Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

XHH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.41 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
____oo0oo____

Tiểu luận
MƠN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài:
XU HƯỚNG MUA SẮM ONLINE TRONG MÙA DỊCH CỦA
SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Sinh viên

: Nguyễn Thị Thu Hồi

Lớp

: Báo Truyền hình K40

Mã sinh viên : 2056050022
Giảng viên

: Đỗ Đức Long

Hà Nội – 2021
1


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................3
2. Tổng quan nghiên cứu.....................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................9


a. Mục đích nghiên cứu......................................................................................9
b. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................9
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu....................................................9
a. Đối tượng........................................................................................................9
b. Khách thể........................................................................................................9
c. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................9
5. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................10
a. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................10
b. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................11
a. Phương pháp phân tích tài liệu.....................................................................11
b. Phương pháp phỏng vấn sâu........................................................................12
c. Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi định lượng.........................12
7. Bảng hỏi điều tra............................................................................................13

2


1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet nhanh
trong những năm qua. Theo báo cáo Digital 2020 của We are social, Việt Nam
có 96,9 triệu dân, trong đó, số lượng thuê bao di động là 145,8 triệu thuê bao
(chiếm tỷ lệ 150% so với tổng dân số cả nước); số lượng người dùng internet
là 68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% số dân); số lượng người dùng mạng xã
hội là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% số dân).
Đi cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại và việc phổ cập mạng
lưới internet, những năm trở lại đây, việc kinh doanh online cũng như mua
sắm online đang ngày càng phổ biến trong đời sống người dân ở nước ta. Thay
vì đầu tư thuê mặt bằng với giá đắt đỏ, mua các trang thiết bị kinh doanh cũng
như nội thất cửa hàng, giờ đây, chỉ với một trang web bán hàng, một tài khoản

trên các sàn giao dịch thương mại điện tử hay chính trang cá nhân facebook,
instagram, tiktok, bất cứ ai cũng có thể trở thành chủ của một cửa hàng trực
tuyến. Sự phát triển lớn mạnh của các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn
cũng như việc dễ dàng để bày bán một sản phẩm trên không gian mạng đã
thúc đẩy sự phổ biến của hành vi mua sắm online. Chỉ với một chiếc điện
thoại, laptop hay máy tính có kết nối internet, người dùng có thể mua bất cứ
thứ gì, từ đồ ăn, đồ gia dụng, quần áo, giày dép đến các sản phẩm cơng nghệ
có giá trị như điện thoại, máy tính,… Cùng với đặc điểm nổi bật như nhanh
chóng, tiện lợi, giá cả cạnh tranh, ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn mua
sắm tại nhà thay vì đi tới các trung tâm thương mại, siêu thị hay chợ. Các sàn
giao dịch thương mại điện tử cũng liên tục tung ra các chính sách nhằm thu
hút khách hàng như miễn phí vận chuyển, liên tục tung ra các đợt giảm giá lớn
trong năm khiến cho mua sắm online trở thành xu hướng tất yếu, mang lại
nguồn lợi nhuận khổng lồ. Theo báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh
3


tế số (Bộ Công thương), với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, trong
năm 2020, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 11.8 tỷ USD, ước
tính chiếm 5.5% tổng mức bán lẻ hàng hố và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả
nước.
Đặc biệt hơn, từ đầu năm 2020 trở lại đây, sự xuất hiện của đại dịch
Covid-19 khiến các hoạt động đi lại, tụ tập, mua sắm bị hạn chế rất nhiều
trong các đợt dãn cách xã hội tại các thành phố lớn. Việc người dân hạn chế ra
ngoài đã dẫn đến nhu cầu sử dụng các nhu yếu phẩm thường ngày cũng như
các sản phẩm giải trí tăng cao, đồng thời, thời gian sử dụng internet tăng cao
trong khoảng thời gian này cũng là một trong những nguyên nhân giúp mua
sắm online trở thành lựa chọn số một của người tiêu dùng. Trong năm 2020,
khi hầu hết các lĩnh vực kinh tế chịu tác động tiêu cực thì thương mại điện tử
Việt Nam đi ngược xu thế với mức tăng trưởng kỷ lục, cao nhất khu vực Đơng

