Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

0070 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.55 KB, 123 trang )


Bộ giáo dục đào tạo

Ngân hàng nhà nước việt nam
Học viện ngân hàng
____****____

TRẦN THỊ THANH HẢI

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN BẮC Á
Luận văn thạc sĩ kinh tê

Hà nội 2012


Bộ giáo dục đào tạo

Ngân hàng nhà nước việt nam
Danh mục các chữ viết tắt
Học viện ngân hàng
----****-----

Tctd
TCKT
Dprr
Cbcnv
CBTD
CBTĐ


ĐBTV
HĐTD
TSĐB
SXKD
UBND
TNHH
KTTT

Nhnn
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng
NH
Khách hàng
KH
Doanh nghiệp
DN
Tín dụng
Rủi ro tín dụng
TD
Ngân hàng thương mại
Rrtd
Thương mại cổ phần
TRẦN
THỊ THANH
Nhtm
Tỷ suất sinh lời
Tổ chức TMCP
tín dụng
Tổ chức Tssl
kinh tế

Dự phòng rủi ro
Qtrrtd : Quản trị Rủi ro tín dụng
Cán bộ cơng nhân
viên Cán bộ tín dụng
GIẢI PHÁP
Cán bộ thẩm định
Đảm bảo tiền vay
TẠI
HợpDỤNG
đồng tín dụng

HẢI

HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN BẮC Á

Tài sản đảm bảo
Sản xuất kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính, Ngân hàng
Uỷ ban nhân dân
Mã số: 60.31.12
Trách nhiệm hữu hạn

SPTD

Kinh tế thị trường
Sản phẩm tín dụng


CSTD

Chính sách tín dụng

Luận văn thạc sĩ kinh tế

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THị PHƯƠNG MAI

Hà nội 2012



DANH MụC CáC BảNG Biểu, SƠ Đồ

1. Danh mục Bảng.
Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn 2007-2011.............................................................37
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng 2007-2011 .......................................................................39
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2011.................................................42
Bảng 2.4: Mức độ rủi ro tín dụng thơng qua nợ quá hạn...........................................44
Bảng 2.5: Nợ quá hạn theo Kỳ hạn cho vay ...........................................................45
Bảng 2.6: Nợ quá hạn theo Thành phần kinh tế.......................................................47
Bảng 2.7: Nợ quá hạn theo Ngành kinh tế ..............................................................49
Bảng 2.8: Nợ quá hạn theo Vùng địa lý...................................................................51
Bảng 2.9: Nợ quá hạn theo Loại tiền tệ ..................................................................52
Bảng 2.10: Cơ cấu nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bắc á.............................................53
Bảng 2.11: Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tíndụng ...................................................54
Bảng 2.12: Dư nợ tín dụng theo hình thức bảođảm tiền vay .....................................55
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn hố cán bộ tín dụng.................................................................101
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn hoá cán bộ lãnh đạo ...............................................................102
2. Danh mục Sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Các khả năng thiệt hại của ngân hàng.....................................................10
Sơ đồ 1.2: Kim tự tháp Quản trị rủi ro.....................................................................11
Sơ đồ 1.3: Nội dung Quản trị rủi ro tín dụng ...........................................................12
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng thương mạicổ phần Bắc á.......................35
Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định và phê duyệt một khoản vay .................................68
Sơ đồ 3.1: Các chiến lược Quản trị Rủi ro tín dụng.................................................79
Sơ đồ 3.2: Cơng cụ pháisinh - Hốn đổi tổng thu nhập............................................91
Sơ đồ 3.3: Công cụ phái sinh - Hốn đổi tín dụng.................................................92
Sơ đồ 3.4: Cơng cụ pháisinh - Hợp đồng quyền chọn..............................................92
Sơ đồ 3.5: Công cụ pháisinh - Hợp đồng quyền chọn trái phiếu..............................94
3. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Nợ quá hạn năm 2007-2011 .................................................................44
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1...............................................................................................................................3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI...........................................................................................................3
1.1 TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...................................................3


1.1.1 Khái niệm tín dụng.............................................................................................3
1.1.2 Các hình thức tín dụng.......................................................................................3
1.1.3 Vai trị của tín dụng............................................................................................4
1.2.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.....................................................................................................................5
1.2.1. Khái niệm RRTD............................................................................................5
1.2.2 Phân loại RRTD.............................................................................................. 5
1.2.3 Nguyên nhân của RRTD................................................................................. 6
1.3.

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............9
1.3.1 Khái niệm QTRRTD.......................................................................................9
1.3.2 Sự cần thiết phải QTRRTD...........................................................................10
1.3.3 Nội dung công tác QTRRTD.........................................................................11
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới QTRRTD...........................................................27
1.4 KINH NGHIỆM QTRRTD CỦA CÁC NHTM NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC ĐỐI
VỚI NHTM VIỆT NAM.....................................................................................................29
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý RRTD NH tại một số nước............................................29
1.4.2 Bài học đối với Việt Nam................................................................................31
CHƯƠNG 2............................................................................................................................33
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BẮC Á..........33
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG BẮC Á.........................................................................33
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Bắc Á......................................33
2.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Bắc Á:.................................................35
2.1.3. Nguồn nhân lực..............................................................................................36
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bắc Á.................37
2.2.
THỰC TRẠNG RRTD VÀ QTRRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á..........44
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á..............................44
2.2.2. Thực trạng Quản trị RRTD tại Ngân hàng Bắc Á........................................55
2.3.
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QTRRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á.............68
2.3.1. Những kết quả đã đạt được.............................................................................68
2.3.2. Những tồn tại trong công tác quản trị RRTD................................................. 69
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quản trị RRTD....................................72
CHƯƠNG 3....................................................................................................................... 75
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BẮC Á .............................................................................................................
75
3.1.

