Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

150 giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH đầu tư kinh doanh và quản lý bất động sản hà nội best,khoá luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 114 trang )


Ì1


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN
HÀ NỘI BEST
Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ THỊ THU HẰNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THU HUYỀN
MSV: 19A4030218
Lớp: K19QTDNB
Chuyên ngành: KHỞI Sự KINH DOANH

Hà Nội, tháng 5 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của
cá nhân em trên cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh và tình hình kinh doanh
thực tế tại Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư kinh doanh và Quản lý Bất động sản
Hà Nội Best, cùng với sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn là TS. Lê Thị Thu Hằng Khoa Quản trị kinh doanh.
Những số liệu trong bảng biểu do em thu thập và tổng hợp, sử dụng cho việc
phân tích, được trích dẫn nguồn trong mục tài liệu tham khảo. Ngồi ra, khóa luận
cũng sử dụng những đánh giá, nhận xét cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ
chức khác được thể hiện trong mục tài liệu tham khảo.
Nếu có sự gian lận nào trong bài luận của mình, em xin chịu trách nhiệm hoàn


toàn trước Hội Đồng cũng như kết quả của bài khóa luận.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành khóa luận này, em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Kinh doanh và Quản lý Bất động sản Hà Nội
Best, cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình thực tập, cung cấp kiến thức thực tế và kinh nghiệm quý báu và tư
liệu cần thiết, giúp em hồn thành bài khóa luận của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Lê Thị Thu Hằng - TS Khoa
Quản trị kinh doanh - Học viện Ngân hàng đã hướng dẫn em và chỉnh sửa tận tình
cùng những lời góp ý tốt nhất để em hồn thiện khóa luận này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh
và toàn thể các thầy cô giáo của Học viện Ngân hàng, đã truyền dạy cho em những
kiến thức quý báu trong suốt 4 năm đại học qua.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về tài liệu tham khảo cũng như
năng lực bản thân nên bài luận của em còn tồn tại nhiều sai sót. Kính mong sự góp ý
của thầy cô và cô chú anh chị trong công ty để bài luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
Phần mở đầu...........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
7. Kết cấu khóa luận..............................................................................................3
Chương 1 Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp bất động
sản............................................................................................................................ 4
1.1.
Tổng quan về bất động sản...........................................................................4
1.1.1. Khái niệm về bất động sản.................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của bất động sản.................................................................... 4
1.1.3. Phân loại bất động sản........................................................................... 6
1.2.
Tổng quan về chiến lược kinh doanh............................................................7
1.2.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh.......................................................... 7
1.2.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh......................................................... 8
1.2.3. Phân loại chiến lược kinh doanh........................................................... 8
1.3.
Quá trình xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.....10
1.3.1. Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp...................................10
1.3.2. Đánh giá mơi trường bên ngồi........................................................... 10
1.3.3. Đánh giá mơi trường bên trong........................................................... 14
1.3.4. Xây dựng các phương án chiến lược................................................... 15
1.3.5. Phân tích và lựa chọn chiến lược:........................................................ 15

iii



1.3.6. Thực hiện chiến lược........................................................................... 16
1.3.7. Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện chiến lược:.................................. 16
1.4. Công cụ xây dựng chiến lược:..............................................................................16
1.4.1. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài (EFE matrix)................................. 16
1.4.2. Ma trận đánh giá yếu tố bên trong (IFE matrix)..................................17
1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)....................................................18
1.4.4. Ma trận SWOT.................................................................................... 18
Kết luận chương 1....................................................................................................... 21
Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty
TNHH Đầu tư kinh doanh và Quản lý Bất động sản Hà Nội Best....................22
2.1.

Tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và Quản lý Bất động sản Hà

Nội Best...................................................................................................................... 22
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................... 22
2.1.2. Sản phẩm chủ yếu............................................................................... 23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.................................................................................... 24
2.2.

Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của Cơng ty..........................25
2.2.1. Thực trạng về tầm nhìn, sứ mệnh, và mục tiêu chiến lược của Cơng ty 25
2.2.2. Phân tích mơi trường bên ngồi của Cơng ty......................................27
2.2.3. Phân tích mơi trường bên trong cơng ty.............................................. 50
2.2.4. Tổng hợp phân tích môi trường và lựa chọn chiến lược......................58

2.3.

