Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.82 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ NHUNG

KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ NHUNG

KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Khơi Ngun

Đà Nẵng - Năm 2015



download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Nhung

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3
6. Bố cục luận văn.................................................................................... 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................. 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP ............................................................................ 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP ............................................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm ................................................. 7

1.1.2. Lý thuyết đại diện và kế tốn trách nhiệm..................................... 8
1.1.3. Vai trị của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp..................... 9
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ- CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TỐN TRÁCH
NHIỆM ............................................................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý.................................................... 10
1.2.2. Ý nghĩa của phân cấp quản lý ...................................................... 11
1.2.3. Những tác động của phân cấp quản lý tới kế toán trách nhiệm... 12
1.3. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP ............................................................................. 14
1.3.1. Khái niệm các trung tâm trách nhiệm .......................................... 14
1.3.2. Các loại trung tâm trách nhiệm.................................................... 14

download by :


1.4. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TRUNG TÂM
TRÁCH NHIỆM .............................................................................................. 17
1.4.1. Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí ................................... 18
1.4.2. Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu .............................. 19
1.4.3.Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận ................... 21
1.4.4. Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư ....................... 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................. 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT ............................................ 26
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LỂ
KỸ THUẬT SỐ FPT ....................................................................................... 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ............................... 26
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần bán lẻ kỹ
thuật số FPT ..................................................................................................... 27
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT ................................... 28
2.2.1. Cơ cấu tổ chức tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT ........ 28
2.2.2. Phân cấp quản lý tài chính tại Cơng ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số
FPT ................................................................................................................ 29
2.3. THỰC TRẠNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT ........................................................................ 35
2.3.1. Công tác lập dự tốn trong q trình đánh giá trách nhiệm tại
công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT ........................................................... 35
2.3.2. Đánh giá việc hoàn thành trách nhiệm quản lý tại công ty cổ phần
bán lẻ kỹ thuật số.............................................................................................. 46
2.3.3. Chế độ khen thưởng trong mơ hình phân cấp quản lý tại Công ty
cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT ........................................................................ 63

download by :


2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỐ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT ............................................... 64
2.4.1. Những mặt mạnh ......................................................................... 64
2.4.2.Những mặt hạn chế ....................................................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................. 68
CHƯƠNG 3. HỒN THIỆN KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT ............................................ 69
3.1. SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT ................................... 69
3.2. TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT ............................................................ 70
3.2.1.Thiết lập các trung tâm trách nhiệm tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ
thuật số FPT ..................................................................................................... 70
3.2.2. Xác định trách nhiệm tại các trung tâm trách nhiệm tại công ty cổ

phần bán lẻ kỹ thuật số FPT ............................................................................. 72
3.3. HOÀN THIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM THÔNG QUA CÁC
CHỈ TIÊU VÀ BÁO CÁO CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI
CƠNG TY ........................................................................................................ 74
3.3.1. Hồn thiện việc đánh giá trách nhiệm tại các trung tâm doanh thu
của Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT.................................................... 75
3.3.2. Hoàn thiện việc đánh giá trách nhiệm tại các trung tâm chi phí
linh hoạt ............................................................................................................ 77
3.3.3. Hồn thiện việc đánh giá trách nhiệm tại các trung tâm lợi nhuận
của Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT.................................................... 78
3.3.4. Hoàn thiện việc đánh giá trách nhiệm tại trung tâm đầu tư......... 81

download by :


3.4. HỒN THIỆN CƠNG TÁC LẬP DỰ TỐN GẮN LIỀN VỚI CÁC
TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ
THUẬT SỐ FPT .............................................................................................. 83
3.4.1. Hồn thiện cơng tác lập dự toán tại các trung tâm doanh thu của
Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT .......................................................... 83
3.4.2. Hồn thiện dự tốn ở các trung tâm chi phí linh hoạt tại Cơng ty
cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT ........................................................................ 85
3.4.3. Hồn thiện cơng tác lập dự tốn tại các trung tâm lợi nhuận tại
Cơng ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT .......................................................... 87
3.4.3. Hồn thiện cơng tác lập dự tốn tại trung tâm đầu tư của Công ty
cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT ........................................................................ 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 95
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)


download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN

: Doanh nghiệp

EVA

: Giá trị kinh tế tăng thêm

KTQT

: Kế toán quản trị

KTTN

: Kế toán trách nhiệm

KTQT DN

: Kế toán quản trị doanh nghiệp

ROI

: Tỷ suất hoàn vốn

RI


: Lãi thặng dư

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1.

