Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

SỰ hài LÒNG của NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN về CÔNG tác CHĂM sóc của NGƯỜI BỆNH tại BỆNH VIỆN tâm THẦN THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.31 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

Sinh viên thực hiện: LƯU THỊ THÊU

SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN
VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THANH HÓA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Đại học Tâm lý học (Định hướng QTNS)

Giảng viên hướng dẫn: Th.s NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Thanh Hoá, tháng 6 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Đại học Tâm lý học (Định hướng QTNS)

SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN
VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THANH HÓA

Người thực hiện:

Lưu Thị Thêu


Mã sinh viên:

1366090025

Lớp: K16-Tâm lý học (Định hướng QTNS)
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hương

Thanh Hoá, tháng 6 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên Trường đại học
Hồng Đức trước khi kết thúc 4 năm học tại trường. Một mặt là yêu cầu nhưng
mặt khác đây cũng là giai đoạn hết sức ý nghĩa giúp sinh viên làm quen với công
việc thực tế. Để có thể nắm chắc kiến thức tiếp cận với thực tế thông qua thực
tập tốt nghiệp. Qua 3 tháng thực tập được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ y bác sĩ
cùng nhân viên y tế, các thầy cô giáo. Đến nay báo cáo thực tập tốt nghiệp của
của em đã hoàn thành, nhưng do có những hạn chế về kiến thức kinh nghiệm tìm
hiểu thực tế chưa có nhiều nên báo cáo thực tập của em còn nhiều sai sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo góp ý kiến của các quý thầy cô giáo, điều đó sẽ giúp
em có thể đúc rút kinh nghiệm để tiếp cận thực tế trong hoạt động nghề nghiệp
sau này.
Cuối cùng em xin gửi làm cám ơn chân thành và hướng dẫn : Thạc sĩ
NGUYỄN THỊ HƯƠNG đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn Tâm lý – Giáo dục,
các thầy cô trong Trường đại học Hồng Đức, đã trang bị cho em những kiến thức
và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ
giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Hành chính - Nhân

sự cán bộ y bác sỹ nhân viên y tế, Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa đã cung cấp
tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt
nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................3
MỤC LỤC............................................................................................................4
MỤC LỤC............................................................................................................4
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài.....................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu..............................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................3
CHƯƠNG 1..........................................................................................................4
CHƯƠNG 1..........................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN..................................................4
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN..................................................4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................4
1.1.2. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự...................................................9
1.2. Công tác tổ chức cán bộ.....................................................................9
1.3 Đặc điểm tình hình............................................................................10
1.2.1 Thuận lợi và khó khăn................................................................10
1.2.2. Những kết quả đã đạt được........................................................11
1.2.3. Những tồn tại và nguyên nhân...................................................16
1.4 Phương hướng nhiệm vụ...................................................................17

1.4.1 Mục tiêu cụ thể...........................................................................17
1.4.2 Giải pháp tổ chức thực hiện........................................................18
CHƯƠNG 2........................................................................................................20
CHƯƠNG 2........................................................................................................20


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH
NHÂN VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH
VIỆN TÂM THẦN THANH HÓA...................................................................20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH
NHÂN VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH
VIỆN TÂM THẦN THANH HÓA...................................................................20
2.1. Các phương pháp nghiên cứu...........................................................20
2.1.1. Nhóm phương pháp lý thuyết:...................................................20
2.1.2 Nhóm phương pháp thực tiễn:....................................................20
2.2. Quy trình thực hiện...........................................................................21
2.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của người nhà bệnh
nhân về công tác chăm sóc của người bệnh tại Bệnh viện tâm thần Thanh
Hóa..................................................................................................................21
2.3.1. Sự hài lòng của người nhà bệnh nhân về cơ sở vật chất...........25
2.3.2. Sự hài lòng của bệnh nhân về thủ tục hành chính.....................25
2.3.3. Sự hài lòng của bệnh nhân về y bác sĩ điều trị..........................25
2.3.4. Sự hài lòng của người nhà bệnh nhân về người điều dưỡng
chăm sóc......................................................................................................26
2.3.5 Sự hài lòng của bệnh nhân về vệ sinh, an ninh, trật tự...............26
CHƯƠNG 3........................................................................................................28
CHƯƠNG 3........................................................................................................28
NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.................................................28
NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.................................................28
3.1. Nguyên nhân.....................................................................................28

3.2. Giải pháp..........................................................................................29
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..............................................................................33
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..............................................................................33
1. Kết luận...............................................................................................33
2. Kiến nghị.............................................................................................33


PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA.....................................................................36
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA.....................................................................36
Phần 1: Thông tin của đối tượng.............................................................36
Phần 2: Đánh giá sự hài lòng của người nhà bệnh nhân về công tác chăm
sóc của người bệnh tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa..................................37
PHỤ LỤC 2........................................................................................................41
PHỤ LỤC 2........................................................................................................41
XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA.........................................................................41
XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA.........................................................................41


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Sự hài lòng của người nhà bệnh nhân là mức độ thỏa mãn của người nhà
bệnh nhân về việc chi phí họ chi trả để được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh.
Sức khỏe là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số nó là một
trong chiến lược con người ở mỗi quốc gia trên thế giới.Theo tổ chức y tế thế
giới (sức khỏe không chỉ trạng thái không bệnh tật mà còn là trạng thái hoàn
toàn thỏa mái về các mặt cơ thể, tâm thần và xã hội. Sức khỏe giúp con người
làm việc tốt chúng tham gia vào các hoạt động đời sống kinh tế xã hội,cộng
động). Vì vậy muốn phát triển đất nước trước hết phải quan tâm đến yếu tố sức
khỏe, lấy con người làm trung tâm.
Theo kết quả điều tra của chuyên gia về tâm thần Việt Nam, chỉ tính thêm

