BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
TRƢƠNG SƠN TÙNG
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƢƠNG
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện. Những thông tin và nội
dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế, các số liệu và tài liệu đƣợc trích
dẫn có nguồn gốc đáng tin cậy.
Luận văn này đƣợc hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn của
bản thân và dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của Cô PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hƣơng.
Tác giả luận văn
TRƢƠNG SƠN TÙNG
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM KẾT i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC BẢNG viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I – TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI 8
1.1. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại 8
1.1.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 8
1.1.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng 10
1.1.3. Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro 10
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng 11
1.2.1. Chính sách tín dụng 12
1.2.2. Quy trình cấp tín dụng 13
1.2.3. Thông tin tín dụng 14
1.2.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 15
1.2.5. Chất lƣợng nguồn nhân lực 17
1.2.6. Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài 18
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM trên thế giới 21
1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Hong Kong và Shanghai - HSBC 21
1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng United Overseas - UOB 24
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 27
CHƢƠNG 2 – THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 28
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam 28
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng
Việt Nam 30
2.2.1. Tình hình tổng dƣ nợ 30
2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn 35
2.2.3. Phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 36
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công
thƣơng Việt Nam 39
2.3.1. Các phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Công thƣơng Việt Nam 39
2.3.2. Những mặt đạt đƣợc trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 46
2.3.3. Những mặt hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 51
2.3.4. Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế 57
2.3.4.1. Nguyên nhân về phía Vietinbank 57
2.3.4.2. Nguyên nhân từ phía môi trƣờng bên ngoài 59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 62
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM 63
3.1. Mô hình nghiên cứu 63
3.2. Thiết kế nghiên cứu 64
3.2.1. Thang đo lƣờng 64
3.2.2. Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập thông tin 67
3.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu 68
3.4. Kết quả nghiên cứu 69
3.4.1. Kiểm định thang đo 71
3.4.2. Phân tích nhân tố EFA – Exploratory Facor Analysis 73
3.4.2.1. Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập 73
3.4.2.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc 74
3.5. Phân tích tƣơng quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc 75
3.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Vietinbank 77
3.7. Kết luận của nghiên cứu 80
3.8. Hạn chế của đề tài nghiên cứu 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 84
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 85
4.1. Định hƣớng phát triển đến năm 2015 85
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank 87
4.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng 87
4.2.2. Thực hiện tốt việc thu thập, cập nhật và quản lý thông tin tín dụng trên hệ
thống dữ liệu 89
4.2.3. Nâng cao việc đánh giá và đo lƣờng rủi ro tín dụng 89
4.2.4. Nâng cao chất lƣợng thẩm định và phân tích tín dụng 90
4.2.5. Chấm điểm và xếp hạng khách hàng, phân loại nợ đúng quy định, hoàn
thiện phƣơng pháp xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn Basel 91
4.2.6. Nâng cao chất lƣợng thẩm định, quản lý TSBĐ 92
4.2.7. Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân 94
4.2.8. Giải pháp nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cho quản trị rủi
ro tín dụng 94
4.2.9. Giải pháp nâng cao năng lực kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội
bộ 95
4.2.10. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Ban lãnh
đạo Vietinbank các cấp 96
4.2.11. Nâng cao năng lực làm việc của nhân viên tín dụng 96
4.3. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc 97
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 97
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 99
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 101
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Basel
Ủy ban giám sát ngân hàng quốc tế
BĐS
Bất động sản
CNTT
Công nghệ thông tin
CSTD
Chính sách tín dụng
DN
Doanh nghiệp
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
HĐQT
Hội đồng quản trị
HT XHTD
Hệ thống xếp hạng tín dụng
KH
Khách hàng
NH
Ngân hàng
NHNN
Ngân hàng Nhà Nƣớc
NVTD
Nhân viên tín dụng
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
NHTW
Ngân hàng trung ƣơng
QTCTD
Quy trình cấp tín dụng
RRTD
Rủi ro tín dụng
TCTD
Tổ chức tín dụng
TMCP
Thƣơng mại cổ phần
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TSĐB
Tài sản đảm bảo
