Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BC CT 03 nhan luc 16-20.pdf_20200930190738

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.63 KB, 20 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
Số:
(Dự thảo)

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hậu Giang, ngày

tháng 9 năm 2020

BÁO CÁO
Tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình số 03/CTr-UBND
ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về
đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ và
giáo dục đào tạo giai đoạn 2016 - 2020
Thực hiện Chương trình số 03/CTr-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2016
của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo giai đoạn 2016 - 2020.
Sau 05 năm triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình số
03/CTr-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh đã đạt được một số
kết quả cụ thể như sau:
I. Tình hình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình số 03/CTr-UBND
Sau khi Chương trình số 03/CTr-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2016 của
UBND tỉnh Hậu Giang được ban hành, triển khai thực hiện, UBND tỉnh chỉ
đạo các cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tham mưu
thực hiện, xây dựng các kế hoạch, đề án nhằm cụ thể hóa Chương trình số
03/CTr-UBND phù hợp với đặc điểm tình hình của từng ngành, từng lĩnh vực,
từng địa phương. Mục tiêu cụ thể nhằm đạt được các chỉ tiêu đã đề ra trong giai


đoạn 2016 - 2020 đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học
- công nghệ và giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo công tác triển khai
thực hiện được đồng bộ, hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh.
Năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày
04 tháng 7 năm 2016 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2016 - 2020.
Kế hoạch này nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh
đến cấp cơ sở; UBND tỉnh cũng đã kịp thời bám sát các chủ trương của Đảng,
các chính sách pháp luật của Nhà nước từ đó xây dựng Kế hoạch thực hiện công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với từng ngành,
từng địa phương. Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 05 năm thì
hàng năm các cơ quan tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành kế
hoạch để cụ thể hóa việc triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế.
Từ năm 2016 - 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hàng năm đúng theo quy định của Trung ương và
của tỉnh.


2
Để công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Hậu Giang được triển khai
thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ngày 17 tháng 3 năm 2017, UBND tỉnh đã
ban hành Đề án số 417/QĐ-UBND về việc đào tạo nguồn nhân lực tỉnh
Hậu Giang, giai đoạn 2016 - 2020. Nội dung Đề án tập trung đào tạo nguồn
nhân lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, trọng
tâm là tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh giai đoạn 2016 2020 đối với 04 ngành trọng điểm: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đồng thời, UBND tỉnh ban hành Đề án số 05/ĐA-UBND ngày 12 tháng 10
năm 2016 về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020; Kế hoạch
số 86/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 về kiểm tra, giám sát, đánh giá tình

hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2017 - 2020. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với các cấp, các ngành có liên
quan trong cơng tác sáp nhập, sắp xếp lại các hệ thống trường dạy nghề theo
quy định, lồng ghép chương trình dạy nghề với cơng tác đào tạo nguồn nhân lực
của tỉnh, triển khai Đề án Đào tạo nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
đến năm 2020.
Để công tác phát triển khoa học - công nghệ giai đoạn 2016 - 2020 đi vào
chiều sâu và để thực hiện quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học - công nghệ,
UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11
năm 2016 về quy định định mức xây dựng, phân bổ dự tốn và quyết tốn kinh
phí đối với nhiệm vụ khoa học - công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 05 năm,
đồng thời cụ thể hóa từng năm của từng cơ quan, đơn vị đúng theo quy định. Từ
đó, góp phần hồn thành các chỉ tiêu chung của tỉnh được đề ra trong Chương
trình số 03/CTr-UBND giai đoạn 2016 – 2020.
II. Kết quả sau 05 năm thực hiện
1. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh
Trên cơ sở quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan,
đơn vị được cấp thẩm quyền phê duyệt hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành Kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh đúng theo nhiệm vụ tại Chương trình
số 03/CTr-UBND và giao Sở Nội vụ tổ chức thực hiện kế hoạch, theo dõi,
hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện các nội
dung kế hoạch đã đề ra.
Qua 05 năm thực hiện (2016 – 2020), tỉnh đã tổ chức được 1.272 lớp đào
tạo và bồi dưỡng với 105.909 lượt cán bộ, công chức, viên chức theo học (chưa
tính số lượng cử đi đào tạo và các lớp bồi dưỡng do cấp huyện tổ chức), cụ thể
như sau:
1.1. Đào tạo về Lý luận Chính trị - Hành chính



3
Đào tạo Cao cấp lý luận chính trị: đã mở được 29 lớp, với 1.714 học viên,
trong đó, có 14 lớp chuyển tiếp với 970 học viên; 15 lớp mở mới với 744
học viên.
Các lớp đào tạo đại học chính trị chuyên ngành: đã mở được 03 lớp, với
243 học viên, trong đó 01 lớp Đại học Khoa học quản lý nhà nước, với 58 học
viên, 01 lớp Cử nhân Chính trị chuyên ngành Quản lý xã hội với 105 học viên,
01 lớp Đại học Báo chí, với 80 học viên.
Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính: đã mở 87 lớp với 5.785 học
viên, trong đó: 42 lớp chuyển tiếp với 2.860 học viên, 38 lớp mở mới với 2.520
học viên.
1.2. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
1.2.1. Đào tạo về chuyên môn
Đã cử 279 cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học trong và
ngồi nước (trong đó: có 04 trường hợp đào tạo ở nước ngồi theo các chương
trình học bổng; 275 trường hợp đào tạo trong nước theo từng lĩnh vực công tác);
Đã cử 3.603 trường hợp đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.
1.2.2 Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
Từ năm 2016 - 2020, tỉnh đã tổ chức mở 1.323 lớp bồi dưỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, với
109.259 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự.
1.2.3. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
Đã tổ chức 12 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh dành cho
đối tượng 3 tại các sở, ban, ngành và huyện, thị xã, thành phố, với 960 cán bộ,
công chức, viên chức tham dự.
1.2.4. Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước
Tỉnh đã tổ chức 09 lớp quản lý nhà nước chương trình Chun viên chính,
với 630 học viên; 28 lớp quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên, với 2.016

học viên tham dự; cử 26 trường hợp cán bộ, công chức tham dự lớp bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên Cao cấp do Học viện Hành
chính quốc gia tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.5. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý: đã tổ chức 02 lớp bồi dưỡng
năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp Sở với 100 công chức, viên chức tham
dự; tổ chức 20 lớp bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phịng với 1.400 cơng chức,
viên chức tham dự. Tổ chức 04 lớp bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã với 280
cán bộ, công chức tham dự.
1.3. Kết quả giải quyết chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học, thu hút
nhân lực đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh


4
Trong những năm qua cùng với việc ban hành thực hiện chương trình đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để nâng cao nguồn nhân lực cho tỉnh nhà, đồng
thời tỉnh ban hành đồng bộ chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực, cụ thể:
Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc Ban hành Quy định về chế độ hỗ trợ đào tạo,
bồi dưỡng và chính sách thu hút nhân lực tỉnh Hậu Giang; Nghị quyết số
08/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban
hành Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học và thu hút nhân lực tỉnh
Hậu Giang.
Đến nay, tỉnh đã giải quyết kinh phí hỗ trợ đào tạo sau đại học, kinh phí
thu hút nhân lực cho 396 trường hợp, trong đó thu hút mới là 08 trường hợp
(huyện Châu Thành: 03 trường hợp; Văn phòng UBND tỉnh: 01 trường hợp;
ngành Y tế: 01 trường hợp; ngành Tài nguyên và Môi trường: 02 trường hợp;
ngành Giáo dục và Đào tạo: 01 trường hợp); hỗ trợ kinh phí đào tạo sau đại học
cho 389 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền
cử đi đào tạo sau đại học và đã tốt nghiệp (trong đó, Tiến sĩ: 05 trường hợp,