10 bệnh tâm thần thường gặp là :tâm thần phân liệt, trầm cảm động kinh, rối
loạn lo âu, sa sút trí tuệ ở người già, loạn thần sau chấn thương sọ não, chậm
phát triển tâm thần, rối loạn tâm thần sau khi uống rượu, rối loạn hành vi ở thanh
thiếu niên, rối loạn thần kinhdo ma túy đã có 14,9% dân số mắc bệnh này.
Trong những năm qua ,được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ngành y tế
đã đạt được một số thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nói
chung và chăm sóc tâm thần nói riêng cho nhân dân. Nghị quyết 46/NQ -TW
của Bộ Chính Trị đã nhấn mạnh cần đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo
hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ sở,
trang thiết bị và cán bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được bảo vệ
và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’đã
và đang đi sâu vào nhận thức của mọi người. Người dân càng quan tâm đến sức
khỏe tâm thần của mình nhiều hơn, không chỉ dừng lại ở việc khám chưa bệnh
mà đã nâng lên một bậc đó là phòng bệnh.
Theo nhu cầu của Maslow nhu cầu đươc chia làm 5 loại xếp theo thang bậc
từ thấp đến cao:
1


Nhu cầu vật chất(sinh lý): thức ăn, không khí, nước uống...
Nhu cầu an toàn(bảo vệ): nhà ở, việc làm, sức khỏe...
Nhu cầu giao tiếp xã hội: tình thương yêu, được hòa nhập...
Nhu cầu được tôn trọng: được chấp nhận có một vị trí trong một nhóm
người...
Dịch vụ xã hội là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng
ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và
thúc đẩy khả năng hòa nhập cộng đồng, xã hội. Đối với lĩnh vực y tế dịch vụ bao
gồm hình thức khám bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất cũng như
tinh thần cho các đối tượng bệnh của người nhà bệnh nhân. Để đáp ứng sự hài

lòng của người nhà bệnh nhân thì cần phải luôn quan tâm đến nhu cầu của
người nhà bệnh nhân trong công tác chăm sóc người bệnh trong từng khâu
phòng bệnh, khám bệnh cho đến chẩn đoán,điều trị và phục hồi chức năng.
Do đó, số người đến bệnh viện tâm thần Thanh Hóa với mục đích kiểm tra
sức khỏe định kì hay tầm kiểm soát của một số bệnh ngày càng tăng, các hoạt
động nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các sức khỏe tâm thần cũng
được hiểu quả nhiều hơn.
Trong khi nhu cầu của người dân và xã hội ngày càng tăng lên thì ngành y
tế của nước ta vẫn chưa theo kịp đà phát triển của xã hội đặc biệt là nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Nguồn chăm sóc sức khỏe tâm thần còn thiếu trầm trọng do những mặc
cảm của xã hội nhân viên y tế không thoải mái trong việc trông coi người bệnh
tâm thần.
Nhiều người dân được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần
nhưng lại không thể trả được mức phí y tế cơ bản
Việc lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe vào chăm sóc sức khỏe tinh
thần cho người bệnh chưa được triển khai mạnh.
Thái độ phục vụ của một số y bác sĩ chưa đáp ứng được sự hài lòng của
người nhà bệnh nhân.
2


Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
và tác động đến sự hài lòng của người nhà bênh nhân khi đến với bệnh viện sẽ
giúp ban lãnh đạo có những giải pháp đúng đắn để nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh và thái độ phục vụ của bác sĩ, y tá chính vì vậy em đã chọn đề tài “Sự
hài lòng của người nhà bệnh nhân về công tác chăm sóc của người bệnh tại
bệnh viện tâm thần Thanh Hóa”
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ, sự hài lòng của người nhà bệnh nhân trong công tác

chăm sóc của người bệnh tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa.Từ đó đề ra các
kiến nghị nhằm đáp ứng nâng cao sự hài lòng của người nhà bệnh nhân trong
công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự hài lòng của người nhà bệnh nhân về công tác
chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa.
Khách thể nghiên cứu: Sự hài lòng của người nhà bệnh nhân về công tác
chăm sóc người của người bệnh tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa.
Số lượng khách thể: 200 người
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về sự hài lòng của người
nhà bệnh nhân về công tác chăm sóc của người bệnh tại Bệnh viện tâm thần
Thanh Hóa.
Nghiên cứu thực tiễn về sự hài lòng của người nhà bệnh nhân tại bệnh viện.
Tìm hiểu một số nguyên nhân vì sao dẫn đến sự không hài lòng của người
nhà bệnh nhân về công tác chăm sóc của người bệnh và đề xuất giải pháp để
nâng cao sự hài lòng của người nhà bệnh nhân về công tác chăm sóc của người
bệnh tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa một cách cao nhất.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở khoa tâm thần
bệnh viện tỉnh. Năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, khoa tâm
thần sơ tán đến xã Cẩm Sơn huyện Cẩm Thủy. Ngày 14/6/1972, UBND tỉnh

quyết định số 43/TC - UB nâng cấp khoa tâm thần trở thành bệnh viện tâm thần
trực thuộc sở y tế. Khi hòa bình lập lại, UBND tỉnh ra quyết định số 1184 XD/UBTH phê duyệt bệnh viện được xây dựng địa điểm mới về xã Quảng
Thịnh, Huyện Quảng Xương.
Với sức sống mãnh liệt, bệnh viện tâm thần ngày càng phát triển, hoạt động
có hiệu quả cao bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ sức khỏe tâm thần, góp phần
chiến thắng đế quốc Mỹ, phục hồi và tăng trưởn kinh tế của tỉnh nhà suốt chặng
đường 30 năm (192 – 2002)
Ba mươi năm trôi qua, những hình ảnh của một thời gian khổ mà hào hùng
ấy đầy ấn tượng. Những tấm gương điển hình, những thầy thuốc đầy tình yêu
thương và trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề cảm thông sâu sắc với bệnh nhân
lọa thần, mất trí suy mòn nhận thức... Bao nhiêu năm tháng ấy là bấy nhiêu nỗi
đau, vui sướng. Đau với nỗi đau của bệnh nhân lên cơn kích động; buồn với nỗi
đau của bao gia đình có người thân bất hạnh, phải phó thác cho bệnh viện; còn
vui là vui với bệnh nhân khi được ổn định, sớm được về với gia đình.
Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa được bắt đầu hình thành từ ngày
14/06/1972. Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, hiện nay bệnh viện đã xây
dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên vững mạnh về cả chuyên môn, nghiệp
vụ nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của nhân dân. Trong đó, được
chia làm 5 giai đoạn nhỏ bao gồm:
- Sự ra đời và hoạt động của Khoa Thần kinh - Tâm thần thuộc Bệnh viện
đa khoa Thanh Hóa
4


