Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thuc trang M&A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.91 KB, 9 trang )

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A TRONG CÁC TỔ CHỨC TÍN
DỤNG TẠI VIỆT NAM
1.

Khung pháp lý cho hoạt động M&A trong các tổ chức tín dụng tại Việt

Nam
Hiện nay, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam được quy
định và điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Việc quy định
phân tán và không cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm khác nhau đã làm các doanh
nghiệp khó vận dụng vào hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực hoạt động của
mình, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, mục tiêu điều chỉnh hoạt động
mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
cũng không giống nhau. Ðiển hình như:
- Luật Doanh nghiệp 2005 khơng đề cập đến hoạt động mua lại doanh nghiệp
nói chung mà chỉ quy định việc bán doanh nghiệp tư nhân (Ðiều 145) và xem xét sáp
nhập, hợp nhất doanh nghiệp như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ
nhu cầu tự nguyện của doanh nghiệp (Ðiều 152 và 153).
- Luật Ðầu tư 2005 coi việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp như một trong
các hình thức đầu tư trực tiếp (Ðiều 21).
Trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số
04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 hướng dẫn về hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua
lại tổ chức tín dụng. Nhưng đến nay, Thơng tư số 04 nêu trên đã bộc lộ nhiều hạn chế,
bất cập, đặc biệt là Thông tư số 04 được ban hành trước khi Luật Các tổ chức tín dụng
được Quốc hội thơng qua ngày 16/06/2010 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2011,
trong đó cho phép tổ chức tín dụng được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận bằng văn bản; đồng thời giao Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ
sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng(5).
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Ðiều
153 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 để thay thế Thông tư số 04 nêu trên nhưng cho


đến nay, dự thảo Thơng tư này vẫn đang trong giai đoạn hồn thiện để trình Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước ban hành. Do đó, tính thi hành kịp thời Ðiều 153 Luật Các tổ


chức tín dụng 2010 và tuân thủ Ðiều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2008 đã khơng được bảo đảm trên thực tế.
Chính vì thế, hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng đang thiếu văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành hướng dẫn cụ thể các thủ tục, quy trình có liên quan để
tạo hành lang pháp lý an toàn và điều kiện thuận tiện cho các ngân hàng tham gia, thực
hiện.
2.

Thực trạng hoạt động M&A trong các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thời

gian qua
Hiện nay, nước ta có 84 ngân hàng thương mại, trong đó có 5 ngân hàng
thương mại nhà nước, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 35 ngân hàng thương mại
cổ phần với số vốn điều lệ bình quân rất thấp. Vốn điều lệ của ngân hàng lớn nhất
chưa đến 1,5 tỷ USD và ngân hàng nhỏ nhất có vốn điều lệ khoảng 150 triệu USD. 1
Với một số lượng quá lớn các ngân hàng và tổ chức tín dụng như hiện nay.
Khơng khó để nhận thấy việc các ngân hàng thương mại cổ phần, tổ chức tín dụng
nhỏ lẻ, hoạt động manh mún khơng hiệu quả sẽ ngày càng gặp khó khăn. Một trong
những giải pháp quan trọng về việc xử lý các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém
theo Ðề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QÐ-TTg ngày 01/03/2012 là
khuyến khích và tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện M&A trên nguyên tắc tự
nguyện để tăng quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh. Nếu không thể thực hiện
một cách tự nguyện, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp
nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc đối với tổ chức tín dụng yếu kém.
Hoạt động M&A giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam:

Hoạt động M&A giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam diễn ra sôi động
trong thời gian qua. Tính đến tháng 4/2012, Việt Nam đã có 10 thương vụ M&A trong
lĩnh vực tài chính được thực hiện. 2 Có thể kể đến hàng loạt các thương vụ đáng chú ý
như:
-

Cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Phương án sáp nhập 3 ngân
hàng thương mại cổ phần: Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Ðệ Nhất
(Ficombank) và Sài Gịn (SCB), hình thành “Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn (SCB)”.

1

Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Danh sách các ngân hàng thương mại www.sbv.gov.vn

2

/>

-

Đầu năm 2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất - Nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank) mua cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương
Tín (Sacombank) với số tiền 100 triệu USD, Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI
hoàn tất giao dịch mua 20% cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của
TienPhong Bank…

-

Ngày 15/06/2012, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập

Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB).

