Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.2 KB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ GIANG

QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT
PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA
LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Oánh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Thị Giang

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Quốc Oánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kế toán và Quản trị Kinh Doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Chi Cục thuế
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Thị Giang

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................vii
Thesis abstract .............................................................................................................. ix
Phần 1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
1.1.

Ý nghĩa, sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp .......... 4

2.1.1.

Một số khái niệm và những vấn đề chung về thuế ............................................ 4

2.1.2.


Thuế Sử dụng đất Phi nông nghiệp và các nội dung cơ bản .............................. 7

2.2

Cơ sở thực tiễn trong quản lý thu thuế............................................................ 21

2.2.1.

Kinh nghiệp thực tiễn trong quản lý đất đai trên thế giới và ở Việt Nam
hiện nay ......................................................................................................... 21

2.2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý thuế SDĐPNN tại một số địa bàn
trong nước ..................................................................................................... 23

2.2.3.

Bài học rút ra đối với việc quản lý thu thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện
Gia Lâm ........................................................................................................ 24

Phần 3. Giới thiệu địa bàn và phương pháp nghiên cứu ......................................... 26
3.1.

Đặc điểm chung của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ................................ 26

3.1.1.

Điề u kiê ̣n tư ̣ nhiên ......................................................................................... 26


3.1.2.

Điề u kiê ̣n kinh tế - xã hô ̣i ............................................................................... 26

3.1.3.

Khái quát chung về Chi cục Thuế huyện Gia Lâm ......................................... 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40

iii

download by :


3.2.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ........................................................... 40

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 41

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 42


Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 44
4.1.

Thực trạng công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên
địa bàn huyện Gia Lâm .................................................................................. 44

4.1.1

Thực trạng công tác quản lý đối tượng thu ..................................................... 44

4.1.2.

Thực trạng công tác tổ chức thu thuế SDĐPNN ............................................. 49

4.1.3.

Thực trạng công tác xử lý vi phạm và đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế
SDĐPNN ....................................................................................................... 56

4.2.

Đánh giá về nhận thức và sự tuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của người
nộp thuế ......................................................................................................... 60

4.2.1.

Đánh giá về nhận thức và sự thuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của
NNT là tổ chức .............................................................................................. 60

4.2.2.


Đánh giá về nhận thức và sự thuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của
NNT là hộ gia đình, cá nhân .......................................................................... 61

4.3.

NNT đánh giá về cơng tác quản lý thuế SDĐPNN của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ....................................................................................... 63

4.3.1.

Đánh giá của NNT là tổ chức ......................................................................... 63

4.3.2.

Đánh giá của NNT là hộ gia đình, cá nhân ..................................................... 64

4.4.

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp. .................................................................................................. 68

4.4.1.

Các giải pháp về quản lý đối tượng thu .......................................................... 68

4.4.2.

Các giải pháp về công tác thu......................................................................... 70


4.4.3.

Các giải pháp khác để tăng cường công tác quản lý thuế SDĐPNN để
đảm bảo nguồn thu từ thuế SDĐPNN ............................................................ 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 77
5.1

Kết luận ......................................................................................................... 77

5.2

Kiến nghị ....................................................................................................... 78

5.2.1.

Kiến nghị đối với UBND huyện Gia Lâm ..................................................... 78

5.2.2.

Kiến nghị đối với Cục thuế thành phố Hà Nội ................................................ 79

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 80

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GCN

Giấy chứng nhận

HTXDVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

QSD

Quyền sử dụng

SDĐPNN

Sử dụng đất phi nông nghiệp

TNCN


Thu nhập cá nhân

UBND

Ủy ban nhân dân

UNT

Ủy nhiệm thu

VPHC

Vi phạm hành chính

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình dân số và lao động huyện Gia Lâm giai đoạn 2014-2016 .......... 27

Bảng 3.2.

Thực trạng cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm .................................................. 28

Bảng 3.3.


Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Gia Lâm giai đoạn
2014-2016 ................................................................................................ 30

Bảng 3.4.

Cơ cấu tổ chức lao động tại Chi cục thuế Gia Lâm theo đội thuế ............... 37

Bảng 3.5.

Cơ cấu lao động tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm theo giới tính
và tuổi ...................................................................................................... 38

Bảng 3.6.

Cơ cấu lao động tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm theo trình độ và
ngạch cơng chức ....................................................................................... 39

Bảng 4.1.

Tình hình kê khai thuế SDĐPNN của khối tổ chức qua các năm ............... 44

Bảng 4.2.

Tình hình kê khai thuế SDĐPNN qua các năm (khối hộ gia đình) ............. 46

Bảng 4.3.

