Tải bản đầy đủ (.pdf) (453 trang)

Quyền sử dụng hợp lý tác phẩm qua hành vi sao chép, trích dẫn quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng tại một số trường đại học trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.29 MB, 453 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

PHẠM NGỌC MINH TÚ

QUYỀN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÁC PHẨM QUA
HÀNH VI SAO CHÉP, TRÍCH DẪN:
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI
MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

QUYỀN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÁC PHẨM QUA
HÀNH VI SAO CHÉP, TRÍCH DẪN:
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI
MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC


HỌC VIÊN: PHẠM NGỌC MINH TÚ
LỚP: CAO HỌC LUẬT, KHĨA 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ luật học “Quyền sử dụng hợp lý tác phẩm
qua hành vi sao chép, trích dẫn: quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng tại một số
trường đại học trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” là cơng trình nghiên
cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Ts. Nguyễn Thị Bích Ngọc. Các nội
dung được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Ký tên

Phạm Ngọc Minh Tú

năm 2021


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS 2015

Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo


Công ước Berne

Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật
ngày 9/9/1886, được sửa đổi lần cuối tại Pa-ri ngày
24/7/1971.

ĐH

Đại học

Hiệp định CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương ký ngày 08/3/2018 tại thành phố San-ti-a-go, Chilê (có hiệu lực ngày 30/12/2018).

Hiệp định EVFTA

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh
Châu Âu ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội.

Hiệp định TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ ngày 15/04/1994.

Luật SHTT Việt Nam

Luật sở hữu trí tuệ (Luật số 50/2005/QH11) ngày
12/12/2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 bởi Luật số

36/2009/QH12 và sửa đổi, bổ sung năm 2019 bởi Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo
hiểm, Luật sở hữu trí tuệ (Luật số 42/2019/QH14) ngày
14/6/2019.

Nghị định số
22/2018/NĐ-CP

Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày
23/02/2018 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về
quyền tác giả, quyền liên quan.

NXB

Nhà xuất bản

SDHL

Sử dụng hợp lý

SHTT

Sở hữu trí tuệ

WCT

Hiệp ước của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới về quyền tác
giả, được thông qua tại Giơ-ne-vơ ngày 20/12/1996.


WIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÁC PHẨM QUA HÀNH VI SAO CHÉP, TRÍCH DẪN ..................................10
1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng hợp lý ....................................10
1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng hợp lý ..............................................................10
1.1.2. Đặc điểm của quyền sử dụng hợp lý ........................................................15
1.2. Các tiêu chí xác định quyền sử dụng hợp lý...............................................22
1.2.1. Mục đích và bản chất của việc sao chép, trích dẫn .................................22
1.2.2. Đặc điểm của tác phẩm được sao chép, trích dẫn ...................................29
1.2.3. Số lượng và thực chất phần được sao chép, trích dẫn .............................33
1.2.4. Sự ảnh hưởng đến thị trường của tác phẩm sao chép, trích dẫn .............36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................39
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUYỀN SỬ DỤNG HỢP LÝ TẠI
MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM .........................................................................................................................40
2.1. Hình thức pháp lý ghi nhận quyền sử dụng hợp lý tại một số trƣờng đại
học trên thế giới và kinh nghiệm của Việt Nam................................................40
2.1.1. Quy tắc ứng xử trong học tập, quy chế công tác sinh viên, quy chế tuyển
sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ..............................................................40
2.1.2. Chính sách về bản quyền, chính sách về sở hữu trí tuệ và quy chế quản lý
tài sản trí tuệ .......................................................................................................42
2.1.3. Quy định về trích dẫn, chống đạo văn và liêm chính học thuật ...............44
2.1.4. Nội quy thư viện .......................................................................................46

2.1.5. Chính sách về sử dụng hợp lý tác phẩm ...................................................48
2.2. Nội dung quy định của một số trƣờng đại học trên thế giới về tiêu chí sử
dụng hợp lý tác phẩm và kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................49
2.2.1. Quy định tại một số trường đại học về mục đích và bản chất sao chép,
trích dẫn tác phẩm ..............................................................................................49


2.2.2. Quy định tại một số trường đại học về đặc điểm tác phẩm được sao chép,
trích dẫn..............................................................................................................59
2.2.3. Quy định của một số trường đại học về số lượng và giới hạn phạm vi
được sao chép, trích dẫn tác phẩm ....................................................................62
2.2.4. Quy định tại một số trường đại học về tiêu chí “ảnh hưởng đến việc khai
thác bình thường của tác phẩm” ........................................................................68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, q trình lao động trí tuệ đã tạo ra
những sản phẩm phi vật chất có giá trị vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy sự tiến bộ
về kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc hình thành nền kinh tế tri thức đã đặt ra những vấn
đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đòi hỏi sự cân bằng giữa hoạt động bảo hộ quyền
của chủ thể sáng tạo, chủ thể sở hữu tác phẩm với việc đảm bảo lợi ích của cộng
đồng khi tiếp cận, sử dụng những tri thức đó. Đầu tiên, là giới hạn về thời gian bảo
hộ, sau đó là mở rộng việc sử dụng tác phẩm thông qua hành vi sao chép tác phẩm hình thức thể hiện đầu tiên của học thuyết ―sử dụng hợp lý‖ (―fair use‖).
Một trong những cách thức phổ biến thể hiện quyền sử dụng hợp lý tác phẩm

là thông qua hành vi sao chép, trích dẫn. Điều 9, Điều 10 Cơng ước Berne về bảo hộ
tác phẩm văn học, nghệ thuật ghi nhận quyền sao chép, trích dẫn tự do tác phẩm.
Quy định của Công ước Berne đã tạo điều kiện cho các nước có nền kinh tế kém
phát triển mở rộng quyền sử dụng tác phẩm để tăng khả năng tiếp cận tri thức. Đây
là quy định tiến bộ được ghi nhận trong luật pháp quốc tế mà Việt Nam là thành
viên. Các hiệp định đã công nhận Công ước Berne và cho phép các quốc gia thành
viên ghi nhận những giới hạn và ngoại lệ đối với bản quyền, cụ thể: theo khoản 1
Điều 9 mục 1 Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ buộc
các nước thành viên phải tuân thủ Điều 9, Điều 10 Cơng ước Berne; Điều 18.66
Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương yêu cầu các quốc gia
thành viên phải nỗ lực cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền và người sử dụng quyền
bằng các biện pháp giới hạn và các ngoại lệ đối với các quyền độc quyền; Điều
12.14 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu ghi nhận
giới hạn và ngoại lệ đối với quyền tác giả. Việt Nam đã nội luật hóa các quy định
của Cơng ước Berne tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm
2009 và năm 2019 cho phép các trường hợp sử dụng tác phẩm đã cơng bố mà khơng
phải xin phép, khơng trả phí với những điều kiện nhất định. Trong các quốc gia quy
định về ngoại lệ đối với quyền tác giả, Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu trong việc ghi
nhận quyền sử dụng hợp lý tác phẩm thông qua quy định minh thị về bốn tiêu chí
cho phép xác định phạm vi áp dụng quyền. Sự tiên phong này đã khiến các quy
định, hướng dẫn của Hoa Kỳ trở thành thước đo và nguồn tài liệu tham khảo có giá
trị lớn đối với việc thực thi quyền sao chép, trích dẫn.


