Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn giang, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUỐC THÁI

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Kim Thị Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Thái

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều
kiện của nhiều cơ quan, trường học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp tại Ngân
hàng CSXH huyện Văn Giang và những người thân.
Với tất cả tình cảm và lòng chân thành, tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt nam.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn các thầy cơ giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn
và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh dạo, các đồng chí cán bộ Ngân hàng
CSXH huyện Văn Giang, các đồng chí trong Đảng Ủy, UBND các xã, thị trấn, các đồng
chí tổ trưởng tổ TK&VV, các hộ nông dân trong huyện đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi, cung cấp các thông tin, tư liệu để hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Kim Thị
Dung - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ trong việc định hướng cũng như
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để thu được kết quả nghiên cứu song chắc chắn

luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ giáo
của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm
đến đề tài này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Thái

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................................................................iii
Danh mục từ viết tắt .............................................................................................................. vi
Danh mục bảng ....................................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, đồ thị .......................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ................................................................................................................ ix
Thesis abstract....................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở Ðầu ................................................................................................................... 1
1.1


Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2

1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 2
1.3

Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ...................................................................................... 4
2.1

Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 4

2.1.1 Một số khái niệm liên quan ........................................................................................ 4
2.1.2 Đặc điểm của chương trình cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH .......... 8
2.1.3 Vai trị của chương trình cho vay đối với hộ nghèo ................................................... 8
2.1.4 Nội dung chủ yếu phản ánh chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ
nghèo của Ngân hàng CSXH .................................................................................... 11
2.1.5 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chương trình cho
vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH ........................................................................ 14
2.2

Cơ sở thực tiễn......................................................................................................... 18


2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay xóa đói giảm
nghèo ở một số nước trên thế giới ............................................................................ 18
2.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho
vay hộ nghèo cho Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang................................................. 23

iii

download by :


Phần 3 Ðặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 25
3.1

Ðặc điểm địa bàn huyện Văn Giang ........................................................................ 25

3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Văn Giang ....................................................................... 25
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................ 26
3.2

Ðặc điểm của ngân hàng CSXH huyện Văn Giang .................................................. 35

3.2.1 Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Giang ............................... 35
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng ........................................................................ 36
3.2.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng .................................................................................. 36
3.2.4 Khái qt các chương trình tín dụng đang thực hiện tại Ngân hàng CSXH
huyện Văn Giang ...................................................................................................... 40
3.3

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 41


3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ................................................................... 41
3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................. 43
3.3.3 Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích ....................................................... 43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................ 45
4.1

Chương trình cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ............................................................................ 45

4.1.1 Mục đích và điều kiện cho vay ................................................................................. 45
4.1.2 Mức cho vay, thời hạn và lãi suất cho vay ............................................................... 45
4.1.3. Quy trình thủ tục cho vay .......................................................................................... 47
4.1.4. Kết quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang ........................ 48
4.2

Thực trạng chất lượng tín dụng chương trình cho vay đối với hộ nghèo của
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên................................ 51

4.2.1 Hộ nghèo được vay vốn đúng đối tượng xin vay ..................................................... 51
4.2.2 Điều kiện và quy trình cho vay phải phù hợp với hộ nghèo ..................................... 53
4.2.3 Sử dụng vốn vay đúng mục đích .............................................................................. 55
4.2.4 Nâng cao thu nhập cho hộ nghèo ............................................................................. 56
4.2.5 Tăng số hộ thoát nghèo tại địa phương .................................................................... 57
4.2.6 Thu hồi vốn cả gốc và lãi đầy đủ cho Ngân hàng .................................................... 58
4.3

Các yểu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chương trình cho vay đối với
hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ....... 63


4.3.1 Yếu tố từ phía Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Giang .............................. 63

iv

download by :


4.3.2 Kiến thức và năng lực SXKD của hộ nghèo ............................................................ 65
4.3.3 Các yếu tố khác ........................................................................................................ 67
4.4

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của
ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ............................................... 68

4.4.1 Định hướng của ngân hàng CSXH về cho vay hộ nghèo ......................................... 68
4.4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của
Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên .............................................. 70
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................... 77
5.1.

