Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Ô nhiễm tiếng ồn ở thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.76 MB, 29 trang )


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................................. 2
6. Kết cấu của đề tài .............................................................................................................................................. 2
B. NỘI DUNG ............................................................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN LÀ GÌ?..................................................................................................... 3
1.1 Khái niệm ơ nhiễm tiếng ồn........................................................................................................................ 3
1.2 Phân loại tiếng ồn ........................................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................ 5
2.1 Thực trạng ơ nhiễm tiếng ồn trên thế giới và ở Việt Nam....................................................................... 5
2.2 Thực trạng ơ nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 8
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ........................................................................ 11
3.1 Nguồn phát sinh thiên nhiên .................................................................................................................... 11
3.2 Nguồn phát sinh nhân tạo......................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 4. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ..................................................................................... 18
4.1 Tác động đến con người ............................................................................................................................ 18
4.2 Tác động đến đa dạng sinh học ................................................................................................................ 19
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................................................................................... 22
5.1 Giảm tiếng ồn trong giao thông ............................................................................................................... 22
5.2 Giảm tiếng ồn trong xây dựng ................................................................................................................. 23
5.3 Giảm tiếng ồn trong công nghiệp............................................................................................................. 23
5.4 Giảm tiếng ồn trong dịch vụ và sinh hoạt ............................................................................................... 24
5.5 Nâng cao ý thức con người ....................................................................................................................... 25
C. KẾT LUẬN .......................................................................................................................................................... 25
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................. 25




1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
"Một ngày nào đó, con người sẽ phải đối mặt với ơ nhiễm tiếng ồn giống như
một bệnh dịch”, đó là lời tiên đoán của Robert Koch, một bác sĩ, nhà sinh học
người Đức, người được trao giải Nobel Sinh lý và Y học cho các cơng trình về
bệnh lao vào năm 1905. Và cho đến nay, điều này ngày một hiện hữu.
Song song với sự phát triển mạnh mẽ của các đơ thị trên tồn cầu, tiếng ồn từ
mơi trường cũng vượt lên mức đáng lo ngại. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
trong vòng 30 năm trở lại đây, ô nhiễm tiếng ồn đang trở thành một vấn nạn gây
bức xúc tồn xã hội, nó là một trong những mối đe dọa từ môi trường nguy hiểm
nhất đối với sức khỏe. Chỉ tính riêng ở Châu Âu, mỗi năm có khoảng hơn 72.000
ca nhập viện và 16.600 ca tử vong mà nguyên nhân là do ô nhiễm tiếng ồn. Âm
thanh vượt quá mức cho phép gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe và cản
trở các hoạt động hàng ngày của con người. Mang nhiều tác động tiêu cực như
thế, tuy nhiên nó lại ít được quan tâm hơn so với các dạng ô nhiễm khác như ô
nhiễm không khí, ơ nhiễm nguồn nước,...
Tại Việt Nam, một trong những đô thị lớn đang phải gánh chịu những tác động
không nhỏ của loại ơ nhiễm mơi trường này chính là Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM). Ơ nhiễm tiếng ồn là vấn đề tồn tại ở nơi đây từ nhiều năm và ngày
càng trở nên đáng báo động. Kết quả quan trắc tiếng ồn tại các trạm quan trắc
của TP.HCM từ năm 2010 – 2017 cho thấy tiếng ồn ở thành phố này luôn vượt
tiêu chuẩn cho phép. Vấn nạn tiếng ồn còn trầm trọng hơn ở những khu vực
trung tâm tập trung nhiều nhà hàng, cửa hàng bn bán có sử dụng loa di động
phục vụ hát và quảng cáo. Thực tế nhiều người vẫn cho rằng việc này là bình
thường nên chấp nhận chung sống với tiếng ồn, chứ ít để ý đến tác hại nguy
hiểm của nó. Có lẽ chỉ những người buộc phải trực tiếp bị tiếng ồn tra tấn mới

thấy rõ nguy cơ. Mặc dù có nhiều giải pháp được tiến hành nhưng hiệu quả thực
sự khơng cao, cịn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, kiểm sốt ơ nhiễm tiếng
ồn ở TP.HCM là vấn đề cấp bách cần được thực hiện để bảo vệ mơi trường và
sức khỏe con người.
Đứng trước thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở TP.HCM
và những vấn đề liên quan, triển khai các giải pháp cơ bản để giải quyết thực
trạng là công việc hết sức cấp thiết. Với những lý do trên, việc chọn đề tài tiểu
luận “Ô nhiễm tiếng ồn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng và giải pháp” là
có ý nghĩa thiết thực cả lý thuyết lẫn thực tiễn.


2

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại TP.HCM,
nguyên nhân, hậu quả và những vấn đề xoay quay khác. Từ đó đưa ra các giải
pháp thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của con người về ô nhiễm tiếng
ồn, cải thiện chất lượng sống cho người dân TP.HCM.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiếng ồn ở khu vực TP.HCM.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là Việt Nam và một số quốc gia, song tập trung chủ yếu ở
các quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh chịu tác dụng trực tiếp của ô nhễm
tiếng ồn.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của tiểu luận được làm rõ dựa trên cơ sở phân tích lý thuyết
và tận dụng các nguồn tài liệu sách báo, báo điện tử có chọn lọc, uy tín về ơ
nhiễm tiếng ồn.