TTTD
Thông tin tín dụng
Vietinbank
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dƣ nợ cho vay và tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của Vietinbank
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dƣ nợ theo ngành nghề của Vietinbank năm 2012
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu một số NHTM năm 2012
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các loại dƣ nợ cho vay của Vietinbank
Biểu đồ 2.5: Dự phòng rủi ro tín dụng của Vietinbank
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến
quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
Sơ đồ 2: Tổng quan nội dung luận văn
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng tài sản và tổng dƣ nợ cho vay của Vietinbank
Bảng 2.2: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian của Vietinbank
Bảng 2.3: Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng của Vietinbank
Bảng 2.4: Cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề của Vietinbank
Bảng 2.5: Nợ quá hạn và nợ xấu của Vietinbank
Bảng 2.6: Phân loại dƣ nợ cho vay
Bảng 3.1: Thang đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Bảng 3.2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 3.3: Tỷ trọng tần số Chức vụ theo Kinh nghiệm làm việc
Bảng 3.4: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu
Bảng 3.5: Phân tích nhân tố EFA các yếu tố ảnh hƣởng quản trị rủi ro tín dụng
Bảng 3.6: Phân tích nhân tố EFA của yếu tố quản trị rủi ro tín dụng
Bảng 3.7: Các biến trong mô hình hồi quy
Bảng 3.8: Hệ số tƣơng quan Pearson giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Bảng 3.9: Các biến đƣa vào/loại ra trong mô hình hồi quy bội
Bảng 3.10: Tổng quan về mô hình hồi quy
Bảng 3.11: Bảng ANOVA cho kiểm định F
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, kinh tế thế giới không
ngừng biến động bất lợi gây ảnh hƣởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Yếu tố
kinh tế vĩ mô nhƣ lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng quốc gia giảm, hàng
tồn kho cao, doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều và những vấn đề khác gây khó
khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. Tình trạng yếu kém
trong quản trị ngân hàng bộc lộ rõ trong đó đáng chú ý là công tác quản trị rủi ro tín
dụng còn yếu kém dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao trong các hệ thống ngân hàng,
hơn nữa tình trạng thanh khoản của ngân hàng căng thẳng không đáp ứng đƣợc nhu cầu
rút tiền của khách hàng.
Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng là một việc rất quan trọng trong quá trình
điều hành, hoạt động và phát triển của ngân hàng. Quản trị rủi ro hiệu quả không
những giảm thiểu rủi ro tín dụng – một hoạt động chính yếu ở các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam hiện nay – mà còn góp phần đảm bảo lợi nhuận, nâng cao uy tín và năng
lực hoạt động cho ngân hàng.
Vì lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam” để
nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình. Dựa vào cơ sở lý thuyết quản trị rủi ro
tín dụng, luận văn xây dựng mô hình định lƣợng nhằm đánh giá xem xét tác động của
các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank, từ đó, đề xuất giải
pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cho giai đoạn phát triển
sắp tới.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn chắc chắn sẽ có những thiếu
sót nhất định. Tác giả mong rằng luận văn có giá trị thực tiễn cao và mang lại hiệu quả,
có khả năng áp dụng trong công việc thực tiễn của đơn vị.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Vietinbank
Nghiên cứu thực nghiệm và xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến
quản trị rủi ro tín dụng thông qua bảng khảo sát tại Vietinbank
Kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng đƣa ra giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn phát
triển sắp tới
3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
Trong quá trình tham khảo những tài liệu nghiên cứu có liên quan đến nội dung
đề tài, tôi nhận thấy có nhiều luận văn đã khai thác đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietinbank.
Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thƣơng Việt Nam - Th.S.
Nguyễn Bảo Thanh Vân, Trƣờng Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh năm 2009 –
đã nêu ra những vấn đề cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng và mô hình quản lý
rủi ro tín dụng của Vietinbank.
Một số luận văn khác đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank theo
hƣớng lấy chuẩn mực quốc tế, chuẩn mực Basel áp dụng cho công tác quản trị rủi ro tín
dụng nhƣ:
Luận văn “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng
Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế” – Th.S. Bùi Thị Hồng, Trƣờng Đại học Kinh
tế Tp.Hồ Chí Minh năm 2010.
Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel tại NHTMCP Công
thƣơng Việt Nam” – Th.S. Trần Vũ Khƣơng, Trƣờng Đại học Kinh tế Tp.Hồ
Chí Minh năm 2011.
3
Nhìn chung, hầu hết ở các luận văn đã nghiên cứu về đề tài quản trị rủi ro tín dụng
tại Vietinbank đã trình bày đầy đủ nội dung cơ bản và có những giải pháp thiết thực
cho công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, nội dung còn mang tính
định tính theo hƣớng chủ quan và nhận định của các tác giả thực hiện.
