Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.49 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ HIỆP

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2017

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ HIỆP

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số : 60 34 04 03



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN

HÀ NỘI - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn này là trung thực.

Tác giả

Nguyễn Thị Hiệp

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cơ tại Học viện Hành chính Quốc gia và của
các đồng chí cán bộ Bộ Tài ngun và Mơi trường nói chung, Tổng cục Địa
chất và Khống sản Việt Nam nói riêng.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô, các đồng chí
lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp đã dành sự quan tâm giúp đỡ tận tình trong
suốt 02 năm qua.
Đặc biệt trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi
Quang Tuấn đã tận tình hình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình hồn

thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Hiệp

download by :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KT TNKS

: Khai thác tài nguyên khoáng sản

KT-XH

:

QLNN

Kinh tế - xã hội
Quản lý nhà nước

QPPL

:


Quy phạm pháp luật

TNKS

: Tài nguyên khoáng sản

UBND

: Ủy ban nhân dân

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài..............................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn........................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.................................................6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.....................6
6. Ý nghĩa của luận văn......................................................................................................7
7. Kết cấu của luận văn.......................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHAI
THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN............................................................8

1.1. Tài nguyên khoáng sản......................................................................................................8
1.1.1. Các khái niệm.............................................................................................................8
1.1.2. Những đặc điểm của tài nguyên khoáng sản................................................9
1.1.3. Quyền sở hữu về tài ngun khống sản.....................................................12

1.1.4. Vai trị của khai thác tài nguyên khoáng sản đối với phát triển
kinh tế - xã hội
14
1.2. Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản................................16
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản..16
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên
khoáng sản

17

1.2.3. Yêu cầu và nguyên tắc quản lý nhà nước đối với khai thác tài
nguyên khoáng sản 17
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản...18
1.2.5. Phương pháp quản lý nhà nước đối với khai thác tài nguyên
khoáng sản

21

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về khai thác tài
nguyên khoáng sản...........................................................................................................23
1.3.1. Các yếu tố khách quan.......................................................................................24
1.3.2. Các yếu tố chủ quan............................................................................................26
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản.......27

download by :


Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM


38

2.1. Tổng quát về hoạt động khai thác tài ngun khống sản.........................38
2.2. Tình hình thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động khai
thác tài nguyên khoáng sản.........................................................................................42
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với khai thác tài
nguyên khoáng sản...........................................................................................................55
2.3.1. Những kết quả đạt được.......................................................................................56
2.3.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về khai thác tài
nguyên khoáng sản 58
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.....................................................................65
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

73
3.1. Bối cảnh sắp tới...................................................................................................................73
VIỆT NAM

3.2. Quan điểm, mục tiêu........................................................................................................74
3.2.1. Các quan điểm cơ bản..........................................................................................75
3.2.2. Các mục tiêu.............................................................................................................76
3.2.3. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................77
3.2.4. Yêu cầu công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác
khoáng sản trong điều kiện hiện nay

78

3.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác tài
ngun khống sản...........................................................................................................78
3.3.1. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách.........................................................79

3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện...........................................................81
3.3.3. Nhóm giải pháp về nguồn lực..........................................................................83
3.3.4. Tham gia sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác khoáng
sản (gọi tắt là EITI) 84
3.3.5. Giải pháp khác.........................................................................................................86
KẾT LUẬN........................................................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................90

download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, tài ngun khống sản là “tài sản cơng” thuộc sở hữu
tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tài nguyên
khoáng sản là tài sản hữu hình và là một nguồn lực quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước
phải tổ chức quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả khống sản để
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Việt Nam có nguồn tài ngun khống sản khá phong phú, đa dạng với
trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khống sản khác nhau. Trong đó
có một số loại khống sản được dự báo có trữ lượng lớn như bơxít, titan, đá
ngun liệu xi măng v.v... Tuy nhiên, khống sản là hữu hạn, hầu hết khơng tái
tạo, chính vì vậy việc khai thác, chế biến, sử dụng khống sản phải tiết kiệm,
có hiệu quả nhằm phát huy tối đa nguồn lực này cho mục tiêu phát triển trước
mắt cũng như lâu dài.
Công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoán sản đã đạt