ĐỊNH HƯỚNG HĐKD TRONG THỜI GIAN TỚI..............................................75
3.1.1 Sứ mệnh và tầm nhìn.......................................................................................75
3.1.2 Định hướng HĐKD đến 2020.........................................................................75
3.1.3. Định hướng hoạt động TD và công tác QTRRTD..........................................76


3.1.4. Chiến lược QTRRTD đúng đắn......................................................................78
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP BẮC Á....................................................................................................79
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận
chuyên
trách
quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập bộ phận phán quyết tín
dụng............................................................................................................................79
3.2.2. Hồn thiện quy trình, quy chế hoá mọi hoạt động trong Ngân hàng, thực hiện
nguyên tắc "hai mắt" ở mọi khâu trong Ngân hàng...................................................81
3.2.3. Đa dạng hoá danh mục cho vay, đa dạng hoá sản phẩm, giám sát tổng thể
danh
mục tín dụng nhằm phát hiện rủi ro...........................................................................82
3.2.4. Giải quyết dứt điểm những khoản nợ xấu, nợ đã được xử lý.........................85
3.2.5. Áp dụng các công cụ đo lường RRTD theo thông lệ quốc tế và quy định của
Ngân hàng TMCP Bắc Á............................................................................................86
3.2.6. Minh bạch và công khai hố thơng tin, nâng cao chất lượng thơng tin trong
hoạt động quản trị RRTD...........................................................................................88
3.2.7. Đa dạng hố các cơng cụ phòng ngừa rủi ro.................................................. 90
3.2.8. Nâng cao chất lượng cán bộ làm cơng tác tín dụng, thẩm định và quản lý
RRTD.........................................................................................................................96
3.2.9. Hồn thiện hệ thống kiểm sốt các nguồn rủi ro phù hợp..............................97
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC..................................................103
3.3.1. Sớm ban hành hệ thống pháp lý cho các hoạt động quyền chọn, các công ty

mua bán nợ, các Ngân hàng bảo lãnh, cơng ty bảo lãnh..........................................103
3.3.2. Hồn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống thơng tin tín dụng.....................104
KẾT LUẬN........................................................................................................................105


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng vẫn
đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các NH. Tuy nhiên, hoạt động này
luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam
bởi
hệ thống thơng tin thiếu minh bạch và khơng đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro cịn
nhiều
hạn chế, tính chun nghiệp của cán bộ NH chưa cao. Do đó, yêu cầu xây dựng một
mơ hình quản trị RRTD có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi
hỏi
bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp TD, hướng đến các chuẩn
mực
quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.
Ngân hàng TMCP Bắc Á trong những năm qua đã khơng ngừng lớn mạnh và có
những đóng góp sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đã đạt được, Ngân hàng TMCP Bắc Á cũng gặp phải khơng ít khó khăn, nhất là
trong công tác hạn chế RRTD. Đối với công tác QTRRTD vẫn cịn những bất cập,
chưa đồng bộ, chưa có chiến lược rõ ràng. Góp phần đáp ứng những yêu cầu và tính
cấp thiết nêu trên, đề tài "Giảipháp hồn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCPBắc Á" được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của NHTM nói chung và Ngân hàng
TMCP Bắc Á nói riêng trong cả q trình tín dụng trước khi ra quyết định cho vay,
trong quá trình quản lý khoản vay và khi RRTD đã xảy ra.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Bắc Á.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu Luận văn này giới hạn ở hoạt động cho vay của Ngân
hàng.
- Nghiên cứu thực trạng QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Bắc Á từ năm
20072011 và định hướng, giải pháp hoàn thiện QTRRTD đến 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử dụng
là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trên cơ sở sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như tiếp cận hệ thống, so sánh, diễn giải, phân tích.

1


5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 chương cơ bản như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Bắc Á.

2


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm tín dụng
Hoạt động TD là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, trong
đó người cho vay nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay dựa trên sự tín
nhiệm và theo ngun tắc có hồn trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Sự
hoàn trả này khơng chỉ bảo tồn giá trị mà cịn được tăng thêm dưới hình thức lợi
tức. Quá trình vận động mang tính chất hồn trả của hoạt động TD là biểu hiện về
sự khác biệt giữa hoạt động TD và các hoạt động kinh tế khác.
TD NH được hiểu là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo ngun tắc có hồn
trả cả gốc và lãi theo một thời gian nhất định, giữa một bên là NHTM và một bên là
các cá nhân, các TCKT, tổ chức chính trị xã hội, TCTD, NHTM khác.
1.1.2 Các hình thức tín dụng
- Các hình thức TD phân theo tiêu thức thời gian: Việc phân loại các hình
thức
TD theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với HĐNH vì thời gian liên quan mật
thiết
đến tính an toàn và sinh lời của TD cũng như hoàn trả của KH. Theo cách phân loại
này TD được phân thành 3 hình thức: TD ngắn hạn là loại hình TD có thời hạn cho
vay
tối đa đến 12 tháng; TD trung hạn là loại hình TD có thời hạn cho vay trên 1 năm
đến
5
năm; TD dài hạn là loại hình TD có thời hạn cho vay trên 5 năm.
- Các hình thức TD phân theo tiêu thức ĐBTV: Việc phân loại các hình thức
TD theo tiêu thức này rất quan trọng với các NH trong việc định hướng thu hồi nợ.

đảm bảo cho các khoản TD cho phép NH có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách
phát mại tài sản đảm bảo hoặc qua bên bảo lãnh để thu nợ trong trường hợp nguồn
từ
nợ thứ nhất gặp rủi ro. Thông thường, theo tiêu thức này TD được chia thành 2 hình
thức: TD có đảm bảo bằng tài sản và TD có đảm bảo khơng phải bằng tài sản.

- Các hình thức TD phân theo mục đích TD:
+ TD bất động sản: TD ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai, TD dài
hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, trang trại... và bất động sản ở nước ngoài.