Đánh giá công tác xây dựng chiến lược của Công ty..................................62
2.3.1. Kết quả đạtđược.................................................................................. 62

2.3.2. Hạn chế............................................................................................... 65
2.3.3. Nguyên nhân....................................................................................... 66

Kết luận chương 2:...................................................................................................... 67

iv


DANH
MỤC
CHỮ
VIẾT
TẮT
Chương 3 Giải pháp hồn
thiện
chiến
lượcCÁI
kinh
doanh
của Cơng ty TNHH
Đầu tư kinh doanh và Quản lý Bất động sản Hà Nội Best.................................68
3.1. Xu hướng biến động, dự báo nhu cầu bất động sản Việt Nam đến năm 2025
68
3.1.1. Sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc khác..................................... 68
3.1.2. Xu hướng liên kết, hợp tác.................................................................. 68
3.1.3. Sử dụng quy phạm pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản........68
3.1.4. Sự phát triển của các dự án bất động sản xanh, bất động sản thông minh
69
3.1.5. Tình hình đảm bảo an tồn và xử lý tranh chấp chung cư...................69
3.1.6. Dự báo nhu cầu đến năm 2025............................................................ 70

3.2. Định hướng phát triển của Công ty.............................................................72
3.2.1. Định hướng tài chính........................................................................... 72
3.2.2. Định hướng khách hàng...................................................................... 72
3.2.3. Định hướng phát triển thương hiệu..................................................... 72
3.3. Xây dựng chiến lược...................................................................................73
3.3.1. Hoàn thiện mục tiêu chiến lược........................................................... 73
3.3.2. Nội dung chiến lược đề xuất............................................................... 74
3.4. Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh...............................................76
3.4.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức...................................................... 76
3.4.2. Giải pháp hồn thiện phân tích mơi trường......................................... 77
3.4.3. Giải pháp Marketing........................................................................... 79
3.5. Các điều kiện đảm bảo và kiến nghị...........................................................80
Kết luận chương 3............................................................................................... 81
KẾT LUẬN............................................................................................................ 82

ST
T

CHỮ VIẾT TẮT

NGUYÊN VĂN

1

BĐS

Bất động sản

2


BGĐ

Ban Giám Đốc

v


3

CLKD

Chiến lược kinh doanh

4

CN

5

Công ty TNHH ĐTKD và
QL BĐS Hà Nội Best

6

CP

Công nghiệp
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư kinh doanh

Quản lý Bất động sản Hà Nội Best

Cổ phần

7

CPI

Consumer Price Index

8

CPM

Competitive Profile Matrix

9

CSH

Chủ sở hữu

10

DN

Doanh nghiệp

11

ĐXMB


Đất Xanh miền Bắc

12

EFF

External Factor Evaluation

13

EU

European Union

14

F&B

Food and Beverage Service

15

FDI

Foreign Direct Investment

16




Giám đốc

17

GDP

Gross Domestic Product

18

GVHB

Giá vốn hàng bán

19

IFE

Internal Factor Evaluation

20

KH

Khách hàng

21

LN


Lợi nhuận

22

M&A

Mergers and Acquisitions

23

MT

Môi trường

24

PGĐ

Phó giám đốc

25

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

26

TNHH


Trách nhiện hữu hạn

27

TS

Tổng số

28

VN

Việt Nam


STT
Bảng 1.1

Tên bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình

Trang

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Ma trận đánh giá yếu tố bên trong
DANH MỤC BANG
Ma trận hình ảnh cạnh tranh

17_____

Bảng 1.4

Bảng 2.1

Mơ hình ma trận SWOT

21_____
25

Bảng 2.2

26
Mục tiêu tăng trưởng của Công ty TNHH ĐTKDvàQLBĐS
HN Best____________________________________________

Bảng 2.3

Lãi suất cho vay linh vực BĐS của một số Ngân hàng

31_____

Bảng 2.4

Tình hình FDI tại Việt Nam

32_____

Bảng 2.5

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

46_____


Bảng 2.6

Tổng hợp cơ hội và thách thức

48_____

Bảng 2.7

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

49_____

Bảng 2.8

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của Cơng ty

50_____

Bảng 2.9

Các chỉ số tiêu biểu về tài chính của Cơng ty HN Best

51_____

Bảng 2.10

Hoạt dộng Marketing của Hà Nội Best

52_____


Bảng 2.11

Cơ cấu lao động của Hà Nội Best

54_____

Bảng 2.12

Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu của Hà Nội Best

56_____

Bảng 2.13

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Công ty (IFE)

57_____

Bảng 2.14
Bảng 2.15

Ma trận SWOT______________________________________ 58_____
Ma trận I-E, ma trận tổng hợp bên trong-bên ngồi của Cơng 61
t
y
_______________________________________________

