Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU MICROSOFT BẰNG MÔ HÌNH BLACKSCHOLES

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.5 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

--------------

TIỂU LUẬN

ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU MICROSOFT
BẰNG MƠ HÌNH BLACK-SCHOLES
Môn: SẢN PHẨM PHÁI SINH

Năm 2020


TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Thị trường chứng khốn ln chứa đựng những cơ hội hấp dẫn dành cho các nhà đầu
tư. Tuy nhiên, một định lý không thể chối bỏ gắn liền với thị trường này là “high risk – high
return” - cơ hội luôn đi kèm với rủi ro. Với sự biến động không ngừng của thị trường, các
nhà tư e ngại rủi ro phải hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư và cách
thức đầu tư như thế nào là cân bằng giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro. Đánh vào ‘khẩu vị’ rủi ro
của nhà đầu tư, các công cụ phái sinh ra đời và mang lại những thuận lợi cho nhiều công ty
cũng như là các nhà đầu tư cá nhân và phát triển không ngừng trong nhiều thập kỷ qua. Hợp
đồng quyền chọn là một số các công cụ phái sinh được lựa chọn nhằm để phòng ngừa sự
biến động giá của thị trường và thậm chí có thể mang lại lợi nhuận vượt trội cho các nhà đầu
tư thông minh, được giao dịch trên sàn CBOE.
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng được ký kết giữa hai bên mua bán, bên mua sẽ mua
từ bên bán quyền mua hoặc bán một tài sản và bên mua sẽ trả cho bên bán một mức phí
quyền chọn hợp lý. Vậy mức phí như thế nào là hợp lý? Mục tiêu chính của bài nghiên cứu
này là có thể dự báo giá của hợp đồng quyền chọn (phí quyền chọn) kiểu châu Âu đối với
một cổ phiếu giao dịch trên sàn CBOE, ở đây cụ thể là quyền chọn mua cổ phiếu Microsoft
(mã MSFT), áp dụng các kiến thức để so sánh và diễn giải giữa mức giá đã dự báo và giá


thực tế của thị trường từ đó đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp đem lại lợi ích cho nhà đầu tư.
Phương pháp được sử dụng là mơ hình định giá quyền chọn Black-Scholes, một mơ
hình kết hợp giữa hai nhà vật lý và toán học, được nhận giải Nobel 1997 áp dụng rộng rãi
cho các quyền chọn kiểu châu Âu. Kết quả bài nghiên cứu sẽ cung cấp giá trị hợp lý lý
thuyết về giá quyền chọn mua của cổ phiếu Microsoft thơng qua mơ hình và một số thơng
tin có liên quan đến cơng ty Microsoft trong khoảng thời gian định giá.


Giả định về hợp đồng giao sau đậu nành:
Ngày gia nhập thị trường là: 15/10/2021
Ngày đáo hạn hợp đồng là: 15/12/2021
Số ngày nắm giữ hợp đồng: 61 ngày
1.

Các giả định của mơ hình Black-Scholes:
Tất cả các mơ hình đều dựa trên một số giả định cơ bản. Black và Scholes đã dựa trên

hai cách tiếp cận là tất cả các tài sản được định giá theo lý thuyết của mô hình CAPM (mơ
hình định giá tài sản vốn) và sử dụng giải tích ngẫu nhiên, kết hợp với các giả định ngầm
khác và hình thành nên 5 giả định quan trọng của mơ hình Black-Scholes.
1.1.

Giá cổ phiếu biến động ngẫu nhiên và phát triển theo phân phối logarit chuẩn

Đây là một giả thuyết vô cùng thông dụng trong các mô hình định giá. Nhìn vào biểu
đồ biến động giá trong một năm của cổ phiếu Microsoft (Hình 1), qua dữ liệu thực tế ta có
thể thấy nó biến động ngẫu nhiên khơng theo một quy luật nhất định.
Hình 1: Giá cổ phiếu Microsoft từ 02/10/2019 – 02/102020
Đồng thời, biểu đồ tỷ suất sinh lợi theo ngày của cổ phiếu Microsoft trong 1 năm được
biểu diễn dưới dạng logarit cũng có phân phối gần với phân chuẩn hồn hảo.

