Tải bản đầy đủ (.doc) (233 trang)

Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường đại học sư phạm theo hướng chuẩn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 233 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng nghiên cứu sinh Các tài liệu, số liệu trích dẫn
trong luận án đều trung thực, có xuất xứ rõ ràng
Tác giả luận án


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý, giảng viên
Đại học sư phạm
Điểm trung bình
Định hướng giá trị
Đội ngũ giảng viên
Giá trị nghề nghiệp


Giá trị nghề nghiệp sư phạm
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục thể chất
Sinh viên sư phạm
Thực tập sư phạm

CHỮ VIẾT TẮT
CBQL
CBQL, GV
ĐHSP
ĐTB
ĐHGT
ĐNGV
GTNN
GTNNSP
GD&ĐT
GDTC
SVSP
TTSP


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
11

Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi
12
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
13
Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
cơng bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ NGHỀ
NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC
THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA
21
Những vấn đề lý luận về giá trị và giá trị nghề nghiệp của giáo
viên ngành giáo dục thể chất
22
Những vấn đề lý luận về giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh
viên ngành giáo dục thể chất theo hướng chuẩn hóa
23
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục giá trị nghề nghiệp
cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường Đại học Sư
phạm theo hướng chuẩn hóa
Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO
SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
31
Khái quát về các trường đại học sư phạm đào tạo giáo viên giáo
dục thể chất
32
Tổ chức khảo sát thực trạng
33
Thực trạng giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo

dục thể chất ở các trường Đại học Sư phạm theo hướng chuẩn hóa
34
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị nghề nghiệp
cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường Đại học Sư
phạm theo hướng chuẩn hóa
35
Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng giáo dục
giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các
trường đại học sư phạm
Chương 4 BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO
DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA
41
Định hướng giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo
dục thể chất ở các trường sư phạm theo hướng chuẩn hóa
42
Những biện pháp giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành
giáo dục thể chất ở các trường sư phạm theo hướng chuẩn hóa
43
Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG
BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

7
15

15
22
30

35
35
52
67
74
74
78
81
109
111

117
117
119
153
171
174
175


PHỤ LỤC

184


5


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tên
Nội dung
Trang
bảng
3 1 Đánh giá của CBQL, GV về tầm quan trọng của các GTNN
đối với hoạt động nghề nghiệp người giáo viên GDTC
81

3 2 Nhận thức của CBQL, GV về vị thế của nghề giáo viên
GDTC trong xã hội
84
3 3 Đánh giá của CBQL, GV về xác định mục tiêu giáo dục
GTNN cho sinh viên ngành GDTC
85
3 4 Thực trạng chương trình giáo dục GTNN trong đào tạo sinh
viên sư phạm ngành GDTC
86
3 5 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng sử dụng phương
pháp giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo
dục thể chất
87
3 6 Đánh giá của CBQL, GV về giáo dục GTNN cho sinh viên
ngành GDTC thông qua dạy học
89
3 7 Đánh giá của CBQL, GV về giáo dục GTNN cho sinh viên
qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
91
3 8 Đánh giá của CBQL, GV về giáo dục GTNN cho sinh viên
qua thực tập sư phạm tại các trường phổ thông
93
3 9 Đánh giá của CBQL, GV về giáo dục GTNN cho sinh viên
qua hoạt động ngoại khóa
95
3 10 Đánh giá của sinh viên về lý do theo học chuyên ngành GDTC
97
3 11 Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các GTNN
đối với hoạt động nghề nghiệp người giáo viên GDTC
99

3 12 Hứng thú của sinh viên đối với nghề nghiệp
102
3 13 Nguyện vọng của sinh viên về vị trí cơng tác khi ra trường
102
3 14 Sự tin tưởng của sinh viên đối với nghề nghiệp
103
3 15 Đánh giá của sinh viên về tính tích cực của sinh viên trong
các hành động học tập, rèn luyện
104
3 16 Thực trạng mức độ biểu hiện các GTNN cốt lõi theo tự
đánh giá của sinh viên ngành GDTC
107
4 1 Xác định các chuẩn GTNN từ mục tiêu đào tạo giáo viên
GDTC ở các trường ĐHSP
122
4 2 Bảng tóm tắt các chuẩn giá trị nghề nghiệp sư phạm ngành
giáo dục thể chất
125


6

19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29
30
31

43
44
45
46
47
48
49
4 10
4 11
4 12
4 13
4 14
4 15

Các lớp thực nghiệm và đối chứng
Bảng tiêu chí Cohen
Kết quả so sánh điểm số giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng
Kết quả thống kê mơ tả
Kết quả so sánh điểm số giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng
Bảng thống kê mô tả
So sánh giá trị trung bình điểm số của lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm
Giá trị P của phép kiểm chứng T-test
Mức độ ảnh hưởng của tác động

Kết quả đo thái độ của sinh viên
Kết quả so sánh điểm số giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng
Thống kê mô tả sau bài kiểm tra
So sánh giá trị trung bình điểm số của lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm
Kết quả đo thái độ của sinh viên

32

4 16
Tên

TT

biểu

Nội dung

34
35
36
37
38
39

đồ
41
42
43
44

45
46

Biểu đồ kết quả các loại điểm của 2 nhóm
Biểu đồ tần suất (%) điểm số của lớp thực nghiệm và đối chứng
Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra
Đồ thị tần suất (%) điểm số của lớp thực nghiệm và đối chứng
Biểu đồ thể hiện số lượng các loại điểm của 2 nhóm
Đồ thị tần suất (%) điểm số của lớp thực nghiệm và đối chứng