Bảng 2.16


Chỉ số tiêu biểu của kết quả hoạt động kinh doanh

62_____

Bảng 2.17

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Hà Nội Best

63_____

Bảng 3.1

Dự báo nhu cầu nhà ở Việt Nam đến năm 2025

70_____

Bảng 3.2

Dự báo khối ngành Dịch vụ tại Việt Nam đến năm 2025

70_____

Bảng 3.3

Dự báo nhu cầu văn phòng tại Việt Nam đến năm 2025

71_____

Bảng 3.4


Chính sách sản phẩm đề xuất cho Cơng ty

76_____

Bảng 1.2
Bảng 1.3

Giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh Công ty TNHH ĐTKDvàQLBĐS
HN Best
________________________

17_____
18_____

vi


Sơ đồ 1.1

Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô

Sơ đồ 2.1
Biểu đồ
2.1
Biểu đồ

Cơ cấu tổ chức Công ty Hà Nội Best
24_____
Tổng sản phẩm nội địa GDP giai đoạn 2015-2019
27_____

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Thu nhập bình qn đầu người (đơn vị: USD)
29_____

2.2
Biểu đồ
2.3
Biểu đồ

Tình hình hoạt động Biệt thự và Nhà liền kề 2019

38_____

Lượng căn hộ chào bán, giao dịch so với cùng kỳ

39_____

Logo Công ty

22_____

Điểm quy đổi xếp hạng top 5

43_____

2.4
Hình 2.1
Hình 2.2

12_____


vii


viii


Khóa luận tơt nghiệp

Học viện Ngân hàng
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, môi trường kinh doanh biến động không ngừng và ngày càng phức
tạp khiến các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh BĐS nói
riêng
gặp rất nhiều thử thách. Vì thế các doanh nghiệp cần phải thích ứng với MT, dựa
trên
cơ sở nghiên cứu khoa học, phân tích và đánh giá MT kinh doanh bên trong và bên
ngoài, tận dụng các cơ hội, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và các rủi ro của
doanh nghiệp mình, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để ngày càng phát
triển
trong thời đại mới.
BĐS là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế thị trường bởi vì BĐS liên
quan
đến lượng tài sản lớn được lưu thông. Việc phát triển kinh doanh BĐS đối với kinh
tế có tác động tăng trưởng thơng qua nhiều kênh, ví dụ như: tạo ra kích thích đầu tư
và cơ sở hạ tầng như đất đai, nhà xưởng...; tạo sự dịch chuyển năng động về lao
động
giữa các vùng lãnh thổ và các ngành thông qua việc đầu tư kinh doanh bất động sản.

Kinh doanh BĐS đòi hỏi ở chủ doanh nghiệp một nguồn nhân lực, vật lực
vững
mạnh, khả năng huy động vốn và quản lý tài chính hiệu quả. Ngành có rào cản gia
nhập và thối lui rất lớn, nên việc định hướng và xây dựng tầm nhìn dài hạn là vô
cùng quan trọng đối với mọi công ty.
Xuất phát từ những lý do trên, việc xây dựng CLKD, hiểu rõ thị trường mà
doanh nghiệp đang hoạt động và MT kinh doanh của doanh nghiệp mình là vơ cùng
quan trọng và là vấn đề hết sức cần thiết. Một CLKD đúng đắn sẽ giúp cho doanh
nghiệp có định hướng, mục tiêu kinh doanh rõ ràng, từ đó, hướng các bộ phận, cá
nhân đến mục tiêu chung của DN; hiện nay, MT kinh doanh thay đổi rất nhanh
chóng
và cạnh tranh tồn cầu đòi hỏi sự chủ động và sáng tạo đối với mọi lĩnh vực kinh
doanh để có thể thích nghi và bắt kịp xu hướng phát triển.
Cùng với xu thế chung của thị trường, Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh và
Quản lý Bất động sản Hà Nội Best đang đặt mình trước những thử thách và cơ hội
nhất định, địi hỏi ban lãnh đạo cơng ty phải xác định được mục tiêu chiến lược và
tầm nhìn dài hạn để phát triển kinh doanh phù hợp với sự biến động của thị trường.