Dự toán số lượng hàng bán ra tại Cơng ty tháng 5/2015

36

2.2.

Dự tốn doanh thu tại Cơng ty tháng 5/2015

37

2.3.

Dự tốn chi phí Cơng ty tháng 5/2015

38


2.4.

Dự tốn lợi nhuận tại Cơng ty tháng 5/2015

39

2.5.

Dự toán số lượng hàng bán tháng 5/2015: MT- TN

40

2.6.

Dự toán doanh thu tháng 5/2015: MT- TN

41

2.7.

Dự tốn chi phí tháng 5/2015: MT- TN

43

2.8.

Dự toán lợi nhuận tháng 5/2015: MT- TN

44


2.9.

Dự tốn bán hàng tháng 5/2015: Shop Đà Nẵng

45

2.10.

Đánh giá tình hình bán hàng tháng 5/2015: Shop Đà

46

Nẵng
2.11.

Đánh giá trách nhiệm doanh thu tháng 5/2015: Shop Đà

47

Nẵng
2.12.

Đánh giá doanh số bán hàng tháng 5/2015: Shop Đà

48

Nẵng
2.13.

Báo cáo tổng hợp số lượng hàng bán ra tháng 5/2015:


49

MT_ TN
2.14.

Báo cáo tổng hợp doanh thu tháng 5/2015 : MT_ TN

50

2.15.

Đánh giá thực hiện chi phí tháng 5/2015: MT - TN

51

2.16.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 5/2015:

53

MT- TN
2.17.

Báo cáo tổng hợp số lượng hàng bán ra tại Công ty

56

tháng 5/2015

2.18.

Báo cáo tổng hợp doanh thu Công ty tháng 5/2015

download by :

58


Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.19.

Đánh giá thực hiện chi phí ở Cơng ty tháng 5/2015

59

2.20 .

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 5/2015

61

3.1.

Mẫu phiếu khảo sát sự hài lòng của khách hàng


77

3.2.

Đánh giá thực hiện chi phí tại phịng nhân sự

78

3.3.

Đánh giá thực hiện chi phí theo cách ứng xử của chi phí

79

3.4.

Đánh giá thực hiện lợi nhuận

80

3.5.

Báo cáo các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm về

81

phương diện khách hàng: MT- TN
3.6.


Đánh giá thực hiện đầu tư

82

3.7.

Dự toán doanh thu từ khách hàng

83

3.8.

Dự tốn về chi phí

84

3.9.

Dự tốn chi phí nhân sự: MT- TN

86

3.10.

Dự tốn chi phí nhân sự tại Cơng ty

86

3.11.


Dự tốn doanh thu từ khách hàng

87

3.12.

Bảng phân loại chi phí tại các Chi nhánh Cơng ty cổ

89

phần bán lẻ kỹ thuật số FPT theo cách ứng xử
3.13.

Bảng dự tốn các khoản mục chi phí theo cách ứng xử

90

:MT - TN
3.14.

Dự toán trung tâm lợi nhuận :MT- TN

91

3.15.

Dự toán lợi nhuận

92


3.16.