Vào những năm đầu thập kỷ 60 trở về trước, ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng và
các tỉnh miền Bắc nước ta nói chung hầu như chưa có một cơ sở điều trị bệnh
tâm thần một cách quy cũ và khoa học. Bộ môn Tâm thần học của lĩnh vực y
học ra đời khá muộn vào năm 1957 tại trường Đại học y khoa Hà Nội, từ đó
từng bước mở đường, khai phá và chinh phục loại bệnh nan y, phức tạp, cam go
trong toàn dân tộc mang tên: “Bệnh điên”, “Bệnh ngộ”.

Sau ngày hòa bình lập lại (7/1954), bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ
nơi sơ tán từ thời kháng chiến trường kỳ đã được chuyển về địa điểm phố Nhà
Thương để hoạt động trong điều kiện mới. Năm 1956, Bộ Y tế và Ban thống
nhất Trung ương đã sáp nhập Bệnh viện miền Nam Đ vào Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thanh Hóa. Lúc này bệnh viện có 1000 giường bệnh và thực sự là bệnh
viện đa khoa.
Từ năm 1956 – 1964, bệnh viện có một khu nhà kiên cố gồm 10 buồng ở
góc phố phía Tấy, chỉ chuyên quản lý bệnh nhân tâm thần. Tháng 6 năm 1964,
được sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa chính thức
thành lập một khoa mới mang tên Khoa Tâm thần kinh với chỉ tiêu 10 giường
tâm thần, 20 giường thần kinh. Số biên chế của khoa lúc thành lập chỉ có 10 cán
bộ công nhân viên, trong đó có 1 y sĩ chuyên khoa tâm thần và 9 y tá, hộ lý. Y sĩ
đó mang tên Nguyễn Xuân Sắc
Trong kháng chiến chống Mỹ, do nhiều đợt oanh kích dữ dội ở Hàm Rồng
và nhiều nơi ở Thanh Hóa, ngày 3,4/4/1965, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
khẩn cấp sơ tán về các địa điểm an toàn để trực chiến như Đông Sơn, Triệu
Sơn... Riêng khoa Tâm thần đi sơ tán lên huyện Cẩm Thủy
- Từ năm 1965 – 1976: Nỗ lực xây dựng tại huyện Cẩm Thủy
Trong lần sơ tán 3,4/4/1965, đoàn sơ tán gồm có y sĩ Nguyễn Xuân Sắc, 1 y
tá, 3 hộ lý và 3 bệnh nhân tâm thần cùng thốc men, đồ dùng cần thiết. Ngày
5/5/1965, Bệnh viện Cẩm Thủy và khoa Tâm thần bị đế quốc Mỹ ném bom tàn
phá, sự tương trợ được thể hiện hết sức, mọi người nỗ lực nhanh chóng ổn định
bệnh nhân sau trận bom. Sau đó khoa được chuyển về hang Chùa Chặng xã Cẩm
5


Sơn để tiếp tục ổn định hoạt động, số cán bộ công nhân viên của khoa tăng từ 5
người lên 10 người. Năm 1966 – 1967, Ty Y tế đã tăng thêm lực lượng chuyên
môn cho khoa như y sĩ Trịnh Thị Chữ, y sĩ Trịnh Thị Mai, đến năm 1970 tổng số
cán bộ công nhân viên của khoa là trên 20 người.

Để đáp ứng sự đòi hỏi ngày một cao của công tác khám chữa bệnh, năm
1968 - 1969, y sĩ Nguyễn Xuân Sắc được Ty Y tế và Bệnh viện Đa khoa cử đi
học lớp chuyên tu Đại học tại Hà Nội, đây là bác sĩ chuyên ngành Tâm thần đầu
tiên của tỉnh Thanh Hóa. 14/6/1972, chuẩn theo đề nghị của Ty Y tế Thanh Hóa,
Ủy ban hành chính tỉnh đã ra Quyết định số 42/TC/UB -TH về việc thành lập
Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa với quy mô 50 giường nội trú và 50 giường
ngoại trú.
Tháng 9 năm 1974, tỉnh mới có quyết định bổ nhiệm chính thức bác sĩ
Nguyễn Xuân Sắc làm bệnh viện trưởng bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa và y sĩ
Lê Ngọc Huy làm viện phó phụ trách chính trị. Thời gia này, mặc dù điều kiện
còn vô cùng khó khăn và thiếu thốn nhưng nhiều y tá, hộ lý và nhân viên vẫn
phấn đấu tham gia học bổ túc ban đêm ở trường cấp III Cẩm Thủy và một số đã
tốt nghiệp lớp 10.
Cuối năm 1975, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa gặp hỏa hoạn, rất may
mắn khi phòng điều trị bệnh nhân không bị thiệt hại gì nhưng phòng nhân viên,
phòng khám và kho thuốc bị cháy rụi. Ngày 15/4/1976, Ty Y tế có tờ trình chính
thức lên Ủy ban tỉnh thì đến ngày 7/6/1976 nhận được quyết định số 1184XD/UBTH về việc xây dựng Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa tại phía Bắc cầu
Voi sát quốc lộ 45 trên khu đất Trạm vật tư nông nghiệp và kho lương thực.
Đến cuối tháng 12 năm 1976, sau 12 năm sơ tán và hoạt động độc lập trong
điều kiện hết sức khó khăn, Khoa Tâm thần mà sau đó là Bệnh viện Tâm thần
Thanh Hóa đã chuyển hoàn toàn về thành phố Thanh Hóa
- Giai đoạn từ 1977 – 1985: Khó khăn khi về thành phố Thanh Hóa
Về tổ chức, khi mới thành lập bệnh viện chỉ có 23 cán bộ công nhân viên
với 1 bác sĩ và vài y sĩ, nhưng đến đầu năm 1977, do được bổ sung lực lượng ở
6


các trường chuyên nghiệp và quân đội về, con số cán bộ công nhân viên của
bệnh viện tăng lên tới 38 người, nhưng đội ngũ chuyên môn vẫn còn hạn chế.
Về chính trị, toàn bệnh viện đã có một chi bộ mạnh gồm 17 Đảng viên, do