Nguyễn Thu Huyền

1

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

Chính vì vậy, em chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của

Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và Quản lý Bất động sản Hà Nội Best” với hy
vọng có thể chỉ ra thực trạng hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế và cách công ty
xây dựng CLKD để đối mặt với MT kinh doanh hiện nay và đưa ra nhận xét, quan
điểm cá nhân góp phần nhất định nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh của DN.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các CLKD của cơng ty và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của cơng ty từ đó nhận xét tính hiệu quả của chiến lược hiện
tại, và đề xuất chiến lược trong tương lai.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CLKD của các doanh nghiệp BĐS.
Phân tích và đánh giá MT kinh doanh của DN, thực trạng việc tiến hành các
CLKD. Từ đó rút ra các thành tựu, hạn chế trong hoạt động quản trị của Công ty.
Xây dựng chiến lược kinh doanh và đề xuất, lựa chọn giải pháp thực hiện
CLKD
với Ban lãnh đạo để định hướng phát triển cho công ty.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và các yếu tố môi
trường
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
- Khách thể nghiên cứu: ban lãnh đạo bộ phận chiến lược của Công ty
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập dữ liệu: các thơng tin về ngành BĐS từ báo, tạp chí,
trang web của Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư... Các thông tin thu thập từ ghi
chép, nghiên cứu số liệu cơng ty cung cấp, các website, tạp chí, cơng trình nghiên
cứu có liên quan trước đó. Sau khi thu thập tiến hành sắp xếp, chọn lọc, phân tích
bằng bảng biểu.
- Phương pháp phân tích: các phương pháp tổng hợp, so sánh dữ liệu, thống

và dự báo xu thế, tình hình trong tương lai.


Nguyễn Thu Huyền

2

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung: Nghiên cứu về MT kinh doanh của DN và các cơ hội, thách thức
mà MT mang đến cho Công ty và những điểm mạnh, điểm yếu Cơng ty có để phát
huy cũng như hạn chế để tồn tại cùng MT. Phân tích các chiến lược kinh doanh,
phương pháp quản trị của công ty để thực hiện những điều trên. Đề xuất giải pháp
nhằm hoàn thiện quản trị kinh doanh của DN.
- Không gian: tập trung nghiên cứu Công ty, đối thủ, các yếu tố bên trong và
bên ngồi Cơng ty khác.
- Thời gian nghiên cứu: thực trạng kinh doanh và thị trường kinh doanh từ
2017
đến nay.
7. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp bất
động sản
Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty
TNHH Đầu tư kinh doanh và Quản lý Bất động sản Hà Nội Best
Chương 3: Giải pháp hồn thiện chiến lược kinh doanh của Cơng ty TNHH
Đầu tư kinh doanh và Quản lý Bất động sản Hà Nội Best


Nguyễn Thu Huyền

3

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN
1.1. Tổng quan về bất động sản
1.1.1. Khái niệm về bất động sản
Bất động sản là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên
mảnh đất. Bất động sản bao gồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng,...

tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất
cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ.
Điều 107 Bộ Luật Dân sự Việt Nam, năm 2015 quy định:
“Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.”
Một cách hiểu phổ biến về bất động sản là: Bất động sản là những tài sản vật
chất không thể di dời, tồn tại và ổn định lâu dài.
1.1.2. Đặc điểm của bất động sản

a. Tính cá biệt và khan hiếm:
Đặc điểm này của BĐS xuất phát từ tính cá biệt và tính khan hiếm của đất đai.
Tính khan hiếm của đất đai là do diện tích bề mặt trái đất là có hạn. Tính khan hiếm
cụ thể của đất đai là giới hạn về diện tích đất đai của từng miếng đất, khu vực, vùng,
địa phương, lãnh thổ v.v.. Chính vì tính khan hiếm, tính cố định và khơng di dời
được
của đất đai nên hàng hố BĐS có tính cá biệt. Trong cùng một khu vực nhỏ kể cả hai
BĐS cạnh nhau đều có những yếu tố khơng giống nhau. Trên thị trường BĐS khó
tồn
tại hai BĐS hồn tồn giống nhau vì chúng có vị trí khơng gian khác nhau kể cả hai
cơng trình cạnh nhau và cùng xây theo một thiết kế. Ngay trong một toà cao ốc thì
các căn phịng cũng có hướng và cấu tạo nhà khác nhau. Ngồi ra, chính các nhà đầu

Nguyễn Thu Huyền

4

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

tư, kiến trúc sư đều quan tâm đến tính dị biệt hoặc để tạo sự hấp dẫn đối với KH
hoặc
thoả mãn sở thích cá nhân...
b. Tính bền lâu:
Do đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loại tài nguyên được xem
như

