Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thương mại công bằng ở các doanh nghiệp mua bán nông sản ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.07 KB, 14 trang )

1.

Thực trạng thực hiện thương mại công bằng ở các doanh nghiệp trong 1

ngành cụ thể ở VN và tác động của việc thực hiện thương mại công bằng
1.1.
Tổng quan về thương mại công bằng ở các doanh nghiệp mua bán nông
sản:
Fair Trade – Thương mại Công bằng (TMCB) là một lựa chọn tốt hơn cho doanh
nghiệp sản xuất nhỏ, khi họ được hưởng mức giá tốt hơn, cơ chế thương thuyết công
bằng hơn trong chuỗi cung ứng thông qua các hình thức tập thể và minh bạch. Ở Việt
Nam, các nhóm doanh nghiệp và Hợp tác xã TMCB được hình thành và phát triển
mới được hơn 10 năm với 25 tổ hợp tác ở các ngành nghề nông nghiệp. Việc thành lập
các Hợp tác xã (HTX) hoặc các tổ chức cộng đồng dựa trên nguyên tắc của TMCB,
hướng tới giải quyết những bất bình đẳng và giảm những thua thiệt trên thị trường địa
phương cho nhóm doanh nghiệp sản xuất nhỏ.
Fairtrade Labelling Organizations International (FLO) là tổ chức quốc tế về
thương mại công bằng, tổ chức này chứng thực nhãn hiệu quốc tế bảo đảm rằng mọi
sản phẩm mang nhãn hiệu “Fairtrade” này, cho dù bán ở đâu, cũng đều đáp ứng các
tiêu chuẩn của tổ chức này.
FLO hoạt động từ hơn 40 năm qua, bắt đầu từ một liên kết giữa một số nhà nhập
khẩu và bán lẻ không vụ lợi ở các nước phát triển với các nhà sản xuất nông sản qui
mô nhỏ ở các nước đang phát triển, nhằm chống lại sự ép giá bởi các tầng lớp trung
gian, bảo vệ quyền lợi của nông dân.
Cho đến nay, FLO đảm trách việc chứng thực nông sản cho người nông dân. Tới
đây, FLO sẽ tiến đến chứng thực chất lượng hàng công nghiệp. Hiện tại việc chứng
thực này do một công ty trách nhiệm hữu hạn mang tên là “FLO-Cert Ltd” đảm trách
để đảm bảo tính minh bạch, bởi lẽ thị trường có thể hồ nghi tính khách quan của một
tổ chức.



Bằng cách chứng thực chất lượng đó và với mạng lưới của mình tại 50 quốc gia,
FLO có đủ tư cách để bảo vệ người nông dân nghèo, vốn không tiếp cận được với
thông tin thị trường, khỏi bị ép giá, việc thu mua được đảm bảo theo một giá sàn tối
thiểu bất kể thời vụ thu hoạch được mất, nhiều ít ra sao.
Có hai loại tiêu chuẩn chứng thực “Fairtrade”. Chứng thực đầu tiên dành cho các
tiểu nông tập hợp thành hợp tác xã hay một cơ cấu tổ chức nào khác, tham gia một
cách dân chủ. Chứng thực thứ nhì dành cho cơng nhân nơng trường hay trong các nhà
máy chế biến, được chủ nhân trả lương “đàng hoàng”, được cung cấp chỗ ở, được gia
nhập các đoàn thể nghề nghiệp, được đảm bảo y tế, an toàn lao động, làm việc trong
môi trường đáp ứng các chuẩn qui định.
Đổi lại, với chứng thực này của Fairtrade, giới doanh nghiệp mua bán nông sản sẽ
phải trả một giá đủ để bù đắp các chi phí sản xuất cũng như cuộc sống, chi một khoản
tiền thưởng khuyến khích nơng dân đầu tư, nếu cần có thể tạm ứng cho nông dân, và
cuối cùng là ký hợp đồng dài hạn với nông dân
1.2. Thực