6. Kết cấu của đề tài
Gồm phần mở đầu, nội dung (5 chương), kết luận và tài liệu tham khảo.


3

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN LÀ GÌ?
1.1 Khái niệm ơ nhiễm tiếng ồn
1.1.1 Độ ồn là gì?
Độ ồn là mức cường độ âm thanh của tiếng ồn, đơn vị đo là dB (decibel). Tiếng
ồn là những âm thanh khơng mong muốn, gây khó chịu cho người nghe. Những
âm thanh phát ra từ nhà máy, xe cộ, động cơ, máy bay hay những thiết bị gia
dụng như máy giặt cũng được xem là tiếng ồn.
Dưới đây là mức độ ồn tương ứng với âm thanh thực tế ở môi trường xung
quanh chúng ta:
Độ ồn - Decibel (dB)

Tương ứng với mơi trường xung quanh

0 dB

Hồn tồn khơng nghe thấy âm thanh

10 dB

Hơi thở của chúng ta

20 dB


Tiếng lá rơi

30 dB

Tiếng lá xào xạc

40 dB

Tiếng thì thầm

50 dB

Lượng mưa vừa phải

60 dB

Cuộc nói chuyện bình thường

70 dB

Văn phịng ồn ào, siêu thị, tiếng ồn ngoài đường

80 dB

Hội trường ồn ào, nhà in

90 dB

Nhà máy sản xuất


110 dB

Tiếng nhạc Rock

130 dB

Phi cơ cất cánh, còi xe cứu hỏa

Bảng 1.1-Mức độ ồn tương ứng với âm thanh thực tế ở môi trường
1.1.2 Ô nhiễm tiếng ồn
Đối với nhiều người trong chúng ta, khái niệm ô nhiễm chỉ giới hạn trong tự
nhiên và tài nguyên. Tuy nhiên, tiếng ồn có xu hướng phá vỡ nhịp sống tự nhiên
là một trong những tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất. Không phải tất cả âm thanh


4
đều được coi là ô nhiễm tiếng ồn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định
nghĩa, tiếng ồn trên 65 dB là tiếng ồn gây ơ nhiễm. Nói một cách chính xác,
tiếng ồn trở nên có hại khi vượt quá 75 dB và gây đau đớn khi trên 120 dB. Về
mặt sinh lý, tiếng ồn là những loại âm thanh khơng có giá trị được phát ra từ
mơi trường, không đem lại bất cứ thông tin nào cho vỏ não, khơng có cường độ
ổn định và khơng theo quy luật nào. Về mặt tâm lý, ô nhiễm tiếng ồn được hiểu
là một mơi trường mà tại đó ngưỡng âm thanh có giá trị vượt quá mức quy định
cho phép hoặc xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ, điều này gây nên cảm giác
nhức nhối, khó chịu cho những người ở trong mơi trường đó.
Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có cảm
nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, tiếng ồn từ giao thông đường bộ là tác
nhân gây stress nghiêm trọng lớn thứ hai ở châu Âu, chỉ đứng sau ơ nhiễm khơng

khí. Tuy nhiên trên thực tế vì nó là một loại ơ nhiễm vơ hình nên không nhận
được nhiều sự quan tâm và chú ý như ơ nhiễm khơng khí hay ơ nhiễm nguồn
nước.

Hình 1.1 Một số thông số độ ồn được đo bằng đơn vị Decibel
và tác động của nó đến não bộ con người
(Nguồn: khoahocphattrien.vn)


5

1.2 Phân loại tiếng ồn
1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc phát sinh và đặc điểm lan truyền
• Tiếng ồn khí động: những tiếng ồn phát ra và lan truyền trong khơng khí,
tiếng nói, tiếng hát, tiếng từ các loa phát thanh, tiếng ồn do dịng khí
chuyển động gây ra.
• Tiếng ồn va chạm: tiếng ồn tạo ra do sự va chạm của các vật thể, kim
loại, máy móc, thiết bị…lan truyền theo kết cấu nhà cửa, trong các vật
thể rắn, kim loại, trong đất.
• Tiếng ồn kết cấu (hay vật liệu): tiếng ồn lan truyền trong các kết cấu nhà
cửa hay trong các vật chất ở thể rắn nói chung. Nguồn gốc của nó có thể
là tiếng ồn khí động hay tiếng ồn va chạm.
1.2.2 Phân loại theo thời gian của tiếng ồn
• Tiếng ồn ổn định: những tiếng ồn có mức ồn theo thời gian thay đổi
khơng q 5 dB. Chẳng hạn tiếng ồn của các trạm biến thế, những máy
móc khi hoạt động.
• Tiếng ồn khơng ổn định: những tiếng ồn có mức ồn thay đổi theo thời
gian trên 5 dB, nh tiếng ồn của các phơng tiện giao thông, tiếng ồn từ các
sân chơi, sân thể thao, của các loại máy xây dựng, thiết bị sản xuất. Loại
tiếng ồn này có thể chia ra thành 2 loại:

o Tiếng ồn ngắt quãng: mỗi tác động của tiếng ồn kéo dài trên 1 giây xen
kẽ quãng thời gian nghỉ.
o Tiếng ồn xung: nếu mỗi tác động ồn kéo dài khơng q 1 giây.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Thực trạng ơ nhiễm tiếng ồn trên thế giới và ở Việt Nam
Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới hiện nay đang ở mức báo động đỏ.
Trên thực tế, Hoa Kỳ được xếp hạng là một trong những thành phố ồn ào nhất
thế giới. Chỉ số tiếp xúc với ô nhiễm tiếng ồn (ENPI) xác định mức độ mà một
người tiếp xúc với âm thanh khó chịu, trung bình là 40% trên toàn quốc, cao
nhất là ở New York. Hơn 30 triệu người dân Hoa Kỳ bị suy giảm thính lực do
tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Vào năm 1981, Cục Bảo vệ Mơi sinh Hoa Kỳ (EPA)
ước tính rằng gần 100 triệu người ở Hoa Kỳ (khoảng 50% dân số) có mức độ
tiếp xúc hàng năm với tiếng ồn giao thông đến mức gây hại cho sức khỏe. Tại
thành phố New York, chỉ trong năm 2012, chính quyền nơi đây đã nhận được
hơn 40.000 đơn khiếu nại về những vấn đề xoay quanh tiếng ồn. Gần 1/6 người
lớn cho biết họ bị ù tai hoặc mất thính lực và khoảng 20% người dân New York
nói rằng họ thường xuyên bị làm phiền bởi tiếng ồn khi ở nhà. Một nghiên cứu


6
của Bộ Y tế năm 2012 cho thấy mức độ tiếng ồn trung bình ngồi trời tại nhiều
địa điểm xung quanh thành phố vượt quá các hướng dẫn của liên bang và quốc
tế.
Tại Ấn Độ, có 70 trạm quan trắc tiếng ồn thuộc mạng lưới giám sát tiếng ồn
xung quanh quốc gia tại 7 thành phố: Bangalore, Chennai, Delhi, Hyderabad,
Kolkata, Lucknow và Mumbai. Dữ liệu về mức độ tiếng ồn xung quanh của 7
thành phố này cho thấy khoảng 90% các trạm này phát hiện thấy mức độ tiếng
ồn vượt quá giới hạn cho phép cả ban ngày và ban đêm. Tại một số trạm, mức