154
157
159
159
160
162
162
162
163
164
164
166
166
167

159
160
161
161
165

166


7

MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta
đã và đang đạt được những thắng lợi to lớn, vững chắc trên mọi lĩnh vực
Những thành tựu đó có tác động sâu sắc và làm thay đổi mọi mặt đời sống xã
hội, trong đó có sự thay đổi quan niệm về giá trị, định hướng giá trị và định
hướng giá trị nghề nghiệp Vì vậy, giáo dục định hướng giá trị đúng đắn cho con
người Việt Nam trong thời kì mới, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên, sinh viên là hết
sức cấp thiết Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định
phải: “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá
trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền
thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân,
nhất là thế hệ trẻ… Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với
giáo dục thế chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam " [14; tr 119]
Thực tế cuộc sống đã khẳng định nhà giáo là nhân tố quyết định chất
lượng giáo dục và đào tạo, khơng có nhà giáo giỏi, có phẩm chất tốt thì khơng
thể nói đến nền giáo dục phát triển bền vững Chất lượng đội ngũ nhà giáo hội
tụ ở các phương diện: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và
năng lực sư phạm tốt Tuy nhiên, trước những tác động của cơ chế thị trường
và hội nhập quốc tế hiện nay các trường đại học sư phạm khơng cịn thu hút
được nhiều học sinh giỏi vào học như những năm trước đây, nhiều sinh viên
đang học cũng chưa thực sự yên tâm với nghề, sau khi tốt nghiệp khơng ít
trường hợp đã chuyển đổi công việc Điều này cho thấy đã đến lúc cần phải
nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, phải chú ý đến việc giáo dục giá trị
nghề nghiệp cho sinh viên trong các trường sư phạm

Cùng với quá trình hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hố và hội nhập
quốc tế, giáo dục Việt Nam đang phát triển theo hướng chuẩn hóa về mục
tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, chuẩn


8

hóa nhà trường, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục…Trước
những yêu cầu này lại càng cho thấy tính cấp thiết của q trình đào tạo giáo
viên có chất lượng cao Giáo dục GTNN cho sinh viên sư phạm có vai trị quan
trọng trong q trình đào tạo giáo viên, nhằm xây dựng nền tảng lý tưởng, đạo
đức nghề nghiệp, hình thành nhân cách cho sinh viên - những nhà giáo tương lai,
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, chuẩn hóa nền giáo dục nước nhà
Hiện nay đội ngũ giáo viên GDTC trong các trường phổ thông khá
đông đảo, cùng với đồng nghiệp dạy các môn học khác nhau, họ đang thực
hiện mục tiêu giáo dục nhân cách tồn diện học sinh, trong đó có giáo dục sức
khỏe thể chất Đội ngũ giáo viên GDTC đủ về số lượng, mạnh về chất lượng
và có định hướng GTNN vững vàng thì sẽ góp phần thực hiện thành công sự
nghiệp đổi mới nền giáo dục nước nhà Thực tiễn cho thấy việc giáo dục
GTNN cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành GDTC ở các trường
ĐHSP nói riêng chưa được coi trọng đúng mức, kết quả giáo dục chưa đạt
được như mong đợi, chưa thực sự hướng đến chuẩn hóa đội ngũ giáo viên
GDTC ở các trường phổ thông hiện nay Thực trạng này xuất phát từ nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau Giáo dục GTNN cho SVSP ngành
GDTC cho đến nay vẫn chưa được thiết kế thành một học phần, hay một
chuyên đề để đưa vào chương trình đào tạo ở các trường ĐHSP, hình thức tổ
chức giáo dục ngoại khóa về giáo dục GTNN chưa phát huy được tác dụng
đối với chất lượng đào tạo giáo viên Bên cạnh đó, nhận thức về GTNN của
sinh viên cịn có những hạn chế, các em chưa có cơ hội nhận thức được giá trị
đích thực và ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn của nghề nghiệp, nên chưa thực

sự tự giác, tích cực tu dưỡng, chưa thực sự yên tâm và gắn bó với nghề, làm
ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP
Chính vì vậy, trong quá trình đào tạo tại trường, cần phải tăng cường giáo dục
giá trị nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm
Về phương diện nghiên cứu lý thuyết, cho đến nay đã có một số cơng
trình, luận án nghiên cứu về GTNN, định hướng GTNN, giáo dục GTNN cho


9

sinh viên nói chung và cho SVSP nói riêng, tuy nhiên vẫn chưa có một đề tài
nào nghiên cứu về giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC theo hướng
chuẩn hóa ở các trường ĐHSP
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục giá
trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục thể chất ở các trường đại học
sư phạm theo hướng chuẩn hóa”
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh
viên sư phạm ngành GDTC theo hướng chuẩn hóa; đề xuất các biện pháp giáo
dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP theo hướng chuẩn
hóa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP, đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan và chỉ ra những vấn
đề luận án cần giải quyết
Làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở
các trường ĐHSP theo hướng chuẩn hóa
Đánh giá thực trạng giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các
trường ĐHSP hiện nay và tìm hiểu nguyên nhân

Đề xuất các biện pháp giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở
các trường ĐHSP theo hướng chuẩn hóa
Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của biện
pháp được đề xuất
3 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP theo hướng chuẩn hóa
Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP theo
hướng chuẩn hóa


10

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về GTNN và giáo
dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC (đối tượng sinh viên đào tạo tập trung,
bậc đại học) ở các trường ĐHSP theo hướng chuẩn hóa
Phạm vi về khơng gian, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu giáo dục
GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP ở khu vực phía Bắc
Phạm vi về thời gian, các số liệu được sử dụng cho quá trình nghiên
cứu luận án được sử dụng từ năm 2016 đến nay (số liệu khảo sát năm 2020)
4 Giả thuyết khoa học
Giáo dục GTNN cho sinh viên là quá trình thống nhất biện chứng giữa
sự tác động giáo dục của nhà giáo dục và hoạt động tự giáo dục, tự định
hướng GTNN của người học Nếu quá trình giáo dục GTNN cho sinh viên
ngành GDTC ở các trường ĐHSP áp dụng đồng bộ, hệ thống các biện pháp
theo hướng chuẩn hóa như: Xây dựng chuẩn GTNN ngành GDTC; Chuẩn hóa
nội dung giáo dục GTNN; Tích hợp giáo dục GTNN vào các môn học; Tổ
chức cho sinh viên trải nghiệm nghề nghiệp sư phạm trong hoạt động thực

tiễn; Sử dụng tấm gương điển hình về nghề nghiệp để giáo dục GTNN

thì

sinh viên sư phạm sẽ chiếm lĩnh, hình thành và củng cố vững chắc các giá trị
nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngành
GDTC hiện nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giáo dục - đào tạo và xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo;
đồng thời vận dụng các quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - logic và thực
tiễn trong xem xét, giải quyết vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung lựa chọn
các hướng tiếp cận chủ yếu sau đây:


11

Tiếp cận phức hợp và hệ thống:
Giáo dục giá trị là vấn đề của giáo dục học, song cũng là vấn đề được đề
cập đến trong nhiều ngành khoa học khác nhau Do đó, cần chú ý đến quan
điểm phức hợp khi xem xét, xác định nội dung và phương thức giáo dục
GTNN cho sinh viên ngành GDTC
Xem xét giáo dục GTNN với tư cách là một hệ thống, trong đó là sự
tương tác qua lại một cách hữu cơ giữa các thành tố: mục đích, nội dung,
phương pháp, phương tiện, hình thức GTNN… Vì thế, khi đề xuất các biện
pháp giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP cần phải
quán triệt quan điểm hệ thống
Tiếp cận xã hội - lịch sử:

Là một quá trình giáo dục, giáo dục GTNN ln mang tính xã hội ¬- lịch
sử Trong mỗi quốc gia, vào mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, giáo dục giá trị đều
có những đặc trưng riêng về mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục,…Bởi
vậy, khi nghiên cứu về giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC cần phải
chú ý đến các đặc trưng của giáo dục giá trị theo lịch đại và đồng đại Đặc biệt,
phải đặt vấn đề tổ chức giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các
trường ĐHSP trong bối cảnh phát triển của xã hội về mọi mặt để xem xét
Tiếp cận hoạt động - giá trị:
Hoạt động và giá trị ln có sự gắn kết chặt chẽ, chi phối qua lại lẫn
nhau Chính nhờ sự tương tác này mà nhân cách của mỗi con người ngày càng
được hồn thiện Vì thế, khi nghiên cứu về giáo dục GTNN cho sinh viên
ngành GDTC ở các trường ĐHSP cần phải chú ý đến các hoạt động đa dạng
của nghề, tổ chức các hoạt động đó một cách thích hợp để tạo điều kiện cho họ
nhận thức, đánh giá, trải nghiệm về các GTNN và vận dụng các giá trị đó vào
việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn giáo dục
Tiếp cận chuẩn hóa:
Chuẩn trong giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường
ĐHSP là các tiêu chuẩn chất lượng trong hoạt động giáo dục GTNN được các


12

lực lượng sư phạm xây dựng và được dùng làm cơng cụ để thực hiện q trình
quản lý giáo dục theo định hướng quản lý chất lượng thay vì chế độ quản lý
hành chính chỉ huy Các chuẩn được biểu hiện bằng các tiêu chí và chỉ số đo
Chuẩn hóa trong giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường
ĐHSP là q trình chuẩn hóa các khâu, các bước của q trình giáo dục, đặc
biệt là chuẩn hóa được đội ngũ giáo viên đáp ứng được các chuẩn nghề nghiệp
đã ban hành Chuẩn hóa trong giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở
các trường ĐHSP cũng có những chức năng cơ bản là định hướng quá trình

giáo dục, quy cách hóa các sản phẩm, nguồn lực, phương tiện, hoạt động giáo
dục, tạo mơi trường chính thức cho sự phát triển giáo dục
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học
chuyên ngành và liên ngành, bao gồm:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, hệ
thống hố, khái qt hố các tài liệu có liên quan để rút ra những nội dung liên
quan trực tiếp đến giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường
ĐHSP theo hướng chuẩn hóa như: Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà
nước, các chỉ thị, nghị quyết của ngành GD&ĐT; mục tiêu, triết lý đào tạo của các
trường ĐHSP và các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu; phân tích, tổng hợp các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu về
công tác quản lý nhà trường, hoạt động dạy và học trong trường đại học
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng các mẫu phiếu trưng
cầu ý kiến đối với các lực lượng có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án
(CBQL các cấp, giảng viên, sinh viên) ở các trường ĐHSP và giáo viên ở các
trường phổ thông với tư cách là cơ sở tiếp nhận, sử dụng giáo viên GDTC
Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn (đàm thoại): Trò chuyện, trao đổi
với các đồng chí CBQL giáo dục, giảng viên, sinh viên ở các trường ĐHSP…
để tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến q trình giáo dục GTNN cho
sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP, đồng thời làm rõ các nội dung
thực nghiệm


13

Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát quá trình giáo dục
GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP theo hướng chuẩn
hóa, nhất là hoạt động giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên, công

tác tổ chức đào tạo ở các trường ĐHSP
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Tiến hành nghiên cứu
các báo cáo tổng kết giáo dục, đào tạo, các bản kế hoạch đào tạo; nội dung về
giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP; qua đó có
cơ sở thực tiễn để đánh giá giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các
trường ĐHSP hiện nay một cách đầy đủ và chính xác nhất
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên
quan đến đào tạo và quản lý đào tạo; từ đó rút ra những vấn đề liên quan trực
tiếp đến giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP theo
hướng chuẩn hóa
Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến của CBQL, giảng viên có
kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động QLGD, đào tạo, nhất là CBQL ở các trường
ĐHSP Đồng thời, xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học về lĩnh vực
QLGD, đào tạo; giáo dục GTNN cho sinh viên ở các trường ĐHSP hiện nay
Phương pháp thực nghiệm: nhằm kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu
quả của các biện pháp được đề xuất; việc thực nghiệm được tiến hành tại các
trường ĐHSP được khảo sát
Phương pháp toán học: Sử dụng toán thống kê để tổng hợp, xử lý số
liệu đã thu thập được trong q trình nghiên cứu
6 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã bổ sung và hoàn thiện lý luận về giáo dục GTNN cho sinh
viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP theo hướng chuẩn hóa, nhất là làm rõ
khái niệm về GTNN, giáo dục GTNN cho sinh viên sư phạm ngành GDTC
theo hướng chuẩn hóa
Luận án đã góp phần làm rõ được nhiệm vụ, nội dung, phương pháp,
hình thức giáo dục GTNN cho SVSP theo hướng chuẩn hóa, chỉ ra được các
GTNN cốt lõi cần giáo dục cho SVSP ngành GDTC và các yếu tố ảnh hưởng