trạng thực hiện thương mại công bằng ở một số doanh nghiệp mua bán nông

sản ở Việt Nam:
Hiện ở Việt Nam, các tiêu chuẩn của FLO đã bước đầu nhận được sự quan tâm.
Cty TNHH Hiệp Thành và Cty ECOLINK trong thời gian qua đã định hướng cho
người trồng chè sản xuất chè hữu cơ và tiêu thụ thông qua kênh phân phối FLO. Hai
doanh nghiệp này đang tiếp tục tạo các mơ hình cho chè IPM và cam kết bao tiêu tại
các tỉnh Lào Cai, Hà Tĩnh, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang và Gia Lai.
Tại Hà Nội cũng đã có một doanh nghiệp trở thành thành viên của FLO, đó là
Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thị trường Quốc tế (MDI Jsc), cửa hàng bán và
giới thiệu sản phẩm đặt tại 100A Xuân Diệu. Hiện nay, công ty đang kinh doanh 3 mặt
hàng nông sản chủ yếu là chè, cà phê và hạt điều – các sản phẩm đều được dán nhãn
Thương mại công bằng.



Ngoài ra, sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên của Công ty cũng đã được
chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Châu Âu. Bên cạnh việc thu mua và bán sản
phẩm của các nhóm nơng dân đã được chứng nhận của FLO (chè Tân Cương – Thái
Nguyên, hạt điều Đức Phú – Bình Thuận), Cơng ty cũng đang giúp đỡ các nhóm nơng
dân (chủ yếu là người dân tộc thiểu số) ở các địa phương khác đăng ký tham gia nhóm
sản xuất theo tiêu chuẩn Thương mại cơng bằng: chè Shan Tả Lèng (dân tộc H’Mông,
dân tộc Dao – Tam Đường, Lai Châu), chè Shan Nậm Khắt, Púng Luông (dân tộc
H’Mông – Mù Cang Chải, Yên Bái), cà phê Chiềng Đen, Chiềng Cọ (dân tộc Thái –
Sơn La), điều Tiến Hưng (Đồng Xồi – Bình Phước). Đây là một hình thức kinh
doanh mới và “khá mạo hiểm” ở Việt Nam, nhưng bền vững vì loại hình này có tiềm
năng rất lớn trên thị trường thế giới.
1.3.
Tác động của việc thực hiện thương mại công bằng
1.3.1. Tác động đối với người sản xuất, tự nhiên, xã hội
a) Người tiêu dùng có biết và có thể tham gia ảnh hưởng tới

mức thu nhập thoả

đáng cho người sản xuất
Không phải tất cả các giao dịch thương mại đều công bằng. Những người nông
dân và công nhân là những người đứng đầu chuỗi sản xuất và thường không nhận
được những lợi nhuận thoả đáng trong thương mại nên vẫn chịu mức giá và lương
thấp. Người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng tới mức giá và lương tốt hơn cho người
sản xuất khơng?


TMCB là hình thức tiếp cận khác biệt so với thương mại truyền thống khi mà người
sản xuất và người tiêu dùng có thể hợp tác chặt chẽ và thơng tin về nguồn hàng và giá




cả minh bạch trong tồn chuỗi cung ứng.
Việc mua hàng có nhãn mác TMCB với giá cao hơn, nhưng được đảm bảo về chất
lượng, thúc đẩy bền vững về môi trường và bền vững về quan hệ thương mại cho
người sản xuất và người tiêu dùng, nhưng đó khơng phải chỉ là vì thiện nguyện, vì bạn


muốn làm việc tốt mà vì bạn tin rằng, sự đóng góp đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của
người sản xuất và niềm tin trong tiêu dùng được khẳng định hơn.
b) Người sản xuất có thể có điều kiện và thoả thuận tốt hơn
Giải quyết quan hệ quyền lực không cân bằng trong mối quan hệ kinh doanh, thị
trường và những bất công của thương mại thông thường cho người thiệt thịi hơn là
những người nơng dân, cơng nhân.


