Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ đề tài HÀNG hóa sức LAO ĐỘNG và vấn đề TIỀN LƯƠNG, cải CÁCH TIỀN LƯƠNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.09 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI
HÀNG HĨA SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG,
CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Lớp hành chính: Anh 03 - Kế tốn Kiểm tốn
Lớp tín chỉ: TRI115(GD1+2-HK1-2122)K60.6
Khối: 5 - Khóa: 60
Mã số sinh viên: 2114810036
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang

Hà Nội, năm 2022

download by :


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………...2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG……....3
1. Sức lao động là gì?........................................................................................... 3
2.

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa……..................3

3.


Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động…………………....4

CHƯƠNG II: TIỀN LƯƠNG VÀ CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY……………………………………………...6
1.Tiền lương (tiền công) trong chủ nghĩa tư bản………………..6
2.

Các giai đoạn cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam…...7

3.

Đánh giá chung về chính sách cải cách tiền lương ở Việt Nam

qua các năm…………………………………………………....11 KẾT
LUẬN………………………………………………………….14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………15

1

download by :


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế thị
trường tương đối ổn định.Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi
phát triển nhanh nhất thế giới,được kỳ vọng trở thành một trong những thị
trường mới nổi phát triển nhanh nhất khu vực châu Á.Trong xu thế hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới, vấn đề lao động có vai trị quan trọng, mang
tính cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế.Yếu tố con
người được đặt ở vị trí trung tâm nên vì vậy việc phát triển thị trường sức

lao động sao cho hợp lý là một vấn đề hết sức cần thiết đối với nền kinh tế
Việt Nam hiện nay, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh
hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế với ưu
thế là lực lượng lao động dồi dào, trình độ tốt. Để cho người lao động gắn
bó lâu dài cũng như phát huy được thế mạnh của mình thì cần có chính sách
tiền lương hợp lý.Chính sách tiền lương là một trong các chính sách quan
trọng trong an sinh xã hội, có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng triệu
người lao động. Thực hiện chính sách tiền lương đúng sẽ trở thành động lực
phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, thực
hiện tốt hơn công bằng xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ
máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế.Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt. Chủ
nghĩa Mác-Lênin đã có những luận điểm khoa học, tồn diện và biện chứng
khi lý luận về hàng hóa sức lao động.Tiền lương là biểu hiện của giá trị hàng
hóa sức lao động.Tuy nhiên, hiện nay, chính sách tiền lương ở Việt Nam vẫn
còn nhiều hạn chế so với nhu cầu thực tiễn của đất nước. Do vậy, em đã lựa
chọn đề tài: “ Hàng hóa sức lao động và vấn đề tiền lương, cải cách tiền
lương ở Việt Nam hiện nay” để phân tích rõ hơn về điều này thơng qua
những cơ sở khoa học thuyết phục và nhu cầu thực tiễn.
2

download by :


I . LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG:
1. Sức lao động là gì?

Để hiểu rõ hơn về hàng hóa sức lao động, đầu tiên ta tìm hiểu về khái
niệm: “ Sức lao động”.
Theo C.Mác, “ Sức lao động là năng lực lao động của con người. Nó

bao hàm tồn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người có thể sử
dụng để tiến hành quá trình sản xuất”.
Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản
xuất.
2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản
xuất. Nhưng không phải trong bất cứ điều kiện nào, sức lao động cũng là
hàng hóa. Sức lao động chỉ biến hành hàng hóa khi có hai điều kiện nhất
định sau:
- Đầu tiên, người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả

năng chi phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị
trường với tư cách là hàng hố, nếu nó do bản thân con người có sức lao
động đưa ra bán. Muốn vậy, người có sức lao động phải có quyền sở hữu
năng lực của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hố địi hỏi phải thủ
tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến.Bởi trong các chế độ đó,
người nơ lệ hay bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô, họ không thể tự thỏa
thuận mua bán sức lao động của mình mà phải làm việc theo yêu cầu của
chủ nô.
-

