Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn cần giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 88 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
  
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Nội dung nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Đối tượng nghiên cứu
1.7 Giới hạn của đề tài
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 1 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
1.1 Đặt vấn đề:
Loài người đã bước vào thời đại dân số lên đến hơn 6 tỷ người cùng với sự
phong phú chưa từng có về đa dạng sinh học (tổng số gen, loài và các hệ sinh thái
trên trái đất).
Tài nguyên đa dạng sinh học – một bộ phận của đa dạng sinh học có giá trò
sử dụng cho con người, đã từng được khai thác tự do cho quá trình phát triển của
loài người.
Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã nhận thấy tài nguyên sinh học là có giới
hạn và chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó làm suy giảm
tính đa dạng sinh học.
Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để, trong mối quan hệ giữa con
người và tài nguyên sinh học mà đời sống của con người phụ thuộc vào.
Rừng Ngập Mặn Cần Giờ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của thành
phố Hồ Chí Minh, rừng Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển, rừng có tác dụng hấp
thụ khí độc hại thải ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và hoạt động
giao thông, đồng thời trả lại cho môi trường dưỡng khí oxy cần thiết cho quá trình
sống của con người, lọc nước thải ra từ các quận nội thành đổ về, làm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường của thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.


Người dân sống tại nơi đây vẫn được phép duy trì các hoạt động truyền
thống của họ để tạo nguồn thu nhập hàng ngày qua việc sử dụng các biện pháp
kỹ thuật bền vững về môi trường và văn hoá.
Tuy nhiên, do áp lực từ các hoạt động kinh tế là phải đáp ứng nhu cầu phát
triển của đất nước, các vấn đề môi trường đang trở nên nghiêm trọng đối với các
nguồn tài nguyên, làm giảm đi sự đa dạng số loài động vật, cảnh quan và các hệ
sinh thái.
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 2 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường ở RNMCG có tầm quan
trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. Quá trình xây dựng và thực thi các
chính sách quản lý môi trường RNMCG đòi hỏi phải có tính hệ thống, có sự kết
hợp chặt chẽ từ Trung ương đến đòa phương trong đó nâng cao năng lực quản lý
và từng bước trao quyền quản lý cho cộng đồng như là một yêu cầu bức thiết.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Phân tích vai trò cộng đồng và đề
xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ”. Nhằm hỗ trợ
cộng đồng đòa phương và giúp họ nhận thức được vai trò quan trọng của họ đối
với việc bảo vệ RNMCG. Cộng đồng ý thức hơn trong việc khai thác hợp lí và kết
hợp chặt chẽ với việc bảo vệ nguồn tài nguyên của vùng sinh thái nhạy cảm này.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài:
Hệ sinh thái RNMCG, là nơi tập trung đa dạng sinh học bao gồm các loài
động – thực vật đặc hữu; khí hậu mát mẻ ôn hoà; phong cảnh hấp dẫn đã cuốn
hút du khách từ mọi miền đất nước về tham quan du lòch nên vấn đề bảo vệ rừng,
bảo vệ động vật rừng nhất là động vật quý hiếm trong rừng là việc hết sức bức
thiết và quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học và
cũng là vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nước quan tâm.
Vì thế, việc làm cần thiết và cấp bách là chúng ta phải phân tích cho cộng
đồng hiểu được vai trò của họ rất quan trọng và đònh hướng cho người dân ở đây
thay đổi sinh hoạt, tập quán các hoạt động sản xuất … phù hợp nhất để vừa đảm

bảo kinh tế và luôn giữ cho môi trường sinh thái ở mức bền vững thông qua các
chương trình tuyên truyền và giáo dục.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Giá trò tài nguyên RNMCG; Vai trò cộng đồng trong việc bảo vệ môi
trường; Giúp cho cộng đồng hiểu được bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi
trường DLST RNM chính là bảo vệ cuộc sống của họ.
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 3 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
1.4 Nội dung nghiên cứu:
1.4.1 Tìm hiểu vai trò của RNMCG đối với đời sống của cộng đồng.
1.4.2 Phân tích vai trò của cộng đồng đối với RNMCG
1.4.3 Điều tra về nhận thức, thái độ và nguyện vọng bảo vệ tài nguyên
rừng của người dân Cần Giờ.
1.4.4 Đưa ra một số giải pháp hỗ trợ cho cộng đồng bảo vệ rừng tốt hơn.
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
1.5.1 Phương pháp luận:
RNMCG phát triển dựa trên sự lắng đọng và bồi đắp của phù sa. Môi
trường của RNMCG có điều kiện rất đặc biệt, là một hệ sinh thái trung gian (hệ
đệm) giữa hệ sinh thái thuỷ lực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt
và hệ sinh thái nước mặn. Là một vùng ven biển có nhiều cửa sông. RNMCG
nhận một lượng lớn phù sa và chất dinh dưỡng từ thượng nguồn và lưu vực của
các con sông và dưới sự ảnh hưởng của biển – thuỷ triều đã hình thành hệ thực
vật rừng Sác phong phú về các chủng loại và là nơi cung cấp các thức ăn nuôi
dưỡng, là nơi cư trú của các loài thuỷ sinh vật và động vật có xương sống ở cạn.
Nhưng rừng đang bò suy thoái, tổng diện tích rừng đã bò chết, theo thống kê
của chi cục Phát triển Lâm nghiệp là 25,6 ha, trong đó có 6 ha rừng đước với hơn
16.600 cây bò chết khô. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái của rừng là
rừng đã đến tuổi thành thục, cây rừng cũng phải trải qua thời kỳ sinh trưởng, phát
triển và chết. Ngoài ra còn có những tác động xấu từ phía con người: Tình trạng

