Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 BUỔI THỨ BA: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG (TIẾP THEO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.05 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



3

VẤN ĐỀ 1: HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC
Tóm tắt Bản án 11/2019/DS-PT ngày 23/01/2019 của Tịa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội
Nguyên đơn là anh Hoa Văn T khởi kiện ông Hoa Văn S về việc tranh chấp hợp
đồng tặng cho bất động sản.
Ông Hoa Văn S (là bố của anh T, anh A, chị P) có lập một “Giấy phân chia bất
động sản nội bộ gia đình” năm 2008 và có chữ ký trực tiếp bằng bút mực xanh của
ba người con. Tuy nhiên, “Giấy phân chia bất động sản nội bộ gia đình” này chưa
được công chứng, chứng thực. Anh A và anh T đã xây nhà trên mảnh đất này, đã có
sự thỏa thuận từ bố mẹ và 2 người con. Năm 2018, anh T đề nghị phân chia di sản
của bà Ch (bà Ch mất vào tháng 5/2018). Ơng S khơng đồng ý với việc phân chia di
sản, khi vụ án được chuyển đến Tòa, anh A cũng làm đơn đề nghị Tịa án cơng nhận
quyền sử dụng đất theo “Giấy phân chia bất động sản nội bộ gia đình” và công nhận
quyền sở hữu đối với ngôi nhà của anh. Sau đó, anh T cũng thay đổi yêu cầu khởi
kiện như anh A. Tuy nhiên ông S không đồng ý với 2 yêu cầu trên, cũng không yêu
cầu chia lại di sản thừa kế của bà Ch.
Dựa vào lời khai của các đương sự, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội quyết
định không chấp nhận kháng cáo của ông S và chị P, chấp nhận yêu cầu của anh
Hoa Văn A và Hoa Văn T.
Tóm tắt Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 của Tòa án nhân dân
cấp cao tại Đà Nẵng về “V/v Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất”
Nguyên đơn: ông Mến và bà Nhiễm


Bị đơn: ông Cưu và bà Lắm
Giấy chuyển nhượng đất lập ngày 10/8/2009 thể hiện vợ chồng ơng Cưu, bà
Lắm cùng cịn trai thống nhất thỏa thuận chuyển nhượng cho vợ chồng ông Mến, bà
Nhiễm một lô B. Hai bên đã thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận. Ngày 17/10/2016,
ông Cưu, bà Mến được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, Tòa xét
thấy các bên đã thực hiện thỏa thuận trên thực tế. Về hình thức, giao dịch chuyển


4

nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng, chứng thực là vi phạm về hình
thức. Tuy nhiên, từ khi xác lập hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiện đã quá hai
năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Do vậy, hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trên có hiệu lực theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015.
Câu 1.1. Đoạn nào trong Bản án 11 cho thấy Giấy phân chia bất động sản chưa
được cơng chứng, chứng thực?
Đoạn trong bản án 11: “Về hình thức: Văn bản “Giấy phân chia bất động sản
nội bộ gia đình” do ơng S lập khơng có cơng chứng hoặc chứng thực theo quy định
tại Điều 467 của Bộ luật dân sự năm 2005, các Điều 459, 502 Bộ luật Dân sự năm
2015.”
Câu 1.2. Đoạn nào trong Bản án số 11 cho thấy Tòa án đã áp dụng Điều 129
BLDS 2015 cho Giấy phân chia bất động sản dù chưa được công chứng, chứng
thực
Đoạn của Bản án số 11 cho thấy Tòa án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho
Giấy phân chia động sản dù chưa được công chứng, chứng thực là:
…Văn bản “Giấy phân chia bất động sản nội bộ gia đình” do ơng S lập
khơng có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Điều 467 của
Bộ luật dân sự 2005, các Điều 459, 502 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy
nhiên, trong thực tế anh T và anh Văn A là người được tặng cho quyền
sử dụng đất đã xây dựng, sử dụng hai ngơi nhà kiên cố từ khi bà Ch cịn

sống… Do giao dịch dân sự tặng cho bất động sản này bản chất đã thực
hiện đầy đủ: Bên cho đã giao tài sản, bên nhận đã nhận tài sản, đã xây
dựng cơng trình kiên cố từ trước khi có văn bản này nên Tòa án sơ thẩm
áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015… là có căn
cứ, phù hợp với pháp luật hiện hành.
Câu 1.3. Việc Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho Giấy phân chia bất động
sản chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục khơng?
Theo nhóm, việc Tịa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho Giấy phân chia bất
động sản chưa được cơng chứng, chứng thực là có thuyết phục. Mặc dù các đa phần
các giao dịch về nhà ở ln địi hỏi u cầu cơng chứng, chứng thực nhưng đối với