-

Hiện bốn ngân hàng nhỏ (GP. Bank, Navibank, TrustBank và Western Bank)
nằm trong danh sách phải tái cơ cấu từ nay đến cuối năm 2012 đang trình
phương án chủ động tự tái cơ cấu. Ngày 6/9/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước đã có văn bản chấp thuận nguyên tắc phương án tái cơ cấu của TrustBank.

-

..
Hoạt động mua cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài và ngân hàng thương

mại cổ phần Việt Nam:
Trong thời gian vừa qua, ðã có hàng loạt ðịnh chế tài chính lớn của nýớc ngồi
nhý HSBC, ANZ, Sumit-Ormo Mitsui Banking, IFC... ðầu tý, mua cổ phần ðể trở
thành các cổ ðơng chiến lýợc nýớc ngồi tại các ngân hàng Việt Nam. Sự kiện đáng
chú ý gần đây là lễ ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược và hợp đồng hợp tác toàn diện
giữa Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Tokyo Mitsubishi
UFJ ngày 27/12/2012. Theo đó, Vietinbank sẽ bán 20% cổ phần chiến lược cho Ngân
hàng BTMU, trị giá 15.465 tỷ đồng - tương đương 743 triệu USD. Giao dịch này là
giao dịch mua bán sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong ngành ngân hàng.
Dưới đây là bảng thống kê các thương vụ giữa đối tác nước ngoài và ngân hàng
thương mại Việt Nam thời gian qua:
Ngân hàng mua cở phần

Ngân hàng mục


Tỷ lệ nắm

(nước ngồi)

tiêu (Việt Nam)

giữ

OCBC-Oversea Chinese Banking

VPBank

14,88%

Ngân
hàng HSBC
Corporation

Techcombank

20%

Deutsche Bank

Habubank

20%

UOB Group


Southern Bank

10%


Ngân hàng ANZ
Dragon Capital

9,78%
Sacombank

REE
Connaught Investors Ltd
Dragon Financial Holdings Limited

6,66%
3,66%
7,30%

ACB

6,84%

Standard Chartered APR Ltd

8,56%

International Finance Corporation
Ngân
(IFC) hàng Sumitomo Mitsui


Eximbank

7,30%
15%

Vietinbank

10%
10%

Vinacapital và Quỹ Mirae Assets (Hàn Quốc)
International Finance Corporation (IFC)
Ngân hàng Nova Scotia (Canada)

10%

Tokyo Mitshubishi UFJ

20%

Ngân hàng BNP Paribas (Pháp)

Oricombank

12,52%

Ngân hàng Socieété General (Pháp)

Seabank


20%

Ngân hàng Maybank (Malaisia)

ABBank

15%

Như vậy, với việc có quá nhiều các ngân hàng thương mại nhỏ lẻ, khả năng thanh
khoản kém và hoạt động không hiệu quả; cùng với mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng đã diễn ra
mạnh mẽ trong thời gian qua và sẽ tiếp tục là xu hướng trong thời gian tới.
3. Nhận xét
3.1. Các tở chức tín dụng được gì khi sáp nhập, hợp nhất?
- Quy mô nguồn vốn sẽ lớn hơn rất nhiều, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh của
các tổ chức sau khi hợp nhất, vừa đáp ứng những yêu cầu pháp lý về nguồn vốn tối
thiểu.
- Hoạt động kinh doanh được cải thiện đáng kể. Nợ xấu của HBB đến thời điểm
sáp nhập là 3.729 tỷ đồng (chiếm 23,66%), nhưng khi sáp nhập vào SHB, tỷ lệ nợ xấu
hoà chung lại là 8,69%.
- Việc sáp nhập sẽ giúp mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt
động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn. Bên cạnh đó, sẽ bổ
sung thêm lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, quản lý chi phí.
- Việc sáp nhập đưa lại cơ hội cho các tổ chức tín dụng yếu kém trở thành một tổ
chức vững mạnh hơn, thương hiệu được củng cố hơn.


3.2. Những hệ lụy sau khi sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng
a. Quyền lợi người gửi tiền có được đảm bảo?

