Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu thành công thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.53 KB, 117 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ DIỄN

KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CƠNG TY
TNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU THÀNH CƠNG
THÁI BÌNH

Ngành:

Kế toán

Mã ngành:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Thủy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Diễn

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thủy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Tài chính kế tốn , Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty
TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn


Trần Thị Diễn

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ ......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận thực tiễn ................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm................................................................................................................ 4

2.1.1.

Những quy định chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ....................... 4

2.2.1.

Tổng quan về kế tốn quản trị chi phí ............................................................ 15


2.3.

Kế tốn quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm ....................................... 19

2.3.1.

Khái niệm về kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ..... 19

2.3.2.

Ý nghĩa của kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ....... 19

2.3.3.

Nội dung của kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ..... 20

2.4.

Cơ sở thực tiễn của kế tốn quản trị chi phí và tình giá thánh sản phẩm và
kinh nghiệm của mốt số nước trên thế giới ..................................................... 23

2.4.1.

Một số kinh nghiệm về lĩnh vực KTQT của một số nước trên thế giới............ 23

2.4.2.

Kinh nghiệm về KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần
may 10 ........................................................................................................... 25


iii

download by :


2.4.3.

Bài học kinh nghiệm vận dụng vào Công ty TNHH dệt may xuất khẩu
Thành Công ................................................................................................... 26

Phần 3. Đặc điểm địa bàn, phương pháp nghiên cứu .............................................. 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 28

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH dệt may xuất khẩu
hành Công ..................................................................................................... 28

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty ........................................................... 29

3.1.3.

Lao động, Tài sản - Nguồn vốn, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công ...................................... 38

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 44

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 44

3.2.2.

Phương pháp thống kê mô tả .......................................................................... 44

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 45

3.2.4.

Phương pháp thống kê ................................................................................... 45

3.2.5.

Phương pháp so sánh ..................................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 46
4.1.

Thực trạng kế tốn quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công
TNHH dệt may xuất khẩu thành cơng Thái Bình ............................................ 46

4.1.1.


Đặc điểm , phân loại, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Cơng ty ..................................................................................... 46

4.1.2.

Thực trạng kế tốn quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm ...................... 48

4.1.3.

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì và tính giá thành sản phẩm. .................... 70

4.1.4.

Quyết tốn và đánh giá .................................................................................. 71

4.1.5.

Đánh giá thực trạng về kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại
Cơng ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công. ............................................ 79

4.2.

Giải pháp nâng cao chất lượng kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá
thành sản tại cơng ty TNHH dệt may xuất khẩu thành cơng Thái Bình ........... 88

4.2.1.

Nâng cao chất lượng bộ máy kế toán quản trị chi phí ........................................ 88


4.2.2.

Về phân loại chi phí sản xuất ........................................................................... 89

4.2.3.

Nâng cao chất lượng lập dự tốn chi phí sản xuất .............................................. 91

4.2.4.

Nâng cao chất lượng xác định chi phí sản xuất cho các đối tượng chịu
chi phí ............................................................................................... 92

iv

download by :


4.2.5.

Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị chi phí ...................................................... 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 100
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 100

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 100


Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 102

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

DN

Doanh nghiệp

CPNVLTT


Chi phi ngun vật liệu trực tiếp

CPNCTT

Chi phí nhân cơng trực tiếp

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

KTQT

Kế tốn quản trị

KTTC

Kế tốn tài chính

NVL

Ngun vật liệu


NVLTT

Ngun vật liệu trực tiếp

NCTT

Nhân công trực tiếp

NLĐ

Người lao động

NSLĐ

Năng suất lao động

SP

Sản phẩm

SPDDCK

Sản phẩm dở dang cuối kỳ

SXC

Sản xuất chung

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

XK

Xuất khẩu

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Lao động của công ty qua 3 năm (2015 - 2017) ......................................... 39
Bảng 3.2. Tài Sản, Nguồn Vốn của công ty qua 3 năm (2015 - 2017) ........................ 41
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2015 2017) ................................................................................................ 43
Bảng 4.1. Bảng phân bổ định mức tiêu hao nguyên liệu của công ty .......................... 50
Bảng 4.2. Định mức nguyên phụ liệu ........................................................................ 51

Bảng 4.3. Bảng phân bổ định mức nhân công của công ty ......................................... 52
Bảng 4.4. Bảng phân bổ định mức chi phí sản xuất chung của cơng ty ...................... 53
Bảng 4.5. Bảng tổng hợp dự tốn định mức biến phí đơn vị cho các mặt hàng........... 54
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm sản xuất tháng 11/2017 ........................ 55
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp chi phí NVLTT cơng đoạn dệt khăn tháng 11 năm 2017 ... 56
Bảng 4.8.

