Luận Văn Thạc sĩ - 1 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ T ÀI
---------------------------
Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Th ương mại Thế giới WTO (World
Trade Orgnization)
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế v à chủ trương tăng cường mở rộng
kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng v à hơn 11 năm kiên tr ì đàm
phán đa phương, song phương - ngày 07/11/2006 đã đến: Việt Nam chính thức
được kết nạp vào WTO và là thành viên th ứ 150 của tổ chức n ày.
Bằng cột mốc lịch sử thời gian n ày, nước ta bước vào “sân chơi mới” trong bối cảnh
thế giới đầy biến động v à bất ổn khó có thể dự báo chính xác tr ước được. Những bất
ổn trong giá cả hàng hoá (Ví dụ như Dầu mỏ hiện giờ - ngày 3/3/2008 đã tăng đến
102USD/thùng; vàng hơn 19 triệu VND / lượng) và các biến số tài chính khác tác
động đến các thị tr ường: tiền tệ, chứng khoán, h àng hoá,… đến nền kinh tế quốc
gia, đến đời sống của người dân …
Kết thúc năm tài chính 2007 kinh t ế Việt Nam không khả quan lắm :
Chỉ sau hơn một năm chính thức đứng v ào WTO, kết thúc năm tài chính 2007 mặc
dù GDP tăng 8,5% cao nh ất từ trước đến giờ, nền kinh tế n ước ta có nhiều dấu hiệu
đứng trước khó khăn và bất lợi. Tính đến cuối tháng 3/2008 lạm phát gia tăng h ơn
16% so với cùng kỳ năm 2007 và chưa có dấu hiệu chựng lại.
Công cụ tài chính phái sinh góp ph ần phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể của nền
kinh tế:
Quá trình phát triển nền kinh tế thị tr ường, đã từ lâu Mỹ và Châu Âu đã phát minh
ra và sử dụng công cụ tài chính phái sinh đ ể phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể của
nền kinh tế vì có thể thấy rằng các hoạt động trong nền kinh tế l à không thể né tránh
hết được mọi rủi ro.Tuy vậy, các sản phẩm t ài chính phái sinh ph ổ biến như: quyền
chọn (option), kỳ hạn (Forward), giao sau (Future), hoán đổi (swap)…hiện nay cho
Luận Văn Thạc sĩ - 2 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
phép chuyển giao trực tiếp rủi ro tài chính cho bên th ứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro
đó.
Thực tế cho thấy rằng sản phẩm t ài chính phái sinh đ ã được triển khai tại Việt Nam
từ năm 2003 đến nay nh ưng còn mờ nhạt chưa được các chủ thể kinh tế mặn m à cho
lắm; đặc biệt quyền chọn cổ phiếu chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có mặt
giao dịch trên thị trường.
Như vậy từ nhận thức được rằng Việt Nam đang từng b ước hội nhập vào nền kinh
tế thế giới; cơ hội mở ra nhưng trên bước đường đi tới còn rất cam go và đầy thách
thức. Kết thúc năm t ài chính 2007 sau hơn m ột năm là thành viên WTO kinh t ế Việt
Nam đứng trước khó khăn do lạm phát tăng cao, thị tr ường chứng khoán sa sút , chỉ
số VN-index giảm mạnh. Các nền kinh tế các nước phát triển đã từng và đang tiếp
tục sử dụng sản phẩm t ài chính phái sinh để bảo hiểm và phòng ngừa rủi ro; trong
đó có quyền chọn cổ phiếu phát triển mạnh mẽ và đây chính là điều Việt Nam cần
phải học tập, kế thừa để ph òng vệ cho mình, phát huy công n ăng của nó nhằm góp
phần hỗ trợ cho các thị tr ường khác vận hành trôi chảy, mang đến hiệu quả cao nhất
cho nền kinh tế; thực hiện ba ti êu chí: hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát triển
ổn định bền vững, dân gi àu nước mạnh xã hội dân chủ văn minh.
Với những lý do và sự cần thiết như trên tôi xin chọn lựa đề tài: “Triển khai quyền
chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ cho
mình. Sản phẩm quyền chọn cổ phiếu khi được triển khai sẽ tạo dựng niềm tin cho
nhà đầu tư vì có công cụ phòng vệ cho mình, không phải lâm vào trạng thái tâm lý
hoảng loạn trước sự thăng trầm bởi giá cổ phiếu trồi sụt bất th ường trên TTCK, làm
cho TTCK giao d ịch sôi động hơn nữa.
Luận Văn bao gồm:
1/ Mục tiêu- Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận c ơ bản về thị trường quyền chọn (option) để
làm nền tảng khảo sát thực trạng triển khai công cụ n ày trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Luận Văn Thạc sĩ - 3 - GVHD: PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt
HVTH: Huỳnh Thiên Phú
Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu, thu thập thông tin để t ìm hiểu và phân tích
những thuận lợi khó khăn gặp phải cũng nh ư tổng kết những kết quả đạt đ ược ban
đầu cùng các triển vọng sắp tới từ việc thực hiện các loại quyền chọn hiện có tại
Việt Nam và qua đó giúp đưa ra các gi ải pháp thiết thực v à hiệu quả cho phát triển
và làm sôi động hơn nữa các giao dịch quyền chọn cổ phiếu tr ên thị trường chứng
khoán Việt nam
2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Về cơ sở lý luận, giới thiệu chung các loại sản phẩm t ài chính phái sinh đư ợc giao
dịch phổ biến trên thế giới, phân tích giao dịch quyền chọn các loại , đặc biệt là
quyền chọn cổ phiếu .
3/ Phương pháp nghiên c ứu:
Phương pháp lý luận cơ sở là phương pháp Duy v ật biện chứng
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê.
Nguồn dữ liệu thứ cấp (nguồn thông tin từ sách báo, tạp chí chuy ên ngành, các
website trên internet…)
4/ Kết cấu luận văn:
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt, bảng biểu, h ình vẽ đồ thị.
Mục lục.
Mở đầu: Sự cần thiết của đề t ài.
Chương 1: Tổng quan về quyền chọn và quyền chọn cổ phiếu.
Chương 2: Thực trạng thị trường Chứng khoán Việt Nam v à điều kiện hình
thành thị trường quyền chọn cổ phiếu.
Chương 3: Giải pháp triển khai giao dịch quyền chọn cổ phiếu tr ên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Phụ lục
Tài liệu tham khảo