Thứ hai, là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và khơng

có của cải, khơng thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy,
người lao động mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì khơng cịn
cách nào khác để sinh sống. Theo đó, để tạo ra sản phẩm thì cần có hai yếu
tố là sức lao động và tư liệu sản xuất. Khi có tư liệu sản xuất thì một người
3


download by :


chỉ cần dùng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm nhưng khi khơng có
tư liệu sản xuất thì lúc này người đó phải bán đi sức lao động.Tuy nhiên, có
một điểm đáng chú ý là người lao động có thể bán sức lao động nhưng họ
chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định chứ khơng bán cả ngày vì
nếu bán cả ngày thì người lao động đang bán mình, lúc này họ chính là nơ
lệ.
Sức lao động biến thành hàng hố là điều kiện quyết định để tiền biến
thành tư bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thơng hàng hố
và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của
lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một
mức độ nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ,
phường hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để
cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức
lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã
báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội - thời đại của
chủ nghĩa tư bản.
3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:

Hàng hóa sức lao động cũng như các loại hàng hóa khác, có hai thuộc
tính của hàng hóa: Giá trị và giá trị sử dụng.
3.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được
quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động. Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống
của con người. Để sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân
phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định (như ăn,mặc, giáo

4

download by :


dục, y tế, giải trí…). Bởi vậy, giá trị của lao động ngang bằng với giá trị của
toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để duy trì cuộc
sống bình thường của người cơng nhân và gia đình.
Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động
sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được xác
định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của
người có sức lao động ở trạng thái bình thường. Khác với hàng hố thơng
thường, giá trị hàng hố sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch
sử.Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của cơng nhân khơng chỉ có nhu cầu về
vật chất mà cịn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,…).
Đối với một nước nhất định trong một thời kỳ, quy mô tư liệu sinh hoạt
cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Cấu thành giá trị
của hàng hóa sức lao động bao gồm:
-

Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân người công nhân.

-

Phí tổn đào tạo cơng nhân

-

Giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết nuôi sống con

cái người công nhân.
Nhu cầu tư liệu sinh hoạt của người công nhân thay đổi khác nhau theo

từng giai đoạn và từng khu vực. Nói về sự biến đổi của giá trị sức lao động
trong một thời kỳ nhất định, cần nghiên cứu sự tác động qua lại của hai xu
hướng đối lập nhau. Một là sự tăng nhu cầu trung bình xã hội về hàng hố
và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, do đó làm tăng giá trị sức lao
động. Hai là sự tăng năng suất lao động xã hội, do đó làm giảm giá trị sức
lao động.
3.2. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động:
5

download by :


Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động là cơng dụng của sức lao động có
thể thỏa mãn nhu cầu của người mua qua quá trình sản xuất. Giá trị sử dụng
của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ thể hiện ra
trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến
hành lao động sản xuất. C.Mác đã phát hiện những bí mật bên trong hàng
hóa sức lao động - tính chất đặc biệt của hàng hố sức lao động được thể
hiện đó là:
Hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng đặc biệt khác với giá trị sử
dụng hàng hóa thơng thường: Khi sử dụng sức lao động sẽ tạo ra một giá trị
mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư
(giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dơi ra ngồi giá trị sức lao động do
công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà
tư bản).Vậy, giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá
trị. Nó là chìa khố để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Như vậy, tiền chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hố.

Ví dụ, tồn bộ số tư liệu sinh hoạt ni sống và duy trì sức lao động của
người công nhân trong một tháng là 300 đô (bao gồm: thực phẩm, y tế, quần
áo,..) nhưng khi làm việc cho nhà tư bản, người cơng nhân có thể tạo ra giá
trị gia tăng lên tới 500 đô la , chênh lệch 200 đơ chính là giá trị thặng dư nhà
tư bản chiếm đoạt.

