Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với cnxh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.18 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A.LỜI MỞ ĐẦU 2
B.NỘI DUNG 3
I. PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM 3
1. TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH 3
1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CNXH 3
1.1.1. ĐỘC LẬP DÂN TỘC LÀ CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ TIẾN LÊN
CNXH 3
1.1.2. CNXH LÀ CON ĐƯỜNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
THÀNH QUẢ CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC 3
1.1.3. SỰ THỂ HIỆN TRÊN THỰC TẾ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ LUẬN ĐIỂM 4
1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN LUẬN ĐIỂM .5
2. TINH THẦN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ, TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG, ĐỔI MỚI
VÀ SÁNG TẠO 5
2.1.TINH THẦN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, TỰ CƯỜNG 5
2.2. NÉT ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH 6
II. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM 7
1.KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG MÀ HỒ CHÍ MINH ĐÃ LỰA CHỌN 7
2. ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, TỰ CƯỜNG, ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO 8
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 9
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
1
A.LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho nhân dân ta trong cuộc dấu tranh
vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đã
được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm chứng, không chỉ trong thời kỳ đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc mà cả trong thời kỳ xây dựng đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.


Tại lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, diễn văn có đoạn
viết: “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, làm mẫu mực cho tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đổi
mới và sáng tạo”. Để làm rõ hơn nữa về lời nhận xét trên, em đã nghiên cứu và
viết bài tiểu luận này.
Do lượng kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong cô giáo cùng các bạn góp ý kiến sửa chữa để bài tập này thêm hoàn
chỉnh.
Em xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2010


2
B.NỘI DUNG.
I. PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM.
1. TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH.
1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CNXH.
1.1.1. ĐỘC LẬP DÂN TỘC LÀ CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ TIẾN LÊN CNXH
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân
tộc và dân chủ. Chỉ một nền độc lập dân tộc được thiết lập bởi cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân hoàn toàn triệt để , một nền độc lập thực sự, hoàn toàn
không phụ thuộc vào bất cứ thế lực nào mới có thể tiến lên xây dựng CNXH.
Riêng đối với Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng tiền đề tiến lên CNXH là
phải xây dựng được “ một nền độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc
và bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”, nếu không duy trì, phát
triển được khối thống nhất đó thì không thể có độc lập dân tộc, càng không thể
nói đến việc tạo cơ sở tiến lên CNXH. Hồ Chí Minh đã đấu tranh không khoan
nhượng với mọi âm mưu chia cắt đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Người khẳng định từng mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc là máu thịt của dân
tộc: “sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao gờ thay đổi”.

1.1.2. CNXH LÀ CON ĐƯỜNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH QUẢ
CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC.
Theo Hồ Chí Minh “ nếu nước độc lập mà người dân không được hưởng
hạnh phúc, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Do đó, giành được độc lập rồi
phải tiến lên CNXH. Chỉ có CNXH mới đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc thực
sự cho con người.
Theo Người, CNXH là làm cho dân giàu, nước mạnh, ai cũng có công ăn,
việc làm,được ăn no, mặc ấm, được học hành. Về mặt phân phối sản phẩm lao
động thì CNXH ai làm nhiều hưởng nhiều,ai làm ít hưởng ít,ai có sức lao động
3
màkhông làm thì không hưởng, những người già, đau yếu, tàntật và trẻ em thù
xã hội và cộng đồng có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong CNXH, văn
hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị và kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân ngày càng được quan tâm và nâng cao. Về đối ngoại, CNXH là hòa
bình, hữu nghị, làm bạn với tất cả các nước… CNXH với tất cả đặc trưng tiêu
biểu đó không chỉ bảo vệ những thành quả của độc lập dân tộc mà cơ bản tạo
nên sự phát triển mới về chất. Hồ Chí Minh khẳng định chỉ có chủ nghĩa cộng
sản mới đảm bảo cho một nền độc lập dân tộc chân chính, mới giải phóng các
dân tộc một cách thực sự, hoàn toàn.
Đồng thời, Người cũng nhấn mạnh rằng cuộc đấu tranh giành độc lập cho
dân tộc đã khó nhưng quá trình xây dựng, tiến lên CNXH còn nhiều cam go,
thách thức hơn nữa. Vì vậy, Người luôn đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải kiên
trì với mục tiêu độc lập dân tộc và tiến lên CNXH.
1.1.3. SỰ THỂ HIỆN TRÊN THỰC TẾ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ LUẬN ĐIỂM.
Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Người xuát hiện đầutiên
vào năm 1920, khi Người bắt gạp chủ nghĩa Mac-LeNin và thể hiện rõ nét từ
năm 1930.
Thời kỳ 1930-1945, Hồ Chí Minh đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân
tộc ở Việt Nam được thực hiện bằng con đường cách mạng vô sản : “Muốn cứu

nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác là con đường cách
mạng vô sản”
Thời kỳ 1945 – 1954, tư tưởng này của Người được thể hiện ở những chủ
trương, đường lối chiến lược do Người khởi xướng “vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc”, “kháng chiến đi đôi với kiến quốc”, “kháng chiến hóa văn văn hóa, văn
hóa hóa kháng chiến”.
4
Thời kỳ 1954 – 1969, tư tưởng này được thể hiện qua chủ trương: “một
Đảng Cộng Sản lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai
miền: xây dựng CNXH ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở
miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc, tiến tới thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước
tiến lên CNXH”.
1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN LUẬN ĐIỂM .
Có ba điều kiện cơ bản:
Thứ nhất, trong suốt quá trình cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng phải được
giữ vững, củng cố và tăng cường. Xuất phát từ quan điểm xây dựng CNXH là
một nhiệm vụ khó khăn hơn đánh đổ đế quôc, phong kiến. Hồ Chí Minh khẳng
định trong suốt thời kỳ xây dựng CNXH, Đảng phải mạnh hơn bao giờ hết.
Thứ hai, khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công – nông – trí
thức dưới sự lãnh đạo của Đảng phải được củng cố và mở rộng.
Thứ ba, sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ
và tiến bộ trên thế giới được giữ vững và phát triển.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng
viên cần ghi sâu vào lòng và phát huy thêm mãi”.
2. TINH THẦN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ, TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG, ĐỔI MỚI
VÀ SÁNG TẠO.
2.1.TINH THẦN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, TỰ CƯỜNG.
Độc lập, tự chủ, tự cường vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Từ rất
sớm, khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên tư tưởng “
phải lấy ta mà giải phóng cho ta”. Theo Người, một dân tộc mà không biết tự lực

cánh sinh,không biết dựa vào sức mình để giải phóng cho mình, mà cứ ngồi chờ
sự giúp đỡ của dân tộc khác thì không xứng đáng được hưởng độc lập tự do.
5
Người cũng khẳng định rằng sự giúp đỡ của bên ngoài là quan trọng,
nhưng “muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã”.
Theo Hồ Chí Minh, ta phải có thế, có lực thì bên ngoài mới giúp đỡ và mới sử
dụng sự giúp đỡ một cách có hiệu quả. Người kết luận; “Phải trông chờ vào thực
lực. Thực lực có mạnh ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng và ngoại
giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”.
2.2. NÉT ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là có kế thừa và ảnh hưởng từ tư tưởng của chủ
nghĩa Mac – Lenin. Tuy nhiên, Người đã vận dụng một cách sang tạo chủ nghĩa
Mac – Lenin vào nước ta, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và thấu đáo tình hình
cách mạng đặc trưng riêng biệt của Việt Nam để đổi mới , sáng tạo sao cho việc
áp dụng học thuyết thêm hiệu quả.
Về mặt lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm học thuyết
Mac – Lenin. Đó là sự phát triển, sáng tạo chủ nghĩa Mac – lenin trên hai
phương diện: Lý luận chủ nghĩa Giải phóng dân tộc và Phương pháp tiến hành
cách mạng giải phóng dân tộc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc,
Người đã chỉ ra rằng độc lập dân tộc là vấn đề nòng cốt của vấn đề dân tộc
thuộc địa và rằng vấn đề dân tộc - giai cấp có quan hệ chặt chẽ nhưng vấn đề
giải phóng dân tộc ở Việt Nam nói riêng, các nước thuộc địa nói chung là đặt lên
hàng đầu. Còn phương pháp tiến hành cách mạng, Người cho rằng lực lượng
cách mạng của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là toàn thể dân tộc,
đồng thời khẳng định vai trò của cách mạng thuộc địa (cách mạng giải phóng
dân tộc thuộc địa có thể giành thắng lợi trước chính quốc )trong khi Lenin lại đặt
cách mạng của các nước thuộc địa là phụ thuộc vào cách mạng chính quốc.
Về mặt thực tiễn, Hồ Chí Minh chính là Người khởi xướng phong trào đấu
tranh giành độc lập(trên bình diện quốc tế ) và soi đường giải phóng thắng lợi