Chuyên khoa cấp II: 19 trường hợp, Thạc sĩ: 250 trường hợp và Chuyên
khoa cấp I:115 trường hợp). Tổng kinh phí từ ngân sách tỉnh đã giải quyết:
25.760.000.000 đồng.
1.4. Kết quả trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
tỉnh sau 05 năm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực
Tính đến năm 2020, về trình độ chun mơn tồn tỉnh hiện có 958 cán bộ,
cơng chức, viên chức có trình độ đào tạo sau đại học (cấp xã có 11 người; cấp
tỉnh, cấp huyện có 947 người), chiếm tỷ lệ 6,01% so với tổng số cán bộ, cơng
chức, viên chức của tồn tỉnh (trong đó, có 01 Phó Giáo sư Tiến sĩ, 12 tiến sĩ, 58
Chuyên khoa cấp II, 246 Chuyên khoa cấp I và 641 thạc sĩ), trình độ Đại học là
13.205 người (cấp tỉnh, cấp huyện là 12.138 người, cấp xã là 1.067 người), trình
độ Cao đẳng là 1.424 người (cấp tỉnh, cấp huyện là 1.402 người; cấp xã là 22
người), trình độ Trung cấp là 2.136 (cấp tỉnh, cấp huyện là 1.919 người; cấp xã
là 217 người), trình độ Sơ cấp là 306 người (cấp tỉnh, cấp huyện là 264 người;
cấp xã là 42 người),…
Về trình độ lý luận chính trị: tính đến nay tồn tỉnh có 5.321 cán bộ,
cơng chức, viên chức có trình độ từ Trung cấp LLCT trở lên (trong đó, 1.245
cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị; 4.076
cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ trung cấp LLCT).
2. Kết quả đào tạo nguồn nhân lực ngành Giáo dục và Đào tạo
2.1. Về trình độ đào tạo sau đại học
Hiện nay, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh có 377 cơng chức, viên
chức (bao gồm viên chức của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang có 91 thạc
sĩ) có trình độ sau đại học, ước đạt 10,6% tổng biên chế ngành Giáo dục và Đào
tạo. Tăng 162 công chức, viên chức có trình độ sau đại học so với năm 2016.


5
Chỉ tiêu số (01) giao: đến năm 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo có trên 300

cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ sau đại học; ước đạt hơn 15% trên tổng
biên chế thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Kết quả đạt được 377/300 người
có trình độ sau đại học, đạt 125,66% (vượt so với chỉ tiêu giao). Trong biên chế
thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý hiện nay có 246/1.538 có trình độ sau đại
học, đạt tỷ lệ 15,99% (vượt hơn so với chỉ tiêu giao).
2.2. Về trình độ các đơn vị trực thuộc
Chỉ tiêu số (2): Hiện tại đến năm 2020, tồn tỉnh có 100% cán bộ quản lý,
giáo viên cơng tác tại các trường trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường
xun, trường trung cấp chun nghiệp có trình độ đại học trở lên, tăng 0,57% so
với năm 2016. Trong đó, có 700/740 cán bộ quản lý có trình độ trên chuẩn (đạt tỷ
lệ 94,59%).
2.3. Trình độ tồn ngành
Chỉ tiêu số (3): Sau 05 năm thực hiện Chương trình số 03/CTr-UBND, kết
quả thực hiện tồn ngành hiện nay có 100% giáo viên đạt chuẩn. Trong đó, có
6.198/7.970 giáo viên có trình độ trên chuẩn, vượt chuẩn (đạt tỷ lệ 77,95%), ở nội
dung này chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra theo Chương trình (chỉ tiêu phấn đấu đến
năm 2020 giáo viên trên chuẩn đạt 90%).
Trình độ cao cấp lý luận chính trị đạt 273/28 (đạt tỷ lệ 800,75%), vượt chỉ
tiêu đề ra; trung cấp lý luận chính trị - hành chính đạt 1.162/568 (đạt tỷ lệ
204,58%), vượt hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra.
3. Kết quả đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế
Sau 05 năm thực hiện, ngành Y tế đã cử công chức, viên chức đi đào tạo,
bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đúng theo Kế hoạch. Nguồn nhân lực của
ngành Y tế sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ theo từng vị trí việc làm đang đảm nhận; chất lượng khám chữa bệnh của đội
ngũ y, bác sĩ của tỉnh được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, ngành Y tế có 2.880/3.033
cơng chức, viên chức (trong đó, có 52 cơng chức, 2.828 viên chức); có 2.453
cơng chức, viên chức có trình độ chun mơn Y tế.
Chỉ tiêu số (4): 100% Trạm y tế có bác sĩ, đảm bảo có từ 8 bác sĩ/một vạn
dân, có từ 02 dược sĩ/một vạn dân trở lên, có ít nhất 10% cơng chức, viên chức

ngành Y tế có trình độ đào tạo sau đại học.
Kết quả thực hiện đạt như sau: Về cơ cấu trình độ nhân lực ngành Y tế:
Sau đại học có 267/2.453 người, đạt 10,88% (gồm: 01 Phó Giáo sư; 10 Thạc sĩ,
55 Chuyên khoa cấp II, 201 Chuyên khoa I); Đại học có 630/2.453 người, đạt tỷ
lệ 25,68% (gồm: 302 trường hợp Bác sĩ, 136 trường hợp Dược sĩ, 192 trường
hợp Cử nhân các chuyên ngành); cịn lại 1.556/2.453 người có trình độ cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp), đạt tỷ lệ 63,43%.
- Đối với chỉ tiêu 100% Trạm Y tế có bác sĩ: hiện nay tồn ngành có
67/75 Trạm Y tế xã có bác sỹ, đạt tỷ lệ 89,33%. Còn 07 Trạm Y tế còn lại
Sở Y tế đều có bố trí bác sĩ khám, chữa bệnh tối thiểu 02 ngày/tuần và đảm


6
bảo tất cả các Trạm Y tế đều có bác sĩ. Nhìn chung, vẫn đảm bảo 100% chỉ
tiêu Chương trình đề ra có 100% Trạm Y tế có bác sĩ theo yêu cầu đề ra.
- Đối với chỉ tiêu đảm bảo có từ 8 bác sĩ/một vạn dân: hiện nay chỉ đạt
7,41 bác sĩ/một vạn dân (chưa đạt chỉ tiêu so với Chương trình).
- Đối với chỉ tiêu đảm bảo có từ 2 dược sĩ/một vạn dân trở lên: hiện nay đạt
được 4,1 dược sĩ/một vạn dân.
- Đối với chỉ tiêu có ít nhất 10% cơng chức, viên chức ngành y tế có trình độ
đào tạo sau đại học: hiện nay đã đạt được 10,88% (vượt so với chỉ tiêu Chương
trình).
4. Kết quả cơng tác đào tạo nghề
4.1. Sắp xếp, sáp nhập mạng lưới các cơ sở dạy nghề
Thực hiện Công văn số 192/UBND-TH ngày 21 tháng 02 năm 2017 của
UBND tỉnh Hậu Giang về việc chuyển Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật
tỉnh trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo sang trực thuộc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bắt đầu tiếp nhận từ ngày
01 tháng 3 năm 2017. Ngày 21 tháng 02 năm 2017, UBND tỉnh ban hành Quyết
định số 269/QĐ-UBND về việc sáp nhập Trường Trung cấp nghề Ngã Bảy vào

