Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại trung tâm ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 42 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
--------------

ĐINH THỊ KIM HOA
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ
DẠ DÀY TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ
THỌ NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
--------------

ĐINH THỊ KIM HOA

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT UNG
THƯ DẠ DÀY TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2021
CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI KHOA
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THS.BS TRẦN HỮU HIẾU

NAM ĐỊNH – 2021



i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chun đề này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ
chân thành, hiệu quả của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
trong gia đình.
Trước tiên tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại
học, BM Điều dưỡng người lớn Ngoại khoa – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định,
các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu.
Với lịng biết ơn sâu sắc tơi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến
ThS.BS Trần Hữu Hiếu người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và
phương pháp để tơi hồn thành báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các phòng, khoa chức năng Bệnh
viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi được
hồn thành khóa học này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ,
khích lệ và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện báo cáo, song có thể
tơi cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và
sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để báo cáo được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Phú Thọ ngày 30 tháng 6 năm 2021
Tác giả

Đinh Thị Kim Hoa


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đinh Thị Kim Hoa, học viên lớp CKIK8 , chuyên ngành: Ngoại khoa,
xin cam đoan:
1. Đây là chuyên đề do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy:
ThS.BS Trần Hữu Hiếu.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại
Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 21
Chương 1 ............................................................................................................... 23
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................................... 23
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 23
1.2. CÁC LÝ LUẬN VỀ KHOA HỌC .................................................................. 30
1.3. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH ................................................................. 3231
CHƯƠNG 2........................................................................................................... 36
MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP ........................................................................................ 36
2.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Thọ .................................................................................................36
2.2. Thông tin chung về bệnh nhân ........................................................................ 37
2.3. Kết quả tổ chức và thực hiện chăm sóc ........................................................... 37
CHƯƠNG 3........................................................................................................... 48

BÀN LUẬN .......................................................................................................... 48
3.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 48
3.2. Nhược điểm .................................................................................................... 48
3.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 4948
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ................................................................................ 52
1. Đối với Bệnh viện .............................................................................................. 52
2. Đối với khoa ...................................................................................................... 52
3. Đối với người điều dưỡng viên .......................................................................... 52
4. Đối với người bệnh và thân nhân người bệnh ................................................. 5352


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BS

Bác sĩ

ĐD

Điều dưỡng

NB

Người bệnh

NN

Nghề nghiệp


DHST

Dấu hiệu sinh tồn

CEA

Carcinoembryonic Antigen

GDSK

Giáo dục sức khỏe

NVYT

Nhân viên y tế

KS

Kháng sinh

KBCB

Khám bệnh, chữa bệnh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

VSV


Vi sinh vật

UTDD

Ung thư dạ dày

DD

Dạ dày

CLS

Cận lâm sàng


v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Minh họa dạ dày bình thường và ung thư dạ dày ........................................... 24
Hình 2. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày được chuẩn hóa theo khu vực cụ thể theo giới tính
vào năm 2020. Tỷ lệ này được thể hiện theo thứ tự giảm dần của tỷ lệ chuẩn hóa độ
tuổi trên thế giới ở nam giới và tỷ lệ quốc gia cao nhất ở nam và nữ được chồng lên
nhau. .......................................................................................................................... 24
Hình 3. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ ............................................................... 3635
Hình 4: Điều dưỡng viên đo DHST........................................................................ 4140
Hình 5: ĐDV kiểm tra dẫn lưu ............................................................................... 4240
Hình 6: Chân dẫn lưu sau rút ống........................................................................... 4241
Hình 7: ĐD chăm sóc vết mổ ................................................................................. 4341
Hình 8: ĐD kiểm tra vết mổ................................................................................... 4442
Hình 9: Thực hiện y lệnh thuốc .............................................................................. 4442
Hình 10: Điều dưỡng viên thực hiện y lệnh thuốc tiêm tĩnh mạch .......................... 4543

Hình 11: Ni dưỡng bằng đường tĩnh mạch ......................................................... 4644
Hình 12: Điều dưỡng viên GDSK cho người bệnh ................................................. 4745


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày là một trong số các bệnh ung thư phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế
GLOBALCA năm 2020 ước tính UTDD là bệnh ung thư đứng thứ 6 về số ca mắc
mới và thứ 4 về số ca tử vong liên quan đến ung thư. Cụ thể, năm 2020, số ca mắc
mới là 1.089.103 (chiếm 5,6%), số ca tử vong là 768,793 (chiếm 7,7%) [1]. Tại Việt
Nam theo ghi nhận ung thư Hà Nội năm 2011 cho tỉ lệ mắc là 23,4/100.000 dân và
Ung thư dạ dày (UTDD) đứng hàng thứ 2 các loại ung thư trong cả hai giới [2].
Hiện nay, xu hướng chăm sóc sức khỏe tồn diện chú trọng không chỉ sức
khỏe thể chất mà cả tinh thần, xã hội. Trong đó, chất lượng cuộc sống được xem là
ảnh hưởng của bệnh tật tới chức năng sống cũng như kết quả điều trị bệnh tật đối
với người bệnh, được cảm nhận bởi chính người bệnh. Đỗi với người bệnh UTDD,
chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các triệu chứng lâm sàng do
ung thư gây ra như đau đớn, mệt mỏi, chán ăn cũng như các yếu tố tâm lí như tuyệt
vọng, buồn chán khi mắc bệnh [3]. Khơng những vậy q trình nằm viện lâu, quá
trình điều trị phức tạp ảnh hưởng nhiều đến thể chất và tâm lí, bởi vậy vai trị của
người chăm sóc sau phẫu thuật là vơ cùng quan trọng [4]. Đối với những bệnh nhân
mắc bệnh ung thư, mục tiêu chính của chăm sóc là đạt được chất lượng cuộc sống
tốt nhất có thể, bao gồm kiểm sốt cơn đau đầy đủ, giảm bớt những khó khăn về
tâm lý, xã hội và tinh thần và hỗ trợ cho bệnh nhân sống tích cực và thoải mái [5].
Hiện nay cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chăm sóc sau phẫu thuật cho
bệnh nhân UTDD [6], [7], [8]. Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam
còn chưa nhiều. Trông bối cảnh dịch bệnh Covid 19, việc chăm sóc bệnh nhân ung
thư dạ dày lại càng có nhiều thách thức [9], [10].
Phẫu thuật ung thư dạ dày được tiến hành thường quy ở Trung tâm ung bướu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh tỉnh Phú Thọ, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh. Tuy nhiên

việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày chưa có nhiều nghiên cứu
đề cập. Chính vì thế chúng tơi thực hiện chun đề “Thực trạng chăm sóc người
bệnh sau phẫu thuật Ung thư Dạ dày tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021”.
21


22

Với mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại
Trung tâm ung bướu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh chăm
sóc người bệnh ung thư dạ dày.


23

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính của tổn thương dạ dày, nguyên nhân
chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đốn sớm khó khăn, tiên lượng nặng, chưa có
phương pháp điều trị đặc hiệu.
Dạ dày (DD) là một túi cơ có hình giống chữ J, Là đoạn lớn thứ 2 của đường
tiêu hóa, nằm trong phúc mạc, kéo dài từ tận cong thấp của thực quản ngang đốt
sống ngực 11 và bắt cho tới phân phải của đường giữa để kết thúc ở tá tràng ngang
phần phải của đốt sống thắt lưng thứ nhất. Chỗ nối của thực quản, với DD được gọi
là tâm vị và chỗ nối giữa DD với ruột được gọi là môn vị. DD có 2 bờ cong lớn và

bờ cong bé, bờ cong lớn di động tự do hơn bờ cong bé, có thể kéo dài tới khung
chậu [11].
1.1.1. Cấu tạo của dạ dày
DD bao gồm 5 lớp từ ngoài vào trong: Lớp thanh mạc; lớp dưới thanh mạc;
lớp cơ (gồm cơ vịng ở trong và cơ dọc ở ngồi); lớp tưới niên thục; lớp Tim mạch.
Tất cả các cấu trúc này đều nằm trên một tấm nện phằng đó là lớp niêm mạc [11].
1.1.2. Sinh lý của dạ dày
DD là một túi của thức ăn. Tại đây thức ăn chủ yếu được xử lý về mặt cơ học
(được nhào trộn với dịch vị) biến thành thứ hồ đặc gọi là vị trấp và được tống qua
môn vị từng đợt xuống tá tràng. Trong đó có một số chất được phân giải bước đầu.
Thông qua các chức năng: chức năng vận động, chức năng bài tiết, chức năng tiêu
hóa [11].
1.1.3. Vị trí và phân loại ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày (UTDD) có thể gặp bất cứ vị trí nào của dạ dày, phương hay
gặp nhất là vùng hang môn vị, thứ hai là vòng bờ cong nhỏ (chủ yếu ở phần đứng),
sau đó là tâm vị và ít gặp hơn ở bờ cong lớn, đáy DD và mặt trước, mặt sau [12].


24

Hình 1. Minh họa dạ dày bình thường và ung thư dạ dày
1.1.4. Dịch tễ học UTDD
Sự thường gặp

Hình 2. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày được chuẩn hóa theo khu vực cụ thể theo giới
tính vào năm 2020. Tỷ lệ này được thể hiện theo thứ tự giảm dần của tỷ lệ chuẩn
hóa độ tuổi trên thế giới ở nam giới và tỷ lệ quốc gia cao nhất ở nam và nữ được
chồng lên nhau. Nguồn: GLOBOCAN 2020 [13]



25

Ung thư dạ dày vẫn là một căn bệnh ung thư quan trọng trên toàn thế giới và
là nguyên nhân gây ra hơn một triệu ca mắc mới vào năm 2020 và ước tính có
khoảng 769.000 ca tử vong (tương đương với một trong số 13 ca tử vong trên toàn
cầu), đứng thứ năm về tỷ lệ mắc và thứ tư về tỷ lệ tử vong trên toàn cầu. Tỷ lệ này ở
nam cao hơn 2 lần so với nữ. Ở nam giới, đây là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ
biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở một số quốc gia
Nam Trung Á, bao gồm Iran, Afghanistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan. Tỷ lệ mắc
bệnh cao nhất ở Đông Á (Nhật Bản và Mơng Cổ, các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh
cao nhất ở nam và nữ) và Đông Âu, trong khi tỷ lệ ở Bắc Mỹ và Bắc Âu nói chung
là thấp và tương đương với tỷ lệ ở các khu vực châu Phi [1].
Mặc dù ung thư dạ dày thường được báo cáo độc lập, nhưng nhìn chung nó
có thể được phân loại thành hai vùng là: dạ dày trên dạ dày dưới. Các thực thể này
khác nhau về các yếu tố nguy cơ, chất sinh ung thư và mô hình dịch tễ học [1].
Nhiễm Helicobacter pylori mãn tính được coi là ngun nhân chính của ung
thư dạ dày khơng nhịp tim, với hầu hết các trường hợp đều do vi khuẩn này [14]. Tỷ
lệ nhiễm H. pylori cực kỳ cao, lây nhiễm cho 50% dân số thế giới và sự biến đổi địa
lý của nó tương quan hợp lý với tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, <5% vật chủ
bị nhiễm sẽ phát triển ung thư, có thể do sự khác biệt về di truyền vi khuẩn, di
truyền vật chủ, tuổi nhiễm bệnh và các yếu tố môi trường. 130 Các yếu tố nguy cơ
đã được thiết lập ngoài H. pylori đối với ung thư dạ dày không nhịp tim bao gồm
uống rượu, hút thuốc lá và thực phẩm được bảo quản bằng cách ướp muối [15]. Ăn
ít trái cây và tiêu thụ nhiều thịt chế biến, thịt và cá nướng hoặc nướng có thể làm
tăng nguy cơ. Mặc dù ung thư dạ dày khi có nhiễm H. pylori cho thấy mối liên quan
với teo dạ dày, nhưng ung thư dạ dày trên thường không liên quan đến Nhiễm H.
pylori và thậm chí có thể kết hợp nghịch với một số quần thể [16]. Bằng chứng
mới nổi cho thấy căn nguyên kép của ung thư dạ dày trên, với một số bệnh ung thư
liên quan đến nhiễm H. pylori và một số bệnh liên quan đến trọng lượng cơ thể dư
thừa và tổn thương bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giống như đặc điểm của ung