3


+ TD công thương nghiệp: Là các khoản TD cấp cho các doanh nghiệp để
trang trải các chi phí như mua hàng hoá, nguyên vật liệu, chi trả lương...
+ TD nông nghiệp: Đây là khoản TD cấp cho các hoạt động nông nghiệp,
nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng, chăn nuôi...
+ TD cá nhân: Đây là các khoản TD cấp cho cá nhân để mua sắm hàng hoá
tiêu dung đắt tiền như xe hơi, nhà, trang thiết bị trong nhà...
+ TD cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản TD cấp cho các NH, cơng
ty bảo hiểm, cơng ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.
+ Cho thuê tài chính: Là việc NH mua các trang thiết bị, máy móc và cho
KH thuê lại các trang thiết bị, máy móc trên.
+ TD khác: Bao gồm các khoản TD khác chưa được phân loại ở trên (ví dụ:
cho vay mua cổ phiếu, góp vốn,...)
Ngồi các tiêu thức trên, TD cịn có thể phân loại theo đối tượng TD: TD tài
trợ cho tài sản lưu động, tài trợ cho tài sản cố định; theo xuất xứ TD như: TD trực
tiếp, TD gián tiếp. tuỳ theo mục đích nghiên cứu.
1.1.3 Vai trị của tín dụng
Tín dụng ln là hoạt động chính của ngân hàng và thu nhập từ hoạt động tín
dụng thường chiếm tỷ lệ 70-80% tổng thu nhập của cả ngân hàng. Vì thế, hoạt động
tín dụng giữ một vai trị rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Tín dụng ngân hàng có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn và phân bổ lại nguồn lực đầu
tư của xã hội vào các lĩnh vực của nền kinh tế một cách có hiệu quả.
- Tín dụng ngân hàng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành,

các vùng thơng qua sự khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư tín dụng, là cầu nối giữa
tiết kiệm và tiêu dùng, là động lực ra đời và phát triển của các thành phần kinh tế.
- Tín dụng ngân hàng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng sản xuất,
nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong
nền kinh tế.
- Thơng qua hoạt động tín dụng, NHNN và Chính phủ thực hiện điều tiết vĩ
mơ thơng qua các công cụ lãi suất, tỷ giá, tái cấp vốn...nhằm thực hiện các mục tiêu
của Chính phủ trong từng thời kỳ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng
của Nhà nước, ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát.

4


1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm RRTD
RRTD là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách
hàng.
Bất kỳ một khoản tín dụng nào được tạo ra đều phải tuân thủ theo hai nguyên
tắc sau đây:
- Khoản tín dụng đó phải được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả
- Khoản tín dụng đó phải được hoàn trả cả vốn và lãi đúng kỳ hạn đã cam
kết
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vì một lý
do nào đó có thể là chủ quan hoặc khách quan khiến cho nguyên tắc thứ hai bị vi
phạm, tức là khoản tín dụng đó khơng được hồn trả đúng kỳ hạn cam kết, điều này
làm cho ngân hàng phải chịu những tổn thất như thiếu vốn khả dụng, mất khả năng
thanh toán...
Những tổn thất này người ta gọi là RRTD. Vậy từ đây có thể đưa ra một khái
niệm khái quát về RRTD như sau:

“ RRTD là những thiệt hại, mất mát mà NH phải gánh chịu do người vay vốn
hay người sử dụng vốn của NH không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ
đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kỳ lý do nào ”.
1.2.2 Phân loại RRTD
Có rất nhiều cách thức để phân loại RRTD, sau đây có thể đưa ra một số
cách thức phân loại như sau:
* Căn cứ vào mức độ rủi ro có thể xảy ra: Có thể phân thành 2 loại là Rủi
ro đọng vốn và Rủi ro mất vốn.
Rủi ro đọng vốn: Là những khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi NH
cung cấp TD. Rủi ro đọng vốn ảnh hưởng trực tiếp đến KH sử dụng vốn cũng như
gây cản trở và khó khăn cho việc chi trả người gửi tiền.
Rủi ro mất vốn: Là những thiệt hại, mất mát mà NH phải gánh chịu do người
vay vốn hay người sử dụng vốn không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ
cam kết trong HĐTD vì bất kể lý do gì. Rủi ro mất vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến
NH, làm tăng chi phí đó là những khoản chi phí giám sát, chi phí pháp lý,... tạo
thành những khoản nợ q hạn và nợ khó địi đối với NH, đồng thời làm cho số
lượng và vòng quay vốn khả dụng bị giảm, lãi chậm thu và có nguy cơ mất trắng,

5


kéo theo đó là khả năng sinh lời giảm do mất nợ gốc và thực hiện những khoản chi
phí dự phịng tăng lên.
* Căn cứ vào tính chất của rủi ro: Có thể chia thành 2 loại là Rủi ro giao
dịch (Transaction risk) và Rủi ro danh mục (Portfolio risk).
Rủi ro giao dịch có 3 thành phần: Rủi ro lựa chọn, Rủi ro bảo đảm và Rủi ro
nghiệp vụ. Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích TD ảnh
hưởng đến lựa chọn trong quyết định của NH là cho vay hay từ chối cho vay. Rủi ro
bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản ràng buộc trong

HĐTD, các loại tài sản bảo đảm, các hình thức bảo đảm và mức độ an tồn của nó.
Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay, như xây dựng
và thực hiện CSTD để định hướng cho việc thực hiện cho vay và kiểm soát danh
mục cho vay và giám sát danh mục cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp
hạng rủi ro và kỷ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục được phân ra hai loại là Rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và
Rủi ro tập trung (Concentration risk). Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang
tính chất riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế. Rủi ro tập trung là
mức dư nợ cho vay được dồn cho một (một số) KH, một (một số) ngành kinh tế,
một (một số) loại cho vay hoặc một (một số) khu vực địa lý,...
1.2.3 Nguyên nhân của RRTD
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD, tựu chung lại có thể phân chia thành
nhóm những nguyên nhân cơ bản sau:
* Nguyên nhân khách quan:
- Ngun nhân từ mơi trường chính trị - pháp luật.
Nền chính trị quốc gia ổn định là điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, là
điều kiện thuận lợi thu hút, gọi vốn đầu tư. Ngược lại, môi trường chính trị kém ổn
định, xảy ra xung đột, chiến tranh...tất yếu dẫn đến sản xuất ngừng trệ, doanh
nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng, RRTD là rất cao.
Các yếu tố pháp lý có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của mọi chủ thể trong nền kinh tế. Hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, phù hợp với
thông lệ quốc tế tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, ngân hàng
hoạt động và tuân thủ pháp luật. Hành lang pháp lý không đồng bộ, Luật pháp
thường xuyên thay đổi, không nhất quán, mâu thuẫn, không rõ ràng gây trở ngại rất