Dự toán chỉ tiêu đầu tư

93

download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

2.1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty

28

3.1

Các trung tâm trách nhiệm

72

download by :



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng có nhiều sự cạnh tranh gay gắt,
xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đặt ra cho doanh nghiệp bài tốn khó về
hoạt động hiệu quả. Việc nâng cao sức mạnh nội lực, nâng cao khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp trên thương trường là một vấn đề sống còn. Để
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì địi hỏi các bộ phận trong
doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả và phối hợp một cách nhịp nhàng với
nhau để hoàn thành các mục tiêu chung. Muốn vậy, kế toán quản trị (KTQT)
cần xây dựng được các phương pháp giúp nhà quản trị thấy được kết quả hoạt
động của từng bộ phận, qua đó phát huy những yếu tố tích cực và ngăn ngừa
những mặt yếu kém trong việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. KTQT
là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài
chính và có vai trị quản lý, điều hành và kiểm sốt các hoạt động kinh tế, tài
chính trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu
quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.KTQT sử dụng hệ
thống kế toán trách nhiệm (KTTN) để phân loại tổ chức thành các trung tâm
trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách
nhiệm được giao cho bộ phận đó.
KTTN là nội dung cơ bản của KTQT. Đối với các doanh nghiệp có qui
mơ lớn, phân cấp sâu rộng thì KTTN càng có vai trị quan trọng trong cơng
tác quản lý.Tuy nhiên, đây vẫn còn là một khái niệm mới mẻ trong nhận thức
và vận dụng thực tiễn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Các nghiên cứu
về KTTN hiện nay chủ yếu chỉ đi sâu vào các chỉ tiêu tài chính, trong khi đó
các chỉ tiêu phi tài chính thì chưa được quan tâm đúng mức, trong khi các chỉ
tiêu này ngày càng được quan tâm để đánh giá đầy đủ hơn thành quả hoạt


download by :


2
động của các bộ phận.
Lĩnh vực viễn thông và công nghệ thơng tin ở nước ta trong thời gian qua
có những thay đổi nhanh chóng. Nhiều doanh nghiệp mới đã ra đời, vươn ra
khơng chỉ cả nước mà cịn ở các khu vực. Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số
FPT là một Cơng ty có quy mơ lớn, phạm vi hoạt động rộng khắp trong nước và
nước ngoài, nên nhu cầu kế toán trách nhiệm là một nhu cầu thiết yếu. Vì vậy,
vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có cơ cấu quản lý phù hợp, phân công rõ trách
nhiệm của từng bộ phận như thế nào, để làm cho doanh nghiệp hoạt động một
cách nhịp nhàng và hiệu quả kinh tế cao nhất hoàn thành mục tiêu đề ra.
Xuất phát từ những yêu cầu đó tác giả đã vận dụng những lý luận của kế
toán trách nhiệm vào thực tiễn để thực hiện đề tài “Kế tốn trách nhiệm tại
Cơng ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT”làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng đến tìm hiểu thực trạng KTTN trên cơ sở phân cấp quản
lý tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT, qua đó đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện KTTN tại đơn vị trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần trả lời câu hỏi
nghiên cứu sau:
-Phân cấp quản lý tại Công ty được thực hiện như thế nào? Và việc phân
cấp quản lý đó đã hiện thực hóa qua đánh giá thành quả hoạt động của từng
bộ phận tại Công ty như thế nào?
- Nhu cầu đánh giá thành quả của nhà quản lý trong tương lai như thế
nào từ những thách thức hiện tại ở đơn vị?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác đánh giá trách nhiệm ở các trung tâm

trách nhiệm tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT

download by :


3
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT và tập
trung chủ yếu minh họa ở Chi nhánh MT – TN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tình huống có kết hợp
phỏng vấn người có thẩm quyền để làm rõ cơ sở đánh giá thành quả, nhu cầu
hiện tại và tương lai trong đánh giá các bộ phận. Số liệu qua các báo cáo nội
bộ của Công ty cũng được thu thập để phân tích mức hữu ích của các báo cáo
hiện tại trong đánh giá thành quả tại đơn vị.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 3
chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ
thuật số FPT
Chương 3: Hồn thiện kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty cổ phần bán lẻ kỹ
thuật số FPT
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
7.1. Các nghiên cứu trong nước
Tính tới thời điểm hiện tại có nhiều đề tài cũng như bài báo nghiên cứu
liên quan đến kế toán trách nhiệm như
- Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2012)“ Tổ chức cơng tác kế tốn
trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Dược DANAPHA” của tác giả: Tôn Nữ
Xuân Hương. Luận văn đã giải quyết được một số nội dung:
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán trách

nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như: Hệ
thống hóa, so sánh, thống kê, phân tích..., để hệ thống hóa lý luận, tìm hiểu

download by :