Đối với bài luận văn này, ngoài những nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng
và phân tích đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank, tác giả thực
hiện nghiên cứu định lƣợng bằng việc xây dựng mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng
đến quản trị rủi ro tín dụng. Thông qua khảo sát ý kiến một số lãnh đạo, nhân viên tại
bộ phận thẩm định, kinh doanh tín dụng và nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ, số liệu
đƣợc xử lý thông qua phần mềm phân tích thống kê SPSS 18.0 để kiểm định độ tin cậy
của thang đo và phân tích nhân tố. Sau đó, mô hình hồi quy đƣợc thiết lập và cho kết
quả nhằm đƣa ra giải pháp thích hợp. Đây đƣợc xem là điểm mới so với các nghiên
cứu trƣớc về đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
o Đối tƣợng nghiên cứu
Xuất phát từ lý do chọn đề tài nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu của bài luận văn
là “Quản trị rủi ro tín dụng”. Đồng thời, nhằm đạt đƣợc mục tiêu trong nghiên cứu,
luận văn tiến hành nghiên cứu đối với một số đối tƣợng bổ trợ khác nhƣ: rủi ro tín
dụng, nội dung và phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng, các yếu tố ảnh hƣởng đến quản
trị rủi ro tín dụng.
o Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu:
- Nội dung và yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.
- Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank giai đoạn 2008 – 2012.
- Nghiên cứu định lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietinbank.
4
Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu ngày là phƣơng
pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá những thông tin về tình hình quản trị rủi ro
dụng tại Vietinbank.
Kết hợp với phƣơng pháp định lƣợng bằng thu thập số liệu khảo sát, xây dựng và
phân tích mô hình hồi quy bội với nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc
Thông tin cần thu thập
Số liệu về tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank từ báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của đơn vị từ năm 2008 đến năm 2012
Ý kiến khảo sát về các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình nghiên cứu định lƣợng
Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank:
Chính sách tín dụng, Quy trình cấp tín dụng, Thông tin tín dụng, Hệ thống xếp hạng tín
dụng, Chất lượng nguồn nhân lực, các yếu tố môi trường bên ngoài?
Xây dựng thang đo
Dựa vào một số tài liệu nghiên cứu của Hennei Van Greuning và Sonja Brajovic
Bratanonic (2009), Bùi Nguyên Ngọc (2010), Châu Trần (2009) kết hợp với sự đóng
góp ý kiến của giảng viên hƣớng dẫn và lãnh đạo của Vietinbank, thang đo các yếu tố
đƣợc xây dựng gồm 7 yếu tố đƣợc đo bởi 27 biến đo lƣờng với nội dung phù hợp với
cơ sở lý thuyết và thực trạng hoạt động quản trị rụi ro tín dụng tại Vietinbank.
Thang đo đƣợc sử dụng đo lƣờng là thang đo Likert 5 mức độ.
5
Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu là mô hình hồi quy bội với 6 biến độc lập và 1 biến phụ
thuộc nhƣ sau:
Trong đó: Y - Quản trị rủi ro tín dụng là biến phụ thuộc; X
1
- Chính sách tín dụng;
X
2
- Quy trình cấp tín dụng; X
3
- Thông tin tín dụng; X
4
- Hệ thống xếp hạng tín dụng;
X
5
- Chất lƣợng nguồn nhân lực; X
6
- Các yếu tố bên ngoài là những biến độc lập;
-
sai số thống kê.
Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua lấy ý kiến khảo sát của 150 thành viên tham
gia bao gồm lãnh đạo, nhân viên kinh doanh tín dụng, nhân viên thẩm định, kiểm soát
viên của 5 Chi nhánh Vietinbank tại Tp.Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng. Việc chọn mẫu
theo phƣơng pháp thuận tiện.
6
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Việc đánh giá độ tin cậy của thang đo cho từng yếu tố và phân tích nhân tố đƣợc
thực hiện nhằm đảm bảo việc xây dựng thang đo là phù hợp và có ý nghĩa thống kê.
Sau khi các nhân tố đƣợc phân tách, mỗi nhân tố đƣợc lƣợng hóa bằng phƣơng
pháp lấy trị trung bình.
So sáng tƣơng quan để đánh giá mức độ quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố đồng
thời cũng là các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Phân tích và thiết lập mô hình hồi quy bội từ đó đánh giá mức độ ảnh hƣởng của
các yếu tố lên quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã xây dựng đƣợc mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị
rủi ro tín dụng thông qua mô hình hồi quy bội. Đây là điểm mới trong nghiên cứu quản
trị rủi ro tín dụng so với tài liệu nghiên cứu trƣớc đây đƣợc sử dụng, luận văn đã kế
thừa những thành tựu của nghiên cứu trƣớc và nâng tầm nghiên cứu ở mức độ cao hơn.
Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh
hƣởng đến quản trị rủi ro cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện.
Với mục tiêu của đề tài là hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, luận văn kết hợp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng từ đó đề xuất giải pháp mang tính thực
tiễn nhằm đóng góp vào công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank đƣợc hoàn
thiện hơn, đảm bảo an toàn và mục tiêu phát triển bền vững của NH.