đồng chí Trịnh Hữu Bẩm, phó giám đốc chính trị, hậu cần trực tiếp làm bí thư.
Cũng từ đây, các phòng ban được hình thành, sắp xếp và đưa vào hoạt động một
cách cụ thể, hữu ích. Cũng trong giai đoạn này, lực lượng bác sĩ chuyên khoa
Tâm thần cũng được bổ sung thêm nhiều, đó là các bác sĩ: Mai Văn Mật,
Nguyễn Bá Ban, Nguyễn Hữu Khê, Nguyễn Thị Kim Hanh, Nguyễn Thanh Hải,
Hoàng Thanh Cung... Và chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả các bác sĩ này đều
trở thành trụ cột của bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa.
Nhờ vậy, số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện ngày một
tăng lên nhanh chóng, gây nên tình trạng quá tải trong bệnh viện. Vấn đề đặt ra
cấp bách nhất trong lúc này đó là tiếp tục xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật
nhằm đáp ứng nhu cầu người bệnh đến điều trị lâu dài. Năm 1980 trên cơ sở đề
xuất của đơn vị và căn cứ vào khả năng của bệnh viện lúc đó, bệnh viện Tâm
thần đã được nâng cấp quy mô từ 80-100 giường nội trú và 50 giường ngoại trú.
Cho đến thời điểm này, Trạm vật tư nông nghiệp vẫn chưa bàn giao đất cho
bệnh viện. Để mở rộng về phía nam, ngày 7/11/1981, lãnh đạo Bệnh viện Tâm
thần đã làm việc với xã Quảng Thịnh và xin thêm được đất để xây dựng. Với
kinh phí được cấp, Bệnh viện đã làm thêm được một số công trình nhà ở cho cán
bộ công nhân viên tại đây. Nhờ đó mà việc thực hiện chỉ tiêu 80 giường bệnh
năm 1980 lên 100 giường bệnh năm 1985 mới đạt kết quả.
Đầu năm 1983, sau khi cải tạo và làm thêm một số công trình phục vụ cho
việc điều trị bệnh nhân, được sự đồng ý của Ty Y tế, Giám đốc Bệnh viện đã giải
quyết tách khoa Điều trị bệnh nhân hỗn hợp thành hai khoa là khoa Nam và
khoa Nữ. Trưởng khoa Nam đầu tiên là bác sĩ Nguyễn Thanh Hải và trưởng
khoa Nữ đầu tiên là Nguyễn Thị Kim Hanh. Nhờ việc tách khoa như vậy mà
việc quản lý và điều trị bệnh nhân được thuận lợi, đồng thời cũng tránh được
những bất cập về giới tính dễ xảy ra khi ở chung nam nữ với nhau.
7


Do công tác chỉ đạo tuyến ngày một nặng nề và bức xúc, đặc biệt là đối với

tỉnh hơn 3 triệu dân như Thanh Hóa, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động,
ngày 6/10/1983, theo đề nghị của Ty Y tế, Ủy ban tỉnh đã ra quyết định số
979/TC -UBTH về việc thành lập Trạm tâm thần Thanh Hóa. Bác sĩ Nguyễn Bá
Ban - Phó Giám đốc bệnh viện được cử kiêm nghiệm làm trưởng trạm tâm thần.
Là đơn vị độc lập trực thuộc Ty Y tế, nhưng mọi sinh hoạt chính trị, chuyên môn
đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa.
Từ 1981-1985, quy mô 100 giường bệnh vẫn được giữ vững nhưng thực tế
vẫn thường quá tải đến 120 -130 giường bệnh. Năm 1985, con số cán bộ công
nhân viên chức của đơn vị đã phát triển tới 120 người. Nói chung về đội ngũ cán
bộ chuyên môn hầu hết đã qua đào tạo hệ thống chính quy, nhờ rèn luyện thử
thách trong thực tiễn đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực điều trị nệnh nhân tâm
thần. Đến năm 1989, toàn bộ cơ sở vật chất nhà cửa đã được ngói hóa 100%.
Những dãy nhà tranh tre nứa lá giờ đây đã vĩnh viễn lui vào quá khứ và sẽ là kỷ
niệm không bao giờ quên của cán bộ và bệnh nhân lúc bấy giờ.
- Giai đoạn 1986 đến 2002: trưởng thành nhanh chóng trong thời kỳ đổi
mới
Bước vào năm 1986, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến
phức tạp. Sau sự kiện tan rã của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và
sự khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng
hậu quả của chính sách giá - lương - tiền ở Việt Nam, tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội ở nước ta thực sự lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, lúng túng. Điều đó
đã đặt cả dân tộc đứng trước những thử thách thật to lớn. Như vậy, đến tháng 12
năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được tiến hành để định ra đường
lối đổi mới. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và nghiêm khắc chỉ ra những
sai lầm, khuyết điểm, đại hội VI đã tìm ra phương hướng cho cả dân tộc lúc này
phải “Đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế là yêu cầu bức thiết của sự
nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn với nước ta”. Tiếp theo Đại hội
VI là các Đại hội VII, VIII, IX. Thực tế từ 1986 đến 2002, với đường lối đổi mới
8



