Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

hôn nhân nguyên tắc bình đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.58 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. Khái quát về nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng:...............................2
1. Khái niệm:...................................................................................................2
2. Đặc điểm :...................................................................................................3
3. Vai trị, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa vợ và chồng :.....................................6
3.1. Vai trị quyền bình đẳng giữa vợ và chồng :...................................................6
3.2. Ý nghĩa về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng :...........................................7
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ
CHỒNG THEO LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH:.....................................8
1. Ngun tắc chung của ngun tắng bình đẳng giữa vợ và chồng theo quy
định pháp luật hiện hành:..................................................................................8
2. Nguyên tắc chung của Luật Dân sự:..........................................................9
3. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng theo luật Hôn nhân và gia đình hiện
hành:..................................................................................................................9
III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC VỢ CHỒNG BÌNH ĐẲNG
TRONG LUẬT HƠN NHAN VÀ GIA ĐÌNH 2014 VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ GIẢI PHÁP:.........................................................................................14
1. Thực trạng áp dụng ngun tắc vợ chồng bình đẳng trong luật hơn nhân và
gia đình 2014:..................................................................................................14
2. Một số kiến nghị giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả bảo đảm quyền
bình đẳng giữa vợ và chồng:...........................................................................16
KẾT LUẬN.....................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................18
1


MỞ ĐẦU
Trong q trình xã hội hóa và hội nhập kinh tê, Việt Nam đang trong quá
trình phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội nói chung. Trước tình hình


thực tế vấn đề quyền bình đẳng giữ vợ va chồng trong những năm qua mặc dù
đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu quyện vọng và đảm bảo
quyền lợi cho hai bên . Tuân thủ và thực hiện nguyên tắc giữa vợ và chồng
trong HN&GĐ là yêu cầu bắt buộc với tất cả các cơ quan, tổ chức mọi cá
nhân trong xã hội. Vì vậy do mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này em
chọn đề tài “Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện như thế nào trong
các chế định cụ thể của luật HN&GĐ năm 2014”
NỘI DUNG
I.

Khái quát về nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng:
1. Khái niệm:
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng là một trong các quyền cơ bản của

công dân được các chế định nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ hạnh phúc và bền vững. Quyền bình đẳng ở đây nghĩa là mọi
cơng dân đều được bình đẳng về các vấn đề lĩnh vực khác nhau trong mọi
khía cạnh của xã hội. Theo Hiến pháp 2013 điều 36 đã khẳng định: “Nam, nữ
có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau.”. Việc ghi nhận quyền
bình đẳng của cơng dân trong Hiến pháp đã thể hiện bản chất Nhà nước ta là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân , khằng định mọi công
dân, không phân biệt nam nữ đều bình đẳng trước pháp luật và trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội và trên hết có quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.
Trong pháp luật Việt Nam các nhà lập pháp được ra các nhà lập pháp
không nêu ra khái niệm về quyền bình giữa vợ và chồng là gì mà chỉ đưa các
quy định về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng để đảm bảo quyền bình đẳng
giữ vợ và chồng. Điều 17 luật HN&GĐ năm 2014 quy định về bình đẳng
quyền , nghĩa vu giữa vợ và chồng như sau : “ Vợ, chồng bình đẳng với nhau,
2



có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực
hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật
này và các luật khác có liên quan”.
Vì vậy, có thể nhận thấy vợ chồng bình đăng với nhau, có quyền và nghĩa
vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Có thể hiểu là bình đăng về quyền
nhân thân và tài sản trong quan hệ hôn nhân cũng khi chấm dứt hơn nhân.
Những phân tích khái qt ở trên và từ các quy định đưa ra khái niệm về
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng như sau: Quyền bình đẳng giữa vợ và
chồng là vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia
đình và trong quan hệ dân sự; thể hiện việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc
và quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của vợ chồng,
của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia
đình; cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền
vững.
2. Đặc điểm :
Quyền bình đăng giữa vợ và chồng được pháp luật quy định xuất phát từ
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp đạo luật cơ bản của nước ta. Về bản chất quyền công dân chính là những
quyền con người được Nhà nước thừa nhận và áp dụng cho cơng dân của
mình.
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng thường được đặt trong lợi ích chung
của gia đình và xã hội. Quyền của cá nhân vợ và chồng trong HN&GĐ vì thế
thường bị hạn chế bởi lợi ích của gia đình và xã hội . Trong thực tiễn cuộc
sống một người phụ nữ Việt Nam hiện đại khi cần thiết giữa lợi ích cá nhân
với lợi ích của gia đình, thì lựa chọn lợi ích gia đình vẫn mang tính phổ biến.
Đặc điểm này cho thấy, ở Việt Nam nếu công nhận, thực thi và bảo đảm
quyền bình đằng giữa vợ và chồng nhưu quyền cơ bản của cơng dân của cá
nhân mà khơng có sự quan tâm về mặt pháp luật , chính sách đối với vai trò
3