Nam Á. Điều này có thể khẳng định, dịch bệnh đã có những tác động nhất
định làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm, khiến người tiêu dùng tiến
hành mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Một khảo sát mới nhất của Nielsen đưa ra
tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2020 cho thấy, số người tiêu dùng mua sắm
online tăng lên 25%, trong khi ở các kênh truyền thống như siêu thị, chợ và
tạp hóa chỉ tăng lần lượt 7%, 3% và 6%. Những thống kê này đã khẳng định
rằng, mua sắm online đã, đang và sẽ trở thành xu hướng tất yếu của tương lai,
tác động trực tiếp đến sự thay đổi của thị trường thương mại trong nước cũng
như trên thế giới.
Sinh viên hiện nay là đối tượng trưởng thành trong kỷ nguyên internet,
thấu hiểu và nắm bắt nhanh nhạy công nghệ, tiếp thu và ứng dụng nhanh
những tiến bộ của thế giới. Như vậy, đây là đối tượng tiếp cận với mua sắm
trực tuyến nhanh cũng như mức độ nhiều nhất bởi đặc điểm thường xuyên sử
4


dụng các cơng cụ truy cập internet, tài chính có hạn cũng như cần tiết kiệm
thời gian để học tập. Trong tương lai, đây là đối tượng khách hàng quan trọng
trong hệ thống mua bán trực tuyến.
Hiện nay, nhiều sinh viên nói chung cũng như sinh viên học viện Báo chí
và Tuyên truyền lấy việc mua sắm online làm thú tiêu khiển để giải trí trong
thời gian rảnh rỗi, đặc biệt trong mùa dịch khi đa phần sinh viên học tập tại
nhà và ít có cơ hội tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như hạn chế trong
việc gặp mặt bạn bè. Việc liên tục sử dụng các thiết bị điện tử để lướt web
mua sắm cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến tài chính cũng như sức khoẻ của sinh
viên khi có rất nhiều sinh viên thức đêm tham gia các chương trình khuyến
mãi trên các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sen đỏ,…
gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, giảm sự tập trung cũng như năng suất hoạt động
của não bộ. Hơn nữa, nhiều sinh viên lựa chọn mua các món đồ với giá chỉ
1.000 đồng, 9.000 đồng, thâm chí 0 đồng nhưng khơng sử dụng, gây lãng phí

khơng cần thiết.
Cũng bởi thị trường mua sắm online ngày càng mở rộng, thu hút nhiều sự
quan tâm của sinh viên cũng như các tác động của nó nên tơi lựa chọn đề tài
“Xu hướng mua sắm online trong mùa dịch của sinh viên học viện Báo chí
và Tuyên truyền” để nghiên cứu rõ hơn hành vi mua sắm online cũng như
những tác động của nó đến sinh viên nói chung cũng như sinh viên học viện
Báo chí và tun truyền nói riêng để đưa ra những đề xuất điều chỉnh hành vi
này phù hợp hơn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Với sự phổ biến của mạng internet cũng như xu hướng mua sắm online
ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, hiện nay đã có nhiều nghiên
5


cứu, thống kê về các hoạt động thương mại điện tử cả trong nước cũng như
khu vực.
Thống kê về Mua sắm trực tuyến, Thương mại điện tử và Internet (2021)
do WHSR đưa đến độc giả đã cho chúng ta có cái nhìn tồn diện, đa chiều về
ngành thương mại điện tử và internet trên khắp thế giới. Trong thống kê này,
ngoài những dữ liệu đến từ các nước như Anh, Mỹ, Ấn Độ,…, các nhà nghiên
cứu còn chỉ ra rằng, Những người được hỏi thuộc thế hệ Z chi tiêu trực tuyến
nhiều hơn 8% thu nhập tùy ý của họ mỗi tháng so với mức trung bình tồn cầu
- và có xu hướng thích mua hàng trực tuyến hơn mua hàng ngoại tuyến. Có
đến 30% người mua thuộc thế hệ Z đã xem quảng cáo về sản phẩm trên mạng
xã hội và nếu có mua tại cửa hàng thì 22% trong số đó đã truy cập ít nhất một
trong các kênh xã hội của thương hiệu trước khi đến mua hàng trực tiếp.
Tháng 3/2021, Công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam cho công
bố bản nghiên cứu xu hướng tiêu dùng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
(APAC). Bản đánh giá được dựa trên quá trình khảo sát và phỏng vấn 11.000
người tiêu dùng trên 11 thành phố lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