5

văn bản vi phạm điều kiện hình thức như trên thì Tịa án thường theo hướng cơng
nhận hiệu lực của giao dịch. Bởi lẽ hợp đồng sinh ra không để bị tuyên bố vô hiệu
mà là để được thực hiện nhằm đem lại lợi ích mà các bên mong muốn khi xác lập
hợp đồng.1 Do đó, đối với hợp đồng tặng cho tài sản được thể hiện thông qua Giấy
phân chia bất động sản, Tịa án hồn tồn có thể áp dụng Điều 129 của BLDS 2015.
Bởi lẽ, ông T và ông A đều đã nhận được tài sản – tức quyền sử dụng đất và xây
dựng, sử dụng 2 ngơi nhà kiên cố trước khi có văn bản này, đồng thời ông S, bà Ch
cũng như các người thừa kế cịn lại khơng có phản đối nên Tịa án có căn cứ để áp
dụng điều luật này.
Câu 1.4. Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực?
Về yêu cầu phán tố của bị đơn: ơng Cưu, bà Lắm có đơn phản tố u cầu
Tịa án tuyên hủy hợp đồng chuyển nhương quyền sử dụng đất ngày
10/8/2009 vì cho rằng tại thời điểm chuyển nhượng chưa có đất và hợp
đồng khơng được cơng chứng, chứng thực. Như trên đã phân tích, hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên không vi phạm về nội

dung, về hình thức của hợp đồng tuy khơng được cơng chứng, chứng
thực trong thời hạn hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập, ông Cưu,
bà Lắm không yêu cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu nên giao dịch
này có hiệu lực theo khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 1.5. Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tịa án
tun bố hợp đồng vơ hiệu về hình thức.
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức được quy
định tại Điều 129 BLDS 2015. Theo nguyên tắc chung thì các chủ thể được tự do
lựa chọn hình thức của giao dịch. Chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc
phải thể hiện bằng văn bản; phải công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép
mà các bên không tuân thủ quy định này thì mới bị vơ hiệu; tuy nhiên điều này có
những ngoại lệ và đã được quy định rõ trong khoản 1 và khoản 2 của Điều 129
BLDS 2015.
1 Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (Tập 1), Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 876


6

Trên thực tế thì có hai loại giao dịch dân sự vơ hiệu, đó là giao dịch dân sự vơ
hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối. Giao dịch dân sự tuyệt đối thì
mặc nhiên bị coi là vơ hiệu và thời hạn u cầu Tịa án tuyên bố giao dịch vô hiệu
sẽ không bị hạn chế; cịn các giao dịch dân sự vơ hiệu tương đối thì khơng đương
nhiên vơ hiệu mà chỉ trở nên vơ hiệu khi có đơn u cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan và bị Tịa án tun bố vơ hiệu.
Ta có thể thấy rằng, việc hợp đồng vơ hiệu do khơng tn thủ quy định về hình
thức thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối. Tuy nhiên theo quy định tại điểm đ khoản
1 Điều 132 BLDS 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vơ hiệu do
khơng tn thủ quy định về hình thức là hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập.
Theo quy định tại khoản 2 Điều này thì “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều

này mà không có u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự vơ hiệu thì giao dịch
dân sự có hiệu lực”.
Như vậy, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu u cầu Tịa án tun bố hợp
đồng vơ hiệu về hình thức thì hợp đồng đó sẽ phát sinh hiệu lực.
Câu 1.6. Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định
về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được cơng chứng, chứng thực?
Tịa án đã áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được công
chứng, chứng thực, được nêu tại phần nhận định của Tịa án:
Về hình thức của hợp đồng : Đối với các giao dịch dân sự được xác lập
trước ngày 01/01/2017 , thời hiệu được áp dụng theo qui định của Bộ
luật Dân sự năm 2015 (điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm
2015 ) . Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 10/8/2009
giữa vợ chồng ông Cưu , bà Lắm với vợ chồng ông Mến , bà Nhiễm
không được công chứng , chứng thực là vi phạm về hình thức . Tuy nhiên
, từ khi xác lập hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiện 18/4/2017 , đã
quá thời hạn hai năm , bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu
theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 .Do đó, hợp


7

đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên có hiệu lực theo Khoản 2
Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015
Câu 1.7. Trong quyết định số 93, việc Tịa án cơng nhận hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được cơng chứng, chứng
thực có thuyết phục khơng? Vì sao?
Trong quyết định số 93, việc Tịa án cơng nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được công chứng nhưng vẫn thuyết phục.

Theo khoản 2 Điều 129 BLDS 2015 về giao dịch dân sự vi phạm quy định điều
kiện có hiệu lực về hình thức thì vơ hiệu trừ trường hợp “Giao dịch dân sự đã được
xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực
mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch
thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định cơng nhận hiệu
lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc
công chứng, chứng thực.” Vì trên thực tế, ơng Cưu, bà Lắm đã nhận tiền, giao đất
và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Mến, bà Nhiễm; ông Mến, bà
Nhiễm đã nhận đất, làm móng và nhà cho người khác thuê. Mặc dù khi viết giấy
chuyển nhượng chưa có vị trí lơ đất cụ thể nhưng đối tượng hợp đồng 2 bên hướng
tới là 01 trong 03 lô đất tái định cư mà UBND huyện Đức Phổ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho ông Cưu, bà Lắm nên ông Cưu, bà Lắm có quyền chuyển
nhượng mà không cần ý kiến của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với vợ chồng
ông Mến, bà Nhiễm phù hợp với quy định của pháp luật về nội dung, không vi
phạm điều cấm của pháp luật. Không thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu.