Thơng tư số 04/2010/TT-NHNN quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại
TCTD và Dự thảo Thông tư Quy định việc tổ chức lại TCTD đang được NHNN lấy ý
kiến cơ quan, tổ chức và cá nhân là “TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua lại phải
đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt quyền lợi của người
gửi tiền tại từng TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua lại”.
Với quy định này, NHNN đã bắt buộc các TCTD khi tiến hành M&A phải xây
dựng được phương án đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Chỉ khi đó, NHNN mới
chấp thuận chủ trương cho các TCTD tiến hành thương vụ M&A bởi tác động của việc
mất thanh khoản do người gửi tiền nhầm lẫn giữa sáp nhập với phá sản một TCTD ồ ạt
đến rút tiền là rất khó lường và có nguy cơ gây hiệu ứng domino sụp đổ lên toàn hệ
thống.
Thực tế, với những quan ngại về thanh khoản tác động đến quyền lợi của người
gửi tiền, trong thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng TMCP Sài Gịn, TMCP Đệ Nhất,
TMCP Tín Nghĩa hồi cuối năm 2011, BIDV không chỉ hỗ trợ 2.400 tỉ đồng cho 3 ngân
hàng hợp nhất mà cịn cấp tín dụng qua thị trường liên ngân hàng nhằm đảm bảo
thanh khoản và chi trả tiền gửi của dân cư nếu có phát sinh đột biến.
Đối với trường hợp gần đây giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB), đề án sáp nhập cũng chỉ rõ: Toàn bộ quyền
lợi của người gửi tiền, các quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các bên liên
quan với HBB sẽ tiếp tục được ngân hàng sáp nhập (trong trường hợp này là SHB) kế
thừa và tiếp tục thực hiện.
Với những biện pháp trên, hoạt động tại các ngân hàng trên đã diễn ra bình
thường sau hợp nhất, thậm chí lượng khách đến giao dịch cịn đơng hơn những ngày
trước. Đây là tín hiệu rất lạc quan và kinh nghiệm xử lý tốt về khoản tiền gửi của
dân cư cho các thương vụ M&A sau này.
b. Tương lai người lao động?
Đối với quyền lợi của người lao động tại các ngân hàng bị hợp nhất, theo Bộ luật
Lao động nêu rõ: Ngân hàng hợp nhất phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện
hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao
động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.



Đối với trường hợp phải giảm bớt nhân sự, đòi hỏi phải chấm dứt hợp đồng lao
động thì người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật
Lao động và người lao động được trợ cấp mất việc theo quy định của Bộ luật này, cụ
thể: cứ 1 năm làm việc trả 1 tháng lương nhưng thấp nhất cũng phải bằng 2 tháng
lương. Bên cạnh đó, lãnh đạo các ngân hàng hợp nhất, sáp nhập luôn lên tiếng trấn an
đảm bảo quyền lợi người lao động của mình.
Tuy nhiên, thực tế con số này chẳng thấm vào đâu so với lương thực tế mà nhân
viên ngân hàng đang được hưởng. Đời sống của người lao động mất việc sẽ rất khó
khăn, kéo theo nhiều gia đình rơi vào cảnh sống dở chết dở khi chi phí sống đang ngày
càng đắt đỏ như hiện nay và nhiều hệ lụy tiêu cực có thể phát sinh từ đây.
Vì vậy, ngay khi rộ lên khả năng sáp nhập, hợp nhất từ nội bộ ngân hàng, đại
đa số nhân viên đều không khỏi lo lắng, băn khoăn trước tương lai, nghề nghiệp của
mình. Bởi một khi phải sáp nhập, hợp nhất, ngân hàng mới sẽ tái cấu trúc tinh gọn
bộ máy hơn, thực hiện cắt giảm chi phí bằng cách giảm lương, cắt giảm nhân sự… và
một bộ phận lớn cán bộ quản lý của các ngân hàng sẽ dơi dư do trùng với các vị trí
tại ngân hàng mới. Ngoài ra, chưa kể đến chuyện cả một “êkíp” nhân sự sẽ phải thay
đổi để phù hợp với mơi trường mới. Vì thế, tâm lý tự cứu lấy mình trước khi sáp
nhập, hợp nhất đã xảy ra khá nhiều đối với các cán bộ ngân hàng trong các thương
vụ M&A kể trên.
c. Văn hóa và mục tiêu kinh doanh có dung hịa?
Kết hợp hài hịa văn hóa và mục tiêu kinh doanh ln là bài tốn hóc búa cho
các TCTD sau hợp nhất, sáp nhập. Khoan hãy nói về văn hóa vùng miền, chỉ tính
riêng về hịa nhập văn hóa và thái độ ứng xử mỗi bên mua – bán cũng đã đủ đau đầu
các cấp quản lý.
Lựa chọn thương hiệu nào, bỏ thương hiệu nào hay ghép nối các thương hiệu lại
với nhau cũng không đơn giản, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như quy mô hoạt động,
định vị thương hiệu mà mục tiêu kinh doanh mới… và phải nhận được sự ủng hộ của
các chủ thể tham gia.