7
7. Kết cấu của luận văn
Sơ đồ 2. Tổng quan nội dung luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 4 chương chính như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng
Việt Nam
Chƣơng 3: Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam
Chƣơng 1
trình bày
tổng quan về
quản trị rủi
ro tín dụng
tại ngân
hàng thƣơng
mại
Chƣơng 2
đánh giá thực trạng
quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietinbank
Chƣơng 3 trình bày nghiên
cứu thực nghiệm các yếu tố
hoạt động ảnh hƣởng đến
quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietinbank
Chƣơng 4
đề xuất giải
pháp hoàn
thiện quản trị
rủi ro tín
dụng tại
Vietinbank
8
CHƢƠNG I – TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Ngân hàng cung cấp tín dụng nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Nhƣng rủi ro
của việc cấp tín dụng này là việc khách hàng không trả đƣợc vốn gốc và lãi cho ngân
hàng. Vấn đề đặt ra là các ngân hàng cần quản trị rủi ro tín dụng để hạn chế tối đa thiệt
hại, đồng thời tối đa lợi nhuận và giá trị của cổ đông (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
Theo Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanonic (2009), quản trị rủi ro
tín dụng là vấn đề cốt lõi trong sự tồn tại của phần lớn các ngân hàng lớn. Rủi ro tín
dụng có thể giảm đi bằng việc ban hành hệ thống các chính sách giới hạn tín dụng cho
các bên vay mƣợn và nguy cơ đổ vỡ đến các bên liên quan. Việc phân loại danh mục
tín dụng và dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng sẽ ngăn ngừa khả năng giảm giá trị
của danh mục cho vay. Trong quản trị tín dụng, NH phải có thông tin minh bạch của
KH, rủi ro của các sản phẩm tín dụng mà NH cung cấp, kỳ hạn của các sản phẩm tín
dụng có ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro thanh khoản của NH hay không. Và năng lực
quản trị tủi ro tín dụng của NH có tác động đáng kể đến chất lƣợng của nguyên tắc
quản trị rủi ro.
Theo Principles for Management of Credit Risk (2000) (tạm dịch: “Các nguyên
tắc quản trị rủi ro tín dụng”) - của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng, mục
tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là tối đa hoá lợi suất rủi ro hiệu chỉnh của ngân hàng
bằng việc duy trì mức độ rủi ro ở một tỷ lệ chấp nhận đƣợc. Các NH cần quản trị rủi ro
tín dụng cho toàn bộ danh mục cũng nhƣ rủi ro cho từng khoản vay hoặc các giao dịch
khác. Các NH cũng cần xem xét mỗi quan hệ giữa rủi ro tín dụng với các loại rủi ro
khác. Hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhân tố quan trọng trong quản trị
rủi ro và là cần thiết cho sự thành công trong dài hạn của NH.
9
Theo định nghĩa về quản trị rủi ro thì “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro
một cách khoa học, toàn diện, và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa
và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hƣởng bất lợi của rủi ro” (Trần Huy
Hoàng, 2011).
Nhƣ vậy, để hiểu một cách cụ thể hơn thì hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đƣợc
định hình nhƣ sau:
Quản trị rủi ro tín dụng chính là việc xây dựng hệ thống quản lý và các chính
sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động tín dụng nhằm tuân thủ các quy định
của pháp luật, nhận diện, cảnh báo và đề ra các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của
rủi ro tín dụng, giảm thiểu những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định sự
tương quan hợp lý giữa các nguồn lực của ngân hàng với mức độ mạo hiểm có thể khi
sử dụng vốn ngân hàng cho nghiệp vụ cấp tín dụng.
Đối với ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng tốt không những đảm bảo tình hình
hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc an toàn, lợi nhuận kinh doanh, nâng cao uy
tín và chất lƣợng dịch vụ của chính ngân hàng. Vì khi xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng
không thu đƣợc lãi và vốn gốc, trong khi ngân hàng đã cam kết thanh toán lãi và vốn
huy động đúng hạn. Sự mất cấn đối thu chi này sẽ dẫn đến việc ngân hàng gặp rủi ro
thanh khoản, ảnh hƣởng đến uy tín của NH với KH. Tình hình sẽ trở nên cực kỳ xấu
khi cả hệ thống ngân gặp phải rủi ro tín dụng hay phá sản do hoạt động ngân hàng liên
quan đến nhiều cá nhân, tổ chức và nhiều ngành nghề lĩnh vực trong xã hội. Khi đó,
tình trạng ồ ạt rút tiền hàng loạt diễn ra. Ngân hàng phá sản ảnh hƣởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Doanh nghiệp không có vốn sản xuất kinh
doanh, tiền trả lƣơng nhân công, … dẫn đến thu lỗ, phá sản DN, thất nghiệp, … Chính
vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng đảm bảo sự ổn định và phát triển của
cả nền kinh tế, nhất là những quốc gia phụ thuộc vốn vào hệ thống ngân hàng nhƣ Việt
Nam.