thư biểu mô tuyến thực quản (AC) [17].


26

1.1.5. Triệu chứng
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Các dấu hiệu lâm sàng ở hai giai đoạn sớm và tiến triển thể hiện khác nhau.
Nếu người bệnh đến sớm sẽ chưa có biểu hiện rõ rệt. Nếu người bệnh đến muộn,
các dấu hiệu rất điển hình. Do vậy, cần chú ý những dấu hiệu mà người bệnh phải
đến khám.
Giai đoạn đầu
- Các dấu hiệu có tính chất gợi ý, hướng tới để chẩn đốn bằng các thăm dị cận
lâm sàng.
- Đau tức trên rốn: đau nhẹ, khơng có tính chất chu kỳ, không liên quan với bữa
ăn, đôi khi chỉ thấy ậm ạch, đầy tức.
- Đầy bụng khó tiêu: cảm giác ln luôn đầy tức sau khi ăn, ậm ạch.
- Chán ăn: cảm giác không muốn ăn, không thèm ăn hoặc ăn không tiêu nên
không ăn nhiều như trước kia, dần thấy chán ăn.
- Gầy sút: có cảm giác gày hơn trước, có sút cân nếu theo dõi.
- Cần chú ý những người bệnh có hội chứng loét dạ dày- tá tràng, nhất là những
trường hợp loét dạ dày đã được theo dõi và điều trị, gần đây xuất hiện những dấu
hiệu nêu ở trên. Một số ít trường hợp có chảy máu đường tiêu hoá là dấu hiệu đầu
tiên của bệnh.
- Ngồi ra cịn có một số dấu hiệu khơng đặc trưng như: buồn nơn, ợ, ăn vào có
cảm giác đau nhiều hơn. Ở giai đoạn này khi thăm khám sẽ khơng có dấu hiệu gì
đặc biệt. Chỉ với những dấu hiệu trên cần phải xác định bằng thủ thuật như nội soi,
chụp X quang mới có thể xác định được.
Giai đoạn tiến triển
Khi tổn thương đã phát triển hình thành khối u, những ổ loét lan rộng hay những

tổn thương đang thâm nhiễm cứng trên một vùng hay toàn bộ dạ dày thì các biểu
hiện lâm sàng hồn tồn có thể xác định một cách dễ dàng. Tuy nhiên tuỳ từng mức
độ tiến triển mà các dấu hiệu thể hiện như sau:
- Dấu hiệu cơ năng
+ Đau tức trên rốn, kéo dài, ngày càng đau tăng, đau khơng có từng cơn dữ dội,
nhưng đau khơng có tính chất chu kỳ, đau suốt ngày, đau tăng lên sau khi ăn.


27

+ Buồn nôn hoặc nôn: do cảm giác đầy bụng, ăn khơng tiêu nên có dấu hiệu
buồn nơn, đơi khi nơn oẹ.
+ Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu là dấu hiệu càng ngày càng điển hình. Người bệnh
hồn tồn khơng thèm ăn, đơi khi cịn sợ ăn. Rõ nhất là những món thường xun
thích ăn nhất định.
- Dấu hiệu tồn thân: theo từng giai đoạn tiến triển mà có các dấu hiệu sau:
+ Gày sút: cảm giác gày sút cân nhiều trong thời gian ngắn, gày sút ngày càng
rõ.
+ Thiếu máu: kèm theo dấu hiệu gày sút là dấu hiệu thiếu máu, thể hiện là da
xanh, hoa mắt, niêm mạc xanh nhợt.
+ Da vàng: biểu hiện thường thấy da vàng mai mái, kiểu vàng rơm.
+ Mệt mỏi, kém ăn, ăn khơng tiêu dẫn đến tình trạng suy kiệt.
+ Đơi khi người bệnh cảm giác hơi sốt (37,6 0 – 38 0C).
- Dấu hiệu thực thể: khi thăm khám lâm sàng có thể phát hiện những dấu hiệu sau:
+ U bụng: thể hiện dưới dạng một khối u có ranh giới rõ ràng hay là như một
mảng cứng khơng có ranh giới rõ. Tuỳ theo mức độ khác nhau, tính chất lan khác
nhau mà dấu hiệu di động của khối u sẽ rõ ràng hay không. Khối u nằm ở vị trí mơn
vị, hang vị khi chưa có thâm nhiễm ra xung quanh sẽ di động dễ dàng.
+ Mảng cứng: thường tổn thương là dạng thâm nhiễm cứng, hoặc khối u thâm
nhiễm sang các tạng xung quanh, thường không di động, ấn đau tức.