Bảng tổng hợp chi phí NVLTT Cơng đoạn may khăn tháng 11 năm 2017 ....... 57

Bảng 4.9. Bảng tổng hợp chi phí NCTT cơng đoạn dệt khăn tháng 11 năm 2017 ...... 58
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp CPSXC công đoạn dệt khăn tháng 11 năm 2017 ................ 59
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp chi phí cơng đoạn dệt khăn tháng 11 năm 2017 .................. 60
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp CPSXC công đoạn may khăn tháng 11 năm 2017 .............. 60
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp chi phí cơng đoạn may khăn tháng 11 năm 2017 ................ 61
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp nguyên vật liệu dở dang 11/2017 ....................................... 71
Bảng 4.16. So sánh CPNVLTT giữa thực hiện và Dự toán .......................................... 73
Bảng 4.17. So sánh CPNCTT giữa thực hiện và Dự toán............................................. 74
Bảng 4.18. So sánh CPSXC giữa thực hiện và Dự toán ............................................... 75
Bảng 4.19. So sánh CPSX giữa thực hiện và Dự toán .................................................. 75
Bảng 4.20. Báo cáo thu nhập theo ứng xử chi phí của các mặt hàng ............................ 77
Bảng 4.21. Tổng hợp ý kiến về tình hình xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm ................................................................. 80
Bảng 4.22. Tổng hợp ý kiến đánh giá tình hình tổ chức thực hiện chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ............................................................................. 82
Bảng 4.23. Tổng hợp ý kiến đánh giá q trình kiểm sốt chi phí ................................ 84

vii

download by :



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mơ hình vận động của chi phí sản xuất kinh doanh.................................... 10
Sơ đồ 2.2. Giá thành toàn bộ của sản phẩm sản xuất................................................... 13
Sơ đồ 2.3. Nội dung của KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm ............................ 21
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Công ty ......................................................... 30
Sơ đồ 3.2. Quy trình sản xuất ..................................................................................... 33
Sơ đồ 3.3. Bộ máy kế tốn của Cơng ty TNHH dệt may XK Thành Công .................. 35

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Diễn
Tên luận văn: Kế tốn quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH
dệt may xuất khẩu Thành Cơng Thái Bình
Ngành: Kế tốn

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kế tốn quản trị chi phí trong doanh
nghiệp; Đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Cơng ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công; Đề xuất các giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công từ đó góp phần phục vụ cơng tác
quản lý cơng ty hiệu quả hơn.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về Kế tốn quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công, trong luận văn đã sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp thu thập dữ liệu; Phương
pháp thống kê mô tả; phương pháp xử lý số liệu; phương pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết đối
với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thương trường. Muốn nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng doanh thu, hạ giá thành sản phẩm thị Cơng ty cần
phải thực hiện tốt cơng tác Kế tốn quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đề tài
đã làm rõ được những vấn đề như sau:
Về mặt lý luận, đề tài đã tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về KTQT chi phí và
tính giá thành sản phẩm nói riêng thơng qua các nội dung chủ yếu về việc tổ chức xây
dựng mơ hình KTQT chi phí trong các doanh nghiệp.
Về thực trạng, đề tài đã phân tích khái quát và đánh giá thực trạng về cơng tác
KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt may XK Thành Cơng.
Luận văn đã chỉ rõ cơng tác KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm tuy mới áp dụng
trong Cơng ty nhưng cũng đã có những hiệu quả nhất định. Nhưng công tác KTQT hiện
nay của Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Cơng cịn khá mới mẻ chưa đáp ứng
được nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị.