14


đến giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP theo
hướng chuẩn hóa, làm cơ sở đề xuất các biện pháp giáo dục GTNN cho sinh
viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP theo hướng chuẩn hóa
Thơng qua đánh giá thực trạng đã chỉ ra những bất cập trong giáo dục
GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP theo hướng chuẩn hóa
về mục tiêu; nội dung và phương pháp, hình thức giáo dục; mơi trường, điều
kiện đảm bảo; về kết quả giáo dục và thực trạng hình thành định hướng giá trị
nghề nghiệp của sinh viên sư phạm ngành GDTC
Đã chỉ rõ nguyên nhân ưu, khuyết điểm của giáo dục GTNN cho sinh
viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP theo hướng chuẩn hóa; đề xuất hệ thống
các biện pháp giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các trường ĐHSP
theo hướng chuẩn hóa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận
Luận án đã làm phong phú thêm lý luận về giá trị nghề nghiệp, giá trị
nghề nghiệp sư phạm và giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDTC ở các
trường ĐHSP theo hướng chuẩn hóa Đây là vấn đề đang được các nhà giáo
dục quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế; đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục; sự biến đổi thang giá trị và giá trị hiện nay Kết quả nghiên cứu
lý luận sẽ đóng góp vào phát triển khoa học giáo dục
Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp những luận cứ, cơ sở khoa học phục vụ
hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức giáo dục GTNN cho sinh viên ngành
GDTC ở các trường ĐHSP theo hướng chuẩn hóa, đồng thời luận án có thể
làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục
8 Kết cấu luận án
Luận án kết cấu gồm: Mở đầu 4 chương; kết luận, kiến nghị; danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục



15

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1 1 Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
1 1 1 Những nghiên cứu về giá trị, giá trị nghề nghiệp
Giá trị đã được các nhà xã hội học nghiên cứu từ những năm đầu của
thế kỷ XX, khi hai nhà xã hội học F W Znaniecky (1882 - 1958) và W I
Thomas (1863 - 1947) dùng để phân tích về nhân tố tích cực đóng vai trị
quyết định hành vi của chủ thể trong tác phẩm nổi tiếng “The Polish Peasant
in Europe and American” (1918) Theo đó, “Giá trị là quan niệm về điều
mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh
hưởng tới việc chọn các phương thức, phương tiện, hoặc mục tiêu của hành
động” [15; tr 156] Như vậy, với quan niệm này giá trị có vừa mang tính cá
nhân vừa mang tính tập thể (nhóm) và có ảnh hưởng tới việc lựa chọn cách
thức, phương tiện mục tiêu của hành động Hay giá trị chi phối hành động của
các cá nhân và của nhóm xã hội
Từ những năm năm mươi của thế kỷ XX, giá trị đã được các nhà xã hội
học quan tâm nghiên cứu J H Fichter, một nhà xã hội học hiện đại Mỹ có
một định nghĩa đơn giản song khá lý thú về giá trị là: “Tất cả những cái gì có
lợi, đáng ham chuộng hoặc đáng kính phục đối với các cá nhân hoặc xã hội
đều có một giá trị” [16; tr 123]
Trong khi đó, J Macionis, nhà văn hóa người Mỹ khi bàn về giá trị trong
cuốn sách giáo khoa của ông về xã hội học ông viết: “Giá trị là những quy
chuẩn mà qua đó một thành viên của một nền văn hố xác định điều gì là
đáng mong muốn, điều gì khơng đáng mong muốn, điều gì là tốt, hay dở, điều
gì là đẹp hay xấu” [31; tr 104] Có thể thấy định nghĩa của Macionis là khá

đơn giản nhưng cũng đã bao quát và đầy đủ khi thừa nhận giá trị gắn liền với


16

những điều mong muốn của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng hướng tới các
hành vi mà họ lựa chọn, nhưng quan trọng hơn là sự đa dạng về giá trị của
con người dựa trên tiêu chí chung dưới những tác động chi phối trực tiếp của
nền văn hoá xã hội
Oconnor và các cộng sự (1961), Phân tích nhân tố về giá trị nghề nghiệp
[105], đã nghiên cứu về giá trị, sự biến đổi về giá trị đối với vấn đề nghề nghiệp
và việc làm trong thanh niên, các tác giả đề cao các yếu tố chủ yếu đối với giá trị
trong cơng việc, bao gồm: sự ổn định, tính kinh tế, tính vật chất, tính xã hội, tính
nghệ thuật, điều kiện làm việc và các mối liên hệ trong cơng việc, tính sáng tạo,
thành tích cơng việc, uy tín, sự độc lập và sự đa dạng
Donald E Super (1960), Giá trị công việc và việc làm [92] Tác giả đã
dày công nghiên cứu những giá trị trong công việc và đưa ra kết quả về hệ
thống giá trị trong công việc mà người lao động lựa chọn, được sắp xếp theo
thứ tự: 1 Lịng vị tha (altruism); 2 Tính nghệ thuật (esthestic); 3 Tính sáng
tạo (creativity); 4 Sự kích thích trí tuệ (intellectual stimulation); 5 Thành tích
(Achievement); 6 Sự độc lập (Independence); 7 Uy tín (Prestige); 8 Sự quản
lý (Managenment); 9 Sự đáp ứng kinh tế (Economic Returns); 10 Sự bảo
đảm (security); 11 Môi trường làm việc (surroundings); 12 Tương quan với
người quản lý, giám sát (supervisory relations); 13 Quan hệ đồng nghiệp
(associates); 14 Lối sống (way of life); 15 Sự đa dạng (variety)
William J Daughton (2002), Phân tích giá trị nghề nghiệp của bằng
quản lý kỹ thuật [87], đã thực hiện cuộc khảo sát những sinh viên đã tốt
nghiệp từ năm 1988 đến năm 1997 của trường Cao đẳng Kỹ thuật và Khoa
học Ứng dụng thuộc đại Học Colorado tại Boulder, Mỹ về giá trị của bằng tốt
nghiệp quản lý kỹ thuật khi sinh viên tốt nghiệp bước đầu di chuyển vào một