10
1.1.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng
1
Quản trị rủi ro tín dụng phải đƣợc chú ý và đáp ứng các mục tiêu sau đây:
Đảm bảo tài sản, vị thế kinh doanh của ngân hàng và các hoạt động của ngân
hàng không phải gánh chịu những tổn thất có thể ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh
và sự tồn tại của ngân hàng.
Tối đa hoá lợi suất đã điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng bằng cách duy trì rủi
ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận đƣợc.
Tạo lập đƣợc một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao, ít rủi ro
và khi cần thiết có thể chứng khoán hoá để hỗ trợ thanh khoản.
Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lƣợng danh mục tín dụng, trích đủ
dự phòng để bù đắp những rũi ro phát sinh trong quá trình cho vay.
Đảm bảo quy trình cấp tín dụng lành mạnh; thống nhất và minh bạch các bƣớc
trong quy trình cấp tín dụng, hạn chế rủi ro phát sinh.
Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệp
nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.
Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và
xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh.
1.1.3. Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro
2
Cũng giống nhƣ các loại rủi ro khác, quản trị rủi ro tín dụng phải đƣợc thực hiện
theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc chấp nhận rủi ro. Với mục tiêu có đƣợc những thu nhập, các nhà
quản trị ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà cần phải chấp nhận rủi ro ở
những mức độ cho phép. Loại và mức độ rủi ro cho phép là điều kiện quan trọng điều
tiết những tác động tiêu cực trong quá trình quản trị rủi ro.
1
Phan Lê Duẩn, 2011. Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng các ngân hàng thƣơng mại Mỹ. Tạp chí
nghiên cứu Tài chính kế toán, số 5 (95), trang 59
2
Trần Huy Hoàng chủ biên, 2011. Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Lao động xã hội,
trang 194
11
Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép. Nguyên tắc này đòi hỏi gói “rủi ro cho
phép” trong quá trình quản lý các nhà quản trị ngân hàng phải tính đến. Đối với những
loại rủi ro không có khả năng điều chỉnh đƣợc cần phải đƣợc chuyển ra bên ngoài.
Nguyên tắc quản lý độc lập các loại rủi ro riêng biệt. Các loại rủi ro là khá độc
lập với nhau. Sự thiệt hại do một loại rủi ro nào đó xảy ra không nhất thiết làm tăng
xác suất xảy ra các loại rủi ro khác. Mỗi loại rủi ro cần có phƣơng pháp quản lý riêng.
Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập. Việc
chấp nhận rủi ro phải dựa trên cơ sở đánh giá mối quan hệ lợi ích - rủi ro. Mức độ rủi
ro chấp nhận phải phù hợp với lợi ích kỳ vọng.
Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính.
Nguyên tắc này yêu cầu tổn thất mà ngân hàng dự liệu khi xảy ra rủi ro phải nằm trong
khả năng dự phòng của ngân hàng.
Nguyên tắc hợp lý về thời gian. Thời gian của một nghiệp vụ ngân hàng càng
dài thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn và khả năng điều tiết rủi ro càng giảm. Do vậy,
khi buộc phải chấp nhận các giao dịch này, ngân hàng cần yêu cầu những thu nhập
vƣợt trội phù hợp.
Nguyên tắc phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh chung. Chiến lƣợc quản trị rủi
ro phải là một bộ phận trong chiến lƣợc kinh doanh chung của ngân hàng. Trên cơ sở
các nguyên tắc căn bản, các ngân hàng thƣơng mại sẽ xây dựng các chính sách hoặc
chƣơng trình quản trị rủi ro cụ thể phù hợp với chiến lƣợc hoạt động của mình.
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố nội tại và
yếu tố bên ngoài. Một số tài liệu nghiên cứu sau đây đã đƣa ra các yếu tố chính và
đƣợc dùng làm tài liệu cho nghiên cứu định lƣợng của bài luận văn này.
Tài liệu “Analyzing Banking Risk: A framework for assessing corporate
governance and risk management” (tạm dịch là “Phân tích rủi ro ngân hàng: Mô hình
12
đánh giá quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro”) của hai tác giả Hennei Van
Greuning và Sonja Brajovic Bratanonic (2009) do Ngân hàng Thế giới phát hành đã
nhấn mạnh vai trò quản trị rủi ro tín dụng là trọng tâm trong sự tồn tại của hầu hết các
ngân hàng lớn. Hai tác giả nhận định để đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng phải
xem xét ở 4 yếu tố, đó là:
Quy trình cấp tín dụng có đƣợc xây dựng đầy đủ và chặt chẽ hay không?