ix

download by :


Một số giải pháp đề xuất bao gồm:
Nâng cao chất lượng bộ máy kế tốn quản trị chi phí: kiện tồn lại cơng tác tổ
chức, phân cơng lao động kế tốn cho phù hợp với vị trí cơng tác và yêu cầu nhiệm vụ
được giao; mở thêm những tài khoản, sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu của nhà quản trị;

quy định trình tự, thời gian lập và gửi các báo cáo bộ phận, báo cáo quản trị cho các cá
nhân, bộ phận trong công ty.
Thực hiện tốt việc phân loại chi phí sản xuất: thực hiện việc phân loại chi phí
theo cách ứng xử chi phí, tồn bộ chi phí được chia thành: biến phí, định phí và chi phí
hỗn hợp.
Nâng cao chất lượng lập dự tốn chi phí sản xuất: lập dự tốn chi phí một cách
khoa học, hợp lý sẽ cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tồn bộ thơng tin về kế
hoạch chi phí trong từng thời gian cụ thể để từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh
đúng đắn.
Nâng cao chất lượng xác định chi phí sản xuất cho các đối tượng chịu chi phí.
Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị chi phí: Hồn thiện hệ thống báo cáo về
ngun vật liệu trực tiếp; báo cáo chi phí nhân cơng trực tiếp; báo cáo chi phí sản
xuất chung.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Tên tác giả: Tran Thi Dien
Tên Luận văn: Management accounting production costs and product prices in textile
exports Co.Thanh Cong Thai Binh.
Ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Systematize the rationale and practice of management accounting costs in the

enterprise Assessment of the status of management accounting costs of production and
product prices in Co. Textile Export Thanh Cong Thai Binh. Recommended measures
to perfect the management accounting production costs and product prices in Co. textile
export Thanh Cong Thai Binh therefore contributing to serve the company's
management more efficient.
Phương pháp nghiên cứu
Research on management accounting cost and product prices in Co. Textile
Export Thanh Cong Thai Binh, in essay has used a combination of multiple methods of
researching such as : method of data collection, method Statistical, methods described,
methods experts recommend treatment data, comparison method.
Kết quả chính và kết luận
Management accounting production costs and product prices is essential for any
business that wants to stand in the market. Want to improve the efficiency of production
and business revenue increased product cost reduction Marketing Company must
perform well the task of management accounting costs and product prices. The study
has clarified the following issues:
In theoretic, Synthetic Thread has a theoretical basis and practical KTQT cost
and product prices in particular through the main contents of organizing international
economic model building costs in the business.
In fact, topics analyzed overview and assessment of the current state of economic
cost and the cost of products in textile exports Co.Thanh Cong Thai Binh. Thesis work
KTQT specified cost and new product costs but applied in the company, but also has a
certain effect. But the work of the economic Ltd. Thanh Cong Textile Export quite new, not
enough requirements to provide information for administrators.

xi

download by :



Some solutions include:
Improving the quality of apparatus management accounting costs to consolidate
the organization of labor division accounting for matching positions and requirements
of assigned tasks to open the account ledger GMT details at the request of the
administrator specified in chronological order and send reports up parts management
reports for individual departments in the company.
Implement the classification of production costs do classify expenses as cost
behavior costs all variable costs are divided into the mixture costs.
Improving the quality of estimation of the production cost estimation cost
scientifically reasonable to provide for corporate governance entire information about
plan costs in each specific time to from that given the right business strategy.
Improving the quality of production costs determined for the subject to costs.
Construction management reporting system cost. Improving reporting systems on
direct material cost reports direct labor costs of production reported general. Word by word

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong q trình hội nhập và xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện
nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có hệ thống thơng tin đầy
đủ, kịp thời, chính xác phục vụ cho việc điều hành, quản lý và ra các quyết định
sản xuất kinh doanh.
Kế tốn với chức năng thơng tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài
chính của một đơn vị, một tổ chức ngày càng giữ vai trò trong việc quản lý, điều
hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của các đơn vị và có ý nghĩa quan trọng
cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thơng tin tùy theo mục đích khác nhau.

