Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nl ve mot doan tho bai tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.9 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
1. Dàn ý chung
- Giới thiệu về bài thơ (đoạn thơ), nếu phân tích đoạn thơ cần
nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm.
MỞ BÀI
- Bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình về giá trị đặc sắc của
bài thơ (đoạn thơ).
- Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và
nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
* Chú ý
- Phân tích nội dung và nghệ thuật cần đan xen (theo hướng bổ
ngang).
- Phân tích hình ảnh, hình tượng nổi bật; vẻ đẹp nhân cách, tâm
THÂN BÀI
hồn,… mà đề cho (theo hướng bổ dọc).
* Lưu ý
- Nội dung cần nhấn mạnh: Ý thơ, câu chữ, ý nghĩa lời thơ.
- Nghệ thuật cần nhấn mạnh: Hình tượng, hình ảnh, giọng điệu,
gieo vần, ngắt nhịp, ngôn từ, các biện pháp tu từ,…
- Khẳng định thành công bài thơ và tài năng nhà thơ.
- Khái quát về giá trị, ý nghĩa của bài thơ (đoạn thơ).
KẾT BÀI - Vị trí tác phẩm, tác giả trong nền văn học dân tộc.
- Nêu suy nghĩ riêng bản thân.
Đế 1: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương để thấy được tình cảm
của tác giả - một người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
Dàn ý
MỞ BÀI


- Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu thời chống Mĩ. Thơ ơng
trong trẻo, mượt mà, giàu tình cảm, mơ mộng ngay cả trong hoàn
cảnh chiến đấu ác liệt.
- Bài thơ Viếng lăng Bác sáng tác năm 1976, nhân dịp lăng Bác
được khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng
Bác.
- Bài thơ thể hiện lịng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của
nhà thơ, của mọi người đối với Bác.
1. Giới thiệu mạch cảm xúc: cảm xúc của bài thơ diễn ra theo
trình tự thời gian, theo hành trình của cuộc viếng thăm: trước khi
vào lăng, khi vào lăng và khi chuẩn bị rời khỏi lăng.
2. Phân tích từng khổ thơ:
* Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh vật bên ngoài lăng.
- Cách xưng hô con, Bác thân mật, gần gũi.
- Hình ảnh tả thực hàng tre bát ngát cho thấy có rất nhiều tre
quanh lăng Bác như khắp các làng q Việt Nam, ở đâu cũng có
THÂN BÀI tre.
- Hình ảnh ẩn dụ hàng tre xanh xanh: màu xanh dịu hiền, tươi mát
như tâm hồn, tính cách người Việt Nam.
- Thành ngữ Bão táp mưa sa, hình ảnh nhân hóa đứng thẳng hàng
như tư thế, dáng vóc vững chãi, chỉnh tề của dân tộc ta.
1


TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

KẾT BÀI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA NGỮ VĂN 9


 Khổ thơ thể hiện sự xúc động, tự hào của tác giả khi đến lăng.
* Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh đoàn người xếp
hàng vào lăng.
- Nhà thơ suy ngẫm về mặt trời của thiên nhiên - mặt trời trên
lăng: vẫn tỏa sáng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu.
- Từ mặt trời của tự nhiên, tác giả liên tưởng và ví Bác cũng là
một mặt trời – mặt trời trong lăng: ẩn dụ, mặt trời cách mạng đem
lại ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho con người.
- Điệp từ ngày ngày cho thấy nhân dân rất đỗi tiếc thương Bác,
dòng người viếng lăng Bác kéo dài khơng dứt, những tình cảm đó
được kết lại thành những tràng hoa để dâng lên Người.
- Hình ảnh ẩn dụ tràng hoa thể hiện lịng thành kính, nỗi nhớ
thương, lịng biết ơn vơ hạn của nhân dân đối với Bác.
 Tác giả vừa nói lên sự vĩ đại vừa nói lên sự tơn kính của mọi
người đối với Bác.
* Khổ 3: Niềm xúc động thành kính, thiêng liêng của nhà thơ
khi vào lăng viếng Bác.
- Hình ảnh giấc ngủ bình yên gợi cảm giác Bác vẫn cịn đó, đang
ngủ, một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc.
- Trong giấc ngủ vĩnh hằng có ánh trăng làm bạn, vầng trăng cũng
gợi liên tưởng đến tâm hồn trong sáng, thanh cao như trăng của
Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ trời xanh là mãi mãi: Bác sống mãi với non
sơng, nhưng lịng nhà thơ vẫn quặn đau, vẫn nghe nhói - một nỗi
đau nhức nhối tận tâm can.
 Nỗi đau tinh thần được cụ thể hoá thành nỗi đau thể xác.
* Khổ 4: Cảm xúc lưu luyến khi nhà thơ rời lăng Bác.
- Cụm từ thương trào nước mắt bày tỏ nỗi nhớ thương, xa Bác
lòng tác giả bịn rịn, lưu luyến.
- Điệp ngữ muốn làm, hình ảnh thơ đẹp con chim, đóa hoa, cây