Chính sách tín dụng có đƣợc trình bày chi tiết trong các văn bản hƣớng dẫn nội
bộ hay không?
Nhân viên tín dụng có đầy đủ năng lực và tuân thủ các quy định, hƣớng dẫn về
quy trình và chính sách tín dụng hay không?
Thông tin tín dụng sử dụng trong quá trình cấp tín dụng có kịp thời, chính xác
và đầy đủ hay không?
Tác giả Bùi Nguyên Ngọc (2010) đã sử dụng kết quả nghiên cứu của tác giả Châu
Trần (2009) để kiểm nghiệm tác động của 4 yếu tố đó với tỷ lệ nợ xấu thông qua khảo
sát ý kiến tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam bằng phƣơng pháp đánh
giá trị số trung bình của 4 nhân tố từ kết quả khảo sát đã đƣợc thống kê.
Riêng đối với bài luận văn này, tác giả tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo của
Vietinbank và sự góp ý nhiệt tình của giảng viên hƣớng dẫn Trầm Thị Xuân Hƣơng về
các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng, kết hợp với kết quả nghiên cứu và lý
thuyết của Bùi Nguyên Ngọc (2010) và Greuning và Bratanonic (2009), từ đó, đƣa ra
mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank tại chƣơng 3.
Các yếu tố có ảnh hƣởng đến hoạt trị rủi ro tín dụng đƣợc tổng hợp lại bao gồm:
1.2.1. Chính sách tín dụng
“Chính sách tín dụng của một ngân hàng thƣơng mại là một hệ thống các biện
pháp liên quan đến việc khuyếch trƣơng tín dụng hoặc hạn chế tín dụng nhằm mục tiêu
13
đã đƣợc hoạch định của ngân hàng thƣơng mại đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn
trong kinh doanh tín dụng ngân hàng” (Nguyễn Văn Tề, 2013).
Theo Greuning và Bratanonic (2009), chính sách tín dụng của ngân hàng cần chú
ý đến quy mô và sự phân bổ các nguồn lực của ngân hàng và cách thức ngân hàng quản
lý danh mục cho vay của mình nhƣ việc thẩm định, ra quyết định, giám sát và thu hồi
khoản vay nhƣ thế nào. Một chính sách tốt không những có quy định về giới hạn cho
vay mà còn cho phép nhân viên tín dụng trình bày và thuyết phục với hội đồng xét
duyệt những khoản vay tốt mà không vi phạm những nguyên tắc cho vay.
Tính linh hoạt trong điều chỉnh chính sách tín dụng cũng là điều quan trọng khi
vận hành. Tuỳ vào từng giai đoạn của nền kinh tế mà ngân hàng điều chỉnh chính sách
tín dụng của mình theo hƣớng mở rộng hay thắt chặt. Khi nền kinh tế tăng trƣởng,
chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ đƣợc xây dựng theo hƣớng giảm lãi suất, tỷ lệ
vốn tham gia tài trợ của ngân hàng vào dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh
của khách hàng sẽ cao (từ 70-80%), thủ tục và thời gian xét duyệt cho vay sẽ gọn nhẹ
và mau chóng. Ngƣợc lại, ngân hàng sẽ thay đổi chính sách tín dụng theo hƣớng tăng
lãi suất, giảm tỷ lệ vốn tham gia vào dự án của khách hàng và tăng độ khó trong quá
trình xét duyệt cho vay trong điều kiện kinh tế khó khăn. Việc điều hành chính sách tín
dụng góp phần giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, đảm bảo đƣợc lợi nhuận
kinh doanh cho ngân hàng.
Tác giả Bùi Nguyên Ngọc (2010) đo lƣờng khái niệm chính sách tín dụng bằng 4
biến đo lƣờng: tác động của chính sách tín dụng, sự rõ ràng chi tiết trong chính sách
tín dụng, việc phổ biến chính sách tín dụng đến các bộ phận liên quan, việc định kỳ
điều chỉnh chính sách.