Với những giá trị và gắn kết giữa người sản xuất và tiêu dùng thông qua sự minh bạch
về giá, các tiêu chuẩn của TMCB đã đề ra quy định về giá tối thiểu, quỹ phúc lợi và



việc sử dụng quỹ phúc lợi.
Tăng quyền hơn cho người sản xuất và nâng cao khả năng và năng lực thương lượng,
sự tham gia, tính dân chủ trong tổ chức của người sản xuất và người lao động, trao
quyền cho các hộ gia đình, tổ chức HTX dưới cơ chế dân chủ và tập thể để thương

c)

lượng về giá bán, trả lương thoả đáng cho người lao động.
Tác động đến sự phát triển xã hội

Người nông dân nhỏ lẻ, phụ nữ được tham gia sinh hoạt nhóm, hiểu biết và quyết
định một cách cơng bằng trong các thành viên nhóm và sinh hoạt đều đặn nâng cao
nhận thức về sản xuất sạch, bền vững… Ngồi ra cịn có tiền phúc lợi do người tiêu
dùng, hay công ty thương mại thu hộ trả thẳng cho HTX/hoặc nhóm nơng dân TMCB.
Quỹ phúc lợi này có thể từ 10%-20% giá trị hàng tùy loại mặt hàng (ví dụ với cà phê,
nhóm nơng dân sẽ nhận được khoản 440USD/tấn hàng xuất và bán được).
d) Tác động phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế cho hộ gia đình theo tính tập thể nhằm giảm rủi ro thương mại.
Các nhóm nhà sản xuất bán được hàng thông qua hệ thống xuất khẩu trực tiếp. Giá
xuất khẩu thông thường cao hơn 10% so với giá thị trường tại chỗ. Lợi ích tài chính
cho người sản xuất cũng có được từ mức giá tối thiểu trên mức giá chung của thị
trường và phí bảo hiểm TMCB cho nơng dân; tìm kiếm cơ hội tài trợ trong nước, khu
vực và trên toàn cầu.
e)

Tác động bảo vệ môi trường bền vững


Các tiêu chuẩn của TMCB là tiêu chuẩn được đánh giá định kỳ hàng năm đảm
bảo sản phẩm sạch, và nơng dân sản xuất bền vững, khơng dùng hóa chất độc hại, bảo
vệ nguồn nước, nguồn đất trong quá trình canh tác.
1.3.2.

Tác động đối với doanh nghiệp

- Đạt thương hiệu toàn cầu: TMCB là một thương hiệu toàn cầu, hỗ trợ nhận
diện người sản xuất
- Phù hợp nhu cầu thị trường: TMCB đáp ứng yêu cầu của thị trường về sản
phẩm được dán nhãn và chứng nhận, hiện nhu cầu về sản phẩm TMCB ngày càng gia
tăng, gia tăng sự quan tâm của khách hàng về các sản phẩm được sản xuất một cách

cơng bằng
- Định giá: Định phí và định giá theo các tiêu chuẩn của TMCB; tiếp cận thông
tin về giá; ổn định giá cả do mức giá tối thiểu và TMCB đem lại sự ổn định mức giá
chung trên thị trường
- Cải thiện tổ chức và góp phần đạt kết quả tốt nhất: Các công cụ cải thiện thực
tế hoạt động thương mại; nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống
- Là một phần của mạng lưới toàn cầu: Các thành viên bao gồm người sản xuất
và người mua hàng
2. Biện pháp thực hiện thương
2.1.
Tình huống đặt ra:


mại cơng bằng

Ở các quốc gia đang phát triển, q trình tồn cầu hóa làm gia tăng sự chênh lệch giàu
nghèo dẫn đến mất cân bằng xã hội, ảnh hưởng to lớn đến cộng đồng nơng nghiệp,
nơng thơn. Hình thức thương mại truyền thống tập trung vào lợi nhuận và tăng trưởng
có thể đem lại nhiều hệ quả và ảnh hưởng đến môi trường, thu nhập từ nông nghiệp
của người sản xuất giảm trong khi giá sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, bất
công bằng trong chuỗi cung ứng khi nông dân và công nhân là những người ở đầu
chuỗi sản xuất thường chịu mức giá và lương thấp và không thỏa đáng.




