Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá mô hình sản xuất lúa tại xã lam vỹ, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------------

NGƠ THU HIỀN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MƠ HÌNH SẢN XUẤT LÚA
TẠI XÃ LAM VỸ, HUYỆN ĐỊNH HĨA, TỈNH THÁI NGUN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2017 - 2021

Thái Nguyên, năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------------

NGƠ THU HIỀN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MƠ HÌNH SẢN XUẤT LÚA
TẠI XÃ LAM VỸ, HUYỆN ĐỊNH HĨA, TỈNH THÁI NGUN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Lớp

: K49 - KTNN

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2017 - 2021


Giáo viên hướng dẫn: TS. Hồ Văn Bắc

Thái Nguyên, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tơi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng
được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày…...tháng…...năm 2021
Sinh viên

Ngô Thu Hiền


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
này.Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu nhà trường và toàn thể
các thầy cô giáo khoa kinh tế và phát triển nông thôn đã truyền đạt cho em
những kiến thức cơ bản, tạo điều kiện giúp đỡ em hồn thành khóa luận.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo Ts.Hồ Văn Bắc đã
giành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình để em hồn thành

q trình nghiên cứu và hồn thiện khóa luận.
Qua đây em cũng xin cảm ơn tới ủy ban nhân dân xã Lam Vỹ đã nhiệt
tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt là toàn
bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian em về thưc tập đã tao điều kiện
thuận lợi cho em tiếp cận và thu thập những thong tin cần thiết cho đề tài
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè những người đã
động viên và giúp đỡ em về tinh thần vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản than có hạn,thời gian thực tập
khơng nhiều vì vậy khóa luận của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.
Vậy rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cơ giáo,sự đóng góp ý kiến
của các bạn sinh viên để bài khóa luận được hồn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng 06 năm 2021
Sinh viên

Ngô Thu Hiền


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CN

Cơng nghiệp


ĐB

Đồng bằng

FAOSTAT

Tổ chức nơng nghiệp thực phẩm

GDNN-GDTX

Gíao dục nghề nghiệp – Gíao dục
thường xun

GTNT

Giao thơng nơng thơn

HĐND

Hội đồng nhân dân

HQSX

Hiệu quả sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHKT


Khoa học kỹ thuật

NTM

Nông thôn mới

UBND

Uỷ ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận. ............................................................................................. 4
2.1.1. Các khái niệm liên quan. ......................................................................... 4
2.2. Tình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới. ........................................... 6
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới. ........................................................ 6
2.3.Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa ở Việt Nam. ...................................... 10

2.3.1.Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ........................................................ 10
2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam .................................................. 12
2.4. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thái Nguyên .......................................... 13
2.5. Tình hình sản xuất lúa của huyện Định Hóa ............................................ 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 16
3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .............................................. 16
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 16
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 16
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 16


v

3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 16
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 16
3.3.2. Các phương pháp xử lí số liệu: ............................................................. 17
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. ............................................................ 18
3.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả........................................................ 18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 20
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Định Hóa............................. 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20
4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ........................................................................ 22
4.2. Giới thiệu chung về xã Lam Vỹ ............................................................... 25
4.3. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ......................................................... 30
4.3.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của xã Lam Vỹ ............................. 30
4.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 32
4.4. Tình hình sản xuất lúa của xã Lam Vỹ .................................................... 34
4.4.1. Tình hình sản xuất chung. ..................................................................... 34

4.4.2. Tình hình sử dụng các giống lúa tại xã Lam Vỹ năm 2020 .................. 35
4.4.3. Các biện pháp kỹ thuật được bà con áp dụng trong sản xuất lúa.......... 40
4.4.4. Tình hình sâu bệnh hại lúa biện pháp phòng trừ tại xã Lam Vỹ năm 2020 .. 44
4.4.5. Các biện pháp kỹ thuật khác đang được áp dụng tại xã Lam Vỹ năm
2020 ................................................................................................................. 47
4.5. Những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp trong sản suất lúa tại xã Đam
Mỹ ................................................................................................................... 48
4.5.1. Những thuận lợi..................................................................................... 48
4.5.2. Những khó khăn .................................................................................... 48
4.5.3. Phương hướng ....................................................................................... 49
4.5.4. Giải pháp ............................................................................................... 49


vi

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng lúa trên thế giới trong 5 năm gần đây (2016 – 2020)....... 8
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa 10 nước đứng đầu thế giới năm 2018 .......... 9
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam trong những năm gần đây ... 11
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số vùng trồng lúa chính
ở nước ta........................................................................................ 12
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của xã Lam Vỹ giai đoạn 2017 2020............................................................................................... 30