2
Theo Điều 2 của Công ước Berne và Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam,
tác phẩm là sản phẩm trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và khoa học thể hiện
bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Như vậy, thuật ngữ ―tác phẩm‖ bao
gồm nhiều sản phẩm như sách, báo, bài giảng, cơng trình kiến trúc, điêu khắc, sản
phẩm hội họa, sản phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh… Trong đó, sách là một trong những

loại hình tác phẩm phổ biến chứa đựng tri thức của nhân loại và là phương tiện
giáo dục đặc biệt quan trọng. Các cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu sử dụng sách
rất lớn, là nơi sản sinh ra nhiều sản phẩm tri thức có giá trị khoa học cao. Đây
cũng là lý do cho việc tìm kiếm giải pháp hợp lý để áp dụng quyền sử dụng hợp lý
tác phẩm trong môi trường giáo dục sao cho hành vi sao chép, trích dẫn một mặt
đảm bảo nhu cầu học tập, phát triển tri thức, mặt khác không là hành vi xâm phạm
quyền tác giả.
Mặc dù quyền sử dụng hợp lý đã được luật định nhưng quy định về quyền sử
dụng hợp lý qua hành vi sao chép, trích dẫn tác phẩm vẫn còn những hạn chế, bất
cập như sau: Thứ nhất, mục đích cho phép sao chép tác phẩm có phạm vi hẹp so với
thực tiễn áp dụng; Thứ hai, đặc điểm tác phẩm được sử dụng hợp lý chưa rõ ràng;
Thứ ba, chưa giới hạn được phần tác phẩm được sao chép, trích dẫn để sử dụng;
Thứ tư, chưa có quy định cụ thể trong việc xác định ảnh hưởng đến thị trường, đến
các chủ thể có quyền đối với tác phẩm để sử dụng hợp lý. Hiện nay, pháp luật sở
hữu trí tuệ Việt Nam quy định quyền sao chép, trích dẫn theo hướng ghi nhận các
trường hợp ngoại lệ như học thuyết sử dụng hợp lý nhưng các cơ sở giáo dục đại
học quy định theo hướng giới hạn quyền sử dụng tự do. Đây là những vấn đề cần
được quan tâm trong việc triển khai quyền sử dụng hợp lý tác phẩm tại các cơ sở
giáo dục đại học để bảo vệ thành quả lao động trí tuệ của tác giả và đảm bảo tính
cơng bằng, khách quan trong giáo dục.
Để thực hiện tốt mục tiêu này, pháp luật Việt Nam cần có những điều chỉnh
phù hợp nhằm định hướng cho việc bảo hộ quyền tác giả trên nguyên tắc cân bằng
lợi ích xã hội, phát huy hiệu quả quyền sao chép, trích dẫn tác phẩm, đặc biệt trong
bối cảnh đất nước đang xây dựng môi trường giáo dục tiên tiến.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền sử dụng hợp lý tác phẩm
qua hành vi sao chép, trích dẫn: quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng tại một số
trường đại học trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp
cao học.



3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Sách và giáo trình
Đối với các vấn đề khái qt về quyền tác giả có ―Giáo trình Luật Sở hữu trí
tuệ‖ của Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019). Mặc dù khơng đề cập cụ
thể đến quyền sử dụng hợp lý, giáo trình đã phân tích các đặc điểm của quyền tác
giả là bảo hộ hình thức sáng tạo và bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm. Đây là
những vấn đề quan trọng cung cấp những kiến thức căn bản, nền tảng về quyền tác
giả và góp phần làm sáng tỏ quyền sử dụng hợp lý tác phẩm.
Dưới góc độ phân tích chun sâu về các tranh chấp thực tế có ―Sách tình
huống Luật Sở hữu trí tuệ‖ của Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019). Sách
có tổng hợp các bản án để làm rõ thực tiễn áp dụng và bình luận về cách giải quyết
của Tòa án trong trường hợp xác định vi phạm quyền sử dụng tác phẩm.
Về quyền tác giả có tác phẩm ―Quyền tác giả - đường hội nhập không trải
hoa hồng‖ (2017) của tác giả Nguyễn Vân Nam đã ghi nhận và phân tích các học
thuyết, giới hạn của quyền tác giả, biểu hiện của hành vi sao chép, trích dẫn tác
phẩm và thực tiễn pháp luật về quyền tác giả của Đức.
Về quyền sử dụng hợp lý có tác phẩm ―Hài hịa lợi ích bản quyền – Pháp luật
và thực thi‖ của tác giả Vũ Mạnh Chu (2019). Tác giả làm rõ vấn đề cân bằng lợi
ích giữa các chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ theo quy định pháp luật và trong việc
thực thi quyền tác giả.
Bài viết trên tạp chí khoa học
Để chỉ ra những đặc trưng thực thi quyền tác giả tại các trường đại học có bài
viết ―Đặc thù quyền tác giả và quyền liên quan trong trường đại học‖ của tác giả
Trần Lê Đăng Phương trên Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang số 10 năm
2016. Bài viết đã khẳng định chủ thể và đối tượng của quyền tác giả không chỉ cần
đáp ứng những điều kiện luật định mà cịn phải tn thủ những tiêu chí do nhà
trường ban hành, xác định những đặc thù của quyền tác giả và quyền liên quan
trong trường đại học là luận cứ khoa học cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử phù

hợp với quyền tác giả trong môi trường giáo dục.
Đối chiếu với pháp luật nước ngồi có bài viết ―Vấn đề về bản quyền trong
thư viện: Thực tiễn ở Anh và Việt Nam‖ của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc, Tạp


4
chí Thư viện Việt Nam số 05 năm 2012. Bài viết giới thiệu những kinh nghiệm
quản lý bản quyền trong các thư viện tại Anh và việc thực thi quyền tác giả tại các
thư viện ở Việt Nam hiện nay.
Đối với vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thư viện có bài viết
―Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động của thư viện‖ của tác giả Lê Thị Nam Giang
trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 năm 2015. Bài viết chỉ ra chức năng đặc biệt
của thư viện trong việc thực thi quyền tác giả đồng thời đảm bảo quyền khai thác
hiệu quả nguồn tài nguyên tri thức. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thư viện tại Việt Nam.
Phân tích những vấn đề cụ thể của quyền sử dụng hợp lý qua hành vi sao
chép trong môi trường giáo dục có bài viết ―Về quyền photocopy tác phẩm trong
mơi trường giáo dục‖ của tác giả Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Thị Nam Giang, Nguyễn
Thị Bích Ngọc trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 39 năm 2007. Bài viết đã làm rõ
các quy định pháp luật về sao chép tác phẩm từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung một
số quy định để tăng cường hiệu quả trong việc thực thi quyền sao chép tác phẩm.
Bài viết ―Hướng giải quyết các vấn đề sao chép tài liệu trong thư viện để thực
thi quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam‖ của tác giả Bùi Loan Thùy và Bùi
Thu Hằng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam số 06 năm 2011 đã làm rõ vấn đề sao
chép tác phẩm trong thư viện và đề xuất hướng giải quyết cụ thể.
Bài viết ―Trích dẫn hợp lý tác phẩm - thực tiễn trong nghiên cứu, giảng dạy
và học tập ở bậc đại học‖ của tác giả Trần Quang Trung, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 14 năm 2020 phân tích quy định pháp luật về trích dẫn hợp lý tác phẩm và
thực trạng vi phạm trích dẫn hợp lý trong nghiên cứu, giảng dạy ở bậc đại học. Tác
giả đưa ra những kiến nghị cụ thể để sửa đổi quy định pháp luật về trích dẫn và tăng

cường giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền tác giả cho sinh viên, giảng viên.
Bài viết ―Hoạt động sao chụp tác phẩm của tác giả trong hệ thống giáo dục:
Thực trạng và một số kiến nghị‖ của Đặng Công Tráng, Lâm Thành Sơn trên Tạp
chí Khoa học Trường Đại học Vinh số 25 năm 2017 nghiên cứu một cách tổng quan
về quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về hoạt động cấp phép sao chụp tác
phẩm trong hệ thống giáo dục và nhấn mạnh giáo dục các quy định về sao chép các
tác phẩm trong hệ thống giáo dục đối với sinh viên, giảng viên.
Bài viết ―Nhận thức của sinh viên khoa sư phạm Trường Đại học An Giang
về quyền tác giả trong nghiên cứu khoa học‖ trên tạp chí Giáo dục số 422 năm 2018