6


lớn cho việc tuân thủ pháp luật, thậm chí là yếu tố thúc đẩy hành vi vi phạm pháp
luật như:Trốn lậu thuế, lách luật vì mục tiêu lợi nhuận, hoặc gây thiệt hại rất lớn về

kinh tế cho các doanh nghiệp khi có tranh chấp pháp lý với doanh nghiệp nước
ngoài...dẫn tới suy giảm khả năng trả nợ ngân hàng của các khách hàng vay vốn.
- Nguyên nhân từ môi trường kinh tế.
Những chính sách kinh tế vĩ mơ của nhà nước như: Chính sách tài khố, đất
đai, thuế, chính sách tiền tệ, xuất nhập khẩu...có tác động mạnh mẽ đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của mọi chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có các
NHTM. Những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô tác động có thể theo chiều
hướng thúc đẩy, khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển của các chủ thể hoạt
động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp môi trường kinh tế vĩ mô mang yếu tố
bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể vay vốn ngân hàng, có
thể là nguyên nhân dẫn đến RRTD.
Chu kỳ kinh tế cũng tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
và các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, tăng
trưởng ổn định dẫn đến người đi vay vốn để hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ
thuận lợi, lợi nhuận thu được ổn định theo dự kiến, khả năng hoàn trả vốn vay là
gần như chắc chắn. Ngược lại khi nền kinh tế có chiều hướng đi xuống, sức mua
giảm sút, người đi vay vốn rất khó trong tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn do vậy
khả năng trả nợ ngân hàng giảm sút dẫn tới RRTD cho ngân hàng cho vay. Vấn đề
lạm phát, vấn đề thất nghiệp, vấn đề tỷ giá...cũng là nguyên nhân có tác động mạnh
đến hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế và cũng vì thế
là nguyên nhân dẫn đến RRTD cho ngân hàng.
- Nguyên nhân về môi trường tự nhiên.
Những nguyên nhân từ môi trường tự nhiên như: Thiên tai địch hoạ, động
đất, núi lửa, lũ lụt, dịch bệnh...gây ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới hoạt động kinh
doanh và hiệu quả kinh doanh của khách hàng vay vốn ngân hàng làm suy giảm khả
năng trả nợ vay ngân hàng dẫn tới RRTD.
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Những nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng được uỷ ban Basel thống
kê cho thấy RRTD thường phụ thuộc chủ yếu vào: Mức độ tập trung và các vấn đề
về quy trình cấp tín dụng.


7


- Mức độ tập trung: RRTD phát sinh khi một nội dung trong danh mục tín
dụng trở lên tương đối lớn so với mức vốn, tài sản của Ngân hàng. Rủi ro tập trung
tín dụng khơng những phụ thuộc vào giá trị tín dụng mà cịn phụ thuộc vào tỷ lệ mất
vốn cao khi xảy ra rủi ro.
Rủi ro tập trung tín dụng có thể được phân chia thành 2 loại: Rủi ro tập trung
tín dụng thơng thường- xảy ra khi tín dụng tập trung quá nhiều vào một khách hàng,
một nhóm khách hàng, một ngành hoặc một lĩnh vực(ví dụ như bất động sản, xây
dựng cơ bản...) và rủi ro tập trung tín dụng- do sự liên hệ qua lại các yếu tố có liên
quan nhiều đến các yếu tố đặc thù, chỉ có thể phát hiện qua phân tích. Ví dụ như
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á năm 1997 do sự liên hệ giữa RRTD,
rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản đã tạo các khoản lỗ/mất vốn rộng khắp.
- Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng là ngun nhân gây ra RRTD,
trong đó chủ yếu liên quan đến q trình thẩm định và theo dõi, giám sát tín dụng.
Có rất nhiều ngân hàng khó thực hiện một q trình đánh giá tín dụng một cách
chuyên sâu bởi áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng. Cũng chính
do áp lực này mà nhiều ngân hàng có xu hướng dựa vào một số chỉ tiêu đơn giản để
cấp tín dụng. Điều này chỉ có thể được hạn chế khi các ngân hàng đưa ra một số
bước bắt buộc phải thực hiện trong q trình thẩm định tín dụng.
Ngồi ra cịn một số nguyên nhân dẫn đến RRTD liên quan đến quy trình tín
dụng, đó là:
+ Thiếu đánh giá lại chất lượng tín dụng, do vậy ngân hàng khơng có thơng
tin chính xác, kịp thời về tình trạng tín dụng thực của Ngân hàng(thực chất là không
đánh giá đúng mức độ RRTD theo thời gian).
+ Không theo dõi, giám sát thường xun khách hàng hoặc tài sản bảo đảm,
do đó khơng có hành động sớm nhằm hạn chế RRTD.
+ Áp dụng lãi suất không dựa trên rủi ro gây ảnh hưởng tới khả năng bù đắp

của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro.
+ Khơng tính đến chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, chu kỳ sống của sản
phẩm hàng hố, nhất là đối với những ngân hàng có sự tập trung vào lĩnh vực bất
động sản. Điều này xuất phát từ yếu kém trong quản lý danh mục đầu tư tín dụng.