không thể bị huỷ hoại, trừ khi có thiên tai, xói lở, vùi lấp. Đồng thời, các vật kiến
trúc
và cơng trình xây dựng trên đất sau khi xây dựng hoặc sau một thời gian sử dụng
được cải tạo nâng cấp có thể tồn tại hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Vì vậy, tính
bền lâu của BĐS là chỉ tuổi thọ của vật kiến trúc và cơng trình xây dựng. Cần phân
biệt “tuổi thọ vật lý” và “tuổi thọ kinh tế” của BĐS.
Tuổi thọ kinh tế chấm dứt trong điều kiện thị trường và trạng thái hoạt động
bình thường mà chi phí sử dụng BĐS lại ngang bằng với lợi ích thu được từ BĐS đó.
Tuổi thọ vật lý dài hơn tuổi thọ kinh tế khá nhiều vì nó chấm dứt khi các kết cấu
chịu
lực chủ yếu của vật kiến trúc và cơng trình xây dựng bị lão hố và hư hỏng, khơng
thể tiếp tục an tồn cho việc sử dụng. Trong trường hợp đó, nếu xét thấy tiến hành
cải tạo, nâng cấp BĐS thu được lợi ích lớn hơn là phá đi và xây dựng mới thì có thể
kéo dài tuổi thọ vật lý để “chứa” được mấy lần tuổi thọ kinh tế. Thực tế, các nước
trên thế giới đã chứng minh tuổi thọ kinh tế của BĐS có liên quan đến tính chất sử
dụng của BĐS đó. Nói chung, tuổi thọ kinh tế của nhà ở, khách sạn, nhà hát là trên
40 năm; của tuổi thọ kinh tế nhà xưởng cơng nghiệp, nhà ở phổ thơng là trên 45
năm.
Chính vì tính chất lâu bền của hàng hố BĐS là do đất đai không bị mất đi,
không bị thanh lý sau một q trình sử dụng, lại có thể sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau, nên hàng hố BĐS rất phong phú và đa dạng, không bao giờ cạn.
c. Tính chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau:
BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một BĐS này có thể bị tác
động của BĐS khác. Đặc biệt, trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các cơng
trình kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cao giá trị sử dụng của BĐS trong
khu vực đó. Trong thực tế, việc xây dựng BĐS này làm tôn thêm vẻ đẹp và sự hấp
dẫn của BĐS khác là hiện tượng khá phổ biến.

Nguyễn Thu Huyền


5

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

d. Chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và chính sách của Nhà nước:
BĐS là loại tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, mỗi cơ quan đơn vị cũng như
mỗi người dân. Các quan hệ giao dịch về BĐS thường có tác động rất mạnh đến hầu
hết những hoạt động kinh tế và xã hội. Để tăng cường vai trò của mình, duy trì sự ổn
định và khao thác có hiệu quá các nguồn nội lực cho phát triển, Nhà nước phải quan
tâm đến BĐS và thị trường BĐS, phải ban hành các văn bản pháp luật, các chủ
trương,
chính sách nhằm thực hiện vai trò và chức năng quản trị đối với hoạt động của thị
trường BĐS. Mặt khác, BĐS gắn liền với đất đai mà đất đai về bản chất thuộc sở
hữu
của toàn xã hội. Do vậy, BĐS chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và sự quản trị
của Nhà nước.
e. Các tính chất khác:
- Tính thích ứng: Lợi ích của BĐS được sinh ra trong q trình sử dụng. BĐS
trong q trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng mà vẫn giữ được những nét đặc
trưng của nó, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong việc
thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất - kinh doanh và các hoạt động khác.
- Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý: Hàng hố BĐS địi hỏi khả năng và chi
phí quản lý cao hơn so với các hàng hố thơng thường khác. Việc đầu tư xây dựng
BĐS rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài. Do đó, BĐS địi hỏi cần có khả năng
quản lý thích hợp và tương xứng.

- Mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội: Hàng hoá BĐS chịu sự
chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hố thơng thường khác. Nhu cầu về
BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị
hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó. Yếu tố tâm lý xã hội, thậm chí cả các
vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo, tâm linh... chi phối nhu cầu và hình thức BĐS.
1.1.3. Phân loại bất động sản
Từ kinh nghiệm của nhiều nước và kết quả nghiên cứu ở nước ta, bất động sản
có thể phân thành ba loại: BĐS có đầu tư xây dựng, BĐS khơng đầu tư xây dựng và
BĐS đặc biệt.