1.2.2. Quy trình cấp tín dụng
“Quy trình tín dụng là quá trình tổ chức thực hiện cấp tín dụng một cách khoa
học, thống nhất và hợp lý với năng lực, trình độ và khả năng quản trị rủi ro tín dụng
14
của ngân hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hồi nợ và lãi đúng hạn”
(Trầm Thị Xuân Hƣơng, 2011)
Việc đánh giá một quy trình cấp tín dụng cần tập trung vào phân tích các hƣớng
dẫn ban hành và sổ tay tín dụng đã đƣợc áp dụng, và đánh giá năng lực hoạt động thức
của các bộ phận có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngoài ra cần đánh giá thêm cách
thực hiện các bƣớc lập hồ sơ tín dụng, thẩm định, ra quyết định, giải ngân, giám sát và
thanh lý. Cụ thể, những yếu tố cần đƣợc đánh giá là: quy trình phân tích, thẩm định và
ra quyết định cho vay có đƣợc chi tiết hoá?; có các quy định, quy chế về ra quyết định
cho vay, giới hạn cấp tín dụng ở từng cấp quản lý và ở từng chi nhánh của hệ thống
ngân hàng hay không?; có các quy định về đảm bảo cho từng loại hình tín dụng bao
gồm cả các phƣơng pháp, các thức định giá, lƣu trữ các loại tài sản đảm bảo cho khoản
vay hay không?; có quy định về quy trình giám sát, điều hành các khoản vay đã cấp
hay không? và quy trình xử lý đối với các trƣờng hợp ngoại lệ hay không? (Greuning
và Bratanonic, 2009).
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan
trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này góp phần ngân cao chất
lƣợng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
1.2.3. Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng đƣợc hiểu là thông tin mà ngân hàng thu thập đƣợc về tính
cách, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng vay, mục đích vay từ các
nguồn cung cấp thông tin sơ cấp và thứ cấp. Đây là yếu quan trọng tác động đến quyết
định cấp tín dụng của ngân hàng và giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thông
tin tín dụng thƣờng đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chính vì vậy thông tin cần
phải đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả về chi phí. Điều này có mối liên quan đến nguồn
nhân lực, cơ cấu quản lý và kiểm soát, và công nghệ thông tin (Greuning và
Bratanonic, 2009).
15
Tác giả Bùi Nguyên Ngọc (2010) đánh giá thông tin tín dụng thông qua năm biến
đo lƣờng: tác động của thông tin tín dụng, nguồn gốc của thông tin tín dụng, công tác
lựa chọn và hệ thống thông tin tín dụng, sự chia sẽ thông tin tín dụng giữa các NH,
việc kiểm tra thông tin tín dụng.
Thông thƣờng, ngân hàng có thể thu thập thông tin tín dụng từ ba nguồn chính đó
là: từ khách hàng, từ thông tin nội bộ của ngân hàng và từ các thông tin bên ngoài
khác. Tuy nhiên việc thu thập thông tin có rất nhiều vấn đề cần chú ý trong đó là vấn
đề bất cân xứng thông tin. Vấn đề này phát sinh khi ngân hàng có ít thông tin về uy tín,
năng lực tài chính, thiện chí trả nợ, hiệu quả kinh doanh dự án của khách hàng. Ngân
hàng sẽ cấp tín dụng cho những dự án không mang lại lợi nhuận hay khách hàng đầu tƣ
vốn không đúng với mục đích đã cam kết với ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tƣ vào
hệ thống lƣu trữ thông tin tín dụng nhằm phục vụ cho công tác tín dụng tốn nhiều chi
phí cho ngân hàng. Thông tin từ bên thứ ba nhƣ đối tác của khách hàng, trung tâm tín
dụng, tổ chức xếp hạng tín dụng, các ngân hàng khác, … có thể không chính xác gây
bất lợi cho việc ra quyết định cho ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng phải cẩn trọng
trong việc thu thập, lựa chọn thông tin và nguồn gốc thông tin để đảm bảo tốt cho công
tác thẩm định và ra quyết định cho vay.
1.2.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng là công cụ dùng để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả
và đƣợc áp dụng mang tính bắt buộc ở các ngân hàng trên thế giới theo đề nghị của
Hiệp ƣớc Basel. Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá uy tín tín dụng của ngƣời đi vay và
ngƣời đảm bảo. Xếp hạng tín dụng thƣờng áp dụng cho những doanh nghiệp lớn, ngân
hàng, công ty bảo hiểm hay các tổ chức công.
Theo tác giả Bessis (2011), xếp hạn tín dụng nội bộ là đánh giá tín dụng các ngân
hàng ấn định cho ngƣời đi vay. Không giống nhƣ những xếp hạng của các cơ quan, sử
dụng những thang đo công khai , xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng những thang đo độc
quyền của mỗi ngân hàng.
16
Theo yêu cầu của Basel II, các NHTM sử dụng phƣơng thức tiếp cận xếp hạng tín
dụng nội bộ phải xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng cho toàn bộ khoản
mục tín dụng, đầu tƣ của tài sản Có. Trên cơ sở đó, NHTM tính toán các hệ số rủi ro
cho từng khoản nợ hay cho từng loại tài sản. Kết quả xếp hạng càng thấp thì mức độ
rủi ro càng cao.