8


QTRRTD
+ Khơng ngân
dự kiến
hàng
phương
là thơng
án trong
qua một
trường
hệ thống
hợp xấu
cácnhất,
cơnglàm
cụ tác
chođộng
ngântới
hàng
rủi
ro
khơng
trongcóhoạt
sự chuẩn

động tín
bị dụng
kỹ nên
ngân
khơng
hàng
phản
nhằm
ứngtìm
nhanh
ra ngun
chóng,nhân
kịp thời
và xử
đểlývượt
các qua
tình
huống
nhữngxảy
cú sốc
ra RRTD
bất lợi.với mục tiêu giảm thiểu các tổn thất do rủi ro gây ra. Nội dung
của các Chính
cơng cụ
nàytínđược
hiệnhợp
mộtlý.
cách cụ thể, rõ ràng cả về kỹ thuật, kỹ năng,
sách
dụngthể

không
phương -pháp
ngừa,thẩm
hạn định
chế rủi
và xử
lý RRTD.
Vấnngăn
đề trong
tínro
dụng
- vấn
đề đo lường RRTD.
Trong
trị NHTM,
- Vấnquản
đề trong
giám sát QTRRTD
tín dụng. là một nội dung quan trọng mà các cấp
lãnh đạo,
lý,rủi
điều
hànhđức
phải
tâm. Nhà quản trị NHTM cần được
- quản
Vấn đề
ro đạo
củađặc
cánbiệt

bộ quan
tín dụng.
trang bị-các
kiến
thức
về
quản
trị
RRTD,
cung
cấp
nhữngRRTD.
thơng tin kinh tế cập nhật,
Vấn đề trong áp dụng các cơng cụ phịng chống
có đội ngũ
tham mưu
nghiệp
bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm tốn
* Ngun
nhânchun
từ phía
kháchvàhàng:
nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu
độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu
quả kinhTrình
doanh.
kém trong
quản
chủQTRRTD
định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ỳ...là nguyên nhân gây

1.3.2
Sự cần
thiếtlý,phải
ra RRTD. Nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao.
* Đối với các tổ chức tín dụng
Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân
Trong
nềncấp
kinh
tế thị
cungmua
cấpchuộc...Nhiều
tín dụng là chức
năng
kinh
cơvốn
bản
hàng như
cung
thơng
tin trường,
sai sự thật,
khách
hàng
khitếvay
của
ngân
hàng.
Đối
với

hầu
hết
các
ngân
hàng,

nợ
tín
dụng
thường
chiếm
tới
½
khơng tính tốn kỹ lưỡng, thích mở rộng đầu tư hoặc khơng có khả năng tính tốn
tổng
tài sảnbất
cótrắc
và thu
nhập
từ ra,
hoạt
độngcó
tínkhả
dụng
chiếm
đến phục
2/3 tổng
thu
kỹ nhưng
có thể

xảy
khơng
năng
thíchkhoảng
ứng và½khắc
những
nhập
của ngân
Bên cạnh
ro trong
kinh
hàng
xuvay
hướng
khó khăn
tronghàng.
kinh doanh.
Mộtđó,
số rủi
trường
hợp rất
dễdoanh
dẫn tớingân
RRTD
khicócho
đó
tập
trung
chủ
yếu

vào
danh
mục
tín
dụng.
Khi
ngân
hàng
rơi
vào
trạng
thái
khó
là khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh.
khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng. Trong
- Khơng thanh tốn hoặc thanh tốn chậm.
hoạt động của mình, nhìn chung các ngân hàng chỉ chấp nhận rủi ro tín dụng mà
- Khách hàng khơng cịn khả năng thanh tốn.
mức độ thiệt hại tối đa khơng cao hơn mức lợi nhuận mong đợi. Song thực tế, mọi
- Khách hàng bị chết, mất tích, khơng có năng lực hành vi.
trường hợp đều có thể được tính đến - như mơ hình dưới đây:
* Ngun nhân từ TSBĐ:
Sơ đồ 1.1: Các khả năng thiệt hại của ngân hàng
- Giá cả biến động.
- Khó định giá.
- Tính khả mại thấp, tài sản chuyên dụng...
- Tranh chấp về pháp lý
- Tài sản giảm giá trị, thay đổi hiện trạng...
Cần lưu ý rằng: đây là công việc phức tạp, bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là
một

nguyên nhân đơn nhất gây ra, mà do nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên
nhân trực tiếp, có những nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân
xa...
1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Khái niệm QTRRTD

Vùng rủi ro cho phép

Vùng rủi ro nguy
hiểm

Vùng rủi ro thảm khốc
Điểm
khơng có
doanh thu
Điểm mất
VTC và
phá sản

Vốn tự có

Điểm bắt
đầu thua lỗ

Chi phí

Điểm bắt
đầu giảm
lợi nhuận


Lợi nhuận

9


* Đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế
RRTD không chỉ thiệt hại cho hệ thống ngân hàng và nguồn vốn ngân hàng
sử dụng chủ yếu được huy động từ vốn nhàn rỗi trong xã hội. Vì vậy, RRTD có thể

10


làm giảm niềm tin của người gửi tiền. Ở mức độ nghiêm trọng, hiện tượng rút tiền
hàng loạt có thể xảy ra. Neu khơng có đủ dự phịng và sử xử lý kịp thời, ngân hàng
có thể sụp đổ và có thể gây hiệu ứng lan truyền đặc trưng của hệ thống ngân hàng,
ảnh hưởng tồi tệ một cách sâu rộng đến nền kinh tế.
Ở khía cạnh hiệu quả đầu tư xã hội, RRTD xảy ra có thể đồng nghĩa với
khoản đầu tư của người vay tiền khơng có hiệu quả. Nghĩa là lợi ích đầu tư đối với
cả ngân hàng, người vay tiền và xã hội là khơng có.
1.3.3 Nội dung cơng tác QTRRTD

Nội dung bao trùm của tồn bộ q trình quản trị RRTD được thể hiện qua
mơ hình kim tự tháp quản trị RRTD trên đây. Nó thể hiện một quy trình tuần hồn
từ việc xác định chiến lược kinh doanh nói chung cũng như chiến lược quản trị
RRTD nói riêng đến thực thi q trình quản trị, cũng như các cơ sở nền tảng của
toàn bộ quá trình quản trị rủi ro.