Xuất phát từ u cầu và tính chất của thơng tin cung cấp, thơng tin kế tốn
được chia thành thơng tin kế tốn tài chính và thơng tin kế tốn quản trị. Thơng
tin kế tốn tài chính chủ yếu cung cấp cho các đối tượng bên ngoài, đơn vị sử
dụng để ra quyết định hữu ích tùy từng đối tượng, cịn thơng tin kế toán quản trị
cung cấp cho các nhà quản trị nội bộ đơn vị để ra quyết định điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh. Kế toán quản trị mới được phát triển trong giai đoạn gần
đây nhưng đã thực sự trở thành một công cụ khoa học giúp nhà quản trị trong
công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị
Ở Việt Nam kế toán quản trị cịn khá mới mẻ, các doanh nghiệp mới chỉ
có hệ thống kế tốn tài chính hồn chỉnh, cịn hệ thống kế tốn quản trị phục vụ
cho cơng tác quản lý và ra quyết định hầu như chưa có. Đồng thời việc triển khai
ứng dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng
mức. Về mặt phát luật, Nhà nước ta mới chỉ ban hành những văn bản pháp quy,
chế độ hướng dẫn về hệ thống kế tốn tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp,
cịn kế toán quản trị mới chỉ được đề cập và vận dụng không bắt buộc đối với các
doanh nghiệp trong thời gian gần đây.
Mặc dù vậy, kế toán quản trị vẫn được coi là một hoạt động thiết yếu trọng
một đơn vị để giúp lãnh đạo xem xét, đánh giá các hoạt động của đơn vị nhằm
đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc quản lý chi phí ln được các
doanh nghiệp quan tâm và đặt lên hàng đầu. Kiểm soát và quản lý tốt chi phí là

1

download by :


cơ sở để nhà quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý, hiệu quả
nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp. Chính vì vậy kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm là rất cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng
vững trên thương trường.
Trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, Ngành dệt may Việt Nam
nói chung và các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng.
Việc triển khai và ứng dụng kế tốn quản trị vào cơng tác quản lý tại các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng chưa được quan tâm
đúng mức. Qua quá trình nghiên cứu thực tế cơng tác kế tốn tại Công ty TNHH
dệt may xuất khẩu Thành Công cũng không nằm ngồi xu thế đó và cơng tác kế
tốn quản trị còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Việc thực hiện cơng tác kế
tốn quản trị nói chung, kế tốn quản trị chi phí nói riêng tại Cơng ty TNHH dệt
may xuất khẩu Thành Công là rất cần thiết, điều đó hỗ trợ đắc lực cho cơng tác
quản lý, điều hành của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường
công tác khả năng hội nhập và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác kế tốn quản trị
nói chung, kế tốn quản trị chi phí nói riêng. Chính vì lý do trên, tơi đã chọn đề
tài “Kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty
TNHH dệt may xuất khẩu Thành Cơng Thái Bình” nhằm góp phần vào việc
nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu cơng tác kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Cơng ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Cơng Thái Bình, từ đó đưa ra
một số biện pháp nhằm hồn thiện kế tốn quản trị chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kế tốn quản trị chi phí trong
doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Cơng ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công.


2

download by :


- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành
Cơng từ đó góp phần phục vụ cơng tác quản lý công ty hiệu quả hơn
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về kế tốn quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm với các
nội dung chủ yếu sau:
- Lập kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Tổ chức thực hiện
- Kiểm tra, đánh giá
- Cung cấp thông tin cho nhà quản trị.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
- Đề tài được triển khai nghiên cứu tại Công ty TNHH dệt may xuất khẩu
Thành Cơng Thái Bình.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong 3 năm (2015 - 2017)
- Thời gian nghiên cứu: năm 2017-2018
1.3.2.3. Phạm vi nội dung
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm
khăn mặt của Công ty TNHH dệt may xuất khẩu Thành Công qua 2 cơng đoạn
đó là:
- Cơng đoạn dệt khăn với 2 mã sản phẩm là: 75g/cái (34x86) lỳ dệt và 375
g/tá (29x 33) lỳ dệt.
- Công đoạn may khăn với 2 mã sản phẩm là: 75g/cái (34 x 86) lỳ may và

