Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU APPLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.32 KB, 4 trang )

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU:
1. Khái niệm định vị thương hiệu:
1.1. Khái niệm:
Định vị thương hiệu chính là sử dụng những đặc điểm riêng biệt của sản
phẩm nhằm tạo nên một định hướng chung cũng như khắc họa rõ nét về thương
hiệu trên thương trường. Từ đó, tạo nên một ấn tượng và sức hút đặc biệt, độc đáo
và độc nhất đối với khách hàng mục tiêu, đặc biệt khiến thương hiệu có phần trở
nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trong thị trường rộng lớn.
1.2.

Tầm quan trọng của định vị thương hiệu đối với doanh nghiệp:
1.2.1. Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh:
Xét trong môi trường cạnh tranh mở hiện nay, mỗi thương hiệu đều phải
cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác nhau, bao gồm các đối thủ hướng đến cùng
khách hàng mục tiêu, cùng phân khúc thị trường, cùng quy mô,... Có thể nói, một
doanh nghiệp tạo ra được một ấn tượng đặc biệt và độc nhất trong tiềm thức của
khách hàng là một doanh nghiệp thành cơng.
Từ đó cho thấy, nét độc nhất trong định vị thương hiệu có tầm ảnh hưởng
nhất định đối với doanh nghiệp, đặc biệt xét trên nhiều khía cạnh với các phản hồi
đầy tích cực. Điển hình như, việc Viettel vừa đây đã thay đổi logo sang một màu
sắc hoàn toàn mới và nổi bật, dùng sắc đỏ nhằm bổ sung thêm giá trị cốt lõi mới khát khao, đồng hành cùng với quan tâm và sáng tạo. Đây là minh chứng mạnh mẽ
cho thấy, việc định vị hoặc tái định vị thương hiệu thông qua sự đổi mới đã hỗ trợ
doanh nghiệp tiếp cận với thị trường một cách toàn diện hơn và rút ngắn khoảng
cách giữa doanh nghiệp lâu đời và sự phát triển, biến đổi của thời đại đầy bước
nhảy vọt, phù hợp cho cả thị trường ở hiện tại hay tương lai.
1.2.2. Xây dựng lòng tin của khách hàng:
Điều tiên quyết và quan trọng của việc định vị thương hiệu, chính là tạo nên
sự đáng tin cậy của thương hiệu trong lịng khách hàng. Thơng qua đó, có thể khiến
khách hàng đạt được cảm giác yên tâm - yếu tố cần thiết nhất nhằm mang lại sự
trung thành, gắn bó với thương hiệu. Đây là nhóm đối tượng đầy triển vọng, giúp
hỗ trợ thương hiệu không chỉ dừng lại ở mức độ định vị, mà còn là mở rộng, tạo


nên sức hút độc đáo, làm gia tăng sự bền vững trong giá trị thương hiệu và mang
lại những thành công rực rỡ.


Khi các thương hiệu, doanh nghiệp đã xây dựng được lịng tin của khách
hàng, chính là tạo ra cơ hội để phát triển, mở rộng quy mô, phân khúc và thị phần.
2. Chiến dịch định vị của Apple:
2.1. Dùng đối thủ để tạo nên một Apple đầy bản lĩnh:
Đầu tiên, phải dành lời khen cho Steve Jobs đối với sự thành công trong định
vị thương hiệu Apple với đầy bản lĩnh, tự tin và dám thách thức. Apple nhắm đến
thượng vị trong thị trường cao cấp, đầy tinh tế và gắn mác “sang trọng” ngay từ khi
hình thành. Hơn hết, Steve Jobs đã sử dụng cách định vị đầy độc đáo và thu hút sử dụng đối thủ để định vị rõ nét thương hiệu của mình. Ơng dùng lời thách thức
táo bạo và đầy mạnh mẽ dành cho IBM, một ông trùm lớn trong giới công nghệ
thời bấy giờ. Điển hình là lời nhận xét đầy thẳng thắn của Steve Jobs như sau:
“Nếu vì một lý do nào đó mà Apple phạm sai lầm và để thua IBM, cảm nghĩ cá
nhân của tơi đó là chúng ta sẽ có một kỷ nguyên bóng tối trong khoảng 20 năm đối
với ngành cơng nghiệp máy tính”. Bằng cách này, Steve Jobs đã giúp Apple trở
nên một cơn sốc trong giới công nghệ, đầy nét táo bạo nhưng ấn tượng và tràn đầy
năng lượng.
Sử dụng đối thủ lớn và đủ tầm như IBM đã giúp định vị Apple một cách
vượt thời gian và không gian, gây nên chấn động lớn trong thị trường. Không chỉ
vậy, một lần nữa vào 30 năm sau, tức năm 2014, Apple lại bắt tay với đối thủ
truyền kiếp IBM, chính nhờ vào lần “bắt tay” này, Apple lại một lần nữa khẳng
định vị thế của mình khi mở rộng quy mô sang thị trường mới: doanh nghiệp. Nơi
hội tụ đủ các yếu tố đáp ứng lượng cung mà Apple hằng mong ước và sự hào
phóng của khách hàng khi chi trả cho các thiết bị từ Apple.
2.2. Sang trọng ngay từ cách sử dụng truyền thông:
Apple hiểu rõ rằng việc hòa hợp với khách hàng sẽ giúp duy trì giá trị cũng
như vị thế của thương hiệu. Ngay từ khi ra mắt các dòng sản phẩm, Apple sử dụng
những chiến lược có thể nói là đầy lập dị, trái ngược hoàn toàn so với các đối thủ