thông thoáng, mở cửa, hội nhập và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa... cả nước và các tỉnh đã được chuyển mình và biến đổi sâu sắc theo chiều
hướng tích cực. Trong 17 năm, tập thể cán bộ công nhân viên Bệnh viện Tâm
thần Thanh Hóa đã đoàn kết, thống nhất vượt qua mọi khó khăn, thử thách để
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bằng tất cả trí tuệ sức lực và tâm hồn
của suốt 17 năm đổi mới để từng bước tiến tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, Bệnh viện đã đạt được rất nhiều thành tự đáng kể.
- Giai đoạn từ 2002 đến nay: Từng bước lớn mạnh
Là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Tâm thần cấp tỉnh, với những gì hiện
có cả về lực lượng bộ máy đến cơ sở vật chất kỹ thuật, Bệnh viện Tâm thần
Thanh Hóa đã gặt hái được rất nhiều thành công về lĩnh vực tư vấn, điều trị bệnh
cho người dân. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội,
đội ngũ cán bộ bệnh viện càng phải nỗ lực hơn nữa. Bên cạnh đó rất cần sự quan
tâm của các cấp chính quyền trong tỉnh và trung ương.
1.1.2. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Tổ chức bộ máy gồm Ban giám đốc và 19 khoa phòng, bộ phận
Tổng số cán bộ viên chức là 254 người
+ Trong đó biên chế gồm 207 người, hợp đồng gồm 47 người
+ Bao gồm: 1 thạc sĩ, 4 bác sĩ chuyên khoa II, 27 bác sĩ chuyên khoa I, 8
bác sĩ, 122 đại học và điều dưỡng, 13 kế toán tài chính, 4 dược sĩ đại học, 9
dược sĩ trung học, 23 đại học khác và 43 người lao động khác
1.2. Công tác tổ chức cán bộ
Tổ chức bộ máy: Gồm Ban giám đốc và 19 khoa phòng,bộ phận:
Tổng số CBVC: 254, Biên chế 207; hợp đồng 47; trong đó thạc sỹ: 01;
BSCKII: 04 ;BSCKI:27, bác sỹ 8; ĐH và điều dưỡng: 122; KTV TC 13; DS Đại
học; DS trung học 9; Đại học khác 23; người lao động khác 43.
Trong năm đã bổ nhiệm, bổ lại lãnh đạo các khoa, phòng, điều dưỡng kỹ
thuật viên trưởng khoa.


9


Đơn vị đã cử đi học: 02 Bác sỹ CKI, 30 điều dưỡng học liên thông lên cao
đẳng và 02 Trung cấp chính trị.Trong năm có 03 bác sỹ tốt nghiệp Chuyên khoa
II và 01 đồng chí bảo vệ Dược sỹ CKI.
Tổ chức tập huấn chuyên môn như: huấn luyện đào tạo chương trình chăm
sóc người bệnh, kiểm tra tay nghề điều dưỡng viên,công tác phòng chống dịch
sởi, sốt xuất huyết, chân tay miệng và các chuyên đề về bệnh lý tâm thần; tổ
chức hội thảo ,tập huấn công tác Nghiên cứu khoa học.
Tổ chức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới như điện não; lưu
huyết não vi tính; các phát hiện và quản lý bệnh nhân TTPL, ĐK; đào tạo cho 10
lớp (437) của trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa.
1.3 Đặc điểm tình hình
1.2.1 Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
Năm 2016, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa đã được UBND tỉnh, Hội đồng
nhân dân tỉnh, các ban ngành, ngành trong tỉnh, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của
Sở Y tế; sự giúp đỡ chỉ đạo của chuyên môn của viện sức khỏe tâm thần và Bệnh
viện Tâm thần Trung ương I, bệnh viện đã sữa chữa cơ sở vật chất chủ động sắp
xếp bố trí lại hệ thống các khoa phòng qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi để tiếp
nhận thu dung và điều trị bệnh nhân, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân rút ngắn thời gian khám bệnh, bên cạnh đó còn bố trí thêm giường bệnh,
trang thiết bị và vật tư y tế cần thiết cho kho lâm sàng;cùng với sự cố gắng nỗ
lực của tập thể cán bộ,viên chức và người lao động;có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu
quả của bệnh viện với các Trung tâmY tế,Bệnh viện Đa khoa, các cán bộ chuyên
khoa tuyến huyện, thị và thành phố trong công tác chỉ đạo tuyến nên đã hoàn
thành tốt nhiêm vụ được giao.
Khó khăn:
Là bệnh viện chuyên khoa đặc thù mang tính xã hội, đa số bệnh nhân

nghèo mắc bệnh mãn tính. Một số bệnh mới nổi có chiều hướng gia tăng như
nghiện rượu ma túy tổng hợp, bệnh mãn tính ảnh hưởng đến kinh tế nên gia đình
10


ít quan tâm, nhiều bệnh nhân bị gia đình bỏ rơi và không phối hợp trong quản lý
điều trị.
Nguồn viện phí thấp, không có dịch vụ kỹ thuật cao thu không đủ bù cho
hoạt động của bệnh viện chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của nhà nước cấp;
khuân viên bệnh viện chật hẹp, khoa, phòng buồng bệnh xây dựng từ lâu nên
xuống cấp, nhận thức của nhân dân về sức khỏe tâm thần còn hạn chế nên ảnh
hưởng nhất định đến kết quả họt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe tâm thần.
1.2.2. Những kết quả đã đạt được
*Về công tác khám chữa bệnh.
Tổng số giường bệnh kế hoạch : 320
Tổng số giường bệnh thực kê :322
Công suất sử dụng giường bệnh: 146,46
Công suất sử dụng giường bệnh thực kê: 100,69
Tổng số lượt khám bệnh: 30.928
Tổng số người bệnh điều trị ngoại trú: 3.236
Tổng số người bệnh nội trú: 4.773
Tổng số ngày điều trị nội trú: 117.604
Số ngày điều trị trung bình của người bệnh nội trú: 24,64
Tổng số người bệnh tử vong tại BV: 1
Tổng số xét nghiệm về Sinh hóa thực hiện tại BV: 106.746
Tổng số xét nghiệm về Huyết học thực tại BV: 20.364
Tổng số chụp X quang: 12.599
Tổng số siêu âm và điều trị: 27.354
Điện tim: 22.068
Điện não: 22.718