Kết luận .................................................................................................................... 77

5.2

Kiến nghị .................................................................................................................. 78

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 83
Phụ lục ................................................................................................................................ 84

v


download by :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CBQL

Cán bộ quản lý

CC

Cơ cấu

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSXH

Chính sách xã hội

ĐVT


Đơn vị tính

HĐND và UBND

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

HĐQT

Hội đồng quản trị

KH – KT

Khoa học - Kỹ thuật

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

NH

Ngân hàng

NHCSXHVN

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

NHNo&PTNT

Ngân hàng nơng nghiệp và pháp triển nơng thơn


PGD

Phịng giao dịch

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi

download by :



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Tình hình đất đai của huyện Văn Giang qua 3 năm (2012-2014) ..................... 27

Bảng 3.2:

Tình hình dân số và lao động của huyện Văn Giang trong 3 năm
(2012-2014) ........................................................................................................... 31

Bảng 3.3.

Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện Văn Giang 3 năm
(2012-2014) ........................................................................................................... 33

Bảng 3.4

Các chương trình tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Văn Giang đang thực hiện .................................................................................... 41

Bảng 3.5.

Số lượng mẫu điều tra........................................................................................... 42

Bảng 4.1

Lãi suất cho vay .................................................................................................... 46

Bảng 4.2


Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn tại các xã .......................................... 48

Bảng 4.3.

Số hộ và tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn qua các năm........................................... 49

Bảng 4.4.

Dư nợ cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang...................... 51

Bảng 4.5.

Số lượt hộ nghèo được vay vốn và đầu tư vốn vay của hộ nghèo .................... 52

Bảng 4.6.

Bảng câu hỏi trả lời ý kiến đánh giá của hộ nghèo về điều kiện và quy
trình cho vay .......................................................................................................... 54

Bảng 4.7.

Ý kiến trả lời của hộ nghèo về thời hạn và mức vốn cho vay ............................ 55

Bảng 4.8.

Thu nhập của hộ nghèo trước và sau khi vay vốn .............................................. 57

Bảng 4.9.

Số lượng hộ nghèo và số hộ thoát nghèo tại các xã ........................................... 58


Bảng 4.10.

Doanh số cho vay thu nợ chương trình cho vay hộ nghèo của NH
CSXH huyện Văn Giang ...................................................................................... 59

Bảng 4.11.

Tỷ lệ thu nợ, thu lãi đúng hạn .............................................................................. 60

Bảng 4.12.

Tình hình dư nợ quá hạn chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Văn Giang .......................................................... 61

Bảng 4.13.

Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn ...................................................................... 62

Bảng 4.14.

Thông tin chung về hộ điều tra ............................................................................ 66

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ......................................... 25

Sơ đồ 3.2 Bộ máy tổ chức nhân sự của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang ........................... 37
Sơ đồ 4.1 Quy trình cho hộ nghèo vay vốn ......................................................................... 47
Đồ thị 4.1. Tình hình sử dụng vốn vay sai mục đích của các hộ ......................................... 56

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Quốc Thái
Tên luận văn: "Nâng cao chất lượng tín dụng chương trình Cho vay hộ nghèo tại Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên"
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ
nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Giang, đề xuất hệ thống
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo của
NHCSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong những năm tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ: Ban giám
đốc, cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; tổ trưởng các tổ
tiết kiệm và vay vốn ở các xã, thị trấn huyện Văn Giang để tìm hiểu số liệu về tình hình
tình hình thực hiện và hiệu quả chương trình cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng
CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Kết quả chính và kết luận

Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chương trình Xóa đói, giảm nghèo và
đảm bảo an sinh xã hội đóng vai trị quan trọng và là một đòi hỏi bức xúc trong sự nghiệp
phát triển kinh tế đất nước; Tín dụng đối với hộ nghèo là một trong những yếu tố vật chất
quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình XĐGN.
Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo của
NHCSXH là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Chương trình cho
vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH đóng vai trị hết sức quan trọng, góp phần xóa đói
giảm nghèo ở nơng thơn.
* Việc nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo là hết sức cần
thiết. Điều này được thể hiện qua các tiêu chí như: Vay đúng đối tượng xin vay, điều kiện
và quy trình cho vay phù hợp, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, nâng cao thu nhập
cho hộ nghèo, tăng số hộ thoát nghèo tại địa phương,và đảm bảo thu hồi vốn cả gốc và lãi
đầy đủ cho Ngân hàng

ix

download by :


Tuy nhiên chất lượng tín dụng của chương trình cho vay hộ nghèo chịu tác động
của các yếu tố tố thuộc về Ngân hàng CSXH và thuộc vào hộ nghèo
Qua việc nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo
của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cho thấy:
Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã cho vay được 3105 hộ nghèo, giúp cho 577
hộ thoát nghèo trong năm 2014. Hầu hết các hộ nghèo khi vay vốn đều sử dụng vốn vay
đúng mục đích xin vay, các hộ vay đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cuộc
sống vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó cơng tác kiểm tra, giám sát việc
sử dụng vốn vay của ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội diễn ra thường xuyên, đảm
bảo nguồn vốn co vay được đưa đến đúng đối tượng thụ hưởng, bảo toàn được nguồn vốn
cho nhà nước. Chính những yếu tố trên giúp cho công tác thu nợ, thu lãi đến hạn đạt kết

quả cao làm tăng thu nhập cho ngân hàng CSXH. Những điều đó đã giúp cho các hộ nghèo
tại địa phương vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần làm tăng số hộ thoát nghèo và cải
thiện cuộc sống của hộ nghèo trên địa bàn huyện.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Quoc Thai
Thesis title: "Improving the quality of credit lending program at Bank poverty
Social Policy Van Giang District, Hung Yen Province"
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
On the basis of quality baseline study for credit programs for poor borrowers of the
Bank for Social Policy (BSP) Van Giang district, the system proposed solutions to improve
the quality of credit programs for poor households VBSP Van Giang district, Hung Yen
province in the coming years.
Research Methods
Thesis using data gathered from source documents and insider information:
management, credit officers VBSP Van Giang district, Hung Yen province; the head of the
group savings and loans in the commune, Van Giang district town to find out data on the
situation of the implementation and efficiency lending programs for poor households of
Social Policies Bank Van Giang district, province Hung Yen.
Main results and conclusions

Considering all aspects of theory and practice, the program Alleviation, reduce
poverty and ensure social security plays an important role and is an urgent requirement in
the development of the national economy; Credit for the poor is one of the important
physical factors accelerate the process of poverty reduction.
The research of solutions to improve the credit quality of the poverty of the SPB is
working with practical significance in both theory and practice. The loan program of the
Social Policy Bank poverty plays a very important role, contributing to poverty alleviation
in rural areas.
* Improving the quality of credit lending programs poverty is essential. This is
expressed through criteria such as: the right audience is requesting a loan borrowings,
conditions and procedures for suitable loan, the loan is used for the right purpose, raise
incomes for poor households, increasing number of households out of poverty locally, and
ensure payback full principal and interest to the Bank
However, the credit quality of the program for poor households affected by factors

xi

download by :


