Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hình thức xử phạt tiền và những yêu cầu đối với áp dụng hình thức xử phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.12 KB, 14 trang )

Bộ Tư Pháp
Đại Học Luật Hà Nội

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đề bài
Hình thức xử phạt tiền và những yêu cầu đối với áp dụng hình thức xử
phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính? Hãy lấy vi dụ vi phạm về
thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền?
Họ và tên: Đỗ Duy Phú
MSSV:

451212

Lớp:

N09

Hà Nội 2021
1


Danh mục viết tắt

XPHC

Xử phạt hành chính

VPHC

Vi phạm hành chính


VAT

Thuế giá trị gia tăng

2


Mục Lục
1. Phạt tiền ................................................................................................................4
1.1 Khái niệm ..........................................................................................................4
1.2 Đặc điểm ...........................................................................................................4
1.2.1 Có tính răn đe.......................................................................................... 4
1.2.2 Nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước ................................................... 5
1.2.3 Các hình thức nộp tiền phạt..................................................................... 5
1.2.4 Hiện trạng ............................................................................................... 6
2. Yêu cầu ..................................................................................................................6
2.1 Yêu cầu chung ...............................................................................................7
2.1.1 Tính hợp pháp .............................................................................................7
2.1.2 Tính hợp lý..................................................................................................8
2.2 Yêu cầu riêng .................................................................................................9
2.2.1 Xác định chính xác mức tiền phạt ..............................................................9
2.2.2 Có tác dụng phịng chống các hành vi vi phạm ........................................10
3. Ví dụ minh họa ...................................................................................................10
3.1 Tình huống ......................................................................................................10
3.2 Phân tích..........................................................................................................11
Danh mục tham khảo.............................................................................................13

3



1. Phạt tiền
1.1 Khái niệm
Định nghĩa: Phạt tiền là hình thức xử phạt buộc người vi phạm hành chính
phải nộp sung quỹ nhà nước một khoản tiền nhất định.
Phạt tiền là một trong năm hình thức XPHC được quy định trong Luật xử lý
vi phạm hành chính năm 2012:
Khoản 1 Điều 23: “Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a)
Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật vi phạm hành
chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Trục xuất.)”
Tuy nhiên, Phạt tiền là hình thức xử phạt chính theo khoản 2 điều này:
“Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy
định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.” [1]. Vì thế chỉ có thể áp dụng được
một trong hai hình thức là phạt tiền hoặc cảnh cáo khi các cá nhân, tổ chức VPHC:
“Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp
dụng một hình thức xử phạt chính” [2]. Thơng thường, các cá nhân, tổ chức khi
khơng thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền.
1.2 Đặc điểm
1.2.1 Có tính răn đe
Cũng giống như các hình thức xử phạt khác, phạt tiền nhằm góp phần vào
việc duy trì trật tự, kỷ cương, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội,
thông qua cơ chế gây ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức vi phạm, vì thực
chất, “phạt tiền là sự tác động vào lợi ích của người vi phạm”. Mặc dù chế tài phạt
tiền của pháp luật hành chính nhẹ hơn so với các chế tài của luật hình sự nhưng
[1]
[2]

Khoản 2, điều 21, Luật xử lí vi phạm hành chính 2012.
Khoản 3, điều 21, Luật xử lí vi phạm hành chính 2012.

4


khơng có nghĩa là khơng có tác dụng răn đe. Người bị phạt cảm thấy thiệt hại lợi
ích kinh tế lớn nên từ đó sinh ra tâm lý “sợ phạt”. Nói cách khác mục đích của việc
phạt tiền là nhằm “tránh tái diễn vi phạm” khi ta càng phạm nhiều, mức phạt tiền
càng cao kéo theo thiệt hại kinh tế lớn, thì ta phải biết điều chỉnh hành vi của mình
cũng như đưa ra những quyết định tiến hành hành vi hợp pháp, tránh hành vi vi
phạm. [3]
1.2.2 Nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước
Giai đoạn 2014 đến nửa đầu 2017, số vụ VPHC đã phát hiện là: 36.789.227
vụ việc, tổng số vụ việc đã xử phạt là 28.493.927 vụ việc (chiếm 77.45% số vụ vi
phạm). Trong đó, Tiền phạt thu được là 38.543.430.058.702 đồng (Hơn 38 nghìn tỷ
đồng).
Năm 2018, tổng số vụ việc VPHC bị phát hiện 6.623.670 vụ việc. Tổng số
vụ việc vi phạm đã bị xử phạt 6.229.941 vụ việc. chiếm khoảng 94% tổng số vụ
việc vi phạm bị phát hiện. Trong đó, tổng số tiền phạt thư được 6.523.321.4.249
đồng (hơn 6500 tỷ đồng). [4]
Đặc biệt, trong thời kỳ dịch bệnh Covid hồnh hành, thì nhiều các cá nhân,
tổ chức bị xử phạt tiền từ các hành vi vi phạm quy định của nhà nước về phòng
chống dịch bệnh. Trong 3 ngày thực hiện Chỉ thị 17, cơ quan chức năng TP Hà Nội
đã XPHC số tiền hơn 1,5 tỷ đồng các trường hợp vi phạm phòng dịch. Đa số các
lỗi người dân mắc phải như khơng đeo khẩu trang, ra ngồi khơng có lý do, tụ tập
đơng người... [5]
1.2.3 Các hình thức nộp tiền phạt