5
của tác giả Nguyễn Thái Ngọc Hà. Thông qua kết quả khảo sát 320 sinh viên khoa
sư phạm của Trường Đại học An Giang năm 2015, tác giả đã phân tích về sự hiểu
biết của sinh viên khi trích dẫn tác phẩm trong nghiên cứu khoa học và đề xuất biện
pháp khắc phục phù hợp với điều kiện cơ sở giáo dục.
Kỷ yếu hội thảo về ―Quyền tác giả trong hoạt động thư viện các trường đại
học‖ (2016) của Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Kỷ yếu bao gồm nhiều bài
tham luận của các chuyên gia trong lĩnh vực về quyền tác giả xoay quanh các vấn
đề về quyền tác giả trong hoạt động các thư viện tại Việt Nam trên cơ sở so sánh
với pháp luật Úc, Hoa Kỳ, Châu Âu và những định hướng khai thác quyền tác giả
một cách hợp pháp đồng thời kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Đề tài nghiên cứu khoa học
Thư viện Quốc gia Việt Nam có đề tài ―Thực thi quyền tác giả và quyền liên
quan trong hoạt động Thông tin – Thư viện ở Việt Nam‖ (2014) nghiên cứu về các
vấn đề liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan, sao chụp tài liệu (photocopy),
số hóa, dịch thuật, cho thuê - mượn tài liệu, đề xuất những quy định mới và quy
trình đảm bảo việc thực thi có hiệu quả.
Năm 2021, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh đã nghiệm thu cấp cơ sở
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ với chủ đề: ―Các giải pháp bảo vệ quyền tác giả

trong môi trường giáo dục đại học‖. Đề tài thực hiện với mục tiêu nhận diện các
nguyên nhân và hành vi vi phạm quyền tác giả đồng thời đề xuất các giải pháp bảo
vệ quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.
Luận văn
Luận văn ―Thực thi bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thông tin – thư viện
tại Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh‖ (2019) của tác giả Ngô Nguyễn Cảnh nghiên
cứu về việc thực thi quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam và thực trạng tại thư
viện Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Bằng những số liệu cụ thể, tác phẩm
chỉ ra ưu điểm và nhược điểm trong việc bảo hộ quyền tác giả, kiến nghị giải pháp
hoàn thiện hoạt động sao chép tại thư viện của trường.
Luận văn ―Giới hạn quyền tác giả theo Hiệp định TRIPS và pháp luật Việt
Nam‖ (2012) của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga phân tích các vấn đề giới hạn
quyền tác giả để cân bằng lợi ích của tác giả, chủ sở hữu, người sử dụng và xã hội


6
theo quy định của pháp luật quốc tế và phát luật Việt Nam và thể hiện một số nội
dung cơ bản của quyền sử dụng tự do, quyền sử dụng hợp lý tác phẩm.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Sách
Tác phẩm ―Copyright law for librarians and educators: Creative strategies and
practical solutions‖ của Kenneth D. Crew (2012) American Library Association
Publisher đã phân tích bốn tiêu chí sử dụng hợp lý và thực tiễn về vấn đề này qua các
bản án, các ngoại lệ về bản quyền cho giáo dục, thư viện; đề cập cách áp dụng Đạo
luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số liên quan đến giáo dục và thư viện.
Tác phẩm ―Reclaiming Fair Use: How to Put Balance Back in Copyright‖
của Patricia Aufderheide và Peter Jaszi (2011) University of Chicago Press
Publisher đặt ra vấn đề cân bằng lợi ích giữa tác giả và lợi ích cộng đồng trong việc
sử dụng tác phẩm. Tác phẩm còn chỉ ra quy định hạn chế của luật bản quyền trong
môi trường kỹ thuật số và khảo sát thực tế việc sử dụng tác phẩm của các học giả

nghệ thuật, các giáo viên nhằm đưa ra những giải pháp sử dụng hợp lý.
Tác phẩm ―The Forgotten right of fair use, Case Western Reserve‖ của Ned
Snow (2011) University School of Law Scholarly Commons Faculty Publications từ
kinh nghiệm của các nhà tư vấn pháp lý đối với quyền sử dụng hợp lý về sự gia tăng
việc sử dụng tác phẩm, thực tiễn xác định hành vi sử dụng tác phẩm của Tòa án, các
quy tắc liên quan đến sử dụng tác phẩm trong lớp học, tác giả đã đưa ra các giải
pháp cân bằng quyền tác giả và quyền sử dụng của công chúng, đặc biệt là việc sử
dụng hợp lý tác phẩm trong lớp học.
Bài viết khoa học
Bài viết ―Creation and Use of Intellectual Works in the Academic Environment:
Students Knowledge about Copyright and Copyleft‖ của Enrique Muriel Torrado và
Juan Carlos Fernández Molina (2015), Tạp chí Academic Librarianship số 04 phân tích
những bất cập trong pháp luật bản quyền, khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên Tây
Ban Nha về quyền sao chép để hướng dẫn thực thi các vấn đề bản quyền cho sinh viên.
Bài viết ―Comparative Study on Copyright Exception for Teaching Purposes:
Australia, Malaysia and the United Kingdom‖ của Ratnaria Wahid và Ida Madieha
Abdul Ghani Azmi (2012), Tạp chí International Studies, số 8(1) so sánh luật pháp


7
quốc tế và luật pháp ở Malaysia, Vương quốc Anh và Úc về các ngoại lệ đối với
bản quyền trong việc sử dụng tài liệu cho mục đích giảng dạy.
Bài viết ―Copyright and free access to information: For a fair balance of
interets in a globalised world‖ của Christopher Geiger (2006), Tạp chí European
Intellectual Property Review số 07 phân tích quyền tự do tiếp cận thơng tin trong
hồn cảnh pháp luật trước đây, trong pháp luật hiện hành và xu hướng trong tương
lai. Đặc biệt với bối cảnh công nghệ thông tin phát triển toàn cầu, tác giả nhấn mạnh
việc tạo điều kiện thúc đẩy khả năng tiếp cận tri thức bằng quyền sử dụng tác phẩm.
Các quy định, chính sách về quản lý quyền sở hữu trí tuệ, về liêm chính học
thuật và chống lại hành vi xâm phạm quyền tác giả, nội quy thư viện và hướng dẫn

thực thi pháp luật tại một số trường đại học trên thế giới là tư liệu quan trọng để
thực thi quyền sử dụng hợp lý, là những chỉ dẫn hữu ích cho sinh viên, giảng viên
và những người nghiên cứu khoa học trong các trường đại học. Tuy nhiên, những
quy chế này ở một số trường đại học tại Việt Nam chưa phát huy hết hiệu quả và
cần có sự đối chiếu với các quy định, chỉ dẫn của nước ngoài để hồn thiện hơn.
Như vậy, cân bằng lợi ích khi bảo hộ quyền tác giả và sử dụng hợp lý, sao
chép, trích dẫn tác phẩm đã được nghiên cứu bởi nhiều cơng trình khác nhau và là
nguồn tài liệu tham khảo q giá. Tuy nhiên, các cơng trình chưa nghiên cứu về
quyền sao chép, trích dẫn theo những tiêu chí của sử dụng hợp lý dựa trên mối
tương quan giữa pháp luật, quy định tại các trường đại học của nước ngoài và Việt
Nam. Thực tiễn áp dụng các quyền này qua các quy định của các trường đại học
mới tập trung vào tình trạng sao chép tài liệu và các vấn đề về đạo đức nghiên cứu
khoa học, trích dẫn.
Vì vậy, với đề tài “Quyền sử dụng hợp lý tác phẩm qua hành vi sao chép, trích
dẫn: quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng tại một số trường trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam”, tác giả sẽ làm rõ những vấn đề của quyền sử dụng hợp lý
theo quy định pháp luật và quy định của một số trường đại học thế giới để rút kinh
nghiệm thực thi cho các trường đại học Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Phân tích những học thuyết, quy định pháp luật quốc tế, pháp luật các quốc
gia và của Việt Nam để làm rõ khái niệm, đặc điểm của quyền sử dụng hợp lý.