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Lam Vỹ năm 2020 ......................... 31
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động xã năm 2020 .................................... 32
Bảng 4.4. Cơ sở vật chất xã năm 2020............................................................ 33
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa xã giai đoạn 2016-2020 ......... 35
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng các giống lúa tại xã Lam Vỹ vụ Xuân 2019..... 36
Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa theo phương pháp SRI năm
2019 – 2020................................................................................... 38
Bảng 4.8: So sánh các chỉ tiêu bình quân giữa lúa thường và lúa theo phương
pháp SRI........................................................................................ 39
Bảng 4.9 Tình sử dụng phân bón cho lúa của một số hộ dân trong xã vụ xuân
năm 2019 ....................................................................................... 42
Bảng 4.10. Số lần, tỷ lệ bón cho mỗi vụ của xã Lam Vỹ năm 2020 .............. 43
Bảng 4.11. Sâu, bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ trong vụ Xuân năm 2020...45
Bảng 4.12. Sâu, bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ trong vụ Mùa năm 2020 ....46


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lúa là một cây lương thực quan trọng trên thế giới chỉ sau lúa mỳ, hơn
40% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Đặc biệt là
các nước ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh. Trong cơ cấu sản xuất lương thực
của thế giới lúa gạo chiếm tới 26.5% (Lúa mỳ chiếm 30%, Ngô chiếm 24%).
Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chính cung cấp cho tồn xã hội, cây lúa là
một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong
việc giải quyết nhu cầu cây lương thực cho nhân dân. Lúa không chỉ đảm bảo
lương thực cho người dân mà nó cịn góp phần to lớn trong vai trị ổn định
chính trị xã hội. [8]

Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới của Đảng, sự nỗ
lực vươn lên của người dân và sự đóng góp của các nhà khoa học mà ngành
nơng nghiệp nước ta có những bước phát triển nhảy vọt. Việt Nam từ một
nước thiếu lương thực, nay đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo
hàng đầu thế giới.
Huyện Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái
Nguyên,Việt Nam. Huyện Định Hóa được biết tới với di tích quốc gia đặc
biệt An Tồn Khu Định Hóa và canh tác nông nghiệp ở đây là chủ yếu.
Trên địa bàn xã Lam Vỹ huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên sản phẩm
nông nghiệp đa dạng và cây lúa chiếm phần lớn mang lại thu nhập cho hộ
canh tác nông nghiệp.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng từ
Trung Ương đến địa phương về chỉ đạo Dồn Điền Đổi Thửa từ nhiều ô thửa
nhỏ thành một hoặc hai ô thửa lớn, tạo điều kiện cho việc sản xuất cũng như


2

áp dụng máy móc vào sản xuất. Vì vậy cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp được
cải tạo, tạo điều kiện cho nơng nghiệp phát triển thuận lợi.
Nguồn kinh phí từ Trung ương – Địa phương dành cho tập huấn tuyên
truyền chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được diễn ra thường
xuyên và liên tục. Vì vậy người dân đã dần thay đổi nhận thức và áp dụng
khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đưa những giống lúa mới, có
năng suất cao vào thực tiễn sản xuất. Vì vậy năng suất, sản lượng lúa trên địa
bàn xã ngày càng tăng, có hiệu quả từ thực tế đến sản xuất mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Đội ngũ Cán bộ Trồng trọt – Bảo Vệ Thực Vật, Khuyến Nông Viên cơ
sở bám sát đồng ruộng làm tốt cơng tác dự tính dự báo sâu bệnh qua các giai
đoạn phát triển của cây lúa nên trong những năm qua năng suất lúa tăng rõ rệt