độ tiếng ồn được ghi nhận đã cao hơn gần gấp đôi so với tiêu chuẩn cho phép.
Tranh chấp giữa những người hàng xóm hoặc tiếng ồn giữa các tầng nhà đã gia
tăng trong thời gian giãn cách xã hội của đại dịch Covid-19 khi nhiều người ở
nhà hơn kể từ đầu năm 2020 tại Hàn Quốc. Dữ liệu do Tổng công ty Môi trường
Hàn Quốc công bố hồi đầu tháng 1 năm 2021 cho thấy số lượng phàn nàn về
tiếng ồn từ những người hàng xóm ở tầng trên của các chung cư đã tăng vọt lên
42.250 vào năm ngoái, đánh dấu mức tăng 60,9% và gây lo ngại về các vấn đề
xã hội của cuộc sống trong các chung cư cao tầng. Dậm chân trên sàn là vấn đề
lớn nhất (61%), tiếp theo là kéo đồ đạc, đập búa, đóng sầm cửa và mở nhạc lớn.
Khoảng 60% dân số Hàn Quốc sống trong các căn hộ và biệt thự nhiều tầng,
nhưng từ năm 2005, nước này đã ban hành luật yêu cầu sàn phải dày ít nhất
21cm để có thể cách âm đầy đủ. Hầu hết các tòa nhà được xây dựng trước đó
đều có sàn dày 13,5cm.
Cịn ở Việt Nam, gắn liền với q trình phát triển cơng nghiệp và mạng lưới
giao thông, hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam ngày càng trở nên đáng báo
động và đặc biệt là ở các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp lớn.
TT

Khu vực

1
2

Khu vực đặc biệt
Khu vực thông thường

Từ 6
giờ đến
21 giờ
55

70

Từ 21
giờ đến
6 giờ
45
55

Bảng 2.1 - Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Tiếng Ồn (Qcvn 26:2010/Btnmt)
Theo kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực miền Nam đợt 3 năm 2020 do Tổng
cục Môi trường công bố, tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết quả quan
trắc tiếng ồn (LAeq) đợt 3 năm 2020 cho thấy có 13/19 điểm quan trắc có giá
trị trung bình vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN
26:2010/BTNMT) tương đương so với đợt 2/2020. Các điểm có giá trị LAeq
trung bình cao và vượt QCVN là khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A (83,9
dBA), ngã ba Vũng Tàu (78,4 dBA), ngã ba Châu Thới (78,0 dBA), KCN Sóng


7
Thần II (77,0 dBA). Các điểm này đều gần đường giao thông lớn, lượng xe cộ
lưu thông luôn ở mức cao, đặc biệt có nhiều xe tải hạng nặng, xe buýt, xe
container qua lại nên đã gây ra ô nhiễm tiếng ồn cho khu vực xung quanh.

Hình 2.1 Giá trị LAeq tại các điểm quan trắc thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam
(Nguồn: vea.gov.vn)

Tại vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả
quan trắc tiếng ồn đợt 3/2020 cho giá trị LAeq đo được tại các điểm quan
trắc có giá trị tương đương so với đợt 2/2020, dao động từ 64,6 dBA –

76,7 dBA và có 05/11 điểm có giá trị vượt quy chuẩn.

Hình 2.2 Giá trị LAeq tại các điểm quan trắc thuộc vùng
đồng bằng sông Cửu Long
(Nguồn: vea.gov.vn)
Trong một nghiên cứu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế)
cho biết, tại 12 đường và nút giao thơng chính ở Hà Nội, tiếng ồn trung bình
vào ban ngày đạt mức từ 77,8 đến 78,1 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8
đến 8,1 dBA. Tiếng ồn trung bình vào ban đêm là 65,3 - 75,7 dBA (vượt tiêu


8
chuẩn từ 10 đến 20 dBA). Tại các khu công nghiệp, người lao động ở mọi ngành
nghề đều phải tiếp xúc với tiếng ồn. Trong tổng số khoảng 52 triệu người lao
động, có khoảng 10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn ở mức cao hơn so
với mức cho phép. Trung bình một ngày khoa Tai - Mũi - Họng tại Bệnh viện
Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận 500 - 600 bệnh nhân đến khám, trong đó, vấn đề
thường gặp là về khả năng nghe kém (15-20%).

Hình 2.3 Kết quả quan trắc tiếng ồn tại các trục đường lớn
ở một số thành phố phía Bắc giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường)

2.2 Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cùng chung số phận với các thành phố lớn trên thế giới, với sự phát triển vượt
bậc về kinh tế-xã hội, TP.HCM cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về
môi trường. Nhiều năm qua, vấn nạn tiếng ồn nơi đây ngày càng trở nên nghiêm
trọng, khiến người dân gặp rất nhiều phiền toái.
Mức độ tiếng ồn của TP.HCM hiện đang ở mức rất cao. Sau khi đo tiếng ồn
tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn

Đinh Tuấn, Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, kết luận:
"Tiếng ồn mọi nơi mọi lúc ở đây đều vượt mức cho phép”. Theo đó, ở tuyến
đường đơng xe có hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao. Còn những
tuyến đường khác cũng khơng có kết quả khá hơn. Đáng lo nhất là ngay cả
đêm khuya, mức độ ồn đo được vẫn quá giới hạn gấp nhiều lần. Trước năm
2008, mức tăng trung bình tiếng ồn trên địa bàn TP.HCM khoảng 0,2-0,4 dBA
nhưng từ năm 2008 đến năm 2009, độ ồn đã tăng rất nhanh bằng 14 năm trước
đó cộng lại. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, số liệu đo đạc trong
tháng 8/2016 tại 6 trạm quan trắc cho thấy giá trị mức ồn cao nhất dao động