VBSP factors belong and belong to poor families
By studying the real quality of credit lending program of the Social Policy Bank
poverty Van Giang district, Hung Yen province shows:
Van Giang District Social Policies Bank lending has been poor 3105, to help 577
households out of poverty in 2014. Most of the loans are poor when used for the right
purpose loan loan application, the lender has said applied households engineering science
and technology in the production life of their business. Besides the inspection and
supervision of the use of bank loans and the political organization - society occurs
frequently, ensure loan funds are put to proper co beneficiaries, preserve the state capital.
The main factors supporting the work on collecting debt and interest due high results raise

incomes for Social Policies Bank. Things that helped poor families locally legitimate get
rich, helped increase the number of households to escape poverty and improve the lives of
poor families in the district.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay vấn đề xố đói giảm nghèo là một trong những chương
trình quan trọng hàng đầu của Nhà nước ta để đảm bảo được mục tiêu phát
triển kinh tế đi đơi với ổn định xã hội. Trong tiến trình đổi mới đất nước
Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nhiệm vụ xố đói
giảm nghèo; mục tiêu này đang được thực hiện bởi nhiều chương trình
lớn của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, được
nhân dân tích cực hưởng ứng, cộng đồng Quốc tế đánh giá cao. Việc thành
lập Ngân hàng phục vụ người nghèo vào tháng 9\1995 đã tạo ra kênh tín
dụng dành cho đối tượng là hộ nghèo được vay vốn với lãi suất và các điều
kiện ưu đãi. Đây là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả xố đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân ở nơng thơn, vùng sâu, vùng xa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên
nhân quan trọng đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng
và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích khơng thể
thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội, xố đói giảm
nghèo của Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm
2002 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 131/TTg thành lập Ngân
hàng Chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người

nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác.
Q trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là
chất lượng tín dụng cịn nhiều vấn đề tồn tại làm ảnh hưởng đến tính hiệu
quả của chương trình. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo được vay và sử
dụng vốn đúng mục đích, phát huy được hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
của Nhà nước. Từ đó nâng cao được chất lượng tín dụng nhằm bảo đảm
bảo toàn được nguồn vốn làm cơ sở cho sự phát triển của nguồn vốn và duy
1

download by :


trì bền vững chương trình tín dụng này, đồng thời người nghèo thốt khỏi
cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: "Nâng cao chất lƣợng tín dụng chƣơng trình Cho vay hộ nghèo tại
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Giang tỉnh Hƣng Yên".
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng chương trình
cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn
Giang, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng cho
vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH.

- Phản ánh thực trạng chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ
nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong
những năm qua;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chương trình
cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong
những năm tới.
1.3 ÐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng tín dụng của chương
trình cho vay hộ nghèo các Ngân hàng CSXH và các giải pháp để nâng cao
chất lượng tín dụng. Khách thể nghiên cứu là Ban giám đốc, cán bộ tín
dụng của Ngân hàng CSXH có liên quan đến việc chỉ đạo, điều hành, thực
hiện chương trình cho vay đối với hộ nghèo; lãnh đạo UBND các xã, thị
trấn, chủ tịch các tổ chức hội, đoàn thể nhận làm ủy thác bán phần với
Ngân hàng CSXH , các tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, các hộ nghèo

2

download by :


được vay vốn là đối tượng tập trung thu thập thông tin của đề tài.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi nội dung
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng
chương trình cho vay hộ nghèo;
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá những kết quả và chất lượng tín