4
thực tế liên quan và từ đó triển khai KTTN phù hợp với yêu cầu quản trị tại
Công ty. Kết quả thu được cho thấy mặc dù Công ty đã thực hiện phân cấp
quản lý, nhưng thơng tin kế tốn đưa ra chưa gắn liền với việc phân cấp quản
lý đó. Qua đó tác giả đã đưa ra giải pháp cần tổ chức cơng tác kế tốn trách
nhiệm tại Cơng ty này.
Bên cạnh những việc làm được thì luận văn vẫn còn hạn chế là chỉ chú
trọng đến các chỉ tiêu tài chính mà chưa quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài
chính của Cơng ty trong đo lường thành quả hoạt động của Công ty.
- Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2012) “Hồn thiện kế tốn trách
nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam” của tác giả: Vũ Lê Bảo Trân. Luận văn
đã nêu lên được một số nội dung:
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán trách
nhiệm, làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng cũng như đưa ra giải pháp
hồn thiện kế tốn trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại
Bưu điện tỉnh Quảng Nam. Nêu ra được các tồn tại trong việc tổ chức, vận
dụng kế toán trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam, và đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại đơn vị như: Tổ chức các trung
tâm trách nhiệm, hồn thiện cơng tác lập dự toán và đánh giá thành quả của
các trung tâm trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
Cũng giống như luận văn trên luận văn cũng chưa chú trọng đến chỉ tiêu
phi tài chính, chưa đưa ra được các biện pháp để hồn thiện kế tốn trách

nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam
- Trong bài báo (2008): “ Kế toán trách nhiệm – Vũ khí của Cơng ty lớn”
của tác giả: Nguyễn Xuân Trường, đã chỉ ra như thế nào là kế toán trách
nhiệm, sự quan trọng của việc thiết lập kế tốn trách nhiệm và những lợi ích
thu được khi vận dụng mơ hình kế tốn trách nhiệm. Theo tác giả, thì mơ hình

download by :


5
quản lý kế toán trách nhiệm được xem là vũ khí của Cơng ty lớn, giúp phát
huy tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp (DN), từ đó nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bài báo chưa chỉ ra được vì sao kế tốn trách nhiệm lại là vũ khí của các
doanh nghiệp, cịn các doanh nghiệp nhỏ thì kế toán trách nhiệm thực hiện
như thế nào.
7.2. Các nghiên cứu nước ngồi
Mark.N.Kellogg (1962) thơng qua cơng trình “Fundamentals of
Responsibility Accounting” đăng trên tạp chí “National Association of
Accountants” đã trình bày những nghiên cứu về sự phát triển của KTTN trong
mối quan hệ giữa KTTN với cơ cấu tổ chức, KTTN với kế tốn chi phí,
KTTN với ngân sách, KTTN với kiểm sốt chi phí. KTTN có mối quan hệ
chặt chẽ với phân cấp quản lý và với kế toán chi phí. Nguyên tắc để thiết lập
một hệ thống KTTN là phải phân chia tổ chức thành các bộ phận, đơn vị theo
từng chức năng cụ thể, phân công trách nhiệm cho các bộ phận đã phân chia,
yêu cầu các bộ phận này phải lập các báo cáo và thực hiện giám sát từng cấp
quản lý. Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến hệ thống kế tốn chi phí được sử
dụng như là công cụ quản lý, trước hết phải gán trách nhiệm cho từng khoản
chi phí. Để kiểm sốt được chi phí thì cần phải tìm hiểu và xác định được
nguồn gốc phát sinh chi phí.

