Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Phân tích mô hình kinh doanh của trang trivago vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN
NHẬP MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ T!I:
PHÂN TÍCH MƠ HÌNH KINH DOANH CỦA TRANG TRIVAGO.VN. TỪ
VIỆC PHÂN TÍCH MƠ HÌNH KINH DOANH CỦA TRIVAGO.VN HÃY
ĐÁNH GIÁ SỰ TH!NH CƠNG V! NHỮNG TỒN TẠI CỦA MƠ HÌNH
DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP N!Y

Sinh viên thực hiện

DƯƠNG PHƯƠNG TRINH
ĐO!N THỊ HỊA

Giảng viên hướng dẫn

NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ

Ngành

CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

Chun ngành

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Lớp

D13HTTMDT1



Khóa

2018-2023
Hà Nội, tháng 05 năm 2020

PHIẾU CHẤM ĐIỂM


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TMĐT................................2
1.

Lịch sử..................................................................................................2
1.1.

Sự hình thành thương mại điện tử..................................................2

1.2.

Các mốc phát triển..........................................................................3

2.

Khái niệm thương mại điện tử..............................................................5

3.

Các hình thức thương mại điện tử........................................................6
3.1.


Mơ hình thương mại điện tử B2B..................................................6

3.2.

Mơ hình thương mại điện tử B2C..................................................7

3.3.

Mơ hình thương mại điện tử B2E...................................................7

3.4.

Mơ hình thương mại điện tử B2G..................................................7

3.5. Mơ hình thương mại điện tử G2B......................................................8
3.6.

Mơ hình thương mại điện tử G2G..................................................8

3.7.

Mơ hình thương mại điện tử G2C..................................................8

3.8.

Mơ hình thương mại điện tử C2C..................................................8

3.9.

Mơ hình thương mại điện tử C2B..................................................9


3.10. Online-to-offline (O2O).................................................................10
4.

Những ứng dụng của thương mại điện tử...........................................10

5.

Các đăc trưng của TMĐT...................................................................11

6.

So sánh thương mại truyền thống và thương mại điện tử..................15

7.

Thương mại điện tử tại Việt Nam.......................................................17
7.1. Thị trường thương mại điện tử Việt nam năm 2019.........................17
7.2. Chỉ số thương mại điện tử tại Việt Nam...........................................18


CHƯƠNG II: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRIVAGO.VN QUA CÁC
GIAI ĐOẠN VÀ PHÂN TÍCH MƠ HÌNH DOANH THU CỦA DOANH
NGHIỆP.........................................................................................................20
1.

Giới thiệu chung.................................................................................20

2.


Mơ hình kinh doanh và các dịch vụ Trivago cung cấp cho khách

hàng, đối tác...............................................................................................23
3.

Mở rộng thêm về Trivago...................................................................29

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ SỰ THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI
CỦA MƠ HÌNH DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP.........................33
1.

Những điều Trivago đã làm được:.....................................................33

2.

Việc xử lý dữ liệu cá nhân khi người dung sử dụng dịch vụ..............35

3.

Về mặt tồn tại:....................................................................................37

T!I LIỆU THAM KHẢO
7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên tiếng Anh


Ý nghĩa

TMĐT(EC)

e-commerce

Thương Mại Điện Tử


B2B

Business – To –
Business

Doanh nghiệp với
doanh nghiệp

B2C

Business – To –
Consumer

Doanh nghiệp với
khách hàng

B2E

Business-to-Employee Doanh

nghiệp


với

nhân viên

B2G

Business to
Government

Doanh nghiệp
Chính phủ

với

G2B

Government to
Business

Chính phủ với Doanh
nghiệp

G2G

Government to
Government

Chính phủ với Chính
phủ


G2C

Government to Citizen

Chính phủ với Công
dân

C2C

Consumer to
Consumer

Khách hàng với
Khách hàng

C2B

Consumer to Business

Khách hàng với
Doanh nghiệp

DANH MỤC HÌNH ẢNH
H1.1: Cấp độ phát triển của TMĐT................................................................5
H2.1:
Giao
diện
của
trivago

.........................................................................................................................
21
H2.2: Trivago đã được thành lập hơn 14 năm và là người tiên phong trong
việc so sánh các mức giá khách sạn trên toàn cầu


.........................................................................................................................
21
H2.3: Quá trình hình thành và phát triển của Trivago
.........................................................................................................................
22
H2.4:
Đội
ngũ
lãnh
đạo
của
Trivago
.........................................................................................................................
23
H2.5: Đăng ký bán phịng trên Trivago đơn giản, nhanh chóng
.........................................................................................................................
30
H3.1:
Hình
ảnh
website
trivago
.........................................................................................................................
34