Tại Việt Nam, khái niệm TMCB chưa được nhận biết nhiều và chưa được áp dụng
rộng rãi. Hiện nay, Việt Nam chưa có chính sách, quy định riêng về TMCB, tuy nhiên
rất nhiều văn bản chính sách, quy định, chương trình liên quan đến một số tiêu chí của
TMCB, thể hiện ở một số văn bản sau:

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm
2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016
- 2020, với các mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của
người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo (liên quan Tiêu chí 1 của WFTO, Nguyên
tắc 1 của FLO).
- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến cơng, nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất sạch, ưu tiên
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng cao, hải
đảo, biên giới đất liền, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện nghèo (Liên quan
đến tiêu chí 10 của WFTO, nguyên tắc 3 của FLO).
- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày ngày 12 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ
về phát triển ngành nghề nơng thơn, khuyến khích sử dụng cơng nghệ thân thiện với
mơi trường, hạn chế phát sinh chất thải, hạn chế hình thành và phát triển các loại hình
có tiềm năng gây ơ nhiễm mơi trường cao (liên quan tiêu chí 10 của WFTO, nguyên
tắc 3 của FLO).
- Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào
tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020” khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động nông
thôn thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh
(liên quan đến tiêu chí 8 của WFTO, nguyên tắc 1 của FLO).
So với nhiều quốc gia phát triển và các quốc gia trong khu vực, Việt Nam cịn
thiếu chính sách riêng của Chính phủ để phát triển TMCB, cả ở cấp độ quốc gia và địa
phương. Hơn nữa, khơng có cơ quan chính phủ nào dẫn dắt các hoạt động TMCB.
TMCB được tiếp cận vào Việt Nam chủ yếu thông qua một số tổ chức phi chính phủ
nước ngồi, tổ chức quốc tế và gần đây là các tổ chức phi chính phủ trong nước. Hơn


nữa, thực hành TMCB trong các doanh nghiệp còn rời rạc, thiếu sự liên kết giữa các
doanh nghiệp TMCB, giữa người bán và người mua, và đặc biệt là thiếu chính sách
tổng thể quốc gia cho sự phát triển của TMCB.

Vấn đề đặt ra là trong hoàn cảnh hiện tại, làm thế nào để để cải thiện TMCB
ở Việt Nam?
2.2.
Những công việc cụ thể để thực hiện Fair trade
a) Fair trade đặt ra các tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn do Fair trade đặt ra cần phải liên quan mật thiết tới tiêu chuẩn xã hội,
kinh tế và môi trường. Các giá cả chi trả cho Fair Trade sẽ được đầu tư sang cho
công ty hay doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích cộng đồng.
b)

Fair trade cấp phép về chứng nhận sản phẩm

Fair trade sử dụng dấu trên tất cả các bao bì và sản phẩm để chứng nhận sản phẩm
đạt tiêu chuẩn theo đúng tiêu chuẩn do nông dân, công nhân và các cơng ty đồng
thuận. Các cơng ty có thể chọn chỉ cung cấp 1 phần theo các điều khoản của
Fairtrade cho phạm vi của họ, trong trường hợp đó các sản phẩm có thể mang Dấu
hiệu FAIRTRADE.
c)

Fair trade đặt ra các tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn do Fair trade đặt ra cần phải liên quan mật thiết tới tiêu chuẩn xã hội,
kinh tế và môi trường. Các giá cả chi trả cho Fair Trade sẽ được đầu tư sang cho
công ty hay doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích cộng đồng.
d)

Fair trade cấp phép về chứng nhận sản phẩm

Fair trade sử dụng dấu trên tất cả các bao bì và sản phẩm để chứng nhận sản phẩm
đạt tiêu chuẩn theo đúng tiêu chuẩn do nông dân, công nhân và các cơng ty đồng

thuận. Các cơng ty có thể chọn chỉ cung cấp 1 phần theo các điều khoản của
Fairtrade cho phạ vi của họ, trong trường hợp đó các sản phẩm có thể mang Dấu
hiệu FAIRTRADE.
Fair trade sẽ làm việc trực tiếp với nông dân và công dân bởi chỉ có làm vậy mới
giúp họ cải thiện và đảm bảo được sự công bằng trong công việc. Những người


làm việc trực tiếp với nông dân và công nhân đều phải được đào tạo bài bản,
chuyên nghiệp để có thể liên hệ, làm việc trực tiếp được.
Fairtrade thúc đẩy nhận thức với công chúng

e)

Fair trade tuyên truyền nhận thức về sự thiếu công bằng trong các giao dịch lao
động của người dân, người lao động. Cần phải giúp họ nhận thức được quyền lợi
của mình khi tham gia lao động. Để từ đó hỗ trợ nâng cao mức thu nhập về đúng
giá so với mức lao động thực sự.
Một số giải pháp phát triển thực hiện TMCB ở Việt Nam
Để phát triển TMCB, Việt Nam cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về

2.3.