9
trong khoảng 53,2 - 83,3dBA, trong khi tiêu chuẩn quy định mức ồn không
vượt quá 75dBA. Số liệu được Thông tấn xã Việt Nam đưa ra vào năm 2015,
mức tiếng ồn của các khu vực được đo tại các giao lộ lớn như ngã tư An
Sương (cao nhất 83 dBA), vòng xoay Phú Lâm (cao nhất 79 dBA), ngã 4 Đinh
Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ (cao nhất 82 dBA). Trong số liệu quan trắc vào
cuối năm 2019, khu vực vịng xoay Mỹ Thủy (quận 2) được đánh giá có mức
độ ô nhiễm tiếng ồn vượt 100% ngưỡng cho phép. Ngồi ra ở các trạm quan
trắc cịn lại của thành phố như ngã sáu Gò Vấp, vòng xoay Hàng Xanh và ngã
tư Huỳnh Tấn Phát-Nguyễn Văn Linh (quận 7) thường xun có nồng độ ơ
nhiễm vượt quy chuẩn (nhiều lần đạt tới 85dBA).
Nếu từng sinh sống và làm việc tại Sài Gịn chắc hẳn bạn sẽ khơng cịn lạ lẫm
với “đặc sản” kẹt xe nơi đây. Nhiều người thường nói vui rằng bạn có thể đọc
hết một cuốn sách nếu đang mắc kẹt ở đường Trường Chinh - Cộng Hoà. Tình
trạng kẹt xe cũng gây ra ơ nhiễm tiếng ồn khi nó xảy ra ngày càng thường
xuyên, liên tục, nhất là tại khu vực các tuyến đường liên quận đổ về trung tâm
vào những giờ cao điểm, giờ hành chính (ví dụ các tuyến từ huyện Nhà Bè quận 7 - quận 4 - quận 1, tuyến từ huyện Củ Chi - quận Tân Bình - quận Phú
Nhuận - quận 3, tuyến quận Thủ Đức - quận Bình Thạnh - quận 1). Trong 3
thời điểm khác nhau (trước khi dừng đèn đỏ 84.7 dBA, dừng đèn đỏ 67.3

dBA, khi đèn xanh 86.7 dBA) tại nút giao thông đường Hùng Vương và Ngơ
Quyền, Quận 5, TP.HCM đều có mức trung bình rất cao trên 80 dBA.

Hình 2.4 Một góc đường phố Sài Gòn giờ cao điểm
(Nguồn: thanhnien.vn)
Ở rất nhiều nơi tại TP.HCM, đặc biệt là ở khu trung tâm vui chơi giải trí như
quận 1, quận 10, quận 3… trong vài năm gần đây đã phổ biến tình trạng các siêu
thị điện máy, cửa hàng thời trang, điện thoại di động, giày dép luôn phát nhạc
từ dàn âm thanh với công suất lớn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Hay


10
tại các tụ điểm karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng lớn làm ảnh hưởng tới
đời sống xung quanh của người dân. Người dân sống tại một khu chung cư lâu
đời trên địa bàn đường Nguyễn Thiện Thuật (Quận 3) thời gian qua thường
xuyên bị "tra tấn" bởi những tiếng ồn từ các nhà hàng, quán nhậu, quán karaoke
xung quanh. Một số cơ sở kinh doanh mở nhạc rất to, khơng kể giờ giấc; thậm
chí có nhà hàng cịn phục vụ khách hát karaoke đến 23, 24 giờ.

Hình 2.5 Hát karaoke lưu động trên phố đi bộ Nguyễn Huệ
(quận 1, TP.HCM).
Nguồn: hanoimoi.com.vn
Tình trạng hát karaoke tại nhà gây ồn ào trong các khu dân cư cũng là một vấn
đề nan giải. Một số gia đình chọn cách giải trí bằng việc hát karaoke tại nhà
thơng qua micro tích hợp loa hoặc dàn loa gia đình. Đáng nói, các trường hợp
này thường xuyên hát bất kể giờ giấc, có khi cả buổi chiều hoặc đến khuya, ảnh
hưởng đến giờ nghỉ ngơi, sinh hoạt của các gia đình lân cận. Trong giai đoạn
dịch COVID-19 hiện nay, thời điểm này học sinh các cấp đang học trực tuyến
tại nhà thì tiếng ồn từ việc hát karaoke từ các gia đình lân cận gây ảnh hưởng
không nhỏ đến việc học của các em.

Nạn ô nhiễm âm thanh ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe của người dân
ở vùng đỏ tại TP.HCM trong thời gian giãn cách quá lâu. Khi tất cả đều phải ở
trong nhà và khơng chạy đâu cho thốt loa phóng thanh phát quá nhiều và kéo
dài những nội dung về dịch bệnh lặp đi lặp lại, có nơi liên tục từ 6h sáng đến 6h
tối làm người dân vô cùng mệt mỏi. Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - phó giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM - cho biết trong khoảng 1 tháng (từ 103 đến 19-4-2021), cổng thông tin 1022 do Sở Thông tin và Truyền thông vận
hành đã tiếp nhận 1.061 tin phản ánh liên quan đến tiếng ồn.
Hiện nay, vấn đề tiếng ồn và ảnh hưởng của nó chưa được quan tâm như các


11
bệnh khác, kể cả từ phía bệnh nhân đến cán bộ y tế, các bộ, ngành... Cụ thể,
ngành Y tế cịn thiếu thiết bị chẩn đốn bệnh nhân nghe kém, thiếu bác sĩ chuyên
về thính học. Bảo hiểm y tế cũng chưa thanh toán khoản chi cho thiết bị hỗ trợ
nghe của người bệnh. Thị trường cung cấp dịch vụ, thiết bị liên quan như máy
trợ thính khá trầm lắng, không đồng bộ từ khâu cung cấp máy đến hiệu chỉnh,
bảo hành, bảo dưỡng…

CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM
TIẾNG ỒN
3.1 Nguồn phát sinh thiên nhiên
Do hoạt động của núi lửa và động đất. Tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân
thứ yếu, chỉ lúc nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ơ nhiễm về tiếng
ồn và chỉ thực sự tác động đến các hộ dân sống gần khu vực núi lửa hoặc động
đất. Mặt khác đây khơng phải là ngun nhân có tính chu kỳ mà nó xảy ra một
cách ngẫu nhiên. (Nguồn: vi.wikipedia.org)