của gia đình thì quyền bình đằng giữa vợ và chồng mới chỉ dừng lại ở tính
chất tun ngơn mà chưa thực sự tiếp nhận quyền cụ thể trên thực tế.
Do vậy, xét ở khía cạnh thích ứng văn hóa, người dân Việt Nam dễ tiếp
nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng, đặc điểm các quyền liên quan đến vai
trò của nguời phụ nữ, nguời vợ trong gia đình và xã hội. Giáo lý nhà thờ cũng
có những tác động khơng nhỏ đến thực thi quyền bình đẳng giữa vợ và chồng,
đặc biệt các quyền về kết hôn, ly hôn… Ảnh huởng của tơn giáo, tín nguỡng
đã và đang là những rào cản rất lớn trong việc thực thi và bảo đảm quyền cá
nhân của vợ, chồng trong HN&GĐ.
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng gắn bó chặt chẽ với các quyền
con nguời về dân sự và chính trị khác. Thực tế nhiều quyền giữa vợ và chồng
chỉ thực hiện trên thực tế ở Việt Nam nếu các quyền dân sự, chính trị khác đã
được cơng nhận và thực thi cho các thành viên gia đình. Ví dụ: quyền tự do
lựa chọn nơi ở, nghề nghiệp, kinh doanh của người vợ chỉ có thể được thực
hiện khi truớc hết nó là quyền cơ bản của công dân được Nhà nước tôn trọng
và bảo vệ. Do vậy, khi công nhận, thực thi và bảo đảm quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng phải gắn liền chặt chẽ quyền này với các quyền con người về dân
sự, chính trị khác như là sự tương hỗ, điều kiện cần cho quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng trong HN&GĐ”.
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng có mối liên hệ mật thiết với pháp luật.
Hầu hết những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người (quyền tự nhiên của
con người) không thể được bảo đảm đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng
pháp luật, mà thơng qua đó, nghĩa vụ tơn trọng và thực thi các quyền không
phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức mà trở thành những quy tắc
cư xử chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất với tất cả mọi chủ thể trong
xã hội. Pháp luật Nhà nước, đặc biệt Luật HN&GĐ đã và đang đóng vai trị là
một cơng cụ hữu hiệu giúp Nhà nước đảm bảo sự tuân thủ, thực thi quyền
bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình thơng qua việc vận dụng các quy