H3.2:
Những
đánh
giá
của
người
dùng
.........................................................................................................................
38


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay thương mại điện tử tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh
và cũng là một thị trường đầy tiềm năng, cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp
trong nước và ngồi nước. Bên cạnh đó thì phải kể đến trang Trivago.vn –một
trong những trang web là cơng cụ tìm kiếm tập trung chủ yếu về ngành du
lịch và khách sạn và có khoảng 90 triệu lượt truy cập mỗi tháng từ 52
platform quốc tế trên toàn thế giới. Từ đó chúng tơi chọn đề tài “ Phân tích
mơ hình kinh doanh của trang Trivago.vn’’ để phân tích mơ hình hoạt động
của cơng ty ,từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá sự thành công và những
tồn tại giúp Trivago.vn hoàn thiện hơn nữa trong thời gian sắp tới. Trong
phạm vi giới hạn của một đề tài nghiên cứu mơn học, nhóm tập trung vào
thực hiện những mục tiêu đề ra như sau:
Mục tiêu 1: Tìm hiểu tổng quan thị trường thương mại điện tử ở Việt
Nam.
Mục tiêu 2: Lịch sử phát triển của Trivago.vn qua các giai đoạn và
phân tích mơ hình doanh thu của doanh nghiệp.
Mục tiêu 3: Đánh giá những thành công và tồn tại của doanh nghiệp,
đưa ra nhận xét, kiến nghị cải thiện.



CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TMĐT
1. Lịch sử

Sự hình thành thương mại điện tử

2.

Tiền thân của Thương mại điện tử là EFT (Electronic Fund Transfer:
chuyển tiền điện tử) giữa các tổ chức, được phát triển vào những năm 70 của
thế kỷ trước. Tiếp theo là EDI (Electronic Data Interchange: trao đổi dữ liệu
điện tử) – công nghệ dùng để chuyển văn bản, dữ liệu giữa các doanh nghiệp
lớn.
Rồi đến lượt Internet ra đời vào năm 1969, ban đầu chỉ dùng trong chính phủ
Mỹ, sau đó là đến các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó Internet được
thương mại hóa dẫn đến sự ra đời của World Wide Web vào những năm đầu
1990 và hình thành tên gọi Thương mại điện tử.
Ở Việt Nam, Internet có mặt vào năm 1997, và trở nên phổ dụng vào
năm 2000. Khái niệm Thương mại điện tử vẫn còn xa lạ với nhiều người
trong những năm 2000 – 2003. Từ năm 2004, Thương mại điện tử dần trở nên
phổ biến hơn.
Top 3 các công ty Thương mại điện tử | E-Commerce (TMĐT) hàng
đầu:
Thế giới: Amazon, Ebay, Alibaba.
Việt Nam: Lazada, Tiki, Adayroi.
Top 3 doanh nhân tỷ phú thành công nhờ Thương mại điện tử | ECommerce (TMĐT):

Jeff Bezos, sáng lập - Lãnh đạo Amazon.com trở thành website số 1 thế
kiêm CEO Amazon


giới về Thương mại điện tử.
- Dẫn đường Alibaba.com đạt vị trí số 1 về Thương
1


Jack Ma, sáng lập
kiêm chủ tịch điều mại điện tử tại Trung Quốc và châu Á.
hành Alibaba

Anthony

Tan, đồng - Đã góp phần biến Grab trở thành một trong những

sáng lập kiêm CEO dịch vụ gọi xe hàng đầu ở Đông Nam Á.
Grab
Các mốc phát triển

3.

3.1. Giai đoạn “trang Web giới thiệu” (bắt đầu khoảng giữa năm 1995)

Tuy còn hạn chế về công nghệ, nhưng các công ty đã sớm nhận ra giá
trị của Internet nói chung và Web nói riêng. Cho đến cuối năm 1995, khoảng
34% trong số 500 công ty hàng đầu thế gới trong danh sách Ffortune đã lập
trang Web riêng. Một năm sau, con số này đã lên tới gần 80%.
Các trang Web thế hệ đầu tiên chủ yếu chỉ có dạng tĩnh và chức năng
multimedia đơn giản, mọi giao dịch liên lạc vẫn qua các phương tiện truyền
thống.
3.2. Giai đoạn “TMĐT” (bắt đầu khoảng giữa năm 1997)