Tính răn đe của hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính |Trương Thế Nguyễn, Trần
Thanh Tú, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 22, kỳ 2, tháng 11/2019.
[4]
Xem: Báo cáo tổng kết thi hành luật xử lý vi phạm hành chính số 09/BC-BTP.

[5]
Trang thơng tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19| Bộ Y tế.
[3]

5


Để thực hiện thu tiền phạt vào ngân sách nhà nước, pháp luật xử lý VPHC
cũng quy định cụ thể về hình thức thu, nộp tiền phạt. Theo đó, cá nhân, tổ chức vi
phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong bốn hình thức sau:
1) Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi kho
bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
2) Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của kho bạc nhà nước
được ghi trong quyết định xử phạt.
3) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt.
4) Nộp tiền phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào kho bạc nhà
nước thơng qua dịch vụ bưu chính cơng ích. [6]
1.2.4 Hiện trạng
Những năm gần đây, vấn đề xử phạt được nhà nước và chính phủ đặc biệt
quan tâm nên đã có những quy định pháp luật cụ thể như: pháp luật hiện hành có
hướng dẫn về hồn trả tiền thu từ xử phạt VPHC theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Trong đó nêu cụ thể về nguồn hoàn trả và thủ tục hoàn trả. Cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đã có quy định cụ thể về các loại biên lai thu tiền
phạt, hình thức, nội dung biên lai thu tiền phạt. Tổ chức in, phát hành quản lý, sử
dụng biên lai thu tiền phạt, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm
quyền và cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC trong việc thu nộp tiền phạt.
Tuy nhiên chúng ta vẫn cịn những vấn đề khó khăn cần khắc phục như:
Tiền thu từ xử phạt VPHC vào ngân sách nhà nước chưa được thực hiện kịp thời do
việc thu tiền nộp phạt từ các đối tượng cịn khó khăn. Đồng thời cũng chưa có
những quy định chặt chẽ về việc quản lý, kiểm soát, phân bổ số tiền nộp phạt. [7]

2. Yêu cầu
Điều 10 Nghị định số 81/2013/NĐ-CT ngày 19/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật XLVPHC (được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định số 97/2017/NĐ-CP)
[7]
Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt - Quy định của pháp luật,
thực trạng và đề xuất, kiến nghị | Nguyễn Thị Minh Phương
[6]

6


Vì là một hình thức XPHC nên xử phạt tiền phải đáp ứng các yêu cầu đối với
một quyết định XPHC thông thường và đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu đối với
riêng hình thức xử phạt tiền.
2.1 Yêu cầu chung
Bất cứ một quyết định XPHC nào cũng đều phải tuân thủ hai yếu tố cơ bản là
tính hợp pháp và tính hợp lý. Có như vậy, thì quyết định mới có giá trị pháp lý, giúp
giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước.
2.1.1 Tính hợp pháp
Quyết định phạt tiền phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật thực hiện quyền xử phạt trong các lĩnh vực do chủ thể
có thẩm quyền quản lý.
Ví dụ: Trong lĩnh vực hải quan, Thẩm quyền xử phạt tiền: “Phạt tiền đến
5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức”
thuộc về “Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra
sau thông quan” [8]. Như vậy nếu như đội trưởng thuộc chi cục hải quan tiến hành
xử phạt quá mức 5 triệu đồng đối với cá nhân thì đang vi phạm thẩm quyền hoặc
một một chiến sĩ công an giao thông tiến hành xử phạt trong lĩnh vực hải quan này
thì cũng đang vi phạm về thẩm quyền.
Quyết định phạt tiền được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng

như quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết
các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước, chính vì
vậy nó không được phép trái với các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Khi ra quyết định xử phạt tiền các chủ thể phải căn cứ trong các quy định pháp luật
xem hành vi đó có vi phạm khơng? Vi phạm thì mức phạt tiền là bao nhiêu? …

Khoản 2, Điều 29, Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hải quan.
8