tre, kết cấu đầu cuối tương ứng (hình ảnh cây tre) thể hiện ước
nguyện chân thành, tha thiết, muốn được ở gần Bác, đi theo lí
tưởng của Bác ở nhà thơ.
 Đoạn thơ thể hiện lẽ sống và tâm huyết của nhà thơ: sống đẹp,
sống trung thành với lí tưởng của Bác.
3. Đánh giá chung:
- Thể thơ 8 chữ (có câu 7, 9 chữ), nhịp thơ linh hoạt, giọng thơ
trang nghiêm, sâu lắng, thiết tha, tự hào.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh tả thực và hình ảnh ẩn
dụ giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các biện pháp tu từ (ẩn dụ, điệp
từ...) có hiệu quả.
- Bài thơ thể hiện lịng u thương, kính trọng và biết ơn đối với
một vị chủ tịch vĩ đại của đất nước bằng những cảm xúc, rung
động chân thành.
- Đây là một bài thơ tiêu biểu trong mảng thơ nói về Bác Hồ.
2


TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Dàn ý
- Khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Cảm nhận chung về bài thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất
MỞ BÀI
nước và khát vọng sống cao đẹp muốn làm “Một mùa xuân nho

nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.
THÂN BÀI - Giới thiệu mạch cảm xúc chung.
- Cảm nhận.
1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất
trời
- Với vài nét phác hoạ về mùa xuân trên xứ Huế, nhà thơ cảm
nhận được ở mùa xuân với tất cả vẻ đẹp của đất trời (một dịng
sơng, một bơng hoa, tiếng chim hót).
- Hình ảnh gây tác động hơn cả là “giọt long lanh rơi”.
- Nhà thơ cảm nhận mùa xn khơng chỉ bằng thị giác mà cịn
bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng” – nghệ thuật chuyển đổi
cảm giác tinh tế.
- Với khổ thơ đầu, nhà thơ bộc lộ niềm say sưa, ngây ngất trước
thiên nhiên tươi đẹp và càng trân trọng, thiết tha yêu cuộc sống.
2. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước
- Từ mùa xuân thiên nhiên, tác giả mở rộng tả mùa xuân của đất
nước.
- Hình ảnh người cầm súng và người ra đồng biểu trưng cho hai
nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước (hoàn cảnh
đất nước mới thống nhất, phải đối mặt với nhiều khó khăn và
thử thách gay gắt).
- Mùa xuân đất trời đọng lại trong hình ảnh “lộc” gắn liền với
người cầm súng và người ra đồng biểu trưng cho sức sống tươi
non, vươn lên của dân tộc.
- Sức sống mùa xuân đất nước còn được cảm nhận bằng nhịp
điệu hối hả, xơn xao, khí thế tưng bừng, rộn rã.
- Từ việc nhìn lại lịch sử đất nước, nhà thơ bộc lộ niềm tin mãnh
liệt vào tương lai của đất nước: “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên
phía trước”.
3. Ước nguyện được làm “Một mùa xuân nho nhỏ” dâng cho