Giai đoạn này bước đầu là tập trung vào các ứng dụng cho phép tiến
hành giao dịch và tương tác giữa công ty với khách hàng là người tiêu dùng
qua Internet. Như vậy, TMĐT mới chỉ dừng lại ở việc mua bán trên mạng.
Các hãng lớn đề sử dụng công cụ cho phép các nhân hóa, tự phục vụ, sự trực
tiếp, và thông tin. Nhiều ứng dụng tại các công ty lớn như MCI woeldcom
cho phép người dùng trả tiền trên mạng, hợp nhất hóa đơn, phân tích và báo
cáo, xử lý thanh tốn.
Giai đoạn này cịn đặc trưng bởi “chứng nghiện.com” , yếu tố quan trọng
nhất dẫn đến thành công của một công ty là khả năng xây dựng thương hiệu

2


Internet, khả năng tiếp thị, cá biệt hóa thơng tin và giao dịch với khách hàng,
tạo môi trường mạng thu hút khách hàng ghé thăm nhiều lần.
3.3. Giai đoạn “kinh tế điện tử” (bắt đầu từ năm 1999)

Những bước đầu tiên là tập trung vào các ứng dụng cho phép tiến hành
giao dịch và tương tác giữa công ty với khách hàng, doanh nghiệp qua
Internet.
Yếu tố để “kinh tế điện tử” thành cơng là phải tạo được quy trình hợp
lý, tặng cường khả năng cải tiến và tích hợp; bên cạnh đó phải sử dụng các
ứng dụng tốc độ cao, tích hợp tốt dữ liệu.
3.4. Giai đoạn “Doanh nghiệp điện tử” (bắt đầu vào giữa năm 2000)

Tất cả các hoạt động đều diễn ra bằng cách kết hợp các tài sản vật chất
truyền thống với khả năng hoạt động mạng. Để có thể thực hiện tất cả những
hoạt động đó thì yêu cầu ần thiết đối với doanh nghiệp là tốc độ và sự nhanh
nhạy mà chỉ có thể được nhờ vào thành lập những mơ hình kinh doanh mạng.


H1.1: Cấp độ phát triển của TMĐT
3


4. Khái niệm thương mại điện tử

Theo nghĩa rộng, TMĐT là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng
các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thống tin số hóa.
Theo luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật TM Quốc
tế năm 1996: “TMĐT là việc sử dụng thông tin dưới dạng một thông điệp dữ
liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại”.
Theo Đại hội đồng WTO: “TMĐT là việc sản xuất, phân phối,
marketing, bán, hoặc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện
tử”.
Un thì đưa ra định nghĩa:
Phản ánh các bước TMĐT, theo chiều ngang: “TMĐT là việc thực hiện
toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và
thanh tốn thơng qua các phương tiện điện tử”.
Phản ánh góc độ quản lý Nhà nước, theo chiều dọc thì TMĐT bao gồm:
 Cơ sở hạng tầng cho sự phát triển TMĐT
 Thông điệp
 Các quy tắc cơ bản
 Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực
 Các ứng dụng
Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thơng qua
mạng Internet và các mạng viễn thơng khác.
Khi nói về thương mại điện tử ,người ta hay nhầm lẫn với khái niệm của
kinh doanh điện tử .Tuy nhiên thương mại điện tử đôi khi được xem là tập
con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua ban
trực tuyến trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các

công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có
hay khơng có lợi nhuận , vì vậy tăng lợi ích với khách hàng.
4


5. Các hình thức thương mại điện tử
6.

Mơ hình thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện
tử giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ
giữa các công ty với nhau. Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng
ảo và thị trường ảo.
Hạ tầng ảo là cấu trúc của B2B chủ yếu bao gồm những vấn đề sau:
Cung cấp các dịch vụ ứng dụng - tiến hành, máy chủ và quản lý
phần mềm trọn gói từ một trung tâm hỗ trợ (ví dụ Oracle và Linkshare);
Các nguồn chức năng từ bên ngồi trong chu trình thương mại điện
tử như máy chủ trang web, bảo mật và giải pháp chăm sóc khách hàng;
Các phần mềm giải pháp đấu giá cho việc điều hành và duy trì các
hình thức đấu giá trên Internet;
Phần mềm quản lý nội dung cho việc hỗ trợ quản lý và đưa ra nội
dung trang Web cho phép thương mại dựa trên Web.
Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà
người mua người bán trao đổi qua lại với nhau và thực hiện giao dịch.

7.

Mơ hình thương mại điện tử B2C
Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người
tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thơng tin, mua các hàng

hố thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm
thơng tin (hoặc hàng hố về ngun liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như
phần mềm, sách điện tử) và các hàng hố thơng tin, nhận sản phẩm qua mạng
điện tử.

5


8.