phạm pháp luật và cơ chế pháp lý.
4


* Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng dưới góc độ xã hội:
Nước ta trải qua hàng ngàn năm chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho
giáo “trọng nam khinh nữ”, chế độ phong kiến đã thừa nhận sự bất bình
đẳng đặt người phụ nữ vào địa vị phụ thuộc thấp kém. Người phụ nữ được
quan niệm gắn liền với vai trò của người mẹ, người vợ, người nội trợ, là
người phụ thuộc khơng quan tâm đến việc họ có thu nhập cao hay thấp.
Người đàn ông trở thành trụ cột về kinh tế, là tấm gương đạo đức, là chỗ
dựa về tinh thần, là người chủ gia đình, đại diện cho gia đình trong các quan
hệ xã hội và cộng đồng. Các quan niệm đã trở thành những định kiến dẫn đến
tình trạng bất bình đẳng giữa vợ chồng tồn tại phổ biến trong xã hội từ thế hệ
này đến thế hệ khác.
Ngày nay, khi mà vấn đề quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia
đình được Đảng và Nhà nước ta đánh giá là có vai trị quan trọng trong quá
trình phát triển của đất nước thì địa vị của người phụ nữ đã được nâng cao
trong các mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, những định kiến về sự bất bình
đẳng giữa vợ và chồng trong thời kỳ phong kiến đã là “hòn đá tảng” gây cản
trở, khó khăn cho việc thực hiện quyền bình đẳng nam nữ hiện nay, đặc biệt là
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình. Cuộc sống càng hiện đại,
người phụ nữ càng tham gia nhiều lĩnh vực trong xã hội, càng nắm giữ những
vị trí quan trọng thì gánh nặng của họ càng nặng nề, càng khó bình đẳng vì
phải chu tồn cả việc cơ quan và gia đình.
Trong xã hội hiện đại, bạo lực gia đình ngày càng được biết đến
với nhiều dạng thức tinh vi, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ
trong gia đình, mà cịn cho cả xã hội.Ngồi nỗi đau về thể xác, khủng hoảng
về tinh thần thì sự rạn vỡ quan hệ vợ chồng là không thể hàn gắn được, để lại
nỗi ám ảnh cho mỗi người mãi về sau. Xã hội ngày nay đang chuyển biến

một cách mạnh mẽ, nhanh chóng. Hiện nay có rất nhiều phụ nữ đã có mức
thu nhập đóng góp vào gia đình cao bằng hoặc hơn cả nam giới. Và điều này
tất nhiên làm thay đổi đi rất nhiều nề nếp sinh hoạt trong gia đình. Với diễn
5


biến xã hội đa dạng và phức tạp, khi mà mỗi gia đình là một hồn cảnh khác
nhau, mỗi dân tộc là một quan điểm khác nhau, mỗi giai đoạn lịch sử là có
những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề quyền bình đẳng giữa vợ và
chồng.
3. Vai trị, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa vợ và chồng :
3.1. Vai trị quyền bình đẳng giữa vợ và chồng :
Để gia đình tồn tại và phát triển, trong quan hệ vợ chồng nhất thiết cần
phảicó sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ đƣợc quy định trong pháp luật và
đƣợc đảm bảo thực hiện trên thực tế đời sống gia đình. Vai trị của quyền bình
đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện ở các mặt sau
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được pháp luật ghi nhận nhằm điều
chỉnh và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân. Như phân tích
ở phần quyền bình đẳng giữa vợchồng dưới góc độ pháp lý thì sự kiện hơn
nhân không làm cho vợ và chồng mất đi lai lịch pháp lý cá nhân của riêng
mình; vợ, chồng vẫn có danh dự, nhân phẩm riêng; có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi của riêng mình cả trong quan hệ nội bộ và trong quan hệ với
người thứ ba.
Việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó nhằm bảo đảm thỏa mãn
những nhu cầu tình cảm và vật chất trong đời sống vợ chồng, đảm bảo lợi ích
chung của gia đình và xã hội. Nghĩa vụ và quyền trong quan hệ nhân thân
giữa vợ chồng có nội dung là những lợi ích về tinh thần, tình cảm, khơng phụ
thuộc vào yếu tố tài sản, vật chất, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt
thời kỳ hôn nhân. Các nghĩa vụ và quyền đó cịn bao gồm cả tình u, sự hịa
thuận, sự tơn trọng lẫn nhau, việc xử sự giữa các thành viên trong gia đình. Vì

vậy, việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ chồng nhằm
bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tình cảm trong đời sống vợ chồng.
3.2. Ý nghĩa về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng :
Những quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng với
ý nghĩa là cơ sở pháp lý để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các
6


