định: “theo tập quán địa phương, hoa tai
và tiền cho cô dâu may trang phục cưới là bắt buộc nên bà Thoa được quyền giữ lại.
Các tài sản khác mà bà Thoa đang quản lý là một dây chuyền 05 chỉ vàng 24K, một
vòng đeo tay (lắc) 05 chỉ vàng 24K, bà Thoa phải hồn trả lại cho ơng Thát”, theo
nhận định trên của Bản án có thể thấy rằng “hoa tai và tiền cho cô dâu may trang

phục cưới” được xem là sính lễ, tài sản gắn liền với cơ dâu khi kết hôn nên được
xem là tài sản tặng cho riêng cô dâu, những tài sản khác lại được xem là sính lễ, tài
sản được tặng cho có điều kiện khơng được xem là cho riêng cô dâu hay cho chung
cô dâu và chú rể nên buộc cơ dâu phải hồn trả lại cho bên tặng cho17. Ngồi ra,
Bản án cịn có đoạn nhận định “khơng có cơ sở để chấp nhận quan điểm của người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Thoa, khi cho rằng số nữ trang cho trong
ngày Lễ hỏi là “nữ trang” nên chỉ dành cho nữ”, như vậy quan điểm Tịa án khơng
thừa nhận tài sản được tặng cho là nữ trang thì được xem là tặng cho riêng.
Qua những minh họa từ thực tiễn xét xử nêu trên có thể thấy cịn nhiều quan
điểm khác nhau đối với tài sản cho vợ, chồng ngày cưới, trước thời điểm đăng ký
kết hôn. Theo quan điểm của tác giả thì cần xác định như sau: theo phong tục tập
quán cưới hỏi ở Việt Nam mỗi vùng miền sẽ khác nhau nhưng tựu chung là trước
Lễ cưới chính thức sẽ có thủ tục thách cưới hay hỏi vợ, tiếp đó là Lễ cưới tổ chức
bên phía cơ dâu, sau đó bên chú rể tổ chức thủ tục rước dâu tại nhà cô dâu và tổ
chức Lễ cưới chính thức bên phía chú rể. Đối với những lễ vật thách cưới, đây là
những lễ vật phía chú rể phải đáp ứng theo yêu cầu của phía cô dâu để cưới được cô
17

Đỗ Văn Đại và Lê Thị Diễm Phương (2014), “Bình luận bản án số 42/2010/DS-ST: Sính lễ trong pháp luật
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 01 (80), tr.71-80.


14
dâu, lễ vật này do phía chú rể trao cho phía cơ dâu về mặt pháp lý là hành vi tặng
cho tài sản cho riêng cô dâu nên những tài sản này được xác định là tài sản riêng
của người vợ; Trong giai đoạn lễ cưới diễn ra bên nhà cơ dâu thì tùy vùng mà chú rể
có mặt hoặc khơng, họ hàng, thân thích bên cơ dâu sẽ tặng q cho cơ dâu, do đó
những tài sản được tặng cho trong giai đoạn này được xác định là tài sản riêng của
cô dâu cho dù vợ chồng đã đăng ký kết hôn hay chưa. Các trường hợp khác được
xác định như sau:

Trong trường hợp Lễ cưới hoặc Lễ báo hỷ được tổ chức trước thời điểm đăng
ký kết hôn: tại thời điểm này giữa hai bên cô dâu và chú rể vẫn chưa tồn tại mối
quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Do đó, những quà tặng trong ngày
cưới có thể xác định là tài sản riêng của cô dâu, chú rể, trừ trường hợp người tặng
cho công khai rõ ràng tặng cho chung vợ chồng thì xác định đó là tài sản chung;
Trường hợp Lễ cưới hoặc Lễ báo hỷ được tổ chức cùng ngày hoặc sau ngày
đăng ký kết hôn: tại thời điểm này cô dâu và chú rể đã xác lập mối quan hệ hơn
nhân theo quy định pháp luật, do đó xác định tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân được xác định dựa trên nguyên tắc cơ bản của LHN&GĐ năm 2014 đã được
nêu ở trên.
Đối với đặc điểm thứ hai là: trừ những tài sản riêng của mỗi bên; tài sản được
thừa kế, tặng cho riêng; vợ và chồng thỏa thuận là tài sản riêng; vợ, chồng chứng
minh được là tài sản riêng thì các tài sản cịn lại được xác định là tài sản chung.
Trước tiên ở góc độ pháp lý về hơn nhân gia đình, tài sản chung của vợ chồng
phải là tài sản theo quy định của BLDS năm 2015. Như vậy, tùy thuộc vào loại tài sản
là vật, tiền, giấy tờ có giá hay quyền tài sản để xếp chúng vào loại tài sản hữu hình
hay vơ hình. Vậy quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ ví dụ như quyền tác
giả, quyền mua cổ phần, tư cách thành viên trong các hiệp hội xã hội, nghề nghiệp,
quyền hứa mua, hứa bán, quyền lợi trong di chúc của bên thứ ba mà hình thành trong
thời kỳ hơn nhân có được xem là tài sản chung của vợ chồng không?
Theo quy định của LHN&GĐ năm 2014, một trong những tài sản riêng của vợ,
chồng đó là quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ18. Tuy nhiên, thực tế áp
dụng quy định này còn vấn đề chưa thống nhất với nhau. Tình huống cụ thể như sau:
Chị X sáng tác được 50 bài thơ và đã in thành sách trong thời kỳ hơn nhân, từ
đó chị X trở thành người nổi tiếng và nhận được nhiều tiền nhuận bút vì có nhiều bài
thơ được phổ nhạc. Anh Y là chồng chị X, do vợ chồng có mâu thuẫn nên anh yêu
18

Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.



15
cầu ly hôn với chị X và yêu cầu chia tài sản chung là 50 bài thơ, tiền nhuận bút và
những khoản thu nhập khác đã phát sinh từ các tác phẩm của chị X vì cho rằng chị X
đã dành thời gian để sáng tác ra các bài thơ này trong thời kỳ hôn nhân và anh Y phải
thay chị X gánh vác trách nhiệm gia đình như việc chăm sóc con. Chị X khơng đồng
ý u cầu của anh Y vì cho rằng 50 bài thơ của chị là tác phẩm văn học, là tài sản sở
hữu trí tuệ, gắn liền nhân thân, tên tuổi, nhân thân của chị nên không thể chia được và
chị dùng thời gian rảnh để sáng tác, không ảnh hưởng cuộc sống gia đình.
Vụ việc này được Tịa án có thẩm quyền thụ ý giải quyết và có hai luồng
quan điểm như sau:
Quan điểm thứ 1: Không chấp nhận yêu cầu của anh Y. Hiện khơng có bất kỳ
văn bản pháp luật nào quy định tác phẩm văn học sáng tác trong thời kỳ hôn nhân là tài
sản chung của vợ chồng. Cũng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được
sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), chị X sẽ được bảo hộ quyền tác giả đối với các tác
phẩm, bao gồm các quyền hưởng nhuận bút, quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm
được sử dụng, quyền được hưởng lợi ích từ việc cho người khác sử dụng dưới một số
hình thức nhất định, quyền được nhận giải thưởng khi tác phẩm đạt giải...
Quan điểm thứ 2: Chấp nhận một phần yêu cầu của anh Y. Nếu xem xét các
tác phẩm văn học này dưới góc độ tài sản thì các khoản tiền tạo ra từ tác phẩm
chẳng hạn như nhuận bút, những lợi nhuận phát sinh khác có thể được xem như
khoản thu nhập được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại Điều 33
LHN&GĐ năm 2014, thu nhập do lao động được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân hiển
nhiên là tài sản chung vủa vợ chồng19.
Trong hai quan điểm trên, theo tác giả quan điểm thứ hai hợp lý hơn. Bởi lẽ,
quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ là tài sản riêng của vợ, chồng. Do đó,
quyền tài sản trong quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học là tài sản riêng của
chị X. Chị X có thể khai thác, sử dụng tác phẩm văn học của mình để thu nhuận bút,
thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019). Nhưng lợi tức phát sinh từ tài sản

riêng của vợ, chồng là khoản lợi tức mà vợ chồng thu được từ việc khai thác tài sản
riêng của mình20 là tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, các khoản lợi tức mà chị
X thu được từ việc khai thác quyền tài sản có thể được xem là lợi tức phát sinh từ
19 Nguyễn Thị Huyền, “Tác phẩm văn học có được xem là tài sản chung của vợ chồng khơng?”, Tịa án nhân
dân tỉnh Thừa Thiên – Huế, />&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=51955772.
20
Khoản 2 Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.