3.2 Nguồn phát sinh nhân tạo
Những nguyên nhân từ con người được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện
tượng ô nhiễm tiếng ồn. Nguồn tiếng ồn có nhiều dạng khác nhau, chúng xâm

nhập vào cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách và cũng được kiểm soát bởi
các yếu tố khác nhau. Có ba nguồn gây tiếng ồn chính gồm hoạt động công
nghiệp-sản xuất, giao thông vận tải, xây dựng. Ngồi ra, trong sinh hoạt và dịch
vụ cũng góp một phần tiếng ồn không nhỏ cho môi trường. Cụ thể như sau:
3.2.1 Hoạt động công nghiệp-sản xuất
Tiếng ồn trong công nghiệp là những âm thanh được tạo ra trong q trình sản
xuất cơng nghiệp, q trình hoạt động của máy móc, con người trong một khơng
gian nhất định. Việc sử dụng máy móc trong cơng nghiệp hiện nay đã góp một
phần khơng nhỏ làm tăng mức độ ơ nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam.Theo thống kê
của các nhà nghiên cứu, một số máy móc sử dụng trong xây dựng gây tiếng ồn
đáng kể. Khi đo ở khoảng cách 15m, máy trộn bê tông gây ồn ở mức 75 dBA,
máy ủi gây ồn ở mức 93 dBA, máy nghiền xi măng gây ồn tới 100 dBA. Tương
tự, khi đo ở khoảng cách 15m, các nhà nghiên cứu nhận thấy xưởng dệt, xưởng
gò, xưởng rèn, xưởng đúc đều gây ồn trên mức 100 dBA.


12

Hình 3.1 Hoạt động sản xuất tạo ra tiếng ồn cho môi trường
(Nguồn: Trung Tâm Y Tế Môi Trường Lao Động Cơng Thương)
Có 3 loại tiếng ồn cơng nghiệp:
• Tiếng ồn cơ khí: Sinh ra do sự chuyển động của các chi tiết máy hay bộ
phận máy móc dưới tác động cơ học, ma sát, độ rung và vòng quay
động cơ.
• Tiếng ồn khí động học: Sinh ra khi hơi chuyển động với vận tốc cao.
Được tạo ra bởi các rung động trong khơng khí như quạt quay, máy nén
khí.
• Tiếng ồn do nhiễu điện từ: Nhiễu điện từ được tạo ra bởi sự tương tác
của tiếng ồn, nó gây nên tình trạng nhiễu và làm khó chịu cho con
người.

Trong cơng nghiệp, với mỗi đặc thù cơng việc sẽ có những tiêu chuẩn áp dụng
để bạn có thể chủ động điều chỉnh hoặc có những phương án xử lý thích hợp,
kịp thời. Về tiêu chuẩn tiếng ồn trong công nghiệp, theo Quy Chuẩn Kỹ Thuật
Quốc Gia Về Tiếng Ồn (QCVN 24:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý mơi trường y tế trình
duyệt và được ban hành theo Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của
người lao động tại nơi làm việc không vượt quá các giá trị quy định tại bảng
3.1.


13
Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) dBA
85
8 giờ
88
4 giờ
2 giờ
91
1 giờ
94
30 phút
97
15 phút
100
7 phút
103
3 phút
106
2 phút

109
1 phút
112
30 giây
115
Bảng 3.1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc

Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn

(Nguồn: moh.gov.vn)
Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động quy định tại bảng 3.2.

Vị trí lao động

Mức áp suất Mức áp suất âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm (Hz)
âm chung
không vượt quá (dB)
hoặc tương
đương
63 125 250 500 1000 2000 4000
8000
khơng q
(dBA)

1. Tại vị trí làm việc, lao
85
99 92
86
83
80

78
76
động, sản xuất trực tiếp
2. Buồng theo dõi và điều
khiển từ xa khơng có
thơng tin bằng điện thoại,
80
94 87
82
78
75
73
71
các phịng thí nghiệm,
thực nghiệm, các phịng
thiết bị máy có nguồn ồn.
3. Buồng theo dõi và điều
khiển từ xa có thơng tin
70
87 79
72
68
65
63
61
bằng điện thoại, phịng
điều phối, phịng lắp máy
chính xác, đánh máy chữ.
4. Các phịng chức năng,
hành chính, kế tốn, kế

65
83 74
68
63
60
57
55
hoạch.
5. Các phịng lao động trí
óc, nghiên cứu thiết kế,
thống kê, lập chương trình
55
75 66
59
54
50
47
45
máy tính, phịng thí
nghiệm lý thuyết và xử lý
số liệu thực nghiệm.
Bảng 3.2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động
ở các dải ốc tai.
(Nguồn: moh.gov.vn)

74

70

59


54

43


14
3.2.2 Giao thông
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các đơ thị và nhu cầu vận tải thì lượng
phương tiện giao thơng cũng vì thế mà tăng lên đáng kể. Các phương tiện giao
thông gây ra một lượng tiếng ồn không hề nhỏ. Tiếng ồn giao thông chiếm phần
lớn tiếng ồn gây ơ nhiễm ở các thành phố. Ví dụ như còi xe hơi phát ra 90 dB
và xe buýt phát ra 100 dB, xe chạy trên đường với tốc độ 105 km/h và phát ra
tiếng động cách đó 8m là 77 dB. Ở một số nơi có nạn đua xe thì tiếng ồn cịn
phát ra từ động cơ xe và việc nẹt pơ xe.

Hình 3.2 Hình ảnh về phương tiện giao thông tiếng ồn giao thông
(Nguồn: Tuoitre.vn)
Tiếng ồn giao thơng hàng khơng cũng góp phần vào mức độ ô nhiễm tiếng ồn
đáng kể. Mặc dù số lượng máy bay bay qua các thành phố nhỏ hơn số xe cộ trên
đường phố, tuy nhiên nó có tác động lớn hơn. Máy bay bay cách mặt đất 300m
sẽ phát ra âm thanh là 88 dB, máy bay Boeing 737 hoặc DC-9 khi bay ở độ cao
1.853m khi hạ cánh xuống sẽ phát ra âm thanh có tần số 97 dB, một số máy bay
có thể phát ra tiếng ồn lên đến 130 dB. Nhà dân ở gần khu vực sân bay thì ln
phải khổ sở với tiếng máy bay cất cánh, hạ cánh.