Hình 2: Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu Microsoft từ 02/10/2019 – 02/102020
Có thể kết luận, giả thuyết giá cổ phiếu Microsoft biến động ngẫu nhiên và phát triển
theo phân phối logarit chuẩn là được thoả mãn.
1.2

.

Lãi suất phi rủi ro và độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi theo logarit của cổ phiếu không

thay đổi trong suốt thời gian của quyền chọn
Mơ hình Black-Scholes được xây dựng dựa trên việc đơn giản hóa mơ hình nhị phân,
thế nên nếu đưa lãi suất phi rủi ro và độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi theo logarit của cổ phiếu
thay đổi theo thời gian thì việc định giá sẽ trở nên phức tạp hơn và chưa chắc đem lại kết
quả tốt hơn. Cho nên, có thể tạm coi giả thuyết này được thoả mãn vì thực chất lãi suất này
khơng phải là nhân tố quan trọng tác động đến giá cổ phiếu nên có thể bỏ qua sự bất ổn
trong lãi suất
Thêm vào đó, do nhóm chọn lãi suất phi rủi ro là lãi suất trung bình của trái phiếu
chính phủ Hoa Kỳ trong 30 năm trong 3 tháng gần nhất. Đồ thị dưới đây cho thấy mức biến
động của lãi suất phi rủi ro là không lớn mà chỉ dao động trong khoảng 0.20% đến 04%
(0.002;0.004) là không đáng kể.


Do đó, giả thuyết này có thể chấp nhận một cách tương đối khi áp dụng mơ hình
BlackScholes định giá quyền chọn mua cổ phiếu.
1.3

Khơng có thuế và chi phí giao dịch

Nhìn chung đây là một giả định khơng đúng với thực tế vì các nhà đầu tư đều phải
chịu thuế thu nhập và chi phí giao dịch như phí hoa hồng, môi giới… Tuy nhiên, đây cũng

là những khoản chi sẽ được trừ ra khi nhà đầu tư nhận được lợi tức hay khi thực hiện giao
dịch và cũng không phải là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá quyền chọn nên giả thuyết
này cũng được chấp nhận trong mơ hình Black-Scholes.
Cổ phiếu khơng trả cổ tức

1.4

Một điều thuận lợi cho giả định này là giá cổ phiếu sau khi chi trả cổ tức sẽ có một sự
điều chỉnh tức thời phù hợp và có hẳn số liệu trên website vào cuối ngày (Adj closed) để
tính tốn nên giả định này là phù hợp thực tế khi áp dụng định giá quyền chọn mua cổ phiếu
Microsoft.
1.5

Các quyền chọn là kiểu châu Âu

Quyền chọn kiểu Châu Âu là dạng quyền chọn chỉ được thực hiện trong ngày đáo hạn.
Để thoả mãn giả thuyết này, ta sẽ mặc định nhà đầu tư sẽ nắm giữ hợp đồng
2. Lựa chọn các thông số đầu vào
2.1.

Giá giao ngay trong quá khứ


Để có thể tính được kỳ vọng giá giao ngay trong tương lai E(S T), chúng ta dựa trên dữ liệu
về giá giao ngay trong lịch sử của 36 tháng (từ tháng 10/2017 - 9/2020). Việc thu thập dữ
liệu này được lấy từ World bank (commodity prices -> commodity market), và chọn niêm
yết giá từng tháng (monthly prices). Chúng ta tải được một bảng excel dữ liệu về giá giao
ngay quá khứ. Nhóm làm về đậu nành, theo dõi cột Soybeans, giá niêm yết là đôla/mt.