8

VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHƠNG THỰC
HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG
Tóm tắt Bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 về V/v Tranh chấp hợp
đồng mua bán – Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
Ngun đơn là cơng ty TNHH MTV Đông Phong Cần Thơ (giải thể), bị đơn là
bà Nguyễn Thị Dệt. Ngày 26/5/2012 bà Dệt có mua xe ô tô của công ty Đông
Phong Cần Thơ với tư cách người đại diện cho “Trang trí nội thất Thanh Thảo”. Tuy
nhiên, công ty TNHH-SX-TM Thành Thảo mới là đại diện theo pháp luật cho
“Trang trí nội thất Thanh Thảo”, chứ bà Dệt không phải là người đại diện. Mặc
khác, hợp đồng mua bán xe ô tô này do ông Liêm thuộc công ty TNHH-SX-TM

Thành Thảo ký kết dưới danh nghĩa của công ty, chứ không phải do bà Dệt ký kết.
Đồng thời ông Thành cũng không biết việc mua bán xe ô tô này xảy ra do ông Liêm
tự ý ký kết. Vậy nên hợp đồng mua bán xe ô tô giữa công ty Đông Phong Cần Thơ
và ơng Liêm, bà Dệt bị Tịa án tun vơ hiệu do khơng có căn cứ hủy hợp đồng và
khơng áp dụng phạt vi phạm hợp đồng đối với trường hợp này.
Câu 2.1. Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vơ hiệu và hủy bỏ hợp
đồng do có vi phạm.
Giống nhau:
Hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm đều dẫn đến một kết quả
đó là chấm dứt hợp đồng, làm cho hợp đồng khơng có hiệu lực thi hành.
Các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng chấm dứt.
Trường hợp khơng thể hồn trả bằng hiện vật thì được trị giá bằng tiền để hồn trả.
Bên có lỗi, bên làm thiệt hại phải bồi thường cho bên còn lại.
Khác nhau:


9

Tiêu chí

Hợp đồng dân sự vơ hiệu

Điều kiện
chấm dứt
hợp đồng

Hợp đồng dân sự vi phạm các
điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng.


Các trường
hợp chấm
dứt hợp
đồng

Hợp đồng dân sự vô hiệu do:
- Vi phạm điều cấm của luật, trái
đạo đức xã hội
- Giả tạo
- Người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự
xác lập.
- Nhầm lẫn
- Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Người xác lập không nhận thức
và làm chủ hành vi của mình.
- Khơng tn thủ quy định về
hình thức

Trách
nhiệm
thơng báo

Hợp đồng khơng đủ điều kiện có
hiệu lực thì đương nhiên vơ hiệu

Trách

nhiệm bồi
thường

Bên có lỗi gây thiệt hại có trách
nhiệm phải bồi thường (có thể là
một trong số các bên trong hợp
đồng, có thể là người thứ ba)

Hủy bỏ hợp đồng dân sự
Một trong các bên của hợp đồng
vi phạm các điều khoản có trong
hợp đồng, vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ của hợp đồng
hoặc một bên yêu cầu hủy bỏ.

Một bên có quyền hủy bỏ hợp
đồng và khơng phải bồi thường
khi bên còn lại vi phạm hợp
đồng.

- Bên hủy bỏ hợp đồng phải
thông báo ngay cho bên kia biết
về việc hủy bỏ, nếu không thông
báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
- Bên có lỗi phải bồi thường
thiệt hại (một trong số các bên
trong hợp đồng)
- Bên yêu cầu hủy bỏ hợp đồng
nếu khơng có lỗi thì sẽ khơng

phải bồi thường
- Bên vi phạm hợp đồng phải
bồi thường phần hợp đồng đã
được thực hiện (nếu có thỏa
thuận).