đào đắp đê nuôi trồng thuỷ sản trong rừng, mặc dù với quy mô nhỏ, đã gây ứ
nước làm chết cây đước. Việc nuôi trồng thuỷ sản ở các xã An Thới Đông, Lý
Nhơn, Tam Thôn Hiệp phát triển nhanh làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu chúng ta, đặc biệt là những cộng đồng sống xung quanh RNMCG
không cùng ra sức bảo vệ, nâng niu, chúng ta sẽ phải trả giá, đó là nguy cơ mất đi
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 4 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
một di sản thiên nhiên thế giới trong tương lai và không bao giờ có lại được – một
nguy cơ mất vónh cửu.
1.5.2 Phương pháp cụ thể:
1.5.2.1 Chọn đòa điểm nghiên cứu:
Ở Huyện Cần Giờ tổng cộng 6 xã, bao gồm: Bình Khánh, An Thới Đông,
Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hoà, Thạch An và 1 thò trấn là Cần Thạnh.
Nhưng đề tài chỉ thực hiện trên đòa bàn xã Long Hoà. Theo số liệu thống
kê tổng điều tra nông thôn 6/ 2006 xã Long Hoà có diện tích là 13.293 ha, phía
Đông giáp thò trấn Cần Thạnh, phía Tây giáp xã Lý Nhơn, phía Nam giáp biển
Đông và phía Bắc giáp xã An Thới Đông. Tổng số dân là 10.152 người.
Toàn xã Long Hoà có 4 ấp là:
 Đồng Hoà có 431 hộ gia đình với tổng số dân là 1789 người.
 Đồng Trạch có 539 hộ gia đình với tổng số dân là 2322 người.
 Long Thạnh có 883 hộ gia đình với tổng số dân là 3333 người.
 Hoà Hiệp có 664 hộ gia đình với tổng số dân là 2708 người.
Bản đồ 1: Ranh giới xã Long Hòa, nơi chọn khảo sát
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 5 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
Như đã trình bày ở phần trên thì đề tài này được khảo sát đối với hai ấp
Long Thạnh và Hoà Hiệp với tổng số phiếu điều tra là 100 phiếu.
1.5.2.2 Lập phiếu trưng cầu ý kiến:

Phiếu thăm dò ý kiến được lập cho người dân đang sinh sống hoặc làm
việc tại 2 ấp của xã Long Hoà, huyện Cần Giờ. Các câu hỏi đặt ra phải dựa trên
thực tế cuộc sống của người dân nơi đây và xung quanh nội dung mà đề tài đặt ra.
Phiếu này sẽ được trình bày cụ thể trong bảng phụ lục.
1.5.2.3 Phương pháp điều tra thực tế:
a. Bố trí các điểm điều tra:
Chọn ngẫu nhiên 100 người gồm các thành phần dân cư: trí thức, tiểu
thương, công nông nhân sống rải rác tại 2 ấp Long Thạnh và Hoà Hiệp để phát
phiếu điều tra. Do dân cư ở ấp Long Thạnh sống tập trung và nhiều hơn ấp Hoà
Hiệp nên số phiếu phát ra ở ấp Long Thạnh là 60 phiếu và 40 phiếu còn lại là ở
ấp Hoà Hiệp.
b. Phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với người dân:
Đến trực tiếp từng gia đình phát phiếu, hướng dẫn và giải thích cho từng
người dân về các câu hỏi được trình bày trong phiếu mà tôi đã chuẩn bò trước.
c. Phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phần mền Excel để vẽ đồ thò biểu diễn nhận thức, thái độ và
nguyện vọng của người dân và vai trò của họ đối với việc bảo vệ RNMCG.
1.6 Đối tượng nghiên cứu:
Tài nguyên Rừng ngập mặn Cần Giờ.
Người dân sống trong khu vực Rừng Ngập Mặn Cần Giờ.
1.7 Giới hạn của đề tài:
Giới hạn của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu và thực hiện trong phạm
vi RNMCG.
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 6 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
CHƯƠNG 2:
CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN CỘNG ĐỒNG
  