TMCB, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp để sử dụng giải pháp kinh doanh nhằm
đạt được mục tiêu xã hội, đồng thời,, đẩy mạnh tổ chức thực thi chính sách doanh
nghiệp xã hội trong ngành này. Để phát triển doanh nghiệp TMCB Việt Nam, cần đẩy
mạnh thực hiện chính sách doanh nghiệp xã hội, đồng thời, nâng cao nhận thức của
doanh nghiệp về TMCB, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp để sử dụng giải pháp
kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu xã hội.
Về phía Nhà nước, cần làm tốt công tác dự báo thị trường. Những người tham
gia TMCB có xuất phát điểm khác nhau. Mặc dù các tổ chức TMCB quốc tế như

WFTO hay FLO đều thiết lập danh sách khách hàng tổ chức TMCB và cung cấp danh
sách này cho những người bán đạt chứng nhận TMCB, tuy nhiên thông tin được cung
cấp khơng đầy đủ và thiếu tính dự báo. Việc nghiên cứu và dự báo của Nhà nước một
cách đầy đủ, cập nhật sẽ giúp doanh nghiệp và người sản xuất ra quyết định đúng đắn
dựa trên thông tin về nhu cầu thị trường. Tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến
TMCB, đưa nhiệm vụ xúc tiến TMCB lồng ghép với hoạt động xúc tiến thương mại
truyền thống, cả ở tầm quốc gia cũng như địa phương.
Đẩy mạnh thực thi chính sách phát triển doanh nghiệp xã hội, xây dựng hệ sinh
thái bao gồm doanh nghiệp xã hội, nhà nước, các tổ chức tài chính, tổ chức giáo dục,
truyền thông, các tổ chức trung gian... Đồng thời, nâng cao nhận thức về sản xuất và
kinh doanh có trách nhiệm cho các doanh nghiệp thủ cơng mỹ nghệ. Chính sách


doanh nghiệp xã hội minh bạch và hợp lý sẽ thiết lập khuôn khổ pháp lý cho doanh
nghiệp xã hội ở Việt Nam, từ đó thúc đẩy TMCB.
Về phía doanh nghiệp TMCB, cần gia tăng chuỗi giá trị để giảm chi phí quản lý
giá TMCB, dẫn đến tăng thêm lợi ích về tiền mặt và thu nhập cho người sản xuất.
Tăng cường liên kết, trao đổi kiến thức sản xuất và thông tin thị trường giữa những
người sản xuất, phát triển nhiều hình thức hợp tác mới. Thành lập mạng lưới TMCB
tại Việt Nam để liên kết các đơn vị đạt chứng nhận TMCB. Tăng cường đầu tư vào
sáng kiến cộng đồng mang lại hiệu quả rõ ràng.
3. Kinh nghiệm thực hiện thương mại công bằng trong hoạt động KDQT của
một số tập đồn
Cầu Đất nổi tiếng với dịng cà phê Arabica trồng được rất ít tại Việt Nam, vị chua
thanh, đắng nhẹ, màu cà phê nâu nhạt, trong trẻo của hổ phách. Cà phê Cầu Đất có từ
thời Pháp thuộc hơn 100 năm nay, được người Pháp rất yêu thích và đã đưa ra những
giống cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở đây. Qua nhiều năm, thương hiệu ở đây
chưa được chú trọng. Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp và thương nhân mượn
thương hiệu Cầu Đất để bán ra ngoài với mức giá cao. Tuy nhiên, những người nông
dân trồng cà phê nhỏ lẻ như anh Khanh lại chỉ bán được cà phê ở mức giá thấp do