vấn đề liên quan đến quan hệ vợ chồng như: tranh chấp tài sản, bạo lực gia
đình, giải quyết ly hơn,…Một trong những ngun tắc hoạt động của Tịa án
nhân dân là độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật, nên khi giải quyết các
vụ kiện về HN&GĐ thì Tịa án phải xét xử trên cơ sở quy định của pháp luật,
cụ thể là Luật HN&GĐ. Hơn nữa đây cịn là cơ sở để các cơ quan Nhànƣớc
có thẩm quyền ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể giúp cho việc giải
quyết các tranh chấp về HN&GĐ được khách quan, thống nhất, đúng
pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Những quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng với
ý nghĩa là cơ sở pháp lý để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các
vấn đề liên quan đến quan hệ vợ chồng như: tranh chấp tài sản, bạo lực gia
đình, giải quyết ly hơn,…Một trong những ngun tắc hoạt động của Tòa án
nhân dân là độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật, nên khi giải quyết các
vụ kiện về HN&GĐ thì Tịa án phải xét xử trên cơ sở quy định của pháp luật,
cụ thể là Luật HN&GĐ. Hơn nữa đây còn là cơ sở để các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể giúp cho việc giải
quyết các tranh chấp về HN&GĐ được khách quan, thống nhất, đúng
pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho các bên. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng
là một trong những cơ sở góp phần triển khai các chương trình bình đẳng giới,
tránh bạo lực trong gia đình.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG GIỮA
VỢ VÀ CHỒNG THEO LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH:

Ngày nay, trong hệ thống pháp luật của mình, nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã tích cực xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật đa dạng ở
nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực khác nhau về quyền bình đẳng nam nữ nói chung
và quyền giữa vợ và chồng trong lĩnh vực HN&GĐ nói riêng: Hiến pháp năm
2013 (trước đó là các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992); BLDS năm 2005
(trước đó là BLDS năm 1995); Luật HN&GĐ năm 2014 (trước đó là Luật
HN&GĐ năm 1959, 1986, 2000, 2014); Luật bình đẳng giới năm 2006; Luật
7


phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007…và ngồi ra Việt Nam cũng tham
gia các điều ước quốc tế, công ước của Liên hợp quốc về gián tiếp công nhận
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.
1. Nguyên tắc chung của nguyên tắng bình đẳng giữa vợ và chồng
theo quy định pháp luật hiện hành:
Hiến pháp năm 2013 thể hiện đường lối của Đảng ta. Những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định nếu khơng có tự do và bình đẳng trong
gia đình thì sẽ khơng có tự do, bình đẳng ngồi xã hội và ngược lại nếu khơng
có tự do, bình đẳng ngồi xã hội thì cũng sẽ khơng có tự do, bình đẳng trong
gia đình.
Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật”. Theo nguyên tắc này thì mỗi người bình đẳng
trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Bất cứ cơng dân nào,
khơng phân biệt người đó là ai, thành phần xã hội như thế nào, tình trạng tài
sản ra sao, nắm giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước, theo tín ngưỡng tơn
giáo nào đều có quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau. Bình đẳng trước pháp luật cịn
bao hàm cả nội dung bình đẳng nam nữ, bình đẳng vợ chồng. Đó là một trong
những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ tiến bộ của một xã hội là mức độ
giải phóng phụ nữ, giải phóng vị trí lệ thuộc của người vợ trong gia đình.
Ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng là vấn

đề ln được Đảng và Nhà nước quan tâm. Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm
2013 đã thể hiện rõ điều đó: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân
theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng,
tơn trọng lẫn nhau”. HN&GĐ ln là một vấn đề được sự quan tâm đặc biệt
của một quốc gia nếu quốc gia đó muốn ổn định và phát triển. Và vấn đề phải
làm sao đảm bảo đƣợc quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mọi lĩnh vực
là một nhiệm vụ cần phải thực hiện như Hiến pháp đã quy định.
2. Nguyên tắc chung của Luật Dân sự:
8


Tại Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định các chủ thể bình đẳng về
năng lực pháp luật, về hình thức sở hữu khi giao kết hợp đồng dân sự,
đềuđược hưởng các quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ như nhau. Trong
quan hệ vợ chồng, vợ, chồng là những chủ thể độc lập khi tham gia bất kỳ
một giao dịch hợp pháp mà bên kia không có quyền ngăn cản, các bên ln
phải tơn trọng quyền bình đẳng đó. Có như vậy, thì gia đình mới hạnh phúc và
xãhội mới phát triển được. Mặt khác, các chủ thể phải luôn tôn trọng, không
được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi
íchhợp pháp của người khác.
Theo điều 39 BLDS 2015 thì cá nhân có quyền kết hơn, ly hơn, quyền
bình đẳng của vợ chồng, quy định đó đã thể hiện sự bình đẳng về mọi mặt
giữa vợ và chồng trong gia đình. Có như vậy thì mới xây dựng được một gia
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Đồng thời hạn chế đƣợc các
mâu thuẫn phát sinh tro ng đời sống vợ chồng và đảm bảo quyền lợi chính
đáng cho các bên.
3. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng theo luật Hơn nhân và gia đình
hiện hành:
Ngun tắc vợ chồng bình đẳng là một trong nhưng nguyên tắc cơ bản
của Luật hơn nhân và gia đình trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đằng theo