Tình hình kê khai thuế SDĐPNN qua các năm chi tiết đến từng xã,
thị trấn ..................................................................................................... 48


Bảng 4.4.

Kết quả thu nộp của khối tổ chức qua các năm .......................................... 50

Bảng 4.5.

Kết quả thu nộp qua các năm của khối tổ chức ......................................... 51

Bảng 4.6.

Tổng hợp ghi thu, thực thu, nợ đọng khối hộ gia đình qua các năm ........... 53

Bảng 4.7.

Tổng hợp số thu đến từng xã, thị trấn qua các năm.................................... 54

Bảng 4.8.

Kết quả xử phạt VPHC đối với khối tổ chức qua các năm ......................... 57

Bảng 4.9.

Kết quả thu tiền chậm nộp của khối tổ chức qua các năm.......................... 58

Bảng 4.10. Tổng hợp số tiền phạt thu được từ hộ gia đình, cá nhân chậm nộp hồ
sơ khai thuế .............................................................................................. 59
Bảng 4.11. Nhận xét của NNT (tổ chức) về công tác quản lý thuế SDĐPNN của
Chi cục thuế.............................................................................................. 65
Bảng 4.12. Mong muốn của NNT (tổ chức) về công tác quản lý thuế SDĐPNN
của Chi cục thuế ....................................................................................... 65

Bảng 4.13. Nhận xét của NNT (Hộ gia đình, cá nhân) về cơng tác quản lý thuế
SDĐPNN của Chi cục thuế ....................................................................... 66
Bảng 4.14. Nhận xét của NNT (Hộ gia đình, cá nhân) về công tác quản lý thuế
SDĐPNN của UBND xã, thị trấn .............................................................. 67

vi

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Giang
Tên Luận văn: Quản lý thu thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Mục đích chung: Đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu thuế Sử dụng đất phi
nông nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện công tác quản lý
thu thuế Sử dụng đất Phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Mục đích cụ thể
+ Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận về thuế và quản lý thu thuế Sử dụng đất
phi nông nghiệp.
+ Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn
huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế Sử dụng

đất Phi nơng nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất trên
địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
của huyện Gia Lâm; Số liệu về tình hình tuân thủ pháp luâ ̣t th́ SDĐPNN của tổ chức,
hơ ̣ gia đình, cá nhân ở huyện Gia Lâm từ năm 2012-2016; Số liệu về kết quả quản lý
thuế SDĐPNN, các báo cáo tổng kết năm từ năm 2012-2016, báo cáo giao ban phục vụ
việc phân tích, đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của hô ̣, cá nhân kinh doanh
tại Chi cục thuế Gia Lâm.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Nội dung điều tra chủ yếu liên quan đến nhận thức
và sự tuân thủ chính sách thuế SDĐPNN; nhận xét của người nộp thuế về công tác
quản lý thuế SDĐPNN của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối tượng điều tra
là Các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức phải kê khai, nộp thuế. Chọn mẫu điều
tra: Lựa chọn điều tra 200 hộ gia đình, cá nhân và 20 doanh nghiệp, tổ chức phải kê
khai nộp thuế SDĐPNN.

vii

download by :


- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê mơ tả
+ Phương pháp so sánh
Kết quả chính và kết luận
- Căn cứ vào việc phân tích hiện trạng công tác quản lý thu thuế Sử dụng đất phi
nông nghiệp, đã chỉ ra được một số tồn tại trong công tác quản lý đối tượng cũng như
trong công tác quản lý thu thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Bên cạnh đó, thơng qua điều tra người nộp thuế để đánh giá được:

+ Nhận thức và tính tuân thủ pháp luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp của
người nộp thuế.
+ Nhận xét của người nộp thuế về công tác quản lý thuế Sử dụng đất phi nông
nghiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế Sử dụng
đất phi nông nghiệp:
+ Đối với công tác quản lý đối tượng thu thuế: Thực hiện các giải pháp trong việc
quản lý tốt đối tượng thu, tránh bỏ sót đối tượng; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, nhắc
nhở người nộp thuế thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
+ Đối với công tác quản lý thu thuế: Thực hiện các giải pháp để tăng số thu thuế
hàng năm, trong đó chú trọng tăng số thu ghi thu, tăng cường thu nợ đọng từ đó giảm nợ
đọng hàng năm.
+ Bên cạnh đó thực hiện các giải pháp khác để tăng cường công tác quản lý thuế
Sử dụng đất phi nông nghiệp: tập trung vào cơng tác tun truyền chính sách thuế; giải
đáp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các ủy nhiệm thu thuế để công tác thu thuế đạt
hiệu quả cao hơn.
- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị đối với UBND huyện Gia Lâm cũng như Cục
thuế Thành phố Hà Nội trong công tác quản lý thu thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp
trên địa bàn huyện Gia Lâm.