thương lái ép giá.
Mỗi tổ chức TMCB địa phương ở các nước đang phát triển có một hình dạng đặc
thù và hoạt động với một vài chức năng khác nhau. Các tổ chức, HTX, người sản xuất
cùng làm việc và cùng hưởng lợi ích theo những cách thức khác nhau dựa trên nhu
cầu đặc thù ở cộng đồng của họ. Thành lập các HTX hoặc các tổ chức cộng đồng dựa
trên nguyên tắc của TMCB sẽ hướng tới giải quyết những bất bình đẳng và giảm
những thua thiệt trên thị trường địa phương cho nhóm nơng dân và nhà sản xuất nhỏ.
Ở Việt Nam, các dự án hỗ trợ phát triển của hệ thống TMCB cho nhóm đồng bào
dân tộc với các mặt hàng thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ rất phổ biến của tổ chức
Oxfam. Từ năm 2008, sau khi Việt Nam ra nhập WTO, mơ hình HTX và Câu lạc bộ


TMCB trong ngành nông nghiệp đã khởi sắc. Đi đầu về tiềm năng cho mơ hìnhTMCB
vẫn là khu vực xuất khẩu hàng nơng sản Việt Nam có thế mạnh như cà phê, chè, hạt
điều và cà phê, chè, hạt điều, chanh dây.....
Hiện nay với 14 HTX, tổ hợp tác sản xuất cà phê ở Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk
Nông và Lâm Đồng với hơn 700 hộ nông dân nhỏ và dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã
tham gia hệ thống TMCB với năng lực sản xuất và xuất khẩu đến 5.000 tấn cà phê
TMCB/năm. Như vậy, từ việc xuất khẩu trực tiếp cho các công ty nhập khẩu ở thị
trường nước ngoài, hệ thống TMCB đảm bảo tạo và chuyển cho các nhóm nơng dân
một quỹ phúc lợi khoảng 1.300.000USD/năm tương đương khoảng 27 tỷ đồng với
mức phúc lợi là khoảng 9.000.000 VNĐ/tấn cà phê nhân xuất khẩu. Người nông dân
tự quyết định sử dụng quỹ này cho nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng cà phê,
phát triển thị trường. Một vài tổ chức TMCB tập trung vào các chương trình phát triển
cộng đồng, nâng cao năng lực của con người thông qua việc đào tạo kỹ năng và các
chương trình đặc thù nhằm nâng cao khả năng hịa nhập của nhóm người thiểu số và
nhỏ lẻ.
Từ năm 2011 đến 2016, đã có thêm nhiều HTX sản xuất cà phê TMCB được hỗ
trợ thành lập và hoạt động hiệu quả. Hiện nay các HTX đã thành lập được mạng lưới
liên kết các HTX cà phê TMCB với sự hỗ trợ của nhiều đối tác cả quốc tế, và trong

nước, và các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực và chia sẻ kinh
nghiệm hoạt động.
Tuy nhiên để các mơ hình HTX và tổ hợp tác, câu lạc bộ nông dân sản xuất
TMCB này hoạt động tốt cần thêm vai trò của các đơn vị thương mại và doanh nghiệp
xã hội cùng sát cánh với nông dân nâng cao năng lực sản xuất và tham gia thị trường.
Các doanh nghiệp này đã hỗ trợ phát triển và đào tạo cho nơng dân với những giá trị
kinh doanh có đạo đức và chia sẻ giá trị công bằng hơn trong chuỗi cung ứng.