Trường Trung cấp nghề Hậu Giang và đổi tên thành Trường Trung cấp Kỹ thuật
- Công nghệ tỉnh, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 3 năm 2017 đến
tháng 3 năm 2020. Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm
2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Chương trình của Tỉnh
ủy Hậu Giang đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: "Rà soát, sáp nhập trường
trung cấp vào cao đẳng,… Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng về cơ bản tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo
nghề cơng lập": UBND tỉnh Hậu Giang trình Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội ban hành Quyết định số 281/QĐ-BLĐTBXH ngày 12 tháng 3 năm 2020
về sáp nhập Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh Hậu Giang và Trường
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hậu Giang vào Trường Cao đẳng Cộng đồng
Hậu Giang. Hiện nay, công tác tổ chức triển khai, sắp xếp bộ máy, nhân sự, tài
sản, tài chính,… đã ổn định, đi vào hoạt động đúng theo quy định.
Hoàn thành việc rà soát, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở Giáo dục nghề
nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Từ đó, góp phần nâng cao được năng lực của
các Trường, các Trung tâm, giúp cho người lao động có điều kiện tham gia học
nghề, tạo việc làm ngay tại địa phương, tăng thu nhập và ổn định được cuộc
sống.
4.2. Kết quả đào tạo nghề
Chỉ tiêu số (5): Đào tạo nghề: 33.488 người (trong đó, trình độ Cao đẳng
nghề, Trung cấp nghề: 3.488 người; trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03
tháng (dạy nghề cho lao động nông thôn): 30.000 người.
Kết quả: đến nay, tổng số lao động được đào tạo nghề 38.488/33.488 lao
động, đạt 115%, vượt hơn so với chỉ tiêu Chương trình; trong đó, Cao đẳng nghề,


7
Trung cấp nghề là 2.716/3.488 lao động, đạt tỷ lệ 77,87%, chưa đạt so với chỉ tiêu
Chương trình; lao động nơng thơn và dạy nghề thường xun, các chương trình,
dự án khác là 35.772 lao động (số lao động nông thơn được hỗ trợ học nghề theo

chính sách Đề án 1956 là 17.883 người), đạt tỷ lệ 119%, vượt so với chỉ tiêu
Chương trình đề ra.
Chỉ tiêu số (6): tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 là 28,25%.
Kết quả thực hiện đến nay đạt 57,68% (vượt hơn so với chỉ tiêu đề ra).
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các
đơn vị có liên quan tổ chức hơn 80 cuộc khảo sát về nhu cầu tuyển dụng lao
động, ký kết tuyển dụng lao động của 76 lượt doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Qua đó, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng khoảng
53.000 lao động qua đào tạo và lao động phổ thơng. Từ đó, đã xây dựng kế
hoạch và thực hiện hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo, cung ứng lao động phù hợp với
nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp giúp cho người lao động có việc
làm ổn định.
5. Kết quả cơng tác phát triển khoa học và công nghệ
5.1. Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính trong hoạt động Khoa học
và Công nghệ
Căn cứ Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng
4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Cơng nghệ hướng dẫn định mức
xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và
cơng nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, UBND tỉnh ban hành Quyết định số
42/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2016 quy định định mức xây dựng,
phân bổ dự toán và quyết tốn kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ
trên địa bàn tỉnh.
Theo Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND, đã quy định cụ thể và rõ ràng về
đối tượng giúp cho các chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ trả công
xứng đáng cho những người trực tiếp tham gia, đồng thời đảm bảo thông tin
minh bạch trong quá trình thực hiện; đã xây dựng dự tốn căn cứ vào hệ số tiền
công ngày: định mức cao hơn so với quy định trước đó, quy định cụ thể việc tính
tốn cơng lao động của nhà khoa học tham gia đề tài, dự án căn cứ vào hệ số
tiền công ngày cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ
chứ khơng tính theo chun đề như quy định cũ.

Áp dụng cơ chế khoán đối với các nhiệm vụ từ năm 2016, cụ thể như sau:
Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC của liên Bộ Khoa học
và Công nghệ, Bộ Tài chính quy định khốn chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước, được ban hành vào ngày 30 tháng 12
năm 2015 và có hiệu lực từ 15 tháng 02 năm 2016.
Các văn bản trên được ban hành trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ cơ chế
quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và
công nghệ đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định và thể


8
hiện ở Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 về “Phát triển
Khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định trong Chương trình 141ª/CTr-UBND ngày 30
tháng 01 năm 2013 và Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2013
thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Đối với kinh phí thường xun cho các tổ chức khoa học và công nghệ
công lập thông qua nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Từ năm 2016 –
2020, tỉnh đã giao 27 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho 02 tổ chức
khoa học và công nghệ công lập (Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học
công nghệ và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc
Sở Khoa học và Công nghệ).
5.2. Công tác triển khai các nhiệm vụ Khoa học và công nghệ
Tỉnh đã thường xuyên tổ chức họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ xác
định danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện năm 2016, 2017,
2018, 2019, 2020. Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh đã thống nhất đưa các
nhiệm vụ vào danh mục thực hiện: 09 nhiệm vụ năm 2016, 09 nhiệm vụ năm
2017, 14 nhiệm vụ năm 2018, 14 nhiệm vụ năm 2019 và 12 nhiệm vụ năm 2020.
Tất cả các nhiệm vụ trên đều có địa chỉ ứng dụng trên địa bàn tỉnh, đạt chỉ tiêu,

kế hoạch đề ra.
Sở Khoa học và Công nghệ đã thành lập và tổ chức họp Hội đồng khoa
học và công nghệ tư vấn xét duyệt 38 nhiệm vụ. Kết quả: Hội đồng khoa học và
công nghệ tư vấn thông qua 34 đề tài, dự án với tổng kinh phí là 48,937 tỷ đồng,
trong đó, ngân sách từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ là: 31.399 tỷ
đồng, nguồn khác: 16.998 tỷ đồng.
Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp triển khai thực hiện 02 dự
án cấp Bộ (01 dự án thuộc Chương trình Nơng thơn miền núi; 01 dự án thuộc
Chương trình 68), 01 nhiệm vụ cấp quốc gia với tổng kinh phí thực hiện là
14,508 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí từ ngân sách nhà nước là 11,849 tỷ đồng,
đã huy động vốn đối ứng từ tổ chức chủ trì, người dân tham gia thực hiện đề
tài, dự án được 3,651 tỷ đồng.
5.3. Công tác triển khai các ứng dụng khoa học và công nghệ và một
số kết quả nổi bật
5.3.1. Công tác triển khai các ứng dụng khoa học và công nghệ
Các đề tài, dự án khi thực hiện xong, được UBND tỉnh ghi nhận kết quả,
Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức chuyển giao về các Sở, ban, ngành tỉnh có
liên quan triển khai ứng dụng vào thực tế. Từ năm 2016 – 2020, đã chuyển giao
42 đề tài, dự án. Các đề tài, dự án chuyển giao năm 2018, năm 2019, sẽ đề nghị
đơn vị nhận kết quả báo cáo hiệu quả ứng dụng vào năm 2020 và năm 2021.
Sở Khoa học và Công nghệ đã đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh báo cáo
kết quả ứng dụng của 20 đề tài, dự án được chuyển giao vào năm 2016 và