Quy đổi đơn vị thống nhất về đơn vị $/ 1 bushel, với

5000 Bushels = 136mt


1 Bushel = 0.0272mt


1.2. Giá giao sau trong quá khứ
Giá giao sau quá khứ được thu thập từ website investing.com(chọn niêm yết theo tháng:
TimeFrame -> Monthly)
Chọn khoảng thời gian cần lấy dữ liệu.
Cột Price chính là giá giao sau q khứ cần tìm -> download data. Tuy nhiên, chúng ta thấy
cột price niêm yết theo điểm và đang định giá cho 5000 bushels đậu nành, do vậy cần nhân
với 50$ và chia cho 5000 để quy đổi về đơn vị thống nhất $/ 1 bushel.


Chúng ta đang dựa trên số liệu trong quá khứ để dự phóng tương lai, nhóm chọn dữ liệu 36
tháng gần nhất và kì vọng rằng trong khoảng thời gian nắm giữ hợp đồng giao sau sắp tới,
sẽ khơng có những biến động giá đáng kể, vòng lặp trong lịch sử sẽ lặp lại.
2. Định giá hợp đồng giao sau đậu nành
2.1. Xây dựng cơng thức để tính giá giao sau
F(0,T) = S0 + iS0 + s

Trong đó:
- S0: giá giao ngay
- s: Chi phí tồn trữ
- i: lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ
- : kỳ vọng giá giao ngay trong tương lai
- : kỳ vọng về phần bù rủi ro
-


: giá giao sau

2.2. Tính tốn các thành phần để định giá hợp đồng giao sau
2.2.1. Kỳ vọng giá giao ngay trong tương lai
Nhóm em sử dụng dữ liệu quá khứ để dự phóng giá giao ngay trong tương lai. Để tăng tính
chính xác của các ước lượng thì yêu cầu số lượng mẫu tối thiểu là 30 đối với các dự phóng
trong ngắn hạn. Vì vậy nhóm chúng em lựa chọn số lượng mẫu là 36 tháng (từ tháng
10/2017 - 9/2020). Đồng thời, sử dụng Quy tắc Sturges – một trong những nguyên tắc được
sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thống kế, đặc biệt là xây dựng tần suất của mẫu vừa và nhỏ,
để tính số lượng lớp và tìm biên độ phạm vi của mẫu.
Với k: số lớp


N: số lượng mẫu
Xi: Phần tử thứ i của mẫu
Ta có số nhóm cần gộp là:
k = 1 + log2(N) = 1 + log2(36) = 6.17 6 nhóm
Sử dụng số liệu thu thập, khoảng cách giữa các nhóm
= (XMAX – XMIN) / 6 = (11.943 – 9.243) / 6 = 0.450
=> Lập bảng tần số và ước tính giá giao ngay trong tương lai

= 10.419 $ (Với pi là tần suất của giá trị Xi)

2.2.2. Chi phí tồn trữ
Nhóm chúng em tin rằng số liệu lịch sử sẽ phản ánh được phần nào chi phí tồn trữ trong
tương lai. Vậy nên chúng em dựa vào số liệu về giá giao sau trong lịch sử trên trang World
Bank và Investing.com. Chi phí tồn trữ là chênh lệch giữa hai mức giá kỳ hạn của hai hợp
đồng lúc đáo hạn, cho biết được việc nắm giữ tài sản thêm 2 tháng (theo kỳ hạn hợp đồng
giả định) sẽ tốn thêm bao nhiêu chi phí. Vì khi tìm ra chênh lệch giữa giá giao sau tháng
9/2020 và tháng 7/2020 để tính chi phí lưu giữ, chúng em thấy rằng giá trị đó bị lệch khá

nhiều so với dữ liệu lich sử, có thể xảy ra một biến động bất thường trong các yếu tố ảnh
hưởng đến chi phí lưu giữ trong khoảng thời gian ngắn này, và không chắc sẽ lặp lại. Vậy để
cho việc dự đoán được thận trọng nhất, chúng em quyết định sử dụng số liệu gần nhất khi
truy cập trên Investing đó là giá giao sau tháng 10 (F 10 = 10.6112$) và giá giao sau 61 ngày
trước F8 = 9.525$ để tính chi phi tồn trữ.
Chi phí tồn trữ được tính theo cơng thức:


Từ đó dự báo chi phí tồn trữ cho việc nắm giữ tài sản này thêm hai tháng tính theo thời điểm
gần nhất là s = F(10/2020) - F(8/2020) = 10.6112 - 9.525 = 1.086$
2.2.3. Phần bù rủi ro
Dựa vào số liệu về giá giao ngay và giá giao sau trong lịch sử trên trang World Bank và
Investing. Ta xác định phần bù rủi ro bằng cách lấy chênh lệch của giá giao ngay và giá giao
sau, sau đó dùng để dự báo cho phần bù rủi ro trong tương lai.

Phần bù rủi ro = Giá giao ngay trong lịch sử - Giá giao sau trong lịch sử
Sau đó tính phần bù rủi ro trung bình cho mỗi tháng giao dịch và thu được
2.2.4. Lãi suất phi rủi ro
Truy cập trang web Investing và vào phần lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm và chọn
lấy mức lãi suất gần nhất. Do nó gần với thời điểm gia nhập thị trường nhất giúp cho việc
định giá hợp đồng giao sau đậu nành chính xác hơn.


i = 0.749% / 1 năm

Tuy nhiên cần phải quy đổi theo ra theo kỳ hạn của hợp đồng giao sao (theo 61 ngày):
Ta có: i’ = i x 61 / 365 = 0.125%


Lãi suất phi rủi ro theo kỳ hạn 61 ngày: i’ = 0.125%


2.3. Định giá hợp đồng giao sau đậu nành
Trước tiên sử dụng các số liệu dự phóng đã tính được ở trên để tính So theo cơng thức:

Với các thơng số được tổng hợp:


Thời gian gia nhập thị trường

25/10/2020

Thời gian đáo hạn hợp đồng

25/12/2020

E(ST): dự phóng giá giao ngay

10.418

i': lãi suất phi rủi ro quy theo 61 ngày

0.125%

s: chi phí tồn trữ

1.086

E(Φ): Phần bù rủi ro

1.217


Ta được: 8.106 $
Tiếp tục thay So vào công thức định giá giao sau:
F(0,T) = S0 + iS0 + s
Ta được: F(O,T) = 8.106 + 0.125% x 8.106 + 1.086 = 9.202 $
2.4. Định giá lại bằng các thông số điều chỉnh.
Do tất cả các số liệu trên được thu thập và tính tốn dựa trên trung bình giá trị lịch sử
và kéo dài từ 10/2017 – 9/2020, nên nếu sử dụng để dự báo trong tương lai có thể sẽ thiếu
chính xác và bị thay đổi bởi nhiều yếu tố do khả năng tác động của chúng là khác nhau qua
các giai đoạn. Chẳng hạn, từ giai đoạn 2018, do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Trung
Quốc áp thuế lên đến 25% đối vơi mặt hàng đậu nành của Mỹ, dẫn đến việc các nhà nhập
khẩu đậu nành ở Trung Quốc giảm mạnh việc nhập khẩu đầu nành từ Mỹ, do vậy giá của
đậu nành Mỹ vào thời gian này bị sụt giảm nghiêm trọng.
Tuy nhiên vào hiện tại đang là thời điểm cuối năm 2020 và là vào mùa thu hoạch đậu
nành ở Mỹ và các nước ở Bắc bán cầu, giá của đậu nành đang vào giai đoạn được phục hồi
và biến động giá tăng. Đặc biệt do cơn bão Derecho vào ngày 10/8 đã cảnh báo về tình trạng
khả năng nguồn cung đậu nành sẽ bị sụt giảm, và cũng là lí do dẫn đến một kỳ vọng giá sẽ
tăng trong tương lai. Khơng những vậy, đồng đơ la có xu hướng định giá cho hầu hết các
mặt hàng, trong đó có thị trường đậu nành. Và thời gian gần đây đồng Đô la cũng đang có
xu hướng giảm giá, dẫn đến việc đẩy giá hàng hóa của đậu nành tăng lên.
Từ những phân tích trên, mức giá cần được phản ánh chính xác hơn thơng qua tình hình
kinh tế, những biến động có ảnh hưởng trong hiện tại và tương lai, chính ví vậy nhóm chúng
em sử dụng đồ thị Scatter kết hợp với chức năng tìm xu hướng Trendline cho giá giao sau,
nếu tính cho cả khoảng thời gian chọn mẫu là từ 10/2017 – 9/2020, kết quả cho ra giá đậu
nành đang có xu hướng giảm, tuy nhiên điều này mẫu thuẫn với những chuyển biến trong