Hiến pháp quy định. Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội xác lập chế độ sở
hữu tồn dân thì vấn đề nam nữ bình đẳng được đặt ra hàng đầu. Cần phải cho
phụ nữ có một địa vị xã hội vững vàng ngang với nam giới về kinh tế, chính
trị, xã hội và gia đình.
a. Quyền nhân thân giữa vợ và chồng:
Theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và Bộ luật Dân sự 2015 về quyền bình
đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng. Luật HN&GĐ đã quy định tại điều
17: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi
mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân
được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.
9


Với ý nghĩ này quyền nhân thân giữa vợ và chồng được tôn trọng và bảo vệ.
Quyền của người phụ nữ với tư cách nhười vợ ln ln bình đẳng với người
chồng.
Điều 19 Luật HN&GĐ 2014 quy định về mặt tình cảm, giữa vợ và chồng
bình đẳng trong các quyền sau: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu nhau , nhận
được sự chung thủy, tơn trọng quan tâm chăm sóc , giúp đỡ , được chia sẻ ,
thực hiện các cơng việc trong gia đình . Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với
nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề
nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội và lý do chính đáng khác...
Vì vậy, tình cảm vợ chồng thì tình yêu thương và sự chung thủy là hai yếu
tố giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và duy trì quan hệ hôn nhân bền
vững. Vợ và chồng luôn ý thức và giữ gìn tình cảm thương mến với nhau. Khi
đang tồn tại quan hệ hôn nhân, vợ và không được chung sống như vợ chồng
với người khác. Hiên nay, do cách suy nghĩ của một bộ phân dân cư đã thay
đổi nên giá trị gia đình cũng thay đổi theo. Hiện tượng người đang có vợ hoặc
chồng chung sống hoặc quan hệ như vợ vợ chồng với người khác xảy ra rất

phổ biến. Hành vi đó đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của
vợ và chồng.
Sự bình đẳng của vợ và chồng còn thể hiện ở hàng vi, cách cư xử và thái
độ của họ với đối với nhau. Đó là việc giữ gìn danh phẩm, danh dự, uy tín,
nhân phẩm cho nhau, lắng nghe ý kiến, động viên và quan tâm chăm sóc lẫn
nhau...Hiện nay tình trạng về bạo lực gia đình xảy ra tương đối phổ biến trong
các gia đình điều đó đã vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng.
Vợ và chồng phải cùng nhau chia sẻ cơng việc gia đình. Mỗi bên phải nhận
thức và hành động đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình. Hai người
phải chung sống với nhau để có thể thực hiện tốt nghĩa vụ yêu thương, chung
thủy, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng nhau chia sẻ thực hiện các công
việc trong gia đình. Tuy nhiên, vì hồn cảnh nên họ có thể thỏa thuận việc
10


sống chung hay sống riêng. Trong trường hợp vì lí do nghề nghiệp, công tác,
học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do
chính đáng khác thì vợ chồng có thể khơng chung sống với nhau.
Ngồi ra , hai vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc đại diện vợ và
chồng , hai người có thể ủy quyền cho nhau để xác lập, thực hiện , chấm dứt
giao dịch mà theo quy định của pháp luật. Người vợ có thể ủy quyền cho
người chồng khi mất năng lực hành vi dân sự nếu người vớ đã đủ điều kiện
giám hộ hoặc người vợ được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật
cho người chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trừ trường hợp người
chồng phải tự mình thực quyền, nghĩa vụ có liên quan theo quy định tại
(khoản 3 điều 24) khoản 1 điều 25 của Luật HN&GĐ .
b. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản:
Tài sản chung của vợ chồng là toàn bộ những quy định của pháp luật về
việc hình thành khối tài sản chung của vợ chồng và quyền nghĩa vụ của vợ
chồng đối với tài sản ấy.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa nam nữ kết hôn với