được một số kết quả đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
vẫn còn khá nhiều tồn tại hạn chế, bất cập trong công tác này. Hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về khoáng sản cơ bản đã khá đầy đủ nhưng cịn nhiều
khó khăn, vướng mắc khi thực hiện; hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về
khoáng sản từ Trung ương đến địa phương chưa hoàn thiện, hoạt động hiệu
quả chưa cao, lực lượng cán bộ làm cơng tác QLNN về khống sản chưa đáp
ứng được về số lượng và yêu cầu chuyên mơn; thơng tin, số liệu cơ bản về
nguồn lực khống sản chưa được quản lý tốt, chặt chẽ, nhất là đối với thông
tin, số liệu kiểm kê trữ lượng, sản lượng khai thác thực tế, tổn thất khoáng sản

download by :


2
thực tế..., các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác khoáng sản chưa nhận thức
đầy đủ và chưa thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong hoạt động quản lý tài
ngun khống sản.
Ngồi ra khai thác khống sản cịn phải đối mặt với nhiều thách thức về
kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư vùng khai khoáng, trong q trình khai
thác vẫn cịn tình trạng doanh nghiệp khai báo trữ lượng khơng trung thực;
khai thác tài ngun khống sản một cách bừa bãi, thất thốt, gây ơ nhiễm mơi
trường, cạn kiệt nhanh chóng tài ngun khống sản, tình trạng khai thác
khống sản khơng có giấy phép gia tăng gây bức xúc trong dư luận xã hội...
Sản phẩm khai thác chế biến khoáng sản ở Việt Nam phần lớn mới dừng
lại ở sản phẩm thô chủ yếu để xuất khẩu, giá trị và hiệu quả sử dụng thấp, chưa
tương xứng với giá trị tài nguyên của khoáng sản khai thác nếu được đầu tư
chế biến sâu hơn. Hoạt động khai thác, chế biến khống sản ln đi liền với
các tác nhân gây tác hại và ô nhiễm đến môi trường ở các mức độ khác nhau
như làm xuất hiện khối lượng chất thải lớn, trong đó có một số chất thải nguy
hiểm; gây ơ nhiễm khơng khí và nguồn nước; phá vỡ chu kỳ thủy văn; làm mất

đa dạng sinh học; tàn phá rừng; làm sa mạc hóa và nghèo hóa vùng đất, phá
hoại cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa….nảy sinh
các mâu thuẫn và xung đột xã hội như: tranh chấp tài nguyên; tranh chấp về đất
đai, đền bù….
Để đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam cần có những chính sách
quản lý nhà nước để điều chỉnh hợp lý về khung pháp lý cũng như tổ chức
quản lý ngành khai khoáng theo hướng sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý,
tiết kiệm, hiệu quả, hài hịa các lợi ích, vần đề mơi trường, giải quyết mâu
thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy tác giả luận
văn đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản
ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

download by :


3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Quản lý nhà nước nói chung và QLNN về khai thác tài nguyên khoáng
sản là một trong những vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả,
với nhiều cơng trình đề cập đến ở nhiều khía cạnh, nội dung khác nhau được
nghiên cứu dưới dạng chuyên đề, báo cáo được đăng tải trên các báo, tạp chí và
một số cơng trình nghiên cứu khác như luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ...
-

Cuốn “Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong

thời kỳ mới” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007) với mục đích phát huy vai trị của nhà nước
trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó, các chuyên gia
nhấn mạnh: nhà nước cần xây dựng được hệ thống pháp luật rõ ràng, tạo mơi trường pháp
lý thuận lợi và bình đẳng cho các chủ thể, các thành phần kinh tế hoạt động. Việc lựa

chọn các chính sách khác nhau và mang đến hiệu quả kinh tế-xã hội khác nhau là do năng
lực của các thể chế chính trị quyết định. Tuy nhiên, vai trò của nhà nước là phải tạo ra
mơi trường dân chủ trong q trình lựa chọn, hoạch định và thực hiện các chính sách.
-

Luận án tiến sĩ kinh tế (của tác giả Trần Anh Tài, 1996) “Vai trị quản lý

của nhà nước trong q trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” tác giả đã
phân tích tính đặc thù chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luận án đã đi sâu
nghiên cứu vai trò của nhà nước trong việc tạo lập cơ chế quản lý, ổn định và tăng trưởng
kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và để xuất mộ số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
lực quản lý nhà nước trong qua trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam.
-

Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất cơ chế nâng cao

hiệu quả quản trị tài nguyên khoảng sản” (2014) của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam, Bộ Tài ngun và Mơi trường. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát
thực tế đi sâu đánh giá tình hình thực hiện cơng tác quản trị tài nguyên khoáng sản trong
thời gian qua để làm rõ những

download by :