và khơng có diện tích lúa bị thất thu do sâu bệnh sảy ra.
Tuy nhiên do các khu cơng nghiệp ở trong và ngồi tỉnh đã thu hút
lượng lớn người lao động tham gia tại các nhà máy, xí nghiệp tạo thu nhập
cao, ổn định. Người dân không mặn mà với nông nghiệp do lợi nhuận thu
được từ sản xuất nông nghiệp rất thấp.
Để phát huy vai trò và tiềm năng sản xuất lúa ở xã Đam Mỹ có hiệu quả
cao hơn trong thời kỳ sự cạnh tranh với các ngành sản xuất khác, cần nắm rõ
tình hình thực trạng, khắc phục một số khó khăn, áp dụng tiến bộ khoa học
phù hợp vào sản xuất. Để ngành sản xuất lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao,
góp phần ổn định an ninh lương thực cần phải tìm ra nguyên nhân, giải pháp
cụ thể. Vì vậy để nền nơng nghiệp xã Đam Mỹ phát triển cho năng xuất cao,
chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu cho người dân trong vùng, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mơ hình sản xuất lúa tại xã Lam Vỹ huyện
Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên".


3

1.2. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất lúa tại xã Lam Vỹ để thấy rõ những thuận
lợi và khó khăn của địa phương từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu
quả sản xuất cho người trồng lúa tại địa phương.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Thực tập tại xã Lam Vỹ để thu thập thơng tin tình hình sản xuất
nơng nghiệp.
- Thu thập số liệu báo cáo về thực trạng sản xuất lúa tại xã Đam Mỹ từ
những năm 2016, 2017, 2018, 2019,2020
- Điều tra tình hình sản xuất các hộ trồng lúa vụ mùa năm 2020 tại xã
Lam Vỹ.
- Xác định, phân tích, đánh giá được những thuận lợi, khó khăn sản

xuất lúa và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
của các nông hộ trên địa bàn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Các khái niệm liên quan.
2.1.1.1.Khái niệm mơ hình sản xuất.
- Mơ hình sản xuất là sự mơ tả bằng số học về quá trình sản xuất được
dựa trên mức giá và sản lượng của đầu vào lẫn đầu ra
2.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân.
 Khái niệm :
- Khi nói đến hộ nơng dân thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đến đó là những
hộ gia đình ở nơng thôn họ kiếm kế sinh nhai chủ yếu trong lĩnh vực nơng
nghiệp, và đây cũng chính là đối tượng được nghiên cứu chủ yếu của khoa
học nông nghiệp và phát triển nơng thơn. Nên có nhiều khái niệm về hộ nông
dân khác nhau được đưa ra.
- Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nơng,
lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng quan hệ huyết tộc, sống
chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, cùng tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Theo như nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) thì ơng lại cho rằng:
“Hộ nơng dân chính là một trong những tế bào của kinh tế - xã hội, là một
hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
 Đặc điểm :
- Hộ nông dân vừa là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản

xuất và vừa là một đơn vị tiêu dùng.
- Về quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng: Được biểu hiện ở trình độ
phát triển của hộ từ một nền sản xuất tự cung tự cấp chuyển sang nền sản xuất


5

hàng hóa. Và trình độ này sẽ quyết định đến quan hệ giữa hộ nông dân với thị
trường.
- Các hộ nông dân không chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mà
các hộ nơng dân cịn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với những mức
độ khác nhau.
- Trong sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều rủi ro, nhất là rủi ro
khách quan mà trong khi đó khả năng để khắc phục các loại rủi ro này lại rất
là hạn chế.
- Tư liệu sản xuất chủ yếu của hộ nông dân chủ yếu là ruộng đất, đối
với hộ ruộng đất chính là nguồn lực để đảm bảo cuộc sống cho gia đình.
- Nguồn lao động chủ yếu của hộ là lao động trong gia đình.
2.1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của kinh tế hộ
 Khái niệm : Kinh tế hộ nơng dân là một hình thức tổ chức kinh tế cơ
sở của xã hội, có đất đai, tư liệu sản xuất, lao động (chủ yếu là lao động gia
đình), tiền vốn để tiến hành sản xuất. Các quyết định trong sản xuất kinh
doanh và đời sống là phụ thuộc vào chủ hộ. Được Nhà nước công nhận, hỗ trợ
và tạo điều kiện để phát triển.
 Đặc điểm :
- Quy mô sản xuất nhỏ, do sản xuất với quy mơ nhỏ nên số lượng hàng
hóa được tạo ra của từng hộ là không lớn.
- Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên chất lượng của sản phẩm tạo ra
cũng chưa cao.
- Kinh tế hộ được đặc trưng bởi hình thức sản xuất tự cấp tự túc, sản

xuất hàng hóa với quy mơ nhỏ, mức sống cịn thấp.
- Năng suất lao động thấp do lao động chủ yếu là chưa qua đào tạo.