16
tài sản riêng của chị X. Như vậy, theo LHN&GĐ năm 2014, các khoản lợi tức này
do phát sinh trong thời kỳ hơn nhân nên được tính là tài sản chung của vợ chồng
nên anh Y được chia một phần và khi chia Tịa án nên xem xét về cơng sức đóng
góp hình thành tài sản để có phương thức chia phù hợp.
1.2. Yêu cầu của vợ, chồng về chia tài sản chung
Quyền u cầu ly hơn có thể xuất phát từ ý chí của hai bên hoặc một bên vợ
hoặc chồng21, khi ly hơn ngồi việc giải quyết quan hệ hơn nhân thì Tịa án phải
giải quyết các hậu quả pháp lý kéo theo của việc ly hơn đó là quyền nuôi con và
phân chia tài sản, đây là những vấn đề xảy ra nhiều tranh chấp nhất khi hai vợ
chồng tiến hành thủ tục ly hơn tại Tịa án. Quyền nuôi con và phân chia tài sản là
một quan hệ phái sinh mà Tòa án đồng thời phải giải quyết trong vụ án ly hôn, tuy
nhiên khác với quyền nuôi con là một trong các quan hệ nhân thân gắn liền với vợ,
chồng, Tòa án phải giải quyết khi vợ chồng ly hôn cho dù vợ hoặc chồng khơng
u cầu Tịa án giải quyết, cịn việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn thì
dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các bên22, vợ
và chồng có thể yêu cầu chia hoặc không chia tài sản chung khi yêu cầu Tịa án
giải quyết ly hơn.
Mặt khác, Tịa án chỉ thụ lý giải quyết vụ, việc dân sự khi có đơn khởi kiện,
đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu
cầu đó23 nên khi vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hơn, vợ hoặc chồng hoặc cả

hai vợ chồng có thể yêu cầu phân chia tài sản ngay trong đơn ly hôn. Ngược lại, nếu
trong đơn không đề cập đến vấn đề này thì Tịa án khơng giải quyết liên quan tài sản
của vợ chồng và tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung vợ chồng.
Như vậy, khi ly hôn nếu vợ hoặc chồng không tự thỏa thuận giải quyết hoặc
khơng có u cầu Tịa án giải quyết về tài sản chung thì tài sản chung của vợ chồng
vẫn là tài sản chung hợp nhất, khơng ai có quyền chia và vì đây là tài sản chung của
vợ chồng nên khơng ai có quyền u cầu chia tài sản này ngoài vợ, chồng là người
chủ sở hữu của tài sản đó.
Ví dụ như tại Bản án số 40/2021/HNGĐ-ST ngày 23/9/2021 của Tòa án nhân
dân huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Nguyên đơn ông Mai Xuân Linh và bà Huỳnh Thị
Duyên đều thừa nhận vợ chồng có tài sản chung như 03 xe máy, 01 ti vi, 01 tủ lạnh
21

Khoản 1 Điều 51 LHN&GĐ năm 2014.
Khoản 1 Điều 5 BLTTDS năm 2015.
23
Khoản 1 Điều 5 BLTTDS năm 2015
22


17
nhưng không ai yêu cầu chia tài sản này nên Tịa án khơng xem xét, giải quyết hay
đối với 03 con bị vợ chồng đầu tư, ơng Linh khơng u cầu chia, bà Duyên yêu cầu
chia đôi nhưng trong quá trình giải quyết vụ án vì khơng có chứng cứ chứng minh
nên bà Duyên đã rút yêu cầu đối với 02 con bị đầu tư sau, vì vậy Hội đồng xét xử
khơng xem xét, giải quyết. Từ ví dụ này có thể thấy, ngồi điều kiện là phải có ít nhất
một bên vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản chung thì bên u cầu chia tài sản chung
cịn có nghĩa vụ chứng minh tài sản để chia là tài sản chung của vợ chồng. Đây là
nguyên lý đặc trưng trong pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước trên thế giới, trong
đó có Việt Nam, Tịa án chỉ hỗ trợ đương sự khi đương sự đã nỗ lực hết sức nhưng