vị trí quản lý và các giá trị dài hạn để phát triển nghề nghiệp Kết quả nghiên
cứu cho thấy, những giá trị quan trọng của người làm quản lý kỹ thuật không
chỉ nắm chắc về các kỹ thuật chun mơn mà cần có thêm những kỹ năng
trong những lĩnh vực cụ thể


17

Harry Schwarzweller (2005), Định hướng Giá trị trong Lựa chọn Giáo
dục và Nghề nghiệp [103] Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng quan trọng của
các yếu tố cấu trúc xã hội và các hoạt động ĐHGT khác nhau đối với nguyện
vọng và kế hoạch mà học sinh lựa chọn ĐHGT có vai trò quan trọng trong kế
hoạch hành động Các dữ liệu cho thấy, chỉ số IQ, giới tính và nghề nghiệp
của cha, có tương quan với ĐHGT của học sinh Giá trị của cơng việc, lao
động trí óc một lần nữa được chứng minh là quan trọng trong quá trình ra
quyết định lựa chọn giáo dục và nghề nghiệp của học sinh trung học
Ryan D Duffy and William E Sedlack (2007), Đánh giá Động lực làm việc:
Lịch sử, lý thuyết, nghiên cứu và thực hành [91], đã tiến hành khảo sát 3570 sinh
viên cao đẳng năm thứ nhất để xác định những yếu tố họ cho là quan trọng khi lựa
chọn nghề nghiệp Hầu hết sinh viên được khảo sát đã khẳng định: hứng thú, lương
cao, đóng góp cho xã hội và vị thế là 4 giá trị công việc quan trọng
Marius Gerber (chủ biên) (2009), Khám phá các loại định hướng nghề
nghiệp: Một cách tiếp cận phân tích lớp học tiềm ẩn [93] Tác giả cho rằng,
có ba loại định hướng nghề nghiệp cơ bản đó là: Nghề nghiệp truyền thống;
nghề nghiệp độc lập; nghề nghiệp thảnh thơi Mỗi loại định hướng nghề
nghiệp này đều có những đặc trưng riêng và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác nhau như sự thay đổi của cấu trúc công ty/cơ quan; kinh nghiệm của
nhân viên, sự thay đổi của thị trường lao động
Mark A McKnight (2009), Khám phá các loại định hướng nghề nghiệp
[97] Khi bàn về tác động của gia đình, xã hội đến định hướng nghề nghiệp,

tác giả đã đi sâu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hướng nghiệp
của học sinh trung học ở khu vực nông thôn miền tây Hoa Kỳ Lý do lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh trung học chiếm tỷ lệ cao nhất là: “Các yếu tố xã
hội chiếm 16%; tiếp đến là khả năng giúp đỡ người khác: 13%, tiếp đến là
môi trường làm việc: 12%; các yếu tố tiếp theo được lựa chọn với tỷ lệ thấp
dần gồm: sự thay đổi vị trí/nhiệm vụ; sự quen thuộc của vị trí; thang lương;
khả năng tìm kiếm việc làm và cuối cùng là lợi ích từ vị trí” [97; tr 111]


18

Donna Dunning (2010), Ảnh hưởng của ngữ cảnh đến giá trị nghề
nghiệp [90], Khi bàn đến môi trường hoạt động ảnh hưởng đến định hướng
GTNN, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của ngữ cảnh lên các GTNN Bằng
việc khái quát những lý thuyết phát triển nghề nghiệp và phân tích những số
liệu thứ cấp từ khảo sát qua internet tác giả đã cho thấy ảnh hưởng lớn của các
yếu tố như tuổi, giới tính, các loại cá tính đến mục tiêu tìm kiếm cơng việc
cũng như việc xác định các GTNN
1 1 2 Những nghiên cứu về giáo dục giá trị nghề nghiệp, giáo dục
giá trị nghề nghiệp sư phạm theo hướng chuẩn hóa
Tsunesabura Makiguchi (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo [39],
Để thực hiện các mục tiêu GDGT, Tsunesabura Makiguchi cũng đề nghị
chuyển đổi chức năng người giáo viên từ chỗ là người truyền thụ tri thức
thành người hướng dẫn hữu ích cho tiến trình tìm tịi và học tập của học sinh
Ông cũng nhấn mạnh, “người giáo viên phải được đào tạo, bồi dưỡng các giá
trị trong nhân cách nghề nghiệp [39; tr 27]
Hawkes, N (2005), Giá trị dạy học với nâng cao chất lượng giáo dục
ở các trường tiểu học [98] Cơng trình nghiên cứu tác động của giáo dục giá
trị đến việc cải thiện chất lượng giáo dục Trong đó, việc giảng dạy và học tập
dựa trên giá trị, các giá trị tích cực của giáo dục đạo đức, theo hình thức giáo

dục giá trị, là cơ sở cho các phát triển chất lượng giáo dục Đáng chú ý,
nghiên cứu xem việc giáo dục các giá trị có thể cho phép học sinh tiếp thu và
hành động trên một quy tắc đạo đức cá nhân Tác giả cho rằng giáo dục giá trị
có thể có những tác động tích cực về chất lượng biểu hiện trên thái độ và hành
vi của học sinh trong nhà trường
Carr, D (2006), Nghề nghiệp và các giá trị nghề nghiệp của cá nhân
trong giáo dục và giảng dạy [88] đã nghiên cứu về tầm quan quan trọng của
GTNN trong giảng dạy, tác giả cho rằng, việc giảng dạy của giáo viên liên


