Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bạn là một người sếp phiền phức? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.61 KB, 3 trang )

Bạn là một người sếp phiền phức?

Nếu có một trong những hành động dưới đây, bạn nên xem lại bản
thân để không bị nhân viên đánh giá mình là một người sếp phiền
phức và cản trở công việc của họ:
Ép buộc nhân viên tham gia tất cả các sự kiện không chính thức
Sếp thường cho rằng đối với nhân viên, các sự kiện ngoài lề như tiệc sinh
nhật, “nhậu nhẹt” vào ngày nghỉ… là một phần thưởng và nếu họ không
muốn tham gia, sếp sẽ tỏ thái độ khó chịu, thậm chí phạt họ.
Tuy nhiên, thực tế không phải nhân viên nào cũng muốn tham gia tất cả
các hoạt động đó. Họ xem chúng là yếu tố cần thiết để thắt chặt mối quan
hệ với đồng nghiệp và sẽ tham gia nếu có thể. Còn nếu bị ép buộc trong
khi thật sự không muốn, họ sẽ cảm thấy bất mãn với cấp trên.
Ép nhân viên quyên góp cho hội từ thiện
Ai cũng hiểu sếp có ý tốt khi kêu gọi nhân viên tham gia đóng góp cho quỹ
từ thiện của công ty nhưng họ sẽ không thoải mái nếu sếp ép buộc và
giám sát chặt chẽ việc đóng góp của họ. Hãy nhớ nhân viên tiêu tiền ra
sao là việc của họ chứ không phải việc của sếp.
Gọi điện giao việc khi nhân viên đang đi nghỉ
Nhiều người quản lý hành động như thể nhân viên sẽ luôn túc trực để
nghe điện thoại/trả lời email của mình, kể cả khi họ đi nghỉ. Công ty hoạt
động như vậy sẽ không thể giữ chân nhân tài được lâu bởi nhân viên xuất
sắc có thể dễ dàng tìm đến những công ty tôn trọng cuộc sống cá nhân
của mình hơn.
Tổ chức các cuộc họp vô bổ
Những cuộc họp không có lịch trình và mục đích rõ ràng là một sự lãng phí
thời gian. Các nhân viên không muốn bị buộc phải nghe những cuộc nói
chuyện vô bổ trong khi có hàng đống việc đang chờ họ giải quyết.
Không đưa ra quyết định cứng rắn
Nhân viên sẽ không tôn trọng người sếp sợ gây ra xích mích, dẫn tới chần
chừ đưa ra quyết định cứng rắn cần thiết trong các tình huống nhạy cảm


như xử lý những người làm việc kém hiệu quả, lười biếng, thiếu chuyên
nghiệp, hay không góp ý cho nhân viên khi thực hiện rồi cuối cùng lại chê
trách họ. Trái lại, họ sẽ đánh giá cao những người quản lý biết cách giải
quyết vấn đề và không trốn tránh những cuộc nói chuyện khó khăn với họ.
Giao việc mà không tin tưởng nhân viên
Nhiều sếp giao việc cho nhân viên nhưng giám sát từng li từng tí,
khiến nhân viên cảm thấy bó buộc và không thể bộc lộ hết khả năng của
mình. Kết quả là họ sẽ không gắn bó lâu dài với sếp và công ty.
Nói bóng nói gió
Thay vì nói chuyện thẳng thắn với nhân viên về hiệu quả công việc, nhiều
sếp lại nói bóng gió về những chuyện xa vời. Điều này khiến cấp dưới cảm
thấy bối rối, không biết nên làm gì để cải thiện/sửa sai và hiểu sai ý sếp.
Và cuối cùng, cả hai bên đều không đạt được mục đích của mình.
1. Lập ra danh sách những công việc ưu tiên. Nếu một nhân viên đưa ra
20 đầu việc cần ưu tiên thì xem như người ấy chưa có ưu tiên nào.

2. Lên lịch trình rõ ràng để thực hiện liên tục cho tới khi hoàn tất công việc
(hay dự án), cố gắng không để những việc khác chen ngang vào. Ví dụ,
khi thời gian cần thiết để hoàn tất một công việc chỉ có một giờ thì phải
dành trọn thời gian để làm duy nhất công việc đó.

3. Bố trí những hoạt động có tính chất tương tự về tư duy hay sự vận
động trong cùng một khoảng thời gian. Chẳng hạn, buổi sáng để giải
quyết công văn, giấy tờ, các hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo cao, còn buổi
chiều dành cho các hoạt động cần nhiều năng lượng hơn và có tính tương
tác cao hơn như gặp gỡ khách hàng, bán hàng.


×