kinh tế, xã hội, khí hậu hay thị hiếu của người tiêu dùng. Do đó nhóm chung em tìm xu
hướng của giá giao ngay đối với mẫu khoảng thời gian gần với hiện tại hơn bao gồm 8
tháng từ tháng 2/2020 đến tháng 9/2020. Kết quả cho thấy giá giao sau đang có xu hướng

tăng trong thời gian tới, đồng thời tìm ra phương trình của đường xu hướng này.
Với y: giá giao sau
x: thời gian (tháng) tính từ 02/2020
Như vậy ta sẽ tính được kỳ vọng giá giao vào tháng 12/2020 tại (x = 11) là E(ST) =
11.2746$. Con số này có chênh lệch đáng kể so với khi tính trung bình trong giai đoạn 3

năm ở phần (2).


Điều chỉnh giá giao ngay dự kiến trong tương lai E(ST) = 11.2746 $.

Tương tự đối với phần bù rủi ro, nhóm em đưa ra đồ thị và phương trình xu hướng của
phần bù rủi ro trong 8 tháng gần nhất như sau:


Từ đó tính được dự báo cho phần bù rủi ro khi đáo hạn sẽ là 1.1518$, và cũng có sự chênh
lệch so so với giá trị trung bình của giai đoạn 3 năm đã tính ở phần (2).


Điều chỉnh phần bù rủi ro dự kiến là:
E(Φ) = 1.1518 $

Sau khi điều chỉnh các số liệu, tiến hành định giá lại hợp đồng giao sau đậu nành của
Mỹ theo bảng số liệu tổng hợp:
Thời gian gia nhập thị trường

25/10/2020

Thời gian đáo hạn hợp đồng


25/12/2020

E(ST): dự phóng giá giao ngay

11.2746

i': lãi suất phi rủi ro quy theo 61 ngày

0.125%

s: chi phí tồn trữ

1.086

E(Φ): Phần bù rủi ro

1.1518

Thay vào công thức

Thu được So =
Sau đó định giá giao sau bằng cơng thức:




F(0,T) = S0 + iS0 + s
Thu được F(0,T) = 9.026 + 0.125% x 9.026 + 1.086 = 10.123 $