Lưu huyết não: 21.157
Các Test: 68.270
Trong năm bệnh viện đã triển khai một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả
khám bệnh, chữa bệnh và cải thiện hơn nữa tinh thần thái độ, đổi mới phong
11


cách phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh cùng với nhiều nỗ lực thực
hiện giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, qua đó hình ảnh của
bệnh viện đã được thay đổi tích cực trong cách nhìn của người dân, tạo được
lòng tin của bệnh nhân và gia đình người bệnh.
Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch cụ thể hàng tháng, quý, năm và thường
xuyên định kì sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm. Chất lương khám chữa bệnh và
phục vụ ngày càng được nâng lên. Các xét nghiệm cơ bản, bổ trợ và thăm dò
chức năng góp phần tích cực trong công tác khám chữa bệnh.
Bệnh viện thường xuyên duy trì việc thực hiện các chỉ thị 661/TTG của thủ
tướng Chính phủ, thông tư số07/2014/TT-BYT Quy định về quy tắc ứng xử của
công chức, viên chức, người lo động làm việc tại các sở y tế.
Triển khai thực hiện giá dịch vụ y tế mới theo thông tư số 37/2015TTLTBYT-BTC từ ngày 01/03/2016; triển khai thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày
29/02/2016 của bộ y tế quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú; tham
gia tích cực cac cuộc thị đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế
hướng tới sự hài lòng của người bệnh do ngành y tế phát động; tổ chức lớp tập
huấn lớp tập huấn xác định tình trạng nghiện ma túy...
Thực hiện công văn số 1685/SYT-VP ngày 05/09/2016 của giám đóc sở y
tế về việc xây dựng kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém; thành lập ban
chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch “ đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của
cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh” theo kế hoạch số 1636KH/SYT - BCĐ ngày 29/08/2016 của giám đốc sở y tế...
Xây dựng triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, phòng chống thảm
họa theo quy định và hướng dẫn của ngành; tổ chức thực hiện việc khám chữa
bệnh cho đối tượng khác theo đúng quy định; không để xảy ra tai biến trong điều

trị, quản lí bệnh nhân an toàn, các trường hợp bệnh nhân có ý tưởng- hành vi tự
sát, trạng thái kích động, hành vi nguy hiểm và sảng rượu đượ cấp cứu kịp thời;
các quy chế chuyên môn được duy trì thực hiện nghiêm túc như quy chế cấp cứu,

12


hội chuẩn, bình bệnh án, thường trực.. các bác sĩ điều trị theo phác đồ.Đặc biệt
quy chế hồ sơ bệnh án, kê đơn điều trị có nhiều tiến bộ rõ rệt, bệnh án sạch đẹp.
Hội đồng thuốc và điều trị hoạt động, phát huy tác dụng góp phần tích cực
vào việc đảm bả sử dụng thuốc an toàn, hợp lí trong công tác chữa bệnh. Việc
cung ứng thuốc, hóa chất và trang thiết bị vật tư y tế phục vụ khám chũa bệnh
kịp thời đảm bảo yêu cầu chuyên môn; đội ngũ điều dưỡng, hộ lí và y công thực
hiện công tác chăm sóc toàn diện, đặc biệt các bệnh nhân nặng có ý tưởng tự sát
kích động, chống đối, sảng rượu.. đã được chăm sóc tận tình chu đáo cho việc
điều trị có kết quả tốt.
Một số các trắc nghiệm tâm lí mới như Vanderrbill, Pittsburg (PSQI).. đã
được triển khai ở tất cả các khoa trong bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng
chuẩn đoán và điều trị. Các xét nghiệm, cận lâm sàng dã được chỉ định phù hợp
với diễn biến bệnh góp phần giúp cho việc chuẩn đoán, điều trị và tiên lượng
người bệnh ngày một hiệu quả; công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phân loaị và xử
lí chất thải thường xuyên được quan tâm chú trọng; khoa dinh dưỡng phục vụ
chế độ ăn phù hợp, đủ năng lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không
để xảy ra ngộ độc thức ăn được chú trọng và thực hiện nghiêm theo quy định.
*Về công tác chỉ đạo tuyến và đề án 1816
- Thực hiện công tác chỉ đạo năm 2015 và triển khai nhiệm vụ 2016, tổ
chức tập huấn về công tác chuyên môn cho 81 học viên của bệnh viện đa khoa
và các trung tâm y tế trong tỉnh về bệnh động kinh, tâm thần phân liệt.
-Thực hiện đề án 1816 bệnh viện đã chuyển giao các kỹ thuật cấp cứu, điều
trị bệnh tâm thần và động kinh cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn tại 15 Trung

tâm Y tế theo kế hoạch đề ra, có 180 bác sĩ và 70 điều dưỡng viên tham gia đào
tạo chuyển giao kỹ thuật.
- Tăng cường công tác quản lý hồ sơ bệnh án, điều trị phục hồi chức năng
cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh tại cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ
tái phát, mãn tính, giảm hành vi nguy hại và tàn tật, đồng thời thực hiện tốt công