4
mặt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.
Làm rõ các quy định của pháp luật về khoáng sản liên quan đến cơng tác “quản
trị TNKS”; phân tích những nội dung cần hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả
“quản trị TNKS”. Từ đó đề xuất cơ chế hợp lý, hiệu quả hơn để quản trị tốt

hơn TNKS của Việt Nam trong thời gian tới.
-

Báo cáo nghiên cứu “Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý

nguồn thu từ khai thác khống sản tại Việt Nam (2015) của nhóm tác giả: TS. Lê Quang
Thuận, PGS. TS. Lê Xuân Trường và Th.S Trần Thanh Thủ thuộc Trung tâm Con người
và Thiên Nhiên. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc rà soát các chính sách thu hiện
hành, đánh giá cơng tác quản lý thu liên quan đến lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong việc
quản lý thu ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị hồn thiện chính
sách thu và cơng tác quản lý thu theo hướng khuyến khích khai thác tài nguyên tiết kiệm,
đồng thời đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ khai thác tài nguyên, phục
vụ mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Báo cáo đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về
hệ thống chính sách thu đặc thù cho lĩnh vực khai thác khống sản ở Việt Nam có những
điểm gì khác biệt so với một số quốc gia trong khu vực. Đánh giá sự phù hợp về mức thu
các khoản đóng góp trong lĩnh vực khai thác khống sản theo quy định chính sách của
Việt Nam và hiệu quả thu ngân sách từ khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Các lỗ hổng
trong chính sách hoặc cơng tác quản lý thu. Ngân sách từ khai thác tài nguyên đã được
quản lý và sử dụng như thế nào và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả thu và
quản lý ngân sách từ khai thác tài nguyên.
-

Báo cáo kết quả rà soát hành lang pháp lý về tính minh bạch trong hoạt

động khai thác khống sản ở Việt Nam (2013) của Tiến sĩ Lại Hồng Thanh, Tổng cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi

download by :



5
trường. Trên cơ sở rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam
về khoáng sản (Luật Khống sản và các văn bản có liên quan) từ khâu điều tra
cơ bản đến thăm dò và đặc biệt là khai thác khống sản. Trên cơ sở đó, đề xuất
những nội dung cơ bản cần bổ sung, điều chỉnh, quy định mới trong q trình
hồn thiện pháp luật về khống sản trong thời gian tới.
Mặc dù, các cơng trình đã đề cập đến những khía cạnh nhất định của
quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản và khai thác tài ngun khống sản.
Có thể khẳng định rằng, cho đến thời điểm này chưa có nhiều cơng trình đề cập
làm rõ đến vấn đề “Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản


Việt Nam” một cách hệ thống từ góc độ của quản lý cơng. Do đó, các đề xuất

giải pháp chưa giải quyết hết được các vấn đề hạn chế, tồn tại hiện nay. Vì thế, tác giả
luận văn chọn đề tài “Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam”
với góc độ tiếp cận riêng và khơng bị trùng lặp với các cơng trình đã cơng bố.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở xem xét thực trạng QLNN về tài nguyên khoáng sản trong
giai đoạn vừa qua, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu cần phải thực hiện là:
-

Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề chung về quản lý nhà nước đối


với khai thác tài nguyên khoáng sản.
-

Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản

ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2002-2016, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn
chế.

download by :


6
-

Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về khai thác

tài nguyên khoáng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về khai thác tài
nguyên khoáng sản ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: trong phạm vi toàn quốc;

-

Về thời gian: chủ yếu số liệu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2002 đến


năm 2016
-

Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích việc tổ chức thực hiện các

nội dung QLNN thuộc chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể QLNN là các cơ quan nhà
nước (Chính phủ, các Bộ, UBND các cấp, các sở , phòng, ban) đối với các đối tượng
quản lý (người dân, doanh nghiệp, cộng đồng, các loại hình tổ chức khác và cả xã hội)
trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để xem xét vấn đề quản lý nhà nước đối với tài
ngun khống sản nói chung và khai thác tài ngun khống sản nói riêng.
5.2. Nguồn số liệu
Tác giả đã sử dụng nguồn số liệu thứ cấp, từ các kết quả khảo sát, báo cáo
của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp xử lý số liệu cụ thể như sau:
-

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thông qua phân tích các tài liệu chính thức

và khơng chính thức, từ các tài liệu được công bố, các báo cáo, thống kê

download by :



7
của Tổng Cục Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, các bài viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành và một số trang
Website... có liên quan tới vấn đề QLNN về khai thác tài ngun khống sản;
-

Phân tích, thống kê,: tác giả đã tiến hành thống kê số liệu, văn bản liên

quan về hoạt động khoáng sản và QLNN về khai thác tài ngun khống sản của Chính phủ,
Bộ Tài ngun Mơi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và một số bài viết,
báo cáo khoa học khác. Từ đó phân tích thực trạng QLNN đối với lĩnh vực khai thác tài
ngun khống sản trong phạm vi tồn quốc.