11



Việc thiết lập khuôn khổ quản trị rủi ro trong ngân hàng nói chung cũng như
quản trị RRTD nói riêng ban đầu chỉ đơn giản như là chức năng kiểm soát. Tuy
nhiên gần đây, và một phần là do tác động của Basel II, đã có một xu hướng phát
triển theo hướng gọi là "Quản trị rủi ro tích hợp". Việc định nghĩa, giải thích, áp
dụng cũng như thuật ngữ được dùng để miêu tả quy trình quản trị RRTD rất khác
nhau ở các ngân hàng.
Trong khuôn khổ của luận văn này, chỉ trình bày nội dung của quản trị RRTD
theo các bước thể hiện ở mơ hình dưới đây.
S- ®ả 1.3: Néi dung qu^n trl’ rni ro tÝn dông

1.3.3.1. Xây dựng chiến lược, xác định mục tiêu Quản trị RRTD.
* Xây dựng chiến lược quản trị RRTD.
Chiến lược quản trị RRTD của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các
mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một
cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt được các mục đích, mục
tiêu đặt ra trong việc kiểm sốt RRTD của ngân hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động phức tạp, một chiến lược
quản trị rõ ràng, chính xác trong dự báo đảm bảo cho bản thân các ngân hàng có thể

12


linh hoạt trong phòng ngừa và xử lý những RRTD có thể xảy ra. Nó góp phần định
hướng cho các hoạt động tín dụng trong tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn
và lợi nhuận cao. Chiến lược này có thời hạn trong thời gian dài, nó quyết định đến
sự tồn tại của ngân hàng, là hoạt động tiên quyết trong hoạt động quản trị RRTD.
Chiến lược QTRRTD phù hợp phải được xây dựng trên những căn cứ:
Một là: Nguồn vốn của ngân hàng, bao gồm cả vốn huy động và vốn chủ sở
hữu. Dựa vào quy mô nguồn vốn ngân hàng có thể lựa chọn kỳ hạn đầu tư, loại hình
cho vay phức hợp.

Hai là: Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, điều này ảnh hưởng đến
nhu cầu tín dụng của thị trường. Do đó, ngân hàng cần phải có sự phù hợp thống
nhất đối với các điều chỉnh vĩ mơ của Chính phủ.
Ba là: Các quy định của cơ quan quản lý: Với các chính sách, văn bản pháp
quy đó được ban hành, các ngân hàng phát triển theo hướng chủ động kinh doanh
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những hoạt động của mình.
Bốn là: Thị trường mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ
của đội ngũ cán bộ công nhân viên là nhân tố tác động đến khả năng hoạt động của
ngân hàng trên những khu vực thị trường nhất định. Chính những nhân tố này sẽ
phát huy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
Năm là: Căn cứ vào những phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động kinh
doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đây là những phân tích mang tính
chất kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội. Điển hình là những phân tích dự báo về tình
hình tài chính tiền tệ như: lãi suất, lạm phát, ngoại tệ...
Sáu là: Căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc QTRRTD:
Nguyên tắc thứ nhất: Chiến lược quản trị RRTD phải phù hợp với chiến lược
phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng.
Nguyên tắc thứ hai: Tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra.
Nguyên tắc thứ ba: Ngân hàng cần có một bộ phận quản trị RRTD riêng,
hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng, hay nói cách
khác là đảm bảo sự độc lập của nhà quản trị rủi ro trong việc nhìn nhận các rủi ro
riêng của từng bộ phận kinh doanh cũng như toàn cảnh rủi ro ngân hàng gặp phải.
Nguyên tắc thứ tư: Thực hiện nguyên tắc "hai tay, bốn mắt" trong hoạt động
quản trị RRTD.

13


Nguyên tắc thứ năm: Thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, giải quyết hài
hoà mối quan hệ hợp lý giữa lợi ích và trách nhiệm.

Nguyên tắc thứ sáu: Quản trị RRTD được thực hiện trên toàn bộ danh mục
cho vay cũng như đối với từng khoản vay riêng lẻ.
Nguyên tắc thứ bảy: Quản trị RRTD được đặt trong mối quan hệ với các loại
rủi ro khác.
Nguyên tắc thứ tám: Quản trị RRTD cần thực hiện đồng thời thực hiện các
công việc như xác định, định lượng, giám sát và quản trị RRTD cũng như thực hiện
DPRR đủ để bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra.
Nguyên tắc thứ chín: Nguyên tắc cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu về: chi
phí quản trị RRTD phải thấp hơn thu nhập mang lại từ việc thực hiện nó.
* Xác định mục tiêu quản trị RRTD.
Mục tiêu nói chung của quản trị rủi ro là giúp ngân hàng khống chế đến mức
thấp nhất những chi phí về rủi ro dưới tất cả các hình thức, làm cực đại kết quả kinh
doanh và bảo đảm an tồn tài chính cho ngân hàng. Mỗi mục tiêu là một cái đích để
ngân hàng cố gắng, phấn đấu và hi vọng đạt đến. Các mục tiêu tạo ra sự định hướng
và tập trung các nỗ lực của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Các ngân hàng
thường thành công hơn khi các hoạt động của họ ln trong tình trạng cố gắng vượt
qua sự thách thức do các mục tiêu đặt ra. Việc thiết lập các mục tiêu quản trị rủi ro
là nền tảng cho tất cả những hoạt động quản trị rủi ro. Những mục tiêu này là tiêu
chuẩn để đo lường sự thành cơng hay thất bại của chương trình và cũng quyết định
triết lý nền tảng cho những hoạt động quản trị rủi ro.
Mục tiêu đặt ra phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Tính đo lường: Một mục tiêu phải được phát biểu bằng những từ ngữ có
thể đánh giá hay đo lường được về mặt định lượng hay định tính. Điều này là quan
trọng bởi vì có như vậy mới có cơ sở để đánh giá q trình quản trị có thành cơng
hay khơng, thành cơng ở mức độ nào.
+ Tính khả thi: Những mục tiêu phải mang lại sự phấn đấu của ban lãnh đạo
và nhân viên nên chúng phải hiện thực và vừa sức để có thể đạt được, nếu khơng
tính định hướng của nó sẽ khơng cịn.
+ Tính nhất quán: Nghĩa là việc thực hiện mục tiêu này không đối chọi, triệt
tiêu các mục tiêu khác mà cần phải bổ sung lẫn nhau trong tính chỉnh thể của các