10

Câu 2.2. Theo Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vơ hiệu hay bị hủy
bỏ?
Theo Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long thì hơp đồng mua bán xe trên bị vô hiệu,
cụ thể: “Xét hợp đồng mua bán xe ngày 26/5/2912 nêu trên là vô hiệu theo quy định
tại điều 122 BLDS nên khơng có căn cứ tun bố hủy hợp đồng cũng không xét yêu
cầu phạt vi phạm hợp đồng”.
Câu 2.3. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân
tỉnh Vĩnh Long (về hủy bỏ hay vơ hiệu hợp đồng)
Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về
vô hiệu hợp đồng mua bán xe ô tô giữa công ty TNHH MTV Đông Phong Cần thơ
với ông Trương Văn Liêm là hợp lý. Cụ thể Tòa án đã chỉ ra rõ lỗi dẫn đến vô hiệu
hiệu đồng của các bên giao dịch là ngang nhau, vì hợp đồng ghi đại diện bên mua là
bà Dệt nhưng đứng ra giao dịch ký kết lại là ông Liêm là không đúng quy định của
pháp luật. Và bà Dệt cũng không phải là người đại diện của công ty TNHH SX-TM
Thành Thảo khi đứng ra thực hiện giao dịch, ký kết hợp đồng. Vì vậy các bên
khơng phát sinh quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên đã ký kết, hồn trả
cho nhau những gì đã nhận.
Câu 2.4. Nếu hợp đồng bị vơ hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng khơng?
Vì sao?
Theo nhóm em, nếu hợp đồng bị vơ hiệu thì khơng áp dụng phạt vi phạm hợp
đồng vì theo khoản 1 Điều 418 BLDS 2015: “Phạt vi phạm là sự vi phạm giữa các

bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên
bị vi phạm”. Theo tinh thần của BLDS 2015, cùng với Luật thương mại, vi phạm
hợp đồng chỉ áp dụng trong giai đoạn thực hiện hợp đồng. Điều đó có nghĩa là
phạt vi phạm hợp đồng chỉ áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có hiệu lực và
phải thực hiện. Bởi lẽ, nếu hợp đồng vơ hiệu thì sẽ khơng phát sinh quyền và nghĩa
vụ của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, mà nếu không phát sinh
quyền và nghĩa vụ thì áp dụng phạt vi phạm hợp đồng cũng khơng có lợi ích gì


11

Do đó, nếu hợp đồng khơng có hiệu lực (vơ hiệu) thì khơng áp dụng quy định về
phạt vi phạm hợp đồng.2
Câu 2.5. Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi
trên như thế nào và suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này của Tòa án
nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi đó là Tịa
án khơng xét u cầu phạt vi phạm hợp đồng của cả nguyên đơn và bị đơn vì hợp
đồng mua bán xe ơ tơ ngày 26/5/2012 giữa công ty Đông Phong Cần Thơ và ông
Liêm, bà Dệt là hợp đồng vơ hiệu.
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tịa án là có căn cứ pháp luật và hợp lí. Bởi vì
Tịa án khơng hủy bỏ hợp đồng mua bán này mà tuyên hợp đồng vô hiệu. Theo đó,
hợp đồng vơ hiệu khơng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên ngay từ thời điểm
giao kết, không ràng buộc trách nhiệm của các bên đã giao kết trong hợp đồng. Mặt
khác, căn cứ theo khoản 1 Điều 427 BLDS 2015 quy định: “Khi hợp đồng bị hủy
bỏ thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực
hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.” Điều đó cho thấy rằng việc hủy bỏ hợp
đồng vẫn cho phép áp dụng thỏa thuận về phạt vi phạm, về bồi thường thiệt hại
nhưng hợp đồng vơ hiệu thì khơng.

Sở dĩ có sự khác biệt trên là vì khi hợp đồng bị vơ hiệu thì hợp đồng khơng phải
thực hiện và khi hợp đồng khơng phải thực hiện thì khơng có vi phạm hợp đồng và
khi khơng có vi phạm hợp đồng thì thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng, về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng khơng có ý nghĩa. 3 Tóm lại, bởi vì Tịa án đã
tun bố hợp đồng giữa cơng ty Đơng Phong Cần Thơ và ông Liêm, bà Dệt là hợp
đồng vô hiệu nên việc không áp dụng phạt vi phạm hợp đồng là hồn tồn có cơ sở,
đủ thuyết phục.

2 Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận Bản án Tập 2, Nxb Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 599.
3 Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án Tập 2, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 786


12

Câu 2.6. Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng
và hủy bỏ hợp dồng do có vi phạm.
Giống nhau:
Đều là hành vi pháp lý của một bên trong hợp đồng làm căn cứ chấm dứt hợp
đồng khi có những điều kiện do pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa thuận.
Bên hủy bỏ, đơn phương chấm dứt phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc
hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Đều có hậu quả là kết thúc việc thực hiện hợp đồng
Do một bên thực hiện
Chỉ không phải bồi thường khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong
hợp đồng. Đây cũng là điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm
dứt hợp đồng.
Khác nhau:


Các trường hợp

Hủy bỏ hợp đồng
(Điều 423 Bộ luật dân sự
2015)

Đơn phương chấm dứt hợp
đồng
(Điều 428 Bộ luật dân sự
2015)

Bên kia vi phạm hợp đồng là
điều kiện hủy bỏ mà các bên đã
thỏa thuận.
Bên kia vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ hợp đồng.
Trường hợp khác do luật quy
định.

Khi một bên vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ trong hợp
đồng:
Do hai bên thỏa thuận.
Do pháp luật quy định.