-

So sánh, tổng hợp: tác giả so sánh các thông tin, số liệu liên quan tới

vấn đề nghiên cứu để thấy được sự thay đổi trong công tác QLNN về khai thác tài nguyên
khoáng sản ở Việt Nam trong thời gian qua.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn này có ý nghĩa thực tiễn ở chỗ, luận văn đã đánh giá được hiện
trạng hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng
sản làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp để góp phần hồn thiện công tác
quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khống sản ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cầu thành 03 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với khai thác tài
nguyên khoáng sản.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng

sản ở Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác tài
nguyên khoáng sản Việt Nam.

download by :


8
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHAI
THÁC TÀI NGUN KHỐNG SẢN
1.1. Tài ngun khống sản
1.1.1. Các khái niệm
* Khái niệm “Tài nguyên khoáng sản”
Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa “Tài nguyên là nguồn của cải thiên
nhiên chưa khai thác hoặc đang tiến hành khai thác”.
Tài ngun khống sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn
chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra
các ngun tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ
khống sản. Tài ngun khống sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác
động mạnh mẽ đến mơi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn
vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh
đó, việc khai thác tài ngun khống sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như
bụi, kim loại nặng, các hóa chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v...).
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
-

Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước


khoáng).
-

Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh

ra trên bề mặt trái đất).
-

Theo thành phần hóa học: khống sản kim loại (kim loại đen, kim loại

màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây
dựng), khống sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).

download by :


9
* Khái niệm “Khai thác tài nguyên khoáng sản”
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật khoáng sản năm 2010, khái niệm
“Khai thác khoáng sản” là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây
dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên
quan.
Khai thác khống sản là hoạt động có sự tham gia của tất cả các chủ thể
liên quan đến khoáng sản gồm: Nhà nước - Người dân - Doanh nghiệp. Kết
quả của hoạt động này là chuyển hóa khống sản từ ở dạng “tiềm năng” thành
hàng hóa; là giai đoạn chuyển hóa giá trị “tiềm năng” của khống sản thành giá
trị hiện thực, đem lại nguồn lợi thực tế cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước
cũng như doanh nghiệp và người dân. Do đó, hoạt động này cần có sự quản lý,
giám sát chặt chẽ để tài sản do thiên nhiên ban tặng được khai thác, sử dụng

một cách có hiệu quả nhất.
1.1.2. Những đặc điểm của tài nguyên khoáng sản
Để làm rõ vấn đề QLNN về khai thác tài nguyên khoáng sản cũng cần
đánh giá đầy đủ những đặc điểm chung cũng như đặc điểm riêng của tài sản
“khoáng sản”, các đặc điểm này đó là:
-

Tính hữu hạn, khơng tái tạo: Khống sản được hình thành tích tụ trong

q trình hoạt động địa chất rất lâu dài hàng triệu năm trước đó và khơng phải là vơ hạn.
Hầu hết các loại khống sản (trừ một số loại khống sản như nước khống, nước nóng
thiên nhiên) khi đã được khai thác để sử dụng đều “khơng thể tái tạo”. Chính vì vậy, khi
khai thác, sử dụng khoáng sản trong từng thời kỳ cần cân nhắc kỹ để tối đa hóa lợi ích
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Nói cách khác, khống sản
phải được khai thác, sử dụng triệt để, hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả cao nhất.
-

Tính rủi ro địa chất: Khi đầu tư kinh doanh vào bất kỳ lĩnh vực nào

cũng đều có những rủi ro ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực

download by :