19

quan đến việc chấp hành các nguyên tắc và nghĩa vụ đạo đức - nói rộng ra
giáo dục cũng có thể được coi là một quyền con người Tuy nhiên, tác giả cho
rằng sự phát triển nghề nghiệp không giới hạn bởi sự trung thành với nghĩa vụ
đạo đức Bởi đạo đức là các chuẩn mực tôn giáo, luật pháp, xã hội được hỗ trợ
để giúp mọi người cư xử có trách nhiệm
Hawkes, N (2008), “Mục đích của giáo dục giá trị” [99], khi bàn về
mục đích, vai trị của giáo dục giá trị trong nhà trường, tác giả cho rằng, mục
đích của giáo dục giá trị là giúp cá nhân suy nghĩ và phản ánh về các giá trị
khác nhau trong mối quan hệ với chính họ, với người khác, với cộng động và
thế giới rộng lớn; giúp cá nhân hiểu biết sâu sắc, thúc đẩy và có trách nhiệm
đối với những lựa chọn các vấn đề thuộc về cá nhân và xã hội tích cực; giúp
cho các cá nhân có khả năng lựa chọn các giá trị tinh thần, đạo đức, xã hội và
cá nhân riêng của họ, có hiểu biết về phương pháp thực tiễn để phát triển và
làm sâu sắc thêm các giá trị đó và khuyến khích các nhà giáo dục và những
người quan tâm nhìn giáo dục giá trị dưới góc độ là sự cung cấp cho học sinh
một triết lý sống, bằng cách đó tạo ra điều kiện cho họ phát triển tồn diện và
có sự lựa chọn của riêng họ, sao cho họ có thể hịa nhập những sự lựa chọn
của cá nhân với cộng đồng cùng sự tin tưởng, sự tôn trọng và có mục đích

Hawkes, N (2009), “Giáo dục giá trị và chất lượng giảng dạy tại
trường tiểu học West Kidlington” [100], tác giả cho rằng, giá trị có mối tương
quan đến chất lượng dạy học Giáo dục giá trị khơng chỉ là mơn học dựa vào
chương trình Chủ yếu nó thuộc về khoa học dạy học, một triết lý giáo dục và
thực tiễn thôi thúc phát triển các giá trị tích cực trong lớp học Dạy dựa vào giá
trị, suy nghĩ có hướng dẫn hỗ trợ q trình học tập như là việc tạo ra một q
trình có ý nghĩa đóng góp cho việc phát triển tư duy phê phán, tưởng thưởng,
hiểu biết, tự nhận thức, các kỹ năng bên trong cá nhân và liên cá nhân và quan
tâm đến người khác Đối với giáo viên, thông qua dạy học dựa vào giá trị, giúp


20

giáo viên phát triển nhận thức rõ ràng, chính xác về quan điểm, hành vi, cảm
xúc của riêng họ, nó như một phương tiện để làm sống các giá trị của riêng họ
Sau đó họ có thể giúp chính họ và những người khác phác thảo ra điều tốt nhất
về cá nhân, văn hóa, chất lượng xã hội, di sản và truyền thống của riêng họ
Điều này tác động đến việc cải thiện chất lượng dạy học
Carr, D (2010), “Giá trị cá nhân và nghề nghiệp trong giảng dạy” [89]
Tiếp tục nghiên cứu về vai trò của giáo dục giá trị với việc nâng cao chất lượng
giảng dạy, tác giả cho rằng việc giảng dạy của giáo viên giỏi được cho là liên
quan đến các hoạt động giá trị, nó không chỉ đơn thuần là việc chấp hành tốt
các qui định về các hoạt động giảng dạy Ông nhấn mạnh, giáo dục giá trị và
hiệu quả giảng dạy gắn bó chặt chẽ đan xen vào nhau, trong đó, các giáo dục
giá trị tác động hiệu quả đến việc học tập của học sinh thơng qua vai trị trung
tâm của giáo viên Ông tập trung vào các mối quan hệ và giá trị đạo đức của
giáo viên trong quá trình giảng dạy
Gellel, A (2010), “Vai trò của giáo viên trong giáo dục các giá trịnhững tác động đối với việc đào tạo giáo viên” [84], đã tập trung vào vai trò
của các chương trình đào tạo giáo viên, xây dựng và tạo điều kiện cho giáo
viên hình thành và phát triển nhân cách của họ, kích thích hứng thú khám phá

bản thân, ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với xã hội Tác giả cho rằng trở
thành một giáo viên có nghĩa là trở thành một phần của "cộng đồng thực hành
giảng dạy và truyền bá giá trị", tham gia đối thoại xã hội, và làm gia tăng sự
hiểu biết liên tục và tái hiểu biết về kiến thức, kinh nghiệm xã hội Với ý
nghĩa đó, tham gia hoạt động xã hội, đối thoại xã hội, thiết lập các mối quan
hệ xã hội là một yếu tố quan trọng của việc trở thành một giáo viên giỏi
Tirri, K (2010), Đạo đức nghề nghiệp cơ bản của giáo viên [104] Khi
nghiên cứu về các giá trị đạo đức nghề nghiệp cơ bản của người giáo viên, tác
giả đã khám phá bản chất của đạo đức nghề nghiệp của giáo viên ở Phần Lan
Tác giả cho rằng ý thức cao về đạo đức nghề nghiệp là một trong những động