6

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ sản xuất diễn ra chậm: việc
chuyển sang các ngành phi nơng nghiệp của các hộ sản xuất cịn bị hạn chế,
hộ thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
- Về nhân lực: Sử dụng chủ yếu nguồn nhân lực tự có, đây là nguồn
nhân lực huy động trong gia đình để tăng gia sản xuất. Một số hộ sản xuất với
quy mơ lớn có thể th thêm lao động bên ngồi (lao động thời vụ).
- Về quy mô sản xuất: Thường sản xuất với quy mô nhỏ do điều kiện
của hộ về nguồn vốn còn hạn chế, năng lực quản lý (ở đây đề cập đến trình độ
của chủ hộ) cịn thấp và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thấp.
- Khả năng quản lý của hộ còn nhiều hạn chế. Do việc quản lý chủ yếu
chỉ dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được, chưa qua đào tạo.
- Nguồn vốn sản xuất: nguồn vốn còn hạn hẹp, nguồn vốn này chủ yếu
có từ chính hộ sản xuất tích lũy được và vay mượn người thân.
2.2. Tình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới.
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới.
- Trong suốt quá trình phát triển lịch sử, cây lúa hầu hết được trồng ở
các châu lục. Cây lúa là một trong 5 loại cây lương thực chính của thế giới, là
loại thực phẩm quan trọng cho > 50% số người dân trên thế giới. Hiện nay
trên thế giới có khoảng 114 nước trồng lúa phân bố trên tất cả các châu lục
nhưng tập trung trồng nhiều nhất là ở châu Á.
- Số liệu từ các tổ chức thế giới đều cho thấy sản lượng sản xuất và tiêu
thụ gạo thế giới năm 2020 đều ghi nhận tăng trưởng. Theo FAO, sản lượng
sản xuất gạo thế giới năm 2020 đạt 508,4 triệu tấn, sản lượng tiêu thụ gạo
năm 2020 đạt 510,3 triệu tấn, đều tăng 1,52% so với năm trước.

- Trong năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến thương
mại hàng hóa tồn cầu khi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, các biện pháp
cách ly gây thiếu hụt lao động. Tình trạng giao hàng chậm đã từng bị ảnh


7

hưởng rất nghiêm trọng tại hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ
và Thái Lan.
- Lần đầu tiên sau ba thập kỷ, Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất
thế giới, đã phải mua gạo Ấn Độ trong tháng 12. Bangladesh, nhà sản xuất
gạo lớn thứ ba thế giới, cũng phải nhập khẩu gạo do giá nội địa tăng lên mức
kỷ lục bởi nguồn cung khan hiếm...
- Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng sản xuất gạo toàn cầu
năm 2020 ước khoảng 501,1 triệu tấn, tăng 1,21% so với năm ngối. Trong
khi đó, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) ước tính sản xuất gạo toàn cầu năm
2020 đạt 503,4 triệu tấn, tăng 1,31% so với năm 2019
- Điều này cho thấy thị trường gạo trên thế giới vẫn tiếp tục tăng về cả
cung và cầu. Theo FAO, năm 2020, sản lượng sản xuất gạo thế giới đạt 508,4
triệu tấn, tăng 1,52% so với 2019.
- Theo tính tốn của FAO, sản lượng tiêu thụ gạo năm 2020 đạt 510,3
triệu tấn, tăng 1,52% so với cùng kỳ 2019. Cịn theo IGC ước tính sản lượng
tiêu thụ gạo ở mức 500,7 triệu tấn, tăng 0,83%
- Tại thị trường Việt Nam, 2020 là một năm thuận lợi với ngành gạo
mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Đầu vụ mất mùa
do thời tiết, cuối vụ lại bị hạn hán khiến sản lượng giảm 2%, song giá gạo
xuất khẩu tăng hơn 13% là mức tăng tốt nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo của
Việt Nam.
- Tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo cả năm 2020 đạt 6,15 triệu
tấn và 3,07 tỉ USD, giảm 3,5% về khối lượng nhưng tăng 9,3% về giá trị so

với năm 2019.
- Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại thị
trường nội địa, dự kiến tháng 1/2021 giá gạo tiếp tục giữ vững ở mức cao do
nhu cầu mua đều và đặc biệt là nhu cầu từ kho gạo chợ làm hàng Tết. Sau kỳ
nghỉ lễ dài, các hợp đồng giao dịch xuất khẩu còn chưa ký kết nhiều.