dụng chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên.
b) Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2013 đến
tháng 12/2014. Do đó dữ liệu phản ánh thực trạng tập trung chủ yếu từ năm
2010 đến năm 2014 và số liệu điều tra phỏng vấn năm 2013.
Giải pháp đề xuất đến năm 2015 và hướng đến năm 2020.
c) Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1.1 Khái niệm về nghèo, đói và hộ nghèo
a) Khái niệm về nghèo, đói.
Hiện tại khơng có định nghĩa duy nhất về đói, nghèo. Đói nghèo là
tình trạng kiệt quệ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thu nhập hạn chế đến tính
dễ bị tổn thương khi gặp phải những tai ương bất ngờ và ít có khả năng
tham gia vào q trình ra quyết định chung. Việt Nam thừa nhận định nghĩa
chung về đói nghèo tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993:
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn
các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này được xã hội
thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục, tập
quán của địa phương’’( Tác giả: Chu Văn Nguyễn, 1995).
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới
mức sống tối thiểu, khơng đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
Nghèo đói là tổng hợp khái niệm nghèo và khái niệm đói: Nghèo và
đói thường gắn chặt với nhau, nhưng mức độ gay gắt khác nhau. Đói có
mức độ gay gắt cao hơn, cần thiết phải xố và có khả năng xố. Cịn nghèo,
mức độ thấp hơn và khó xố hơn, chỉ có thể xố dần nghèo tuyệt đối, cịn
nghèo tương đối chỉ có thể giảm dần. Vì vậy, để giải quyết vấn đề đói
nghèo, ta thường dùng cụm từ "Xố đói giảm nghèo".
Cụ thể hơn các khái niệm đói nghèo ta có thể thấy: Dù ở dạng nào,
thì đói cũng đi liền với thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng. Có thể hình
dung các biểu hiện của tình trạng thiếu đói như sau:
- Thất thường về lượng: Bữa đói, bữa no, ăn không đủ bữa .
-Về mặt năng lượng: Nếu trong một ngày con người chỉ được thoả mãn
mức 1.500 calo/ngày, thì đó là thiếu đói (thiếu ăn); dưới mức đó là gay gắt.
4

download by :


Nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu. Trong hồn
cảnh nào thì hộ nghèo, người nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh
hàng ngày về kinh tế, biểu hiện trực tiếp nhất là bữa ăn. Họ không thể vươn
tới các nhu cầu về văn hoá, tinh thần, hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm
tới mức tối thiểu nhất, gần như khơng có. Biểu hiện rõ nhất ở các hộ nghèo
là hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, khơng có điều kiện để chữa bệnh khi

ốm đau. Nhìn chung ở hộ nghèo, người nghèo thu nhập thực tế của họ hầu
như chỉ dành chi toàn bộ cho ăn; thậm chí khơng đủ chi ăn, phần tích luỹ
hầu như khơng có.
Nghèo được chia ra thành Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phân
dân cư khơng được hưởng và khơng có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản của con người (ăn, mặc, ở, nhu cầu văn hóa, y tế, giáo dục và giao tiếp)
để duy trì cuộc sống, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy
theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.
Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phân dân cư sống dưới mức trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện tại nơi đang xem xét.
Như vậy, nghèo mà luận văn dung để nghiên cứu tập trung vào
nghèo tương đối và được đo lường bằng mức chuẩn nghèo chung do Bộ
Lao động thương binh và xã hội phối hợp với Tổng cức Thống kê Việt
Nam đề ra. Chuẩn nghèo chung bao gồm nghèo về lương thực, thực phẩm
và phi lương thực, thực phẩm được xác định dựa trên cơ sở: tổng chi phí
bằng tiền đủ mua một lượng lương thực, thực phẩm cần thiết để đảm bảo
năng lượng 2100 calo/người/ngày, cộng với chi phí tối thiểu các mặt hàng
như: nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, đồ dùng giáo dục, y tế, văn hóa.
Mức chuẩn nghèo này khác nhau giữa nơng thơn và thành thị và được tính
cho từng thời kỳ khác nhau.
b). Khái niệm về hộ nghèo:
Dựa trên khái niệm và chuẩn nghèo này, người nghèo sẽ được khái
niệm: người nghèo là những người có mức thu nhập và chi tiêu không đủ
để đảm bảo giỏ tiêu dùng (gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi
tiêu cho lương thực phải đủ đảm bảo 2100 calo/người/ngày) và có mức
sống dưới mức trung bình của cộng đồng trên mọi phương diện tại nơi đang
5

download by :