13

Điều kiện áp dụng


Hậu quả pháp lý

Một bên vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ trong hợp đồng
Một bên vi phạm hợp đồng là
hoặc các bên có thỏa thuận
điều kiện hủy bỏ mà các bên đã
hoặc pháp luật có quy định.
thỏa thuận.
Có nghĩa là, đơn phương
Một bên vi phạm nghiêm trọng chấm dứt hợp đồng có thể dựa
nghĩa vụ hợp đồng;
trên sự thỏa thuận của các bên
Các trường hợp pháp luật có
hoặc theo quy định của pháp
quy định, như: Chậm thực hiện luật mà không cần xuất phát
nghĩa vụ, hợp đồng không có
từ sự vi phạm hợp đồng.
khả năng thực hiện, tài sản bị
Khơng bắt buộc phải có sự vi
mất, hư hỏng
phạm hợp đồng bởi hai bên có
thể thỏa thuận hoặc do pháp
luật quy định.

Hợp đồng khơng có hiệu lực từ
thời điểm giao kết, các bên
không phải thực hiện nghĩa vụ
đã thỏa thuận.
Hồn trả cho nhau những gì đã

nhận sau khi trừ đi chi phí.

Hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông
báo chấm dứt. Các bên không
phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ. Hợp đồng có hiệu lực cho
đến thời điểm thông báo chấm
dứt. Hợp đồng dừng thực hiện
và chấm dứt hiệu lực của hợp
đồng.
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có
quyền u cầu bên kia thanh
tốn phần nghĩa vụ đã thực
hiện.

Câu 2.7. Ơng Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên
khơng? Vì sao? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ơng Minh hồn tồn có quyền hủy bỏ
hợp đồng chuyển nhượng nêu trên. Vì căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
423 BLDS 2015: “Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường
thiệt hại trong trường hợp sau đây: b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp
đồng”. Tại khoản 2 của Điều luật này có quy định: “Vi phạm nghiêm trọng là việc
không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia khơng đạt
được mục đích của việc giao kết hợp đồng”.


14

Như vậy, ta có thể thấy hợp đồng ký kết giữa ông Minh và ông Cường là hợp

pháp , ông Minh đã giao đất cho ông Cường, tuy nhiên ông Cường lại không trả tiền
cho ông Minh dù cho đã được nhắc nhở nhiều lần. Trong giao dịch dân sự trên thì
mục đích của ơng Cường là quyền sử dụng đất đã đạt được; tuy nhiên cịn mục đích
của ơng Minh là số tiền nhận được từ việc chuyển giao thì vẫn chưa đạt được. Do
đó mà có thể nói ông Cường đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; vì vậy
ơng Minh có quyền hủy bỏ hoặc u cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng
để nhận lại đất.


15

VẤN ĐỀ 3: ĐỨNG TÊN GIÙM MUA BẤT ĐỘNG SẢN
Tóm tắt Quyết định giám dốc thẩm số 17/2015/DS-GĐT ngày 19/5/2015 của
Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kiện địi tài sản.
Bà Tuệ sống ở Nhật Bản nhưng có nguyện vọng mua nhà ở Việt Nam nên bà đã
nhờ ơng Bình đứng tên mua giúp. Ơng Bình khơng có hộ khẩu ở Hà Nội nên đã nhờ
bà Vân tìm mua giùm căn nhà 16-B20 với giá 320 chỉ vàng và hợp đồng dịch vụ
điện nước tổng cộng là 356 chỉ vàng. Khi bà Tuệ giao tiền cho ơng Bình thì ơng
khơng viết giấy biên nhận. Khi về lại Nhật thì bà có đồng ý cho ơng Bình ở để trơng
nhà.
Ơng Bình khơng báo với bà Tuệ về việc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ơng Bình và bà Vân. Bà Tuệ yêu cầu ông
sang tên nhà đất cho bà, ơng Bình đồng ý trả nhà nhưng địi bà Tuệ phải chia hoặc
trả cho ông một số tài sản khác coi như là cơng ơng Bình trơng nhà. Và bà cũng có
mua nhà cho ơng ở Yến Bái và ở Phú Thọ. Vì thế bà Tuệ đã khởi kiện địi lại nhà
Tịa án cấp sơ thẩm buộc ơng Bình phải trả nhà nhưng khơng tính cơng sức quản
lí, giữ gìn nhà cho ơng Bình là khơng đảm bào quyền lợi cho gia đình ơng Bình.
Tịa án cấp phúc thẩm cho rằng tại thời điểm mua nhà thì bà Tuệ chưa có quyền
mua nhà tại Việt Nam, nên bà Tuệ chỉ có quyền địi lại số tiền đã đưa cho ơng Bình
nhưng bà Tuệ khơng u cầu nên khơng chấp nhận yêu cầu của bà Huệ là không