 Như vậy, hợp đồng giao sau đậu nành mà nhóm lựa chọn ban đầu, kỳ vọng gia
nhập thị trường vào 25/10/2020 và đáo hạn vào 25/12/2020 có giá giao sau bằng
10.123$.
3. Những tác động của tương lai làm thay đổi đến phần bù rủi ro:
3.1. Giá cả thị trường của đậu nành trong tương lai
Khi hợp đồng giao sau đáo hạn, giá của tài sản cơ sở trên thị trường tăng lên thì cơng
ty sẽ có lời khi thực hiện hợp đồng giao sau. Ngược lại, giá của tài sản cơ sở trên thị trường
giảm xuống thì cơng ty sẽ lỗ khi thực hiện hợp đồng giao sau.
→ Do sự không chắc chắn này và các nhà đầu tư là người e ngại rủi ro, do đó để
phịng ngừa rủi ro này khi giá giao ngay của thị trường trong tương lai giảm xuống và làm
cho giá giao sau lớn hơn giá giao ngay (ở vị thế mua) thì họ sẽ thỏa thuận 1 mức giá giao
sau thấp hơn giá giao ngay tương lai kỳ vọng tại thời điểm đáo hạn ở tương lai.
+ Nếu xác suất sự giảm xuống của giá cả của thị trường trong tương lai thấp thì phần
bù rủi ro sẽ thấp.
+ Nếu xác suất sự giảm xuống của giá cả của thị trường trong tương lai cao thì phần
bù rủi ro sẽ cao.
*Các yếu tố có thể gây tác động đến giá thị trường của đậu nành trong tương
lai:
- Cung và cầu trên thị trường
Giá đậu nành được xác định bởi cung và cầu đậu nành trên thị trường. Mặc dù đậu
nành được trồng ở nhiều nơi, nhưng Hoa Kỳ là nước có sản lượng đậu nành nhiều nhất trên
thế giới. Do đó, mùa vụ ở Hoa Kỳ là nhân tố chính quyết định đến diễn biến giá đậu nành
toàn cầu.
- Thời tiết
Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung đậu nành trên thị trường là
thời tiết. Thời tiết khô hạn, lượng mưa quá ít sẽ làm giảm năng suất đậu nành, khiến nguồn
cung đậu nành trên thị trường sẽ giảm. Mưa nhiều, lũ lụt cũng sẽ làm giảm sản lượng đậu
nành thu hoạch, từ đó giảm nguồn cung đậu nành trên thị trường.
Mùa vụ ở bán cầu bắc thường bắt đầu vào mùa xuân. Mùa hè cây trồng sẽ phát triển,
và nơng dân có thể thu hoạch vào mùa thu. Khi nói đến giá đậu nành tương lai, điều kiện

thời tiết trên các khu vực trồng trọt là yếu tố quan trọng quyết định quy mô của mùa vụ hàng
năm. Sự không chắc chắn trong dự báo thời tiết trong thời gian tới thường gây ra biến động
giá trong thị trường hợp đồng tương lai ngũ cốc vào mùa xuân. Cơn bão Derecho vào tháng
8/2020 hay thời điểm hạn hán ở Hoa kì năm 2012,… là ví dụ cho các biến cố về thời tiết, và


có ảnh hưởng đến giá của đậu nành trong tương lai và sẽ được phản ảnh trong phần bù rủi
ro.
- Nhu cầu tiêu thụ
+ Đậu nành thô sau khi được thu hoạch sẽ được nghiền thành dầu đậu nành và bột
đậu nành. Bột đậu nành cần thiết cho thức ăn chăn ni, dầu đậu nành là thành phần chính
trong nhiều sản phẩm, thực phẩm phổ biến. Ngoài ra, dầu đậu nành được sử dụng để nấu ăn
trên khắp thế giới.
+ Dân số thế giới gia tăng và mức sống ở các nước đang phát triển ngày một cao hơn.
Điều này dẫn đến những thay đổi trong chế độ ăn uống vì nhiều người kết hợp các loại ngũ
cốc vào khẩu phần ăn hằng ngày. Khi nhu cầu về các sản phẩm từ đậu nành tăng lên sẽ làm
nhu cầu đậu nành thế giới tăng cao.
- Các sản phẩm thay thế đậu nành
Thông thường, nông dân chọn giữa ngô và đậu nành để trồng cho những vụ mùa sau.
Nếu trên thị trường, ngô đắt hơn so với đậu nành, nông dân có xu hướng trồng nhiều ngơ
hơn. Điều này thường dẫn đến nguồn cung đậu nành thiếu hụt từ đó làm cho giá đậu nành
tăng cao. Khi giá đậu nành đắt hơn so với ngơ thì ngược lại, giá đậu nành sẽ giảm.
- Giá USD
Thơng thường, giá USD sẽ có ảnh hưởng đến giá hàng hóa, trong đó có giá đậu nành.
Thông qua các dữ liệu quá khứ, giá đậu nành biến động tỷ lệ nghịch với giá trị của đồng
USD. Giá đậu nành có xu hướng giảm khi giá trị của USD tăng lên và ngược lại. Khi giá
USD tăng, giá đậu nành của Hoa Kỳ sẽ đắt hơn so với giá đậu nành từ các quốc gia khác,
điều này làm cho đậu nành ở Hoa Kỳ ít cạnh tranh hơn với các quốc gia khác.
3.2. Thay đổi của tỷ giá hối đoái
Phần bù rủi ro bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá giao ngay (tỷ giá hối đối hiện