21

lực quan trọng nhất để duy trì hy vọng và sự lạc quan trong công việc giảng
dạy vốn gặp nhiều khó khăn Bốn giá trị đạo đức nghề nghiệp của giáo viên
được xác định, đó là nhân văn, trung thực, công bằng và tự do
Laurie Brady (2011), “Các yếu tố ảnh hưởng trong Giáo dục giá trị
nghề nghiệp người giáo viên” [85] Khi nghiên cứu về giá trị người thầy và
các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị, tác giả cho rằng hiệu quả giảng dạy
của người giáo viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó việc giải quyết hài
hịa giữa trình độ thành thạo chun mơn với các mối quan hệ trong lớp học
giữ vai trò rất quan trọng, yếu tố đó làm nên giá trị của người thầy, những giá
trị trong dạy học của người giáo viên đặc biệt cần thiết cho việc nâng cao chất
lượng giáo dục Muốn giảng dạy có hiệu quả, người giáo viên cần quan tâm
đến các giá trị trong dạy học và dạy học dựa vào giá trị
Terry Lovat (2011), “Giá trị giáo dục và học tập toàn diện” [95], tác
giả chỉ ra rằng các cơ sở cơ bản các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đặt ra ở
đây là việc cho rằng mỗi người như một thực thể của giá trị vốn có Điều này
ngụ ý rằng mọi trẻ em, học sinh hoặc sinh viên cần được tiếp cận như một

người có khả năng tư duy và học tập Giá trị của một con người cần được tôn
trọng không phân biệt giới tính, vẻ bề ngồi, tuổi tác, tơn giáo, địa vị xã hội,
nguồn gốc

Các giá trị đạo đạo đức nghề nghiệp cần hướng tới trong giảng

dạy đó là chân thật, công bằng, quyền hạn và trách nhiệm
Terence Lovat and Neil Hawkes (2013), Giáo dục giá trị trong dạy học
[96], nghiên cứu về giáo dục giá trị trong giảng dạy, tác giả khẳng định giáo
dục các giá trị được quốc tế biết đến bởi một số cách diễn đạt khác nhau, nó
có thể được gọi là giáo dục đạo đức hay giáo dục tính cách Tùy thuộc vào
cách hiểu mà mỗi nước sử dụng nó như một phần của chương trình giảng dạy
Tuy có các cách diễn đạt khác nhau nhưng các nước đều thống nhất, giáo dục
giá trị trong trường học, đặc biệt là giáo dục những giá trị cá nhân và giá trị xã
hội có vai trị ngày càng quan trọng đối với giáo viên


22

Robert Thornberg and Ebru Oguz (2013), Mối quan hệ trong giáo dục
[106] Mục đích của cơng trình nghiên cứu là kiểm tra quan điểm giáo viên
Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ đối với giáo dục giá trị Nghiên cứu đã phỏng vấn
định tính với 52 giáo viên, hầu hết họ cho rằng, giáo dục giá trị chủ yếu là về
việc tuân thủ các giá trị và chuẩn mực xã hội, chỉ dẫn về cách đối xử với những
người khác và về trách nhiệm cá nhân Hoạt động giáo dục giá trị được mô tả
như hoạt động thực hành giảng dạy hàng ngày, trong mối quan hệ tương tác với
học sinh và xã hội
1 2 Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
1 2 1 Những nghiên cứu về giá trị, giá trị nghề nghiệp
Thái Duy Tuyên (chủ biên) (1994), Định hướng giá trị của thanh niên

Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường [71], tác giả đã khẳng định,
ĐHGT của thanh niên Việt Nam nói riêng và tồn xã hội nói chung đang có
sự biến đổi mạnh mẽ Đặc điểm nổi bật của thanh niên trong thời kỳ đổi mới
(sau 1986) là sự biến đổi nhiều mặt, mạnh mẽ và sâu sắc của giá trị về kinh tế,
tư tưởng, đạo đức, nhân văn, văn hóa, trong đó "việc làm và nghề nghiệp",
"việc học tập và phát triển tài năng" đang là mối quan tâm hàng đầu của thanh
niên Đồng thời cũng xuất hiện xu hướng chạy theo lợi ích cá nhân, coi nhẹ
lợi ích tập thể, phai nhạt lý tưởng Từ đó các tác giả đưa ra các giải pháp điều
chỉnh, giáo dục ĐHGT cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay
Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi
của giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường [6], tác giả cho
rằng, chính sự đổi mới và chuyển đổi sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi
mạnh những thang bậc giá trị trong xã hội Sự biến đổi giá trị diễn ra khá
nhanh và khá sâu rộng tuy nhiên về cơ bản những giá trị cao đẹp của truyền
thống đã từng tồn tại lâu dài trong lịch sử như chủ nghĩa yêu nước, truyền
thống nhân nghĩa, đồn kết, gia đình êm ấm, hồ thuận, tình nghĩa anh em,
bạn bè, các giá trị nhân văn và nhiều giá trị đạo đức khác vẫn tiếp tục được


23

đại đa số tơn trọng, giữ gìn Song bên cạnh đó một số giá trị đã từng đóng vai
trị quan trọng trong thời chiến, trong thời bao cấp đang có sự biến đổi mạnh
mẽ nhất là những giá trị kinh tế
Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1995), Giá trị - Định hướng giá trị nhân
cách và giáo dục giá trị [73] Với cách tiếp cận Hoạt động - Giá trị - Nhân
cách, đề tài đã nghiên cứu những giá trị chung như: giá trị nhân cách, GTNN,
giá trị truyền thống và hiện đại của nhóm học sinh, sinh viên, thanh niên nông
thôn, công nhân viên chức, cán bộ khoa học kỹ thuật, lực lượng vũ trang và
các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố ở ba miền Bắc, Trung, Nam Khi