+ Những trường hợp đến muộn sẽ có các triệu chứng điển hình như: tồn thân
suy kiệt, thiếu máu nặng, phù, bụng acid, gan to, hạch Troisier. Ngoài ra cịn có các
trường hợp khác có những triệu chứng của các biến chứng do ung thư dạ dày như:
hẹp mơn vị, chảy máu tiêu hố trên hay thủng.
1.1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
X quang
- Là phương tiện phổ biến dùng xác định tổn thương ở giai đoạn đang tiến
triển. Đối với giai đoạn đầu, chụp đối quang có thể nhận thấy những thương tổn, để
từ đó xác định thêm bằng nội soi. Hình ảnh ung thư ở giai đoạn đầu là: Ổ đọng
thuốc trên bề mặt, hình niêm mạc hội tụ., một đoạn cứng.


28

- Các hình ảnh ung thư giai đoạn tiến triển là các hình ảnh rất điển hình
tương ứng vơi các tổn thương như sau: thể sùi, thể loét, thể thâm nhiễm
Nội soi
Nội soi dạ dày tá tràng bằng ống soi mềm là phương tiện chẩn đoán ung thư
dạ dày quyết định nhất. Sau khi xác định được thương tổn, xác định được vị trí, loại
tổn. Hình ảnh nội soi ở giai đoạn tiến triển biểu hiện: thể sùi, thể loét, thể thâm
nhiễm.
Siêu âm
Cần phải kiểm tra siêu âm các tạng như: gan, tụy, thận, buồng trứng… để tìm
di căn. Những trường hợp di căn xa hiện rõ trên siêu âm là có giá trị trong chỉ định
điều trị, cũng như trong tiên lượng.
Chụp cắt lớp (CT scaner)
Hình ảnh tổn thương thâm nhiễm sang các tạng xung quanh rất rõ nét. Trong
các trường hợp ung thư di căn vào gan tụy…. có thể xác định được vị trí, kích thước
và mức độ xâm lấn để có chỉ định điều trị.
Xét nghiệm tế bào học

- Lấy dịch dạ dày quay ly tâm tế bào ung thư.
- Nội soi sinh thiết tìm tế bào ung thư.
Xét nghiệm sinh hoá
Xét nghiệm xác định nồng độ CEA (Carcinoembryonic Antigen) tăng cao
trong ung thư dạ dày, cũng như các trường hợp ung thư đường tiêu hoá khác.
1.1.6. Tiến triển và biến chứng
Tiến triển
Ung thư dạ dày nếu không phát hiện được ở giai đoạn đầu, không được điều
trị sẽ tiến triển nhanh chóng, dẫn đến tình trạng người bệnh gày sút, suy kiệt, di căn
đi xa và tử vong trong thời gian gian ngắn khoảng 5-6 tháng.
Biến chứng
- Hẹp môn vị
- Chảy máu
- Thủng


29

1.1.7. Chăm sóc sau phẫu thuật ung thư dạ dày
1.1.7.1. Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2 10- 60phút/lần trong
vòng 24 giờ đầu sau mổ.
1.1.7.2. Theo dõi chảy máu sau mổ: qua các ống dẫn lưu, da niêm mạc người bệnh,
xét nghiệm lại số lượng hồng cầu, đánh giá mức độ mất máu trong mổ, để bù máu
sau mổ cho người bệnh theo y lệnh.
1.1.7.3. Chăm sóc ống dẫn lưu
- Nối ống dẫn lưu xuống túi vô khuẩn có đựng dung dịch sát khuẩn, để tránh
nhiễm khuẩn ngược dịng.
- Cho người bệnh nằm nghiêng về bên có ống dẫn lưu để dịch thoát ra được dễ
dàng.
- Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngồi.

Bình thường ống dẫn lưu ổ bụng ra với số lượng ít dần và khơng hơi.
- Nếu ống dẫn lưu ra dịch bất thường hoặc ra máu cần báo cáo ngay với thầy
thuốc.
- Thay băng chân ống dẫn lưu và sát khuẩn thân ống dẫn lưu, thay túi đựng
dịch dẫn lưu hàng ngày.
- Ống dẫn lưu thường được rút khi người bệnh có trung tiện.
Ống hút dịch dạ dày
Phải theo dõi thường xuyên tránh tắc nghẽn, cần cho hút ngắt quãng. Không
được rút sớm ống hút dạ dày, chỉ rút khi có nhu động ruột.
Chăm sóc ống thông niệu đạo – bàng quang
Đánh giá số lượng nước tiểu sau mổ hàng giờ, chăm sóc Catheter tĩnh mạch
trung tâm đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, để bù máu bù dịch kịp thời. Khi tình trạng
người bệnh ổn định cần rút sớm ống thông niệu đạo- bàng quang và Catheter tĩnh
mạch trung tâm để tránh nhiễm khuẩn ngược dịng.
1.1.7.4. Theo dõi tình trạng ổ bụng sau mổ
Phát hiện sớm các biến chứng sau mổ như: tình trạng viêm phúc mạc do: bục
mỏm tá tràng, dò miệng nối, căng giãn và hoại tử quai tới, hội chứng quai tới...
1.1.7.5. Chăm sóc vết mổ
Đề phịng nhiễm khuẩn


30

1.1.7.6. Dinh dưỡng
- Khi người bệnh chưa có nhu động ruột thì ni dưỡng bằng đường tĩnh
mạch.
- Khi người bệnh đã có nhu động ruột thì bắt đầu cho uống, cho ăn từ lỏng tới
đặc dần.
1.1.7.7. Dùng thuốc kháng sinh theo y lệnh.
1.1.7.8. Giáo dục sức khỏe