Mơ hình thương mại điện tử B2E
Mơ hình thương mại điện tử B2E là một hình thức thương mại điện tử sử
dụng mạng máy tính, cho phép doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới
nhân viên trong doanh nghiệp. Hình thức này thường khơng phổ biến và chỉ
được thực hiện ở các doanh nghiệp lớn.
Một số ví dụ về ứng dụng B2E như:
 Chính sách quản lý bảo hiểm trực tuyến
 Thông báo phổ biến doanh nghiệp
 Cung ứng các yêu cầu trực tuyến
 Báo cáo lợi ích dành cho nhân viên

9.

Mơ hình thương mại điện tử B2G
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định
nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính cơng. Nó bao
hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt
động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có
hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính cơng có vai trị dẫn đầu trong việc.
Thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu

cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Ở
hình thức này, chính phủ hay khối hành chính cơng sẽ có vai trị dẫn đầu trong
việc thiết lập thương mại điện tử, giúp các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả
hơn. Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của q
trình mua hàng.
3.5. Mơ hình thương mại điện tử G2B
Thương mại điện tử G2B là thương mại giữa chính phủ với doanh
nghiệp, đây là một trong 3 yếu tố chính của chính phủ điện tử. Các hình thức
tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp này thường khơng mang tính
thương mại mà thường là việc cung cấp các thông tin về luật, quy chế, chính
6


sách và các dịch vụ hành chính cơng trực tuyến cho doanh nghiệp qua
internet.
10.

Mơ hình thương mại điện tử G2G
G2G Là hình thức giao dịch trực tuyến khơng mang tính thương mại
giữa các tổ chức chính phủ khác nhau với nhau. Hình thức này thường được
áp dụng tại các nước đa chính phủ, ví dụ tiêu biểu là Anh.

11.

Mơ hình thương mại điện tử G2C
Thương mại G2C là thương mại điện tử giữa chính phủ với cơng dân
hoặc cá nhân riêng lẻ. Mơ hình này tại nước ta thường được thực hiện dưới
hình thức gửi thư trực tiếp và các chiến dịch truyền thơng.

12.


Mơ hình thương mại điện tử C2C
Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương
mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng.
Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của
thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc
nơi các cơng ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các
nhà cung cấp khác nhau.
Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng:
 Đấu giá trên một trang web xác định
 Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua
mạng như Yahoo, Skype,Window Messenger,AOL ...
 Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt)
Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược,
trongđó khách hàng là người điều khiển giao dịch.

7


13.

Mơ hình thương mại điện tử C2B
C2B là mơ hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và
bán lại giá trị đó cho doanh nghiệp. Trái ngược với khái niệm phổ biến
về B2C nơi các công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng
cuối, mơ hình C2B cho phép doanh nghiệp trích xuất giá trị từ người tiêu
dùng và ngược lại.
Các hình thức kinh doanh của C2B:
Các mơ hình kinh doanh của C2B bao gồm mơ hình đấu giá ngược
hoặc mơ hình thu thập nhu cầu, cho phép người mua đặt tên và định giá riêng

cho hàng hóa hoặc dịch vụ của họ. Trang web thu thập giá thầu nhu cầu sau
đó cung cấp giá thầu cho người bán tham gia.
Trong thị trường C2B, các vai trò liên quan đến giao dịch phải được
thiết lập và người tiêu dùng phải cung cấp được giá trị cho doanh nghiệp.
Một hình thức khác của C2B xảy ra khi người tiêu dùng cung cấp
cho doanh nghiệp cơ hội dựa trên phí tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp trên
blog của người tiêu dùng.
3.10. Online-to-offline (O2O)
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng,
bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và
dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử.
Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được
tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt
động thương mại thơng qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương
mại điện tử.
14. Những ứng dụng của thương mại điện tử

Dưới đây là một số ứng dụng trong kinh doanh của thương mại điện tử:
8


 Tự động hóa tài liệu trong chuỗi cung ứng và hậu cần
 Hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế
 Quản lý doanh nghiệp
 Mua hàng theo nhóm
 Trợ lý ảo
 Mua sắm trực tuyến và theo dõi đặt hàng
 Ngân hàng điện tử
 Văn phòng trực tuyến
 Hội thảo truyền thông trực tuyến

 Vé điện tử
 Mạng xã hội
 Mua bán dịch vụ trực tuyến
 An ninh mạng
15. Các đăc trưng của TMĐT