hành) và tỷ giá kì hạn (tỷ giá được báo giá và trao đổi hôm nay nhưng cho giao hàng và
thanh toán vào một ngày trong tương lai cụ thể). Vì vậy các yếu tố làm thay đổi tỷ giá hối
đối sẽ gây ảnh hưởng đến sự thay đổi của phần bù rủi ro trong tương lai.
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đối:
- Nếu đất nước có mức lạm phát thấp sức mua trong nước sẽ tăng lên tương đối so với
các đồng tiền khác thì giá trị đồng tiền nước này sẽ tăng.
- Chênh lệch lãi suất cũng làm ảnh hướng đến tỷ giá hối đoái. Lãi suất thay đổi ảnh
hưởng đến lạm phát và giá trị tiền tệ. Nền kinh tế có lãi suất cho vay cao hơn sẽ đem lại
mức lợi nhuận cao hơn sao với các nền kinh tế khác thì lãi suất cao thu hút đầu tư nước
ngồi làm tỷ giá hối đối tăng. Tuy nhiên, lãi suất giảm có xu hướng làm giảm tỷ giá hối
đoái.


- Một yếu tố khác làm thay đổi tỷ giá hối đoái làm thay đổi phần bù rủi ro là thâm hụt
tài khoản vãng lai (cán cân thương mại giữa một quốc gia và các đối tác thương mại của nó,
phản ánh tất cả các khoản thanh tốn giữa các nước liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, lãi và
cổ tức). Thâm hụt tài khoản vãng lai là tình huống đất nước cần nhiều ngoại tệ hơn những gì
nhận được thông qua xuất khẩu, và cung cấp nội tệ cho nước ngồi nhiều hơn những gì họ
cần để mua hàng hóa. Nhu cầu ngoại tệ dư thừa làm giảm tỷ giá hối đoái của nước này cho
đến khi giá của hàng hóa, dịch vụ trong nước đủ rẻ đối với người nước ngoài và các tài sản
nước ngoài quá đắt để tạo ra doanh số bán hàng trong nước.
- Lý do nợ công gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đối là vì một khoản nợ lớn thường dẫn
đến lạm phát, và nếu lạm phát lên cao, chính phủ phải trả lãi cho các khoản nợ này và cuối
cùng trả hết nợ với đồng đô la rẻ hơn trong tương lai.
- Tỷ lệ trao đổi thương mại tăng cho thấy nhu cầu về hàng xuất khẩu của nước đó đang
tăng, dẫn đến doanh thu từ xuất khẩu tăng, và nhu cầu cho nội tê tăng lên (và giá trị của
đồng nội tệ tăng). Nếu tốc độ tăng trưởng của giá xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu, giá
trị của đồng nội tệ sẽ giảm tương đối với các đối tác thương mại.
- Bất ổn chính trị có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư dành cho một đồng tiền và
họ sẽ chuyển luồng vốn vào đồng tiền của các nước ổn định hơn. Do đó, mức ổn định chính