viii

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Bui Thi Giang
Thesis title: Management of non-agricultural land use tax collection in Gia Lam
district, Hanoi city
Major: Business Administration


Code: 8340101

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
- Overall objective: To evaluate the current management of non-agricultural land
use tax collection, thereby proposing some solutions for enhancing the management of
non-agricultural land use tax collection in Gia Lam district.
- Specific objectives
+ To systemize theoretical framework on taxation and management of nonagricultural land use tax collection.
+ To evaluate the current management of non-agricultural land use tax collection
in Gia Lam district, Hanoi city.

+ To propose several solutions for enhancing the management of nonagricultural land use tax collection for households, individuals and organization
using non-agricultural land in Gia Lam district, Hanoi city.
Research methodology
- Data collection method:
+ Secondary data collection: Documents on natural and socio-economic
conditions of Gia Lam district; Data on legal compliance with policies on nonagricultural land use tax of the organizations, households and individuals in Gia Lam
district from 2012 to 2016; Data on the management results of non-agricultural land use
tax, Annual reports from 2012 to 2016, and Briefing reports for analyzing and assessing
the current legal complicance with tax policies of the households and individuals doing
business in Gia Lam Tax Department.
+ Primary data collection: The content of the survey mainly involve the
awareness of and legal compliance with policies on non-agricultural land use tax;
assessment of tax payers on the management of non-agricultural land use tax collection
of the competent state agencies. Respondents include households, individuals and
organizations who have to pay non-agricultural land use tax. Sampling: 200 households,

ix


download by :


individuals and 20 enterprises and organizations who have to pay non-agricultural land
use tax.
- Data analysis method:
+ Descriptive statistics
+ Comparatives statistics
Main findings and conclusions
- Based on the analysis of the current management of the collection of nonagricultural land use tax, some limitations of the management of tax payers as well as of
the collection of non-agricultural land use tax are revealed.
- Moreover, tax payers’ survey helps to evaluate:
+ Awareness of and legal compliance with policies on non-agricultural land use
tax of tax payers.
+ Assessment of tax payers on the management of non-agricultural land use tax
collection of the competent state agencies.
- Based on the findings, some solutions to improve the management of nonagricultural land use tax collection are as follows:
+ As for the management of tax payers: Implement the solutions for strictly
managing tax payers to prevent omitting tax payers; Regularly give instructions,
supervise, and remind tax payers to fulfill their state tax responsibilities properly.
+ As for the management of tax collection: apply measures to increase the annual
tax revenue, with a focus on improving tax revenue collection, recording tax revenue
and enhancing tax debt collection to gradually reduce the annual debt.
+ In addition, it is also of importance to implement other solutions to strengthen
the management of non-agricultural land use tax: focus on propaganda on tax policy;
anwers questions and solve problems for tax collection mandates to improve the
effeciency of tax collection.
- The research also proposes some recommendations to Gia Lam’s People’s
Committee as well as Hanoi Department of Taxation regarding the management of nonagricultural land use tax collection in Gia Lam district.


x

download by :


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Ý NGHĨA, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triển tồn tại
của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Lịch sử càng
phát triển, các hệ thống thuế khố, các hình thức thuế khố và pháp luật thuế
ngày càng đa dạng và hoàn thiện cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường,
các khoản đóng góp của người dân cho Nhà nước được xác định và được quy
định công khai bằng luật pháp của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, Thuế là một trong những công cụ quan trọng của
Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua công cụ thuế, Nhà nước khơng
chỉ tăng thu cho ngân sách, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt
động của Nhà nước mà cịn sử dụng nó để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy tăng
trưởng, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiến kịp các nước trong khu vực và trên
thế giới, bên cạnh đó thực hiện mục tiêu bình đẳng và bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn
cho xã hội đồng thời bảo vệ tài nguyên, môi trường của đất nước.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Với vai trò là công cụ
quan trọng của Nhà nước nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thuế được sử dụng
điều tiết thu nhập, góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội, khuyến khích sản xuất
phát triển. Để chính sách thuế phù hợp, phát huy hiệu quả, Nhà nước phải khơng
ngừng hồn thiện hệ thống văn bản chính sách theo hướng bao quát mọi nguồn
thu, đồng thời phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Thuế phải có tác dụng
khuyến khích mọi tiềm năng, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành
phần kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.