8
Phân tích thực trạng áp dụng sử dụng hợp lý, một số bản án, các hình thức
pháp lý liên quan đến quyền sao chép, trích dẫn tại một số trường đại học. Đề xuất
một số giải pháp thực thi quyền sử dụng hợp lý tại các trường đại học Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ về ―Quyền sử dụng tự do tác phẩm qua hành vi sao chép, trích dẫn trong pháp
luật về quyền tác giả từ thực tiễn các cơ sở giáo dục tại Việt Nam‖ của Trường Đại

học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và quy định pháp luật về
quyền sử dụng hợp lý, đặc biệt thơng qua hành vi sao chép, trích dẫn tác phẩm và
thực tiễn áp dụng quyền tại một số trường đại học tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp luật về quyền sử dụng
hợp lý; chứng minh quyền sao chép, trích dẫn là biểu hiện của sử dụng hợp lý; phân
tích thực tiễn áp dụng quyền tại một số trường đại học trên thế giới và ở Việt Nam;
đề xuất giải pháp áp dụng quyền sử dụng hợp lý tại các trường đại học. Xuất phát từ
đặc thù của các cơ sở giáo dục – chủ thể áp dụng pháp luật, không phải chủ thể thực
thi pháp luật nên các biện pháp xử lý xâm phạm quyền tác giả (biện pháp hành
chính, dân sự và hình sự) khơng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Về không gian, đề tài phân tích: pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và
pháp luật một số quốc gia đã thực thi các cam kết quốc tế về quyền tác giả liên quan
đến quyền sử dụng hợp lý (Hoa Kỳ, Anh, Pháp…). Tuy nhiên, học thuyết về sử
dụng hợp lý được phát triển bởi Hoa Kỳ nên tác giả chủ yếu sử dụng cách tiếp cận
của Hoa Kỳ để phân tích các tiêu chí sử dụng hợp lý. Từ đó, tác giả phân tích hình
thức pháp lý ghi nhận quyền sử dụng hợp lý tại một số trường đại học Hoa Kỳ, Anh,
Canada, Pháp và đánh giá việc thực thi quyền sao chép, trích dẫn tại Việt Nam.
Về thời gian, đề tài nghiên cứu: những vấn đề liên quan đến quyền sử dụng
hợp lý từ thế kỷ XV và các quy định đến thời điểm hiện tại; những tranh chấp điển
hình gắn liền với từng quy định về quyền sử dụng hợp lý xuyên suốt quá trình hình
thành và phát triển học thuyết sử dụng hợp lý; kết quả khảo sát thực tiễn được thực
hiện và tổng hợp trong năm 2020.


9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt đề tài để: làm
rõ những quy định và thực tiễn áp dụng của quyền sử dụng hợp lý thơng qua hành
vi sao chép, trích dẫn tác phẩm; xác định những bất cập trong quy định về quyền
sao chép, trích dẫn tác phẩm và đề xuất giải pháp cho Việt Nam.
Phương pháp so sánh để phân tích sự khác biệt trong quy định, cách thức sử
dụng hợp lý tác phẩm tại một số quốc gia và một số trường đại học ở cả hai chương.
Phương pháp thu thập và thống kê dữ liệu sử dụng ở hai chương nhằm tổng hợp
những bản án liên quan đến quyền sử dụng hợp lý tác phẩm, các quy định về quản lý
tài sản trí tuệ, về trích dẫn, nội quy của các thư viện và số liệu khảo sát thực tiễn.
Phương pháp điều tra xã hội học sử dụng ở Chương 2 để khảo sát thực trạng
hành vi sao chép, trích dẫn tác phẩm của 192 khách thể là sinh viên, học viên, giảng
viên tại Trường Đại học Thương mại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà
Nẵng, Trường Đại học Hoa Sen và Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo đối với những
người nghiên cứu, học tập về vấn đề sử dụng hợp lý tác phẩm; hỗ trợ trong phát huy
quyền sử dụng hợp lý và phòng tránh hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Luận văn là sản phẩm phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh với chủ đề: ―Quyền sử dụng tự do tác phẩm
qua hành vi sao chép, trích dẫn trong pháp luật về quyền tác giả từ thực tiễn các cơ
sở giáo dục tại Việt Nam‖ (Thực hiện từ năm 2020).
Các kiến nghị của đề tài sẽ là những đóng góp hữu ích cho việc sửa đổi luật
sở hữu trí tuệ Việt Nam và việc ban hành những quy chế hướng dẫn thực thi quyền
sử dụng hợp lý tác phẩm trong các cơ sở giáo dục đại học.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn được kết cấu thành hai chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quyền sử dụng hợp lý tác phẩm qua hành
vi sao chép, trích dẫn.
Chương 2: Thực trạng áp dụng quyền sử dụng hợp lý tại một số trường đại

học thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.


10
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÁC PHẨM
QUA HÀNH VI SAO CHÉP, TRÍCH DẪN
1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng hợp lý
1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng hợp lý
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của pháp luật SHTT, khơng có
một khái niệm cụ thể nào trong pháp luật định nghĩa về quyền SDHL. Thực chất,
học thuyết về quyền SDHL được hình thành dựa trên những kinh nghiệm áp dụng
các quy định về bảo hộ bản quyền nhằm tạo ra sự linh hoạt khi áp dụng luật bản
quyền và thúc đẩy việc tiếp cận các giá trị sáng tạo trí tuệ. Do đó, SDHL là ―một
đặc quyền của người khác hơn chủ sở hữu quyền tác giả sử dụng tài liệu có bản
quyền một cách hợp lý mà khơng có sự đồng ý của tác giả‖1.
Cơ sở của học thuyết SDHL dựa trên thực tiễn áp dụng những quy định về bảo
hộ bản quyền của tác phẩm. Vào khoảng thế kỷ XV, tại Đức, ―phong trào khai sáng‖
của các nhà quý tộc đã thực hiện chính sách giúp đỡ các nhà xuất bản về kinh tế để
xuất bản và mang vào lãnh thổ của mình các tác phẩm văn học đang được ưa chuộng
và có giá trị nhân văn2. Các hoạt động in ấn và xuất bản sách ngày càng phát triển và
―phong trào khai sáng‖ lan rộng sang các quốc gia khác nhưng các vấn đề liên quan
đến lợi ích cơng cộng khi bảo hộ bản quyền chưa được ghi nhận rõ ràng. Vì vậy, vào
năm 1878, dưới sự lãnh đạo của Victor Hugo3, các nhà văn đã thành lập Hiệp hội văn
học quốc tế tại Paris4. Tại cuộc họp này, Victor Hugo đã phát biểu: ―Một cuốn sách
thuộc về tác giả nhưng các ý tưởng thuộc về loài người; quyền lợi của nhà văn sẽ phải
hy sinh vì lợi ích cơng cộng phải được đặt lên hàng đầu‖5 và sau nhiều lần điều chỉnh,
Công ước Berne được ký tại Thụy Sĩ năm 1886, là văn bản đầu tiên ghi nhận giới hạn
bảo hộ bản quyền – nền tảng để ghi nhận quyền sử dụng hợp lý6.
1


Ginger A. Gaines (1992), Wright v. Warner Books, Inc.: The Latest Chapter in the Second Circuit's
Continuing Struggle with Fair Use and Unpublished Works, 3 Fordham Intell. Prop. Media & Ent. L.J, p. 177.
2
Lê Thị Nam Giang (2009), ―Nguyên tắc cân bằng lợi ích xã của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội‖,
Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 02, tr. 42.
3
Victor Hugo (1802-1885) là một tác giả và nhà chính trị người Pháp, chủ tịch tiền thân của Hiệp hội Văn học và
Nghệ thuật Quốc tế, Xem tại: ―Timeline of Victor Hugo‖, />2004/09/20/victor_hugo_timeline_feature.shtml và Daniel J. Gervais, ―(Re)structuring Copyright: A Comprehensive
Path to International Copyright Reform‖, />frontcover&hl=vi&source=gbs_ge_summary_r&cad=0#v=onepp.&q&f=false, truy cập ngày 27/6/2020.
4
Cambridre University (2011), Regulating global corporate capitalism, Cambridre University Press, p. 386.
5
Daniel J. Gervais, tlđd (3), truy cập ngày 27/6/2020.
6
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật có văn kiện hiện hành là Đạo luật Paris ngày
24/07/1971 sửa đổi năm 28/09/1979.