2.1 Cộng đồng là gì?
2.2 Vai trò cộng đồng nói chung
2.3 Vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi trường
2.4 Giáo dục môi trường trong cộng đồng
2.5 Phát triển cộng đồng
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 7 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
2.1 Cộng đồng là gì?
Cộng đồng là gì? Tại sao không danh xưng khác như Tập thể, Mặt trận, Tổ
chức? Chữ cộng đồng dòch từ “community” của Mỹ. Cộng đồng là một tập thể
dân chúng sống trong một khu vực giới hạn trong một khu vực đòa lý nhất đònh
như Cộng Đồng Evergreen, Cộng Đồng khu vực Great America (Mission of Santa
Clara, Our Lady of Peace). Những người dân trong những khu vực này tự động
liên kết với nhau vì những nhu cầu như an ninh, xã hội, văn hoá … người dân trong
khu vực này cộng tác với nhau, đoàn kết với nhau để cùng nhau lo các công việc
như tự lo bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường sống.
Ở Việt Nam ta thực sự không có chữ cộng đồng mà chỉ có chữ làng xã,
xóm giềng. Ở Việt Nam, mấy năm trước 1975 bắt đầu du nhập ý niệm cộng đồng
với các việc thành lập các trường tiểu học cộng đồng, đại học cộng đồng như Đại
Học Cộng Đồng Tiền Giang và đặc biệt trường Đại học Y Khoa Sài Gòn thành
lập một khu chuyên môn mới là Khu y Khoa Cộng Đồng do BS Văn Văn Của,
làm trưởng khu. Các công trình này được xây dựng dựa trên ý niệm Cộng Đồng
tức là muốn có sự tham gia đóng góp quản trò của dân chúng trong vùng.
Danh xưng cộng đồng không giống các đoàn thể hay các tổ chức khác vì
các đoàn thể, tổ chức khác có tính chất chuyên biệt, hạn hẹp hơn, còn danh xưng
cộng đồng bao gồm mọi lónh vực, mọi phạm vi, mọi thành phần của cộng đồng cư
dân của một đòa phương. Như vậy, cộng đồng chính là một tập thể dân chúng cư
trú trong một vùng đòa nhất đònh có chung nhau một cuộc sống và những quyền lợi
và trách nhiệm hỗ tương. Cộng đồng khác với các tập thể khác như mặt trận, tổ

chức ở chỗ cộng đồng bao gồm mọi sinh hoạt chung, không chuyên biệt. (Nguồn:
website Tin cộng đồng- Cộng đồng Việt Nam; Tác giả: B.s Lê Văn Sắc).
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 8 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
Nói theo một khái niệm khác: Cộng đồng là một đoàn thể có liên hệ và
đoàn kết với nhau để duy trì văn hoá phong tục tập quán Việt Nam, để đùm bọc
che chở lẫn nhau như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, và để xây dựng một
môi trường lành mạnh.
Cộng đồng bao gồm bốn yếu tố:
 Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác.
 Có sự liên hệ với tình cảm.
 Có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trò được tập thể coi là cao cả.
 Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể.
2.2 Vai trò của cộng đồng nói chung:
Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em, trong cộng đồng dân tộc Việt nam,
dân số giữa các dân tộc không đều nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu
người như Tày, Thái … nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như Pu Péo,
Rơ-măn, Brâu, … Trong đó, dân tộc kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất
trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng
vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước,
góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc
Việt.
Trong cộng đồng dân tộc Việt nam, nhiều dân tộc có chung cội nguồn như
người Thái, người Khơ-mú, người Kinh … và có dân tộc khác nhau về nguồn gốc
lòch sử như Lô lô, Sán Diều … Dù có cùng cội nguồn hay không thì đều là người
một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc nước ta
luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Chẳng hạn như
nước ta ở khu vực đòa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên cũng rất khắc
nghiệt, do nắng lắm mưa nhiều nên hàng năm thường bò hạn hán, lũ lụt. Do nhu

SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 9 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
cầu tồn tại và phát triển ở một nước nông nghiệp, trồng lúa nước là chính, cư dân
ở Việt nam phải liên kết nhau lại, hợp sức nhằm đảm bảo phát triển sản xuất.
Ngày nay, trước những biến đổi bất lợi về khí hậu, thời tiết có tính toàn
cầu, càng đòi hỏi nhân dân các dân tộc nước ta chung lòng hợp sức phòng tránh,
giảm thiên tai, và muốn làm được điều đó phải có sự đoàn kết trong cộng đồng
thật cao. Cùng với lòch sử chinh phục thiên nhiên, nhân dân ta còn có lòch sử
chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Chính vì vậy mà cộng đồng các dân tộc
Việt nam đã nhận thức được vai trò của họ, họ luôn đoàn kết sát cánh bên nhau,
liên tục đứng lên chống giặc ngoại xâm, đánh thắng quân thù. (Nguồn: website
Trang tin điện tử – Uỷ ban dân tộc; Bài viết: Đại gia đình các dân tộc Việt nam-
2007).
2.3 Vai trò của cộng đồng trong tác Bảo Vệ Môi Trường:
Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặt vò trí quan trọng của
công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm
này được thể hiện rõ trong Chỉ thò số 36/CT – TW ngày 25-6-1998 : “Bảo vệ môi
trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.
Quyết đònh số 256/2003/ QĐ – TTg, ngày 2-12-2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
đònh hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ
của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, các cộng đồng và của mọi
người dân”.
Theo Nghò đònh số 35/HĐBT ngày 28-11-1992 về công tác quản lý khoa học
và công nghệ, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp ngày càng phát triển. Hiện nay,
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 10 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
có hàng trăm đơn vò hội viên thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và công nghệ tại

các tỉnh và thành phố. Tuy không có hệ thống tổ chức đến tận cơ sở, nhưng các
hội vẫn có thể tổ chức thực hiện nhiều hoạt động tại các đòa phương trong cả
nước, thông qua các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển trong các lónh vực
sản xuất, xã hội và bảo vệ môi trường, thí dụ như Hội Khoa học Kỹ thuật lâm
nghiệp Việt Nam trong việc bảo vệ rừng và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Ngay với các dự án do Chính phủ đầu tư toàn bộ, như dự án về xây dựng
hệ thống dẫn và cấp nước phục vụ dân sinh, thì cộng đồng đòa phương phải đảm
bảo việc khai thác sử dụng có hiệu quả và trách nhiệm bảo quản, duy trì công
trình. Nếu không, sẽ xảy ra trường hợp “cha chung không ai khóc”, công trình sẽ
không phát huy được công dụng mong muốn và sẽ mau chóng hư hỏng.
Cộng đồng đòa phương còn có thể đóng góp ý kiến cho các chủ trương,
chính sách của Nhà nước và các dự án đầu tư, nhất là những gì có tác động trực
tiếp tới môi trường, tới sản xuất và đời sống của nhân dân tại đó.
Vì vậy, thực hiên nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” là một
trong những biện pháp quan trọng xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
(Nguồn: website Vai trò văn hoá của cộng đồng trong nhiệm vụ xây dựng đời
sống cơ sở; Bài: Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường; Tác
giả: Nguyễn Đăng Khoa).
So với nhiều lónh vực hoạt động khác thì môi trường và công tác bảo vệ
môi trường mang tính xã hội cao, vì nó liên quan đến tất cả mọi người, mọi nơi,
mọi lúc. Việc tham gia của cộng động trong bảo vệ môi trường gồm nhiều dạng
hoạt động mang tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp; một mặt là thực hiện các
nghóa vụ và trách nhiệm của công dân theo quy đònh của luật pháp, mặt khác
phải thể hiện được quyền dân chủ của mình trong việc đóng góp ý kiến vào các
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 11 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
vấn đề môi trường có liên quan đến cộng đồng. Không có sự tham gia của cộng
đồng thì không thể làm tốt được việc bảo vệ môi trường.


Từ khi bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, bên cạnh những thành tựu to
lớn, chúng ta lại phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức, trong đó
nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày một tăng. Nhận thức được điều đó, và nhất là
khi nhà nước chưa đủ khả năng để giải quyết những vấn đề ô nhiễm ở cơ sở,
nhiều đòa phương trong nước đã tìm một số biện pháp nhằm huy động lực lượng
cộng đồng cùng góp sức vào giải quyết một số vấn đề môi trường mang tính cấp
bách đòa phương. (Nguồn: website Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam; Bài: Để việc
xã hội hoá môi trường được thực hiện tốt; Tác giả: Bùi Tâm Trung - 2007).
2.4 Giáo dục môi trường (GDMT) trong cộng đồng:
2.4.1 Đònh nghóa:
GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối
quan tâm đối với môi trường và các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có
đầy đủ kiến thức, thái độ và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập, hoặc
phối hợp nhằm tìm ra các giải pháp cho những vấn đề môi trường của hiện tại và
ngăn chặn những vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai.
2.4.2 Mục đích của Giáo dục môi trường:
GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học
được trang bò: một ý thức trách nhiệm sâu sắc; một nhân cách; một khả năng cảm
thụ, đánh giá… Nói cách khác, GDMT nhằm tới: Giáo dục về môi trường, Giáo
dục vì môi trường, Giáo dục trong môi trường.
2.4.3 Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng GDMT:
2.4.3.1 Vai trò của GDMT:
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 12 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
GDMT hiện nay rất cần thiết đặc biệt trong nhà trường phổ thông có một
vai trò rất lớn làm chuyển biến ý thức, thái độ và hành vi đối với môi trường và
việc bảo vệ môi trường. Việc GDMT phải được thực hiện trong suốt quá trình học
tập của học sinh, sinh viên ở nhà trường. Thông qua hệ thống chương trình và nội
dung giảng dạy, giáo viên từng bước trang bò cho học sinh, sinh viên của mình