Về ngành chè, chè Shan của Việt Nam đã có mặt trên hơn 20 nước trên thế giới
thông qua hệ thống TMCB. Hơn 422 gia đình của dân tộc H’mơng và Dao thuộc 4 xã
Nậm Lành, Suối Bu, Suối Giàng và Phình Hồ thuộc huyện Văn Chấn, Trạm Tấu –
tỉnh Yên Bái tự hào vì sản phẩm trà hữu cơ ở độ cao 1000 m và đem lại nguồn sinh kế
bền vững từ việc xuất khẩu chè. Hàng năm quỹphúc lợi cho các nhóm dân tộc này từ
xuất chè Shan là khoảng 1,2 - 1,5 tỷ đồng. Điều quan trọng hơn, các nhóm dân tộc đã
biết đồn kết, cùng nhau sản xuất và gìn giữ nguồn lực sinh kế tự nhiên một cách bền
vững và có vị thế kinh tế tốt
Trung tâm Phát triển và Hội Nhập (CDI) và Green Fair Trade Việt Nam từ năm
2011 đã hỗ trợ nhóm sản xuất cà phê thành lập HTX với mục tiêu hợp tác tương trợ
lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu
chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ
trong quản lý hợp tác xã.
Việc phát triển mơ hình hợp tác xã gắn với một doanh nghiệp xã hội là thật sự
cần thiết để mơ hình kinh doanh và sản xuất TMCB có thể nhân rộng hơn, vươn tới và
đem lợi ích cao nhất cho hàng triệu nông dân nhỏ lẻ ở Việt Nam.
4.

Đề xuất chương trình hoạt động để để được cấp chứng nhận thương mại

cơng bằng

4.1.
Quy trình cấp chứng nhận Thương mại công bằng
Hệ thống chứng nhận Thương mại công bằng của FLO là nghiêm ngặt, độc lập và
phù hợp với thực tiễn chứng nhận tốt nhất. Chứng nhận sẽ được cấp thông qua các tổ
chứng chứng nhận. Tổ chức chứng nhận (Certifier) là một thực thể độc lập được ủy
quyền bởi FLO để xác nhận rằng khách hàng của mình tuân thủ các yêu cầu của tiêu
chuẩn tương ứng. Các tổ chức chứng nhận của FLO sẽ kiểm toán các nhà sản xuất,
thương nhân và công ty để kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn kinh tế, xã hội và môi
trường của FLO, bao gồm việc bảm đảm các nhà sản xuất nhận được mức Giá tối
thiểu và cao cấp của Fairtrade.


Tổ chức chứng nhận uy tín nhất hiện nay của FLO là Công ty TNHH FLOCERT.
Những đơn vị muốn được cấp chứng nhận Fair Trade (sau đây gọi là Khách hàng)
sẽ thực hiện theo quy trình sau:
a. Bước 1: Phân tích sơ bộ (khơng bắt buộc)
Nếu chưa có kinh nghiệm về chứng nhận Fairtrade, Khách hàng có thể liên hệ với
tổ chức chứng nhận, Khách hàng sẽ được tư vấn tham gia khóa đào tạo về chứng nhận
Fairtrade hoặc sử dụng dịch vụ Phân tích sơ bộ (Gap Analysis). Bốn bước để Phân
tích sơ bộ:
- Tổ chức chứng nhận sẽ bắt đầu bằng cách hỏi Khách hàng một số câu hỏi đơn
giản, chẳng hạn như hợp tác xã, doanh nghiệp có bao nhiêu thành viên và/hoặc người
lao động. Tổ chức chứng nhận sẽ sử dụng điều này để đặt báo giá Phân tích sơ bộ.
- Khách sẽ có cơ hội chọn các lĩnh vực muốn tập trung vào Phân tích. Ví dụ: bạn
có thể muốn tập trung vào các tiêu chí tn thủ chính để tối đa hóa cơ hội nhận được
chứng nhận sau lần Kiểm toán ban đầu của bạn.
- Một trong những Kiểm toán viên Fairtrade (Auditor) của tổ chức chứng nhận sẽ
ghé thăm tổ chức của Khách hàng để thực hiện Phân tích sơ bộ.
- Sau chuyến thăm của kiểm toán viên, tổ chức chứng nhận sẽ gửi cho Khách
hàng một báo cáo chi tiết về phân tích và danh sách kiểm tra các lĩnh vực cần cải

thiện. Khi nhận được bản báo cáo về tổ chức của mình, Khách hàng sẽ tiến hành các
bước cần thiết để cải thiện quy trình để đáp ứng được những tiêu chuẩn đặt ra đối với
mặt hàng sản phẩm. Khi đã đáp ứng được những tiêu chuẩn này, Khách hàng sẽ nộp
đơn tới Tổ chức chứng nhận để được tiến hành kiểm toán lần đầu và cấp chứng nhận.
b. Bước 2: Đánh giá ban đầu (Initial Audit)
Dựa trên thông tin nhận được trong đơn đề nghị cấp và nếu đơn đề nghị được
chấp nhận, việc Đánh giá ban đầu được lên kế hoạch.
Quy trình Đánh giá:


(i) Kiểm toán viên sẽ liên lạc để giới thiệu, gửi cho Khách hàng danh sách kiểm
tra cụ thể về doanh nghiệp của Khách hàng để kiểm toán và cho biết liệu Khách hàng
có cần cung cấp bất kỳ tài liệu cụ thể nào khơng.
(ii) Kiểm tốn viên sẽ đến thăm trực tiếp và tiến hành các cuộc họp và phỏng vấn
trực tiếp với nơng dân, cơng nhân, đồn viên, quản lý và ủy ban; và kiểm tra tài chính
và các tài liệu khác.
(iii) Tại một cuộc họp cuối cùng, kiểm toán viên sẽ chia sẻ những phát hiện của họ
với Khách hàng. Nếu chưa tuân thủ Tiêu chuẩn Fairtrade, kiểm toán viên sẽ giúp
Khách hàng hiểu lý do và cùng nhau, bạn sẽ khám phá các cơ hội để phát triển các
thực tiễn của mình để bạn đáp ứng các tiêu chí để chứng nhận.
(iv) Đánh giá: Sau cuộc đánh giá, kiểm toán viên sẽ gửi báo cáo cho một trong
những nhà phân tích chứng nhận của tổ chức chứng nhận để đánh giá kết quả. Bạn sẽ
có cơ hội sửa bất kỳ lĩnh vực nào trong doanh nghiệp của bạn chưa tuân thủ Tiêu
chuẩn Fairtrade trong giai đoạn này.
(v) Kết luận: Khi Khách hàng hài lòng rằng đã thực hiện bất kỳ thay đổi nào cần
thiết, tổ chức chứng nhận sẽ đưa ra quyết định về việc Khách hàng đã sẵn sàng trở
thành một tổ chức được chứng nhận Fairtrade hay chưa. Tổ chức chứng nhận sẽ chỉ
cấp giấy chứng nhận khi tất cả các trường hợp không phù hợp đã được giải quyết nhưng ở giai đoạn này, nếu Khách là nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận khơng gặp
vấn đề gì lớn, tổ chức chứng nhận có thể cấp cho Khách hàng "Quyền cho phép giao
dịch" tạm thời.

(vi) Khi bạn đã nhận được Chứng nhận ban đầu, Khách hàng đã tham gia chu kỳ
chứng nhận ba năm. Trong thời gian này, tổ chức chứng nhận có thể thực hiện đánh
giá thêm, tùy thuộc vào hồ sơ của công ty Khách hàng. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp
một chứng chỉ mới vào cuối chu kỳ chứng nhận đầu tiên nếu Khách hàng thực hiện
kiểm toán gia hạn thành cơng. Tổ chức cũng có thể thực hiện kiểm tốn khơng báo
trước.


4.2.

Để xuất tập trung xây dựng thương hiệu để thực hiện cấp chứng nhận
thương mại công bằng

Việc xây dựng thương hiệu của các HTX là rất quan trọng trong việc khẳng định
chất lượng và chuỗi giá trị. Công ty doanh nghiệp phải nỗ lực làm các kênh tiếp cận
với thị trường quốc tế. Đưa các sản phẩm của HTX lên kênh thương mại toàn cầu
Alibaba. Tại thị trường nội địa, với sự cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường khắc nghiệt
của các cơng ty lớn, khơng dễ gì sản phẩm của các HTX đã có thể tới được tay người
tiêu dùng. Sẽ cần một thời gian để xây dựng thương hiệu riêng của các HTX và tới
được với những người tiêu dùng yêu sản phẩm sạch, sản phẩm do người nông dân sản
xuất. Các HTX cũng được hỗ trợ và tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong nước và
quốc tế. Người tiêu dùng nước ngoài được tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với người sản
xuất, những sự kiện này đưa được người nông dân sang và trao đổi về sản phẩm Việt
tại ở nước ngoài



×