đúng và không đảm bào quyền lợi của bà Tuệ.
Vì vậy hủy tồn bộ bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm, giao hồ
sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại
Câu 3.1: Việc Tòa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ
tiền ra mua và nhờ ơng Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết phục khơng? Vì sao?
Việc Tịa án nhân dân tối cao xác định định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền
ra mua và nhờ ơng Bình, bà Vân đứng tên hộ là hồn tồn thuyết phục.
Vì ơng Bình, bà vân có nhận tiền của bà Tuệ được chứng minh bởi “Giấy cam
đoan xác định nhà ở” lập ngày 7/06/2001 và “Giấy khai nhận tài sản” ngày
09/8/2001, cả hai đều có chữ kí của ơng Bình và bà Vân. Khai nhận của ơng Bình


16

tại Tòa sơ thẩm và Giám đốc thẩm mâu thuẫn với nhau về nguồn gốc số vàng dùng
để mua nhà. Bà Vân xác nhận chỉ là đứng tên hộ trong hợp đồng mua nhà và đã
được ơng Bình, bà Tuệ nhờ viết “Giấy cam đoan xác định tài sản nhà ở” ngày
28/10/1994. Tại “Biên bản hòa giải” ngày 5/10/2010 và ngày 14/10/2010 ơng Bình
cũng thừa nhận căn nhà là do bà Tuệ đưa tiền mua và bà vân là người đứng tên
cùng. Đồng thời, anh Hải (con của ơng Bình) cũng xác nhận bà Tuệ là người mua
nhà.
Câu 3.2. Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên khơng? Vì sao?
Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ khơng thể đứng tên.
Vì bà Tuệ mua nhà năm 1992 tại thời điểm này Pháp lệnh nhà ở năm 1991 có
quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Điều 4 nhưng tại điều này chỉ
quy định người Việt Nam định cư ở nước ngồi có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam
với mục đích kinh doanh nhưng bà Tuệ lại mua nhà với mục đích để ở nên khơng
được phép.
Câu 3.3. Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở Việt Nam
không?

Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ được đứng tên mua nhà ở Việt Nam.
Theo khoản 2 Điều 7 văn bản hợp nhất số 09/VBHN-VPQH thì đối tượng được
sở hữu nhà ở tại Việt Nam là “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.
Theo khoản 1 Điều 8 của văn bản trên quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngồi thì phải được phép nhập
cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện
quy định tại Điều 160 của Luật này.”
Theo khoản 1 Điều 186 Luật đất đai 2013 quy định thì “Người Việt Nam định
cư ở nước ngồi thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của
pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại
Việt Nam.”
Như vậy, để người Việt Nam định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt
Nam thì phải được cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt


17

Nam, cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên và có quyền sở hữu nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam.
Theo khoản 6 Điều 5 Luật đất đai 2013 thì “Người sử dụng đất được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng
đất theo luật này bao gồm:…6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật về quốc tịch”. Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngồi đã thơi
quốc tịch Việt Nam sẽ khơng được phép nhận quyền sử dụng đất.
Trong quyết định số 19/2015/DS-GĐT cho biết:
Theo “giấy chứng nhận” ngày 12/6/2009 của Tổng lãnh sự quán nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản thì bà Tuệ vẫn có
quốc tịch Việt Nam. Ngày 18/6/2009 bà Tuệ được cấp “giấy miễn thị
thưc” để bà Tuệ nhập cảnh về Việt Nam nhiều lần đến ngày 18/6/2014,
mỗi lần nhập cảnh tạm trú không quá 90 ngày.

Do đó, bà Tuệ có đủ các điều kiện được đứng tên mua nhà ở Việt Nam.
Câu 3.4. Ngày nay, theo Tịa án nhân dân tối cao, bà Tuệ có được công nhận
quyền sở hữu nhà trên không? Hướng giải quyết này của Tịa án nhân dân tối
cao đã có tiền lệ chưa?
Theo Tòa án nhân dân tối cao
Bà Tuệ được cơng nhận quyền sở hữu nhà trên. Vì vậy, trong trường hợp
này phải công nhận cho bà Tuệ được quyền sở hữu nhà 16-B20 và xem
xét đến công sức quản lý, gìn giữ nhà cho gia đình ơng Bình trên cơ sở
xác định giá nhà đất theo giá thị trường ở thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ
đi số tiền mua nhà đất do bà Tuệ bỏ ra, phần giá trị cịn lại chia đơi cho
bà Tuệ và ơng Bình. Hướng giải quyết của Tịa án đã có tiền lệ. Đó
chính là trong án lệ số 02/2016/AL (nguồn của án lệ là quyết định số
27/2010/DS-GDT ngày 08-7-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp địi lại tài sản” tại tỉnh Sóc
Trăng giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thảnh với bị đơn là ơng
Nguyễn Văn Tám; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn
Thị Yêm).