14


mục tiêu theo thứ tự ưu tiên được cân nhắc lựa chọn trước, nếu khơng sẽ khó đánh
giá được mức độ thành cơng.
+ Tính hồ hợp: Mục tiêu phải được những người chịu trách nhiệm thực hiện

các đối tượng hữu quan tán thành. Điều này quyết định sự thắng lợi của mục tiêu đề
ra.
Khi xác định mục tiêu cần phải quan tâm đến các đối tượng sau:
+ Chủ sở hữu: Đây là đối tượng hữu quan quan trọng nhất, bởi vì chủ sở hữu
gắn chặt với mọi thiệt hại và thành bại của tổ chức, doanh nghiệp.
+ Công nhân viên: Đây cũng là đối tượng hữu quan đòi hỏi sự quan tâm
đúng mức vì đây chính là những đối tượng trực tiếp thực hiện các mục tiêu đó và
chính các mục tiêu này liên quan trực tiếp đến lương, phúc lợi, sự an tồn, sự bảo
đảm cơng ăn việc làm của họ.
+ Khách hàng: Các mục tiêu của ngân hàng sẽ không bao giờ đạt được nếu
không quan tâm đến khách hàng vì họ quyết định đầu ra sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng. Đặc biệt Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh tín dụng và các dịch vụ ngân hàng

vậy sự thành bại của doanh nghiệp quyết định rất lớn tới sự thành bại của ngân hàng.
+ Xã hội: Các hoạt động, sự thành bại của ngân hàng liên quan chặt chẽ đến

hội, vì vậy cần phải lưu ý các yếu tố xã hội trong quá trình xây dựng các mục tiêu.
1.3.3.2. Nhận dạng, phân tích và đo lường RRTD.
a. Nhận dạng rủi ro.
RRTD thường ẩn chứa trong các khoản vay có vấn đề, được biểu hiện bằng
nhiều dấu hiệu, nhưng khơng có một định hình nhất định về các biến cố thường
xun để có thể cơng bố đó là khoản vay có vấn đề.

Nhận diện rủi ro qua đó có những giải pháp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín
dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết định tới hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tín dụng ln phải
theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo.
Một số dấu hiệu của rủi ro tín dụng:
Dấu hiệu đối với các khoản trước khi cho vay: Từ những thông tin thu thập
được, xem xét, đánh giá khách hàng. Xem xét về lịch sử vay nợ của khách hàng.
Mức độ vay nợ là thường xun, khơng có khả năng trả lãi và gốc đúng hạn, nhiều
lần sử dụng vốn sai mục đích. Ngồi ra đối với khách hàng là doanh nghiệp cịn có
thêm một số dấu hiệu: Thay đổi thường xuyên cơ cấu ban quản trị điều hành, năng

15


lực điều hành của ban quản trị cũng như ban giám đốc là yếu kém, thường xuyên có
tranh chấp trong q trình quản lý, thường nợ lương cơng nhân...
Dấu hiệu đối với các khoản sau khi cho vay: trong quá trình cho vay ngân
hàng ln ln theo dõi sự vận động của các khoản vay. Các khoản vay là có vấn đề
khi có một số biểu hiện: khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khơng thanh tốn lãi
hay một phần gốc của kì trước, có những khoản vay mới ở ngân hàng khách trong
khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tín dụng ở ngân hàng mình. Đối với khách hàng
doanh nghiệp cịn có những dấu hiệu: có hệ số thanh tốn phát triển theo chiều
hướng xấu, có biểu hiện giảm vốn điều lệ, lượng tiền mặt giảm nhiều, doanh số bán
hàng tăng nhưng lãi giảm hoặc khơng có, số khách hàng nợ tăng nhanh, khơng
thanh tốn các khoản nợ đúng hạn...
Nhóm dấu hiệu xuất phát từ CSTD của NH, cụ thể gồm:
+ Sự đánh giá và phân loại khơng chính xác về mức độ rủi ro của KH, ví dụ:
đánh giá về năng lực tài chính của KH so với thực tế, đánh giá KH chỉ thông qua
thông tin “ tĩnh “ do KH cung cấp mà thiếu đi các thông tin “động” và các thông tin
nhạy cảm từ những kênh thông tin khác, bỏ qua các “ nghi ngờ " được phản ánh qua

cấu trúc và cơ cấu của số liệu khi phân tích các dữ liệu tài chính, có dấu hiệu che
dấu việc “đảo nợ “ của KH thông qua việc cấp đều đặn, thường xuyên và liên tục
các khoản vay mới hoặc che dấu “ nợ quá hạn “ thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn và
gia hạn nợ tràn lan, vô lối, thiếu căn cứ xác thực.
+ Cấp TD dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm về
việc
duy trì một khoản tiền gửi lớn hay lợi ích do KH đem lại từ khoản TD được cấp.
+ Tốc độ tăng trưởng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát
cũng như nguồn vốn của NH.
+ Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn như sáp
nhập, thay đổi địa vị pháp lý từ ngân hàng lên cơng ty con hạch tốn độc lập.
+ Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong HĐTD mập mờ, khơng rõ ràng,
khơng xác định rõ lịch hồn trả đối với từng khoản vay, cố ý thoả hiệp các nguyên
tắc TD với KH mặc dầu biết có tiềm ẩn rủi ro.
+ CSTD quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẽ hở cho KH lợi dụng.
+ Cung cấp TD với khối lượng lớn cho các KH không thuộc phân đoạn thị
trường tối ưu của NH.