xem xét. Họ thiếu năng lực tha gia vào đời sống kinh tế, xã hội của quốc
gia, đặc biệt họ thiếu khả năng tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực của sự
phát triển một cách có hiệu quả.( Tác giả: Đỗ Thế Tùng, 1991).
Dựa trên các khái niệm về nghèo, người nghèo năm 2011 Thủ tưởng
Chính phủ đã ra Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg, ngày 30 tháng 01 năm
2011về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011 - 2015. Như vậy, hộ nghèo được hiểu là:
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Như vậy, hộ nghèo được nghiên cứu trong luận văn này là những hộ
mà thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ dưới 400 nghìn đồng
(Quyết định số 640 của Bộ trưởng bộ Lao động – TBXH năm 2011).
2.1.1.2 Khái niệm về cho vay đối với hộ nghèo
Cho vay đối với người nghèo là hoạt động cho hộ nghèo vay vốn để
phát triển SXKD trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và
lãi, nhằm giúp người nghèo nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, giúp họ vượt
qua nghèo đói vươn lên hồ nhập cùng cộng đồng.
Theo Nghị định 78/2002/NĐ- CP ngày 04/10/2002 của Chính
phủ “Cho vay hộ nghèo là việc xử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà
nước huy động để cho người nghèo vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh
doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”.
Cho vay đối với hộ nghèo hoạt động theo những mục tiêu, nguyên
tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các Ngân hàng
Thương mại mà nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
* Mục tiêu: Cho vay hộ nghèo nhằm vào việc giúp những người
nghèo đói có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt

động vì mục tiêu XĐGN, khơng vì mục đích lợi nhuận.
6

download by :


* Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu
vốn sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định
theo chuẩn mực nghèo đói do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bố
trong từng thời kỳ. Thực hiện cho vay có hồn trả (gốc và lãi) theo kỳ hạn đã
thoả thuận.
* Điều kiện: Có một số điều kiện, tuỳ theo từng nguồn vốn, thời kỳ khác
nhau, từng địa phương khác nhau có thể quy định các điều kiện cho phù hợp
với thực tế. Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối
với người nghèo đó là: Khi được vay vốn không phải thế chấp tài sản, hộ
vay khơng phải đóng bất kỳ một khoản phí nào cho ngân hàng và chính
quyền địa phương.
2.1.1.3 Khái niệm về chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo
của ngân hàng CSXH
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể tham gia muốn tồn tại và
phát triển thì cạnh tranh là một tất yếu khách quan, sản xuất hàng hố càng
phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt. Cạnh tranh diễn ra trên 3 phương
diện chủ yếu: chất lượng, giá cả và số lượng, trong đó chất lượng là yếu tố
quan trọng hàng đầu, tạo điều kiện nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường. Có
nhiều quan niệm về chất lượng sản phẩm như chất lượng là phù hợp với
mục đích sử dụng hoặc là một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ
tin cậy với chi phí thấp phù hợp với thị trường. Theo hiệp hội tiêu chuẩn
Pháp thì chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm
thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng.
Trên cơ sở đó ta có thể hiểu: chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp

ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay
tiền) trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an tồn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng
lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.
Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối, nó vừa cụ thể ( thể
hiện thông qua một số chỉ tiêu định lượng được như dư nợ, nợ quá hạn...)
vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến
nền kinh tế ...)

7

download by :


Hơn nữa chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh
mức độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi,
nó thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
2.1.2 Đặc điểm của chƣơng trình cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng
CSXH

1) Chương trình cho vay đối với hộ nghèo có đặc điểm nguồn vốn tín
dụng nhỏ, chủ yếu là dịch vụ tài chính vi mơ (tài chính quy mơ nhỏ), chủ
yếu là tín dụng và tiết kiệm.
2) Đối tượng phục vụ là những người nghèo, chủ yếu là những người
có thu nhập thấp hay khơng có kế sinh nhai nhất định, nếu được cung cấp
tài chính họ có thể vươn lên. Người nghèo thường có nhiều phương thức
kiếm sống khác nhau như: làm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm
nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, buôn bán, làm thuê,.. Các tổ chức cung cấp
tin dụng cho xóa đói giảm nghèo là những tổ chức tài chính bền vững, thể
hiện ở sự bù đắp được chi phí, kể cả rủi ro, kích thích tiết kiệm, giám sát và
hỗ trợ trong sử dụng vốn tín dụng, tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn.