hiểu biết về môi trường, để từ đó giúp các em dần dần có ý thức và từ ý thức đó
sẽ bộc lộ qua thái độ và hành vi trong cuộc sống.
2.4.3.2 Nhiệm vụ và phương hướng GDMT:
GDMT nhằm trang bò cho học sinh những hiểu biết nhất đònh về môi
trường:
 Những nhận thức cơ bản về môi trường: đặc điểm về môi trường và
nguồn tài nguyên, vai trò của môi trường và tài nguyên đối với con người, mối
quan hệ giữa con người và môi trường.
 Nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường, các chủ trương, chính
sách và pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta và trách nhiệm của mọi người
trong việc bảo vệ môi trường.
 Trang bò cho học sinh một số kỹ năng và phương pháp bảo vệ môi
trường thông thường để khi ra đời các em có thể thực hiện một cách có hiệu quả
nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở đòa phương họ công tác.
2.4.4 Mối quan hệ giữa con người và môi trường:
Môi trường là không gian sống của con người, là nơi cung cấp nguồn tài
nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người và là nơi
chứa đựng các phế thải trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Càng ngày nhân loại càng ý thức một cách rõ nét hơn về mối quan hệ giữa
các hoạt động về phát triển kinh tế xã hội với môi trường và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Con người đã và đang dựa vào môi trường để sống,
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 13 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có trong thiên nhiên để sinh sống và tiến hoá
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Từ đó con người có những hành vi ứng xử thân thiện với môi trường và
phải biết sử dụng môi trường vào mục đích sinh lợi cho cuộc sống.
2.4.5 Hiện trạng công tác GDMT tại Việt Nam:
Hiện nay, các hoạt động GDMT được tiến hành một cách mạnh mẽ. Ngoài

việc GDMT cho quần chúng nhân dân thông qua phương tiện truyền thông đại
chúng rất đa dạng và phong phú, trong nhiều trường đại học đã có các môn học
về môi trường. Từ năm học 1995 – 1996 trở đi, tất cả trường ĐH KHTN Hà Nội -
khoa “Môi trường học” được thành lập và triển khai đào tạo cho các cán bộ quản
lý; ở thành phố Hồ Chí Minh, khoa môi trường cũng được thành lập tại Đại học
Khoa học tự nhiên và Đại học Kỹ thuật.
Phong trào mang ý nghóa thiết thực nhất của nước ta về GDMT là ngay từ
1962, Bác Hồ đã khai sinh “Tết trồng cây” và cho đến nay, phong trào này ngày
càng phát triển mạnh mẽ, năm 1991 Bộ giáo dục – Đào tạo đã có chương trình
trồng cây hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo bảo vệ môi trường (1991 -1995).
Gần đây nhất ngày 7 tháng 8 năm 2001, thủ tương chính phủ đã phê duyệt
dự án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống quốc dân”.
2.4.6 Chương trình hỗ trợ cộng đồng bảo vệ môi trường:
Theo Trung Tâm Giáo Dục Thiên nhiên (ENV) được thành lập năm 2000,
sau đây là lónh vực hoạt động của ENV trong chương trình nâng cao nhận thức và
hỗ trợ cộng đồng trong việc bảo tồn.
• Tập huấn cho những người làm công tác GDMT ở cộng đồng:
Mở các khoá tập huấn lớn về GDMT nhân viên và các nhóm đối tượng
khác có liên quan tại nhiều vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn (KBT) trên
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 14 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
khắp Việt Nam. Tham gia tập huấn (thường kéo dài từ một tuần đến hai tháng),
các học viên có cơ hội nâng cao kiến thức và những kỹ năng quan trọng về
GDMT thông qua các buổi học tại lớp và kinh nghiệm làm việc thực tế tại các
trường học.
• Xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cộng
đồng tại đòa phương:
Chương trình giáo dục tập trung về các đối tượng có liên quan đến cộng đòa
phương (như học sinh, người đòa phương) nhằm nâng cao nhận thức về thiên