8

- Những diễn biến tích cực về giá gạo, các chính sách ưu đãi mới từ các
hiệp định thương mại mới như EVFTA đã tạo cơ hội bứt phá cho các doanh
nghiệp gạo. Nhiều công ty ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng, có
doanh nghiệp báo lãi gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.1 Sản lượng lúa trên thế giới trong 5 năm gần đây (2016 – 2020)
Năm

Sản lượng (triệu tấn)

2016

722,7

2017

734,9

2018

740,9


2019

551,6

2020

508,4
(Nguồn: FAO STAT, 2020)

Qua bảng 2.1 cho thấy trong 5 năm (2016 – 2020) sản lượng lúa trên
thế giới tăng dần mạnh nhất vào năm 2018 đạt 740,9 triệu tấn, nhưng đến năm
2019 năng suất lại giảm so với năm 2018 từ 740,9 triệu tấn xuống còn 551,6
triệu tấn. Trên thế giới lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu
Á lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu
Phí hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ.
Thế kỷ 21 với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, một số nước
có nền nơng nghiệp lạc hậu, thiếu đói triền miên nay đã vươn lên trở thành
nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó tình hình sản xuất
lúa trên thế giới chưa hẳn đã đồng đều giữa các châu lục, các quốc gia, rất
nhiều nước do nền khoa học chưa phát triển, điều kiện tự nhiên không thuận
lợi nên năng suất, sản lượng lúa chưa cao.


9

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa 10 nước đứng đầu thế giới năm 2018
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Ấn Độ

43,40

36,22

157,20

Trung Quốc

30,60

67,48

206,50

Indonesia

13,79

51,34


70,84

Bangladesh

11,82

44,19

52,23

Thái Lan

10,83

30,11

32,62

Việt Nam

7,903

55,73

44,04

Philippin

4,739


40,01

18,96

Brazil

2,34

52,01

12,17

Pakistan

2,89

24,23

7,005

Nhật Bản

1,57

66,97

10,54

Tên nước


(Nguồn: FAOSTAT, 2018)
Qua bảng số liệu 3 cho thấy các nước trồng lúa lớn trên thế giới hầu hết
là các nước khu vực Châu Á mà Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất
thế giới với 44,10 triệu ha, sau đó là Trung Quốc với 30,3 triệu ha tiếp đến là
Indonexia 13,28 triệu ha, Bangladesh 11,82 triệu ha, Thái Lan 11,63 triệu ha
và Việt Nam 7,903 triệu ha. Trung Quốc là nước có diện tích đứng thứ hai thế
giới sau Ấn độ nhưng năng suất lúa của Trung Quốc đạt 66,8 tạ/ha là nước có
năng suất lúa bình qn cao nhất thế giới. Nhật bản có diện tích nhỏ nhất
trong mười nước trên nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mà năng suất lúa
của Nhật khá cao đạt tới 65,2 tạ/ha đứng sau Trung Quốc trong khi đó Ấn độ
chỉ đạt 35,3 tạ/ha. Về sản lượng thì Trung Quốc đứng đầu về sản lượng 202,6
triệu tấn/năm.
Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới, nhưng giá
thành gạo của chúng ta lại thấp so với một số nước. Ngày nay chúng ta đã lai


10

tạo được nhiều giống mới cho năng suất, chất lượng tốt, bên cạnh việc phát
huy các giống địa phương ngon, nổi tiếng đã và đang góp phần thu một nguồn
ngoại tệ lớn cho đất nước.
2.3.Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa ở Việt Nam.
2.3.1.Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Cây lúa là lồi cây có ý nghĩa rất lớn trong đời sống vật chất và tinh
thần của người Việt Nam. Cây lúa tượng trưng cho nền văn minh lúa nước,
biểu tượng của sự no ấm, đầy đủ. Đối với mỗi người dân Việt Nam, cây lúa
không đơn thuần là cây lương thực không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày
của người dân Việt Nam, lúa là một nhân tố quan trọng trong việc hình thành,
phát triển văn hóa truyền thống Việt Nam và là một động lực thúc đẩy việc
hình thành, phát triển lịch sử. Lúa là cây lương thực quan trọng nhất cho sinh