- Với những người bệnh sau mổ cắt dạ dày có thể xuất hiện hội chứng
Dumping biểu hiện: người bệnh có cảm giác căng ở vùng mũi ức, óc ách ở bụng, có
những cơn đau quặn ở bụng, ỉa chảy, hay nôn hoặc buồn nôn. Mặt người bệnh đỏ
bừng hoặc tái đi, vã mồ hôi, mạch nhanh, tim đập mạch, nhức đầu hoảng hốt, mệt
mỏi, phải nằm nghỉ ngơi.
- Cần hướng dẫn cho người bệnh tự điều trị nội khoa
- Chế độ ăn phải đảm bảo nhiều đạm, ít gluxit (tinh bột). Người bệnh nên
tránh những thức ăn mà chính người bệnh cũng tự cảm thấy dễ nhàm chán
1.2. Các lý luận về khoa học
Tác giả Bard Shan, trong nghiên cứu của mình năm 2015, chỉ ra rằng cách
thức phẫu thuật có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ. Cụ
thể, các người bệnh cắt dạ dày một phần có chất lượng cuộc sống cao hơn so với
các người bệnh cắt toàn bộ dạ dày [18]. Mặc dù các lĩnh vực sức khoẻ thể chất, tình
cảm và chức năng có cao hơn, nhưng các người bệnhcắt một phần dạ dày vẫn dễ bị
các triệu chứng đường tiêu hóa sau phẫu thuật, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng
cuộc sống. Tác giả cũng cho thấy các biến chứng sau phẫu thuật thường như không
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cmy chang nhận định đó, tác
giả Hyke J.F. Brenkarofi và cộng sự trong nhiệm cứu của mình năm 2017 đã chỉ ra
các yếu tố ảnh hưởng đến CLS của người bệnh UTDD sau phẫu thuật là mức độ cắt
dạ dày, điều trị hỗ trợ, giới tính và thời gian kể từ khi phải phân. Tác giả có đề cập
đảm thời gian từ khi phẫu thuật đến khi ra viện không tương quan với chất lượng
cuộc sống của người bệnh sau này mà chính yếm liên quan đến CLCS trong giai
đoạn phục hồi sớm [19]. Việc cắt bỏ toàn bộ ly một phần dạ dày cần được xem xét


31

trong bối cảnh lâm sàng nói chung chứ khơng chủ quan tâm đến yếu tố chất lượng
cuộc sống đơn lẻ.
Thêm vào đó, nghiên cứu của Y-Mei Ma và cộng sự, năm 2013 cho thấy giai

đoạn bệnh cũng bi quan đến chất lượng cuộc sống. Cụ thể, những người bệnh cần
đoản giai đoạn III có điểm số chất lượng cuộc sống là (46,23 + 15,19 điển) cao hơn
so với nhóm chẩn đoán bệnh ở giai đoạn IIIb (41,01 + 9,67 điểm) và thấp nhất là
nhóm được chẩn đốn bệnh ở giai đoạn IV (28,75+ 10,47 điểm). Đồng thời nghiên
cứu này cũng chỉ ra rằng tần suất tái nhập viện, các biến chứng, biết sự thật và đau
đớn cường độ rõ rệt đọ bệnh cũng là những yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc
sống của người bệnh ung thư dạ dày [20]. Sau khi phẫu thuật dạ dày, người bệnh
phải trải qua những khó chịu nhất định, chủ yếu liên quan đến hệ thống tiêu hoá. Do
vậy, việc nắm rõ các yếu tố khó chịu này và có sự hỗ trợ kịp thời cho người bệnh là
rất quan trọng. Tác giả Ki Bum Park và cộng sự, năm 2017 trong nghiên cứu “chất
lượng cuộc sống và triệu chứng sau phẫu thuật ung thư dạ dày thực quản" có đề cập
đến một số yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh UTDD sang phầu thuật
như: tình trạng khơ mơi, giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống, sự đau đớn, sự tư vấn
về chế độ ăn uống [21]. Như vậy, có thể thấy, các yếu tố hỗ trợ như sự tư vấn về chế
độ ăn uống đóng vai trị quan trọng đối với người bệnh UIDD san phẫu thuật vì
người bệnh đều gặp phải các vấn đề liên quan đến thu hoả.
Bên cạnh đó, có những nhu cầu của người bệnh mà phía cơ sở y tế có thể đáp
ứng nhằm nâng cao chất lượng, cuộc sống. Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ cần thiết
để đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Đó có thể là các dịch vụ về tự với chế độ
ăn, hoặc các dịch vụ nhằm tối đa hóa các khả năng sinh hoạt và hoạt động xã hội
cho người bệnh. Thứ hai, cộng tác tư vấn và hỗ trợ tâm lý, Thầy thuốc cần có sự
đánh giá tâm lý của người bệnh ngay từ khi bệnh được chẩn đoán để tư vấn và hỗ
trợ tâm lý kịp thời, tạo niềm tin cho người bệnh tiểp cận các phương pháp điều trị
với tâm lý vững vàng đề chiến thắng bệnh tật. Thứ ba, đó là thái độ, sự giúp đỡ,
động viên của bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, các thủ tục hành chính của bệnh
viện, cách tổ chức điều tri v.v..
Trong nghiên của Feng-Lan Xie đã chỉ ra rằng các chăm sóc y tế, sự tư vấn
chế độ ăn có khả năng cải thiện CLCS cho người bệnh. Đồng thời, tác giả cũng cho