Theo quy định tại Điều 4, Luật đất đai số 45/2013/QH của Quốc hội: “Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Nhà nước có nhiều quy định, chính sách để quản lý việc sử dụng đất đai của nhân
dân, trong đó có chính sách thuế. Chính sách thuế về quản lý đất đai có thể kể ra ở
đây bao gồm: Luật thuế Sử dụng đất nông nghiệp, luật thuế Sử dụng đất phi nông
nghiệp, lệ phí trước bạ đất và các tài sản gắn liền với đất, tiền thuế thu nhập cá nhân
từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,…

1

download by :


Năm 2012 là năm đầu tiên triển khai Luật thuế Sử dụng đất Phi nông
nghiệp. Căn cứ các quy định trong Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp số
48/2012/QH12 ngày 17/06/2010 của Quốc hội Khóa 12 và các văn bản hướng
dẫn thi hành, Chi cục thuế huyện Gia Lâm đã tiến hành triển khai việc hướng dẫn
các đối tượng phải nộp thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp thực hiện kê khai và nộp
thuế theo đúng quy định. Hoạt động mua bán, cho tặng, thừa kế, chuyển nhượng
BĐS diễn ra thường xuyên trên địa bàn huyện Gia Lâm. Tuy nhiên, nhiều hộ gia
đình, cá nhân đã chuyển quyền/nhận chuyển quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, nhận
cho tặng quyền sử dụng đất,… nhưng chưa thực hiện việc kê khai và nộp thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp theo đúng quy định. Nguyên nhân của tồn tại nêu trên là:
đối tượng phải kê khai là hộ gia đình, cá nhân chưa nắm rõ các quy định của việc kê
khai và nộp thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp (chưa thực sự quan tâm đến chính
sách, trình độ dân trí thấp,…); một số hộ gia đình, cá nhân khơng sinh sống tại địa
phương nên khó khăn trong việc đơn đốc kê khai và nộp thuế; một số hộ gia đình, cá
nhân, tổ chức chây ỳ không kê khai, không nộp thuế,… Chính vì vậy, cần thiết phải
có các giải pháp để đôn đốc các đối tượng thuộc diện phải kê khai và nộp thuế Sử

dụng đất phi nông nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế theo đúng quy định.
Nhận thức được tầm quan trọng do thực tiễn đặt ra, tôi muốn tìm giải pháp để
quản lý thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao nên
chọn đề tài: “Quản lý thu thuế Sử dụng đất Phi nông nghiệp trên địa bàn huyện
Gia Lâm thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra:
- Thực trạng cơng tác quản lý thu thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp địa
bàn huyện Gia Lâm những năm qua như thế nào? Vướng mắc và tồn tại những
vẫn đề gì?
- Vì sao phải hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp
trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Cần có những giải pháp gì nhằm hồn thiện công tác quản lý thu thuế Sử
dụng đất Phi nông nghiệp trong thời gian tới?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu thuế Sử dụng đất phi nơng
nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý
thu thuế Sử dụng đất Phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.

2

download by :


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận về thuế và quản lý thu thuế Sử dụng
đất phi nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa
bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế Sử dụng

đất Phi nông nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất trên
địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý thu thuế Sử dụng đất Phi nông nghiệp đối với:
+ Các tổ chức, công ty đang sử dụng đất thuê trên địa bàn huyện Gia Lâm.
+ Các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về thực trạng quản lý thu thuế Sử
dụng đất phi nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng, các mối quan hệ tác động đến
hiệu quả của công tác quản lý thu thuế Sử dụng đất phi nơng nghiệp. Qua đó đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế thuế Sử dụng đất phi nông
nghiệp trên địa bàn huyện.
Phạm vi về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý
thu thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Phạm vi về thời gian:
+ Về thời gian thu thập số liệu: Nghiên cứu thực trạng quản lý thu thuế Sử
dụng đất Phi nông nghiệp trong kỳ ổn định thứ nhất từ năm 2012 -2016. Theo
quy định của Luật thuế SDĐPNN thì giá đất tính thuế ổn định trong 05 năm kể từ
năm 2012, vì vậy để đảm bảo tính nhất quán về số liệu, tác giả chỉ sử dụng các
thông tin về số liệu trong kỳ ổn định đầu tiên, từ năm 2012 đến năm 2016.
+ Về thời gian thực hiện: 12 tháng, bắt đầu từ tháng 10/2017 đến tháng
10/2018.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ SỬ
DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm và những vấn đề chung về thuế
2.1.1.1. Khái niệm về thuế
Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một
quá trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được
hoàn thiện.
Theo các nhà kinh điển, “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng
không bù lại” và “thuế cấu thành nên nguồn thu của Chính phủ, nó được lấy ra
từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy
ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế”. (Lenin toàn tập, tập 15)
Nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính cơng” đã đưa ra một
khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế. Theo tác giả, “Thuế là một
khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, khơng hồn trả trực tiếp do các
cơng dân đóng góp cho Nhà nước thơng qua con đường quyền lực nhằm bù đắp
những chi tiêu của Nhà nước”. Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã
được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: “Thuế là một khoản trích nộp
bằng tiền, có tính chất xác định, khơng hồn trả trực tiếp do các cơng dân đóng
góp cho Nhà nước thơng qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu
của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”.
Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau:
Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ
ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: thuế là
khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp
cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp
pháp phần thu nhập còn lại.