đời
- Tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả được thể hiện bằng
những hình ảnh giản dị và cảm động, rất khiêm nhường (con
chim hót, một cành hoa, một nốt trầm nhập vào bản đồng ca
của đất nước).
- Khát vọng sống có ích (sống đẹp) cho đời và ước nguyện làm
một mùa xuân nho nhỏ chân thành lặng lẽ dâng cho đời bằng
tất cả tấm lòng (Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc).
- Trên giường bệnh, trước khi về cõi vĩnh hằng, nhà thơ vẫn có
3


TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

KẾT BÀI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

một tình yêu đời trong sáng, thanh cao, một niềm tin và lạc
quan mạnh mẽ, thiết tha đáng trân trọng.
* Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với
dân ca, xứ Huế.
- Kết hợp hài hịa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với
những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc
với các ẩn dụ, điệp ngữ, từ xưng hô (tôi – ta).
- Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ phù hợp với nội dung từng
đoạn.
- Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ : điệp ngữ (ta làm, dù là);

gợi hình (dịng sơng xanh, hoa tím biếc,...).
- Ý nghĩa đem lại từ bài thơ.
- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về lẽ sống cao đẹp của
một tâm hồn trong sáng.
- Liên hệ- nêu suy nghĩ bản thân.

Đề 3: Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Dàn ý
- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca.
- “Sang thu” của Hữu Thỉnh lại có nét riêng, với thể thơ năm chữ:
MỞ BÀI nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư…
thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu của thời khắc
giao mùa ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
THÂN BÀI - Giới thiệu mạch cảm xúc chung.
1. Cảm nhận của nhà thơ trước sự biến chuyển của đất trời lúc
sang thu
- Tâm trạng bất ngờ nhận được những dấu hiệu của mùa thu:
+ Dấu hiệu đầu tiên làm nhà thơ bất ngờ (bỗng) khi nhận ra
hương ổi chín lan toả vào khơng gian (hương ổi chín đồng
nghĩa với mùa thu đã đi vào tiềm thức của nhà thơ).
+ Tiếp đến nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn
gió se đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, đến sương chuyển động
chầm chậm nơi đường thơn ngõ xóm.
+ Đó là những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu, song chưa thật
rõ ràng, vả lại quá bất ngờ nên tâm trạng nhà thơ cịn ngờ
ngợ, chưa chắc chắn trong nỗi hình như!
- Tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng khi nhận ra mùa thu đã đến
+ Nếu ở khổ thơ đầu, mùa thu chỉ là sự đốn định trong nỗi
hình như, thì từ khổ thơ thứ hai, nhà thơ nhận ra: thu đến thật
rồi.

+ Biến chuyển trong không gian lúc sang thu được cảm nhận
qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật
tinh tế.
+ Thu có mặt khắp nơi với những đặc trưng cụ thể của dòng
4


TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

sông trôi một cách thanh thản (dềnh dàng), những cánh chim
bắt đầu vội vã ở buổi hồng hơn…
+ Cảm giác giao mùa được diễn tả một cách thú vị qua đám
mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu, nắng cuối hạ vẫn còn
nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, trời đã bớt đi những tiếng
sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có.
2. Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và
cuộc đời
- Hai dịng thơ cuối bài vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa
biểu tượng, gợi cho người đọc nhiều liên tưởng.
- Hình ảnh điềm tĩnh của hàng cây đứng tuổi trước sấm sét, bão
giông lúc sang thu cũng chính là sự từng trải qua thăng trầm
của cuộc đời, vững vàng hơn của con người khi đã đứng tuổi.
* Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ (bỗng, phả, hình như,…),
phép nhân hóa (sương chùng chình, sơng được lúc dềnh dàng,
…), phép ẩn dụ (sấm, hàng cây đứng tuổi).
- Bài thơ ngắn nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị, bởi vì, mỗi