Thông thường, những người ở tổ chức bị sáp nhập thường có khuynh hướng bảo
tồn nét văn hóa riêng của đơn vị mình, trong khi bên mua sẽ ln tìm cách “thủ
tiêu” những văn hóa đối lập. Mâu thuẫn đó nếu khơng được giải quyết hợp tình, hợp
lý sẽ là rào cản cho hoạt động của tổ chức mới sau này.


Bên cạnh đó, mâu thuẫn về mục tiêu và tầm nhìn của các tổ chức trước khi sáp
nhập, hợp nhất cũng ngăn cản xây dựng môi trường kinh doanh hiệu quả cho chủ thể
mới. Trường hợp điển hình nhất gần đây khi Sacombank bị thơn tính bởi ACB,
Eximbank, Phương Nam bank, Kiên Long bank và một nhóm các cổ đơng khác…
những yêu cầu thay đổi định hướng kinh doanh và kế hoạch kinh doanh được đưa ra từ
nhóm cổ đơng này luôn mâu thuẫn với ban lãnh đạo của Sacombank khi đó là ơng
Đặng Văn Thành nắm quyền. Và hiện tại, chúng ta cũng có thể suy đốn văn hóa và
mục tiêu kinh doanh của Sacombank sẽ thay đổi như thế nào khi mà một ngân hàng
sau hơn 20 năm xây dựng đã thuộc về tay của một nhóm cổ đơng khác trong chốc
lát?
Với những xung đột về văn hóa, lợi ích có thể xảy ra như trên, hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng mới sau sáp nhập, hợp nhất như thế nào chỉ có chờ thực tế
mới đưa ra câu trả lời chính xác.
Theo các chuyên gia làm trong lĩnh vực ngân hàng khuyến nghị rằng, quá
trình tổ chức lại hệ thống TCTD cần phải thực hiện cực kỳ thận trọng, đảm bảo hài
hịa lợi ích của các chủ thể tham gia, của nền kinh tế trong khi vẫn thực hiện
đầy đủ lợi ích của khách hàng và quyền lợi người lao động. Chủ thể mới phải được
phát huy các mặt tích cực, đồng thời xây dựng được mơi trường hoạt động mới lành
mạnh, hiệu quả. Có như thế, nhiệm vụ trọng tâm của quá trình tổ chức lại hệ thống
TCTD mới đạt được thành công.
3.3. Những rào cản trong quá trình sáp nhập các tở chức tín dụng.
a. Trước lúc sáp nhập
Việc các ngân hàng công bố một cách dè dặt thông tin liên quan việc sáp nhập
trước sự “săn đón” của giới truyền thơng cũng là điều dễ hiểu. Có ít nhất 3 yếu tố chi

phối quyết định mang tính sống cịn này khiến các ngân hàng phải cân nhắc.
Thứ nhất, viễn cảnh sau sáp nhập như thế nào, chiến lược phát triển ngân hàng
sau sáp nhập ra sao là điều được đưa lên bàn cân đầu tiên. Phần lớn các ngân hàng cổ
phần đều định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ. Như vậy việc tìm sự khác
biệt trong cùng phân khúc bán lẻ là thách thức lớn cho lãnh đạo các nhà băng sau sáp
nhập trong khi có quá nhiều vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt như: tích hợp hệ thống,
xử lý nợ xấu, quản trị điều hành một tổ chức có quy mơ lớn hơn.