16


+ Hồ sơ TD không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các
quy định hiện hành về phê duyệt TD.
+ Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch
vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân“ KH bằng các khoản TD mới để họ không
quan hệ với các TCTD khác mặc dù biết rõ các khoản TD sẽ cung ứng tiềm ẩn nguy
cơ rủi ro cao.
b. Ph©n tÝch rni ro trong ho1t ®éng tÝn dơng.
Việc phân tích RRTD được thực hiện trước, trong và sau khi cấp tín dụng là
yêu cầu bắt buộc với mỗi khoản tín dụng. Để phân tích RRTD có thể dùng phương

pháp định tính và định lượng hoặc kết hợp cả hai.
- Mơ hình định tính là phương pháp truyền thống dựa vào đánh giá chủ quan
của người cho vay căn cứ vào việc trả lời một số câu hỏi để phân loại khách hàng,
cụ thể là:
+ Khách hàng loại A: Là khách hàng có uy tín, đội ngũ các bộ quản lý có kinh
nghiệm, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả. Về tình hình tài chính: thơng tin tài
chính có chất lượng tốt, lành mạnh, thơng tin được kiểm tốn bởi các kiểm tốn
viên có uy tín và thường xun có số dư tiền gửi lớn tại ngân hàng. Doanh thu của
công ty luôn ở mức cao và có tốc độ tăng trưởng liên tục. Khả năng thanh toán nợ
tốt, xu hướng đạt doanh thu lớn, dịng tiền lưu chuyển lớn và có lãi gộp, có đầy đủ
các thơng tin về các khoản có thể thua lỗ và có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau.
Hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động, mơi trường kinh tế - xã hội an
tồn, ổn định và môi trường pháp lý thuận lợi. Hoạt động của khách hàng chiếm thị
phần khá lớn trong nội bộ ngành và khách hàng có uy tín cao cả trong nước và quốc
tế. Phạm vi hoạt động kinh doanh tốt, sản phẩm đa dạng, ảnh hưởng của chu kỳ là
nhỏ hoặc không đáng kể.
+ Khách hàng loại B: là khách hàng có uy tín, kinh nghiệm trong những ngành
cụ thể hoặc những khách hàng có kinh nghiệm mức độ trong tất cả khu vực kinh tế
với năng lực phù hợp.
Về thông tin tài chính, là khách hàng có thơng tin tài chính được kiểm tốn
tuyệt đối, thường xun có các khoản tiền gửi ( tuy không lớn) tại ngân hàng.
Khách hàng có doanh thu lớn với tốc độ tăng trưởng khá, viễn cảnh tăng trưởng
cao, tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu trên mức trung bình, khả năng thanh tốn nợ tốt.

17


Khách hàng có doanh thu và lưu chuyển tiền tệ tích cực nhưng khơng đều, khả năng
kiểm sốt thơng tin cịn hạn chế, có một số khoản lỗ nhưng có thể kiểm sốt được.
Về mơi trường kinh doanh, khách hàng có mơi trường kinh doanh khá ổn định

nhưng mức cạnh tranh thấp, có ý nghĩa đối với nền kinh tế trong nước hoặc xuất
khẩu. Xu hướng phát triển khá tốt cùng với sự phát triển của nền kinh tế và có thị
phần khá trong nội bộ ngành, sản phẩm, hoạt động đa dạng nhưng có thể chịu ảnh
hưởng của chu kỳ.
+ Khách hàng loại C là khách hàng mà kinh nghiệm quản lý chỉ ở mức độ vừa
phải, còn hạn chế, nội bộ cơng ty cịn mâu thuẫn, có quyền lợi và nghĩa vụ chưa
được thống nhất.
Về thông tin tài chính, các số liệu tài chính được kiểm tốn theo qui định hoặc
khơng được kiểm tốn. Doanh thu khơng ổn định, biến đông khá mạnh. Tỷ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu ở mức trung bình nhưng có thể kiểm soát được. Doanh thu và
lưu chuyển tiền tệ ở mức trung bình hoặc dưới mức trung bình nhưng có xu hướng
khơng tăng. Rất khó nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác khác.
Về môi trường kinh doanh, khách hàng có mơi trường kinh doanh khơng ổn
định, thậm chí là biến động lớn. Khách hàng kinh doanh trong những ngành lâu
năm, ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế và có xu hướng đi xuống, chiếm thị
trường khơng đáng kể, sản phẩm của khách hàng đơn lẻ mang tính chu kỳ lớn.
- Mơ hình định lượng: Phương pháp định tính truyền thống đã được sử dụng từ
cách đây rất lâu và nó đã bộc lộ nhiều khuyết điểm như mất thời gian, tốn kém,
mang tính chủ quan nhiều và khơng mang lại hiệu quả cao. Gần đây, một số ngân
hàng đã sử dụng mơ hình cho điểm để lượng hố rủi ro tín dụng khách hàng. Mơ
hình điểm tín dụng có ưu thế hơn phương pháp truyền thống ở chỗ là nó cho phép
xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn các đơn xin vay với chi phí thấp, khách
quan, vì thế góp phần tích cực trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
Mơ hình cho điểm tín dụng sử dụng các số liệu phản ánh những đặc điểm của người
vay để lượng hoá xác suất vỡ nợ cũng như phân loại người vay thành các nhóm có
mức rủi ro khác nhau. Để sử dụng được mơ hình này, các nhà quản lý phải xác định
được các tiêu chí về kinh tế tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng đối với từng
nhóm khách hàng cụ thể. Đối với tín dụng tiêu dùng: các tiêu chí có thể là thu nhập,
tài sản, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và nơi ở. Đối với tín dụng doanh nghiệp, các
tiêu chí tài chính thường được sử dụng. Sau khi xác định các tiêu chí, kỹ thuật thống


18


×