vào tháng 8/2014. Trong đó, riêng tại Việt Nam, kết quả đánh giá dựa trên
khảo sát của 1.000 người tiêu dùng có độ tuổi từ 18 đến 64, chia đều giữa hai
thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Qua khảo sát, CBRE thống kê
được có đến 25% số người tiêu dùng được khảo sát dự định sẽ mua sắm ít hơn
tại cửa hàng thực tế, trong khi 45-50% số người được hỏi cho rằng họ sẽ mua
sắm trực tuyến thơng qua máy tính để bàn/máy tính xách tay hay điện thoại
thơng minh/máy tính bảng thường xun hơn trong hai năm tới. Riêng tại Việt
Nam, trong 2 năm tới, 50% số người được hỏi cho biết dự định sẽ mua sắm
thông qua điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Do đó, các nhà bán lẻ và
chủ tồ nhà cần tận dụng xu hướng này để triển khai việc bán hàng trên mạng
6


thường xuyên hơn cũng như quảng cáo thông qua các kênh xã hội và thiết kế
các trang web theo mô hình thương mại điện tử giữa cơng ty và người tiêu
dùng.
Báo cáo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 được Cục
Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) xuất bản lại khẳng định,
năm 2019 doanh số thương mại điện tử bán lẻ đến người tiêu dùng ở Việt Nam
đạt khoảng 10,08 tỉ USD, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng
thương mại điện tử thuộc top 3 trong khu vực Đơng Nam Á. Theo khảo sát này,
ước tính có khoảng 44.8 triệu người Việt Nam tham gia thương mại điện tử, giá
trị đơn hàng trung bình là 225 USD/người, tăng đáng kể so với năm 2015. Đa
phần người mua sắm trực tuyến thuộc nhóm người trẻ từ 18 đến 25 tuổi, trong
đó, có đến 77% người dùng internet từng mua sắm online ít nhất một lần trong
năm 2019, chủ yếu mua trên các thiết bị di động.
Trong năm 2018, qua khảo sát về Mua sắm online tại Việt Nam, Picodi
đã đưa ra một dữ liệu vô cùng thú vị, rằng trong tổng số những người được
khảo sát có khoảng 60% phụ nữ Việt mua sắm trực tuyến, trong khi con số này
ở nam giới là khoảng 40%. Người Việt có sở thích săn hàng giảm giá trong

giờ hành chính, có lẽ là để giảm stress trong công việc. Hơn 35% giao dịch
được thực hiện vào khung giờ từ 12 giờ đến 18 giờ. Hình thức thanh tốn tiền
mặt (80%) sau khi nhận hàng vẫn rất được ưa chuộng trong mua sắm trực
tuyến tại Việt Nam. Và 67% trong tổng số 80% người mua sắm trực tuyến hài
lòng với trải nghiệm mua sắm của bản thân.
Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online
shopping) của người tiêu dùng” của ThS. Từ Thị Hải Yến đưa ra kết luận “ý
định mua sắm trực tuyến tại Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lợi ích tiêu
dùng cảm nhận và quy chuẩn chủ quan. Trong khi đó khả năng sử dụng cũng
7