11
Như vậy, Công ước Berne đã khắc phục được vấn đề thực tiễn xảy ra sau khi
―phong trào khai sáng‖ hình thành và phát triển đó là phá bỏ rào cản pháp lý giữa
các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả của các tác phẩm quốc tế bằng cách tạo
ra một khung pháp lý chung để liên hiệp các nước thành viên tuân thủ và thực thi
quyền sao chép, phân phối tác phẩm. Để thực thi quyền SDHL, WCT được thông
qua với nội dung điều chỉnh quyền tác giả trong bối cảnh bị tác động bởi Internet.
Theo khoản 1 Điều 6 WCT ghi nhận ―quyền chuẩn bị sẵn để công chúng tiếp nhận‖
(―making available to the public‖) điều chỉnh các vấn đề phân phối, truyền đạt bản
sao của tác phẩm đến cơng chúng.
Quyền sao chép, trích dẫn tác phẩm theo Điều 9, Điều 10 Công ước Berne đã

trở thành thước đo chung cho các quốc gia thành viên xây dựng các quy định
SDHL. Quy định của Công ước Berne cho phép người sử dụng tác phẩm tác động
đến quyền nhân thân của tác giả thông qua hành vi sử dụng tự do (trích dẫn) tác
phẩm và tác động đến quyền tài sản của chủ sở hữu thông qua hành vi sao chép tác
phẩm trong một số trường hợp. Như vậy, mặc dù không sử dụng thuật ngữ ―sử dụng
hợp lý‖ nhưng Công ước Berne đã thể hiện nội dung cốt lõi của quyền SDHL là
nguyên tắc cân bằng lợi ích xã hội với lợi ích của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Hiện tại, Công ước Berne đã có 179 quốc gia trên thế giới tham gia và trở thành
khung pháp lý nền tảng xây dựng các quy định về hạn chế quyền tác giả7.
Năm 2004, Việt Nam đã gia nhập Cơng ước Berne và nội luật hóa các quy
định của Công ước Berne trong pháp luật SHTT. Hiện nay, Điều 25 của Luật SHTT
thể hiện vấn đề của SDHL tác phẩm qua các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công
bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao khi sao chép, trích
dẫn tác phẩm và các quyền liên quan.
Các học thuyết nền tảng góp phần xây dựng học thuyết sử dụng hợp lý
Ngồi những quy định của Cơng ước Berne, SDHL cịn được phát triển trên
cơ sở áp dụng pháp luật về bản quyền ở Anh quốc và Hoa Kỳ.
Năm 1710, Đạo luật Anne là đạo luật về bản quyền đầu tiên trên thế giới có
hiệu lực ghi nhận quyền cơ bản của tác giả là độc quyền đối với tác phẩm. Đạo luật
chú tích rằng: ―Đạo luật khuyến khích học tập, bằng cách trao các bản sao của các
7

Theo thống kê của WIPO, ―WIPO-Administered Treaties Contracting Parties Berne Convention‖, https://
wipolex.wipo.int/en/treaties/ShowResults?start_year=ANY&end_year=ANY&search_what=C&code=ALL&
treaty_id=15, truy cập ngày 03/3/2021.
Các hiệp định mà Việt Nam ký kết có cơng nhận Cơng ước Berne: Hiệp định TRIPs (khoản 1 Điều 9 mục 1);
Hiệp định CPTPP (Điểm c khoản 1 Điều 18.7); Hiệp định EVFTA (Điểm a khoản 1 Điều 12.5).


12

tác phẩm cho các tác giả hoặc cho người mua, trong một thời gian xác định‖8. Như
vậy, nếu thực thi quá nghiêm ngặt độc quyền đối với tác phẩm sẽ kìm hãm việc kế
thừa, sáng tạo tri thức mới. Do đó, thơng qua thực tiễn áp dụng các quy định về bảo
hộ bản quyền, các học thuyết liên quan đến quyền sử dụng tác phẩm đã được hình
thành và trở thành nền tảng xây dựng các tiêu chí của SDHL.
Thứ nhất là học thuyết về rút ngắn công bằng (“fair abridgement doctrine”).
Học thuyết rút ngắn cơng bằng được hình thành từ các án lệ của Anh vào cuối thế kỷ
XVIII9. Tài liệu ghi nhận khái niệm này bao gồm hai báo cáo và một bài tiểu luận của
Samuel Johnson về quyền tóm tắt tác phẩm của tác giả, thể hiện qua vụ án ở Anh giữa
Fletcher Gyles và NXB Wilcox năm 174110. Gyles đã xuất bản độc quyền một cuốn
sách có tựa đề ―Matthew Hale's Pleas of the Crown‖ và NXB Wilcox thuê người tóm
tắt cuốn sách này thành tác phẩm có tên ―Modern Crown Law‖. ―Modern Crown Law‖
như là một bản sao tác phẩm của Gyles vì chỉ dịch đoạn văn tiếng Latinh, tiếng Pháp
sang tiếng Anh và lược bỏ một số điều luật cũ11. Vụ việc tương tự là một NXB đã tóm
tắt ba tác phẩm của Czar Peter Đại đế thành một trang văn bản và cho rằng hành động
này nhằm thúc đẩy giáo dục và lợi ích cơng cộng12. Từ đó, học thuyết rút ngắn cơng
bằng cho phép biên tập viên tóm tắt các tác phẩm đã được xuất bản một cách hợp lý và
hành vi này không vi phạm bản quyền13. Học thuyết rút ngắn cơng bằng có mục đích
phục vụ lợi ích cơng cộng bằng cách thúc đẩy việc tạo ra các tác phẩm mới thay vì tập
trung vào quyền xuất bản. Từ đó, hai vụ án trên trở thành nguồn án lệ của nước Anh và
làm nền tảng để phát triển học thuyết SDHL14.
Thứ hai là học thuyết đối xử công bằng (“fair dealing doctrine”). Học thuyết
đối xử công bằng được phát triển bởi các Tòa án ở Anh vào thế kỷ thứ 18, và được
luật hóa vào năm 191115. Đối xử cơng bằng được quy định trong pháp luật các quốc
gia: Anh, Úc, Canada, New Zealand, Singapore, Ấn Độ, Nam Phi... và có nét tương
8

Đạo luật Anne 1709, 8 anne, c.19 (1710).
Jane C Ginsburg (2020), ―Fair use in the United Stated: Transformed, deformed, reformed?‖, Singapore
Journal of Legal Studies, March, p. 267.

10
Ronan Deazley, ―Commentary on: Gyles v. Wilcox (Atkyn's Reports) (1741)‖, http://www.
copyrighthistory.org/cam/tools/request/showRecord?id=commentary_uk_1741, truy cập ngày 15/01/2020.
11
Atkyns, J.T, ―Gyles Versus Wilcox, Barrow, and Nutt, March 6th, 1740 Chancery Reports‖,
/>showScreen/%22uk_1741_im_001_0001.jpg%22, truy cập ngày 31/12/2020.
12
Ronan Deazley, tlđd (10), truy cập ngày 15/01/2020.
13
John Bergne (1888), ―Curiosities of Copyright Law‖, Law Quarterly Review, No. 04, p. 172.
14
Ronan Deazley, tlđd (10), truy cập ngày 15/01/2020.
15
Jonathan Band and Jonathan Gerafi, ―The Fair Use/Fair Dealing Handbook‖, truy cập ngày 04/2/2020.
9


13
đồng với SDHL tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối xử công bằng không thể áp dụng cho
bất kỳ hành vi nào không thuộc một trong các trường hợp được liệt kê theo quy
định của pháp luật16. Theo pháp luật của Anh, xác định đối xử công bằng phải
chứng minh hành động sử dụng tác phẩm thuộc một trường hợp cụ thể, trái ngược
với ―danh sách minh họa mục đích theo hướng mở‖ trong luật pháp Hoa Kỳ17. Học
thuyết đối xử cơng bằng được áp dụng với mục đích nghiên cứu, phê bình, đánh giá,
hoặc tóm tắt báo chí18. Tuy nhiên, pháp luật các nước ghi nhận đối xử công bằng
thường thiếu các định nghĩa, các tiêu chí để xác định chính xác khi nào được áp
dụng quy định ngoại lệ của quyền tác giả19. Vì vậy, việc xác định ngoại lệ đối với
đối xử công bằng không linh hoạt bằng các tiêu chí của SDHL theo Luật bản quyền
Hoa Kỳ20 và khác học thuyết SDHL của Hoa Kỳ vì có các giới hạn và hướng dẫn
dựa trên án lệ chứ không phải Luật bản quyền21.