4

download by :


Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau: thuế là biện pháp
đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần
nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh
tế - xã hội của Nhà nước.
Căn cứ vào các góc độ khác nhau nêu trên, thuế bao gồm các đặc điểm sau:
- Thứ nhất, thuế là khoản trích nộp bằng tiền: Về nguyên tắc, thuế là
một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ. Sự phát triển của quan hệ hàng
hoá - tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa
vụ của đối tượng nộp thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế thị trường.
- Thứ hai, thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thơng qua con
đường quyền lực: Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính
chất bắt buộc, được thực hiện thông qua con đường quyền lực Nhà nước (qua hệ
thống pháp luật thuế). Do đó, đối tượng nộp thuế khơng có quyền trốn thuế hoặc
mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có
quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của
pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế.
- Thứ ba, thuế là khoản thu có tính chất xác định: Thuế là khoản thu xác
định của Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương. Trái ngược với vay, thuế
khơng được hồn trả trực tiếp.
- Thứ tư, thuế là một khoản thu khơng có đối khoản cụ thể, khơng hồn trả
trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các
chức năng quản lý xã hội, chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước: Khác với

khoản vay, thuế khơng hồn trả trực tiếp cho người nộp thuế (tuy nhiên, một
phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc
lợi xã hội, phúc lợi cơng cộng). Sự khơng hồn trả trực tiếp được thể hiện ở cả
trước và sau khi thu thuế. Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy
định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử dụng để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.

5

download by :


2.1.1.2. Khái niệm về người nộp thuế
Theo Luật quản lý thuế hiện hành, người nộp thuế (NNT) là khái niệm để
chỉ các thể nhân hoặc pháp nhân được pháp luật xác định có trách nhiệm phải
nộp thuế cho nhà nước, bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu
khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế;
- Tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;
- Tổ chức, các nhân khấu trừ thuế, gồm: Tổ chức, cá nhân là bên Việt
Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngồi kinh doanh tại Việt Nam
khơng theo quy định của pháp luật về đầu tư và không thực hiện chế độ kế toán
Việt Nam; Tổ chức, các nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho ngưịi có thu
nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân; Tổ chức làm đại lý tàu biển, đại lý
cho các hãng vận tải nước ngồi có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển từ các
cảng biển Việt Nam ra nước ngoài hoặc giữa các cảng biển Việt Nam;
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (đại lý thuế);

Như vậy, NNT có trách nhiệm trực tiếp nộp thuế cho nhà nước, có thể là
trực tiếp lấy thu nhập của mình hoặc lấy thu nhập từ đối tuợng khác hoặc đuợc
uỷ quyền để nộp thuế.
NNT có thể chi kê khai và nộp một loại thuế, song cũng có ngưịi nộp
thuế, trong cùng một thời gian có thể kê khai và nộp nhiều loại thuế khác nhau.
2.1.1.3. Các chức năng cơ bản của thuế
Lịch sử phát triển của thuế đã chứng minh rằng, thuế phải thực hiện được
3 chức năng cơ bản, đó là:
Chức năng đảm bảo nguồn thu cho NSNN: Ngân sách Nhà nước được tập
hợp từ nhiều nguồn thu khác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho
nhu cầu công cộng. Trong tất cả các nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng số thu ngân sách nhà nước. Hầu như mọi khoản chi tiêu
của ngân sách nhà nước đều dựa vào sự đóng thuế của người dân. Vì vậy, xã hội
có trách nhiệm phải tơn trọng người nộp thuế, những người thơng qua hành vi
của mình đóng góp tài chính cho Nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp.
Chức năng phân phối lại nhằm đảm bảo công bằng xã hội: Về nguyên