9
năm 2017. Đến nay, đã ghi nhận được báo cáo kết quả ứng dụng của 17 đề
tài, dự án (03 đề tài, dự án cịn lại chưa có báo cáo, ngành khoa học và công
nghệ tiếp tục đề nghị báo cáo cùng với các đề tài, dự án chuyển giao vào năm
2018). Theo báo cáo từ các sở, ban, ngành tỉnh cho thấy có 13/17 đề tài, dự
án được ứng dụng tốt, chiếm tỷ lệ 76%; 04 đề tài, dự án chưa có kế hoạch

triển khai ứng dụng, chiếm tỷ lệ 24%. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, đề tài, dự
án được ứng dụng tốt, chiếm tỷ lệ 73% (11/15 đề tài, dự án).
Lũy kế từ khi thành lập tỉnh từ năm 2004 đến nay, đã yêu cầu báo cáo
kết quả ứng dụng của 153 đề tài, dự án. Theo báo cáo cho thấy có 111 đề tài,
dự án được ứng dụng tốt, chiếm tỷ lệ 72%. 42 đề tài, dự án chưa có kế hoạch
triển khai ứng dụng, chiếm tỷ lệ 28%.
5.3.2. Một số kết quả nghiên cứu nổi bật được nghiệm thu từ năm
2016 - 2020
5.3.2.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp
- Ứng dụng sản xuất nấm xanh trong điều kiện nông hộ để quản lý tổng
hợp rầy nâu hại lúa có 400 hộ nơng dân (20 hộ nơng dân/mơ hình) tham gia
với tổng diện tích là 300 ha (15 ha/mơ hình). Các hộ nơng dân tham gia trong
mơ hình hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu rầy, giảm 1.000.000 đồng/ha,
giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, được nơng
dân trong mơ hình hưởng ứng và nhiệt tình tham gia. Đến nay, mơ hình đang
duy trì việc ứng dụng vào sản xuất với diện tích 60 ha/năm (vụ Đơng Xn 30
ha, Hè Thu 30 ha) tại xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp.
- Chăn nuôi gia cầm sử dụng đệm lót sinh học giảm ơ nhiễm môi
trường đang được lồng ghép với đề án 1000, thuộc hợp phần 4 đã triển khai
trên 500 hộ nuôi gà trên đệm lót sinh học mang lại hiệu quả cao cho người
ni.
- Mơ hình sản xuất chanh khơng hạt đạt tiêu chuẩn VietGAP ở Châu
Thành với diện tích 17,2 ha, trong đó có 13 ha được cơng nhận tiêu chuẩn
GlobalGAP ở huyện Châu Thành. Trái chanh không hạt được cấp độc quyền
nhãn hiệu hàng hóa; ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các Công ty, siêu
thị để tiêu thụ ở thị trường cao cấp trong nước và xuất khẩu.
- Các mơ hình như ứng dụng quy trình kỹ thuật nâng cao năng suất,
chất lượng và rải vụ xồi cát Hịa Lộc đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Châu
Thành A; cải thiện chất lượng hạt giống lúa cấp nông hộ tỉnh Hậu Giang đã
được ngành nông nghiệp triển khai các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và

đặc biệt các tổ chức nơng dân sản xuất. Mơ hình có hiệu quả tiếp tục ứng
dụng nhân rộng.
5.3.2.2. Lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
- Hiện trạng động thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
được điều tra bổ sung, củng cố cơ sở dữ liệu các loài mới phát hiện vào danh
mục, đề nghị loại khỏi danh mục những lồi khơng phù hợp và ghi nhận


10
thơng tin của một số lồi động vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước.
Bổ sung thêm 7 loài vào danh mục thực vật của khu bảo tồn.
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để nâng cấp và hiện đại
hóa hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ phát triển các mơ hình sản xuất nông
- ngư nghiệp kết hợp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; mơ hình kè
sinh thái chống sạt lỡ; Hệ thống lọc nước giếng khoan cải tiến được đánh giá
mang lại hiệu quả khá tốt cả về kinh tế - xã hội và mơi trường. Chi phí đầu tư
cho hệ thống khoảng 6,5 triệu đồng phù hợp với kinh tế của người dân nơng
thơn với thể tích bồn 500 lít, lưu lượng đạt đủ khả năng phục vụ nước sạch
cho 4 đến 5 người.
- Cải tiến hệ thống họp trực tuyến của UBND tỉnh Hậu Giang. Hệ thống
từ khi triển khai đến nay được phát huy rất hiệu quả, hệ thống họp trực tuyến
đã thực hiện tổng cộng 180 cuộc họp với Trung ương và địa phương. Đã giảm
chi phí đi lại cho các đại biểu tham dự các cuộc họp của địa phương và Trung
ương, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả, chất lượng các cuộc họp;
không cần phải tốn thời gian tổ chức triển khai lại nội dung chỉ đạo của cấp
trên tại đơn vị của mình.
5.3.2.3 Trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn
- Mở rộng mơ hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện tồn tỉnh
trong 3 năm có thêm 1.800 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tốc độ tăng
bình quân khoảng 10%/năm, với số vốn đăng ký 4.400 tỷ đồng, bình qn

quy mơ 1 doanh nghiệp 2,4 tỷ đồng. Đến nay, tồn tỉnh có khoảng 2.300
doanh nghiệp đang hoạt động. Trong tổng số doanh nghiệp, doanh nghiệp có
quy mô lớn chiếm gần 01%, nhỏ và vừa 52%, siêu nhỏ 47%. Phần lớn doanh
nghiệp tư nhân có quy mơ nhỏ, manh mún, cịn nặng tính hộ gia đình, thiếu
tính liên kết. Bên cạnh đó số doanh nghiệp giải thể là 230 doanh nghiệp, có
tổng vốn 636 tỷ đồng. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngưng hoạt
động là 91 doanh nghiệp, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động
đều cao hơn khoảng 30% so với năm 2015, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ,
siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp.
- Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mạnh nhất là
kinh tế tư nhân đóng góp 84,5% (trong đó kinh tế cá thể đóng góp 54,6%,
doanh nghiệp tư nhân đóng góp 26,6%, kinh tế tập thể đóng góp 3,3%,); kinh
tế có vốn nhà nước đóng góp 14,9%, tăng 0,6% so với năm 2015; kinh tế có
vốn đầu tư nước ngồi đóng góp 0,6%, tăng 0,05% so với năm 2015. Kinh tế
hợp tác tiếp tục được củng cố, nâng chất, tổng số toàn tỉnh có 181 Hợp tác xã
và 01 Liên hiệp Hợp tác xã đang hoạt động,
Công tác quản lý đầu tư công được thực hiện khá chặt chẽ. Nhiều địa
phương đã chủ động và tích cực xã hội hóa đầu tư, huy động được nhiều
nguồn vốn của doanh nghiệp và người dân đối với các dự án cầu giao thông,
chợ, giao thông nông thôn, thủy lợi. Về tái cơ cấu doanh nghiệp, tỉnh đang


11
thực hiện chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh thành công
ty cổ phần giai đoạn 2018 - 2020.
- Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín ưu tiên vốn vay cho
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến và các mơ hình sản
xuất có hiệu quả, tạo điều kiện khá thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác
xã và hộ sản xuất tiếp cận các nguồn vốn vay, nâng cao hiệu quả hoạt động,
xử lý nợ xấu.

- Nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống tội phạm cơng an cấp cơ sở
và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác công an tham gia giải quyết tranh
chấp, khiếu kiện. Công an các địa phương đã triển khai áp dụng đồng bộ các
giải pháp trong công tác quản lý, điều hành… Đã từng bước phát huy hiệu
quả trong cơng tác phịng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm ở cơ sở trên
các mặt.
5.3.2.4. Trong lĩnh vực Khoa học Y Dược
- Phương pháp Phaco Sau hai năm thực hiện kết quả đạt như sau: số cas
600, thị lực trước mổ từ đếm ngón tay, 0.5m-1/10 và thị lực sau mổ từ 120-480
và khơng có tình trạng đục bao sau. Bệnh nhân sau mổ đạt thị lực 5/10-7/10 là
đã có kèm bệnh lý mạch vành và bệnh lý khác. Bệnh nhân đạt thị lực 8/10: tốt.
Phương pháp phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương pháp ngồi bao (ECCE
+ IOL). Khơng có bệnh nhân chấp nhận mổ vì bệnh nhân sợ sau mổ thị lực
không cao nên chỉ chấp nhận mổ bằng phương pháp phaco.
- Ngồi ra, thơng qua việc giao nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
cho Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và
Công nghệ đã phổ biến và phát triển nhân rộng mơ hình ứng dụng tiến bộ khoa
học và cơng nghệ. Cụ thể, năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục xây
dựng và phát triển mơ hình sử dụng chế phẩm sinh học nấm xanh Metarhizium
anisopliae (Ma) để quản lý dịch hại trên lúa: hỗ trợ cho nông dân quản lý dịch
hại trên 1200 ha lúa tại các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành A, thị xã Ngã
Bảy và thị xã Long Mỹ; tổ chức 08 lớp tập huấn (50 người/lớp) về kỹ thuật sử
dụng chế phẩm sinh học nấm xanh Ma để quản lý dịch hại trên lúa cho nơng dân
trong tỉnh;
- Nhân rộng mơ hình trồng chuối cấy mô: tổ chức 08 lớp (50 người /lớp)
tập huấn kỹ thuật trồng chuối cấy mô sạch bệnh cho nông dân ở các huyện, thị,
thành trong tỉnh. Đã hỗ trợ 4.000 cây chuối giống sạch bệnh (cấy mô đỉnh sinh
trưởng) cho nông dân Tx.Ngã Bảy, huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, TP.Vị
Thanh… nhằm cải tạo vườn tạp, kém hiệu quả kinh tế.
5.4. Dự án nâng cao năng suất và chất lượng

- Hướng dẫn trên 40 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh vàng, giống cá nước
ngọt, gạch, đường,… trên địa bàn tỉnh xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố hợp
chuẩn, công bố hợp quy.


12
- Gửi phiếu đăng ký tham gia Dự án NSCL đến các Công ty, doanh nghiệp
sản xuất các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang để tuyên truyền, vận
động doanh nghiệp tham gia xây dựng Dự án (đến nay đã gửi phiếu đăng ký tham
gia đến hơn 60 Công ty, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực trên địa bàn
tỉnh mời tham gia Dự án).Tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, thực
hiện dự án NSCL tại doanh nghiệp.
- Liên hệ, vận động mời các doanh nghiệp có khả năng tham gia Dự án để tư
vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. Đến nay, đã tư vấn, hướng dẫn trên 20 lượt doanh nghiệp
về Giải thưởng chất lượng quốc gia, MSMV, áp dụng HTQLCL về ISO 9001,
HACCP, GMP, áp dụng VIETGAP, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở,….
- Đã hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến;
áp dụng theo quy trình sản xuất sạch; tiết kiệm năng lượng; xây dựng thương hiệu
và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp tham giải thưởng
chất lượng quốc gia, góp phần tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp và
quảng bá thương hiệu với số tiền là 239.280.330 đồng.
5.5. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
- Hướng dẫn 04 doanh nghiệp xây dựng mã số mã vạch đối với các sản
phẩm như: cà phê rang xay, các sản phẩm chế biến từ cá thát lát, chả cá thát
lát,…; 40 doanh nghiệp xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở áp dụng và
ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; 58 tổ chức, cá nhân trên địa bàn
tỉnh đăng ký sở hữu công nghiệp.
- Về Chương trình hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ:
Thực hiện theo Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 của
UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình “Hỗ trợ và phát triển tài sản trí

tuệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017-2020” (gọi tắt là Chương trình 824) và
Kế hoạch 58/KH-BCĐ ngày 04/7/2017 của Ban Chỉ đạo Chương trình 824
về việc triển khai thực hiện Chương trình “Hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ
tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017-2020”. Cụ thể,
+ Thực hiện tuyên truyền trên Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và
truyền hình Hậu Giang, trang tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ giới
thiệu về Chương trình 824. Thực hiện tuyên truyền và phổ biến chương trình
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp giai đoạn 2017 2020 cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
+ Hỗ trợ kinh phí cho 10 tổ chức/cá nhân khởi nghiệp trong việc đăng
ký nộp hồ sơ xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp hồn chỉnh đã được Cục Sở
hữu Trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ ban đầu.
5.6. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong Chương trình số 03/CTr-UBND
đối với lĩnh vực phát triển Khoa học và Công nghệ
- Chỉ tiêu số (7) Phấn đấu tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển
khoa học và công nghệ đạt 2% tổng chi ngân sách của tỉnh: hàng năm Sở Khoa
học và Công nghệ lập kế hoạch đề xuất Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư


13
phân bổ kinh phí theo chương trình. Tuy nhiên, do ngân sách tỉnh cịn hạn chế nên
kinh phí phân bổ cho Sở Khoa học và Công nghệ từ năm 2016 - 2020 là 83.278
triệu đồng, đạt 0,5% tổng chi ngân sách của tỉnh (tổng chi ngân sách của tỉnh từ
năm 2016 - 2020 là 16.029.468 triệu đồng).
- Chỉ tiêu số (8) Nghiên cứu, chọn tạo thành công 02 - 03 giống lúa thích
nghi chịu ngập, phèn, mặn ở các vùng sinh thái của tỉnh: Hiện Sở Khoa học và
Công nghệ đang đặt hàng Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, Trung tâm Giống
nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ. Dự kiến đến năm 2020
chọn tạo được ít nhất 02 giống lúa mới mang nhiều đặc tính nổi trội như năng
suất cao (6,0 - 8,0 tấn/ha tùy vụ sản xuất), thời gian sinh trưởng ngắn (90 - 100
ngày), chống chịu tốt với rầy nâu (cấp 3 - 5) và đạo ôn (cấp 3 - 5), chất lượng

gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hạt gạo dài >7mm, hàm lượng amylose <20%)
thơm nhẹ (cấp 1), chịu mặn từ 4 - 5‰, thích nghi được với vùng đất phèn và
điều kiện canh tác tại tỉnh Hậu Giang.
- Chỉ tiêu số (9) Hỗ trợ xác lập, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trong
nước và quốc tế, các đối tượng sở hữu cơng nghiệp, có tối thiểu từ 02 - 04 sáng
chế hoặc giải pháp hữu ích được cơng nhận: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định
số 824/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2017 về Chương trình hỗ trợ phát triển
tài sản trí tuệ 2017 - 2020.Tính đến năm 2020, mới có 01 sáng chế/giải pháp hữu
ích được cơng nhận (Máy Trục xới liên hợp của Cơ sở Cơ khí Tín Nhân).
- Chỉ tiêu số (10) Số nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ được ứng dụng vào
thực tiễn trên 90%: hiện tất cả các nhiệm vụ khi đưa vào nghiên cứu đều được đặt
hàng và có địa chỉ ứng dụng trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ 100%. Đã triển khai nghiên
cứu 40 đề tài, dự án (năm 2020, dự kiến triển khai 10 đề tài, dự án), nâng tổng số
nhiệm vụ giai đoạn này là 50 đề tài, dự án. Tổ chức nghiệm thu kết quả nghiên
cứu và chuyển giao về cho sở, ngành ứng dụng 7/50 đề tài, dự án đạt 100%. 43 đề
tài, dự án cịn lại trong q trình nghiên cứu sẽ nghiệm thu và chuyển giao ứng
dụng vào thời gian tới.
- Chỉ tiêu số (11) Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc nghiên
cứu, đổi mới công nghệ, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong và ngoài nước: Sở Khoa học và Công nghệ đang đặt hàng thực hiện nhiệm
vụ tổng điều tra, đánh giá hiện trạng công nghệ, xác định nhu cầu đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó tiến hành xây dựng chương
trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh trong
thời kỳ hội nhập. Đến thời điểm hiện tại đã hỗ trợ được cho 05 doanh nghiệp,
tổng số tiền hỗ trợ từ năm 2016 – 2020: 239.280.000 đồng (05 doanh nghiệp được
hỗ trợ: Cơng ty Cổ phần mía đường Cần Thơ – Casuco, Doanh nghiệp tư nhân
Dương Thanh, Hợp tác xã nông nghiệp Phước Trung, Cơ sở quán Tân Hậu Giang,
Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Gia Đạt).
- Chỉ tiêu số (12) Tổ chức chuyển đổi và hình thành mới doanh nghiệp
khoa học công nghệ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Có tối thiểu từ 03 - 05 doanh nghiệp Khoa học và
Công nghệ: Sở Khoa học và Công nghệ đang tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp


14
có nhu cầu ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, từ đó hình thành doanh
nghiệp Khoa học và Công nghệ. Hiện nay, đã cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp
Khoa học và Công nghệ cho 01 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (Cơng ty TNHH
MTV Phân bón Quốc tế Âu Việt).
6. Kết quả thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác quản lý hành chính nhà nước
Tỉnh đã triển khai áp dụng đồng bộ phần mềm Cổng dịch vụ cơng trực
tuyến (trong đó có phần mềm một cửa điện tử) cho 102 đơn vị sở, ban, ngành và
UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; Duy trì Cổng cung cấp dịch vụ trực
tuyến tập trung của tỉnh, đảm bảo tỷ lệ đúng hạn thủ tục trên 95%. Tổng số
lượng hồ sơ đã xử lý trong năm 2019 là 161.372 hồ sơ trong đó số lượng đúng
hạn là hơn 158.305 hồ sơ, đạt tỷ lệ đúng hạn trên 98%. Hệ thống đã cung cấp
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho 17/20 cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh và 08/08 đơn vị cấp huyện với tổng số 408 thủ tục/1507 thủ
tục hành chính trên tồn tỉnh, đạt tỷ lệ 27,07%, trong đó có 282 dịch vụ
cơng trực tuyến ở mức độ 3 và 126 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ
4 trên Cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tập trung của tỉnh tại địa chỉ
/>Nâng cấp và triển khai áp dụng phần mềm quản lý văn bản Phần mềm
Quản lý văn bản (QLVB) cấp huyện cho tất cả các sở, ban, ngành (Các đơn vị
trực thuộc sở, ban, ngành), UBND các huyện, thị xã, thành phố (211 đơn vị sử
dụng, tính theo văn thư) cụ thể: cấp tỉnh 36 đơn vị, cấp huyện 99 đơn vị, cấp xã
76 đơn vị. Số lượng người sử dụng: 4.579 (tài khoản). Các đơn vị đã khai thác
có hiệu quả các tính năng của phần mềm như ký số trực truyến, tìm kiếm, tiếp
nhận xử lý văn bản đến, tạo lập, phát hành văn bản đi, gửi nhận văn bản liên
thông với văn phịng chính phủ,... giúp việc tra cứu, khai thác văn bản được

thuận lợi, nhanh chóng, rút ngắn thời gian xử lý cơng việc hàng ngày của các cơ
quan, góp phần cải cách hành chính; Hệ thống đã kết nối với Trung tâm liên
thông văn bản quốc gia.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang được đưa vào sử dụng năm 2005
đến nay đã phát huy hiệu quả, cung cấp thông tin phục vụ cho người dân và
doanh nghiệp. Cổng đã triển khai cho gần 50 đơn vị trong tỉnh sử dụng.
Hệ thống họp trực tuyến của tỉnh đầu tư và đưa vào sử dụng từ năm 2013
và năm 2015 được bổ sung thêm các trang thiết mới; hệ thống đã mang lại hiệu
quả hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và giảm thiểu chi phí trong
hoạt động hành chính.
Tất cả các cán bộ cơng chức tại các sở, ngành và địa phương đều sử dụng
hộp thư điện tử (đến nay toàn tỉnh đã cấp 7.500 tài khoản); các cơ quan, đơn vị
từ cấp tỉnh đến cấp xã đều có hệ thống mạng nội bộ (LAN) và kết nối đường
truyền internet.
Đến nay tỉnh đã đề nghị Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền cấp và tập huấn
sử dụng chứng thư số cho các cá nhân và các tổ chức trong tỉnh (tổng cộng đã