Xếp hạng khách hàng vay chủ yếu là dự báo nguy cơ vỡ nợ theo 3 cấp độ cơ bản
là: nguy hiểm, cảnh báo và an toàn, tức là dựa vào xác suất không trả nợ đƣợc của
khách hàng – PD: Probality of Default. NHTM dựa vào các khoản nợ mà khách hàng
đã giao dịch với ngân hàng trong quá khứ là 5 năm, với 3 nhóm dữ liệu quan trọng là
các chỉ tiêu tài chính mang tính định tính và chỉ tiêu tài chính mang tính định lƣợng, và
nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng (Trầm
Thị Xuân Hƣơng, 2009). Từ đó, NHTM quy định mức dự phòng trích lập dự phòng cụ
thể cho từng khoản nợ theo tỷ lệ nhất định tƣơng ứng với mức rủi ro đã tính toán. Ngân
hàng dự báo đƣợc nguy cơ vỡ nợ và kịp thời có những biện pháp xử lý khoản nợ xấu,
giảm thiểu đƣợc mất mác cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng kết quả với xếp hạng tín dụng còn ở mục địch kiểm
soát các khoản vay của ngân hàng. Với từng khoản vay của khách hàng đƣợc ngân
hàng xếp hạng, ngân hàng quy định về việc giám sát cho từng loại khoản vay và các
chính sách phục vụ khách hàng tốt hơn (Trầm Thị Xuân Hƣơng, 2009).
Xếp hạng tín dụng nội bộ không đơn thuần chỉ là công cụ để phân loại, thẩm định
khách hàng nhằm tiến hành đi đến quyết định cấp tín dụng mà đây còn là công cụ góp
phần phục vụ công tác quản trị của ngân hàng trong cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro tín
dụng. Chính vì thế việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo những
quy định quốc tế là cần thiết cho việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng ở các
NHTM.
17
1.2.5. Chất lƣợng nguồn nhân lực
Có thể nói, yếu tố chất lƣợng nguồn nhân lực luôn đƣợc hầu hết các ngân hàng
xem là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ công tác
quản trị. Chất lƣợng nguồn nhân lực quyết định đến sự thành công hay thất bại của một
ngân hàng. Do đó, dù ngân hàng có xây dựng đƣợc chính sách tín dụng hợp lý, quy
trình tín dụng chặt chẽ và đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin tốt đến đâu thì nếu
không có đội ngũ nguồn nhân lực chất lƣợng thì sẽ khó đạt những mục tiêu kinh doanh
của mình.
Hai vấn đề chính cần quan tâm ở vấn đề chất lƣợng nguồn nhân lực của ngân
hàng trong quản trị rủi ro tín dụng đó là: phẩm chất đạo đức của nhân viên tín dụng và
năng lực, trình độ của nhân viên tín dụng.
Phẩm chất đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng đối với rủi ro tín dụng, quyết định
đến rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Khách hàng quyết định lựa chọn dịch vụ
của ngân hàng ngoài yếu tố chất lƣợng dịch vụ khác hàng còn quan tấm chú ý đến uy
tín của ngân hàng và sự tin tƣởng đến đạo đức của nhân viên phục vụ, nhất là vấn đề
thông tin tài khoản của khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, đạo đức nghề nghiệp là
điều rất quan trọng trọng việc cấp đúng đối tƣợng khách hàng. Thực tế nhiều trƣờng
hợp, nhân viên tín dụng bị ảnh hƣởng về mặt vật chất nên đã cấp tín dụng sai cho
những đối tƣợng khách hàng không đủ năng lực pháp lý hoặc không đủ năng lực tài
chính dẫn đến không thu hồi đƣợc tiền vay, gây thất thoát vốn cho ngân hàng.
Về năng lực và trình độ, nhân viên tín dụng phải đƣợc sàn lọc ngay từ quá trình
tuyền dụng ban đầu. Chuyên môn phải là ngành tài chính ngân hàng đƣợc đào tạo ở các
trƣờng đại học có uy tín, chất lƣợng. Tiếp theo trình độ phải đƣợc đánh giá thông qua
kết quả học tập, bằng cấp. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần phải có những kỹ năng cần
thiết phục vụ cho công tác tín dụng của mình nhƣ: kỹ năng ngoại ngữ và tin học, kỹ
năng hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp nhằm tăng cƣờng và duy trì mối quan hệ
giữa khách hàng và ngân hàng, dễ dàng tiếp thị sản phẩm của ngân hàng; kỹ năng thu