Những tính chất của thương mại điện tử
 Được phát triển dựa trên công nghệ
Thương mại truyền thống đã xuất hiện từ thời xa xưa, cịn thương mại
điện tử là kết quả của việc tích hợp cơng nghệ kỹ thuật số với các quy trình
kinh doanh và các giao dịch kinh tế. Nền tảng công nghệ của thương mại điện
tử là Internet, World Wide Web và các giao thức khác.
 Công nghệ trung gian
Trong thương mại điện tử, người mua và người bán gặp trực tiếp nhau
trong khơng gian ảo thay vì là một địa điểm như thương mại truyền thống. Do
đó thương mại điện tử là một cơng nghệ trung gian.
 Tính quốc tế
9


Trong thương mại điện tử các hoạt động mua bán diễn ra trên các trang
web. Các trang web này có thể truy cập từ bất kỳ nơi nào trên toàn cầu do đó
thương mại điện tử có tính quốc tế.
 Thông tin hai chiều
Công nghệ thương mại điện tử đảm bảo liên lạc hai chiều giữa người
mua và người bán. Một mặt, bằng cách sử dụng thương mại điện tử các cơng
ty có thể giao tiếp với khách hàng thơng qua các trang web. Mặt khác, khách
hàng cũng có thể điền vào các mẫu đơn đặt hàng, phản hồi và tương tác với
các cơng ty có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
 Cung cấp thông tin

Thương mại điện tử đóng vai trị là kênh truyền thơng tốt nhất. Các
công nghệ thương mại điện tử đảm bảo cung cấp thơng tin nhanh chóng với
chi phí rất thấp và cũng làm tăng đáng kể mật độ thơng tin.
 Tính đa ngành
Triển khai thương mại điện tử cần rất nhiều kiến thức về các vấn đề
quản trị, công nghệ, xã hội và pháp lý. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về hành vi
của người tiêu dùng, các công cụ marketing cũng quan trọng như thiết kế các
trang web thương mại điện tử.
Lợi ích mà thương mại điện tử mang lại:
 Thị trường toàn cầu
Đây là lợi thế lớn nhất mà ngành thương mại điện tử cung cấp cho nền
kinh tế toàn cầu. Nó xóa bỏ rào cản về khoảng cách địa lý và ngôn ngữ trong
việc giao dịch giữa các quốc gia mà khơng phải mất thêm bất cứ chi phí nào.
Có thể nói, ngành thương mại điện tử đóng một vai trò rất lớn trong việc đẩy
mạnh nền thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu của
các quốc gia và góp phần mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
10


 Tính khả dụng
Các sàn thương mại điện tử được coi là một thị trường số, nơi các
doanh nghiệp có thể dễ dàng điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh của
mình một cách dễ dàng nhờ các cơng cụ và phần mềm trên hệ thống. Đối với
một nhà kinh doanh, việc điều hành trực tuyến 24/24 giúp họ tăng thêm cơ
hội bán hàng, nhờ đó doanh thu cũng gia tăng. Với một người tiêu dùng, tính
khả dụng của các website thương mại điện tử giúp họ có thể thoải mái mua
sắm trong bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ đâu mà vẫn luôn lựa chọn được
những sản phẩm ưng ý nhất.
 Tiết kiệm ngân sách

So với các hình thức kinh doanh và thương mại truyền thống, hoạt động
của sàn giao dịch thương mại điện tử giúp giảm thiểu đáng kể những chi phí
kinh doanh như quản lý cửa hàng, trả lương cho nhân viên, quản lý kho…
Nhờ việc tiết kiệm chi phí kinh doanh này mà các cửa hàng trên hệ thống có
thể tăng thêm những chương trình khuyến mãi và các dịch vụ ưu đãi cho
khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng tiết kiệm được thời gian, cơng sức
và chi phí đi lại để mua được một món đồ mà mình thích. Nhờ vậy, khơng chỉ
đẩy mạnh hoạt động của nền kinh tế mà thương mại điện tử còn giúp tiết kiệm
ngân sách cho các quốc gia.
 Quản lý hàng tồn kho
Khi tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử thì doanh
nghiệp sẽ được hỗ trợ những ứng dụng có thể tự động hóa trong việc quản lý
hàng tồn kho, từ đó đẩy nhanh quy trình đặt hàng, giao hàng và thanh tốn
đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác cao.
 Tiếp thị mục tiêu chính xác nhất
Nhờ những cơng cụ điện tử trên các website thương mại điện tử hiện
nay mà các doanh nghiệp hồn tồn có quyền truy cập và nghiên cứu cơ sở dữ
11


liệu khách hàng, theo dõi thói quen mua hàng và sở thích của người tiêu dùng,
nhờ đó có thể dễ dàng nắm bắt và kịp thời cập nhật xu hướng tiêu dùng mới.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể dễ dàng
xác định được mục tiêu sao cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng, nhờ đó
đẩy mạnh được doanh thu và có được một lượng khách hàng tiềm năng rất
lớn.
 Làm việc từ bất cứ đâu
Để điều hành một doanh nghiệp hoạt động trên các website thương mại
điện tử thì bạn khơng cần phải ngồi cố định tại một văn phòng hay phịng làm
việc nào đó mà chỉ cần có các thiết bị thơng minh có kết nối Internet là đủ.