CHƯƠNG II: TIỀN LƯƠNG VÀ CẢI CÁCH TIỀN
LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Tiền lương (tiền cơng) trong chủ nghĩa tư bản:
1.1. Tiền lương là gì?
-

Tiền lương là sự biểu hiện bảng tiền của giá trị hàng hóa sức
lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động.
6

download by :


-

Tiền lương biểu hiện là giá cả của lao động vì: cơng nhân bán
quyền sử dụng sức lao động.Bởi vì: thứ nhất, nhà tư bản trả
tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản
xuất ra hàng hóa; thứ hai, tiền cơng được trả theo thời gian lao
động (giờ, ngày, tuần, tháng), hoặc theo số lượng hàng hóa đã
sản xuất được.Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không
phải là lao động, mà là sức lao động.

1.2. Các hình thức tiền lương cơ bản:

- Tiền cơng tính theo thji gian: là hình thức tiền cơng tính theo thời gian

lao động của cơng nhân dài hay ngắn (giờ, ngày, tuần, tháng).
- Tiền cơng tính theo sản phkm: là hình thức tiền cơng tính theo số lượng

sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hồn thành trong một thời
gian nhất định.
Để tính đơn giá tiền cơng, người ta lấy tiền cơng trung bình một ngày chia
cho số lượng sản phẩm một công nhân làm ra được trong một ngày lao động
bình thường, mỗi một sản phẩm được trả công theo đơn giá nhất định.
1.3.Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế:
-

Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do
bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.

-

Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng
hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng
tiền công danh nghĩa của mình.

2. Các giai đoạn cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam :

Trước khi phân tích và đánh giá chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện
tại thì chúng ta cần nhìn lại quá khứ , xem những chính sách cải cách tiền
lương nào được Chính phủ Việt Nam đề xuất và thực hiện.Chính sách tiền
7

download by :



lương là một trong các chính sách quan trọng trong an sinh xã hội, có liên
quan trực tiếp đến đời sống hàng triệu người lao động. Thực hiện chính sách
tiền lương đúng sẽ trở thành động lực phát huy nhân tố con người trong sự
nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng u cầu sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

● Giai đoạn 1960-1984:
Sau khi kết thúc chiến tranh, những yêu cầu trong việc sửa đổi chế độ
tiền lương đối với người lao động tại miền Bắc Việt Nam chính thức được
triển khai vào năm 1960, sau khi hoàn thành cải tạo kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Trong mỗi ngành đều có mức lương thấp nhất (mức lương bậc một - mức
lương khởi điểm) được trả cho người lao động ứng với cơng việc địi hỏi
trình độ và cường độ lao động thấp nhất.
Ngày 5/7/1960, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP quy
định chế độ lương thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. Một trong những
điểm nhấn của chính sách cải cách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn
1960-1984 là hướng tới mục tiêu chiếu cố toàn diện, cân nhắc kỹ lưỡng giữa
yêu cầu và khả năng, kết hợp nguyên tắc với thực tế để vận dụng đúng đắn
nguyên tắc phân phối theo lao động vào tình hình thực tế đất nước (...),
chống chủ nghĩa bình quân, phải chống xu hướng địi cơng bằng hợp lý một
cách tuyệt đối, khơng phù hợp với hồn cảnh thực tế của đất nước.
● Giai đoạn 1985-1992:
Hội đồng Bộ trưởng Về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên
chức và các lực lượng vũ trang đã ban hành Nghị quyết của hội nghị Trung
ương 8 khóa V( tháng 6-1985) và Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985
đã dẫn đến một cuộc cải cách lớn về giá - lương - tiền, mở đầu cho thời kỳ
8


download by :