không thể chứng minh được cho quyền lợi của mình. Nhằm tơn trọng và bảo vệ
quyền con người, khoản 1 Điều 91 BLTTDS năm 2015 có quy định hồn tồn mới về
những trường hợp đương sự khơng phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh. Ngoài ra, để
tránh bỏ sót các trường hợp mà luật nội dung có quy định về trường hợp khơng phải
chứng minh, Điều 91 có quy định một điều khoản “quét” với nội dung: “Các trường
hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh”. Trường hợp khác mà pháp
luật quy định có thể xem xét là những tình tiết, sự kiện mà đương sự đưa ra để chứng
minh cho yêu cầu của mình được các đương sự khác thừa nhận hoặc ngay bản thân
tình tiết, sự kiện đó đã hàm chứa sẵn giá trị chứng minh thì đương sự có thể được loại
trừ nghĩa vụ chứng minh. Như phân tích ở trên, tài sản chung của vợ chồng được hình
thành trong thời kỳ hơn nhân và thời điểm đó vợ chồng vẫn còn hòa thuận, việc xác
lập, thỏa thuận, định đoạt chia tài sản chung của vợ chồng là quan hệ kín mà chỉ vợ
chồng họ mới nắm được nên việc chứng minh là tài sản chung của vợ chồng gặp
khơng ít khó khăn, vì vậy nhóm những tình tiết, sự kiện mà bên cịn lại thừa nhận
hoặc khơng phản đối là căn cứ không phải chứng minh tạo thuận lợi cho người u
cầu. Như tại ví dụ nói trên, bà Dun khơng có chứng cứ về số tiền mua và bán bị vì
mọi giao dịch đều bằng lời nói, khơng xác định được người bán, người mua bị nhưng
ngun đơn ơng Linh thừa nhận số tiền mua và bán bò nên đó là một căn cứ để chấp
nhận yêu cầu của bà Duyên.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh quy định tại khoản 2 Điều 92 BLTTDS
năm 2015 còn bộc lộ những hạn chế, chưa có quy định bổ sung để giải quyết hạn
chế này. Vụ án dưới đây sẽ là một minh chứng cho lập luận trên. Tại Bản án số
10/2017/HNGĐ-PT ngày 18/5/2017 của TAND tỉnh Phú Yên về việc “yêu cầu chia
tài sản chung”, Tòa án đã dựa vào tình tiết mà ơng Diệm thừa nhận để xác định tài
sản đang tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng chị Chi, anh Vinh, từ đó chia cho


18
vợ, chồng theo quy định pháp luật, gây ảnh hưởng quyền lợi của ơng Diệm. Tóm tắt
nội dung vụ án: Chị Lê Thị Mỹ Chi cho rằng vợ chồng có tài sản chung gồm

414.000.000 đồng (chị Chi giữ 179.000.000 đồng, anh Vinh giữ 235.000.000 đồng),
08 cây vàng (chị Chi giữ), 04 lơ đất ở thơn Đơng Lộc, xã Hịa Thắng, huyện Phú
Hịa và 1 lơ đất tại thơn Qui Hậu, xã Hịa Trị, huyện Phú Hịa, tài sản này có được
do vợ chồng kinh doanh mua bán bò; anh Nguyễn Văn Vinh cho rằng khối tài sản
này có được là do cha của anh (ông Nguyễn Diệm) kinh doanh mua bán bị hơi, anh
chỉ phụ giúp ơng Diệm, chị Chi giữ tiền và làm nội trợ; Ông Diệm cho rằng số tài
sản này có được từ việc kinh doanh mua bán bị hơi của ơng, khơng phải tài sản
chung của vợ chồng Chi, Vinh. Cấp phúc thẩm đã căn cứ vào lời khai thừa nhận của
ông Diệm, anh Vinh tại các Bảy trình bày, Biên bản ghi lời khai… như “vợ chồng
nó có mua 04 lơ đất là 24 cây vàng”, “anh Vinh đều xác định số tiền 179.000.000
đồng và 08 lượng vàng chị Chi đang cất giữ là tài sản chung của vợ chồng”, hoặc có
đoạn nhận định “tại biên bản hòa giải và tại phiên tòa sơ thẩm anh Vinh, chị Chi
khai trong số tài sản chung của vợ chồng có 04 lơ đất tại thơn Đơng Lộc và 01 lô đất
ở Qui Hậu, ông Diệm không phản đối, đồng thời khẳng định ơng Diệm cất chuồng
bị trên diện tích đất của vợ chồng Chi Vinh, nay chị Chi địi chia giá trị chuồng bị
ơng khơng đồng ý”; “xét lời khai nhận của anh Vinh tại các biên bản nêu trên phù
hợp với lời trình bày của chị Chi có đủ cơ sở xác định số tiền 179.000.000 đồng và
08 lượng vàng chị Chi đang quản lý là tài sản chung của vợ chồng chị Chi, anh
Vinh trong thời kỳ hôn nhân”…để lập luận, nhận định khối tài sản nêu trên là tài
sản chung của vợ chồng Chi, Vinh và chia theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên
tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 12/QĐKNGĐT-VKS-DS ngày
04/02/2020 của VKSND cấp cao tại Đà Nẵng và Quyết định giám đốc thẩm số
01/2020/DS-GĐT ngày 30/3/2020 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã nhận định
dựa trên lời trình bày của các đương sự, nhân chứng và chứng cứ khác xác định tài
sản chị Chi kê khai có được từ việc kinh doanh bị hơi của ơng Diệm, anh Vinh chỉ
phụ giúp và chị Chi làm nội trợ, giữ tiền, vì vậy đã hủy Bản án nói trên vì xác định
không đúng sự thật khách quan của vụ án, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của ông Diệm.
Như vậy, cần nhận thức rằng không phải mọi sự thừa nhận của đương sự đều
có giá trị chứng minh tuyệt đối, cần phải kết hợp với các chứng cứ khác. Thiết nghĩ,