nhau trên cơ sở tình u chân chính, bình đẳng và tự nguyện. Khi trở thành vợ
chồng tính chất cộng đồng tài sản giữa họ được xác lập. Vợ chồng bình đẳng
với nhau trong việc xây dựng, phát triển khối tài sản chung và bình đẳng
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.(điều 29 luật HN&GĐ
2014)
Về quyền chiếm hữu là vợ chồng cùng quản lý, nắm giữ tài sản chung. Vợ
chồng có thể ủy quyền cho nhau trong việc chiếm hữu tài sản chung, người
được ủy quyền có quyền tồn quyền chiếm hữu tài sản chung của vợ chồng.
Trong trường hợp lý do nào đó mà cả vợ chồng đều khơng thể thì vợ chồng có
quyền ủy quyền cho người khác chiếm giữ tài sản chung theo quy định của
luật. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản. Trên nguyên tắc bình đẳng, về việc sử dụng tài sản chung để đầu tư,
kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận. Nếu vợ chồng ủy quyền
cho nhau trong việc sử dụng tài sản chung thì người được ủy quyền có tồn
11


quyền sử dụng tài sản chung và các hoạt động sản xuất ,kinh doanh. Hoa lợi
lợi tức khai thác từ cơng dụng đó là tài sản chung của vợ chồng.
Việc xác lập thực, hiện chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng là bất động sản ,động sản mà theo quy định là phải đăng
ký quyền sử dụng thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ hoặc chồng.
Văn bản phải có chữ ký của cả vợ chồng và phải được công chứng, chứng
thực. Nếu vợ chồng ủy quyền cho nhau trong việc định và tài sản chung thì
người được ủy quyền có tồn quyền định đoạt tài sản chung mà khơng cần
phải bàn bạc, thoản thuận với bên kia vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên
đới đối với những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
Bình đẳng trong tài sản đươc thể hiện như việc vợ chồng có nghĩa vụ như
nhau trong việc tạo lập và bảo vệ khối tài sản chung. Khoản 1 Điều 29 Luật
hơn nhân và gia đình 2014 quy đinh: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền

và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung,
khơng phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.” Quy
định này ghi nhận việc tạo lập và sự đóng góp cơng sức của mỗi bên trong các
hoạt động làm nên khối tài sản chung của vợ chồng. Quy định này vừa để cho
vợ chồng đều có trách nhiệm chăm lo sản xuất,tạo thu nhập phát triển đời
sống gia đình và đề cao mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa vợ và chống. Điều
này cũng là nhằm tơn trọng cơng sức đóng góp của nhau trong quá trình xây
dựng kinh tế gia đình.
Sự bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng
còn được thể hiện ở quy định vợ chồng có tài sản riêng của mình: Vợ chồng
có quyền độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng, có quyền
nhập hay khơng nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Việc quy định như
vậy khơng làm ảnh hưởng tới tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không
làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình. Bên cạnh đó cịn góp phần ngăn
chặn hiện tượng hơn nhân nhằm vào lợi ích kinh tế mà khơng nhằm xác lập
quan hệ vợ chồng và có ý nghĩa quan trọng trong việc định đoạt tài sản.
12


Tình nghĩa vợ chồng là cơ sở để gắn nghĩa vụ của vợ chồng với nhau nên
vấn đề cấp dưỡng đặt ra bình đẳng giữa vợ và chồng. Trong trường hợp ly
hôn, quan hệ hôn nhân đã chấm dứt nhưng luật vẫn quy định vợ, chồng phải
có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên kia nếu trong tình trạng thiếu thốn, khó khăn
và cần được cấp dưỡng (Điều 115 Luật hơn nhân và gia đình 2014). Đồng
thời luật cịn ghi nhận vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau khi một
bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết. Quyền này được ghi nhận tại Điều
676 Bộ luật dân sự 2005 và Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Khi một
bên vợ hoặc chồng chết trước, người còn sống sẽ được thừa kế tài sản của vợ
hoặc chồng mình đã chết. Ngồi ra vợ, chồng cịn được thừa kế tài sản của
nhau theo di chúc. Việc pháp luật quy định như vậy đã khẳng định quyền bình

đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ thừa kế nói riêng và trong quan hệ tài
sản nói chung.
- Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong chăm sóc con cái :
Theo điều 71 luật HN&GĐ Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau,
cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản
để tự ni mình. Chúng ta thường xuyên nhắc tới nghĩa vụ của con cái đối với
cha mẹ nhưng lại làm ngơ nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Nói chính xác
hơn, nếu cha mẹ hồn thành nghĩa vụ ni dạy con cái thì chính những người
con này, đến lượt họ, họ sẽ đảm nhiệm tốt nghĩa vụ của người con đối với cha
mẹ. Yêu thương, chăm sóc con cái là điều kiện tiên quyết để hoàn thành trách
nhiệm làm cha mẹ

13


III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC VỢ CHỒNG BÌNH
ĐẲNG TRONG LUẬT HƠN NHAN VÀ GIA ĐÌNH 2014 VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP:
1. Thực trạng áp dụng nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong luật hơn
nhân và gia đình 2014:
Khi luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực thì vấn đề bình đẳng trong quan hệ vợ
chồng là vấn đề quan tâm nhất và đã đạt được những thành tựu nhất định .Tuy
nhiên, việc áp dụng nguyên tắc vợ chồng bình đẳng còn chưa hiệu quả ở Việt
Nam trong những năm qua, vì quyền lợi của một trong hai bên trong nhiều
trường hợp vẫn không được đảm bảo, trên thực tế tư tưởng trọng nam khinh
nữ vẫn còn xảy ra phổ biến, người vợ vẫn còn lệ thuộc vào người chồng, đem
lại địa vị ngang bằng cho hai bên, thì tăng cường đảm bảo quyền cho hai
người phụ nữ là tất yếu khi dư âm của phong kiếm vẫn còn cho đến ngày nay,
ảnh hưởng của tôn giáo vẫn và đang là rào cản rất lớn trong việc thực thi và

bảo vệ quyền của phụ nữ và đảm bảo vợ chồng bình đẳng.
Thực trạng khó khăn, nhưng nhờ nỗ lực thể chế hóa và tuyên truyền pháo
luật HN&GĐ sâu rộng, nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trở thành nguyên tắc
cơ bản của Luật này . Việc áp dụng nguyên tắc này đã tạo ra nhưng thành tựu
đáng kể. Tạo ra môi trường dân chủ trong quan hệ giữ vợ và chồng, bảo vệ
được quyền và lợi ích chính đáng giữa vợ và chồng, góp phần vào thành cơng
của sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người vợ đã có vị trí ngang bàng với người
chồng và cùng chồng quyết định nhưng vấn đề nhỏ trong gia đình . Việc tuyên
truyền phổ biến đã dần làm thay đổi tư tưởng của người chồng trong gia
đình ; đồng thời nâng cao nhận thức của người vợ về quyền của họ . Người vợ
ngày càng có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ nhân thức chuyên
môn nghiệp vụ tham gai các hoạt động kinh tế chính trị văn hóa xã hội. Thực
tế, hiện nay người phụ nữ là người vợ và là người có thể đảm trách những
vị trí quan trọng trong xã hội. Như vậy, sự lớn lao thay đổi về địa vị người
14


phụ nữ trong xã hội tạo phần lớn có được sự tự do bình đẳng giữa vợ và
chồng trong gia đình.
Về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hố gia đình thì hầu
như trách nhiệm này vẫn chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm. Với tâm lý thích con
trai, nhiều người chồng, đặc biệt ở các dân tộc thiểu số đã bắt người vợ phải
sinh con trai, dù đã có nhiều con gái, để có người thừa kế tài sản. Những
trường hợp ép buộc sinh con trai nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền
của người vợ. Cũng do bởi thiên chức của người phụ nữ, đương nhiên sẽ có
quan niệm “chuyện sinh đẻ, kế hoạch hố gia đình” là của phụ nữ. Chính từ
định kiến giới đó mà một số phụ nữ từ vùng nơng thơn chưa hồn tồn bình
đẳng với chồng trong việc quyết định sinh con, thời gian sinh con, số con,
khoảng cách giữa các lần sinh cũng như là trách nhiệm phải chăm sóc, ni
dạy con cái. Do ảnh hưởng nặng nề của quan niệm cũ, rất nhiều phụ nữ phải