như sự tin tưởng cảm nhận khơng có tác động đến ý định mua sắm trực
tuyến.” và đưa ra hàm chính sách khả quan cho doanh nghiệp.
Những nghiên cứu kể trên đã chỉ ra rằng, đa số những người mua sắm
online là những người trẻ, thuộc thế hệ Z. Cũng chính bởi vậy, chính họ là
những người hiểu hơn ai hết những tác động của mua sắm online tới cuộc
sống chính mình. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hành vi mua sắm
online ở người trẻ, đặc biệt là ở sinh viên được chính các bạn sinh viên thực
hiện. Có thể kể đến như tác giả Đào Mạnh Hùng (sinh viên trường Đại học
Kinh tế Huế) đã chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng đối với các sản phẩm quà tặng” cho khố luận tốt nghiệp của
mình. Trong đề tài này, tác giả đã làm nổi bật hành vi cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua trực tuyến của người tiêu dùng với các sản phẩm
quà tặng, từ đó đưa đến được những gợi ý, đề xuất trong việc marketing sản
phẩm như thế nào để thu hút người tiêu dùng chi tiền mua sản phẩm nhiều hơn
trên không gian mạng.
Hay vào năm 2017, một nhóm tác giả trường Đại học Ngoại thương TP
Hồ Chí Minh đã tiến hành đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng trên các trang web mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thành

phố Hồ Chí Minh”. Trong đề tài này, các tác giả đã xác định được những nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng thành
phố Hồ Chí Minh, đồng thời ước lượng được mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố ấy cũng như những đề xuất, kiến nghị, chính sách liên quan cho các doanh
nghiệp nhằm mục đích nâng cao khả năng phục vụ, thoả mãn nhu cầu khách
hàng và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố.

8


Qua q trình tổng hợp, nghiên cứu, ta có thể thấy có rất nhiều nghiên
cứu, báo cáo, đề tài về hành vi mua sắm online ở Việt Nam cũng như trên thế
giới. Điều này đã khẳng định, mua sắm online đang dần trở thành xu hướng tất
yếu của tương lai.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ hành vi mua sắm online và
những tác động của nó đến sinh viên nói chung cũng như sinh viên học viện
Báo chí và tun truyền nói riêng. Từ đó, đưa ra những đề xuất để điều chỉnh
hành vi này phù hợp hơn.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong việc nghiên cứu về xu
hướng mua sắm online hiện nay
 Mô tả xu hướng mua sắm online của sinh viên (mua sắm những gì?, tần
suất bao nhiêu?, mua sắm trên những nền tảng nào?, mua sắm bằng các
phương tiện gì?, thời gian sử dụng là bao nhiêu?,…)
 Mô tả những tác động của mua sắm online đến việc học tập, cuộc sống,
sức khoẻ,… của sinh viên.
 Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để sinh viên mua sắm online hiệu quả, an

toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là xu hướng mua hàng online trong mùa dịch của
sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền.

9


b. Khách thể
Khách thể là sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền.
c. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi khơng gian: Nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm
2021.
5. Giả thuyết nghiên cứu
a. Câu hỏi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chú ý đến một số những câu hỏi
sau:





Sinh viên thường lựa chọn mua sắm online những mặt hàng nào?
Sinh viên sử dụng những nền tảng nào để mua sắm online?
Tần suất sinh viên mua sắm online là như thế nào?
Hành vi mua sắm online tác động như thế nào đến việc học tập cũng như

đời sống tinh thần của sinh viên?

 Hành vi mua sắm online tác động như thế nào đến sức khoẻ của sinh viên?
b. Giả thuyết nghiên cứu
 Đa số sinh viên tham gia khảo sát mua sắm online những mặt hàng là nhu
yếu phẩm thiết yếu hàng ngày như đồ ăn, quần áo, giày dép, các mặt hàng
hoá mĩ phẩm,…
 Sinh viên thường mua sắm online trên các sàn giao dịch thương mại điện
tử lớn như Shopee, Lazada,… hoặc các shop bán hàng trên Facebook,
Instagram,…
 Sinh viên truy cập các trang bán hàng cũng như các sàn giao dịch thương
mại điện tử hầu như hàng ngày, tầm suất mua hàng là khoảng 1-2 lần/tuần.
 Nhìn chung, việc mua sắm online giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc
lựa chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu của bản thân cũng như lựa chọn
10