18

Câu 3.5. Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà
Tuệ bỏ ra và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như thế nào?
Theo Toà án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ ra
và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được chia đơi cho bà Tuệ và ơng Bình
do bà Tuệ là chủ sở hữu ngơi nhà trên cịn ơng Bình có cơng sức quản lý, giữ gìn
ngơi nhà.
Đoạn văn bản thể hiện: phần Xét thấy của Quyết định giám đốc thẩm số
17/2015/DS-GĐT ngày 19/05/2015:
Vì vậy, trong trường hợp này phải công nhận cho bà Tuệ được quyền sở

hữu nhà 16-B20 và xem xét đến cơng sức quản lý, giữ gìn nhà chơ gia
đình ơng Bình trên cơ sở xác định giá nhà đất theo giá thị trường ở thời
điểm xét xử sơ thẩm, trừ đi số tiền mua nhà đất do bà Tuệ bỏ ra, phần
cịn lại chia đơi cho bà Tuệ và ơng Bình…
Câu 3.6. Hướng giải quyết trên của Tịa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa?
Nếu có, nêu Án lệ đó
Hướng giải quyết trên của Tịa án nhân dân tối cao đã có Án lệ, cụ thể đó là Án
lệ số 02/2016.
Tóm tắt Án lệ
Bà Thảnh khởi kiện yêu cầu ông Tám trả lại cho bà 1.260.000.000 đồng vì cho
rằng bà là người trực tiếp giao dịch, trả tiền nhận chuyển nhượng của vợ chồng ơng
Hêng Tính 7.595,7m đất, nhưng vì bà là người Việt Nam định cư ở nước ngồi nên
nhờ ơng Tám (em của bà) đứng tên, nhưng không được bà đồng ý ông Tám đã
chuyển nhượng tồn bộ diện tích đất cho Cơng ty TNHH Minh Châu để nhận
1.260.000.000 đồng.
2

Tuy bà Thảnh là người bỏ 21,99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất (tương đương
khoảng 27.047.700 đồng). Nhưng giấy tờ chuyển nhượng đứng tên ông Tám và sau
khi nhận chuyển nhượng ông Tám quản lý đất, sau đó chuyển nhượng cho người
khác. Như vậy, lẽ ra phải xác định ơng Tám có cơng sức trong việc bảo quản, giữ
gìn, tơn tạo làm tăng giá trị đất nên phải xác định số tiền trên (sau khi trừ tiền gốc
tương đương 21,99 chỉ vàng của bà Thảnh) là lợi nhuận chung của bà Thảnh và ông


19

Tám. Đồng thời xác định công sức của ông Tám để chia cho ông Tám một phần
tương ứng với công sức của ông mới đúng và đảm bảo quyền lợi của các đương sự
(Trường hợp khơng xác định được chính xác cơng sức của ơng Tám thì phải xác

định bà Thảnh, ơng Tám có cơng sức ngang nhau để chia).
Nội dung án lệ
Tuy bà Thảnh là người bỏ 21,99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất (tương đương
khoảng 27.047.700 đồng). Nhưng giấy tờ chuyển nhượng đứng tên ông Tám và sau
khi nhận chuyển nhượng ơng Tám quản lý đất, sau đó chuyển nhượng cho người
khác. Như vậy, lẽ ra phải xác định ơng Tám có cơng sức trong việc bảo quản, giữ
gìn, tơn tạo làm tăng giá trị đất nên phải xác định số tiền trên (sau khi trừ tiền gốc
tương đương 21,99 chỉ vàng của bà Thảnh) là lợi nhuận chung của bà Thảnh và ông
Tám. Đồng thời xác định công sức của ông Tám để chia cho ông Tám một phần
tương ứng với công sức của ông mới đúng và đảm bảo quyền lợi của các đương sự
(Trường hợp khơng xác định được chính xác cơng sức của ơng Tám thì phải xác
định bà Thảnh, ơng Tám có cơng sức ngang nhau để chia).
Câu 3.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối
cao.
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tịa án nhân dân tối cao là thuyết phục và hợp
lí. Cụ thể, Tịa án đã chia phần giá trị chênh lệch giữa số tiền mua nhà đất do bà Tuệ
bỏ ra với giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp theo hướng ơng Bình và bà Tuệ
mỗi người một nửa. Đây là một giải pháp cơng bằng của Tịa án khi chia giá trị tăng
thêm cho cả ơng Bình và bà Tuệ bởi vì khơng thể để một người thụ hưởng hết phần
giá trị đó. Mặc khác, bởi vì khơng thể xác định được phần của từng người nên Tòa
án chia đơi phần giá trị gia tăng cho cả ơng Bình và bà Tuệ là hồn tồn có cơ sở.
Hội đồng thẩm phán đã giải quyết theo hướng phải căn cứ vào cơng sức quản lí, giữ
gìn nhà cửa của ơng Bình cũng như cần phải đảm bảo quyền lợi cho bà Tuệ. Trong
thực tiễn xét xử, hầu hết các vụ việc tương tự đều được Tòa án giải quyết theo
hướng chia phần gia tăng cho bên nhờ đứng tên giùm và bên đứng tên giùm theo
phần ngang nhau. Tóm lại, đây là hướng giải quyết thỏa đáng, thuyết phục của Tịa
án, cần được duy trì và phát triển trong các vụ việc tương tự.