Mọi vấn đề sẽ ln được cập nhật một cách chính xác và kịp thời tại bất cứ
lúc nào và nhờ đó, những nhà quản lý có thể đưa ra các phương án xử lý ngay
cả khi họ đang ở nước ngoài hay đi du lịch ở đâu đó.
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà thương mại điện tử mang lại cho nền kinh
tế tồn cầu thì đây cũng là ngành chứa đầy những khó khăn và thách thức.
 Thiếu sự tin tưởng
Mặc dù không phải là tất cả nhưng những vụ “treo đầu dê, bán thịt chó”
khiến cho người mua khi nhận hàng rơi vào tình huống dở khóc dở cười cũng
đã có những tác động khơng nhỏ tới tâm lý mua hàng của người tiêu dùng và
cản trở việc mua sắm trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
 Khơng thể kiểm tra sản phẩm tận tay
Chính vì các giao dịch thương mại điện tử đều diễn ra thông qua mạng
Internet nên khách hàng không thể kiểm tra sản phẩm tận tay mà chỉ dựa vào
những hình ảnh được các cửa hàng đăng tải. Đây chính là nguyên nhân dẫn
tới sự thiếu tin tưởng giữa người mua với người bán được đề cập ở trên. Để
tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng thì một số trang thương mại điện
tử đã xây dựng tính năng review cho các khách hàng đã từng giao dịch trước
12


đó và những phần nhận xét này sẽ được cơng khai ngay phía dưới trang chủ
của các gian hàng. Ngồi ra cịn có tính năng bình chọn số sao cho cửa hàng
dựa trên những gì mà khách hàng được cung cấp.
 Yêu cầu truy cập Internet
Mặc dù độ phủ sóng và phạm vi ảnh hưởng của các sàn giao dịch
thương mại điện tử đã được mở rộng hơn rất nhiều so với hình thức thương
mại truyền thống, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định bởi yêu cầu
truy cập Internet. Một số khu vực khơng có kết nối Internet sẽ không thể tham
gia vào hệ thống thương mại điện tử, đồng thời những khu vực đó lại ít được
đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng nên các hoạt động thương mại truyền thống cũng

gặp rất nhiều khó khăn.
 Đối thủ cạnh tranh
Thị trường rộng lớn hơn và rào cản về khoảng cách địa lý cũng như
ngôn ngữ giữa các quốc gia được xóa bỏ thì việc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp khi tham gia thương mại điện tử cũng trở nên khó khăn và gay gắt
hơn. Nếu khơng có những chiến lược thu hút khách hàng và các chương trình
kinh doanh hấp dẫn thì một website thương mại điện tử sẽ rất khó có thể tồn
tại.
16. So sánh thương mại truyền thống và thương mại điện tử

So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có
một số điểm khác biệt cơ bản sau:
Thương mại truyền thống

Thương mại điện tử

Trong Thương mại truyền thống, các + Các bên tiến hành giao dịch trong
bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để thương mại điện tử không tiếp xúc
tiến hành giao dịch. Các giao dịch trực tiếp với nhau và khơng địi hỏi
được thực hiện chủ yếu theo nguyên phải biết nhau từ trước.
tắc vật lý như chuyển tiền, séc hóa
13


đơn, vận đơn, gửi báo cáo.
Các phương tiện viễn thông như: fax, Thương mại điện tử cho phép mọi
telex, .. chỉ được sử dụng để trao đổi người cùng tham gia từ các vùng xa
số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị
dụng các phương tiện điện tử trong lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi
thương mại truyền thống chỉ để người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội

truyền tải thông tin một cách trực ngang nhau tham gia vào thị trường
tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch tồn cầu và khơng địi hỏi
giao dịch.

nhất thiết phải có mối quen biết với
nhau.
Thương mại điện tử trực tiếp tác động
tới mơi trường cạnh tranh tồn cầu.
Thương mại điện tử càng phát triển,
thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ

Các giao dịch thương mại truyền cho doanh nghiệp hướng ra thị trường
thống được thực hiện với sự tồn tại trên khắp thế giới. Với thương mại
của khái niệm biên giới quốc gia.