32

thấy hiệu quả của một số biện pháp hỗ trợ cụ thể mà cán bộ y tế có thể hỗ trợ như:
hướng dẫn tự chăm sóc, đào tạo cán bộ y tế về kỹ năng giáo dục truyền thông cho
người bệnh [22].
1.3. Các quy định hiện hành
1.3.1. Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn
công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
1.3.2. Chăm sóc người bệnh mổ thuộc đường tiêu hóa
Điều dưỡng ngoại khoa tập 1, Bộ Y tế, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2008.
1.3.2.1. Nhận định tình trạng người bệnh tại phòng hồi sức
Bất kỳ người bệnh hậu phẫu nào cũng cần theo dõi dấu chứng sinh tồn, mạch và
huyết áp, khó thở, thở chậm. Nếu người bệnh gây mê cần theo dõi sát tri giác người
bệnh tỉnh, lơ mơ hay kích động. Thường sau phẫu thuật tiêu hố người bệnh rất dễ
bị mất nước và điện giải do trong quá trình phẫu thuật, do dẫn lưu, do ống Levine
và người bệnh nhịn ăn uống hoàn toàn trước và sau mổ, do tình trạng bệnh lý. Vì
thế điều dưỡng
cần nhận định chính xác dấu hiệu mất nước và rối loạn điện giải, ghi chú nước xuất
nhập và điện giải cho người bệnh, cần nhất là K+vì có thể ảnh hưởng đến nhu động
ruột sau mổ. Sau phẫu thuật tiêu hoá thường có dẫn lưu, vì thế điều dưỡng cần biết
loại dẫn lưu, vị trí dẫn lưu, số lượng dịch, màu sắc, tính chất và dấu hiệu bất
thường. Về vết mổ, rất nhiều vị trí vết mổ trên thành bụng, điều dưỡng cần biết vị
trí, tình trạng vết mổ hở, căng, chỉ thép, khâu hở, khâu thưa... Tình trạng bụng
trướng, đau, nơn ói, khám bụng gồng cứng, có phản ứng phúc mạc không, nghe nhu
động ruột. Hầu
như các phẫu thuật tiêu hố đều đặt ống Levine vì nó rất quan trọng trong và sau
phẫu thuật; điều dưỡng nhận định màu sắc, số lượng, áp lực hút, nghe nhu động
ruột.
1.3.2.2. Chăm sóc người bệnh
Bụng


Với người bệnh phẫu thuật tiêu hoá, việc thăm khám bụng thường xuyên là rất quan trọng, giú
khích người bệnh xoay trở, hít thở sâu, theo dõi cơn đau bụng, hút qua ống Levine,
theo dõi chướng bụng, theo dõi số lượng dịch hút.


33

Nấc
Nấc là do cơ hoành co thắt. Thường xảy ra ở những người bệnh phẫu thuật
phía trên ống tiêu hố như phẫu thuật dạ dày, tuỵ, mật... Nấc làm người bệnh rất
khó chịu và mệt, vì thế điều dưỡng cần cho người bệnh ngồi dậy, hút dịch dạ dày
qua ống Levine, cho uống nước ấm nếu được, hít thở sâu,... sau cùng nếu không đạt
kết quả, điều dưỡng thực hiện thuốc chống nấc cho người bệnh.
Nôn
Nấc thường do tác dụng phụ thuốc gây mê, tính chất giải phẫu, tình trạng bệnh
lý, thường do tắc ống Levine, do tư thế. Nôn sẽ làm người bệnh mất nước, rối loạn
điện giải, mệt. điều dưỡng cần theo dõi số lượng, số lần, tính chất, màu sắc chất
nôn. Thực hiện đặt ống thông dạ dày và hút liên tục. Nên cho người bệnh nằm
nghiêng tránh hít chất nơn vào phổi.
Tràn hơi phúc mạc sau mổ
Cho người bệnh xoay trở, ngồi dậy hay nằm tư thế Fowler giúp thốt hơi
nhanh. Theo dõi hơ hấp do chướng bụng có thể làm người bệnh khó thở.
Vết mổ
Điều dưỡng cần nhận định: vết mổ may kín, may thưa, chỉ thép, để hở, có dẫn
lưu. Điều dưỡng lượng giá tình trạng vết mổ đau, thấm dịch, chảy máu, dấu hiệu
nhiễm trùng. Chăm sóc: Khơng thay băng nếu vết mổ khô sạch, không thấm dịch,
nhưng theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng, sốt. Chỉ thay băng vết mổ khi thấm dịch, vết
mổ may bằng chỉ thép, vết mổ hở. Trong trường hợp vết mổ chảy máu, điều dưỡng
thực hiện băng ép điểm chảy máu. Nếu chảy trên nhiều điểm báo bác sĩ và chuẩn

bị phụ giúp bác sĩ khâu cầm máu. Vết mổ nhiễm trùng, điều dưỡng xin ý kiến bác sĩ
cắt ngay mối chỉ có mủ, nặn mủ, rửa sạch vết mổ, ghi chú màu sắc, số lượng mủ
vào hồ sơ. Theo dõi đau vết mổ, đánh giá theo thang điểm đau. để giảm đau vết mổ,
điều dưỡng nên cho người bệnh ngồi dậy, dùng gối đặt ngay vết mổ khi ngồi dậy,
xoay trở.
Dẫn lưu
Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch. Phải biết dẫn lưu đặt ở đâu, mục
đích phịng ngừa hay điều trị. Chăm sóc, thay băng khi thấm dịch, cho người bệnh
nằm nghiêng về phía dẫn lưu, hướng dẫn người bệnh cách giữ ống dẫn lưu khi vận


34

động. Nếu là dẫn lưu mật, tuỵ thì theo dõi dấu hiệu mất nước và điện giải. Thực
hiện bù nước và điện giải cho người bệnh. Chăm sóc da vùng chân ống dẫn lưu,
phịng ngừa rơm lở da
tích cực. Cần câu nối hệ thống dẫn lưu thấp hơn vị trí dẫn lưu, hệ thống thông và 1
chiều.
Chức năng ruột