Nguyễn Thu Huyền

6

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

Bất động sản có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và cơng
trình thương mại - dịch vụ, BĐS hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội), BĐS là
trụ sở làm việc. Trong BĐS có đầu tư xây dựng thì nhóm BĐS nhà đất (bao gồm
đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm BĐS cơ bản, chiếm tỷ trọng rất
lớn, tính chất phức tạp rất cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và
khách
quan.
Bất động sản không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc loại này chủ yếu là đất nông
nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất

nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng.
Bất động sản đặc biệt là những BĐS như các cơng trình bảo tồn quốc gia, di
sản
văn hoá vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang. Đặc điểm của loại
BĐS này là khả năng tham gia thị trường rất thấp.
Việc phân chia BĐS theo 3 loại trên đây là rất cần thiết bảo đảm cho việc xây
dựng cơ chế chính sách về phát triển và quản lý thị trường bất động sản phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta.
1.2. Tổng quan về chiến lược kinh doanh
1.2.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh
Nếu xét trên góc độ lịch sử thì thuật ngữ chiến lược đã có từ rất lâu bắt nguồn
từ những trận đánh lớn diễn ra cách đây hàng ngàn năm, đó là binh pháp hay nghệ
thuật chiến tranh.
Tuy nhiên, ngày nay thuật ngữ chiến lược lại được sử dụng rộng rãi trong kinh
doanh. Phải chăng những nhà quản lý đã thực sự dánh giá được đúng vai trị to lớn
của nó trong cơng tác quản trị của Doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu to
lớn đề ra.
Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát để đạt được mục tiêu cụ
thể. Nói đến chiến lược của một tổ chức nào đó, người ta thường nghĩ ngay đến việc
tổ chức đó phải xác định mục tiêu muốn đạt tới là gì, cách thức thực hiện ra sao và
phải đảm bảo cho nó những nguồn lực nào.

Nguyễn Thu Huyền

7

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp


Học viện Ngân hàng

Chiến lược cịn được hiểu là tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng
như kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy doanh nghiệp đang
hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì, và doanh nghiệp sẽ thuộc vào lĩnh
vực kinh doanh nào.
Từ đó, ta có thể đưa ra khái quát về chiến lược kinh doanh BĐS là cách thức,
phương pháp cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Nó quy định loại sản
phẩm hoặc dịch vụ BĐS mà doanh nghiệp đảm nhận, quy mô kinh doanh, các nguồn
lực, khả năng sinh lời cũng như triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Nó đảm bảo
cho các kế hoạch của doanh nghiệp không bị lạc hướng, giúp doanh nghiệp có chỗ
đứng vững chắc và an tồn trong kinh doanh BĐS, chủ động thích ứng với mơi
trường
cạnh tranh.
1.2.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh
a. Vai trò hoạch định:
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của
mình. Nó chỉ ra cho nhà quản trị biết là phải xem xét và xác định xem tổ chức đi
theo
hướng nào và lúc nào đạt được kết quả mong muốn.
b. Vai trò dự báo:
Trong một MT luôn biến động, các cơ hội cũng như nguy cơ ln xuất hiện.
Q trình hoạch định chiến lược giúp cho nhà quản trị phân tích mơi trường và đưa
ra dự báo nhằm hoạch định những chiến lược phù hợp. Nhờ đó mà nhà quản trị có
khả năng nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớt nguy cơ có thể xảy ra.
c. Vai trị điều kiển:
Chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị sử dụng và phân bổ các nguồn lực
hiện
có một cách tối ưu cũng như phối hợp một cách hiệu quả các chức năng trong tổ

chức
nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.
1.2.3. Phân loại chiến lược kinh doanh
Phân loại chiến lược kinh doanh là một cơng việc quan trọng mà tại đó các nhà
quản trị cần lựa chọn những chiến lược phù hợp với mục tiêu đề ra cũng như phù
hợp

Nguyễn Thu Huyền

8

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

với nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp hay toàn doanh
nghiệp.
Xét theo quy mô và chức năng lao động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp mà
nhà quản trị có thể lựa chọn ba chiến lược cơ bản sau:
a. Chiến lược công ty:
Đây là chiến lược cấp cao nhất của tổ chức hoặc doanh nghiệp có liên quan
đến
các vấn đề lớn, có tính chất dài hạn và quyết định tương lai hoạt động của doanh
nghiệp. Thường thì chiến lược cơng ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động rất
lớn của cơ cấu ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ
tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó dẫn tới một hệ quả là doanh
nghiệp có tiếp tục theo đuổi hoạt động trong lĩnh vực đó hay khơng? Hay doanh