7


Ví dụ: Dựa vào cơng văn 1996/STP-PBGDPL của Sở tư pháp thành phố Hà
Nội có quy định: “Người khơng đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng
cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngồi khơng cần thiết bị phạt tiền tối đa đến
3.000.000 đồng.” [9] thì khi tiến hành xử phạt chủ thể có thẩm quyền phải căn cứ
vào quy định này để xử phạt các hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Quyết định phạt tiền phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và hình
thức do pháp luật quy định.
Ví dụ: “Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong
trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân,
500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện
nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.” [10]
2.1.2 Tính hợp lý
Đây là những yêu cầu xuất phát từ thực tiễn của hoạt động quản lí hành chính
cũng như trên cơ sở của sự kiểm chứng khoa học:
Quyết định phạt tiền phải đảm bảo được lợi ích của Nhà nước và nguyện vọng

của nhân dân, không được tách rời giữa lợi ích của Nhà nước với nguyện vọng của
nhân dân.
Quyết định phạt tiền phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện
nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước, tuyệt đối khơng được xuất phát từ ý muốn
chủ quan của chủ thể ra quyết định.
Ngôn ngữ của quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, các thuật ngữ pháp
lí phải chính xác, khơng được đa nghĩa. Ngồi ra xử phạt VPHC cần có tính khả thi.

Mức xử phạt một số hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh covid-19 và căn cứ pháp
lý (Ban hành kèm theo Công văn số: 1996/STP-PBGDPL ngày 24/7/2021 của Sở Tư pháp TP. Hà Nội)
[10]
Khoản 1, điều 56, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
[9]

8


2.2 Yêu cầu riêng
2.2.1 Xác định chính xác mức tiền phạt
Để có thể xác định mức xử phạt đối với một hành vi vi phạm nhất định ta cần
dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền ban hành
bao gồm các mức cao nhất, thấp nhất và mức trung bình.
a) Căn cứ vào luật xử lý vi phạm hành chính.
Đối với hành vi vi phạm thông thường, Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành
vi VPHC là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó;
nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được
giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền
phạt có thể tăng lên nhưng khơng được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền
phạt.
Có sự phân biệt mức phạt tiền áp dụng coi với cá nhân và tổ chức VPHC. Có

sự phân biệt mức phạt tiền áp dụng đối với các vi phạm trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội xảy ra trong địa bàn
khu vực nội thành các thành phố trực thuộc trung ương: mức phạt tiền áp dụng đối
với các VPHC trong những trường hợp này có thể cao khơng q hai lần so với mức
phạt chung. Có sự phân biệt mức phạt tiền tối đa đối với các VPHCtrong các lĩnh
vực quản lí nhà nước.
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người chưa thành niên VPHC
có những nét đặc thù riêng biệt đã được pháp luật quy định [11], cụ thể là: Người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC chỉ bị phạt cảnh cáo, không bị phạt tiền. Người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC bị phạt tiền thì có thể áp dụng đối với họ
không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp
họ khơng có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.

[11]

Điều 134, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
9


b) Căn cứ vào các văn bản xử phạt vi phạm hành chính liên quan.
Việc quy định mức phạt tiền trong các văn bản quy định về VPHC, hình thức
và biện pháp xử phạt có thể được thể hiện bằng khung phạt tiền ấn định mức phạt
tiền tối thiểu và mức phạt tiền tối đa hoặc khung phạt tiền ấn định mức phạt tiền
thông qua số lần hoặc tỉ lệ phần trăm tối thiểu và tối đa của “giá trị, số lượng hàng
hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi
phạm hành chính”. Tuy nhiên, dù quy định theo cách thức nào, mức phạt tiền tối đa
không được vượt quá mức phạt tối đa đã được Luật xử lí vi phạm hành chính năm
2012 quy định.
2.2.2 Có tác dụng phịng chống các hành vi vi phạm
Nếu mức tiền phạt quá thấp thì khả năng xảy ra vi phạm càng nhiều, chỉ khi

mức tiền phạt tương xứng với mức độ vi phạm thì tính răn đe càng cao; điều đó
càng giúp làm giảm khả năng tái diễn và xảy ra hành vi vi phạm mới; giúp cho Nhà
nước giảm thiểu chi phí, thời gian xử lý các vụ việc, nhưng ngược lại, mức tiền phạt
q cao thì nó sẽ khó có tính khả thi trên thực tế. Điều đó địi hỏi mức tiền phạt
phảiđược cân nhắc, điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn và tương
ứng với từng nhóm đối tượng khác nhau.
3. Ví dụ minh họa
3.1 Tình huống
Ngày 20/2/2008, Chi cục trưởng Chi kiểm tra sau thông quan (CCKTSTQ) Cục Hải quan tỉnh T ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 34/QĐCCT-XPHC đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế V (gọi tắt là Công ty) về
hành vi không kê khai thuế VAT đối với số thiết bị y tế mà Công ty nhận uỷ thác
của bệnh viện đa khoa tỉnh T nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Theo quyết
định xử phạt này, căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007
10


về việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
trong lĩnh vực hải quan, Công ty đã bị xử phạt với mức 10% số tiền thuế phải nộp.
với số tiền trên 300 triệu đồng. [12]
3.2 Phân tích
Để xem xét việc quyết định xử phạt trong 1 trường hợp có đúng thẩm quyền
hay khơng thì ta cần xác định thẩm quyền của ba yếu tố: Thẩm quyền về loại việc,
Thẩm quyền về loại hình xử phạt và thẩm quyền về mức xử phạt.
Thẩm quyền vụ việc, theo quy định tại Pháp lệnh XLVPHC 2002, Nghị định
số 97/2007/NĐ-CP và Luật Quản lý thuế 2006 thì thẩm quyền xử lý VPHC trong
lĩnh vực hải quan hoặc vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế nhưng do hải quan
phát hiện trong quá trình tác nghiệp thuộc về cơ quan hải quan và Chủ tịch UBND
các cấp.
Điều 109 Luật Quản lý thuế 2006 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp
luật về thuế như sau: “Đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 103
của Luật này thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống

buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có
thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.” Mà hành vi không kê
khai thuế VAT được xếp vào khoản 2 điều 103 Luật quản lý thuế 2006: “Khai sai
dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.”
Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2016, Chi cục hải quan là
một trong số các cơ quan quản lý thuế. Do đó việc chi cục trưởng tiến hành xử phạt
về hành vi không kê khai thuế VAT là đúng thẩm quyền vụ việc.

Xem: Áp dụng pháp luật trong việc đánh giá tính hợp pháp về thẩm quyền ban hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính | Lê Thu Hằng
[12]

11


Tuy nhiên khoản 2 điều 28 nghị định 79/2007/NĐ-CP quy định: “Chi cục
trưởng Hải quan (bao gồm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau
thơng quan); Đội trưởng Đội Kiểm sốt thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan); Đội trưởng Đội
Kiểm sốt chống bn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục
Điều tra chống bn lậu Tổng cục Hải quan có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt
tiền đến 10.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.”
Có thể thấy chi cục trưởng có quyền xử phạt với hình thức là phạt tiền tuy
nhiên tối đa chỉ được xử phạt là 10 triệu đồng và trong trường hợp này ra quyết định
xử phạt với số tiền phạt lên tới 300 triệu là vượt quá thẩm quyền của chi cục trưởng.

12



Danh mục tham khảo
• Giáo trình
1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam |Trường đại học Luật Hà Nội, 2020.
• Căn cứ pháp lý
2. Luật xử lí vi phạm hành chính 2012.
3. Báo cáo tổng kết thi hành luật xử lý vi phạm hành chính số 09/BC-BTP.
4. Nghị định số 81/2013/NĐ-CT ngày 19/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC (được sửa đổi, bổ sung
bởi nghị định số 97/2017/NĐ-CP).
5. Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hải quan.
6. Công văn số: 1996/STP-PBGDPL ngày 24/7/2021 của Sở Tư pháp TP. Hà
Nội.
7. Pháp lệnh XLVPHC 2002
8. Nghị định số 97/2007/NĐ-CP
9. Luật Quản lý thuế 2006
• Bài viết khoa học
10.Tính răn đe của hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính |Trương
Thế Nguyễn, Trần Thanh Tú, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 22, kỳ 2, tháng
11/2019.
/>11.Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt Quy định của pháp luật, thực trạng và đề xuất, kiến nghị | Nguyễn Thị Minh
Phương
/>Qu%E1%BA%A3n%20l%C3%BD%20ti%E1%BB%81n%20thu%20&searc
h_field1=t&search_field2=t&search_field3=t&s_searchoperator1=%20&%2
13


0&s_searchoperator2=%20&%20&user_query=t:Qu%E1%BA%A3n%20l%
C3%BD%20ti%E1%BB%81n%20thu&dmd_id=72007

12.Áp dụng pháp luật trong việc đánh giá tính hợp pháp về thẩm quyền ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính | Lê Thu Hằng, tạp chí nghề luật, số 5,
2010.
/>h%E1%BA%A9m%20quy%E1%BB%81n%20ban%20h%C3%A0nh%20qu
y%E1%BA%BFt%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20&search_field1=t&sear
ch_field2=t&search_field3=t&s_searchoperator1=%20&%20&s_searchopera
tor2=%20&%20&user_query=t:th%E1%BA%A9m%20quy%E1%BB%81n
%20ban%20h%C3%A0nh%20quy%E1%BA%BFt%20%C4%91%E1%BB%
8Bnh&dmd_id=21286
• Trang thơng tin
13.Trang thơng tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19| Bộ Y tế.

14



×