đổi mới đất nước.Ngày 28/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số
202-HĐBT và Quyết định số 203-HĐBT. Ngày 29-8-1990, Bộ trưởng Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội ra Quyết định số 356/LĐTBXH/QĐ về
mức lương tối thiểu của người lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi.
Chính sách trong thời gian này được đánh giá cịn nhiều hạn chế, tuy
nhiên có thể khẳng định chính sách cải cách tiền lương của Việt Nam trong
giai đoạn 1985-1992 có tiến bộ đáng kể trong việc quy định về tiền lương tối
thiểu; có sự phân định về tiền lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp trong
nước và các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đảm bảo sự công bằng
trong việc trả công cho người lao động.
● Giai đoạn 1993-2002:
Giai đoạn này được đánh dấu bằng các văn bản: Nghị định số 26/CP
quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp; Nghị định
số 25/CP của Chính phủ ban hành ngày 23/5/1993; Bộ luật Lao động (1994);
Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Thông tư số
11/LĐTBXH-TT ngày 3/5/1995 hướng dẫn Nghị định số 197/ CP...v.
Một đặc điểm của chính sách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn này là
mức lương tối thiểu thường xuyên được điều chỉnh tăng lên.
Mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương của Việt Nam trong giai đoạn
này là phải làm cho tiền lương trở thành thước đo giá trị sức lao động, áp
dụng ở mọi thành phần kinh tế có quan hệ lao động theo thị trường. Những
thành cơng và hạn chế của cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 19932002 là tiền đề cho việc hoàn thiện các quy định về tiền lương các giai đoạn
sau này.
● Giai đoạn 2003- nay:

9

download by :


Để đánh dấu giai đoạn này thì ta thấy rằng có nhiều văn bản ra đời :
Nghị quyết số 09/2002/QH11 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2003;
Nghị quyết số 14/2002/QH11 về nhiệm vụ năm 2003; Nghị định số
03/2003/NĐ-CP ngày 15/1/2003; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004. Nghị định số 118/2005/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu
chung lên 350.000 đồng/tháng. Để cụ thể hóa chính sách tiền lương mới
trong khu vực doanh nghiệp, ngày 4-10-2005, Bộ trưởng Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội ra Thông tư số 25/TT-BLĐTBXH. Nghị định số
03/2006/NĐ-CP ngày 6/1/2006 Quy định về mức lương tối thiểu đối với lao
động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt
Nam. Ngày 7-9-2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ-CP
điều chỉnh mức lương tối thiểu chung.
Điều đáng chú ý của cải cách chính sách tiền lương giai đoạn này là từ
năm 2009, chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng dựa trên mức lương
tối thiểu chung dành riêng cho khu vực doanh nghiệp tư nhân,các quy định
có xu hướng đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia đình họ; vừa
không tạo ra gánh nặng cho quỹ lương của Nhà nước và người sử dụng lao
động, đảm bảo tính hợp lý và hài hịa lợi ích giữa các bên quan hệ lao
động.Tuy nhiên, cải cách chính sách tiền lương trong giai đoạn này vẫn dựa
trên cách tính lương năm 1993.
Sang đến năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các kế
hoạch cải cách chính sách tiền lương sẽ được lùi lại và dự kiến áp dụng từ
năm 2022.Như vậy có thể khẳng định từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã
liên tục hoàn thiện chế độ tiền lương trên cơ sở mở rộng quan hệ tiền lương,
thu gọn một bước hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương, đổi mới cơ chế

hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đánh giá chung về chính sách cải cách tiền lương ở Việt Nam qua các

năm:
10

download by :


3.1. Thành tựu thu được qua các giai đoạn cải cách tiền lương:
Thơng qua các đợt cải cách chính sách tiền lương, ta đã thấy được
những kết quả đạt được nó mang lại trong hiện tại.Chính sách tiền lương sau
nhiều lần cải cách, nhất là từ lần cải cách chính sách tiền lương năm 1993
đến nay, đã từng bước đổi mới theo hướng thị trường.
-

Đã ngày càng quán triệt hơn quan điểm cải cách chính sách tiền lương
theo định hướng thị trường và đảm bảo công bằng xã hội trong điều
kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong từng
giai đoạn phát triển; đặc biệt quan điểm coi việc trả lương đúng cho
người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát
triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ cơng, góp phần làm trong
sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ máy Nhà nước.

-

Tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành
chính nhà nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ cơng, chính
sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có
cơng. Mỗi khu vực có chính sách và cơ chế tiền lương phù hợp. Đó là

bước tiến rất quan trọng trong chính sách tiền lương trong điều kiện
mới.