13


tác kiểm tra giám sát và hỗ trợ cho bệnh đa khoa tuyến huyện về công tác chăm
sóc sức khỏe tâm thần theo yêu cầu.
- Tiếp tục phục hồi chức năng tâm lý xã hội dựa vào cán bộ y tế cơ sở, gia
đình và cộng đồng.
- Hướng dẫn cho cán bộ Trạm Y tế xã, cộng tác viên y tế, gia đình bệnh
nhân biết cách chăm sóc và quản lý bệnh nhân lâu dài tại nhà. Khắc phục các
thành kiến và các giải quyết sai ( mặc cảm dấu bệnh mê tín dị đoan, bỏ rơi
ngược đãi bệnh nhân ...) biết cách phát hiện sớm và cách xử trí một số triệu
chứng loạn thần.
-Triển khai công tác kiểm tra giám sát tại 8/27 Trung tâm Y tế và 16 xã,
phường, thị trấn. Qua công tác kiểm tra giám sát về hồ sơ bệnh án được bảo đảm
tương đối tốt, ghi chép nhận xét cẩn thận, đúng quy định và chỉ định sử dụng
thuốc đã ngày càng đáp ứng yêu cầu đề ra. Công tác giám sát kiểm tra trên 1471
bệnh nhân, trong đó có 1325 bệnh nân tâm thần và 326 bệnh nhân động kinh, có
53 bệnh nhân tử vong gồm 47 bệnh nhân tâm thần và 6 bệnh nhân động kinh,
phần lớn bệnh nhân chết do tuổi già và các bệnh nội khoa khác; không có bệnh
nhân chết vì tự sát và sử dụng điều trị thuốc tâm thần.
-Kết quả điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng đã đáp ứng được
mục tiêu đề ra, giảm tỷ lệ mãn tính xuống còn dưới 25 %, giảm hành vi nguy hại
xuống dưới 20%, giảm tỷ lệ tàn phế xuống 20%.
Tiếp tục duy trì hoạt động tại các điểm đã triển khai, quản lý tốt số bệnh

nhân đã được phát hiện, điều trị duy trì hạn chế tối thiểu các trường hợp tái phát
nhập viện trở lại, tiếp tục triển khai tiếp công tác tuyên truyền.
* Về quản lý kinh tế và trang thiết bị phục phục vụ
- Có kế hoạch sử dụng ngân sách cấp được xây dựngh từ đầu năm theo
tháng, quý, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, công khai dân chủ, chi đúng và
đủ theo chế độ Nhà nước quy định. Viêc thực hiện Nghị định 43/NĐ – CP của
Chính phủ đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu hoạt động của bệnh viện.

14


- Đảm bảo đầy đủ các chế độ mà nhà nước quy định cho bệnh nhân và
nhân viên.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ bệnh nhân từng bước được cải thiện.
- Đảm bảo điện, nước, phương tiện làm việc cho cán bộ công nhân viên và
bệnh nhân.
- Bệnh viện đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế chi tiêu nội bộ,
việc sử dụng các quỹ đảm bảo công khai dân chủ; quỹ khen thưởng; quỹ phúc
lợi; quỹ phát triển sự nghiệp.
* Các mặt hoạt động khác
+ Công tác thi đua và các hoạt động xã hội khác
- Phát động các đợt thi đua ngắn hạn theo chủ trương của ngành và công
đoàn nhân các ngày lễ lớn 27/2; 30/4; 1/5 và 2/9 có đánh giá sơ kết và khen
thưởng kịp thời.
- Ủng hộ quỹ nghĩa sỹ Trường Sa, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ mái ấm công
đoàn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ miền
Trung Tây Nguyên khắc phục thiên tai, ủng hộ đồng bào lũ lụt, Đền thờ Bà mẹ Việt
Nam Anh hùng, quỹ phòng chống thiên tai, với tổng số tiền là: 217.835.000 đ.
+ Công tác an ninh quốc phòng và xây dựng đơn vị văn hóa.
- Kiện toàn và củng cố lực lượng dân vệ, cử cán bộ tham gia tập huấn theo

đúng quy định của Thành đội.
- Đơn vị đã triển khai thực hiện nghị quyết 09 và quyết định 138/CP của
Thủ tướng chính phủ về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, bài trừ
các tệ nạ xã hội. Tổ bảo vệ đươc trang bị đầy đủ trang phục, phù hợp với lực
lượng dân quân và công an Phường Quảng Thắng làm tốt công tác bảo vệ an
toàn cơ quan.
- Nội bộ cơ quan đoàn kết duy trì việc thực hiện các quy ước ước của đơn
vị văn hóa sức khỏe ngày càng có chiều sâu và đi vào cuộc sống của mỗi cán bộ
viên chức.

15


- Không có đơn thư khiếu tố, khiếu nại về tinh thần thái độ trong công tác
khám chữa bệnh và tiêu cực ở đơn vị.
+ Công tác chăm lo đời sống
- Thăm hỏi thương xuyên kịp thời đối với gia đình chính sách, gặp tai nạn,
rủi ro. Ban Giám đốc và Ban chấp hành công đoàn trợ cấp đột xuất 1 triệu đồng
cho 02 gia đình khó khăn, động viên kịp thời để cán bộ nhân viên ổn đinh tư
tưởng và yên tâm hơn trong công tác.
1.2.3. Những tồn tại và nguyên nhân
*Những tồn tại
Công tác lập kế hoạch hoạt động, thống kê báo cáo đôi khi còn sai sót.
Một số khoa, phòng chưa chủ động và kịp thời trong xây dựng kế hoạch
tháng, quý và năm.
Việc quản lý công văn, sổ sách chưa tốt vẫn còn tình trạng ghi chép hồ sơ
bệnh án sơ sài, ghi diễn biến bệnh chưa toàn diện, chặt chẽ.
Mặc dù chất lượng hồ sơ bệnh án có nhiều tiến bộ song vẫn còn một số tồn
tại như cách ghi chép thủ tục hàn chính chưa kịp thời, khai thác bệnh sử chưa
kỹ, tóm tắt hội chứng chưa tốt, tiêu chuẩn chẩn đoán chưa thật phù hợp, chỉ định

xét nghiệm cận lâm sàng còn chung chung hoặc chưa sát với diễn biến bệnh,
nhiều bệnh án không có chỉ định trong phần ghi diễn biến và không ghi kết quả
có giá trị giúp cho chẩn đoán tiên tiên lượng và điều trị hoặc loại trừ trong phần
nhận biết diễn biến; danh pháp, hàm lượng thuốc còn sai sót, chỉ định liều
lượng, thời gian dùng có lúc chưa cụ thể.
Công tác cung ứng thuốc nhiều lúc chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng,
còn để xảy ra tình trạng thiếu một số thuốc thiết yếu phục vụ cho bệnh nhân,
trang thiết bị y tế hỏng chưa được sữa chữa kịp thời.
Đơn vị tiệt khẩn tập trung triển khai thực hiện nhưng chưa hiệu quả cao và
chưa tổ chức được việc hấp sấy tiệt khuẩn dụng cụ tập trung.
Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tâm thần nội dung và hình thức
chưa phong phú.
16