nghiên cứu về ĐHGT nhân cách, các tác giả khẳng định, ĐHGT nhân cách
con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang có sự biến đổi so với thời
kỳ trước đổi mới Đặc trưng ĐHGT của con người Việt Nam hiện nay, vừa là
coi trọng giá trị truyền thống vừa coi trọng giá trị hiện đại Mặc dù vậy, vẫn
xuất hiện tư tưởng coi trọng giá trị cá nhân, giá trị vật chất mà coi nhẹ giá trị
xã hội, giá trị tinh thần
Phạm Gia Cường (2006), Định hướng GTNN và tính tích cực học
nghề của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây [7], tác giả cho rằng,
bên cạnh yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ĐHGTNN của sinh viên sư phạm
như “nghề sư phạm ít di chuyển, góp phần ổn định cuộc sống”; “nhu cầu
muốn có việc làm” thì yếu tố tấm gương của các giáo viên, của người thân
trong gia đình, truyền thống gia đình cũng ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến việc
chiếm lĩnh những GTNN sư phạm của sinh viên sư phạm hiện nay
Phạm Minh Hạc (2007), Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương
pháp NEO PI-R [21] Cơng trình là tập hợp của nhiều nghiên cứu trong và
ngoài nước đã cho thấy bức tranh chung về thực trạng giá trị, ĐHGT của một
số nhóm xã hội ở Việt Nam và nước ngoài trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở
phân tích thực trạng, cơng trình đã đề xuất những kiến nghị và giải pháp giáo
dục, xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay


24

Đặng Vũ Cảnh Linh (chủ biên) (2010), Con người Việt Nam truyền
thống - Những giá trị đối với sự phát triển [38] Tác giả đã làm rõ cơ sở hình
thành những đặc điểm của con người Việt Nam truyền thống, phân tích những
đặc trưng và giá trị của con người Việt Nam truyền thống (phẩm chất của con
người Việt Nam truyền thống; gia đình Việt Nam truyền thống; con người
Việt Nam trong mối quan hệ với dòng họ, làng xã và cộng đồng, chính sách
quản lý, xây dựng con người Việt Nam qua các thời kỳ), trên cơ sở đó đề xuất

những điều kiện và giải pháp kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống trong
quá trình CNH, HĐH đất nước Hướng nghiên cứu các giá trị truyền thống
dưới góc độ hiện đại của các lý thuyết phát triển mà tập thể tác giả triển khai
là mới mẻ và rất hữu ích cho sự phát triển xã hội
Phạm Minh Hạc - Thái Duy Tuyên (2011), Định hướng giá trị con
người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập [22] Đây là cơng trình nghiên
cứu cơng phu, tồn diện về giá trị, định hướng giá trị và kết quả nghiên cứu
thực tế về giá trị, định hướng giá trị trên các nhóm đối tượng khác nhau về
nhiều vấn đề như: về đồng tiền và sự làm giàu; tệ nạn xã hội, tiêu cực; tình
u hơn nhân gia đình, khoa học công nghệ, tài năng; nghề nghiệp việc làm;
cạnh tranh, hợp tác; lý tưởng, niềm tin, lối sống Tác giả cho rằng Nói đến giá
trị là nói đến đánh giá, tìm ra ý nghĩa của sự vật này, sản phẩm kia mà chủ thể
quan tâm, có ước muốn đạt được để thực hiện một mục đích nào ấy Đó là
thái độ (hệ thống thái độ) của từng con người đối với thế giới xung quanh,
một yếu tố cực kỳ quan trọng trong lối sống, cách sống
Phạm Minh Hạc (2012 ), Giá trị học [23] Nội dung của cơng trình được
trình bày khá sâu sắc toàn diện trên 24 bài mục, với nhiều vấn đề như: tìm
hiểu khoa học về giá trị, những cơ sở phương pháp luận của giá trị học, những
giá trị cơ bản phổ quát; tâm lý học giá trị, giáo dục giá trị; nguồn gốc, cơ chế
hình thành giá trị; tìm hiểu hệ giá trị ở một số nước trên thế giới trong đó có
Việt Nam

Trong các nội dung trên, tác giả dành ra một vài mục để viết về

giáo dục giá trị, tác giả cho rằng: giáo dục giá trị là một bộ phận trong chương


25

trình giáo dục, có thể là một học trình độc lập hoặc ghép vào luân lý học, đạo

đức học, giáo dục cơng dân, thậm chí ở tất cả các mơn học, chỗ nào có thể và
cần thiết, đều kết hợp giá trị [23, tr 209] Tác giả đưa ra 6 nhiệm vụ giáo dục
giá trị Những cơng trình trên khơng chỉ đơn thuần trình bày một số hiểu biết
về giá trị học mà chủ yếu cung cấp cơ sở lý luận để đúc kết và xây dựng hệ
giá trị chung của người Việt Nam trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới
Nguyễn Thị Nhân Ái (2012), Định hướng giá trị nghề của học sinh
trung học phổ thông một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ [2] Dưới góc độ Tâm lý
học, tác giả đã xác định những định hướng giá trị nghề của học sinh THPT
trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ ở một số
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời xác định được thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng (bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội- nghề nghiệp), tác
giả cho rằng “yếu tố bản thân học sinh là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến
định hướng giá trị nghề của các em” Luận án đã xác định các biện pháp tác
động tâm lý và thực nghiệm sư phạm nhằm cải thiện định hướng giá trị nghề
hướng đến sự sẵn sàng đối với nghề của học sinh THPT
Vũ Thị Phương Lê (2012), Định hướng giá trị của sinh viên sư phạm trong
các trường đại học vùng Trung bộ hiện nay [36], tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng
của định hướng giá trị đối với sinh viên sư phạm đó là: giúp sinh viên sư phạm
nhận thức đúng đắn vai trò to lớn của giáo dục và đặc thù của nghề dạy học; hình
thành nhân cách người giáo viên; nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng lý tưởng,
niềm tin cách mạng và giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo
1 2 2 Những nghiên cứu về giáo dục giá trị nghề nghiệp sư phạm
cho sinh viên ngành giáo dục thể chất theo hướng chuẩn hóa
Nguyễn Hồng Hải (2008), Xác định các GTNN cần giáo dục cho sinh
viên sư phạm tiểu học hiện nay [25] Nghiên cứu về các GTNN cần giáo dục
cho sinh viên sư phạm tiểu học, trong cơng trình này, tác giả khẳng định giáo
dục GTNN cho sinh viên sư phạm nói chung, sinh viên sư phạm tiểu học nói



×