6

download by :


tắc, gánh nặng về thuế phải được phân chia một cách cơng bằng; thuế phải có vai
trị sửa chữa những khiếm khuyết của sự phân phối lần đầu để đảm bảo sự cơng
bằng và bình đẳng. Tuy nhiên, sự cơng bằng chỉ mang tính chất tương đối và tuỳ
thuộc vào quan niệm cho rằng sự phân phối phải công bằng hay không trong việc
phân chia quyền sở hữu diễn ra trên thị trường.
Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Nhà nước thực hiện quản lý, điều
tiết vĩ mô nền kinh tế bằng nhiều biện pháp như: giáo dục chính trị tư tưởng,
hành chính, luật pháp và kinh tế; trong đó biện pháp kinh tế là gốc. Trong các

biện pháp kinh tế, thuế là công cụ quan trọng và sắc bén nhất. Thơng qua chính
sách thuế, Nhà nước khuyến khích hay khơng khuyến khích đối với hoạt động
xuất nhập khẩu ở mỗi giai đoạn khác nhau đảm bảo phù hợp với sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới cơng nghệ
khai thác góp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Để khuyến khích
ngành, lĩnh vực nào đó phát triển trong mỗi giai đoạn khác nhau để nhằm khai
thác tốt nhất nguồn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của mình, Nhà nước ban
hành các chính sách thuế, tính thuế hay khơng tính thuế, điều chỉnh mức thuế
suất cao hay thấp vào các ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng cụ thể ở các mức thuế
suất khác nhau để hạn chế hay khuyến khích tiêu dùng. Thơng qua đó để thúc
đẩy phát triển những ngành kinh tế quan trọng ở giai đoạn đó.
Tóm lại, để phát huy được vai trị của thuế trong nền kinh tế, phải sử dụng
thuế đúng với chức năng của nó. Tuy nhiên, vai trị của thuế đối với nền kinh tế ở
mỗi quốc gia không giống nhau mà tuỳ thuộc vào “nghệ thuật sử dụng” cơng cụ
thuế của mỗi quốc gia đó. Vấn đề có tính ngun tắc là thuế phải ln ln phù
hợp với mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và là công cụ đắc lực cho
việc thực hiện đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
trong từng thời kỳ nhất định. Đó cũng là lý do mà các quốc gia phải thường
xuyên rà soát mức độ phù hợp của hệ thống thuế với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội cuả mình, thực hiện các cải cách thuế kịp thời nếu thấy cần thiết.
2.1.2. Thuế Sử dụng đất Phi nông nghiệp và các nội dung cơ bản
2.1.2.1. Hành lang pháp lý
Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp
bao gồm:
- Luật đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội Khóa 11 ban hành ngày

7

download by :



26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004; Luật đất đai số 45/2013/QH13
của Quốc hội Khóa 13 ban hành ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2014.
- Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 của Quốc hội
Khóa 12 ban hành ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.
- Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/07/2011 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế Sử dụng đất phi nơng nghiệp, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.
- Thơng tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về thuế Sử dụng đất phi nơng nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2012.
- Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
22/7/2013 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2013.
- Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài Chính
Hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế
giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một
số điều tại các Thông tư về thuế. (Bổ sung về miễn thuế Sử dụng đất phi nơng
nghiệp, có hiệu lực thi hành từ kỳ thuế năm 2016).
2.1.2.2. Một số nội dung cơ bản về thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp
Khái niệm về thuế SDĐPNN: Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp
(SDĐPNN) là thuế đánh vào các đối tượng chịu thuế theo quy định của Luật thuế
SDĐPNN”.
Đối tượng chịu thuế SDĐPNN (quy định chi tiết tại Điều 1 Thông tư số
153/2011/TT-BTC):
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai năm 2003
và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm:
+ Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công
nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung

8

download by :


khác có cùng chế độ sử dụng đất;
+ Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để
xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh
doanh thương mại, dịch vụ và các cơng trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu
công nghệ cao, khu kinh tế);
+ Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản,
trừ trường hợp khai thác khống sản mà khơng ảnh hưởng đến lớp đất mặt
hoặc mặt đất;
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác
nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Đất phi nông nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế SDĐPNN được
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Đối tượng khơng chịu thuế SDĐPNN (quy định chi tiết tại Điều 2 Thông
tư số 153/2011/TT-BTC):
- Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng, gồm: Đất giao thơng, thủy lợi; đất
xây dựng cơng trình văn hố, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ
lợi ích cơng cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được
xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định bảo vệ; đất xây dựng cơng
trình cơng cộng khác theo quy định của pháp luật.
- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng bao gồm đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh

thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn
giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chun dùng.
- Đất có cơng trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ bao gồm
diện tích đất xây dựng cơng trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ
theo khn viên của thửa đất có các cơng trình này.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng cơng trình sự nghiệp
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh
- Đất phi nơng nghiệp khác theo quy định (đất phi nông nghiệp phục vụ các
mục đích nghiên cứu, ni trồng nơng, lâm, thủy, hải sản, …)