những sản phẩm có giá cả cạnh tranh khi các mặt hàng có giá cả cơng
khai, dễ dàng cho việc so sánh, đối chiếu giữa nhiều nhà bán hàng với
nhau. Các sàn giao dịch thương mại điện tử liên tục tung ra các chương
trình khuyến mãi lớn, miễn phí vận chuyển, đồng giá 1.000 đồng, 9.000
đồng, thu hút đông đảo sinh viên tham gia, tiết kiệm được một khoản chi
phí trong việc mua sắm. Tuy nhiên, các chương trình khuyến mãi thường
diễn ra vào lúc 12 giờ đêm khiến nhiều sinh viên thức khuya để săn
khuyến mãi, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, uể oải, mệt mỏi, giảm tập trung
trong học tập cũng như công việc hàng ngày. Việc mua hàng giá rẻ đôi khi
làm sinh viên không để ý đến nhu cầu của bản thân khiến nhiều món hàng
mua về nhưng không phù hợp hoặc không được sử dụng dẫn đến lãng phí.
Việc sử dụng liên tục, thường xuyên các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng
trực tiếp đến mắt cũng như hệ thần kinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:
a. Phương pháp phân tích tài liệu:
Đây là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chun mơn nhằm mục đích
thu thập hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết nhất cho
việc nghiên cứu. Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm tìm cơ sở cho việc
xây dựng hệ thống lý thuyết về hành vi mua sắm online cũng như nhận diện
những tác động của mua sắm online đến cuộc sống của sinh viên, đồng thời kế
thừa những kết quả có sẵn để làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá kết quả
khảo sát. Người thực hiện tiến hành tổng hợp, phân tích những nghiên cứu, tài
liệu, báo cáo đã có trước đó để rút ra những đặc điểm chung nhất của hành vi
11


mua sắm online, từ đó có những nhận thức nhất định về hành vi này, đồng thời
tìm ra những hướng khai thác mới cho nghiên cứu.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên 10 đối tượng là sinh viên ở các khoá
khác nhau (năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư) nhằm tìm hiểu chuyên sâu về
một khía cạnh nào đó của hành vi mua sắm online như quan điểm, nhu cầu,
thái độ, động cơ,… Phương pháp nghiên cứu này có ưu điểm linh hoạt, thu
được thơng tin trực tiếp, loại bỏ được các yếu tố trung gian, phát huy tốt chức
năng của những câu hỏi kiểm tra, thu được thông tin nhiều mặt và biết thêm
thông tin nhờ phương pháp quan sát. Tuy nhiên, nó cũng có một vài nhược
điểm, đó là tốn thời gian, kinh phí, q trình xử lý thơng tin tốn kém, phức
tạp), địi hỏi người phỏng vấn phải có trình độ, chun môn nhất định, thông
tin cũng thường bị ảnh hưởng bởi người phỏng vấn và hoàn cảnh, tâm trạng
của người được phỏng vấn.
c. Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi định lượng:
Đây là phương pháp chính được sử dụng trong q trình nghiên cứu đề
tài nhằm thu thập thơng tin trên phạm vi rộng đối với các đối tượng, nhóm đối

tượng được xác định trong đề tài, giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn bao qt về
vấn đề nghiên cứu. Để thực hiện phương pháp này, chúng tôi lựa chọn 400
mẫu ngẫu nhiên trong số các sinh viên đang học tại học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Mẫu nghiên cứu được chọn tại 4 khoá sinh viên đang theo học tại
trường nhằm phù hợp cho việc phản ánh sự đa dạng của khách thể sinh viên.
Cơ cấu điều tra có tính đến sự cân bằng giữa sinh viên các năm: năm nhất,
năm hai, năm ba, năm tư, nhưng trong q trình thu thập thơng tin, yếu tố này
vẫn có sự chênh lệch (cho phép).