chữ, mỗi dòng đều phát hiện sự mới mẽ.Thể hiện một tâm hồn
KẾT BÀI
nhạy cảm, tính tế, một tài thơ đặc sắc.
- Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.
Đề 4: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Nói với con để thấy tình u q
hương và lời nhắn gửi của người cha với đứa con thương yêu.
Dàn ý
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
MỞ BÀI - Đoạn thơ thể hiện tình yêu quê hương và lời nhắn gửi của người
cha với đứa con thương yêu.
THÂN BÀI - Khái quát: Bài thơ viết năm 1980, những năm tháng đất nước cịn
vơ vàn khó khăn và cũng là năm đầu tiên của thời kì hội nhập. Nói
với con như lời tâm tình của người cha với con, của thế hệ trước
mong muốn thế hệ sau tiếp nối, bảo vệ giữ gìn và tự hào truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và tự tin kiêu hãnh hội nhập với mn nơi.
- Phân tích.
+ Ý 1: (3 câu đầu): Bày tỏ trực tiếp tình yêu thương người đồng
mình (yêu lắm...) và cảm phục ý chí, nghị lực vượt khó và khát vọng
vươn lên của dân tộc mình. (cao đo ...xa ni...)
+ Ý 2: (4 câu tiếp) Từ ý chí và nghị lực của người đồng mình, cha
mong muốn con phải gắn bó u thương và thủy chung với quê
hương (điệp từ và giọng thơ tha thiết, nghiêm khắc: Dẫu làm sao thì
cha vẫn muốn...); muốn con có lối sống tích cực, mạnh mẽ, phóng
khống, trơi chảy và hịa hợp với mn nơi, có khát vọng như dịng
sơng hướng về biển lớn. (Điệp từ" sống" và hình ảnh so sánh "như
sơng như suối."); Nếu có lối sống mạnh mẽ, tích cực thì khó khăn
5


TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN


KẾT BÀI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

khơng cịn đáng lo sợ (thành ngữ quen thuộc, là ẩn dụ của những
khó khăn con gặp phải.. Lên thác xuống ghềnh
+ Ý 3: (4 câu) những câu thơ tiếp theo, cha vẫn thủ thỉ nói cho con
nghe về phẩm chất, truyền thống đáng khâm phục của người đồng
mình: Dù bản chất cịn mộc mạc, thơ sơ, cuộc sống cịn thiếu thốn
nhưng cũng khơng ai kém cỏi, khơng nhỏ bé, khơng thua dân tộc
nào. Lịng tự tơn dân tộc thể hiện rõ trong lời dặn của cha (thô sơ da
thịt ....chẳng mấy ai nhỏ bé); người đồng mình cịn tự đục đá để"kê
cao q hương" làm cho quê hương ngày càng đẹp hơn è Câu thơ
thể hiện rõ ý thức tự lực tự cường của người dân miền núi.
Ý 4: (4 câu cuối) Từ niềm tin và niềm tự hào ấy, cha đã nói với con,
lời nói vừa tha thiết yêu thương vừa chân tình nghiêm khắc: (Trực
tiếp dùng lời gọi "con ơi" để hướng con vào lời dặn dị nghiêm khắc.
Dân tộc mình cịn khó khăn thiếu thốn, chưa hoàn thiện như các dân
tộc khác nhưng khi con lên đường hội nhập với muôn nơi con khơng
được tự ti, mặc cảm, khơng được cảm thấy mình tầm thường nhỏ bé
mà phải tự tin kiêu hãnh vươn lên. Bởi người đồng mình “tuy thơ sơ
da thịt nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
è Bài thơ là tiếng nói chân thành và tâm huyết của Y Phương với
việc giữ gìn bản sắc dân tộc mình, thể hiện tình yêu sâu đậm với quê
hương mình, niềm tin vào ý chí vươn lên của cộng đồng. Tin vào thế
hệ tiếp nối công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Nghệ thuật: Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình thiết tha, trìu mến; Hình
ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu
chất thơ, đặc trưng dân tộc vùng cao; Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự

nhiên.
- Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền
thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và của dân tộc
mình.
- Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một
dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với
q hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×