nhiên, môi trường và sự cần thiết trong việc hợp tác để bảo vệ. Chương trình bao
gồm nhiều hoạt động khác nhau như thành lập Câu lạc bộ Thiên nhiên tại các
trường phổ thông xung quanh khu vực VQG và KBT; tổ chức tham quan VQG cho
học sinh về các hoạt động khác nhằm hỗ trợ chương trình học về chương trình
làng.
• Nâng cao nhận thức cho công chúng về các vấn đề môi trường:
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường của
quốc gia. Trọng tâm là vấn đề về khai thác rừng và các động vật quý hiếm trái
phép.
• Thiết lập mạng lưới và hỗ trợ kỹ thuật cho những làm cho công tác
GDMT trên thực đòa:
Thông qua Mạng lưới GDMT cung cấp tài liệu về hỗ trợ kỹ thuật cho tất cả
26 chương trình GDMT đang hoạt động tại các VQG và KBT trên cả nước. Ngoài
việc xây dựng gửi bản tin môi trường về bảo tồn hàng tuần.
• Xây dựng và phát hành tạp chí Rừng Xanh dành cho có học sinh cũng
như các nguồn liệu giáo dục khác:
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 15 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
n phẩm Rừng Xanh do ENV phát hành mỗi năm 2 số là một tài liệu giáo
dục dành cho các em học sinh được phát miễn phí cho Mạng lưới GDMT về thiên
nhiên cụ thể, trong đó có nhiều bài viết đóng góp của các em học sinh gửi về từ
khắp miền đất nước. Ngoài ra, ENV còn phát hành các loại tranh khổ lớn, truyện
tranh và nhiều tài liệu giáo dục khác nhằm hỗ trợ các chương trình GDMT.
2.5 Phát triển cộng đồng: (PTCĐ)
2.5.1 Khái niệm phát triển cộng đồng:
Phát triển cộng đồng thực chất là quá trình tăng trưởng kinh tế cộng đồng
cùng với tiến bộ cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trò chân, thiện, mỹ.
 Đònh nghóa của Liên Hiệp Quốc( 1956):
PTCĐ là những tiến trình qua đó nổ lực của dân chúng kết hợp với nổ lực

của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng
động và giúp các cộng đồng này hội nhập đồng thời đóng góp vào đời sống quốc
gia.
 Theo Murray và Ross:
Tổ chức cộng đồng là một diễn tiến qua đó một cộng đồng nhận rõ nhu cầu
hay mục tiêu của mình, sắp xếp các nhu cầu và mục tiêu này, phát huy sự tự tin
và ý muốn thực hiện chúng, tìm kiếm tài nguyên (bên trong và bên ngoài) để giải
quyết nhu cầu hay mục tiêu ấy. Thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ
năng hợp tác với nhau trong cộng đồng.
Đó là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng
đồng nông thôn cũng như đô thò để phối hợp cùng với những nổ lực của Nhà nước
để cải thiện hạ tầng cơ sở và khả năng tự lực của cộng đồng.
2.5.2 Mục đích của phát triển:
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 16 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
Mục đích và mục tiêu của phát triển là nâng cao chất lượng đời sống của
người dân và nhằm cung cấp cho con người những cơ hội để phát triển toàn diện
các tiềm năng. Phát triển không thể chỉ đònh nghóa như tăng số thu nhập đầu
người của một quốc gia, tăng các chỉ số sản phẩm sản xuất của đòa phương, của
vùng, hoặc tăng tiết kiệm của cá nhân hay nhóm. Phát triển không chỉ hàm ý sự
tăng lên về tài nguyên và thêm kỹ năng, mà còn là tạo ra những thay đổi, cải tiến
tích cực.
Phát triển cần giúp những người dân thiệt thòi trước đây có thể cải thiện
các điều kiện sống của họ và thoả mãn những nhu cầu cơ bản như việc làm, nhà
ở, môi trường an toàn.
Phát triển cũng có nghóa là người dân trong cộng đồng có thể đạt được
nhiều mặt cải thiện nêu trên thông qua những cố gắng của họ, và sẽ tham gia vào
những quyết đònh có ảnh hưởng đến đời sống của họ. Điều này được xem như yếu
tố chủ yếu để quyết đònh xem phát triển cộng đồng đúng nghóa có xảy ra hay

không. Cuối cùng phát triển tuỳ vào sáng kiến khởi sự của người dân trong cộng
đồng, và Phát triển chỉ có thể xem như đúng nghóa đích thực nếu nghèo đói và
thất nghiệp giảm đi, nhân quyền và công bằng xã hội được củng cố.
2.5.3 Quan điểm, mục tiêu và quy tắc hành động:
2.5.3.1 Các quan điểm đònh hướng:
PTCĐ xuất phát từ nhu cầu của chính người dân. Muốn tự phát triển, chính
người dân phải tự ý thức cũng như tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình.
Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế xã
hội, văn hóa … phải cùng được nâng lên.
Sự tham gia của quần chúng là hết sức quan trọng, là yếu tố then chốt. Sự
tham gia của chính quyền được coi như là một nhân tố bên trong, nó không phải
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 17 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
là một lực lượng đứng bên ngoài hoặc bên trên cộng đồng mà là một thành phần
quan trọng của cộng đồng.
Phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho”người dân.
Người dân không thể hành động nếu thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành
động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng một chí
hướng và quyền lợi để tạo thành quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì
tổ chức thông qua huấn luyện là then chốt.
2.3.5.2 Mục tiêu của phát triển cộng đồng:
Mục tiêu bao trùm của PTCĐ là góp phần mở rộng và phát triển các nhận
thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự
quản cộng đồng.
Mục tiêu tổng quát trên đây được thể hiện dưới 3 khía cạnh sau đây:
 Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, với sự cân bằng
về vật chất và tinh thần. Qua đo,ù tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng.
 Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng
đồng, kể cả các nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của