trị và hiệu quả nền kinh tế cùng làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
3.3. Thay đổi trong lãi suất phi rủi ro
Lãi suất phi rủi ro là lãi suất được giả định sẽ thu về được khi đầu tư vào một tài sản
tài chính khơng có rủi ro vỡ nợ. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ không có tài sản nào khơng có rủi
ro vỡ nợ, khái niệm này chỉ là giả định. Người ta thường sử dụng trái phiếu kho bạc (thường
là 10 năm) thay cho tài sản này và sử dụng lãi suất của trái phiếu đó làm lợi suất phi rủi ro.
Tất nhiên, một tài sản tài chính dù khơng có rủi ro vỡ nợ vẫn có thể phải đối mặt với nhiều
loại rủi ro khác như rủi ro thị trường (rủi ro thay đổi lãi suất chung toàn thị trường), rủi ro
thanh khoản…
3.4. Khả năng thay đổi giá của thị trường đậu nành
Giá hợp đồng tương lai đậu nành 2008-2020


Biểu đồ hàng tháng của hợp đồng tương lai đậu nành trên CBOT (dữ liệu ngày
5/5/2020) cho thấy giá đang ở mức 8.4625, gần với mức thấp trong mười năm. Đậu nành đã
đạt đến đỉnh 17.975 đô la vào năm 2012 trong đợt hạn hán ở Hoa Kỳ.
3.5. Thay đổi thương mại
Một ví dụ điển hình, năm 2018, do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc áp
thuế lên đến 25% đối vơi mặt hàng đậu nành của Mỹ, các nhà nhập khẩu đậu nành Trung
Quốc chuyển sang mua đậu nành từ các nước khác, điều này đã gây nên biến động về giá ở
thị trường các nước, giá đậu nành Mỹ rẻ hơn rất nhiều so với giá đậu nành của nhiều nước
đối thủ Nam Mỹ khi nhu cầu với đậu nành Mỹ giảm. Vì giá các nước khác giảm, các nhà
nhập khẩu đậu nành châu Âu tất yếu sẽ tăng mua đậu từ Mỹ, giảm nhập khẩu từ Brazil.
Trong quá trình thay đổi này sẽ gây nên sự biến động về giá đậu nành trên thị trường, đồng
thời tác động lên phần bù rủi ro.
3.6. Bất ổn chính trị
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã gây ảnh hưởng lớn đến giá đậu nành, Trung
Quốc áp thuế lên đến 25% đối với mặt hàng đậu nành của Mỹ, làm cho giá đậu nành trên thị
trường thế giới trở nên chênh lệch quá lớn, giá đậu nành ở Mỹ rẻ hơn rất nhiều so với giá
đậu nành của các nước cạnh tranh mặt hàng này. Thông qua các thoả thuận thương mại của

hai bên, Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu đậu nành, điều đó lại tiếp tục tác động đến giá cả
trên thị trường. Những tranh chấp chính trị này gây nên biến động về giá cả, từ đó phần bù
rủi ro cũng biến động.
3.7. Dịch bệnh tồn cầu
Cụ thể là tác động của dịch virus Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, giá đậu
nành trên thị trường hàng hoá chịu áp lực giảm mạnh trong bối cảnh tâm trạng hoảng loạn
của giới đầu từ trước tình hình đại dịch virus Covid-19 lan rộng.
3.8. Yếu tố khác
Thời gian của hợp đồng giao sau sẽ tác động đến khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư vì
trong tương lai có thể xảy ra rất nhiều sự kiện gây ảnh hưởng đến phần bù rủi ro như:
- Rủi ro giao dịch hoặc rủi ro thị trường: những tác động ảnh hưởng đến giá cả hoặc lỗi
do phân tích thị trường
- Rủi ro kỹ thuật: lỗi lệch giao dịch, gian lận của nhà môi giới
- Tâm lý rủi ro: Nguy cơ của những quyết định sai lầm do tâm lý của người giao dịch.




×