312,5 g/cái (70 x 140) lỳ may.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1.1. Những quy định chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.1.1 Các khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phầm
* Khái niệm về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất chính là thước đo bằng tiền của tất cả các yếu tố đầu vào
để tạo nên sản phẩm. Hiện nay chi phí sản xuất được ghi nhận theo nhiều quan
điểm khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận của các nhà kinh tế:
- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 - Chuẩn mực chung, tại đoạn
31 “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế tốn
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh
các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân
phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
- Theo chế độ kế tốn Việt Nam: “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền
về toàn bộ các hao phí lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra
để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ”.
+ Trong đó chi phí lao động sống gồm: Tiền lương, các khoản trích theo
lương và các khoản có tính chất lương như: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm
y tế (BHYT), kinh phí cơng đồn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN);
+ Lao động vật hóa gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu, khấu
hao tài sản cố định (TSCĐ)… phục vụ cho quán trình sản xuất sản phẩm.
Chi phí trong doanh nghiệp bao gồm: chi phí trong sản xuất và chi phí

ngồi sản xuất. Chi phí trong sản xuất bao gồm hao phí cho các yếu tố đầu vào
của q trình sản xuất. Thơng thường kế tốn chỉ ghi nhận những chi phí đã phát
sinh thực tế, nhưng về kỹ thuật có những hoạt động kinh tế thực tế chưa phát sinh
nhưng đã được ghi nhận hay có những hoạt động kinh tế thực tế đã phát sinh
nhưng chưa ghi nhận. Xét về lượng chi phí được đo lường bằng thước đo tiền tệ
và độ lớn của nó phụ thuộc vào số lượng yếu tố đầu vào và giá cả của yếu tố đó.
Như vậy có thể hiểu rằng: “Chi phí sản xuất là những chi phí phát sinh
trong q trình sản xuất chế tạo sản phẩm và cung ứng dịch vụ bao gồm chi phí
ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung”.

4

download by :


Qua nghiên cứu trên cho thấy dù đứng dưới góc độ nào nhìn nhận về chi
phí thì bản chất của chi phí sản xuất có những điểm chung như sau:
- Chi phí sản xuất ln được xem là sự kết tinh về hao phí sức lao động
của con người.
- Chi phí sản xuất ln gắn với mục đích và đối tượng nhất định. Điều này
cho thấy rằng, chi phí sản xuất luôn gắn với không gian, địa điểm, con người qua
đó cho ta biết chi phí sản xuất phát sinh nhằm đạt được mục đích gì.
- Chi phí sản xuất được xem xét và ghi nhận trong một khoảng thời gian
nhất định. Các khoảng thời gian được đặt ra thường là do các yêu cầu quản lý
kinh tế của chủ thể quản lý. Nó thường gắn với thời kỳ lập các bao cáo về tình
hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong q trình sản xuất kinh doanh, ngồi các hao phí về lao động sống
và lao động vật hóa để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cịn bỏ ra rất nhiều các
khoản chi phí khác, các khoản chi phí có thể là một bộ phận giá trị mới do doanh
nghiệp sáng tạo ra và cũng có khoản chi phí đơi khi rất khó xác định chính xác là

hao phí về lao động sống hay hao phí về lao động vật hóa. Do vậy hiện nay, chi
phí hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các khoản chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã
chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một
thời kỳ nhất định.
Khi nghiên cứu về chi phí ta nên xem xét và phân biệt được sự khác nhau
giữa chi phí và chi tiêu của doanh nghiệp.
- Chi phí bao gồm tất cả các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để
tồn tại và để tiến hành hoạt động của mình bất kể đó là chi phí cần thiết hay
khơng cần thiết.
- Chi tiêu của doanh nghiệp là sự chỉ ra, sự giảm đi thuần túy của tài sản
doanh nghiệp không kể các khoản đã dùng vào việc gì và dùng như thế nào.
* Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản
xuất nhất định, là đại lượng xác định biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa 2 yếu
tố: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đạt được.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong

5

download by :


quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã
thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi
phí thấp nhất. Giá thành sản phẩm cịn là căn cứ để xác định, tính tốn hiệu quả
kinh tế trong doanh nghiệp sản xuất.
2.1.1.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
* Các cách phân loại chi phí sản xuất:

+ Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo đầu vào của quá trình sản
xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp
- Chi phí ban đầu: là các chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm,
chuẩn bị từ lúc đầu để tiền hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí ban đầu phát sinh trong mối quan hệ của doanh nghiệp với môi
trường kinh tế bên ngồn nền cịn được gọi là các chi phí ngoại sinh.
Căn cứ tính chất kinh tế và hình thái ngun thủy của chi phí, các chi phí
ban đầu được chia thành các yếu tố chi phí khác nhau, khơng kể chi phí đó dùng
để làm gì và phát sinh ở địa điểm nào. Tồn bộ chi phí ban đầu được chia thành
các yếu tố chi phí sau:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản…
Chi phí nhân cơng: Là các chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho
người lao động và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng
đồn, bảo hiểm thất nghiệp trên tiền lương, tiền cơng
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là tồn bộ chi phí khấu hao của tất cả tài
sản cố định trong doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngồi: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Chi phí khác bằng tiền: Là các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh ngồi các yếu tố chí phí nói trên.
Các chi phí ban đầu bao gồm các yếu tố chi phí có nội dung kinh tế khác
biệt, khơng thể phân chia được nữa về nội dung kinh tế, vì vậy mỗi yếu tố chi phí
là các chi phí đơn nhất.
- Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong q trình phân
cơng và hiệp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp, chẳng hạn: Giá trị lao vụ

6

download by :



sản xuất phụ cung cấp cho nhau trong các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ và
cung cấp cho các phân xưởng sản xuất chính; giá trị bán thành phẩm tự chế được
sử dụng làm vật liệu trong quá trình chế biến…
Như vậy, chi phí luân chuyển nội bộ phát sinh do có sự kết hợp các yếu tố
đầu vào của quán trình sản xuất kinh doanh: Sự kế hợp giữa lao động, đối ượng
lao động và tư liệu lao động. Vì vậy, chi phí ln chuyển nội bộ là các chi phí
tổng hợp, được cấu thành bởi nhiều yếu tố chi phí đơn nhất ban đầu
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành thành chi phí ban đầu theo
yếu tố và chi phí ln chuyển nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ
mô cũng như đối với quản trị doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất kinh doanh ban đầu theo yếu tố là cơ sở để lập và kiểm
tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố là cơ sở để lập
các kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như ở
từng giai đoạn (cân đối giữa dự tốn chi phí với kế hoạch cung cấp vật tư, kế
hoạch lao động - tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ…).
Là cơ sở để xác định mức tiêu hao vật chất và tính thu nhập quốc dân của
doanh nghiệp, ngành và toàn bộ nền kinh tế.
+ Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với
các khoản mục trên báo cáo tài chính.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi
phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất
sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán. Như vậy chi phí sản phẩm bao
gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí
sản xuất chung.
Nếu sản phẩm, hàng hóa chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ nằm
trong giá thành hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán. Nếu sản phẩm, hàng hóa

được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ trở thành “giá vốn hàng bán” trong báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh.
- Chi phí thời kỳ: là các chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ, khơng
tạo nên hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của kỳ mà
chúng phát sinh.

7

download by :


Theo hệ thống kế tốn hiện hành, chi phí thời kỳ bao gồm: Chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khác nhau ở chỗ: Chi phí
thời kỳ phát sinh ở thời kỳ nào được tính ngay vào thời kỳ đó và ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh. Ngược lại, chi phí sản phẩm chỉ phải
tính để xác định kết quả ở thời kỳ mà sản phẩm được tiêu thụ, không phải tính ở
kỳ mà chúng phát sinh. Tuy nhiên, chi phí sản phẩm cũng ảnh hưởng đến lợi tức
của doanh nghiệp, có thể đến lợi tức của nhiều kỳ vì sản phẩm có thể được tiêu
thụ ở nhiều kỳ khác nhau.
+ Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ của chi
phí với quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: chi phí cơ
bản và chi phí chung.
- Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình cơng
nghệ sản xuất sản phẩm như: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
cơng sản xuất sản phẩm, khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất,
chế tạo sản phẩm.
- Chi phí chung: Là các chi phí dùng vào tổ chức, quản lý và phục vụ sản
xuất có tính chất chung. Thuộc loại này có chi phí quản lý ở các phân xưởng sản

xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cách phân loại này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được
phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đối với
chi phí cơ bản là các chi phí liên quan trực tiếp đến q trình cơng nghệ sản xuất sản
phẩm, thiếu chúng thì khơng thể sản xuất; chế tạo được sản phẩm, vì vậy khơng thể
cắt bỏ một loại chi phí cơ bản nào mà phải phấn đấu giảm thấp các định mức tiêu
hao vật liệu, lao động, khấu hao…hoặc cải tiến cơng nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tìm
kiếm vật liệu thay thế,v.v…Ngược lại, đối với chi phí chung, cần phải triệt để tiết
kiệm, hạn chế và thậm chí loại trừ các chi phí khơng cần thiết, tăng cường quản lý
chi phí chung theo dự tốn tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu…
+ Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo mối quan hệ và khả năng
quy nạp chi phí vào các đối tượng kế tốn chi phí
Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí trực tiếp
và chi phí gián tiếp

8

download by :


- Chi phí trực tiếp: là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất
một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất
định và hồn tồn có thể hạch tốn, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, cơng việc,
lao vụ…đó.
- Chi phí gián tiếp: là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công
việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối
tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.
Cần phân biệt cặp chi phí cơ bản - chi phí chung với cặp chi phí trực tiếp chi phí gián tiếp. Các chi phí cơ bản thường là chi phí trực tiếp, nhưng chi phí cơ
bản cũng có thể là chi phí gián tiếp khi có liên quan đến hai hay nhiều đối tượng
khác nhau. Chi phí chung là chi phí gián tiếp nhưng cũng có thể là chi phí trực

tiếp nếu phân xưởng (hoặc doanh nghiệp) chỉ sản xuất một loại sản phẩm.
Cách phân loại này có ý nghĩa thuần túy đối với kỹ thuật hạch tốn.
Trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp
phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp. Mức độ chính xác của chi phí gián
tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu
chuẩn phân bổ chi phí. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải hết sức quan
tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí nếu muốn có các thơng tin chân
thực về chi phí và kết quả lợi nhuận từng loại sản phẩm, dịch vụ, từng loại hoạt
động trong doanh nghiệp.
+ Mơ hình vận động của chi phí trong doanh nghiệp
- Phương thức giải quyết các chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ trong
doanh nghiệp
Các chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khi phát sinh được hạch toán khác
nhau phù hợp với bản chất và nội dung từng loại chi phí. Bảng sau đây tóm tắt
cách giải quyết các chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp
thương mại và doanh nghiệp sản xuất.
Ở doanh nghiệp, khởi đầu của sự vận động chi phí là việc hình thành các
chi phí sản phẩm bao gồm:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân cơng trực tiếp và chi
phí sản xuất chung. Mơ hình sau đây thể hiện quá trình vận động của chi phí sản
xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất qua các giai đoạn khác nhau, được
thể hiện trong Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh.

9

download by :


Chi phí sản phẩm


Ngun liệu, vật
liệu trực tiếp

Sản xuất
chung

Nhân cơng trực tiếp

Chi phí sản xuất dở dang

Doanh thu bán hàng
(-)
Giá vốn hàng bán

Thành phẩm

Tiệu thụ
(=)
Lãi gộp
(-)
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí thời kỳ

(=)
Lãi thuần trước thuế

Sơ đồ 2.1. Mơ hình vận động của chi phí sản xuất kinh doanh
Nguồn: Đặng Văn Thanh (1998)


Qua mơ hình vận động trên đây của chi phí ta thấy chi phí sản phẩm (chi
phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được
kết chuyển vào tài khoản “Chi phí sản xuất dở dang”. Khi sản phẩm hoàn thành,
chúng được chuyển từ tài khoản chi phí sản xuât dở dang qua tài khoản “thành
phẩm”. Khi thành phẩm được bán ra, trị giá của thành phẩm tồn kho được
chuyển qua tài khoản “Giá vốn hàng bán”. Lúc này, các bộ phận của chi phí sản
phẩm đã phát sinh trong quá trình sản xuất, trở thành các yếu tố chi phí để xác
định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