Tác giả Joshep.P.Vogel (1962) cũng đã bàn về KTTN thơng qua cơng
trình “Rudiments of Responsibility Accounting in Public Utilities”đăng trên
tạp chí “National Association of Accountants”. KTTN trước hết được sử dụng
để kiểm soát chi phí.Tác giả đã đề cập đến việc xây dựng và thiết lập hệ thống
KTTN trong doanh nghiệp. KTTN được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức
của từng doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô hoạt động và phân cấp quản lý.
KTTN phải được xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm thu thập thông

download by :


6
tin cho nhà quản trị đưa ra quyết định một cách có hiệu quả.Việc làm này theo
tác giả khơng hề đơn giản.
Năm 1963 NJ.Gordon đã thơng qua cơng trình “Towards Theory of
Responsibility Accounting System” đăng trên tạp chí “National Association
of Accountants” đã trình bày những nghiên cứu về lý thuyết của hệ thống
KTTN. Cơ sở của hệ thống KTTN là lý thuyết kinh tế về tổ chức. KTTN chỉ
phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp có sự phân cấp quản lý và có tổ chức. Lý
thuyết tổ chức được quan tâm trong mối quan hệ với phân quyền. Vì vậy,
nghiên cứu về KTTN là nghiên cứu đến vấn đề kinh tế lẫn vấn đề xã hội.
Tóm lại, qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng những nghiên cứu
trong nước và nước ngoài chú trọng đến vấn đề lý thuyết về KTTN và mối
quan hệ giữa KTTN với phân quyền trong tổ chức. Các cơng trình nghiên cứu
chưa nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống KTTN áp dụng cho các doanh
nghiệp lĩnh vực “Phân phối bán lẻ các thiết bị công nghệ. Cho nên hướng đi
của đề tài là chắt lọc, hoàn thiện hệ thống KTTN áp dụng cho lĩnh vực “Phân
phối bán lẻ các thiết bị công nghệ”, nhằm cung cấp cho nhà quản trị những
nhận thức về kế tốn trách nhiệm và tầm quan trọng của nó trong việc đưa ra
các quyết định, định hướng phát triển. Qua đó, có thể vận dụng vào doanh

nghiệp nhằm cải tạo hệ thống kế tốn mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho
doanh nghiệp.
Mặt khác, các cơng trình nghiên cứu trên chỉ chú trọng đến vấn đề tài
chính trong quá trình vận dụng KTTN mà các chỉ tiêu phi tài chính lại chưa
được quan tâm đúng mức, do đó khơng thể làm rõ được trách nhiệm của nhà
quản lý một cách chính xác nhất. Vì vậy đối với bài nghiên cứu này tác giả
vận dụng KTTN trong doanh nghiệp để đánh giá kết hợp cả chỉ tiêu tài chính
và phi tài chính để đánh giá trách nhiệm một cách chính xác hơn giúp cho
doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững hơn trong tương lai.

download by :


7
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về kế tốn trách nhiệm
Trong q trình quản lý, các cá nhân, bộ phận được giao quyền ra quyết
định và chịu trách nhiệm để thực hiện một phần hay tồn bộ cơng việc nào đó.
Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu phức tạp và đòi hỏi cấp trên
phải nắm được kết quả thực hiện của cấp dưới. Vì thế, kế tốn trách nhiệm
được xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong
doanh nghiệp.
Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế tốn cung cấp thơng tin về kết quả,
hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp. Đó
là cơng cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu

tư, lợi nhuận, doanh thu, chi phí mà bộ phận đó có quyền kiểm sốt và trách
nhiệm tương ứng.( Phan Đức Dũng, 2009 )
Kế toán trách nhiệm được hiểu là hệ thống thu thập và báo cáo các thông
tin về hoạt động của từng nhóm trách nhiệm. Các cấp quản lý sẽ phải chịu trách
nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình, và tất cả các hoạt động khác thuộc trách
nhiệm của họ.( Phan Đức Dũng, 2009 )
Vậy kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (thành
viên, con người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về
những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định
và báo cáo cho tổ chức, thơng qua đó các cấp quản lý cấp cao hơn sử dụng
các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức.

download by :