10
khống sản có mức độ rủi ro cao hơn bởi có một rủi ro khác xuất phát từ đặc
điểm của loại tài sản này. Mỏ khoáng sản là thực tại khách quan, nằm ngoài ý
muốn của con người. Khi thực hiện các hoạt động như điều tra, đánh giá, thăm
dò khống sản là con người mong muốn có các thơng tin đầy đủ hơn về mỏ
khống sản đó trước khi đầu tư khai thác. Tuy nhiên, trong thực tế, kể cả trong

trường hợp một mỏ khoáng sản đã được thăm dị tỉ mỉ thì vẫn có những khu
vực khơng có cơng trình thăm dị, khi khai thác sự thay đổi chiều dày, hàm
lượng v.v… và chất lượng, thậm chí khơng có quặng nằm ngay tại những khu
vực này. Đây chính là tính “rủi ro địa chất” của khống sản (nằm ngồi ý muốn
của con người). Tính rủi ro địa chất của các loại khoáng sản khác nhau cũng
khác nhau. Thường khống sản q, hiếm có mức độ rủi ro cao hơn. Ngược lại,
những loại khống sản thơng thường như khống sản làm vật liệu xây dựng có
độ rủi ro thấp hơn. Khống sản có độ rủi ro càng cao về địa chất thì mức độ
đầu tư cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò cũng càng lớn và ngược lại. Đây là
đặc điểm cần quan tâm của khống sản khơng giống với các loại tài sản hữu
hình khác.
-

Lợi thế so sánh (“địa tô chênh lệch”): Tương tự như đối với một số loại

tài nguyên thiên nhiên khác như tài nguyên đất, tài nguyên rừng, khi đầu tư khai thác
cùng loại khoáng sản nhưng mỏ có vị trí thuận lợi, có điều kiện địa chất - mỏ thuận lợi
hơn thì cũng có lợi thế hơn (chi phí sản xuất thấp hơn, có lợi nhuận cao hơn lợi nhuận
trung bình) so với các mỏ có điều kiện khó khăn, phức tạp. Trường hợp này cũng tương
tự như trong nông nghiệp khi sản xuất trên mảnh đất có điều kiện tự nhiên khác nhau mà
thường được gọi là “địa tô chênh lệnh”. Lợi thế so sánh phụ thuộc vào đặc điểm mỏ
khoáng sản, thay đổi theo thời gian, không gian cũng như sự phát triển của trình độ khoa
học - cơng nghệ khai thác, chế biến loại khống sản đó. Cùng một loại khống sản, cùng
một điều kiện địa chất mỏ như nhau, nhưng mỏ có vị trí địa lý thuận

download by :


11
lợi (gần đường giao thơng chính, gần các u cầu phải đáp ứng như: tài nguyên

nước, lao động v.v...) thì sẽ có chi phí thấp hơn, sinh ra lợi nhuận cao hơn so
với một mỏ khoáng sản cùng loại nhưng có vị trí khơng thuận lợi, nằm

-

vùng sâu, vùng xa, hạ tầng cơ sở vật chất, xã hội thấp kém v.v...
Quan hệ hữu cơ với tài nguyên đất: Khoáng sản ln gắn liền và có

quan hệ hữu cơ với tài ngun đất. Khi khai thác khống sản ln phải sử dụng một diện
tích đất mặt nhất định, kể cả khi khai thác khống sản bằng phương pháp hầm lị. Do đó,
khi giải quyết vấn đề sở hữu về khống sản, cũng như khi đưa ra các giải pháp nhằm
quản lý, bảo vệ tốt khoáng sản chưa khai thác chúng ta cũng phải giải quyết cả vấn đề
liên quan giữa quyền quản lý, bảo vệ, khai thác khoáng sản với quyền sử dụng đất đai,
những vấn đề về lợi ích khác có liên quan.
-

Quan hệ hữu cơ với tài nguyên nước: Tương tự như đối với tài nguyên

đất, khoáng sản cũng có mối quan hệ hữu cơ với tài nguyên nước. Khi tiến hành khai thác
một số loại khoáng sản, chúng ta phải sử dụng một lượng nước mặt cũng như nước ngầm
để phục vụ công tác khai thác (nước sinh hoạt, nước phục vụ khai - tuyển v.v..). Trong
nhiều trường hợp, thân khoáng sản gắn liền với nguồn tài nguyên nước nên khi khai thác
đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn tài nguyên nước nằm trong khu vực khai thác khống
sản. Khi đó, trong q trình khai thác cũng phải giải quyết vấn đề pháp lý khi sử dụng,
tác động đến tài nguyên nước.
-

Tính “đa dụng”, “đa mục đích”, “đa khống” và thay đổi giá trị dụng

theo thời gian, trình độ phát triển của khoa học công nghệ: Tùy theo nhu cầu sử dụng

của nền kinh tế quốc dân mà khống sản được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Đá
vơi với chất lượng khác nhau có thể sử dụng để rải đường, xây dựng cơng trình dân dụng,
cơng nghiệp hoặc dùng làm nguyên liệu xi măng. Đá hoa trắng có chất lượng tốt, độ trắng
cao được chế biến làm

download by :