Điều dưỡng nhận định nhu động ruột, táo bón, tiêu chảy, rối loạn lưu thông ruột. Người bệnh sa
rối loạn hấp thu. điều dưỡng nên theo dõi tình trạng bụng, cơn đau, nghe nhu động
ruột, đánh giá người bệnh có trung tiện chưa. Chăm sóc cho người bệnh vận động,
ngồi dậy sớm, hít thở sâu, cho thuốc theo y lệnh. Nếu người bệnh tiêu chảy có thể
do dùng kháng sinh, điều dưỡng cần thực hiện thuốc hay cho ăn sữa chua.
Tuần hồn
Chống và suy giảm tuần hoàn liên quan đến thiếu máu, nước và điện giải.
Ngun nhân do nơn ói, do khơng ăn uống trước mổ, do rối loạn nước và điện giải
trước mổ, do rị tiêu hố sau mổ, dẫn lưu. Chăm sóc, theo dõi dấu mất nước trên lâm
sàng, thực hiện bù nước, nhưng chú ý ở người già nguy cơ thừa và thiếu nước có

khoảng cách rất hẹp.
Dấu hiệu tắc mạch chi
Thường xảy ra ở những người bệnh nằm lâu, người già, béo phì. Chú ý vấn đề
người bệnh nằm lâu không vận động. Tránh tiêm truyền ở chi dưới cho người bệnh,
nhất là người bệnh béo phì, suy kiệt.
Nước và điện giải
Nguyên nhân do tắc ruột, liệt ruột, rị, ói, tiêu chảy, dẫn lưu ổ bụng, ống thơng
dạ dày. Điều dưỡng theo dõi nước xuất nhập và dấu hiệu thiếu điện giải, thực hiện
bù nước và điện giải theo y lệnh.
Tâm thần
Đánh giá ảnh hưởng của thuốc mê, cân bằng nước và điện giải, mất ngủ, mệt,
lượng giá cảm xúc người bệnh khi người bệnh.
Hô hấp
Sau mổ tiêu hố, người bệnh thở nơng và khơng dám ho vì đau bụng, thiếu
oxy sau gây mê, bụng chướng làm tổn thương sự giãn nở của phổi. điều dưỡng cho


35

người bệnh nằm đầu cao, ngồi dậy thường xuyên, tập bụng, thực hiện thuốc giảm
đau.
Nhiệt độ
Sau mổ bình thường nhiệt độ có thể tăng nhẹ. Nếu nhiệt độ > 380C nên theo
dõi dấu hiệu nhiễm trùng tiểu, vết mổ, viêm phúc mạc, áp–xe tồn lưu. Sau mổ điều
dưỡng theo dõi nhiệt độ, thực hiện kháng sinh chống nhiễm trùng.
Tiết niệu
Theo dõi nước tiểu, màu sắc, tính chất, phát hiện tình trạng bất thường, BUN,
creatinine, dấu hiệu nhiễm trùng tiểu. Việc đánh giá số lượng nước tiểu giúp điều
dưỡng phát hiện sớm tình trạng suy thận sau mổ. Một trong những nguy cơ cao sau
mổ là nhiễm trùng tiểu. điều dưỡng cũng cần rút thơng tiểu sớm nhằm giảm tình

trạng nhiễm trùng tiểu; tuy nhiên người bệnh cũng có nguy cơ bí tiểu sau phẫu thuật
đại tràng như phẫu thuật Miles, phẫu thuật Hartmann. Vì thế, phẫu thuật viên
thường lưu thơng tiểu 5–6 ngày sau mổ. Điều dưỡng cần chăm sóc bộ phận sinh
dục, câu nối vô trùng, bảo đảm hệ thống thơng và sạch. Mục đích dẫn lưu nước tiểu
qua ống thông là giúp người bệnh tránh nhiễm trùng vết thương vùng tầngsinh mơn,
bí tiểu sau mổ. điều dưỡng có thể hướng dẫn người bệnh cách tập bàng quang bằng
cách cột ống thông tiểu lại và chỉ tháo nước tiểu mỗi 3 giờ. Mục đích người bệnh sẽ
khơng bí tiểu sau khi rút thông tiểu.


36

CHƯƠNG 2
MƠ TẢ TRƯỜNG HỢP
2.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là BVĐK hạng I. Bệnh viện có quy mơ 2000
giường bệnh, trong đó có 40 Khoa, Phịng, Trung tâm trong đó có 08 Phịng chức
năng, 01 Khoa dược, 17 Khoa lâm sàng, 05 Khoa cận lâm sàng và 09 Trung tâm
(Trung tâm Ung bướu, Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Khám chữa bệnh chất
lượng cao, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Trung tâm y dược cổ truyền và
Phục hồi chức năng, Trung tâm Xét nghiệm tự động hóa, Trung tâm Huyết học
truyền máu và Trung tâm Đột quỵ, Trung tâm Thận – lọc máu). Tổng số cán bộ viên
chức bệnh viện là 1564 người.
Cơ sở hạ tầng của bệnh viện ngày càng khang trang sạch đẹp, hệ thống trang
thiết bị y tế hiện đại đồng bộ (như máy chụp cộng hưởng từ, máy cắt lớp vi tính, hệ
thống can thiệp mạch, máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, hệ thống thận nhân
tạo, máy siêu âm 3D – 4D, hệ thống máy xét nghiệm tự động…). Chất lượng khám
chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện không ngừng được nâng cao đáp ứng được nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh Phú Thọ và khu vực.