mình và được tham gia vào các hoạt động phát triển. Qua đó, góp phần đẩy mạnh
công bằng xã hội.
 Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển.
Tiến trình phát triển cộng đồng:
Thức tỉnh: việc làm đầu tiên là phải giúp Cộng đồng hiểu về chính mình
thông qua các hoạt động nhận diện và chẩn đoán cộng đồng, gồm các hoạt động
trao đổi, thảo luận, điều tra các nhu cầu và vấn đề khó khăn cũng như tiềm năng
và thuận lợi, xác lập những vấn đề ưu tiên, xây dựng các dự án để giải quyết các
vấn đề của cộng đồng.
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 18 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
Tăng năng lực: Cộng đồng cần được hỗ trợ bên ngoài (kiến thức chuyên
môn, tín dụng, đầu tư, cơ quan viện trợ…) và thông qua quá trình huấn luyện cộng
đồng để khắc phục những hạn chế và tăng trưởng kiến thức và kỹ năng để hành
động. Các hoạt động tăng độ liên kết, khả năng tổ chức, lãnh đạo và quản lý để
hành động tập thể có hiệu quả hơn.
Tự lực: mục đích quan trọng nhất là thông qua thay đổi và tăng trưởng,
cộng đồng sẽ trở nên tự lực. Mục đích cuối cùng không phải là mọi khó khăn,
khủng hoảng không còn nữa mà mỗi lần gặp khó khăn, cộng đồng có thể tự huy
động nguồn lực bên trong và bên ngoài để giải quyết vấn đề. Điều này chỉ có thể
có nếu biết xử lý đúng các tình huống trong quá trình phát triển, qua đó cộng
đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn như con người phải trải qua khủng hoảng mới
trưởng thành được. Thông qua các dự án PTCĐ như là những phương pháp “kích
hoạt”, các mục tiêu trên từng bước triển khai trong thực tiễn.
2.3.5.3 Quy tắc hành động:
PTCĐ tin tưởng rằng mọi công dân và các cộng đồng hoàn toàn có khả
năng quản lý cuộc sống và các vấn đề của mình ngoại trừ khi họ bò đè nặng bởi
mối lo âu để sống còn. Năng lực tự quản là một năng lực tự có và tiềm ẩn trong
các cộng đồng, vấn đề của PTCĐ là đánh thức hoặc củng cố năng lực đó.

Phát triển chỉ có thể thành công trên cơ sở xuất phát từ ý chí và nội lực từ
bên trong. “Làm thay”, “nghó hộ”là những tư duy và hành động xa lạ với phát
triển cộng đồng.
Mọi chương trình hành động phải do cộng đồng tự quyết nhằm bảo đảm
tính tự chòu trách nhiệm cộng đồng.
Dân chủ là một nguyên tắc mà mọi chương trình PTCĐ phải hướng tới vì
chúng đảm bảo rằng lợi ích chung sẽ được tôn trọng. Nhưng dân chủ đòi hỏi một
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 19 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
quá trình làm quen và không nên quên rằng tính tổ chức, kỷ luật là hình thức dân
chủ nhất.
Đối tượng ưu tiên của PTCĐ là người nghèo và người thiệt thòi. Nghèo,
dân trí thấp … là các vấn đề của PTCĐ.
Sự hỗ trợ bên ngoài từ chuyên môn (xã hội và kỹ thuật) đến các nguồn lực
vật chất tài chính là rất cần thiết nhưng chỉ là xúc tác. Tiền của cũng quan trọng
nhưng quan trọng hơn là “cách nghó”, “cách làm”.
Các hoạt động phát triển cộng đồng có trình tự về mặt phương pháp, cần
có sự huấn luyện cho các tác viên phát triển cộng đồng và người dân tại chỗ.
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 20 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ
  
3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên
3.2 Tài nguyên thiên nhiên và sinh vật
3.3 Đặc điểm kinh tế – xã hội
3.4 Cơ sở hạ tầng