10

download by :


Các chi phí sản phẩm tạo nên tài sản của doanh nghiệp, chúng được phản
ánh trên các tài khoản hàng tồn kho (tài khoản “chi phí sản xuất dở dang” và tài
khoản “thành phẩm”) trên bảng cân đối kế toán cho tới khi sản phẩm này được
bán ra và kết thúc tiêu thụ.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí thời kỳ,
chúng được hạch tốn vào tài khoản phí tổn và được thể hiện trên các báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh.
+ Các cách phân loại chi phí khác sử dụng trong kế hoạch, kiểm tra và ra
quyết định.
- Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động
Chi phí khả biến (biến phí): là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự
thay đổi của mức độ hoạt động. Khối lượng (hay mức độ) hoạt động có thể là số
lượng sản phẩm hồn thành, số giờ máy hoạt động, số km thực hiện, doanh thu
bán hàng thực hiện…
Chi phí bất biến (chi phí cố định - định phí): là các chi phí mà tổng số

khơng thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.
Trong quản lý doanh nghiệp cần phân biệt các loại định phí sau đây:
Định phí tuyệt đối: là các chi phí mà tổng số khơng thay đổi khi có sự thay
đổi khối lượng hoạt động, cịn chi phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt
động thì giảm đi.
Định phí tương đối: Trường hợp trữ lượng của các yếu tố sản xuất tiềm
tàng đã khai thác hết, muốn tăng được khối lượng hoạt động cần phải bổ sung,
đầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới.
Định phí bắt buộc: là định phí khơng thể thay đổi được một cách nhanh
chóng vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc cơ bản của một
doanh nghiệp.
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của
định phí và biến phí.
+ Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định
Theo cách phân loại này, cần phân biệt chi phí kiểm sốt được và chi phí
khơng kiểm soát được.

11

download by :


Chi phí kiểm sốt được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà cấp đó có
thẩm quyền ra quyết định
Việc xem xét chi phí kiểm sốt được và chi phí khơng kiểm sốt được chỉ
có ý nghĩa thực tế khi đặt nó ở phạm vi một cấp quản lý nào đó và được các nhà
quản trị ưng dùng để lập báo cáo kết quả (lãi, lỗ) của từng bộ phận trong doanh
nghiệp. Báo cáo lỗ, lãi của từng bộ phận chỉ nên liệt kế các khoản chi phí mà bộ
phận đó kiểm sốt được.
+ Các chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án

- Chi phí cơ hội: là lợi ích bị mất đi do chọn phương án và hành động này
thay vì chọn phương án và hành động khác (là phương án và hành động tối ưu
nhất có thể lựa chọn so với phương án được chọn).
Như vậy, ngồi các chi phí sản xuất kinh doanh đã được tập hợp, phản ánh
trên hệ thống sổ kế toán, trước khi lựa chọn các phương án, nhà quản trị cịn phải
xem xét chi phí cơ hội phát sinh do những yếu tố kinh doanh đó có thể được sử
dụng theo cách khác nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho họ.
- Chi phí chênh lệch: Những khoản chi phí có ở phương án này nhưng
khơng có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác được gọi là chi phí chênh lệch.
Chi phí chênh lệch là một trong các căn cứ quan trọng để lựa chọn phương
án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh.
- Chi phí chìm: là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, bất kể
đã lựa chọn án hoặc hành động nào. Do chi phí chìm có ở mọi phương án nên
khơng có tính chênh lệch và khơng phải xét đến khi so sánh lựa chọn phương án,
hành động tối ưu.
* Các cách phân loại giá thành:
+ Phân loại theo phạm vi tính tốn chi phí
- Giá thành sản xuất toàn bộ
Giá thành sản xuất toàn bộ là giá thành bao gồm tồn bộ các chi phí cố
định và chi phí biến đổi thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng
trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Biến phí sản xuất:

12

download by :


×