9

download by :


Đối tượng nộp thuế (quy định chi tiết tại Điều 3 Thông tư số
153/2011/TT-BTC):
- Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất
thuộc đối tượng chịu thuế SDDPNN.
- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với thì người
đang sử dụng đất là người nộp thuế.
- Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu
tư thì người được nhà nước giao đất, cho thuê đất là người nộp thuế;
- Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì
người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong
hợp đồng khơng có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất
là người nộp thuế;

- Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp
thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp
thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử
dụng đất;
- Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người
nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng
thửa đất đó;
- Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền
sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng
chịu thuế quy định tại Điều 1 Thơng tư này thì pháp nhân mới là người nộp thuế.
- Trường hợp thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước thì người nộp thuế là người
cho thuê nhà.
- Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây
nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho
thuê đất. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân
khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng.
Các căn cứ tính thuế SDĐPNN: (quy định chi tiết tại Điều 5, 6, 7 Thơng
tư số 153/2011/TT-BTC)
Diện tích đất tính thuế: Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông
nghiệp thực tế sử dụng.

10

download by :


- Diện tích đất tính thuế đối với đất ở được phân thành:
+ Diện tích đất sử dụng đúng mục đích, trong hạn mức sử dụng (hạn mức đất
ở do UBND cấp tỉnh quy định theo các quy định của pháp luật về đất đai).
+ Diện tích đất ở đúng mục đích, ngồi hạn mức sử dụng.

+ Diện tích đất ở sai mục đích theo quy định của pháp luật.
+ Diện tích đất lấn chiếm theo quy định của pháp luật.
- Diện tích đất tính thuế đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp là
tổng diện tích đất được nhà nước giao, cho thuê sử dụng vào mục đích kinh doanh
ghi trên Giấy chứng nhận, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho
thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp diện tích đất ghi trên
Giấy chứng nhận, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thấp hơn diện tích đất thực tế sử dụng vào
mục đích kinh doanh thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng .
Giá 1m2 đất tính thuế: Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích
sử dụng của thửa đất tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn
định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.
Căn cứ để xác định giá của 1 m2 đất tính thuế là: loại đất; tên đường,
vùng; đoạn đường, khu vực; vị trí đường; hệ số đường, hẻm (nếu có).
Thuế suất:
- Đất ở: Đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo
biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
BẬC THUẾ

DIỆN TÍCH ĐẤT TÍNH THUẾ (m2)

THUẾ SUẤT (%)

1

Diện tích trong hạn mức

0,03

2


Phần diện tích vượt khơng q 3 lần hạn mức

0,07

3

Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức

0,15

Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới
mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nơng nghiệp sử dụng
vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.

11

download by :


- Đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt áp dụng mức thuế suất 0,03%.
- Đất sử dụng khơng đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định
áp dụng mức thuế suất 0,15%.
- Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% .
Phương pháp tính thuế (quy định chi tiết tại Điều 8 Thông tư số
153/2011/TT-BTC):
- Số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuế được xác định trong phạm vi
một (01) tỉnh.

- Trường hợp người nộp thuế có đất thuộc diện chịu thuế tại nhiều quận,
huyện trong phạm vi một (01) tỉnh thì số thuế phải nộp được xác định cho từng
thửa đất tại cơ quan Thuế nơi có đất chịu thuế; Nếu người nộp thuế có thửa đất
vượt hạn mức hoặc tổng diện tích đất chịu thuế vượt hạn mức tại nơi có quyền sử
dụng đất thì phải kê khai tổng hợp tại cơ quan Thuế do người nộp thuế lựa chọn.
- Trường hợp trong năm có sự thay đổi người nộp thuế thì số thuế phải nộp
của mỗi người nộp thuế được tính kể từ tháng phát sinh sự thay đổi. Trường hợp
trong năm phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế (trừ trường hợp thay
đổi giá 1m2 đất tính thuế) thì số thuế phải nộp được xác định từ tháng phát sinh
sự thay đổi.
Xác định số thuế phải nộp (quy định chi tiết tại Điều 8 Thông tư số
153/2011/TT-BTC):
Số thuế SDĐPNN phải nộp đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh
doanh, đất phi nơng nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh được xác định theo
công thức sau:
Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có)
(đồng)
Số thuế phát
sinh (đồng)