sinh con theo ý muốn của chồng, gia đình chồng. Đây thực sự là một sức ép
lớn đối với nhiều phụ nữ. Vì vậy nó làm cho chị em bị hạn chế trong việc
nâng cao trình độ, tụt hậu và tâm lý thất thường, bị bạo hành.
Bất bình đẳng giữa vợ chồng khơng chỉ là hành vi đánh đập, gây thương
tích mà cịn có thể tồn tại dưới hình thức bạo lực về tinh thần, chủ yếu là lăng
nhục, đe doa, cấm đoán, bỏ rơi…Hậu quả của nạn bạo hành về tinh thần là
gây cho nạn nhân bị khủng hoảng về tinh thần, luôn sợ hãi, đau khổ, thất
vọng.
2. Một số kiến nghị giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả bảo đảm
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng:
Có một số quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành thể, chế hóa
nguyên tắc vợ chồng bình đẳng cịn quy định chưa cụ thể và đầy đủ hoặc
hướng dẫn chưa khả thi, dẫn đến việc áp dụng chưa cụ thể còn chồng chéo lẫn
nhau. Nên cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền bình đẳng
giữa vợ và chồng. Cơ quan soạn thảo cần cụ thể hóa các quy định pháp luật
15


hiện hành về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong hơn nhân và gia đình
theo hướng thực tế hơn và có tính áp dụng đối với thực tế.
Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thi
hành bình đẳng giữa vợ và chồng trong luật hơn nhân gia đình 2014. Theo đó,
các cơ quan có thẩm quyền triển khai và thi hành luật HN&GĐ bằng việc xây
dựng một hệ thống các văn bản hướng dẫn, thi hành và thống nhất các quy
định về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Để nhanh chóng đưa ra pháp luật
vào cuộc sống để tạo ra những chuyển biến rõ rệt về chính sách biện pháp và
bảo hộ hơn nhân gia đình.
Tăng cường và đổi mới cơng tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật
HN&GĐ về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Pháp luật hiện hành vẫn còn
đang rất là mới đối với người dân trong việc thực hiện cũng như áp dụng .Vì

vậy, để đưa pháp luật vào cuộc sống để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước
trong tình hình mới các cơ sở cần tăng cường, triển khai luật triển khai tuyên
truyền sâu rộng trong quần chúng nhân,
Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối
hợp đồng bộ của tồn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng
giới trong gia đình. Trách nhiệm bình đẳng giới khơng chỉ là trách nhiệm của
mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và tồn xã hội; là cơ sở quan
trọng để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn
đấu vươn lên, tự giải phóng mình; khơng ngừng cố gắng học tập nâng cao
kiến thức để khẳng định vai trị, ví trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường (đặc biệt là các
trường THPT), giúp cho thanh, thiếu niên nhận thức được những vấn đề giới
và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống; giúp các em ý thức được
trong việc xây dựng gia đình sau này. Để có được bình đẳng giới bền vững
trong xã hội phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình. Thực hiện tốt bình đẳng giới
16


trong gia đình là biện pháp hữu hiệu để xây dựng một xã hội no ấm, bình
đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
KẾT LUẬN
Qua việc tiếp cận với quyền bình đẳng giữa vợ chồng theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành pháp luật hơn nhân và gia đình
Việt Nam cần phải được quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo tốt quyền bình
đẳng giữa vợ chồng. Bên cạnh, vợ, chồng phải nhanh chóng nhận thức đúng
vị trí và vai trị của mình trong gia đình, cũng như nắm rõ quy định của Luật
hôn nhân và gia đình. Để làm được điều này cần phải có sự đồng tình ủng hộ
của nhân loại. Chính vì vậy xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ khơng chỉ là
nhiệm vụ riêng của cơ quan chức năng mà đây cịn là vấn đề quan tâm của

tồn xã hội.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giao trình Luật hơn nhân và gia đình, Trường Đại học Luật Hà Nội
NXB CAND, 2017;
2. Hướng dẫn học học tập- tìm hiểu Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam,
TS Ngơ Thị Hương (chủ biên), NXB Lao Động, 2015;
3. Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
4. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theo Luật Hơn nhân và gia đình
Việt Nam , Trần Thị Mai Hương, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia
Hà Nội ,2015.

18



×