8
Hay nói cách khác, KTTN trong một tổ chức chính là việc thiết lập
quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên và một hệ thống chỉ tiêu,
báo cáo thành quả của mỗi bộ phận thành viên.
1.1.2. Lý thuyết đại diện và kế toán trách nhiệm
Jensen and Mec-kling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan
hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người
chủ -principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý Công ty
(người đại diện -agents), để thực hiện việc quản lý Công ty cho họ mà trong
đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của
Công ty. Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ
này (cổ đông và người quản lý Cơng ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của
mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý Cơng ty sẽ khơng ln ln hành
động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Mối quan hệ đại diện
còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các

cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp
sử dụng các nguồn lực của tổ chức.
Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thơng tin khơng
đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong Cơng ty. Cả hai bên có
lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ
chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đơng và người
quản lý Công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các
nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi
khơng bình thường, tư lợi của người quản lý Công ty.
Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà
đầu tư, thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, giải pháp dung hịa
lợi ích giữa nhà quản trị doanh nghiệp (DN) (và chủ DN) với lợi ích của nhà
đầu tư bên ngoài. Những hợp đồng này thường yêu cầu DN phải sử dụng

download by :


9
thông tin được cung cấp bởi hệ thống KTQT như: hệ thống ngân sách, thơng
tin kiểm sốt chi phí, phân bổ các nguồn lực ... để nhà đầu tư đánh giá sự tuân
thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị DN có quản trị
các nguồn lực của Cơng ty gắn với lợi ích của nhà đầu tư bên ngồi.
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống KTTN trong
DN và đối với các Công ty cổ phần, Công ty niêm yết hệ thống KTQT cần
cung cấp những thơng tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ
đông. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam khi mà chưa có một thị trường
chứng khốn phát triển hồn chỉnh thì các thơng tin KTQT DN cung cấp
chính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư.
Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong
DN, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong

các DN Việt Nam.
1.1.3. Vai trị của kế tốn trách nhiệm trong doanh nghiệp
KTTN là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành
những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng. Nói
cách khác, KTTN là một công cụ để đo lường về kết quả hoạt động của một
khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá
trách nhiệm quản trị của từng cấp quản trị khác nhau. Vai trị của KTTN được
thể hiện trong những khía cạnh sau:
Thứ nhất: KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận
vào lợi ích của tồn bộ tổ chức.
Thứ hai: KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết
quả hoạt động của các nhà quản lý bộ phận.
Thứ ba : KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các
nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các
nhà quản lý này.

download by :


10
Thứ tư: KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của
mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn tổ chức.
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ- CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM
1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý
Các nhà quản lý nhận thấy rằng hệ thống KTTN chỉ phát huy tác dụng và
hoạt động có hiệu quả nhất trong những tổ chức thực hiện sự phân cấp trong
quản lý. Hầu hết các tổ chức có qui mơ lớn đều thực hiện phân cấp quản lý.
Sự phân cấp quản lý xảy ra khi các nhà quản lý của các đơn vị và các bộ phận
trong tổ chức được trao quyền tự do trong việc ra quyết định. Để hiểu được

các mục đích của hệ thống KTTN, cần thiết phải xem xét các lợi ích và chi
phí của việc phân cấp quản lý.
Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấp
quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của DN. Và cấp dưới đó chỉ ra
quyết định trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tùy theo từng DN, mức độ
phân chia có thể khác nhau, gồm nhiều cấp độ hay chỉ một cấp và việc giao
quyền quyết định có thể nhiều hay ít.
Nếu quyền lực được phân tán quá rộng xuống cấp dưới thì nhà quản trị
sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát, hoạt động của các bộ phận sẽ
không đảm bảo được tính thống nhất. Ngược lại, nếu DN tập trung quyền lực,
trực tiếp quản lý điều hành xử lý những cơng việc mang tính chất tác nghiệp
đến những cơng việc mang tính chất chiến lược thì sẽ dẫn đến tình trạng sa đà
vào những cơng việc vụn vặt, hàng ngày, và gặp khó khăn trong khâu hoạch
định các chiến lược phát triển.
Các nhà quản lý cho rằng KTTN gắn liền với sự phân cấp quản lý, hệ
thống KTTN hoạt động thực sự hiệu quả trong các tổ chức mà sự phân quyền
được thực hiện phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó. Phân cấp quản lý cao hay

download by :