kế của phần lớn người dân Việt Nam và cho an ninh lương thực quốc gia.
Nước ta có tổng diện tích đất tự nhên 33.111.300 ha. Trong đó đất sử
dụng trong nơng nghiệp năm 2014 là 7.348.400 ha chiếm 22,2% diện tích đất
tự nhiên của cả nước, cây lúa là một trong những cây có diện tích canh tác
nhiều nhất trong các loại cây lương thực và còn cho ra những sản phẩm nhiều
nhất để cung cấp một nguồn năng lượng sống hàng ngày cho 90 triệu dân trên
cả nước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mặc dù trong điều kiện thời tiết
hạn hán, nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn nhưng sản xuất lúa năm 2020
vẫn được mùa, năng suất lúa của cả 3 vụ: Đông xuân, lúa mùa và thu đông
năm 2020 ước tính đều tăng so với năm 2019. Trong đó, vụ đơng xn năm
nay là một vụ lúa thắng lợi với năng suất đạt 66,4 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha so với
vụ đơng xn năm 2019.
Tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây


11

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam trong những
năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)


(triệu tấn)

2016

7.720.1

55.5

43.66

2018

7.572.8

58.1

43.03

2019

7.473.8

58.2

43.45

2020

7.255.8


58,7

42,69

Năm

(Nguồn: FAOSTAT,2020)
Qua bảng 2.4 cho thấy, diện tích gieo cấy lúa nước ta thay đổi 2017 sản
lượng lúa có xu hướng bị thu hẹp lại còn 43.66 triệu tấn. Năm 2018 năng suất
lúa 43,03 triệu tấn giảm so với 2017. Năm 2019 sản lượng tăng lên 43.45 triệu
tấn. Đến năm 2020 sản lượng lúa 42,69 triệu tấn giảm so với năm 2019. Theo
số liệu của Tổng Cục Thống kê, diện tích gieo trồng lúa thu đơng năm 2020
ước tính đạt 724 nghìn ha, giảm 0,2 nghìn ha so với vụ thu đơng năm trước.
Diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt 1.584,6 nghìn ha, giảm 27 nghìn ha so
với vụ mùa năm 2019.
Từ đầu năm 2020 đến nay, trước diễn biến phức tạp của thời tiết và tình
hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ do dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên
tồn cầu đã khiến cho ngành nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói
riêng phải đối mặt với khơng ít khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, nhờ chủ
động các phương án ứng phó phù hợp, cùng những nỗ lực trong tái cơ cấu
nông nghiệp nên sản xuất lúa gạo của Việt Nam năm 2020 đã đạt được kết
quả tích cực, đánh dấu một năm với nhiều thắng lợi.


12

Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số vùng trồng lúa
chính ở nước ta.
Chỉ tiêu


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

1.130,7

59,2

6.698

688,8

47,6

3.275,8

1.230,2

53,7

6.600,7


Tây Ngun

231,5

50,2

1.162,8

Đơng Nam bộ

280,3

48

1.345,8

4.337,9

57,6

24.993

Vùng
Đồng bằng Sơng Hồng
Trung Du miền núi phía bắc
Bắc Trung bộ và Duyên Hải Miền Trung

Đồng Bằng Sông Cửu Long

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2019)

2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
- Những năm gần đây, công tác nghiên cứu, chọn, tạo giống lúa của
Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần thúc đẩy ngành sản
xuất gạo phát triển, từ đó đảm bảo an ninh lương thực, an ninh xã hội, ổn định
chính trị và phát triển kinh tế.
- Đến năm 2020, công nghệ sinh học đã đưa ra một loạt công cụ hiệu

quả cho chọn tạo giống lúa, như: Tiến hành thu thập, đánh giá, giải mã gene
tập đoàn lúa bản địa Việt Nam với trên 600 giống, đại diện cho các đặc tính
quý như năng suất cao, chất lượng phù hợp, thơm, chống chịu hạn, mặn, lạnh,
kháng một số sâu, bệnh hại quan trọng… Ứng dụng các phương pháp MAS
và MABC chọn tạo, cải tiến một số tính trạng của giống phổ biến trong sản
xuất như BC15 kháng đạo ôn, Bắc thơm 7 kháng bạc lá, Bắc thơm 7 chịu
mặn, Bắc thơm 7 chịu ngập, OM429 chịu mặn… Ứng dụng công nghệ chỉnh
sửa gen đã tạo được 66 dòng lúa TBR225 thế hệ T0; 19 dòng lúa Bắc thơm 7
thế hệ T1 đã được chỉnh sửa gen mẫn cảm với bệnh bạc lá ở dạng đồng hợp