12
đá vôi dạng bột, dạng hạt cung cấp làm phụ gia trong sản xuất giấy, cao su, sơn
v.v... Khoáng sản nói chung, nhất là khống sản kim loại thường là khoáng sản
đa khoáng nên cần sử dụng tổng hợp, hợp lý có hiệu quả các khống vật, thành
phần có ích đi kèm với khống sản chính. Mặt khác, một loại khống sản khi
nằm độc lập thì có thể được xem là khống sản chính nhưng lại được coi là đất
đá thải khi khai thác đồng thời với một loại khoáng sản khác. Ví dụ: khi khai
thác than lộ thiên, đá vôi hoặc đá vật liệu xây dựng thông thường được coi là
đất đá thải, nhưng nếu biết và sử dụng hợp lý thì nó lại là ngun liệu đầu vào
cho mục đích khác như: rải đường, nguyên liệu sản xuất xi măng, v.v...
Hoặc, do trình độ cơng nghệ tuyển thấp, hàm lượng biên của quặng titan sa
khoáng (năm 1993) khoảng 10 -15 kg/m3, nhưng đến năm 2011, đã giảm
xuống còn khoảng 5 kg/m3 do trình độ tuyển khống đã phát triển.
-

Tác động trực tiếp tới môi trường trong hoạt động khống sản: Hoạt

khai thác khống sản có tác động tiêu cực và trực tiếp tới mơi trường, thậm chí rất lớn
(hủy hoại đất mặt, thủy sinh, môi trường nước, môi trường khơng khí v.v...). Tác động
này khơng chỉ ảnh hưởng trong phạm vi khu vực khai thác khoáng sản mà còn ảnh hưởng
tới phạm vi rộng lớn hơn ở xung quanh hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Do đó,
khi xây dựng các chế định pháp lý quản lý khoáng sản cần phải giải quyết các vấn đề

pháp lý liên quan đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
1.1.3. Quyền sở hữu về tài nguyên khoáng sản
Xét về phương thức sản xuất, tài nguyên khoáng sản là tư liệu sản xuất,
một trong những yếu tố của lực lượng sản xuất, là một trong những nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với những cơ sở thực tiễn và pháp lý rõ
ràng, với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân có quyền làm chủ
đất nước, quyết định mọi vấn đề về phát triển đất nước, có quyền sở hữu đối
với những tài sản quốc gia. Để xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân

download by :


13
khơng những có quyền mà cần phải nắm chắc các nguồn lực, các tài sản cơ
bản, quan trọng nhất của đất nước để việc sử dụng các nguồn lực, tài sản đó
một cách hiệu quả.
Như đã nêu trên, tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tài nguyên khoáng sản là “tài sản cơng” thuộc sở
hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Khi nhân
dân được là chủ sở hữu thực sự thì các nguồn lực, tài sản cơng mới có khả
năng phát huy cao độ sức mạnh của mình, mục tiêu xây dựng xã hội cơng
bằng, dân chủ, văn minh mới có cơ hội thực hiện. Chính vì vậy, Điều 200 Bộ
luật Dân sự của Việt Nam cũng quy định các tài sản thuộc hình thức sở hữu
nhà nước, trong đó có “tài nguyên trong lòng đất”. Với tư cách là đại diện chủ
sở hữu tồn dân, Nhà nước thể chế hóa các quyền năng của chủ sở hữu trong
Luật khoáng sản (năm 1996, năm 2005 và mới đây nhất là Luật khoáng sản
năm 2010) và các văn bản dưới Luật được thể hiện trong những điều, khoản
quy định trong hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản.
Điều 1 Luật khoáng sản năm 2010 đã khẳng định “Luật này quy định
việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ khống sản chưa khai thác;

thăm dị, khai thác khống sản; quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi
đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều
này chứng tỏ, chỉ có Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu về TNKS mới có
đủ quyền năng để quy định các quyền liên quan đến việc chiếm dụng, sử dụng
và định đoạt tài sản là khoáng sản như nội dung của Luật.
Xuất phát từ bản chất của khoáng sản mà các quyền năng của sở hữu
cũng khác nhau về hình thức và mức độ pháp lý khi nó chuyển hóa từ trạng
thái tự nhiên vốn có (chưa khai thác) sang giai đoạn đã được khai thác (được
đưa ra khỏi trạng thái tự nhiên). Cụ thể là:

download by :


14
-

Khi khoáng sản chưa khai thác, chưa cấp phép thăm dị, khai thác cho

tổ chức, cá nhân: Tài ngun khống sản hồn tồn thuộc sở hữu tồn dân (nói cách khác
là thuộc sở hữu của Nhà nước). Theo đó, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào muốn thăm dò, khai
thác khống sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
-