Trình độ chính trị, quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ lãnh đạo khoa,
phòng và chuyên môn của điều dưỡng/KTV trưởn bệnh viện chưa đáp ứng yêu
cầu tiêu chuẩn.
Một số cán bộ viên chức và người lao động chưa gương mẫu và chất lượng
công việc chưa cao .
*Nguyên nhân
Năng lực quản lý điều hành, của một số lãnh đạo khoa, phòng và Điều
dưỡng trưởng, kỹ thuật viên trưởng khoa hiệu quả chưa cao.
Việc kiểm tra, đôn đốc các khoa, phòng thực hiện các quy chế bệnh viện và
quy định của pháp luật còn chưa thường xuyên.
Một số cán bộ viên chức chưa nhận thức đầy đủ chức năng, nhiêm vụ, ý
thức kỷ luật và trách nhiệm công việc chưa cao.
1.4 Phương hướng nhiệm vụ
1.4.1 Mục tiêu cụ thể
1- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; đảm bảo cung ứng kịp và sử dụng

thuốc hợp lý, an toàn; hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
2- Không để xảy ra tai biến trong điều trị, sử dụng an toàn và hợp lý.
3- Ứng dụng, triển khai các kỹ thuật lâm sàng, trắc nghiệm tâm lý và cận
lâm sàng mới hỗ trợ cho chẩn đoán, điều trị và tiên lượn người bệnh.
4- Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và chuyển giao kỹ thuật điện
não đồ và lưu huyết não cho các bệnh viện yêu cầu.
5-Triển khai và thực hiện 20 - 25 đề tài cấp cơ sở có hiệu quả về Kinh tế Xã hội, ứng dụng trong hoạt động chuyên môn và kinh tế Y tế và triển khai 01
đề tài cấp ngành trở lên.
6- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai thảm họa và
truyền thông giáo dục sức khỏe.
7- Thực hiện hiệu quả Nghị quyết 43/CP để tự chủ trọng hoạt động tài
chính.

17


8- Đẩy mạnh công tác cải chính nhằm nâng cao năng lực điều hành của bộ
máy tổ chức.
1.4.2 Giải pháp tổ chức thực hiện
1- Nâng cao năng lực điều hành của đội ngũ quản lý từ giám đốc đến
trưởng, phó khoa, sử dụng có hiệu quả nguồn lực có hiệu quả đơn vị; Chú trọng
công tác đào tạo bồi dưỡng chính trị, chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ
trưởng ,phó khoa, phòng, và điều dưỡng/KTV trưởng các khoa. Thực hiện
nghiêm túc Chỉ thị 661/TTg của Thủ tướng Chính phủ; các chỉ thị của Bộ Y Tế
và các quy chế bệnh viện, tập trung vào quy chế hồ sơ bệnh án, hội chẩn, ra vào
bệnh viện, kê đơn khám bệnh, chăm sóc toàn diện, định kỳ bệnh án, sinh hoạt
chuyên đề /báo cáo khoa một lần/tháng.
2- Tăng cường các biện pháp điều trị không dùng thuốc, kết hợp đông - tây
y - phục hồi chứ năng và vật liệu trị liệu. Phát huy tác dụng của Hội đồng thuốc
và điều trị; tăng cường công tác dược lâm sàng.

3- Đẩy mạnh triển khai một số kỹ thuật mới như: tư vấn sức khỏe, sốc điện
tâm thần, thể dục liệu pháp, các trắc nghiệm tâm lý, siêu âm doppler xuyên
sọ/mạch máu, kích thích thường xuyên sọ, CT –Scanner.
4- Phòng chỉ đạo tuyến phân công cán bộ quản lý theo cụm huyện (thị và
thành phố), tiếp tục cử cán bộ chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới theo yêu cầu
của đơn vị và nâng cao năng lực của mạng lưới cán bộ chuyên khoa. Triển khai
chương trình quốc gia tổ chức tập huấn theo cụm, xã, phường.
5- Tổ chức triển khai, giám sát tiến độ và đánh giá kết quả đề tài NCKH.
6- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh qua các buổi sinh hoạt
hội đồng bệnh nhân và tại cộng đồng; làm tốt công tác phòng chống thảm họa,
không để dịch bệnh xảy ra tại đơn vị; sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được cấp trên
điều động.
7- Xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ giám sát với tình hình thực tế tại đơn
vị thực hiện tốt luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

18


8- Cải thiện tốt quy trinh khám chữa bệnh, ứng dụng hiệu quả công nghệ
thông tin, tăng cường công tác kiểm tra và phát huy tác dụng tổ công tác đặc biệt
theo Chỉ thị 09; Thực hiện quy chế dân chủ, nâng cao Y đức, thực hiện tốt Quy
tắc ứng xử, khen thưởng kịp thời, chính xác và đảm bảo quyền lợi của cán bộ
viên chức. Giải quyết nhanh, chính xác và đảm bảo quyền lợi của cán bộ nhân
viên khi có đề nghị và đơn thư khiếu nại và tố cáo.
Với những giải pháp trên và để đạt được những mục tiêu công tác, bệnh
viện phải cố gắng tập trung và phát huy mọi tiềm lực sẵn có, huy động sức mạnh
tổng hợp của toàn thể cán bộ viên chức và người lao động phấn đấu hoàn thành
các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đề ra.

19



×