15

Hình 3.3 Tình trạng tiếng ồn ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) tại các khu

vực thông thường vượt quá 12 DBA vào ban ngày và vượt quá 15-27 DBA vào
ban đêm - Ảnh: TỰ TRUNG
(Nguồn: Tuoitre.vn)
Tiếng ồn từ các nhà ga, chúng sinh ra từ tiếng ồn động cơ, tiếng đầu máy, tiếng
cịi tàu, tiếng vận chuyển hàng hóa, tiếng người, tiếng các phương tiện đưa đón
người cũng rất đáng lo ngại. Đây thực sự là một nguồn gây ơ nhiễm nghiêm
trọng, có ảnh hưởng cực kì lớn đên sức khỏe, cuộc sống của người dân xung
quanh.
3.2.3 Xây dựng
Ô nhiễm tiếng ồn trong xây dựng là vấn đề được người dân phản ánh nhiều nhất
và thường xảy ra. Hiện nay, hầu hết các tồ nhà đều có kết cấu khung bê tơng,
cốt thép. Chính những quy trình trộn bê tông, vận chuyển, đổ bê tông,…đã tạo
ra tiếng ồn trong q trình thi cơng. Nguồn gây ơ nhiễm tiếng ồn tại cơng trình
thi cơng bao gồm máy xúc, máy ủi (93 dB), máy ép cọc, máy cưa tay (82 dB),
máy trộn bê tông (75 dB), máy đập bê tông (85 dB), máy khoan đá (87-114 dB),
máy nén diezel có vịng quay rộng (80 dB), máy đóng búa 1,5 tấn (75 dB) và
một số máy móc thiết bị khác. Tất cả đều vượt qua ngưỡng nghe bình thường
của con người. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng diễn ra khơng cố định về không
gian, thời gian, địa điểm như những hoạt động cơng nghiệp khác nên việc vận
chuyển máy móc từ nơi này sang nơi khác cũng góp phần tạo ra tiếng ồn.


16

Hình 3.4 Hoạt động xây dựng gây ra tiếng ồn cho môi trường sống
(Nguồn: baoxaydung.com.vn)
3.2.4 Sinh hoạt và dịch vụ
Về tiếng ồn trong sinh hoạt và dịch vụ, theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường TP.HCM Nguyễn Thị Thanh Mỹ, thủ phạm gây tiếng ồn có 4 nhóm,
gồm: Hoạt động dịch vụ karaoke, các điểm vui chơi, dịch vụ có quy mơ lớn

(qn bar, vũ trường); qn nhậu vỉa hè mở nhạc cơng suất lớn; hộ gia đình; các
loại hình bn bán có sử dụng loa phát thanh quảng cáo.
(Nguồn: Báo Tiền phong)


17
Hình 3.5 Hát karaoke bằng loa kẹo kéo trên đường Phạm Văn Đồng, Gị Vấp,
TP.HCM
(Nguồn: thanhnien.vn)
“Bánh mì Sài Gịn đặc ruột thơm ngon, 2 ngàn 1 ổ” hay “Xôi lạc bánh khúc
đây”, “Ai bánh bao nóng nào… Bánh bao nóng đây” đều là những tiếng rao
chân chất, mộc mạc, đã làm nên tuổi thơ của biết bao thế hệ. Nhưng nếu nhắc
đến “rau 1 bó 5 ngàn, 10 ngàn ba bó”, “xồi 1 ký 15 ngàn, 2 ký 25 ngàn” thì lại
là nỗi ám ảnh đối với người dân. Ở các chợ hay các trụ đèn giao thông tại
TP.HCM không khó để nghe được những âm thanh này. Nó vang lên cùng một
lúc bằng loa di động cầm tay từ nhiều người bán với công suất lớn và tần suất
dày đặc. Âm thanh được phát hỗn loạn, mạnh ai nấy phát khiến nhiều người cịn
khơng biết âm thanh đó là lời rao cho sản phẩm gì, làm nhốn nháo cả một góc
chợ. Các siêu thị điện máy, cửa hàng điện thoại, thiết bị điện tử thường đưa loa
ra trước cửa hàng để quảng bá chất lượng loa.

Hình 3.6

Hình 3.7
Tình trạng buôn bán hàng rong mở loa inh ỏi
cũng gây nhiều bức xúc cho người dân

(Nguồn: baobinhduong.vn)
Việc khắc phục tiếng ồn do con người gây ra rất khó xử lí, phụ thuộc rất nhiều
về trình độ dân trí, quản lý của nhà nước, và quy hoạch đô thị.



18

CHƯƠNG 4. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho con người và động vật
hoang dã, cả trên đất liền và dưới biển. Dưới đây là một vài tác hạn thường thấy:

Ảnh minh họa
(Nguồn: Báo Tuổi trẻ)

4.1 Tác động đến con người
Suy giảm và mất thính lực
“Sự tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có độ lớn trên 80 decibel có thể làm
giảm thính lực. Cơ chế gây giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn là cơ chế
thần kinh và cơ học. Tiếng ồn gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh
của cơ quan thính giác, những nghiên cứu đã quan sát thấy ở những người tiếp
xúc với tiếng ồn thường xuyên, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng,
dẫn đến mất khả năng nhạy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng được
với âm tần có cường độ thấp. Bên cạnh đó, cơ quan Corti nằm trong ốc tai, nơi
chứa các tế bào sợi lông (tế bào Corti) để tiếp nhận các tín hiệu về âm thanh. Hệ
tế bào này bị tổn thương trong giai đoạn đầu sau đó đến sự dày lên, xơ hóa màng
nhĩ và tồn bộ cơ quan Corti. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tế bào
Corti chịu tác động thường xuyên của áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế bào
cũng như các sợi lơng khiến nó dày lên và dần dần mất cảm ứng về âm thanh,
dẫn đến hiện tượng trơ về mặt cơ học cũng như thần kinh, gây suy giảm thính
lực”.[16]
Bệnh về tim mạch và hệ tiêu hoá
Tiếp xúc với âm thanh có cường độ cao sẽ khiến tim đập loạn nhịp và dẫn đến
mạch máu bị tắc, đột quỵ hay thậm chí là suy tim. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