Khi mỏ khoáng sản đã được cấp phép cho một tổ chức, cá nhân nào đó

để khai thác thì quyền sở hữu đối với khống sản phụ thuộc vào trạng thái của loại
khống sản đó. Theo đó, nếu khoáng sản nằm trong khu vực khai thác của tổ chức, cá
nhân nhưng chưa được khai thác, quyền định đoạt bị hạn chế (không được tự quyết định
việc chuyển nhượng, bán cho tổ chức cá nhân khác mà phải được phép của cơ quan có

thẩm quyền cấp phép); nếu đã khai thác (khống sản khơng cịn ở trạng thái tự nhiên cịn gọi là khống sản ngun khai) thì tổ chức, cá nhân đó có quyền tự quyết định bán
cho tổ chức, cá nhân theo thỏa thuận.
Như vậy, làm rõ bản chất về các quyền năng đối với tài sản là tài ngun
khống sản có ý nghĩa quan trọng đối với việc đưa ra các chế định pháp lý quy
định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tài ngun khống sản.
1.1.4. Vai trị của khai thác tài nguyên khoáng sản đối với phát triển
kinh tế - xã hội
Khai thác tài ngun khống sản có vai trị quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội, thể hiện ở một số nội dung sau:
-

Tài nguyên khoáng sản là một phần quan trọng trong các nguồn tài

nguyên thiên nhiên, sản phẩm của hoạt động khai thác khoáng sản là vật liệu một nền
tảng quan trọng cho sự phát triển của xã hội loài người. Vỏ trái đất trữ lượng một khối
lượng lớn tài nguyên khoáng sản và từ thời cổ đại đến nay, nhân loại đã biết khai thác,
chuyển đổi tài nguyên khoáng sản thành nguyên

download by :


15
liệu sản xuất ra các công cụ kim loại, máy móc và thiết bị, linh kiện, xe có
động cơ, các tế bào năng lượng mặt trời, tuabin gió, máy tính, internet, truyền
thông vệ tinh, và cả tên lửa; chúng xuất hiện trong thiết bị y tế và vô số các sản
phẩm khác cho phép loài người nâng cao chất lượng cuộc sống theo nhiều cách
khác nhau. Những sản phẩm được sản xuất từ tài nguyên khoáng sản đã trở nên
quen thuộc và trở thành một nhu cầu thiếu yếu đối với xã hội ngày nay.
-


Bên cạnh việc trở thành những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, các

sản phẩm của tài ngun khống sản thơ là những thành phần cần thiết của nền kinh tế
toàn cầu của thế giới, nguyên liệu là cơ sở của tất cả các nền kinh tế cơng nghiệp hiện
đại. Tài ngun khống sản là ngun liệu để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng. Nếu
một quốc gia không sở hữu hoặc không thể nhập khẩu các tài nguyên khoáng sản làm
nguyên liệu ban đầu thông qua con đường thương mại quốc tế, quốc gia đó khơng thể sản
xuất và xuất khẩu hàng hóa hoặc sử dụng lực lượng lao động của mình một cách hiệu
quả. Ví dụ: phần lớn nền kinh tế Mỹ đã được xây dựng vào nguồn tài nguyên khoáng sản
trong nước, từ nguồn tài nguyên khoáng sản, người Mỹ xây dựng đường sắt, tàu hỏa, máy
bay, động cơ xe... Và từ các ngành công nghiệp, người Mỹ tạo ra hàng triệu công ăn việc
làm được trả lương cao và đào tạo cơ bản.
-

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới dẫn đến tăng trưởng tiêu thụ tài

nguyên khoáng sản trong suốt thế kỷ 20. Giữa năm 1960 và 1995, kinh tế thế giới sử
dụng tài nguyên khoáng sản gấp 2,5 lần. Tuy vậy tài nguyên khoáng sản là nguồn tài
ngun hữu hạn, khơng tái tạo được vì vậy tất cả các nước phát triển và đang phát triển
trên thế giới phải đối mặt với những thách thức từ thực tế là dân số và nền kinh tế tiếp tục
phát triển nhưng nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt. Thách thức hiện nay
đối với mỗi quốc gia và tồn thế giới là để có được nguồn tài ngun khống sản đủ cần
thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế nhưng cũng cần phải đảm bảo phát triển bền vững và
bảo vệ môi trường.

download by :


16
1.2. Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản
Quản lý là một phạm trù xuất hiện trước khi có nhà nước với tính chất là
một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản
lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệ thống đó đến trạng
thái cần đạt được. QLNN ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội, là
sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị
quản lý. Có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý nhưng cách
hiểu chung nhất là “quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu dự kiến”.
Quản lý xã hội là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy
nhà nước cùng với sự tác động của các chủ thể xã hội khác lên xã hội nhằm duy trì
và phát triển xã hội theo các đặc trưng và các mục tiêu đã lựa chọn.