13

và không mang cấu trúc DNA ngoại lai trong hệ gen. Ứng dụng cơng nghệ
tương tác trên tồn hệ gen (GWAS) xác định được 17 QTLs kiểm sốt các
tính trạng chịu hạn, 13 QTLs kiểm sốt tính trạng sinh trưởng, phát triển bộ lá
và 29 QTLs mới liên quan đến cấu trúc bông…
- Đối với nghiên cứu ứng dụng: Đã chọn, tạo được khoảng 160 giống

lúa tẻ thuần, 50 giống lúa ưu thế lai. Một số giống lúa thuần chiếm tỷ trọng
rất lớn như: Giống OM5451 trên 670 ngàn ha, OM6976 trên 540 ngàn ha,
OM4900 trên 497 ngàn ha, Khang dân 18 trên 404 ngàn ha, BC15 trên 268
ngàn ha, Jasmin 85 trên 251 ngàn ha…; lúa lai như Nhị ưu 838, Thái xuyên

111, HYT 116… Các giống lúa mới chọn tạo này có năng suất cao hơn
khoảng 5-10% so với giống lúa cũ, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho người
sản xuất.
2.4. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thái Nguyên
Theo số liệu ngành Nông nghiệp cung cấp, những năm qua, sản xuất
lúa của Thái Nguyên liên tiếp được mùa.
Lúa gạo (sản phẩm chủ lực quốc gia): Nâng cao hiệu quả sử dụng đất
lúa; sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, trong đó duy trì diện tích gieo cấy lúa toàn
tỉnh hàng năm đạt 65.400 ha trở lên để đảm bảo sản lượng đạt trên 350.000
tấn lúa/năm đảm nhu cầu tiêu dùng lương thực trong tỉnh. Phát triển vùng sản
xuất lúa tập trung quy mô lớn, sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng;
cánh đồng sản xuất một giống, áp dụng kỹ thuật thâm canh, canh tác lúa SRI,
3 giảm - 3 tăng, tiếp tục nhân rộng các mơ hình sản xuất các sản phẩm gạo
đặc sản có thương hiệu như: Nếp Vải Phú Lương, nếp Thầu Dầu Phú Bình,
gạo Bao Thai Định Hóa. Phát triển mở rộng các vùng sản xuất lúa hữu cơ tại
các huyện Phú Bình, Đại Từ; mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa năng
suất, chất lượng cao, hữu cơ, đặc sản đến 2025 đạt trên 50% diện tích gieo cấy
tồn tỉnh.


14

2.5. Tình hình sản xuất lúa của huyện Định Hóa
10 năm trước (1999), năng suất lúa bình quân của huyện Định Hóa là
46 tạ/ha. 10 năm sau, năm 2009 năng suất lúa bình quân của huyện chỉ đạt 48
tạ/ha. Bởi vậy, với diện tích gieo cấy cả năm là 8.000ha lúa, nhưng sản lượng
thóc của huyện chỉ đạt từ 39 nghìn đến 44 nghìn tấn. Điều đáng nói là trong
10 năm vừa qua, huyện cũng đã triển khai nhiều dự án, chương trình cải tạo
giống lúa cũ, nhân rộng các giống lúa mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật
trong thâm canh tăng năng suất cây trồng. Là địa phương sở hữu loại gạo đặc