nghiệp nên tham gia vào lĩnh vực khác mà tại đó lợi nhuận nói riêng hay các mục
tiêu
nào đó dễ dàng đạt được và đạt được với hiệu quả cao hơn? Và tương lai của doanh
nghiệp sẽ phụ thuộc vào quyết định đó. Điều tất nhiên là chiến lược công ty được
thiết kế, xây dựng, lựa chọn và chịu trách nhiệm ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp
như hội đồng quản trị, ban giám đốc, các nhà quản trị chiến lược cấp cao...
b. Chiến lược cạnh tranh:
Đây là chiến lược cấp thấp hơn so với chiến lược cơng ty. Mục đích chủ yếu
của chiến lược cạnh tranh là xem xét doanh nghiệp có nên tham gia hay tiến hành
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong một lĩnh vực cụ thể. Nhiệm vụ chính
của
chiến lược cạnh tranh là nghiên cứu những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang
có hoặc mong muốn có để vượt qua các đối thủ cạnh tranh nhằm giành một vị thế
vững chắc trên thị trường.
c. Chiến lược chức năng:
Là chiến lược cấp thấp nhất của một doanh nghiệp. Nó là tập hợp những quyết
định và hành động hướng mục tiêu trong ngắn hạn (thường dưới 1 năm) của các bộ
phận chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp. Chiến lược chức năng giữ một
vai trò quan trọng bởi khi thực hiện chiến lược này các nhà quản trị sẽ khai thác
được
những điểm mạnh của các nguồn lực trong doanh nghiệp. Điều đó là cơ sở để nghiên
cứu xây dựng lên các ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp hỗ trợ cho chiến lược cạnh

Nguyễn Thu Huyền

9

K19QTDNB



Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

tranh. Thơng thường các bộ phận chức năng của doanh nghiệp như bộ phận nghiên
cứu và triển khai thị trường, kế hoạch vật tư, quản lý nhân lực, tài chính kế tốn, sản
xuất... sẽ xây dựng lên các chiến lược của riêng mình và chịu trách nhiệm chính
trước
hội đồng quản trị, ban giám đốc về các kết quả đạt được.
1.3. Quá trình xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp
Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp cho thấy phương hướng phấn đấu
của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại. Các doanh nghiệp có thể thay đổi
chiến
lược để thực hiện sứ mệnh nhưng ít khi thay đổi lý do tồn tại của mình.
Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới. Mục
tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định và hình thành những tiêu chuẩn
đo lường cho việc thực hiện trong thực tế.
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là giai đoạn mở đầu
vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quản trị kinh doanh theo chiến lược. Các
mục tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể là điều quan trọng để doanh nghiệp đạt
được
thành cơng.
1.3.2. Đánh giá mơi trường bên ngồi
Mục tiêu của việc đánh giá mơi trường bên ngồi là đề ra danh sách tóm gọn
những cơ hội từ mơi trường mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời là những nguy
cơ cũng từ mơi trường đem lại, có thể gây ra những thách thức cho doanh nghiệp mà
có cần phải tránh. Mơi trường bên ngồi của doanh nghiệp bao gồm mơi trường vĩ
mô và môi trường vi mô (môi trường ngành).
a. Môi trường vĩ mơ:

Phân tích mơi trường vĩ mơ cho ta câu trả lời cục bộ cho câu hỏi: Doanh
nghiệp
đang phải đối phó với cái gì? Có 5 yếu tố thuộc mơi trường vĩ mơ mà doanh nghiệp
phải đối phó: yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị - pháp
luật, yếu tố kỹ thuật - công nghệ. Các yếu tố này tác động đến tổ chức một cách độc
lập hay kết hợp với các yếu tố khác.

Nguyễn Thu Huyền

10

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

❖ Mơi trường chính trị
- Sự ổn định chính trị
- Hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện
- Luật cạnh tranh chống độc quyền
- Các chính sách thuế
- Luật lao động
- Các quy định về an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường
- Quy tắc trong thương mại quốc tế
❖ Môi trường xã hội
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Chính sách tiền tệ
- Tỷ giá lạm phát

- Chính sách tài khố
- Chu kỳ kinh tế
❖ Mơi trường xã hội
- Tốc độ gia tăng dân số và tháp tuổi
- Phân phối thu nhập
- Sự di dân và nguồn lao động
- Lối sống và những quan niệm về giá trị
- Bình đẳng giới
- Giáo dục và quan niệm về sự nghiệp
❖ Môi trường cơng nghệ
- Chính sách phát triển của khoa học cơng nghệ
- Vịng đời của cơng nghệ, sản phẩm dịch vụ
- Mức tiêu hao và chi phí sử dụng năng lượng
Nguyễn Thu Huyền

11

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

b. Mơi trường vi mô (môi trường ngành):
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô

Nguồn: Tài liệu về lý thuyết quản trị
❖ Khách hàng
- Chi phí chuyển đổi của người mua thấp