-

Từng bước đổi mới chính sách tiền lương theo định hướng thị trường,
nhất là trong khu vực sản xuất kinh doanh, từng bước tính đúng, tính
đủ tiền lương theo nguyên tắc theo thị trường, chống bình quân, cào
bằng. Trong các loại hình doanh nghiệp, tiền lương được coi là giá cả
sức lao động, hình thành trên cơ sở mặt bằng tiền lương trên thị
trường và bước đầu được xác định thông qua thỏa thuận giữa người
lao động và người sử dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động cá
nhân và thoả ước lao động tập thể.

11

download by :


-

Đổi mới hơn cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền
tự chủ của đơn vị, doanh nghiệp trong việc xếp lương, trả lương gắn
với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả.

-

Tiền lương và thu nhập của người làm cơng ăn lương có xu hướng
tăng từ 10 – 20%/năm, đảm bảo ổn định đời sống và có phần được cải
thiện.


3.2. Những hạn chế cịn tồn tại trong chính sách tiền lương:
Bên cạnh những mặt tích cực mà ta thấy được ở việc cải cách chính sách
tiền lương thì vẫn cịn những bất cập tồn tại cần được giải quyết trong tương
lai:
- Việc thể chế hoá chưa đầy đủ và thực hiện chưa nghiêm. Cơ chế phân phối

tiền lương đổi mới chậm, không theo kịp cơ chế quản lý kinh tế trong kinh
tế thị trường nên chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
nhất là tiền lương tối thiểu chung còn thấp, bị ràng buộc tự động với nhiều
chính sách xã hội khác và bị chi phối bởi ngân sách nhà nước.
- Phân phối tiền lương và thu nhập trong khu vực sản xuất kinh doanh chưa

phản ánh đúng thực chất quan hệ phân phối công bằng trong kinh tế thị
trường.
- Phân phối tiền lương và thu nhập trong khu vực hành chính nhà nước và

khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ cơng cịn nhiều bất cập.
Từ những đánh giá đó thì th thấy được những yêu cầu, vấn đề đặt ra đối với
chính sách cải cách tiền lương ở nước ta như sau:
- Cần hồn thiện chính sách tiền lương khu vực nhà nước theo thị trường

đồng thời bảo đảm công khai, minh bạch và dựa trên cơ sở thỏa thuận
- Với tiền lương tối thiểu: cần loại bỏ quan niệm trả lương thấp, hướng tới

nâng cao khả năng cạnh tranh của tiền lương trong bối cảnh nền kinh tế
12

download by :



đang hội nhập và phát triển; tăng cường tính khả thi của chính sách tiền
lương tối thiểu.
- Bổ sung phương pháp xác định tiền lương của nhà nước.
- Doanh nghiệp cần áp dụng phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức

lao động của từng doanh nghiệp và đăng ký với cơ quan lao động địa
phương về thang lương, bảng lương.

13

download by :


KẾT LUẬN
Với tình hình phát triển kinh tế như đất nước hiện tại, chế độ tiền lương
chưa thực sự phù hợp cũng như chưa phản ánh đúng giá trị sức lao động của
người lao động, không thu hút được nhiều nhân tài. Để người lao động, cán
bộ, cơng chức có thể cống hiến năng lực nhiều hơn cho nước nhà thì chúng
ta cần có thêm những biện pháp, chính sách khuyến khích, tăng lương cho
người lao động, đáp ứng cho công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế. Hơn
nữa, qua bài tiểu luận trên, ta cũng thấy rõ tầm quan trọng của hàng hóa sức
lao động.

14

download by :


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “ Kinh tế chính trị Mác-Lênin”, NXB Chính trị quốc gia,

2004
2. Báo Bnews:
/>3. Tạp chí Tổ chức nhà nước:

/>4. Trang tin Điện tử Uỷ ban Dân tộc:

/>name=News&op=Print&mid=5862
5. Tạp chí Lao động và Xã hội:

/>
15

download by :



×