Định hướng phát triển ngân hàng sau sáp nhập chính là yếu tố củng cố quyết tâm
của hội đồng quản trị mỗi bên và thuyết phục các nhà đầu tư tại Đại hội đồng cổ đông
cũng như các cơ quan quản lý thông qua. Việc tăng quy mô vốn, tăng điểm giao dịch,
tăng tổng tài sản, tăng nhân sự, mở rộng khách hàng là điều ai cũng nhìn thấy bởi đó
đơn giản chỉ là phép cộng giữa hai ngân hàng. Chất lượng tài sản (tín dụng, đầu tư,
khách hàng…) của mỗi bên như thế nào có thể khơng phải là ẩn số bởi có sự vào cuộc
của kiểm tốn độc lập và kiểm toán Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai làm thế nào đưa ra đưa ra tỷ lệ hoán đổi giữa bên nhận và bên bị sáp
nhập nhằm đảm bảo quyền lợi cổ đông nhất là với các ngân hàng chưa thực hiện niêm
yết. Nếu xử lý khơng khéo thì đây có thể thể là nguyên nhân dẫn đến “cuộc chiến
ngầm” trong nội bộ cổ đông trong ngân hàng sau sáp nhập. Việc tích hợp hai hệ thống
bao gồm: bộ máy nhân sự, quy trình, quy chế, dung hịa văn hóa, chế độ đãi ngộ cán
bộ nhân viên ra sao cũng là thách thức không nhỏ.
Thứ 3, mức độ tự nguyện, sẵn sàng tham gia của mỗi bên ra sao sẽ quyết định
đến việc sáp nhập Ngân hàng có thành cơng hay khơng. Q trình thực hiện sáp nhập
sẽ diễn ra như thế nào nếu khơng có sự quyết liệt của chính những người đứng đầu
Ngân hàng? Khơng ai dễ dàng rũ bỏ quá khứ nên sẽ trù trừ thực hiện công cuộc sáp
nhập mặc dù về mặt pháp lý Ngân hàng Nhà nước đã có Thơng tư 13 quy định rất rõ
ràng quy định trình tự thực hiện sáp nhập.
b. Sau khi sáp nhập
Mặc dù có những băn khoăn về việc sáp nhập nhưng nhiều chuyên gia tài chính

cho rằng trường hợp Ngân hàng Habubank sáp nhập vào SHB là dẫn chiếu điển hình
cho việc sáp nhập thành cơng ít nhất tính đến thời điểm này. Điều quan trọng là hai
bên sáp nhập tự nguyện, quyết tâm thực hiện bằng một lộ tŕnh cơng khai, minh bạch.
Sau khi có sự thống nhất của hội đồng quản trị hai bên thông qua biên bản ghi nhớ,
bên nhận sáp nhập bắt tay ngay vào quá trình xây dựng đề án sáp nhập. Sau khi đề án
được NHNN thông qua, hai Ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông lấy ý kiến nội
dung sáp nhập. Đại hội đồng cổ đông hai ngân hàng thông qua, bên nhận sáp nhập làm
hồ sơ đề nghị NHNN chấp thuận nguyên tắc sáp nhập.
Sau khi có chấp thuận nguyên tắc, HĐQT SHB thành lập Hội đồng chuyển giao
sáp nhập HBB vào SHB. Đây là thời điểm hai ngân hàng phải “gồng” mình để thực
hiện rất nhiều cơng việc: kiểm kê tài sản, rà sốt sổ sách công nợ, tiến hành bàn giao…


Cùng với đó là việc lập hồ sơ xin phát hành cổ phiếu hốn đổi tồn bộ số CP của Ngân
hàng bị sáp nhập. Sau đó NHNN ra quyết định chính thức chấp thuận sáp nhập và thu
hồi giấy phép hoạt động của ngân hàng bị sáp nhập.
Bước cuối cùng là hoán đổi và niêm yết bổ sung cổ phiếu hồn tất q trình sáp
nhập. Nhận sáp nhập êm xi HBB vào SHB là kết quả của một quá trình làm việc
quyết liệt, minh bạch và công khai không chỉ của hai Ngân hàng.

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Phương, Ngũn Cao Khơi, Cần sớm hồn thiện văn bản pháp
ḷt về M&A ngân hàng, 2012.
2. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nguyễn Tấn
Dũng: “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”
ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012
3. Vũ

Lê,


Ngân

hàng

sẽ



điểm

nóng

hút

M&A,

8/6/2012
4. Trí Nhân, Những lực cản sáp nhập ngân hàng, 11/2012.
5. Thanh Thanh Lan, Thương vụ M&A kỷ lục của ngân hàng Việt Nam,
27/12/2012
6. />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×