20


VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU
Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được cơng
bố trên Tạp chí chun ngành Luật từ năm 2018 đến nay
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
1. Nguyễn Võ Linh Giang (2019), “Giải thích hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật Pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2019, trang 26.
2. Võ Thị Thanh Linh – Đoàn Thanh Hải (2019), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong hợp đồng giao kết từ xa – Giải pháp “quyền rút lui” của pháp luật châu
Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2019, trang 45.
3. Hoàn Đức Lương - Hà Thị Thúy (2020), “Đánh giá và đề xuất diễn giải áp dụng
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt
hợp đồng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2020, trang 38-47.
4. Nguyễn Minh Oanh (2019), “Các biện pháp khắc phục do vi phạm hợp đồng theo
Bộ nguyên tắc về luật hợp đồng châu Âu – Giá trị tham khảo cho Việt Nam”, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, 2019, trang 36.
5. Phan Vũ (2019), “Hợp đồng thông minh và một số vấn đề pháp lý đặt ra”, tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, 2019, trang 39.
Tạp chí Khoa học pháp lý:
1. Đặng Thái Bình (2019), “Điều kiện áp dụng chế định hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba trong Bộ luật dân sự Việt Nam – So sánh với pháp luật Nhật bản”, Tạp
chí Khoa học pháp lý, Số 08(129)/2019, trang 39-51.
2. Đinh Thị Chiên (2019), “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của
người sử dụng lao động”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 09(130)/2019, trang 49-60.
3. Đỗ Văn Đại – Lê Ngọc Anh (2019), “Thỏa thuận không cạnh tranh sau khi chấm
dứt hợp đồng lao động – Kinh nghiệm của nước ngoài cho Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học pháp lý, Số 09(130)/2019, trang 61-76.


21


4. Nguyễn Hoàng Thái Hy (2020), “Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng do sự thay đổi cơ bản của hồn cảnh theo quy định của Cơng ước Vienna năm
1980”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 05(135)/2020, trang 49-61.
5. Trần Thăng Long (2020), “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đầu tư
quốc tế”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 04(134)/2020, trang 103.
6. Trần Thị Thuận Giang – Lê Tấn Phát (2020), “Hiệu lực của hợp đồng theo Công
ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: “Khoảng xám” cho xu
hướng quay về áp dụng pháp luật quốc gia?”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số
05(126)/2019, trang 90-102.
Tạp chí Tịa án nhân dân
1. Tưởng Duy Lượng – Lê Thị Hòa (2018), “Bàn về một số loại hợp đồng thơng
dung”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2018, trang 1-11.
2. Lê Xuân Hiền – Trương Thị Tố Uyên (2020), “Quy định về sửa đổi hợp đồng tại
Điều 421 Bộ luật Dân sự năm 2015 – một số bất cập và kiến nghị hồn thiện, Tạp
chí Tịa án nhân dân, Số 16/2020, trang 16-21.
Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử
1.Trịnh Tuấn Anh (2019), “Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn - thực trạng và hướng
hồn thiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, 2019
2. Trịnh Tuấn Anh (2020), “Hợp đồng vô hiệu do khơng tn thủ quy định về hình
thức - thực trạng và hướng hồn thiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, 2020.
3. Nguyễn Quan Hiền (2018), “Giao dịch bảo đảm trong hợp đồng tín dụng phần
1,2,3”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, 2018.
4. Lê Thị Diễm Phương (2020), “Khái niệm về điều kiện trong loại hợp đồng có
điều kiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, 2020.
5. Thanh Trà (2018), “Các loại tài sản, hợp đồng được đăng ký biện pháp bảo đảm
theo yêu cầu”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, 2018.


22


Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
1. Tưởng Duy Lượng (2019), “Bảo đảm quyền lợi cho người yếu thế trong quan hệ
hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 21/2019, trang 48-52
2. Tưởng Duy Lượng (2018), “Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng Điều 129 Bộ
luật Dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức”,
Số 9 (361)/2018 , tr. 42 - 46; 56
Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên
Để biết và xem những bài viết trên, đầu tiên chúng ta có thể lên thư viện tìm đọc
Thứ hai, ta có thể truy cập trang web chính thức của các Tạp chí khoa học kể
trên. Sau đó, chúng ta nhấn vào ơ tìm kiếm và gõ từ khóa năm 2018, cuối cùng
chúng ta dị tìm, lọc những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được cơng bố
trên tạp chí từ đầu năm 2018 đến nay.
1. />2. />3. />4. />

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Bộ luật Dân sự 2005
Bộ luật dân sự 2015
Luật đất đai 2013

Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-VPQH
Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án,
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
Án lệ số 02/2016.
/> /> /> />


×