12


Để giảm tỉ lệ từ chối hoặc rủi ro khi gặp đối tượng khảo sát (từ chối trả
lời, bảng hỏi thiếu nhiều thơng tin), trong q trình khảo sát, người nghiên cứu
vừa tiến hành phỏng vấn vừa làm sạch bảng hỏi cho đến khi đạt được 400
bảng hỏi chất lượng và được điền đầy đủ thông tin cần thiết cho đề tài.
Địa điểm phỏng vấn dự kiến tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Thời gian phỏng vấn là trong giờ nghỉ giải lao giữa các tiết.
Bảng hỏi được thiết kế gồm có: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi hỗn
hợp, được sắp xếp theo trình tự nội dung: câu hỏi về vấn đề chung đặt trước,
câu hỏi về vấn đề riêng đặt sau; câu hỏi đơn giản đặt trước, câu hỏi phức tạp
đặt sau; câu hỏi tổng quát trước, câu hỏi cụ thể sau; câu hỏi thái độ khách quan
trước, câu hỏi thái độ chủ quan sau.
7. Bảng hỏi điều tra
Sau đây là bảng hỏi mẫu ngắn gọn được thiết kế nhằm thu thập thông tin
phục vụ cho nghiên cứu đề tài “Xu hướng mua sắm online trong mùa dịch
của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền”:

13



BẢNG HỎI ĐIỀU TRA
XU HƯỚNG MUA SẮM ONLINE TRONG MÙA DỊCH CỦA SINH VIÊN
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Xin chào các bạn!
Chúng tơi là nhóm sinh viên của Học viện Báo chí và Tun truyền. Hiện
nay, chúng tơi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Xu hướng mua sắm online
trong mùa dịch của sinh viên học viện Báo chí và Tun truyền”. Vì vậy,
chúng tơi xây dựng bảng câu hỏi dưới đây nhằm tìm hiểu xu hướng mua sắm
online trong mùa dịch cũng như những tác động của mua sắm online lên đời
sống các bạn sinh viên hiện nay như thế nào. Những ý kiến của các bạn sẽ là
những thơng tin q báu giúp chúng tơi hồn thành đề tài trên. Tôi xin đảm bảo
các thông tin thu được chỉ được sử dụng nhằm phục vụ mục đích học tập. Hy
vọng các bạn bớt chút thời gian trả lời những câu hỏi mà chúng tôi nêu ra.
Xin chân thành cảm ơn!

1. THƠNG TIN CÁ NHÂN:
1.1.

Họ



……………………………………………………………….
1.2. Giới tính:
 Nam
 Nữ
 Khác

14


tên:


1.3.

Chun

ngành:………………………….

Khố:……….

Khoa:

……….
1.4.

Nơi



hiện

tại:

…………………………………………………………..
1.5.

Ngày


phỏng

vấn:

………………………………………………………..

2. NỘI DUNG
2.1. Bạn đã tự chủ về tài chính chưa (Đi làm thêm, dạy thêm,…)? Nếu có
thì mức thu nhập trung bình 1 tháng của bạn là bao nhiêu?
 Rồi
Mức

thu

nhập

trung

bình:

…………………………………………….
 Chưa
2.2. Bạn đã tham gia mua sắm online chưa? Nếu đã tham gia thì ghi rõ
năm, chưa tham gia nêu rõ lý do (Khơng có điều kiện mua sắm online,
thích mua hàng trực tiếp hơn, sợ lộ thơng tin cá nhân,…):
 Rồi
Năm tham gia:………………………………………………………..
 Chưa
Lý do:………………………………………………………………...
2.3. Vì sao bạn lựa chọn mua sắm online thay vì đến các siêu thị, chợ,…

(Có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)
15


 Khơng có thời gian đi siêu thị, chợ,…
 Giá rẻ hơn so với siêu thị, chợ,…
 Có nhiều mặt hàng để lựa chọn
 Có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn
 Không muốn đến các siêu thị, chợ,… để mua sắm
 Khác (Nêu rõ):………………………………………………………
2.4. Bạn thường sử dụng những thiết bị điện tử nào để mua sắm online?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
 Điện thoại thơng minh
 Máy tính để bàn
 Máy tính xách tay
 Máy tính bảng
 Tivi thông minh
 Khác (Ghi rõ):.……….……………………………………………....
2.5. Bạn thường mua sắm online trên nền tảng nào? (Có thể chọn nhiều
đáp án)
 Shopee
 Lazada
 Sen đỏ
 Tiki
 Các shop online trên Facebook
16