cho cách mạng Việt Nam.
6
II. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM.
1.KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG MÀ HỒ CHÍ MINH ĐÃ LỰA CHỌN.
Con đường mà Người đã lựa chọn cho dân tộc ta đó là con đường độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH.
Độc lập dan tộc gắn liền với CNXH trở thành một quy luật của cách mạng
Việt Nam. Người đã tìm thấy giá trị của độc lập, tự do, hạnh phúc trong mục
tiêu lý tưởng của chủ nghĩa xxax hội khoa học.Đi lên CNXH là con đường xóa
bỏ triệt để mọi hình thức bóc lột, làm tha hóa con người. Đối với nước ta, chỉ có
thể đi lên CNXH mới bảo đảm vững chắc độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội
tiến bộ, không có áp bức, bóc lột. Hồ Chí Minh suốt đời chỉ có hoài bão, mong
ước cao cả nhất là mang lại độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân, làm
sao để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Chính vì vậy, trong những năm đổi mới, khi chế độ XHCN ở Liên Xô,
Đông Âu khủng hoảng, rồi sụp đổ, Đảng ta vẫn khẳng định kiên trì con đường
XHCN, đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là tìm các con
đường, cách thức, biện pháp thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu đó. Giải phóng
sức sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp để thực hiện mục tiêu cao cả là
xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, có “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
Chủ nghĩa xã hội đổi mới được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn về
con đường tiến lên CHXH ở Việt Nam, loại bỏ chủ nghĩa giáo điều, chủ quan,
duy ý chí.
Từ nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã phát triển chủ nghĩa
Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đề ra đường lối mới sáng tạo, kiên trì
thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH,giữ vững ổn định chính trị để đổi
mới kinh tế, lấy dân làm gốc, sử dụng động lực của kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN. Thực tiễn công tác đổi mới đã kiểm chứng đường lối đổi mới
7

đúng đắn của Đảng: kinh tế tăng trưởng liên tục, đời sông nhân dân được cải
thiện, chính trị ổn định, dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng, an ninh quốc
phòng được giữ vững…
Trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang trên đà hội nhập và phát triển toàn cầu,
Việt Nam cũng đang ra sức tạo đà phát triển, học hỏi kinh nghiệm của các quốc
gia bạn. Nhưng hòa nhập chứ không hòa tan, Việt Nam vẫn giữ cho mình bản
sắc dân tộc riêng, đặc biệt vẫn kiên định bước trên con đường xây dựng CNXH,
tỉnh táo đánh tan mọi âm mưu phá hoại thành quả cách mạng của kẻ thù
2. ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, TỰ CƯỜNG, ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO.
Tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường vốn là truyền thông có từ lâu đời của
nhân dân ta. Ngày nay, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của quan hệ quốc tế thì
tinh thần ấy càng phải được nâng cao hơn nữa.
Trước nguy cơ “diễn biến hòa bình”, trước việc một số thế lực lợi dụng vai
trò giúp đỡ, viện trợ, đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền để can thiệp vào công
việc nội bộ của các nước, hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần quán triệt lời
dạy của Hồ Chí Minh: “mỗi một người phải nhớ rằng có độc lập mới có tự
cường mới tự do”. Hồ Chí Minh khẳng định: “ Cố nhiên sự giúp đỡ của cấc
nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ
người khác”. Vận dụng tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế
toàn cầu hóa và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiêu"Chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và kphát huy tối đa hu vực theo tinh thần phát huy
tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường".
8
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc đã để lại cho muôn đời sau những tư
tưởng lớn mang tầm vóc thời đại, đặc biệt là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền

với CNXH và tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo của
Người. Nhờ có tư tưởng của Người soi sáng mà nhân dân ta đã đánh tan được
bao đạo quân xâm lược, đế quốc phản động để giành được độc lập như ngày
nay.
Nếu cho rằng tư tưởng của Người chỉ thích hợp cho thời kháng chiến là
hoàn toàn lệch lạc. Quá trình xây dựng đất nước hiện nay của Việt Nam vẫn vận
dụng rất nhiều tư tưởng của Bác. Để đưa công cuộc đổi mới đất nước theo định
hướng XHCN ngày phát triển theo chiều sâu, đòi hỏi chúng ta phải quán triệt
những quan điểm mà Hồ Chí Minh đã nêu ra. Đó là “phải dựa vào sức mạnh
toàn dân, phát huy được tinh thần yêu nước, yêu CNXH, lòng tự tôn dân tộc, tự
lực , tự cường ”.
Bước sang thế kỷ XXI, đất nước ta đứng trước những thời cơ, vận hội lớn,
nhưng cũng chứa đựng không ít thách thức, nguy cơ. Để đảm bảo đưa đất nước
phát triển và giữ vững định hướng XHCN đòi hỏi Đảng ta phải kiên trì chủ
nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục ngiên cứu, vận dụng và
phát triển sáng tạo lý luận ấy váo thực tiễn từng chặng đường của công cuộc đổi
mới.
Thực hiện được tốt điều này là ta đã vận dụng và phát triển thành công tư
tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó
cũng là cách làm tốt nhất để bảo vệ học thuyết khoa học và cách mạng của
chúng ta.
9
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia.
2.Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia.
3.Tư tưởng Hồ Chí Minh(tập bài giảng), NXB Đại học quốc gai Hà Nội.
4..
5..
6.
10

×