(đồng)
=

(đồng)

Diện tích đất
tính thuế (m2)

x


Giá của 1m2 đất
(đồng/m2)

x

Thuế suất
%

2.1.2.3. Công tác quản lý đối tượng thu thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp
Công tác quản lý đối tượng thu thuế bao gồm công tác kê khai thuế, lập bộ
và phát hành thông báo thuế; Công tác miễn, giảm thuế:

12

download by :


• Công tác kê khai thuế, lập bộ thuế và phát hành thông báo thuế:
- Đối tượng phải kê khai, nộp hồ sơ khai thuế bao gồm:
+ Hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế
SDĐPNN. Đa phần các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với mục đích để ở, một
phần nhỏ sử dụng đất với mục đích sản xuất, kinh doanh. Cả 2 loại đất trên đều
thuộc đối tượng nộp thuế SDĐPNN.
+ Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (gọi chung là khối tổ chức) có sử
dụng đất được nhà nước giao, cho thuê với mục đích sản xuất kinh doanh.
- Hồ sơ khai thuế SDĐPNN bao gồm:
+ Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho từng thửa đất chịu thuế
theo mẫu số 01/TK-SDDPNN áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc mẫu số
02/TK-SDDPNN áp dụng cho tổ chức (mẫu tờ khai được ban hành kèm theo
Thông tư số 153/2011/TT-BTC);

+ Bản chụp các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế như: Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho
thuê đất, Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Bản chụp các giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn, giảm thuế
(nếu có).
+ Đối với trường hợp khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, hồ
sơ gồm: Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mẫu số 03/TKTHSDDPNN (ban hành kèm theo Thông tư số 153/2011/TT-BTC).
- Trách nhiệm của người nộp thuế (NNT) trong việc kê khai hồ sơ khai
thuế SDĐPNN:
+ NNT có trách nhiệm khai chính xác vào Tờ khai thuế các thông tin liên
quan đến NNT như: tên, số CMT, mã số thuế, địa chỉ nhận thông báo thuế; Các
thông tin liên quan đến thửa đất chịu thuế như diện tích, mục đích sử dụng. Nếu
đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì phải khai đầy đủ các thơng tin trên Giấy
chứng nhận như số, ngày cấp, số tờ bản đồ, diện tích đất, hạn mức (nếu có).
+ Hàng năm, NNT không phải thực hiện khai lại nếu không có sự thay đổi
về NNT và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp. Trường hợp phát sinh
các sự việc dẫn đến sự thay đổi về NNT thì NNT mới phải kê khai và nộp hồ sơ
khai thuế theo quy định trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh

13

download by :


các sự việc trên; Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi số thuế phải nộp
(trừ trường hợp thay đổi giá 1m2 đất tính thuế) thì NNT phải kê khai và nộp hồ
sơ khai thuế trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tố
làm thay đổi số thuế phải nộp. Trường hợp NNT phát hiện hồ sơ khai thuế có sai
sót thì thực hiện khai bổ sung và nộp hồ sơ khai thuế bổ sung cho cơ quan thuế
ngay khi phát hiện ra sai sót.

+ Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, NNT thực hiện kê khai
và nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế.
+ Đối với đất ở:
++ Trường hợp NNT có quyền sử dụng đối với một (01) thửa đất hoặc
nhiều thửa đất tại cùng một quận, huyện nhưng tổng diện tích đất chịu thuế
khơng vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất thì NNT thực hiện lập
tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã và không phải lập tờ
khai thuế tổng hợp.
++ Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các
quận, huyện khác nhau nhưng khơng có thửa đất nào vượt hạn mức và tổng diện tích
các thửa đất chịu thuế khơng vượt q hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì
NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có
đất chịu thuế và không phải lập tờ khai tổng hợp thuế.
++ Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các
quận, huyện và khơng có thửa đất nào vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các
thửa đất chịu thuế vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất: NNT phải
thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất
chịu thuế và lập tờ khai tổng hợp thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi NNT chọn để
làm thủ tục kê khai tổng hợp.
++ Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các
quận, huyện khác nhau và chỉ có một (01) thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có
quyền sử dụng đất thì NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp
tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và phải lập tờ khai tổng hợp tại Chi cục
Thuế nơi có thửa đất ở vượt hạn mức.
++ Trường hợp NNT có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các
quận, huyện và có thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì
NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất và nộp tại UBND cấp xã

14


download by :


×