Học thuyết về rút ngắn công bằng, đối xử công bằng và các quy định trong
Đạo luật Anne đã được vận dụng, góp phần phát triển khái niệm hiện đại về
SDHL. Tại Hoa Kỳ, năm 1841, từ tranh chấp giữa Folsom và Marsh, Thẩm phán
Joseph Story đã nêu các nguyên tắc làm nền tảng cho bốn tiêu chí để xác định
SDHL hiện nay: khi xác định hành vi vi phạm, cần xem xét bản chất và đối tượng
sử dụng, số lượng và giới hạn sử dụng, mức độ ảnh hưởng (doanh thu và sự thay
thế) đối với tác phẩm gốc22. Trong vụ việc này, nhà văn Charles Wentworth
Upham đã sao chép 353 trang từ 12 tập tiểu sử về George Washington do Folsom
xuất bản để tạo ra tác phẩm của riêng mình và được Maison Marsh xuất bản23. Vụ
16

Điều 8 Luật Bản quyền Vương Quốc Anh năm 2000 sửa đổi năm 2017.
Tanya Aplin and Jennifer Davis (2009), Intellectual Property Law: Text, Cases, and Materials, Oxford
University Press, p. 147.
18
Điều 29, Điều 30 Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế của Anh năm 1988.
19
Ví dụ: Luật bản quyền Canada khơng ghi nhận các tiêu chí để xác định ―fair dealing‖. Tuy nhiên, ở tranh
chấp giữa CCH Canadian Ltd. và Law Society of Upper Canada (2004), Tịa án đã đưa ra 6 tiêu chí tương tự
như các tiêu chí của SDHL, bao gồm: (1) mục đích sử dụng; (2) bản chất sử dụng; (3) khối lượng sử dụng;
(4) bản chất của tác phẩm; (5) khả năng thay thế và (6) ảnh hưởng của việc sử dụng, xem thêm ―CCH Canadian
Ltd v Law Society of Upper Canada‖, archives/42120, truy cập ngày 05/7/2020.
20
Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật về bản quyền của Canada, theo phán quyết của Tòa án tối cao Canada về tranh
chấp giữa CCH Canada Ltd với Law Society of Upper Canada (2004), tịa án xác định rằng luật pháp Canada phải
cơng nhận quyền sử dụng của một người dùng để thực hiện các ngoại lệ nói chung và đối xử cơng bằng, Giuseppina
D‘Agostio (2007), ―Healing fair dealing? A comparative analysis of Canadian fair dealing to UK fair dealing and us
Fair use‖, Comparative Research in Law & Political Economy. Research Paper, No. 28, p. 01.
21
―Copyright exceptions - Fair dealing‖, />copyright-the_basics/4, truy cập ngày 20/5/2020.

22
Ned Snow (2011), ―The Forgotten Right of Fair Use‖, The case Western reserve Law Review, Vol. 62, p. 145146.
23
Lyman Ray Patterson (1998), ―Folsom v. Marsh and Its Legacy‖, Journal of intellectual property law, Vol.
05 (2), p. 431.
17


14
việc của Folsom và Maison Marsh được trích dẫn nhiều lần khi thảo luận các vấn
đề về sử dụng tác phẩm, làm cơ sở cho việc hình thành học thuyết SDHL24. Hoa
Kỳ là quốc gia đầu tiên ghi nhận thuật ngữ SDHL tại Luật bản quyền năm 1976 và
mở rộng phạm vi điều chỉnh bằng các tiêu chí định tính linh hoạt. Theo Điều 107
Luật bản quyền Hoa Kỳ, bốn tiêu chí của SDHL về mục đích, bản chất tác phẩm
sử dụng, giới hạn sử dụng và ảnh hưởng của việc sử dụng được tùy từng trường
hợp cụ thể. Học thuyết SDHL của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến quy định pháp luật
của các nước Bangladesh, Israel, Hàn Quốc, Philippines, Sri Lanka, Đài Loan,
Uganda25. Hoa Kỳ và Israel công nhận khái niệm quyền SDHL, các quốc gia còn
lại chủ yếu công nhận các ngoại lệ tương tự đối với bản quyền26.
Như vậy, về bản chất, học thuyết SDHL có nét tương đồng với học thuyết về
đối xử công bằng. Thuật ngữ ―sử dụng hợp lý‖ và ―đối xử công bằng‖ không đồng
nhất với nhau nhưng đều nhằm cân bằng lợi ích xã hội bên cạnh việc bảo hộ quyền
tác giả. Do đó, khi nghiên cứu việc thực thi quyền SDHL, kinh nghiệm các quốc gia
áp dụng học thuyết đối xử cơng bằng có giá trị tham khảo nhất định.
Mối quan hệ giữa “sử dụng hợp lý” tác phẩm và “đạo văn”
Vào thế kỷ thứ I, nhà thơ Martial (La Mã) đã sử dụng từ ―plagiarius‖ thể hiện
hành vi mà nhà thơ khác đã lấy cắp câu thơ của ông và thuật ngữ này đã được biên
kịch Ben Jonson đưa vào tiếng Anh năm 1601 để miêu tả hành vi lấy cắp tác phẩm
văn học27. Khái niệm hiện đại về ―đạo văn‖ bắt nguồn từ thái độ văn hóa đối với
quyền tác giả có nguồn gốc từ thời Khai sáng ở châu Âu28. Từ điển tiếng Anh Oxford

định nghĩa hành vi đạo văn (―plagiarize‖) là sao chép ý tưởng, ngôn ngữ hoặc tác
phẩm của tác giả khác để thực hiện tác phẩm của chính mình29. Theo từ điển Tiếng
Việt của Viện ngôn ngữ học, ―đạo văn‖ là ―lấy, hoặc căn bản lấy sáng tác văn học của
người khác làm của mình‖30. Theo Điều 19(A) Bộ quy tắc ứng xử trong học thuật của
24

David Kluft, ―A Presidents Day Copyright Story: George Washington And The ―First‖ Fair Use Case‖,
/>-and-the-first-fair-use-case/, truy cập07/02/2020.
25
Jonathan Band and Jonathan Gerafi, ―The Fair Use/Fair Dealing Handbook‖, truy cập ngày 07/2/2020.
26
Paul Geller (2009), International Copyright Law and Practice, Matthew Bender & Co Inc, p. 78.
27
Shekappa Bandi, Devyani Pothare, Mallikarjun Angadi and Suresh Jange (2016), Academic integrity and
plagiarism prevention at Tata Institute of Social Sciences, Mumbai: A Case Study, Imperial Publications, p. 358.
28
Robert E. Gettings Geoff rey S. Hughes (2014), ―Plagiarism Issues and Concerns in Japan: Teacher
Attitudes towards Plagiarism in English as a Foreign Language Writing‖, Hokusei Gakuen Junior College
Hokusei Ronshu, Vol. 12, p. 02.
29
Oxford University (2015), Oxford Wordpower Dictionary, Oxford University Press Publishing, p. 550.
30
Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, tr. 290.