pháp luật tố tụng dân sự cần có hướng dẫn bổ sung về trường hợp này.


19
Ngồi hai điều kiện phân tích ở trên thì một điều kiện khơng kém phần quan
trọng để Tịa án xem xét, giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng là người yêu
cầu cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng các chi phí tố tụng theo quy định của
BLTTDS, như tạm ứng án phí, tạm ứng chi phí thẩm định, định giá, giám định…
Nếu người yêu cầu không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí24, chi phí định
giá25… cho Tịa án trong thời hạn quy định (trừ không thuộc trường hợp miễn,
không phải nộp) mà không có lý do chính đáng thì Tịa án khơng xem xét, giải
quyết u cầu đó26, ví dụ như tại Bản án số 39/2020/HNGĐ-ST ngày 10/12/2020
của TAND huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có đoạn nhận định “đối với yêu cầu của bị
đơn chia số tiền 350.000.000 đồng và 01 sạp hàng hóa tại chợ Nho Lâm do chị Linh
đứng tên nhưng bị đơn khơng nộp tạm ứng án phí; ngun đơn khơng thừa nhận có
tài sản chung này và khơng có chứng cứ để chứng minh nên khơng được xem xét
chấp nhận”

24

Điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015.
Điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015.
26
Tuy nhiên đối với vụ án hơn nhân gia đình có điểm đặc biệt là nếu bên cịn lại có u cầu đối với tài sản đó
thì khi xem xét, giải quyết, người không thực hiện nghĩa vụ tạm ứng cũng được xem xét dựa trên yêu cầu của
người còn lại.
25


20

Kết luận chƣơng 1
Thứ nhất: Để xác định "vàng cưới" là tài sản chung hay riêng. Trước hết, xác
định theo tập quán căn cứ Điều 5, BLDS năm 2015 thì căn cứ vào tập quán sẽ xác
định ý chí của việc tặng cho của người tặng cho là tặng cho riêng. Thứ hai, nếu
khơng có căn cứ xác định được chính xác mục đích của việc tặng cho vàng này
bằng tập qn thì phải xác định mục đích của việc tặng cho tài sản dựa trên ý chí
của chủ thể tặng cho kết hợp với thời điểm tặng cho để xác định. Tuy nhiên, khi giải
quyết các vụ án, các bên đương sự phải chứng minh, cung cấp được những chứng
cứ để chứng minh được tài sản này là tặng riêng, không phải cho cả hai vợ chồng.
Thứ hai: Theo quy định của LHN&GĐ năm 2014, một trong những tài sản
riêng của vợ, chồng đó là quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ tuy nhiên
cần có hướng dẫn cụ thể xác định các lợi tức, lợi ích phát sinh từ các quyền tài sản
này là tài sản chung hay tài sản riêng để việc áp dụng pháp luật được đồng bộ.
Thứ ba: Ngoài việc phát sinh yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì
người yêu cầu cần phải đưa ra chứng cứ, căn cứ pháp lý, các lý lẽ, lập luận để
chứng minh cho việc phản đối đó là đúng đắn và có cơ sở. Khi Tòa án giải quyết
yêu cầu của đương sự, cần nhận thức rằng không phải mọi sự thừa nhận của đương
sự đều có giá trị chứng minh, cần phải kết hợp và đánh giá toàn diện với các chứng
cứ khác, pháp luật tố tụng dân sự cần có hướng dẫn bổ sung quy định về tình tiết, sự
kiện khơng phải chứng minh tại khoản 2 Điều 92 BLTTDS năm 2015.


×