Hình 3. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ


37

Hàng ngày, bệnh viện tiếp đón trung bình từ 1.600 – 1.800 lượt người đến
khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình 2.000 – 2.200 người. Số lượng người
bệnh đến khám chữa bệnh ngày càng tăng.
Trung tâm ung bướu được thành lập từ năm 2018 Hiện tại khoa có 91 cán bộ
nhân viên, trong đó có 01 tiến sỹ, 1 bác sỹ CKII : 18 bác sỹ CKI và Thạc sĩ : 15 bác
sỹ đa khoa và 56 điều dưỡng.
Trung tâm ung bướu có chức năng phẫu thuật các bệnh lý ung bướu với nhiều
kỹ thuật tiên tiến; chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh và các
tỉnh lân cận.
Trung tâm ung bướu có tổng số 300 giường bệnh, bình quân hàng tháng là
1500 lượt người bệnh điều trị, phẫu thuật 400 ca/tháng trong đó phẫu thuật ung thư
dạ dày 20 ca.
Ngồi ra trung tâm cịn có nhiệm vụ đảm nhiệm cơng tác đào tạo huấn luyện
chuyên môn chuyên ngành ung bướu cho các bệnh viện tuyến dưới và học sinh,
sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh, nghiên cứu khoa học,
chuyển giao chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.
2.2. Thông tin chung về bệnh nhân
Bệnh nhân được quan sát là nữ 68 tuổi, chẩn đoán hậu phẫu giờ thứ 8 cắt 2/3
dạ dày do ung thư bờ cong nhỏ dạ dày. Phương pháp phẫu thuật được thực hiện: cắt
2/3 bờ cong nhỏ dạ dày.
Tiền sử
- Gia đình khỏe mạnh
- Người bệnh khỏe mạnh từ trước chưa phải vào viện điều trị bao giờ.
- Người bệnh khơng có dị ứng thuốc và thức ăn.

Hồn cảnh kinh tế
Gia đình bần nơng kinh tế ổn định.
2.3. Kết quả tổ chức và thực hiện chăm sóc
2.3.1. Phương pháp thực hiện
Quan sát thực hành của các điều dưỡng tại khoa từ khi tiếp nhận mổ về đến
khi ra viện thông qua các bảng kiểm, các quy trình có tại Đơn vị Ung bướu với mỗi
ngày khác nhau sẽ có thời gian chăm sóc cụ thể.


38

2.3.2. Kết quả tổ chức thực hiện
Sau mổ cắt 2/3 dạ dày 8h, bệnh nhân tỉnh, mạch 82 lần/phút, huyết áp 120/70
mmHg nhịp thở 20 lần/phút, chưa trung tiện, bệnh nhân đau vết mổ, cịn mệt, hơi
đói bụng do nhịn ăn > 11 giờ.
Hoạt động chăm sóc của Điều dưỡng đã làm được
Cơ năng: Người bệnh đau tại vết mổ, khơng khó thở, có đặt sonde dạ dày, đi
tiểu qua sonde, vận động kém, chưa trung tiện, chưa tự vệ sinh được, ngủ kém 3,5
giờ/ ngày đêm do đau và lo lắng về bệnh
Thực thể: bụng mềm không chướng di động theo nhịp thở, vết mổ trên thành
bụng vùng thượng vị dài 20 cm có 8 mũi khâu, vết mổ có dịch thấm băng. Vết mổ
cịn nề đỏ, chân chỉ ướt.Có 1 dẫn lưu được đặt ở thành bụng bên phải, có dịch chảy
ra màu hồng nhạt khơng có dây máu số lượng khoảng 300ml. Chân ống dẫn lưu
dịch thấm băng. Người bệnh có sonde niệu đạo số lượng khoảng 1600ml/ 12h, nước
tiểu màu vàng nhạt. Sonde dạ dày ra dịch màu vàng lẫn thức ăn, khơng có máu cục,
số lượng dịch 300ml/12h. Khơng có hội chứng Dumping. Các cơ quan khác: chưa
phát hiện gì đặc biệt.
Tâm lý: Người bệnh lo lắng do thiếu hiểu biết về bệnh
Ngày thứ nhất (8h sau mổ), hỏi thăm về cảm nhận của bệnh nhân, kiểm tra
các dấu hiệu sinh tồn báo bác sĩ và tư vấn cho người bệnh. Nuôi dưỡng cho người

bệnh bằng đường tĩnh mạch chỉ ăn cháo lỏng nguội và uống nước lọc khi người
bệnh đã có trung tiện. Hướng dẫn bệnh nhân có thể nằm nghiêng người co duỗi
chân tại giường, nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 giờ/ ngày tránh căng thẳng; hướng dẫn bệnh
nhân sau mổ 12 giờ có thể tập ngồi dậy và sau 24 giờ có thể tập đi lại tùy vào thực
tế sức khỏe, uống nhiều nước tránh táo bón. Điều dưỡng dặn dị người bệnh/ người
nhà nếu thấy đau vết mổ, bí tiểu cần báo ngay cho nhân viên y tế tại phòng trực. Tại
đây, Điều dưỡng kiểm tra vết mổ của bệnh nhân còn thấm ít dịch băng. Sau 2 giờ,
Điều dưỡng quay trở lại, bệnh nhân đã được ăn cháo thịt và nằm nghiêng nghỉ ngơi
tại giường, bệnh nhân đi tiểu được 50ml/giờ. Phát hiện và đề phòng nguy cơ nhiễm
khuẩn vết mổ, theo dõi toàn trạng người bệnh 30 phút/ lần, theo dõi dấu hiệu sinh
tồn 30 phút/ lần 24h đầu sau mổ.


×