11
thấp sẽ quyết định hệ thống kế toán được tổ chức như thế nào: Tập trung,
phân tán, vừa tập trung vừa phân tán.
Như vậy, phân cấp quản lý là sự phân quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự
phân định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựa
trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn.
1.2.2. Ý nghĩa của phân cấp quản lý
Thứ nhất: Giúp ban quản lý cấp cao tập trung vào việc ra quyết định dài
hạn. Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý. Do

vậy, ban quản lý cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn đề xảy ra hàng
ngày nên họ có thể tập trung vào việc lập ra các kế hoạch dài hạn và điều phối
hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo thực hiện hài hòa các mục
tiêu chung.
Thứ hai: Giúp nhà quản lý các cấp độc lập trong việc điều hành, phát huy
được kỹ năng, nâng cao chuyên môn, năng lực quản lý tạo động lực sáng tạo
trong công việc.
Thứ ba: Giúp nhà quản lý các cấp hài lịng trong cơng việc. Do được
sáng tạo trong công việc tự ra quyết định trong cơng việc nên họ có được sự
hài lịng và từ đó động viên họ nỗ lực hơn nữa trong cơng việc để hồn thành
nhiệm vụ của mình.
Thứ tư: Giúp tìm ra ngun nhân và xử lý cơng việc một cách nhanh chóng
và tốt nhất. Do các cấp quản lý khác nhau có quyền hành và nhiệm vụ khác nhau
nên khi xảy ra sự cố sẽ biết sự cố đó thuộc cấp quản lý nào và người quản lý cấp
đó thường xuyên tiếp xúc với công việc và sẽ biết sự cố đó là do đâu và tìm ra
cách xử lý tốt nhất và nhanh nhất so với nhà quản lý cấp cao. Đây chính là điều
thuận lợi nhất mà phân cấp quản lý đưa lại cho doanh nghiệp.

download by :


12
1.2.3. Những tác động của phân cấp quản lý tới kế toán trách nhiệm
Hệ thống KTTN chỉ tồn tại, hoạt động có hiệu quả trong các tổ chức có
phân quyền, ở đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trải rộng trong
toàn bộ tổ chức. Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu
trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ. Trên cơ sở
quyền hạn và trách nhiệm dẫn đến nhu cầu về thiết lập các trung tâm trách
nhiệm gắn liền với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, diễn ra quá trình đánh giá
trách nhiệm của các cấp quản lý hàng kỳ. Khi quy mô của doanh nghiệp càng

lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh càng phức tạp thì địi hỏi doanh nghiệp
phải phân tán thành nhiều bộ phận, nhiều cấp quản lý khác nhau. Lúc này, sự
phân quyền cho các đơn vị, các bộ phận sẽ được thực hiện nhiều hơn và nhà
quản trị cần phải xác định mức độ phức tạp của tổ chức để từ đó thực hiện
phân quyền cho hợp lý.
Mức độ độc lập của từng đơn vi, bộ phận trong DN phản ánh mức độ
phân quyền của doanh nghiệp, sự độc lập ở mỗi đơn vị, bộ phận càng nhiều
chứng tỏ sự phân quyền trong DN càng lớn và khi phân cấp quản lý được hợp
lý sẽ là cơ sở hình thành KTTN của một đơn vị. Giữa KTTN và phân cấp
quản lý có sự tác động qua lại, liên quan lẫn nhau ở mặt tích cực và cũng có
mặt tiêu cực.
a. Tác động tích cực
Sự phân cấp quản lý trải rộng quyền lực và trách nhiệm trên tồn bộ tổ
chức. Người quản lý sẽ có thể giao bớt việc cho người khác, nên có thể tiết
kiệm thời gian làm việc của mình, nên có thể tập trung vào mục tiêu và chỉ
tiêu của DN đề ra. Đôi khi người quản lý thực hiện các công việc đó sẽ hiệu
quả hơn nhân viên cấp dưới, nhưng như vậy cấp dưới khơng có cơ hội thử
thách để thực hiện các chiến lược quan trọng và dẫn đến tiêu cực.

download by :