15
cấp trên 1.500 chứng thư số của cơ quan, tổ chức và cá nhân) là lãnh đạo từ cấp
phó trưởng phòng hoặc tương đương trở lên sử dụng.
Từ năm 2016, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã phối hợp với Trung tâm
Công nghệ thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện và tổ chức tập huấn,
nhập liệu, sử dụng thí điểm phần mềm chữ ký số. Đã tập huấn mở rộng cho 23 cơ
quan hành chính nhà nước các cấp trực thuộc UBND tỉnh (trừ các cơ quan
ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh) với 73 tài khoản được cấp. Trong
đó, cấp tỉnh là 19 tài khoản, cấp huyện là 08 tài khoản, các phòng, ban và đơn vị
sự nghiệp trực thuộc là 46 tài khoản, nhập hồ sơ đạt 1.900 hồ sơ.
Đến nay, phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng
các quy định của Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23 tháng 12 năm 2013

của Bộ Thông tin và Truyền thông về tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng công nghệ
thông tin trong cơ quan nhà nước; Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17 tháng 12
năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ
cơng chức. Đặc biệt, với nhiều tính năng của phần mềm sẽ thuận lợi cho việc
xây dựng chuẩn dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức giúp ngành Nội vụ thống
nhất quản lý thông tin cán bộ, công chức, viên chức trên tồn tỉnh.
(Đính kèm Phụ lục đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu Chương trình)
III. Tình hình phân bổ kinh phí để triển khai, thực hiện đối với các
nội dung trong Chương trình số 03/CTr-UBND
Đối với kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức của tỉnh
được thực hiện đúng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9
năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự tốn, quản lý và sử dụng kinh phí
từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính về
Hướng dẫn lập dự tốn, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí dành cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Cán bộ, công chức, viên chức
của tỉnh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được giải quyết kinh phí theo đúng quy
định của Trung ương và địa phương về đào tạo, bồi dưỡng.
Từ năm 2016 - 2020, UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí từ ngân sách tỉnh dành
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 111.944.000.000
đồng.
Kinh phí dành cho cơng tác phát triển Khoa học - Công nghệ là 83.278
triệu đồng (từ nguồn sự nghiệp khoa học - cơng nghệ).
Kinh phí được phân bổ cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
giai đoạn 2016 - 2020 là 35,9348 tỷ đồng (trong đó, kinh phí từ ngân sách tỉnh là
11,8216 tỷ đồng; kinh phí phân bổ từ Trung ương là 24,1132 tỷ đồng). Trong
đó, năm 2020 được phân bổ 6,166 tỷ đồng (trong đó: kinh phí phân bổ từ Trung
ương là 6,166 tỷ đồng) đang được triển khai thực hiện.
IV. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và giải
pháp thực hiện trong thời gian tới



16
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các
cơ quan tham mưu bám sát các chủ trương của Đảng, các chính sách, pháp luật
của Nhà nước, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với từng ngành, từng địa phương.
Việc tăng cường liên kết trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức trong thời gian qua đã góp phần tạo điều kiện và động lực để công
tác đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh đạt kết quả tốt.
Tỉnh cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ đào
tạo sau đại học và chính sách thu hút nhân lực nhằm khuyến khích, động viên
cán bộ, cơng chức, viên chức học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ
đáp ứng u cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Góp phần cải thiện và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng có chất lượng và
đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, vượt
chuẩn ngày càng cao (có nhiều ngành học, cấp học có tỷ lệ đạt chuẩn chiếm
100%, tỷ lệ vượt chuẩn hơn 77,76%).
Công tác đào tạo nghề cho người lao động ngày càng được chú trọng, các
chủ trương, chính sách, hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề được tuyên truyền,
phổ biến rộng rãi; công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, hướng nghiệp được
quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên, cập nhật thông tin về đào tạo nghề
tạo việc làm sau đào tạo nghề cho người lao động. Chất lượng và hiệu quả đào
tạo nghề từng bước được nâng lên; tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề bình
quân khoảng 80%, người học sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm hoặc tự tạo
được việc làm, nhiều nông dân sau khi học nghề, bồi dưỡng tay nghề đã mạnh
dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất lớn.
Hệ thống các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp từng bước được sắp xếp phù

hợp với tình hình thực tế, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao
động trong tỉnh.
Hoạt động Khoa học và Công nghệ của tỉnh tiếp tục được quan tâm đổi
mới theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XI, nhiều ứng dụng khoa
học, cơng nghệ được người dân đón nhận và đã đi vào thực tế sản xuất, góp
phần nâng cao giá trị cho các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức sau khi triển khai
thực hiện được các cơ quan, đơn vị đánh giá cao về tính năng và giao diện thân
thiện, dễ thao tác, tốc độ truy xuất nhanh chóng, phần mềm giúp lãnh đạo các
sở, ngành, địa phương thuận tiện trong việc theo dõi, quản lý nhà nước về quản
lý hồ sơ công chức, viên chức, q trình cơng tác, nâng lương, đào tạo, hợp
đồng, đánh giá công chức, viên chức, quản lý các chế độ chính sách,…
Các đề tài khoa học được triển khai nghiên cứu, ứng dụng khá hiệu quả
trong thực tế.


17
2. Khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, qua 05 năm thực hiện Chương trình số
03/CTr-UBND vẫn cịn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như sau:
Trình độ cán bộ, cơng chức, viên chức cịn tương đối thấp so với mặt bằng
chung của khu vực; Công tác quy hoạch đào tạo tại một số đơn vị và địa phương
cịn chưa được đồng bộ, cịn mang tính chủ quan, chưa phù hợp với tình thực tế.
Các quy định về chính sách tiền lương đối với cán bộ, cơng chức cịn cịn thấp,
chưa tạo được sự cân bằng về thu nhập đối với các ngành nghề ngoài xã hội, nên
chưa thu hút được nhiều người có trình độ và tạo động lực để cán bộ, công chức,
viên chức học tập để nâng cao trình độ.
Nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ chun mơn cao cịn thiếu, việc
áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ đối với vùng nơng thơn, vùng sâu,
vùng xa cịn gặp khó khăn. Số đơn vị đủ điều kiện ứng dụng, chuyển giao các

thành tựu khoa học và công nghệ trong tỉnh cịn ít, chưa được trang bị đầy đủ cơ
sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Ở các xã,
phường, thị trấn chưa hình thành được các bộ phận chuyên trách làm công tác tư
vấn, hướng nghiệp cho người học nghề. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn
cịn ít, quy mơ vừa và nhỏ, sử dụng ít lao động kỹ thuật; sự tham gia vào cuộc
của các doanh nghiệp đối với cơng tác đào tạo nghề cịn rất hạn chế, nhất là việc
tiếp nhận lao động có tay nghề vào doanh nghiệp số lượng cịn chưa cao. Từ đó,
dẫn đến việc lao động đi làm việc ngồi tỉnh cịn nhiều.
Đối với việc phân bổ kinh phí cho hoạt động phát triển khoa học và công
nghệ của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ của tỉnh. Tỷ lệ phân bổ kinh phí cho khoa học và công nghệ chỉ đạt
50 - 60% so với các chỉ tiêu trong các Chương trình, Kế hoạch của tỉnh đề ra
(tỉnh đề ra 2% tổng chi ngân sách). Do thiếu kinh phí, nên gặp khó khăn trong
việc triển khai thực hiện các dự án nhân rộng kết quả đề tài với quy mô lớn.
Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ chủ yếu tranh thủ từ nguồn kinh phí
của Bộ Khoa học và Cơng nghệ thơng qua chương trình nơng thơn miền núi.
Đối với việc triển khai thực hiện công tác quản lý ngành Thông tin và
Truyền thơng ở địa phương cịn hạn chế, đặc biệt là triển khai các hoạt động đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương. Nguyên nhân là do trình độ
cơng nghệ thơng tin của đội ngũ cơng chức ở cơ sở nhìn chung cịn thấp và chưa
đồng đều.
Việc triển khai thực hiện Chương trình số 03/CTr-UBND của UBND tỉnh
tại một số cơ quan, đơn vị, một số địa phương còn chưa đồng bộ, hiệu quả đạt
được chưa cao so với yêu cầu đề ra. Việc xây dựng các Chương trình, Đề án, Kế
hoạch nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình số 03/CTr-UBND của một
số ngành, địa phương vẫn còn chậm hơn so với quy định. Từ đó, ảnh hưởng đến
kết quả thực hiện chung của tỉnh.
3. Giải pháp thực hiện trong thời gian tới