15
Trường ĐH Concordia (Canada), đạo văn (―plagiarism‖) là ―việc trình bày tác phẩm
của người khác, dưới bất kỳ hình thức nào, như của chính mình hoặc khơng có sự
thừa nhận việc đã sử dụng tác phẩm khác một cách thích hợp‖31. Pháp luật Việt Nam
khơng có khái niệm đạo văn mà chỉ quy định về quyền trích dẫn, vấn đề ―đạo văn‖

được các trường ĐH ghi nhận trong các quy chế, quy định riêng. Hành vi lấy ý tưởng
của người khác làm thành của mình, sao chép nhưng khơng trích dẫn đúng quy định
đều là ―đạo văn‖. Người SDHL tác phẩm và người ―đạo văn‖ đều không trả thù lao
và không hỏi ý kiến tác giả khi sử dụng tác phẩm nhưng trong bối cảnh học thuật,
―đạo văn‖ là hành vi vi phạm nghiêm trọng sự trung thực trong học tập32.
SDHL giúp cân bằng lợi ích của chủ sở hữu bản quyền với lợi ích chung
trong việc phân phối và sử dụng rộng rãi hơn các tác phẩm bằng cách cho phép bảo
vệ việc xâm phạm bản quyền33. Quyền SDHL được áp dụng khi thỏa mãn các điều
kiện về: mục đích, bản chất của việc sử dụng; bản chất tác phẩm được sử dụng; giới
hạn sử dụng tác phẩm và ảnh hưởng của việc sử dụng tác phẩm đó đến thị trường.
1.1.2. Đặc điểm của quyền sử dụng hợp lý
Thứ nhất, sử dụng hợp lý là ngoại lệ của bảo hộ độc quyền tác phẩm.
Quyền SHTT là một loại tài sản vơ hình được bảo hộ độc quyền và tính độc
quyền này tạo nên sự khác biệt đối với quyền sở hữu tài sản hữu hình34. Theo nguyên
tắc, chủ sở hữu có quyền ngăn cản những chủ thể khác sử dụng tác phẩm. Tuy nhiên,
―bản quyền không phải là quyền tất yếu, thiêng liêng hoặc quyền tự nhiên của các tác
giả‖35. Do đó, quyền SDHL giúp cơng chúng tiếp cận với thành quả sáng tạo của con
người. Bảo hộ độc quyền tác phẩm sẽ hạn chế quyền tiếp cận thông tin – một trong
những quyền tự nhiên cần được tôn trọng, bảo vệ của con người. Mục tiêu đảm bảo
lợi ích cộng đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các hiệp ước đa
phương về SHTT. Để thực thi quy định ngoại lệ về sao chép và sử dụng tự do tác
phẩm theo Công ước Berne, Điều 10 WCT quy định áp dụng các trường hợp ngoại
lệ đối với quyền tác giả khi ―không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác
31

University Concordia, ―Academic Integrity and the Academic Code of Conduct‖, cordia.
ca/academics/undergraduate/calendar/current/17-10.html, truy cập ngày 31/8/2020.
32
Shantashree S. Sengupta (2015), ―Copyright infringement & plagiarism: are they really two sides of a
coin?‖, C.T. Bora College, Shirur, Dist.Pune. Vol.2, Iss.2, p. 19.

33
Patricia Aufderheide and Peter Jaszi (2011), Reclaiming Fair Use: How to Put Balance Back in Copyright,
University of Chicago Press, p.10-11.
34
Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ.
35
Benjamin Moskowitz (2015), Toward a Fair Use Standard Turns 25: How Salinger and Scientology
Affected Transformative Use Today, Media and Entertainment Law Journal, Volume 25, p. 1107.


16
phẩm và không làm phương hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác
giả‖. Theo Điều 7 Hiệp định TRIPS, ―Việc bảo hộ và thực thi các quyền SHTT phải
góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến cơng nghệ, góp phần đem
lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức cơng nghệ, đem lại lợi
ích xã hội…‖; Điều 13 quy định ―Các thành viên phải giới hạn những hạn chế và
ngoại lệ đối với các độc quyền trong những trường hợp đặc biệt…‖. Nội dung tương
tự được quy định ở Điều 18.2 Hiệp định CPTPP và Điều 12.14 Hiệp định EVFTA.
Tại Hoa Kỳ, học thuyết SDHL dựa trên quyền tự do ngơn luận do Tu chính án số 1
của Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ36. Quyền SDHL được quy định cụ thể hơn theo
từng tiêu chí tại Điều 107 Luật Bản quyền Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, Nghị định số 142/HĐBT ngày 14/11/1980 là văn bản pháp lý
đầu tiên ghi nhận việc giới hạn quyền tác giả tại khoản 3 Điều 4 về trường hợp được
phép sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần hỏi ý kiến tác giả nhưng phải nêu
tên tác giả, nguồn gốc tác phẩm và trả tiền nhuận bút trong trường hợp ―trích các
đoạn dài hoặc tồn bộ tác phẩm để đưa vào tuyển tập, toàn tập san toàn kỳ‖. Hiện
nay, Điều 25 Luật SHTT Việt Nam và Nghị định số 22/2018/NĐ-CP có những quy
định sử dụng tác phẩm mà khơng phải trả tiền và không cần sự đồng ý của tác giả.
Thứ hai, sao chép, trích dẫn là đối tượng của sử dụng hợp lý
Quyền sao chép đem lại cho chủ sở hữu tác phẩm lợi ích về tài sản, trong khi

đó, quyền trích dẫn tác phẩm lại liên quan đến quyền nhân thân của tác giả.
Về quyền sao chép, theo Điều 9 Công ước Berne, ―trong vài trường hợp đặc
biệt, có quyền cho phép sao in những tác phẩm miễn là sự sao in đó khơng phương
hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm hoặc khơng gây thiệt thòi bất hợp lý
đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả‖. Tác giả của các tác phẩm văn học nghệ
thuật được toàn quyền cho phép sao in các tác phẩm đó dưới bất kỳ phương thức,
hình thức nào và mọi việc ghi âm hay ghi hình đều được xem là sao in. Theo Điều
101 Luật bản quyền Hoa Kỳ, sao chép là tái bản hoặc phổ biến trực tiếp hoặc bằng
sự trợ giúp của máy móc, thiết bị. Theo khoản 10 Điều 10 và Điều 25 Luật SHTT
Việt Nam, ―Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản
ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo

36

Nguyễn Phương Thảo (2016), ―Quy định sử dụng hợp lý (Fair use) trong pháp luật quyền tác giả và việc
ứng dụng vào hoạt động thư viện tại Hoa Kỳ‖, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Quyền tác giả trong hoạt động thư
viện tại các trường đại học”, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 46.


17
bản sao dưới hình thức điện tử‖ và hạn chế quyền tác giả bằng quyền sao chép của
chủ thể khác đặt ra ở trường hợp cá nhân tự sao chép để nghiên cứu khoa học và
giảng dạy, thư viện sao chép để lưu trữ. Như vậy, sao chép là việc tạo ra bản sao
của tác phẩm gốc bằng bất kỳ hình thức nào. Tác giả và chủ sở hữu có quyền sao
chép thông qua hoạt động phân phối và công chúng có quyền sao chép dựa trên cơ
sở của quyền SDHL trong một số trường hợp.
Về quyền trích dẫn, Điều 10 Công ước Berne ghi nhận sử dụng tự do tác
phẩm bao gồm: Trích dẫn; Minh hoạ phục vụ giảng dạy; Chỉ dẫn nguồn gốc và tác
giả. Việc sử dụng những tác phẩm văn học hay nghệ thuật bằng cách minh họa
phải ghi rõ nguồn gốc tác phẩm và việc sử dụng phải phù hợp với thông lệ đúng

đắn. Theo Điều 107 Luật bản quyền Hoa Kỳ, trích dẫn là sử dụng tác phẩm thơng
qua hình thức sao chép nhằm bình luận, phê bình, đưa tin hoặc giảng dạy. Theo
pháp luật Việt Nam, Điều 23 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP định nghĩa trích dẫn
hợp lý là ―khơng làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm‖,
đáp ứng điều kiện: ―chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn
đề được để cập trong tác phẩm‖ và ―việc trích dẫn khơng gây phương hại đến tác
giả, phù hợp với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn‖. Trích dẫn tác phẩm ln
gắn liền với nghiên cứu khoa học trong việc diễn giải cơ sở đề xuất ý tưởng, cung
cấp nguồn gốc của phương pháp sử dụng trong nghiên cứu, cách thức tiến hành
nghiên cứu, cuối cùng là đánh giá, bình luận và thiết lập được mối liên hệ giữa kết
quả nghiên cứu với những kết quả khác đã cơng bố trước đó37. Tại một số trường
ĐH ở Việt Nam, các quy định về liêm chính học thuật, quy định chống đạo văn
hay hướng dẫn về trích dẫn tác phẩm được xây dựng cụ thể, góp phần làm rõ
những quy định của pháp luật đối với vấn đề SDHL tác phẩm38.
Theo Điều 25 Luật SHTT Việt Nam quyền SDHL thể hiện qua các trường
hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận
bút, thù lao bao gồm quyền sao chép và trích dẫn. Trong khi Cơng ước Berne quy
định theo hướng mở, Luật SHTT Việt Nam lại xây dựng theo hướng liệt kê các
trường hợp được SDHL qua quyền sao chép, trích dẫn và các quyền liên quan39.
37

Dương Minh Thành, ―Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trả lời phản biện quốc tế‖,
/>&site=142, truy cập ngày 20/5/2020.
38
Xem thêm Phụ lục 2, Bảng 3.3.
39
Điểm c khoản 1 Điều 20 Luật SHTT Việt Nam quy định sao chép tác phẩm là quyền tài sản; khoản 2 Điều 19
Luật SHTT Việt Nam quy định tác giả phải được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.