13
Trung tâm trách nhiệm được thiết lập phù hợp với môi trường hơn. Bởi
nếu các lĩnh vực kinh doanh nhiều, qui mơ kinh doanh lớn, thị trường rộng thì
nhất thiết có nhiều nhân sự cùng gánh vác trách nhiệm và ngược lại. Trung
tâm trách nhiệm có thể điều chỉnh để thích nghi với mơi trường kinh doanh
một phần là nhờ vào việc phân cấp đó.
Nguồn thơng tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn. Chính sự phân
cấp quản lý mà các bộ phận có thể tiếp cận được thơng tin và phản hồi nhanh

chóng. Các nhà quản trị có thể hiểu rõ hơn về khách hàng, nhân viên, nhà
cung cấp hay đối thủ cạnh tranh….Nó giúp thích ứng nhanh với sự thay đổi
của mơi trường kinh doanh.
Khuyến khích nhân viên nỗ lực với trách nhiệm được giao hơn. Khi
trung tâm trách nhiệm được xác định kết quả, hiệu quả làm việc của mỗi con
người, nó ghi nhận cơng lao của người thực hiện nên sẽ khuyến khích họ làm
việc tốt hơn. Bên cạnh đó, tạo ra mơi trường thi đua lành mạnh giữa các cá
nhân, các đơn vị và khuyến khích họ đạt được các chỉ tiêu.
Nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên tốt và đào tạo lớp quản lý liền cận
mình. Cấp dưới có thể tập trung rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ, tích lũy kinh
nghiệm khi thực hiện các công việc, quyết định của mình.
Phân cấp quản lý phục vụ cho việc ra quyết định được tốt hơn. Qua các
lợi ích được nêu ở trên cho thấy phân cấp quản lý có thể giúp cho việc ra
quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn. Cấp trên có thể tập trung vào quyết
định cho các mục tiêu chiến lược chung cho doanh nghiệp.
b. Tác động tiêu cực
Việc phân cấp càng nhiều thì càng khó có thể kiểm soát được. Điều tất
nhiên là việc ủy quyền đi chung với việc ít kiểm sốt hơn đối với các quyết
định của các bộ phận. Quyết định của các trung tâm có ảnh hưởng lẫn nhau
hay đến cả do DN nói chung. Nhà quản lý khó có thể điều hành và phối hợp

download by :


14
giữa các trung tâm để hoàn thành các mục tiêu chung.
Thậm chí nếu kiểm sốt khơng tốt, phân cấp trách nhiệm có thể dẫn đến
tuân thủ sai lệch các mục tiêu chung của toàn DN. Do các Giám đốc trung
tâm trách nhiệm chỉ tập trung vào lợi ích của đơn vị, khơng xem xét quyết
định đó có ảnh hưởng như thế nào đến DN, làm lệch mục tiêu chung của DN.

Ngồi ra, phân cấp trách nhiệm cịn dẫn đến sự trùng lặp không cần thiết
đối với các trung tâm trách nhiệm. Nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh trong
khi cơng việc thực hiện ít thì có thể tạo nên sự mâu thuẩn, lãng phí nhân lực
trong DN.
DN cần phải xác định khi nào cần phải phân chia cấp bậc, và mức độ
phân quyền như thế nào cho hợp lý, thích hợp. Việc phân cấp đó cịn tùy
thuộc và chiến lược chung của toàn DN.
1.3. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC TRUNG TÂM TRÁCH
NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1. Khái niệm các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một đơn vị hay bộ phận chức năng trong tổ
chức mà kết quả của nó được gắn với trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản
lý cụ thể. Nói cách khác, mỗi trung tâm trách nhiệm trong tổ chức được giao
cho một nhà quản lý cụ thể, nhà quản lý này là người chịu trách nhiệm điều
hành trung tâm trong phạm vi quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm toàn
bộ về kết quả đạt được của trung tâm.
1.3.2. Các loại trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức,
đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý, chịu trách
nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận. Trong KTQT, trung
tâm trách nhiệm được phân loại theo chức năng tài chính. Đó chính là: Trung
tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Mỗi

download by :


×