3) Vốn tín dụng cho hộ nghèo cung cấp dịch vụ tài chính ngay tại địa
bàn mà người cho vay sinh sống, thu hút được nhiều người tham gia, giảm
chi phí tín dụng, tăng tính cộng đồng và tăng tính tiết kiệm.
4) Chương trình cho vay hộ nghèo lãi suất thấp, thời hạn cho vay tối đa dài
2.1.3 Vai trò của chƣơng trình cho vay đối với hộ nghèo

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ
yếu và cơ bản là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến
thức làm ăn là “chìa khố” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói.
Thực tế xã hội đã cho thấy: Do không đáp ứng đủ vốn đầu tư, nhiều người
rơi vào tình thế luẩn quẩn, sản xuất manh mún, quy mô nhỏ lẻ làm không
đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất mong
đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hàng ngày chính vì vậy nguy cơ nghèo
đói thường xun đe dọa họ. Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ
chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn cũ cổ truyền,
không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm
8

download by :


sản xuất ra kém hiệu quả. Có thể nói, một trong những lực cản lớn nhất hạn chế
tăng thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo chính là thiếu vốn đầu tư.
Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực.
Thứ nhất: Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói
Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân, như: Già, yếu, ốm dau,
khơng có sức lao động, do đơng con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn
xã hội, do lười lao động, do thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do
điều kiện tự nhiên bất thuận lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn...trong
thực tế ở nông thôn Việt Nam bản chất của những người nông dân là tiết

kiệm cần cù, nhưng nghèo đói là do khơng có vốn để tổ chức sản xuất,
thâm canh, tổ chức kinh doanh.Vì vậy, vốn đối với họ là điều kiện tiên
quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thốt khỏi đói
nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nơng dân, bằng
chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật
tư, phân bón, cây con giống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra
năng xuất và sản phẩm hàng hoá cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Thứ hai: Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên
hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn
Những người nghèo đói do hồn cảnh bắt buộc hoặc để chi dùng cho
sản xuất hoặc để duy trì cho cuộc sống họ là những người chịu sự bóc lột
bằng thóc hoặc bằng tiền nhiều nhất của nạn cho vay nặng lãi hiện nay.
Chính vì thế khi nguồn vốn tín dụng ngân hàng đến tận tay người nghèo
với số lượng khách hàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ khơng có thị
trường hoạt động.
Thứ ba: Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều
kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu
tư cho sản xuất kinh doanh để XĐGN, thơng qua kênh tín dụng thu hồi vốn
và lãi trong những khoảng thời gian nhất định đã buộc những người vay
phải tính tốn trồng cây gì, ni con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để
có hiệu quả kinh tế cao đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có được lợi nhuận. Để

9

download by :


làm được điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện

pháp quản lý từ đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản
xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong cơng tác quản lý kinh tế. Mặt khác,
khi số đông người nghèo đói tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hố thông
qua việc trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị
trường một cách trực tiếp.
Thứ tư: Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội

Trong sản xuất nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một
nền sản xuất hàng hố lớn địi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất. Đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni,
đưa các loại giống mới có năng suất cao vào áp dụng trong thực tiễn sản
xuất và phải được thực hiện trên diện rộng. Để làm được điều này đòi hỏi
phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực hiện được chính sách khuyến nơng,
khuyến lâm, khuyến ngư.... những người nghèo phải được đầu tư vốn họ
mới có khả năng thực hiện. Như vậy, thơng qua cơng tác tín dụng đầu tư
cho người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra
các ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp đã trực tiếp góp phần vào
việc phân cơng lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội.
Thứ năm: Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nơng thơn mới