Quản lý nhà nước là “một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền
lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành
vi

của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan

trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội”. Nội hàm QLNN xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là quản
lý tồn xã hội. QLNN thay đổi phụ thuộc vào các chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm
văn hóa, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.
Hay nói cách khác QLNN là tất cả các hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước
bao gồm hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản là sự tác động có
hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan QLNN về khoáng sản đến các cá
nhân, doanh nghiệp, tổ chức bằng các công cụ, nguyên tắc và phương pháp
quản lý, nhằm hướng hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản phù hợp với
mục tiêu phát triển bền vững.


download by :


17
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên
khoáng sản
Khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại, đến nay đã phát hiện,
điều tra, đánh giá trên 60 loại khống sản, trong đó có một số loại khống sản
có quy mơ lớn, phân bố tập trung, nhưng công tác điều tra cơ bản, thăm dị,
khai thác, chế biến và sử dụng khống sản cho đến nay cịn nhiều bất cập.
Để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, để việc thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết
kiệm, hiệu quả, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm
bảo an ninh, quốc phòng việc quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng
sản là rất cần thiết. Nhờ đó chúng ta mới đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài
nguyên quốc gia hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, tính kế thừa cho tương
lai và vì mục tiêu mơi trường và xã hội.
1.2.3. Yêu cầu và nguyên tắc quản lý nhà nước đối với khai thác tài
nguyên khoáng sản
* Yêu cầu QLNN đối với khai thác tài nguyên khoáng sản
Yêu cầu của cơng tác QLNN về khai thác tài ngun khống sản là phải
quy hoạch, thăm dị khống sản; bảo vệ khống sản chưa khai thác; điều tra cơ
bản, thăm dò về khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản; cấp phép thăm
dị, khai thác khống sản; thanh tra kiểm tra và giám sát đầy đủ theo đúng quy
định của pháp luật khoáng sản ở từng địa phương theo các cấp hành chính. Bảo
vệ quyền sở hữu nhà nước đối với tài ngun khống sản, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nhân dân vùng có khai thác khống sản; Đảm bảo sử dụng
hợp lý tài nguyên khoáng sản của quốc gia; Tăng cường hiệu quả sử dụng tài
nguyên khoáng sản; Bảo vệ tài ngun khống sản, bảo vệ mơi trường và phục

hồi môi trường trong khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản.

download by :


18
* Nguyên tắc QLNN đối với khai thác tài nguyên khoáng sản
-

Hoạt động khai thác khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch

khoáng sản, gắn với bảo vệ mơi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
-

Chỉ được tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản khi được cơ quan

quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
-

Thăm dị khống sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại

khoáng sản có trong khu vực thăm dị.
-

Khai thác khống sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi

trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến,
phù hợp với quy mơ, đặc điểm từng mỏ, loại khống sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài ngun khống sản trong q trình khai thác, chế biến, sử
dụng gắn với nhiều đối tượng và là ngun liệu đầu vào cho nhiều ngành cơng
nghiệp. Vì vậy, việc quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản được nhà nước ban
hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về quản lý khai thác tài nguyên
khoáng sản để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
-

Điều tra nguồn khoáng sản tài nguyên quốc gia, xây dựng chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch về huy động các nguồn tài nguyên khai thác. Đây là nhiệm vụ hàng đầu
nhằm nắm được địa điểm, phân bố, trữ lượng, giá trị kinh tế, điều kiện tàng trữ từ đó nhà
nước hướng dẫn tổ chức nhân dân thăm dò, khai thác.

-

Điều tra khống sản phải tn thủ trình tự từ sơ bộ đến chi tiết, từ diện

đến điểm, từ trên mặt đến phần sâu; Điều tra, thăm dị khống sản địi hỏi kinh phí lớn
nhưng có tính rủi ro cao. Do vậy, phải điều tra từng bước, lựa chọn đúng đắn đối tượng,
diện tích hợp lý và xác định hợp lý mức độ đầu tư.

download by :


×