 Các shop online trên Instagram
 Các shop online trên Tiktok

 Khác (Ghi rõ):………………………………………………………..
2.6. Thời gian bạn truy cập các sàn giao dịch điện tử/ trang cá nhân/
fanpage bán hàng online:
STT

Khung giờ



Khơng

Thường xun

Thi thoảng

Hiếm khi

1

0-3 giờ









2


3-6 giờ









3

6-9 giờ









4

9-12 giờ










5

12-15 giờ









6

15-18 giờ









7


18-21 giờ









8

21-24 giờ









2.7. Tần suất mua sắm online của bạn:
 1-2 lần/tuần
 3-4 lần/tuần
 Trên 5 lần/tuần
 Khác (Ghi rõ):………………………………………………………
2.8. Bạn đã từng tham gia các chương trình khuyến mãi lớn (sale 6/6, 7/7,
8/8, sale giữa tháng,…) chưa? Nếu có thì với mức độ nào?

 Có

17


Mức độ:


Thường xuyên

Thi thoảng



 Hiếm khi

 Không
2.9. Khi mua sắm online, bạn thường mua những mặt hàng nào? (Có thể
chọn nhiều đáp án)
 Đồ ăn
 Quần áo
 Giày dép
 Mĩ phẩm
 Đồ gia dụng
 Thiết bị điện tử
 Khác (Ghi rõ):………………………………………………………..
2.10. Những yếu tố nào mà bạn quan tâm khi mua sắm online?
 Giá cả
 Thương hiệu sản phẩm
 Uy tín của người bán/ website bán hàng

 Đánh giá từ người mua trước đó
 Cách thức đặt hàng, thanh tốn và giao nhận hàng
 Khác (Ghi rõ):………………………………………………………..
2.11. Thông thường, bạn thanh toán các sản phẩm mua sắm online như thế
nào?
18


 Thanh toán tiền mặt khi nhận hàng
 Thanh toán qua thẻ ngân hàng, ví điện tử
 Thanh tốn bằng thẻ cào (Thẻ điện thoại, thẻ game,…)
 Khác (Ghi rõ):………………………………………………………..
2.12. Trong tháng gần đây nhất, bạn đã chi bao nhiêu tiền cho việc mua
sắm online?
 Dưới 100.000 đồng
 Từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng
 Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
 Từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
 Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
 Trên 2.000.000 đồng
2.13. Bạn đánh giá mức độ hài lòng khi mua sắm online như thế nào?
 Rất hài lịng
 Hài lịng
 Khơng hài lịng
2.14. Bạn có gặp khó khăn gì khi mua hàng online khơng?
 Khơng biết mua hàng
 Khơng biết thanh tốn
 Trang web tải chậm
 Không thể sử dụng mã khuyến mãi
19



 Người bán hàng không phản hồi/ phản hồi chậm khi được hỏi về sản
phẩm
 Khác (Nêu rõ):…………………………………………………….
2.15. Đã có mặt hàng nào bạn mua về nhưng không sử dụng đến khơng?
Nếu có nêu rõ lý do khơng sử dụng:
 Có
Lý do:………………………………………………………………
 Khơng
2.16. Bạn đã trải qua tình huống khơng hài lòng về sản phẩm nhân được
chưa? (Nêu rõ lý do)
 Có
Lý do:………………………………………………………………
 Khơng
2.17. Bạn có biết về những rủi ro khi mua sắm online không?
 Giao trễ hàng/sai hàng
 Chất lượng hàng không đảm bảo
 Hàng không giống mô tả
 Đăng sai giá bán
 Huỷ đơn hàng nhưng không rõ lý do
 Khác

(Nêu

………………………………………………………..

20

rõ):



2.18. Tại sao bạn tiếp tục lựa chọn mua sắm online?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian trả lời khảo sát này!

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×