Xố đói giảm nghèo là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân, của các cấp,
các ngành. Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp
vụ cụ thể như việc bình xét cơng khai những người được vay vốn, việc thực
hiện các tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các
đồn thể chính trị xã hội, của cấp uỷ, chính quyền đã có tác dụng:
- Tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ
đạo kinh tế ở địa phương.
- Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đồn viên với các tổ chức hội, đồn

thể của mình thơng qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh
nghiệm quản lý kinh tế của gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội

10

download by :


thông qua việc vay vốn.
- Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn
có cùng hồn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn
nhau tăng cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đối với Đảng,
Nhà nước.
Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nơng
thơn, an ninh, trật tự an tồn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt
tiêu cực, tạo ra được bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội và nông
thôn.
2.1.4 Nội dung chủ yếu phản ánh chất lƣợng tín dụng chƣơng trình cho vay
hộ nghèo của Ngân hàng CSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận,
được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%
(không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế
và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Vì vậy, khi nói đến “chất lượng
cho vay hộ nghèo của ngân hàng CSXH” chúng ta phải nêu bật được mục
tiêu của chương trình cho vay này là gì, kết quả đạt được ra sao? để từ đó có
cơ sở đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng CSXH có thực sự là chỗ
dựa tin cậy đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2.1.4.1 Hộ nghèo được vay vốn đúng đối tượng xin vay.
- Như chúng ta đã biết, để lập ra được danh sách hộ nghèo tại địa

phương hàng năm là có sự tham gia của rất nhiều ngành, đồn thể. Cơng
tác điều tra, rà sốt danh sách hộ nghèo được thực hiện rất nghiêm túc.Hộ
nghèo được vay vốn của Ngân hàng CSXH phải nằm trong danh sách hộ
nghèo của địa phương, phải là thành viên của tổ TK&VV. Khi hộ vay có
nhu cầu vay vốn phải viết giấy đề nghị vay vốn và được tổ họp bình xét cho
vay. Sau cuộc họp tổ trưởng tổ TK&VV lập Danh sách hộ gia đình đề nghị
vay vốn Ngân hàng CSXH, xin xác nhận của UBND xã về việc hộ vay
thuộc đối tượng là hộ nghèo và gửi hồ sơ xin vay về Ngân hàng CSXH. Tại
Ngân hàng, Cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ cho
vay. Nếu hợp lý thì trình lãnh đạo phê duyệt và thông báo kết quả cho vay
11

download by :


tới UBND xã để thông báo cho hộ vay tới nhận tiền tại điểm giao dịch xã.
Như vậy, công tác bình xét cho vay diễn ra rất chặt chẽ, đảm bảo
đúng đối tượng xin vay.
2.1.4.2 Điều kiện và quy trình cho vay phải phù hợp với hộ nghèo
a)Hộ nghèo vay vốn ngân hàng CSXH phải đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa
phương nơi cho vay.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.
- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục
vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét,
lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã.
- Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại
diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Bên cho vay, là

người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng.
b)Quy trình cho hộ nghèo vay vốn
Theo Ngân hàng chính sách xã hội, hiện nay quy trình vay vốn ưu
đãi dành cho hộ nghèo đã được đơn giản hóa. Hộ vay có thể gia nhập Tổ
tiết kiệm và vay vốn (TK-VV) thuộc các tổ chức Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên tại nơi sinh sống; đồng thời
viết Giấy đề nghị vay vốn và kiêm phương án sử dụng vốn vay gửi Tổ
trưởng Tổ TK-VV.
Sau khi tổ TK-VV họp bình xét cho vay, kiểm tra, đối chiếu các đối
tượng sẽ lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn kèm Giấy đề nghị vay
vốn, kiêm phương án sử dụng vốn vay của các tổ viên trình UBND cấp xã.
Khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ TK-VV có trách nhiệm gửi hồ sơ xin
vay của các khách hàng tới Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện để làm
thủ tục phê duyệt cho vay. Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn thì sau
3 ngày sẽ tiến hành cho vay tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn.

12

download by :


×