cạnh tranh của mình, và cũng đầy tinh tế, đơn giản.
Nếu so sánh với những chiến dịch quảng bá rầm rộ như Samsung hoặc
Huawei, thì Apple lại đánh mạnh về những trải nghiệm chân thực, gần gũi của
khách hàng - một phương pháp truyền thông đậm nét truyền thống nhưng mang lại
hiệu quả trên mức tuyệt vời. Nét đặc trưng ở phương thức này chính là dùng khách
hàng để tạo lịng tin cho khách hàng, Apple thay thế các quảng cáo phủ sóng trên
mạng xã hội bằng trải nghiệm của những KOLs/Influencer trên các nền tảng khác


nhau. Độ chân thực, đa dạng trong những đánh giá khách quan từ những người có
sức ảnh hưởng đã thuyết phục các khách hàng một cách đầy gần gũi, đầy tự nhiên.
Thứ hai, Apple dùng sự thấu hiểu để thuyết phục, kể cả các khách hàng
“không giỏi về công nghệ”. Dễ dàng nhận ra nhất chính là thơng qua các content
và cách xây dựng, thiết kế trang web của Apple. Website của Apple được thiết kế
thống nhất với hướng đi của thương hiệu, tinh tế, đơn giản và sang trọng, tối ưu
hóa cho trải nghiệm của người dùng, hơn hết, tạo nên sự gần gũi, dễ gần với sự đơn
giản hóa về mặt từ ngữ, hướng thẳng đến khách hàng “ngại công nghệ”. Hãng đã
biến đổi gần như tối đa các thuật ngữ chuyên ngành hoặc thông số kỹ thuật bằng
các từ ngữ gần gũi hơn, cũng như thông điệp truyền thông hướng đến cảm xúc của
người tiêu dùng chứ khơng hề hoa mỹ hay nhấn mạnh các tính năng hay những con
số ấn tượng như trên thị trường thường thấy.
3.

Đánh giá chiến dịch định vị của Apple:
Dựa trên những phân tích về chiến dịch định vị thương hiệu, Apple đã hồn
tồn thành cơng trong việc chinh phục và xây dựng lòng tin của khách hàng trên thị
trường bằng sự tinh tế, sang trọng và đầy bản lĩnh trên thương trường. Các chiến
dịch định vị thương hiệu của Apple không hề rầm rộ hoặc rõ nét như các đối thủ
khác, tuy nhiên lại là nguồn cảm hứng vô hạn cho những doanh nghiệp nhỏ đang
xoay sở cho con đường định vị thương hiệu của chính mình. Apple thật sự đại diện

cho sự đẳng cấp, bản lĩnh, độc đáo và đầy liều lĩnh đến mức đáng ngạc nhiên. Gã
khổng lồ trong giới công nghệ thông tin ngày càng khẳng định được sức hút của
người đi trước và thâu tóm thời đại thông qua những phương thức, chiến dịch nằm
nâng cao giá trị thương hiệu trong thị trường. Apple hiểu rõ những điều mình có và
điều mà thị trường có, từ đó, tận dụng tối đa các đợt tung sản phẩm mới cũng như
các dịch vụ của mình thành bệ đỡ cho thương hiệu. Cách định vị thương hiệu độc
đáo, một lần nữa đã mang lại cho Apple danh xưng “Gã khổng lồ công nghệ” đầy
bản lĩnh và đầy danh giá.
4.

Nguồn tham khảo:
4.1. Website:
- />e.htm
- />

- />-gioi-2022tiktok-phat-trien-manh-1413324
- />160805145901082.chn
- />- />- />-gioi-2022tiktok-phat-trien-manh-1413324
4.2. Tài liệu:
- />ung-a83.html
- shorturl.at/ehIN9



×