điện tử, một doanh nhân dù mới thành
lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản,
Đức và Chilê …, mà không hề phải
bước ra khỏi nhà, một công việc trước
kia phải mất nhiều năm.

Đối với thương mại truyền thống thì Thơng qua Thương mại điện tử, nhiều
mạng lưới thơng tin chỉ là phương loại hình kinh doanh mới được hình
tiện để trao đổi dữ liệu, cịn đối với thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá
thương mại điện tử thì mạng lưới trị trên mạng máy tính hình thành nên
thơng tin chính là thị trường.

các nhà trung gian ảo là các dịch vụ
môi giới cho giới kinh doanh và tiêu
dùng; các siêu thị ảo được hình thành

14


để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên
mạng máy tính.
Các trang Web khá nổi tiếng như
Yahoo! America Online hay Google
đóng vai trị quan trọng cung cấp
thơng tin trên mạng. Các trang Web
Đối với cách truyền thống , mọi này đã trở thành các “khu chợ” khổng
người giao dịch, trò chuyện chủ yếu lồ trên Internet. Với mỗi lần nhấn
qua gặp gỡ giao tiếp bên ngồi. Vì thế chuột, khách hàng có khả năng truy
tiếp cận khách hàng kém.

cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác
nhau và tỷ lệ khách hàng vào hàng
ngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ
lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng
là rất cao.

Các chủ cửa hàng phải thuê mặt bằng,
thuê kho và trực tiếp dùng nhiều cách
thức tiếp cận khách hàng cũ như phát
tờ rơi, đi từng nơi để giới thiệu sản
phẩm. Tốn kém chi phí, tốn kém cơng
sức mà hiệu quả tiếp cận khách hàng

Các chủ cửa hàng thông thường ngày
nay cũng đang đua nhau đưa thông tin
lên Web để tiến tới khai thác m ảng

thị trường rộng lớn trên Web bằng
cách mở cửa hàng ảo.

thấp.
17. Thương mại điện tử tại Việt Nam

7.1. Thị trường thương mại điện tử Việt nam năm 2019
Năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến,
tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm. Theo báo cáo
thương mại điện tử của Iprice năm 2019, cho thấy Shopee Việt Nam tiếp tục
dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6
15


triệu lượt/tháng. Theo sau lần lượt là Thegioididong, Sendo, Tiki và Lazada.
Báo cáo của iPrice xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng
nhiều nhất năm 2019. Trong đó, top 4 là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo được
giữ nguyên trong suốt cả năm, mặc cho sự cạnh tranh từ các ứng dụng ngoại
mới xuất hiện và được tải xuống nhiều như SHEIN và Wish, cho thấy độ
trung thành cao của người tiêu dùng với các ứng dụng thương mại điện tử.
Như vậy, mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử nay đã trở
thành một phản xạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Mỗi khi xuất hiện nhu
cầu, họ sẽ mở ứng dụng yêu thích hoặc gõ địa chỉ website và truy cập ngay
chứ ít phải đắn đo tìm kiếm hoặc lựa chọn như trước.
7.2. Chỉ số thương mại điện tử tại Việt Nam
Ở Việt Nam, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tiến
hành hoạt động xây dựng Chỉ số thương mại điện tử lần đầu tiên vào năm
2012. Chỉ số thương mại điện tử (viết tắt là EBI từ tiếng Anh E-Business
Index) được xây dựng theo các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dựa
trên bốn nhóm tiêu chí lớn:

 Nhóm thứ nhất là nguồn nhân lực và hạ tầng cơng nghệ thơng tin.
 Nhóm thứ hai là giao dịch doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C).
 Nhóm thứ ba là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).
 Nhóm thứ tư là giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B).
Chỉ số Thương mại điện tử giúp các đối tượng nhanh chóng xác định
được mức độ triển khai thương mại điện trên phạm vi cả nước cũng như tại
từng địa phương, sự tiến bộ qua các năm và gợi ý cho mỗi địa phương những
giải pháp cần thiết để nâng cao ứng dụng thương mại điện tử.
Báo cáo năm 2015 đã gợi ý từ năm 2016 thương mại điện tử sẽ bước
sang giai đoạn phát triển nhanh. Theo VECOM, giai đoạn một từ 1998 đến
hết năm 2005 là giai đoạn hình thành thương mại điện tử ở Việt Nam. Giai
16