đã chứng minh nếu tiếp xúc với tiếng ồn trong khoảng 67-70 dB lâu dài sẽ có
nguy cơ bị cao huyết áp. Một số nghiên cứu cũng cho biết cơ thể sẽ sản xuất


19
liên tục và rất nhiều cortisol nếu vào ban đêm mà nghe âm thanh trên 50 dB,
dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Đối với hệ tiêu hóa, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn
liên tục ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của cơ thể con người như làm giảm co bóp
dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày, giảm tiết dịch nước bọt ở miệng.
Rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Mất ngủ và thiếu ngủ do chịu đựng tiếng ồn trong suốt khoảng thời gian dài sẽ
làm cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm dần, dẫn đến khả năng miễn dịch
kém, tăng các loại nội tiết tố gây stress như adrenalin và nor-adrenalin. Ngủ
không ngon cịn có liên quan đến các bệnh lý khác như tiểu đường, béo phì và
tim mạch. Tiếng ồn cịn tác động đến các đầu dây thần kinh kết nối đến tai, gây
ra hiện tượng viêm. Quá trình viêm này hồn tồn có thể lan đến bộ não. Có
nhiều bằng chứng cho rằng nghe kém có liên quan đến giảm nhận thức hay sa
sút trí tuệ.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Phụ nữ mang thai tiếp xúc với âm thanh lớn có thể khiến em bé bị giật mình,
tăng nguy cơ sinh non. Ngồi ra âm thanh có tần số cao hơn 80 dB có thể gây
hại cho thính giác của thai nhi. Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai
nếu thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn thì sẽ có nguy cơ sinh non, thai
nhẹ cân và bé dễ bị các vấn đề về thính giác, ảnh hưởng đến sự phát triển các
kỹ năng vận động của bé sau này.
Gây mất tập trung
Nhiều người khơng có thể tập trung vào công việc nếu đang ở trong môi trường
âm thanh có cường độ cao. Khi làm việc ở nơi quá ồn ào, bộ não phải làm việc
mạnh hơn nhằm loại các âm thanh tạp ra để bạn có được sự tập trung, điều này
khiến não dễ bị kiệt sức. Nếu trường học gần chợ thì học sinh thường gặp phải

những khó khăn trong việc tập trung học.
Biến đổi hành vi con người
Đã có rất nhiều sự việc hy hữu xảy ra liên quan đến tiếng ồn. Ngày 22/11/2018,
tại Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã xảy ra một vụ đánh nhau khiến một người
chết, hai người khác bị thương mà nguyên nhân vụ việc là từ tiếng ồn khi hát
karaoke. Còn rất nhiều sự việc thương tâm tương tự. Sống quá lâu với tiếng ồn
không mong muốn làm người ta bức xúc và sẽ dẫn con người đến tình trạng
biến đổi hành vi với tính tình trở nên bực bội, dễ giận dữ, hay khó chịu, gây
gổ…

4.2 Tác động đến đa dạng sinh học
Phạm vi và mức độ của ô nhiễm tiếng ồn do con người gây ra thường lớn hơn
nhiều so với ô nhiễm tiếng ồn tự nhiên và được dự đốn là mối đe dọa chính đối


20
với đa dạng sinh học. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiếng ồn do con người gây
ra là một trong những dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất và đã trở nên phổ biến trong
các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
Đối với hệ sinh thái dưới nước, tiếng ồn được tạo ra để thăm dò địa chấn hay
từ các thiết bị quấy rối âm thanh (thiết bị dùng để sinh vật biển tránh khỏi khu
vực có con người), thiết bị quét thủy âm (Sonar), hoặc một số hoạt động cơng
nghiệp như vận chuyển và giải trí. Theo trang Marine Insight có 2 lý do chính
khiến tác động của tiếng ồn lên đời sống sinh vật biển vô cùng dữ dội. Thứ nhất,
do âm truyền trong nước rất nhanh và đi được quãng đường dài hơn khi di
chuyển trong khơng khí (âm truyền nhanh gấp 5 lần trong nước so với ngồi
khơng khí). Thứ hai là do sinh vật biển rất nhạy cảm với tiếng ồn. Nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng trong khi nhiều nguồn âm không ảnh hưởng gì mấy đến con
người lại có tác động rất lớn đến với đời sống sinh vật dưới đại dương.


Một số nguồn ô nhiễm tiếng ồn đang "hành hạ" các sinh vật biển
Nguồn: Marine Insight


21
Tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến cả giải phẫu và hình thái của một sinh vật, bằng
cách làm hỏng cơ học các tế bào đơn lẻ cũng như toàn bộ các cơ quan. Ví dụ,
tiếng ồn có thể làm hỏng các tế bào stato ở động vật không xương sống, hỏng
tai của cá, bong bóng cá, và các cơ quan thính giác ở động vật có vú sống ở
biển. Những thiệt hại do tiếng ồn gây ra có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận
thức và định hướng, khả năng kiểm sốt độ nổi, có thể dẫn đến mắc kẹt hàng
loạt ở cả động vật không xương sống và động vật có xương sống. Tiếng ồn cũng
có thể ảnh hưởng đến các sinh vật trong các giai đoạn phát triển khác nhau.
Trong khi các giai đoạn đầu đời có thể chịu đựng được những biến động của
môi trường tự nhiên, thì những thay đổi mơi trường do con người gây ra có thể
vượt ra ngồi phạm vi tự nhiên. Do đó, tiếng ồn do con người gây ra có thể dẫn
đến dị dạng hình thái, làm giảm tỷ lệ phát triển thành công của phôi và tăng tỷ
lệ tử vong của ấu trùng.
Đối với động vật hoang dã, tiếng ồn làm tăng nguy cơ tử vong dẫn đến tuyệt
chủng lồi. Nếu chúng di cư đến nơi khác thì sẽ gây mất cân bằng sinh học, một
số loài động vật ăn thịt cũng khó khăn trong việc săn bắt, tìm mồi. Cũng giống
như con người, hành vi thái độ của động vật cũng sẽ thay đổi tiêu cực khi tiếp
xúc với âm thanh gây khó chịu cho chúng.
Về thực vật, “các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã xem xét những quần thể thực vật ở
New Mexico chịu ảnh hưởng từ tiếng ồn do con người tạo ra ở tần suất cao trong
15 năm. Họ phát hiện ra rằng, số lượng cây thơng Pinyon non ở những nơi ồn
ào ít hơn 75% so với các địa điểm yên tĩnh. Sau đó, các nhà khoa học xem xét
những khu vực nơi tiếng ồn tăng lên hoặc giảm đi và kiểm tra cách các quần thể
phục hồi.


Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đối với quần thể thực vật
đang ngày càng gia tăng. (Ảnh: AP)
(Nguồn vtv.vn)


22
Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, các quần thể cây (trong nghiên cứu
này là cây bách xù và cây thông Pinyon non) sẽ phục hồi khi những con chim
giẻ cùi giúp nhân giống các loại cây này sẽ quay trở lại khu vực sau khi tiếng
ồn biến mất. Họ phát hiện ra rằng, số lượng cây non đã sụt giảm trong dài hạn
do chim giẻ cùi đã không quay lại các khu vực này.” [22]

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA
Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
5.1 Giảm tiếng ồn trong giao thơng
Hiện nay tại TP.HCM việc kiểm sốt tiếng ồn giao thơng vẫn chưa chặt chẽ.
Tiếng ồn giao thông lan truyền vào các ngõ ngách của thành phố theo nhiều
phương nhiều hướng và gây tác động xấu tới quá trình làm việc, sinh hoạt và
nghỉ ngơi của người dân. Chúng ta không thể khắc phục hồn tồn tình trạng
này, nhưng có một vài biện pháp để cải thiện:
• Tích cực trồng cây xanh
Các tán lá có khả năng hút âm vì vậy việc trồng các dải cây xanh ở trên đường,
ở các trục giao thông sẽ giảm đi lượng tiếng ồn đáng kể. Đây là một giải pháp
hiệu quả và rất thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Lưu ý
khi trồng cây là tán lá phải dày, bề rộng tán từ 5m trở lên và có tường đặc che
phần thân cây dưới tán lá. Cây xanh còn tạo bóng mát và giảm các loại ơ nhiễm
mơi trường khác.

Khách sạn Marriott Hà Nội có khoảng cách đủ lớn tới đường giao thơng
chính và được tổ chức cây xanh cách ly hợp lý

(Nguồn: tapchikientruc.com.vn)


23
• Tạo màn chắn tiếng ồn
Ở các cơng trình gần tuyến đường lớn hay gần cột giao thơng có thể tổ chức
màn chắn tiếng ồn bằng các vật liệu hút âm hoặc phản xạ âm. Việc tổ chức màn
chắn tiếng ồn có thể kết hợp che nắng, đặc biệt ở các bề mặt hướng đơng và
hướng tây của cơng trình.
• Bố trí thời gian làm việc hợp lý
Tại TP.HCM, nạn tắt đường gây ô nhiễm tiếng ồn thường diễn ra vào các khung
giờ người dân đi làm và tan làm. Vì thế doanh nghiệp và Nhà nước cần bố trí
thời gian làm việc hợp lý để hạn chế ùn tắt giao thơng, bên cạnh đó cịn giảm
được lượng khói bụi đáng kể.
• Giảm tiếng ồn động cơ phương tiện giao thông
Tiếng ồn từ động cơ xe máy, xe buýt, tiếng cịi xe, tiếng xi nhan góp một phần
lớn tiếng ồn tại TP.HCM. Vì vậy nên khuyến khích các nhà sản xuất động cơ
xe nghiên cứu ra các loại động cơ, các thiết bị giảm tiếng ồn cho xe. Trên thực
tế cũng đã có nhiều loại xe được lắp đặt thiết bị giảm thanh và tắt hẳn tiếng xi
nhan của xe.

5.2 Giảm tiếng ồn trong xây dựng
Cũng giống trong giao thông, các thiết bị trong xây dựng nên được gắn thêm bộ
phận giảm thanh, giảm xóc. Chọn thiết bị chạy bằng thuỷ lực và điện trong quá
trình xây dựng vì chúng thường êm hơn so với thiết bị chạy bằng diesel, khí
nén. Cần đổi mới thiết bị vì thường những máy móc, thiết bị mới ít gây tiếng ồn
so với thiết bị cũ khi vận hành. Đối với các thiết bị cũ, có thể gắn thêm các bộ
giảm âm hay các vật liệu hấp thụ âm thanh. Việc bảo trì các thiết bị cũ cũng có
thể làm giảm mức tiếng ồn tới 50%. Những thiết bị, máy móc tạo nhiều tiếng
ồn nên đặt cách xa nơi ở của người dân và nơi có nhiều cơng nhân làm việc.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các máy thu tiếng ồn tại các công trường lớn là vô
cùng cần thiết. Một cách hiệu quả khác để giảm tiếng ồn là tạo các rào chắn
quanh công trường bằng các vật liệu như ván ép, khối gạch, các tấm lót từ vật
liệu hấp thụ âm thanh nhằm đạt hiệu quả cách âm tối đa có thể. Giải pháp cách
âm sử dụng tường chắn bằng các vật liệu triệt âm, phản xạ âm được dùng hiệu
quả ở ven đường giao thông sát với các khu dân cư. Tường cách âm kiểu phổ
thông sử dụng vật liệu gỗ, bê tơng dạng thanh, được sắp xếp theo tính tốn nhằm
mục đích phản xạ âm và giảm cường độ âm. [25]

5.3 Giảm tiếng ồn trong công nghiệp
Các công nhân làm việc trong nhà máy tại TP.HCM nói riêng và các nơi khác
nói chung ln khổ sở bởi tiếng ồn. Vì vậy cần có các biện pháp giảm ồn tại
nguồn như:


×