- Người mua lớn và mức độ quan trọng của người bán
- Ít khách hàng và khách hàng có khả năng gây sức ép với người bán
- Người mua tạo uy tín cho người bán
- Số lượng và chất lượng cho người mua tăng lên
- Làn sóng nhu cầu của người mua tạo ra sức mạnh của người bán
❖ Nhà cung cấp
- Một số nhà cung cấp có các sản phẩm khác biệt
- Có nhiều nhà cung cấp bán ở mức giá thị trường
- Các đầu vào có khả năng thay thế tốt và các sản phẩm cải tiến
❖ Đối thủ cạnh tranh
- Số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng về số lượng, quy mô
- Các DN mới xâm nhập vào các phân khúc mà công ty chưa khai thác
- Các đối thủ cạnh tranh đưa ra các chiến thuật mang lại hiệu quả cho DN
Nguyễn Thu Huyền

12

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

❖ Sản phẩm thay thế
- Sản phẩm thay thế hấp dẫn về giá
- Sản phẩm thay thế mới có nhiều tính năng mới lạ, chức năng hoạt động
tương đối hoặc tốt hơn sản phẩm hiện tại
Phân tích mơi trường vi mơ là xem xét các yếu tố xuất hiện trong ngành sản
xuất kinh doanh quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành đó. Đây cịn

gọi là mơi trường cạnh tranh vì nó gắn bó trực tiếp từng doanh nghiệp và phần lớn
các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra tại mơi trường này. Michael
E.Porter đưa ra mơ hình năm áp lực cạnh tranh, tạo thành bối cảnh cạnh tranh trong
một số ngành như sau:
- Nguy cơ giảm thị phần từ đối thủ cạnh tranh mới (đối thủ tiềm ẩn): Khi có
đối
thủ mới tham gia vào ngành sẽ làm giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để
bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải tăng rào cản nhập ngành thông
qua các biện pháp như đa dạng hố sản phẩm, lợi thế theo quy mơ hoặc muốn gia
nhập ngành địi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Khả năng ép giá của nhà cung cấp: Khi nhà cung cấp có ưu thế, họ có thể
gây
áp lực tạo bất lợi đối với doanh nghiệp.
- Khả năng ép giá của khách hàng (người mua): Sự tín nhiệm của KH là tài
sản
có giá trị hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi KH có ưu thế họ
có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi chất
lượng
cao hơn.
- Nguy cơ từ sản phẩm, dịch vụ thay thế: Sản phẩm thay thế làm hạn chế mức
lợi nhuận tiềm năng của ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa cho mức giá mà các
cơng
ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi.
- Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Đây là áp lực thường xuyên đe doạ trực tiếp
các doanh nghiệp khi áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên thì
các đe doạ về vị trí và sự tồn tại của các doanh nghiệp càng tăng. Các nội dung cần
nhận định khi phân tích đối thủ cạnh tranh.

Nguyễn Thu Huyền


13

K19QTDNB


Khóa luận tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

1.3.3. Đánh giá mơi trường bên trong
Tất cả các tổ chức đều có thế mạnh và điểm yếu trong những bộ phận chức
năng
của nó. Sẽ khơng có một doanh nghiệp nào đều mạnh hoặc đều yếu như nhau trên
mọi lĩnh vực. Những điểm mạnh/điểm yếu, những cơ hội/thách thức rõ ràng đem lại
cơ sở cho việc hoạch định mục tiêu và chiến lược.
Đánh giá mơi trường nội bộ chính là việc rà sốt, đánh giá các mặt của công ty,
mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng như điểm yếu mà cơng
ty cịn mắc phải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh, hạn chế
cần khắc phục và sửa chữa những điểm yếu đang tồn tại. Để tổng hợp q trình phân
tích trên thì việc sử dụng mà trận SWOT là hợp lý và cần thiết.
a. Nguồn nhân lực
- Ban giám đốc doanh nghiệp
- Đội ngũ cán bộ quản lý
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên đang làm việc cho công ty
b. Tài chính
Sự vững mạnh về tài chính là thế mạnh cho tổ chức trong quá trình cạnh tranh
và nếu yếu tố này bị hạn chế sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong q trình hoạt động
của tổ chức.
Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong
việc

đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành
nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh củng cố vị trí của mình trên thị
trường.
c. Marketing
Cơng việc marketing không đơn giản chỉ là quảng cáo sản phẩm mà nó cịn đi
kèm với nhiều hoạt động khác nhằm đưa sản phẩm đến với KH một cách tốt nhất.
Do
vậy phải chú trọng đến hoạt động marketing, có sự phối hợp với nhiều phòng ban
khác nhau.

Nguyễn Thu Huyền

14

K19QTDNB


×