18
Xây dựng nguồn nhân lực đã qua đào tạo, bồi dưỡng mang tính trọng tâm
và định hướng phát triển chiến lược của công tác phát triển nguồn nhân lực.
Đảm bảo yêu cầu phát triển nhân lực, thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải gắn liền với phát triển
kinh tế - xã hội địa phương; đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao; đồng thời,
nâng cao bản lĩnh, năng lực chính trị, đảm bảo giữ gìn truyền thống văn hóa, ổn
định tư tưởng chính trị; cơng tác phát triển nguồn nhân lực được thực hiện theo
phương châm đồng bộ, có hệ thống, theo chuẩn quốc tế.
Xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
gắn với đáp ứng với yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng cao, đảm
bảo thực hiện tốt công việc được giao. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về
trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực chính trị - hành chính, quản lý nhà nước
cho đội ngũ cán bộ.
Tiếp tục thực hiện tốt chế độ đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực về Hậu Giang
công tác theo tinh thần Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm
2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học và thu
hút nhân lực tỉnh Hậu Giang.
Đẩy mạnh việc tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo, đặc biệt là những
trường có uy tín, chất lượng cao, ngành nghề phù hợp để cử cán bộ, công chức,
viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực. Tăng cường công tác quy hoạch đào tạo sau đại học, tập trung đào tạo
các ngành chuyên mơn cao và các ngành tỉnh cịn thiếu.
Qn triệt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
đào tạo nghề; tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp nâng cao nhận thức cho đoàn
viên, hội viên về đào tạo nghề.
Đào tạo nghề gắn với việc làm sau đào tạo; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa
cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong đào tạo nghề và cung ứng
lao động cho doanh nghiệp, giúp cho người lao động sau học nghề có việc làm

ổn định. Sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng
tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ,
công chức, viên chức và người dân về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của
việc phát triển nguồn nhân lực đối với việc phát triển của tỉnh.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phần mềm quản lý cán bộ, công
chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Kết hợp các doanh nghiệp viễn
thông và các ngành, đoàn thể của tỉnh thực hiện các tiêu chí xã nơng thơn mới.
Đặc biệt, là bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ phụ
trách công nghệ thông tin ở các cơ quan, nhất là cán bộ xã, phường, thị trấn.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động
khoa học và cơng nghệ; Hồn thiện chính sách về khoa học và công nghệ; Nâng cao


19
năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương.
Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ địa phương;
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ; Hợp tác về khoa học và công nghệ.
V. Phương hướng, nhiệm vụ
1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin
và Truyền thông cùng một số sở, ngành có liên quan xây dựng, tham mưu
UBND tỉnh ban hành Chương trình Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang
giai đoạn 2021 – 2025 để triển khai thực hiện hiệu quả. Tiếp tục tham mưu cho
UBND tỉnh trong thực hiện tốt các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách
thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa
phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả
của công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đảm bảo theo quy định. Hướng
dẫn các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, đào tạo lại
đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 05 năm, hàng năm trên cơ sở phù

hợp vị trí việc làm, phù hợp quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của
ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức, phù hợp với tình hình
thực tế.
Tiếp tục rà sốt, bố trí, sắp xếp lại nguồn nhân lực đã có hướng đến mục
tiêu, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị
lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, nhằm phát huy hết khả năng,
sở trường, trình độ chun mơn đối với từng vị trí việc làm của ngành, lĩnh vực
trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục, vị trí u cầu thu
hút nhân lực có trình độ chun mơn cao để bố trí đảm nhận ngay các vị trí theo
ngành, lĩnh vực cịn yếu, thiếu mang tính chất cấp bách. Nâng cao ý thức tự học
tập nâng cao trình độ, trau dồi kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm
theo ngành, lĩnh vực được giao nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp các đơn vị có
liên quan thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp như: cung
ứng, đào tạo lao động, cho doanh nghiệp; tăng cường năng lực cạnh tranh, từ đó
tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; Đổi mới nội dung, phương pháp tư
vấn hướng nghiệp, đào tạo trong các trường cao đẳng, trung cấp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác tuyển sinh; tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học
sinh; đảm bảo mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển
đồng bộ về tất cả các yếu tố như: chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý,… nhằm đáp ứng cả về số lượng,
chất lượng, cơ cấu ngành nghề cũng như trình độ lao động theo yêu cầu phát
triển của tỉnh; Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao
động qua đào tạo của các doanh nghiệp, năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp để tổ chức các khóa đào tạo đảm bảo chất lượng, ngành nghề học
phù hợp với trình độ và điều kiện của người học, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế-xã hội của địa phương cũng như doanh nghiệp; Tiếp tục thực hiện chỉ số
đào tạo lao động trong chỉ số PCI của tỉnh đảm bảo tăng điểm theo từng năm.



20
Đảm bảo 100% lao động sau học nghề có nhu cầu đi làm việc được giải quyết
việc làm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với Sở Tài chính để tham mưu
UBND tỉnh trong việc phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình Phát triển nguồn
nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện việc điều chuyển cán bộ, giáo
viên phù hợp với vị trí việc làm, trình độ năng lực chun mơn; tinh giản biên
chế đối với những cán bộ quản lý, giáo viên không đạt chuẩn, không đảm bảo
chất lượng giảng dạy; đồng thời, bổ sung cán bộ quản lý, giáo viên dạy giỏi, có
tâm huyết, đạo đức, trách nhiệm, để ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ; cử
cán bộ quản lý và giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
5. Sở Y tế tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao
đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và mức độ hài lòng của người dân. Tiếp tục
bố trí, sắp xếp bác sĩ về cơng tác tại các Trạm y tế xã. Nâng cao tinh thần,
trách nhiệm, y đức của đội ngũ y, bác sĩ.
6. Từng sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào
các chức năng, nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của tỉnh và phù hợp với đặc điểm, tình hình
của từng ngành, từng địa phương.
VI. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường ngân sách
Trung ương cho đào tạo nghề, kinh phí để đào tạo mới đội ngũ giáo viên đào
tạo nghề, xây dựng chương trình giáo trình, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề;
có chính sách hỗ trợ cho cán bộ làm công tác đào tạo nghề tại xã, phường, thị trấn.
Đề nghị Bộ Nội vụ quan tâm cho tỉnh Hậu Giang trong việc tiếp cận với
các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ các nguồn viện trợ
của các dự án. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức của địa phương
tham gia các khóa học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng trong và ngoài nước.

Trên đây là báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình số 03/CTrUBND ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về đào
tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo giai
đoạn 2016 - 2020./.
Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Ban Đảng Tỉnh ủy;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NCTH. PT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN



×