18
Quyền SDHL được xác định bao gồm quyền sao chép, trích dẫn tác phẩm và
các quyền liên quan. Theo Điều 32 Luật SHTT Việt Nam có quy định các trường
hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút,
thù lao. Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được
mã hóa. Theo Điều 30 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, trích dẫn hợp lý cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được cho phép nhằm mục đích
cung cấp thơng tin theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật SHTT là việc
sử dụng các trích đoạn nhằm mục đích đưa tin và đáp ứng mục đích phi lợi nhuận.
Quyền sao chép, quyền trích dẫn là những quyền cơ bản và quan trọng nhất
góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và sự phát triển của tác phẩm trong môi trường giáo
dục. Vì nguyên tắc áp dụng học thuyết SDHL là cân bằng lợi ích xã hội, tạo cơ hội
cho công chúng tiếp cận và sử dụng tác phẩm để phổ biến và nâng cao tri thức nên
khi xây dựng điều khoản về SDHL tác phẩm trong Luật bản quyền Hoa Kỳ tại Điều
107, hầu hết các phần thảo luận đã tập trung vào vấn đề liên quan đến việc sao chép
tác phẩm trong lớp học40. Hành vi sao chép, trích dẫn đáp ứng các điều kiện vì mục
đích phi lợi nhuận để không gây phương hại đến quyền tài sản và quyền nhân thân
của tác giả. Do đó, quyền sao chép, trích dẫn hợp lý cần thực thi hiệu quả trong mơi
trường giáo dục - nơi có sứ mệnh sáng tạo và truyền tải tri thức. Hiện nay, các
trường ĐH đều có những chỉ dẫn cho việc trích dẫn tài liệu và đặt ra những quy chế
liên quan đến quản lý SHTT. Mục đích của những quy định này là tạo điều kiện để
học viên, giảng viên và những người làm cơng tác nghiên cứu khoa học có thể thực
hiện đúng việc SDHL tác phẩm, sáng tạo ra những sản phẩm tiến bộ hơn và nâng
cao khả năng tiếp cận nguồn tài liệu đa dạng.
Thứ ba, phạm vi của quyền sử dụng hợp lý được xác định linh hoạt.
Đặc điểm linh hoạt của SDHL là đặc trưng quan trọng nhất41. Khi áp dụng
học thuyết, chủ thể phải phân tích và vận dụng các tiêu chí SDHL cho từng tình
huống cụ thể và Tịa án có vai trị quan trọng trong việc khẳng định giá trị pháp lý
của SDHL tác phẩm.

40

Các lập luận được tóm tắt từ trang 30 đến trang 31 trong Báo cáo của Ủy ban năm 1967 (H.R. Rep. No. 83,
90th Cong., 1st Sess), xem thêm ―Reproduction of Copyrighted Works by Educators and Librarians‖,
truy cập ngày 20/5/2020.
41
Kenneth D. Crew. (2012), Copyright law for librarians and educators: Creative strategies and practical
solutions, America: ALA Editions, p. 40.


19
Các tiêu chí xác định SDHL có tính định tính mà không định lượng cụ thể.
Theo khoản 2 Điều 9 Công ước Berne, sao chép tác phẩm phải đáp ứng các điều
kiện thông qua phép thử 3 bước và giới hạn việc sao chép tác phẩm ―trong các
trường hợp ngoại lệ đặc biệt được quy định bởi pháp luật quốc gia‖42 trong khi
SDHL theo Điều 107 Luật bản quyền Hoa Kỳ yêu cầu đáp ứng 4 tiêu chí định tính
để áp dụng ngoại lệ của bảo hộ độc quyền quyền tác giả. SDHL là một phần của bản
quyền và bản quyền không chỉ bảo vệ tác giả mà luôn cân bằng lợi ích của các bên
liên quan đến q trình sáng tạo: tác giả, nhà sản xuất và người sử dụng43. Vì vậy,
điều kiện SDHL linh hoạt hơn sử dụng tự do theo Điều 10, Điều 10bis Công ước
Berne, phạm vi sử dụng tác phẩm có tính chất cơng cộng (tin tức, thời sự…) hoặc
với mục đích trích dẫn để bình luận hoặc minh họa để phục vụ hoạt động giảng dạy
có giới hạn và hướng đến bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tác phẩm. Tính linh hoạt
của quyền SDHL khơng có nghĩa là tùy tiện mà tùy từng trường hợp cụ thể, các tiêu
chí sẽ được cân nhắc áp dụng một cách hợp lý nhất. Tùy từng hình thức và tính chất
sử dụng khác nhau sẽ có cách đo lường, xác định khác nhau. Sao chép một bài báo
khoa học khác sao chép một phần giáo trình. Các hình thức như viết lại, tự sao chép
hay trích dẫn phần lớn tác phẩm khác để bình luận trong cơng trình nghiên cứu khoa
học sẽ có cách đánh giá riêng phù hợp từng loại tác phẩm. Sự linh hoạt của SDHL
còn thể hiện qua tầm quan trọng của từng tiêu chí trong mỗi vụ việc là khác nhau44.

Pháp luật SHTT Việt Nam không ghi nhận thuật ngữ ―sử dụng hợp lý‖ hay
―sử dụng tự do‖ tác phẩm nhưng Điều 25 Luật SHTT Việt Nam có quy định các
trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền
nhuận bút, thù lao. Luật SHTT Việt Nam khơng quy định 4 tiêu chí xác định sao
chép, trích dẫn tác phẩm như các quốc gia tiếp thu học thuyết về SDHL và đối xử
công bằng, nhưng các trường hợp ngoại lệ khi bảo hộ độc quyền bản quyền có nét
42

Theo Cơng ước Berne về phép thử 3 bước, sao chép tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả sẽ không bị coi là
hành vi xâm phạm quyền tác giả: (i) Việc sao chép đó chỉ được phép trong các trường hợp ngoại lệ đặc biệt
được quy định bởi pháp luật quốc gia; (ii) Việc sao chép đó khơng xung đột với việc khai thác bình thường
tác phẩm; (iii) Việc sao chép đó khơng gây tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả.
43
Christopher Geiger (2006), ―Copyright and free access to information: For a fair balance of internets in a
globalised world‖, European Intellectual Property Review, No. 7, p. 367.
44
Trong vụ án giữa nhà xuất bản Trường ĐH Cambridge và Chủ tịch Trường ĐH bang Georgia - Mark P. Becker
(năm 2016) về việc cho phép giảng viên đăng tải các phần của các tác phẩm chưa được nhà xuất bản cấp phép trên
các hệ thống điện tử cho sinh viên sử dụng, Tịa án quận ước tính tỷ lệ của các tiêu chí như sau: tiêu chí một 25%,
tiêu chí hai 5%, tiêu chí ba 30% và tiêu chí thứ tư là 40%. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng việc SDHL
phải được xác định theo từng trường hợp, thay vì hình thành một cơng thức định lượng cụ thể để áp dụng, U.S.
Copyright Office, ―Cambridge University Press v. Mark P. Becker‖, truy cập ngày 07/02/ 2020.


×