đoạn hai bắt đầu từ năm 2006 đến hết năm 2015 là giai đoạn phổ cập với xấp
xỉ một nửa dân số truy cập Internet và đông đảo dân chúng, đặc biệt là dân
thành thị và giới trẻ đã mua sắm trực tuyến.
Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 cho thấy vẫn còn
nhiều cản trở cho sự bứt phá trong giai đoạn tới. Dịch vụ logistics – giao hàng
chặng cuối – hồn tất đơn hàng cịn nhiều hạn chế, . Dù có đến 70% trở lên
người mua hàng trực tuyến sử dụng hình thức thanh tốn dịch vụ thu hộ người
bán (COD) nhưng tỷ lệ người mua hoàn trả sản phẩm đã đặt hàng trực tuyến
cao. Ước tính tỷ lệ trung bình tổng giá trị của các sản phẩm hoàn trả so với
tổng giá trị đơn hàng lên tới 13%. Có doanh nghiệp phải chịu tỷ lệ này ở mức
26%. Theo Ước tính Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh chiếm tới 70% giao dịch
thương mại điện tử. Quy mô thương mại điện tử ở các địa phương khác, đặc
biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất nhỏ. Sau đây là số liệu chỉ số thương
mại điện tử của các thành phố lớn trong cả nước:
 Năm 2019 chỉ số Thương mại điện tử của Tp.Hồ Chí Minh là :
NLL&HT : 86.8 ; G2B: 84.2; B2B: 87.3; B2C: 87.2 . Tp. Hồ Chí Minh

tiếp tục dẫn đầu với điểm tổng hợp là 86,8 điểm và tăng 4,7 điểm so với
năm 2018.
 Đứng thứ hai là Hà Nội với các chỉ số lần lượt là : NLL&HT: 88.4;
G2B: 77.7; B2B: 82.5; B2C: 85.8. Điểm tổng hợp là 84,3 điểm và cao
hơn 4,5 điểm so với năm trước.
 Hải Phịng vươn lên vị trí thứ 3 về Chỉ số Thương mại điện tử với các
chỉ số : NLL&HT: 45.1; G2B: 75.5; B2B: 50.4; B2C: 72.5. Tổng điểm
số là 59,6 điểm và tăng 4,7 điểm so với năm trước. Tuy nhiên mức độ
chênh lệch giữa các điểm chỉ số thành phần của Hải Phịng với các
điểm trung bình khơng cao như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

17


 Ở vị trí thứ 4 là Đà Nẵng với các chỉ sổ : NLL&HT: 44.8; G2B: 74.1;
B2B: 52.4; B2C: 65.0 . Tổng điểm là 57,5 điểm và tăng 3,4 điểm so với
năm ngoái.

18


CHƯƠNG II: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRIVAGO.VN
QUA CÁC GIAI ĐOẠN VÀ PHÂN TÍCH MƠ HÌNH DOANH
THU CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Giới thiệu chung

Website Trivago.vn được thành lập bởi Công ty mẹ Expedia, Inc với
lĩnh vực hoạt động chính của cơng ty bao gồm: du lịch, khách sạn, công nghệ
thông tin, marketing.
Trivago là cơng cụ tìm kiếm và so sánh giá nơi lưu trú từ nhiều trang

web đặt phòng trực tuyến khác nhau. Từ khách sạn 5 sao sang trọng cho đến
nhà nghỉ cho thuê ấm cúng, sự lựa chọn là vô hạn. Trivago so sánh và hiển thị
ưu đãi từ nhiều website đặt phòng khác nhau. Website đặt phòng sẽ trả phí
cho cơng ty khi người dùng bấm vào giá của họ. Cơng ty quản lí trivago
khơng tham gia vào bất kỳ thỏa thuận đặt phòng này giữa bạn và website đặt
phịng. Trivago khơng thu thanh tốn đặt phịng và cũng không chịu trách
nhiệm về dịch vụ được cung cấp bởi website đặt phòng hoặc nhà cung cấp nơi
lưu trú.
Trivago làm việc với nhiều website đặt phòng trên khắp thế giới, bao
gồm công ty du lịch trực tuyến cũng như chuỗi khách sạn và khách sạn độc
lập. Bạn có thể tìm được khách sạn lý tưởng từ hơn 2,5 triệu khách sạn và nơi
lưu trú khác tại khoảng 190 quốc gia trên trivago.
Sử dụng Travigo, du khách sẽ được cung cấp một kho dữ liệu khổng lồ
về các khách sạn với mọi mức giá và chất lượng trên toàn Thế giới.
Có thể nói, Travigo là ứng dụng giúp bạn có được một căn phòng ưng ý
và phù hợp với số tiền trong khoảng thời gian ngắn nhất.

19


×