sản Bao thai được nhiều người ưa chuộng, nhưng diện tích giống lúa này cũng
chỉ chiếm khoảng 1.800ha (cấy ở vụ mùa) và năng suất chỉ đạt 48 tạ/ha. Các
giống lúa chủ yếu được bà con nông dân trong huyện gieo cấy là Khang dân,
đang trong giai đoạn thối hóa nên năng suất thấp. Được biết, đã từ lâu nhiều
địa phương khơng cịn sử dụng giống lúa Khang dân để gieo cấy nữa, nhưng
ở Định Hóa, Khang dân hiện vẫn chiếm chủ đạo với khoảng 60% diện tích,
năng suất đạt khoảng 49 tạ/ha.[10]
Để cải thiện năng suất, sản lượng lương thực trên địa bàn, huyện Định
Hóa (tình Thái Nguyên) hiện đang tập trung triển khai các giải pháp để nâng
cao giá trị sản xuất trên đất nơng nghiệp. Huyện duy trì sản xuất Bao Thai đặc
sản địa phương với tổng diện tích 2800ha. Ngồi ra, cịn hướng dẫn bà con
kết hợp bón phân cân đối, hợp lý theo yêu cầu của từng loại giống lúa. Vụ
xuân tới, huyện sẽ tạo điều kiện khuyến khích bà con nơng dân tăng diện tích
lúa lai, nhằm tăng năng suất, sản lượng để bù cho vụ mùa tập trung gieo trồng
lúa bao thai. Về nước tưới, huyện cũng đã chỉ đạo các phịng chun mơn, các
xã khó khăn về nguồn nước tập trung các nguồn vốn ưu tiên đầu tư xây dựng
các cơng trình hồ đập, trạm bơm, kênh mương, nhằm cải thiện diện tích gieo
cấy cũng như tăng năng suất lúa cả năm…


15

Sau 5 năm đưa vào trồng thử nghiệm giống J02 Với ưu điểm cho năng
suất cao hơn các giống lúa khác từ 10-12 tạ/ha, có khả năng chống chịu sâu
bệnh tốt, chất lượng gạo dẻo, thơm ngon, lại phù hợp với cơ cấu vụ xuân và
vụ mùa. Những năm gần đây, giống lúa J02 đã được bà con nông dân trên địa
bàn huyện Định Hóa gieo cấy với diện tích lớn. Từ vụ xuân năm 2016 đến
năm 2020 tại 6 xã Bảo Cường, Kim Phượng, Tân Dương, Lam Vỹ, Bảo Linh,
Linh Thông với quy mô 74ha. Hiện nay, giống lúa J02 đã được Trung tâm
Dịch vụ nông nghiệp huyện Định Hóa thực hiện mở rộng trên địa bàn 23/23

xã thị trấn với tổng diện tích trên 500ha/vụ, chiếm 12,5% diện tích gieo cấy
tồn huyện. Cùng với việc hỗ trợ, khuyến khích người dân mở rộng diện tích
gieo cấy giống lúa J02, Trung tâm Dịch vụ nơng nghiệp huyện cịn triển khai
thực hiện mơ hình cánh đồng một giống J02. Việc triển khai thực hiện cánh
đồng một giống J02 đã giúp bà con giảm được chi phí sản suất, nâng cao năng
suất, chất lượng cây trồng; đồng thời, từng bước thay đổi thói quen canh tác,
tư duy sản xuất nhỏ lẻ để hướng đến sản xuất hàng hóa.
Đến nay, giống lúa J02 được bà con trên địa bàn huyện đưa vào gieo
cấy với diện tích ngày càng tăng và đang từng bước thay thế các giống lúa
truyền thống năng suất thấp tại địa phương.


16

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
Các hộ làm nông nghiệp (trồng lúa) trên địa bàn xã Lam Vỹ (50-80 hộ)
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/02/2021 đến ngày 15/03/2021 đến địa phương khảo sát
thống kê lấy số liệu.
Từ ngày 15/3/2021 đến ngày 01/05/2021 tổng hợp phân tích số liệu viết
báo cáo.
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Trên địa bàn xã Lam Vỹ huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Tổng quan về sản xuất canh tác lúa của địa bàn xã Lam Vỹ:
-Hiện trạng sản xuất lúa tại địa bàn xã.
- Tình hình sản xuất lúa của các hộ nơng dân.

- So sánh các mơ hình canh tác của các hộ dân.
- Đề xuất giải pháp phát triển cây lúa.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
-Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: các báo cáo tổng kết,số liệu thống kê
của các phòng ban trong huyện, xã và các hộ sản xuất.
- Số liệu nghiên cứu báo cáo văn bản của xã về tình hình năng xuất
sản lượng của xã đạt được qua các năm.
- Số liệu sơ cấp:


×