3.5 Y tế – Giáo dục
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 21 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
RNMCG nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, còn gọi là rừng
Sác. Vùng đất phù sa ẩm thấp này có diện tích tự nhiên 71.361 ha, chòu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều với hệ thống sông rạch chằng chòt, chia cắt thành
nhiều đảo nhỏ. Dân cư Cần Giờ thưa thớt, với khoảng 63.000 người, sống chủ yếu
bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Từ hàng ngàn năm xưa, RNMCG được che phủ dày trên diện tích hơn
40.000 ha. Các loại cây rừng chòu mặn, lợ có chiều cao trung bình trên 20m,
đường kính 25 – 40 cm là nguồn cung cấp chất đốt và gỗ gia dụng quan trọng cho
thành phố Sài Gòn xưa kia. Các loại chim, thú rừng quý hiếm, các loài cua biển,
tôm cá, nghêu sò nước lợ khá dồi dào, cung ứng hầu hết cho các tỉnh miền Đông
Nam Bộ.
Trong thời kì chiến tranh, từ năm 1964 đến 1970, Mỹ đã rải liên tục xuống
khu rừng này 1.017.515 gallons (tương đương 4.619.518 lít) chất khai quang trong
đó có 62,2% là hợp chất màu da cam. Mất rừng, đất trở nên hoang trống, cằn cỗi,
sông rạch bò xói mòn
nghiêm trọng, nhiều
vùng đã trở thành sa
mạc mặn.
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 22 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
Hình 1: Rừng Ngập Mặn Cần Giờ bò chiến tranh tàn phá.
Trước tình hình này, Thành Uỷ và UBND TPHCM đã quyết đònh khôi phục
ngay RNMCG trong thời gian ngắn nhất, với chất lượng tốt nhất theo hướng: khôi
phục lại hệ sinh thái RNMCG với các loại cây, con vốn có trước đây, rừng được
phục hồi sẽ tạo ra môi trường, cảnh quan hài hoà, góp phần cải thiện khí hậu cho

thành phố. Ngay trong năm đầu tiên (1978), TPHCM đã tiến hành trồng rừng
ngay cho kòp thời vụ trong điều kiện cực kỳ khó khăn, thiếu thốn mọi bề (lương
thực, nước uống, thuốc men), nguồn vốn để trồng rừng không có ở thành phố mà
phải thu mua, vận chuyển trên 6.000 tấn giống từ Cà Mau, xa trên 500km. Với sự
quyết tâm và sáng tạo, sau hơn 20 năm phấn đấu liên tục (1978-1998) thành phố
đã trồng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được trên 30.000 ha rừng. RNMCG đã
được phủ xanh, bảo vệ tốt và phát triển đa dạng sinh học bền vững.
Những thành quả đạt được:
 Khôi phục màu xanh RNMCG: Sau 20 năm, diện tích các loại rừng
trồng mới và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên đã gần bằng trước chiến tranh, với
30.064 ha (trong đó diện tích rừng trồng mới – đước đôi, đưng, dà vôi là 19.082
ha; rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là 10.982 ha).
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 23 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan
 Hình thành các quần xã thực vật, khu hệ động vật: Sau 20 năm trồng
rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khu hệ động vật RNMCG ngày càng sinh
sôi, phát triển đa dạng, góp phần nâng cao giá trò kinh tế và môi trường.
 Hiệu quả kinh tế xã hội: Tổng giá trò kinh tế của hệ sinh thái rừng
được tính bằng tiền theo IUCN) là: 7.863,4 tỷ đồng, hay 558 triệu USD (tỷ giá
tháng 11.1999). Riêng đối với ngành thuỷ sản, sau khi RNMCG khôi phục, sản
lượng đánh bắt, nuôi trồng đạt 35.000 - 40.000 tấn/năm, giá trò 400 – 500 tỉ đồng.
Về giá trò du lòch, hiện có 300.000 lượt người với số tiền thu được qua dòch vụ du
lòch lên đến 15 – 20 tỷ đồng/năm.
 Giá trò khoa học và công nghệ: Giá trò rõ nhất là cải thiện môi
trường sinh thái cảnh quan cho TPHCM. Nó còn là khu lọc nước thải quan trọng
– hàng năm có trên 587.000 m
3
nước thải được đưa xuống (số liệu năm 2001).
Giá trò đa dạng sinh học bền vững của RNMCG ngày càng tăng về số lượng, hệ

sinh thái này đang được quản lý, bảo vệ tốt, được các ngành khoa học về sinh
thái môi trường, lâm nghiệp đánh giá cao.
3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên:
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ
thuật; một thành phố đông dân nhất nước. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng, huyện Cần Giờ chuyển giao cho thành phố Hồ Chí Minh (1978). Rừng
ngập mặn Cần Giờ đã trở thành khu rừng phòng hộ từ năm 1991 theo quyết đònh
của chính phủ. Năm 2000 Uỷ ban MAB/UNESCO công nhận RNMCG là khu dự
trữ sinh quyển của thế giới – Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam.
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 24 -

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan

Hình 2: Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ
3.1.1 Vò trí đòa lý:
SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 25 -

×