Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách hướng dẫn học sinh tiếp cận cách giải hệ phương trình lớp 10 nhằm...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.51 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến : Một số cách hướng dẫn học sinh tiếp cận cách giải hệ
phương trình lớp 10 nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng sáng
tạo cho học sinh trường THPT Số 2 Văn Bàn

Mã số: ……………. (tác giả khơng ghi vào phần này)
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Khi dạy học sinh cách giải hệ phương trình : Giáo viên thường hệ thống
cho học sinh một số dạng cơ bản và cách giải tương ứng của từng dạng. Hướng
dẫn học sinh cách nhận biết và áp dụng cách giải cho phù hợp. Không chỉ khi
dạy học giải hệ phương trình giáo viên mới làm như vậy mà với nhiều nội dung
khác trong Toán học như dạy học Phương trình lượng giác hay Tích phân,… thì
đó cũng là phương pháp dạy học quen thuộc của người giáo viên và là cách lĩnh
hội kiến thức của học sinh.
Đây là phương pháp dạy học truyền thống giáo viên khơng phải chuẩn bị
nhiều, tài liệu có sẵn chỉ việc cung cấp cho học sinh. Còn học sinh thụ động lĩnh
hội, ghi nhớ và làm theo một cách máy móc. Phương pháp dạy học này không
phát triển được năng lực tư duy, khả năng chủ động, sáng tạo trong học tập của
học sinh, không gây hứng thú cho học sinh khi học tập bộ mơn Tốn. Trong khi
giáo dục hiện nay theo chiều hướng để người học được tích cực chủ động khám
phá tìm tịi phát hiện và lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, phát triển một
cách toàn diện chứ khơng gị ép theo sự dẫn dắt của người dạy như trước. Thầy
chỉ là người tổ chức, các em mới là người đi kiếm tìm tri thức. Vậy cách dạy

SangKienKinhNghiem.net



trên đã khơng cịn phù hợp và hiệu quả nữa.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Sáng kiến nêu ra một số cách tổ chức hướng dẫn học sinh đi tìm cách giải
một hệ phương trình trong toán học theo nhiều lối tư duy khác nhau một cách tự
nhiên. Người giáo viên thông qua từng câu hỏi gợi mở, học sinh phát hiện và
giải quyết vấn đề. Các em được rèn luyện và phát triển năng lực tư duy khả năng
sáng tạo trong học toán. Đây là phương pháp dạy học mới phù hợp với xu hướng
của nền giáo dục hiện nay đó là lấy người học là trung tâm, người thầy chỉ là
người tổ chức cho người học đi khám phá và lĩnh hội kiến thức. Giải pháp cho
phép các em vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề
bất kỳ trong thực tiễn theo nhiều cách khác nhau khơng gị ép theo cách nào cả.
Ngồi ra các em cịn có thể tự phát triển ra một bài tốn mới, nâng cao hơn một
cách rất tự nhiên. Với phương pháp dạy học trước đây, những bài toán giải hệ
phương trình ở mức độ đơn giản thì học sinh dễ dàng nhận dạng và giải theo
mẫu khơng gặp khó khăn gì nhưng đối với những bài tập về hệ phương trình ở
mức độ khó hơn trong các đề thi Đại học và Cao Đẳng thì học sinh bắt đầu làm
theo một cách gượng ép, máy móc mà khơng hiểu bản chất. Như vậy nếu gặp
bài tập chỉ cần khác dạng thầy giáo đã hướng dẫn một chút là học sinh gặp khó
khăn. Cịn với phương pháp nêu trong sáng kiến sẽ giúp cho người học hình
thành lối tư duy bản chất, khám phá lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên nên
học sinh sẽ khơng cịn thấy bất ngờ khi gặp một dạng bài toán lạ, các em sẽ biết
vận dụng kiến thức đã học quy lạ về quen, cụ thể hóa, tổng qt hóa hay đưa về
một bài tốn trung gian nào đó và giải quyết.
Trong sáng kiến tơi đưa ra một ví dụ về giải hệ phương trình đơn giản
trong sách giáo khoa. Người giáo viên có thể tổ chức cho học sinh giải quyết bài
tập này này theo 9 cách khác nhau bằng cách đặt các câu hỏi gợi mở để học sinh
tự phát hiện và giải quyết vấn đề một cách rất tự nhiên khơng gị ép. Giáo viên
sẽ không hướng học sinh theo một cách giải nào cho dù cách giải đó là đơn giản
và ngắn gọn, mà chỉ tổ chức cho học sinh chủ động vận dụng các kiến thức đã
học vào giải quyết bài tập từ đó rèn luyện cho các em năng lực tư duy toán học.


SangKienKinhNghiem.net


Khơng dừng lại ở đó học sinh cịn được rèn luyện khả năng sáng tạo bằng những
việc làm rất đơn giản như tham số hóa bài tốn trên, hay thay thế một vài dữ
kiện trong bài tốn phát triển nó ra một bài toán ở mức độ cao hơn nhưng có thể
giải được bằng cách quy về những bài tốn đơn giản mà bản thân đã giải quyết
rồi. Như vậy học sinh sẽ tiếp cận được những dạng bài tập về hệ phương trình ở
mức độ khó trong các đề thi CĐ và ĐH một cách rất tự nhiên mà khơng hề gặp
khó khăn như với cách học trước đây.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến được áp dụng trực tiếp cho giáo viên khi giảng dạy môn Tốn 10 cụ
thể là phần hệ phương trình. Ngồi ra có thể áp dụng khi dạy ơn thi Đại học,
Cao đẳng mơn Tốn phần hệ phương trình. Đây là cuốn tài liệu phục vụ công tác
giảng dạy cho giáo viên hoặc là tài liệu học tập của học sinh. Tư tưởng dạy học
nêu trong sáng kiến là áp dụng trực tiếp khi dạy học giải phương trình, tuy nhiên
khơng chỉ dừng lại ở đó phương pháp dạy học theo kiểu người thầy giáo tổ chức
cho học sinh khám phá phát hiện kiến thức mới dựa trên các câu hỏi gợi mở thúc
đẩy học sinh tư duy có thể áp dụng để dạy nhiều nội dung khác trong Toán học .
Tại trường THPT Số 2 Văn Bàn tôi đã trực tiếp áp dụng trên những lớp học mà
tôi dạy, tôi cũng đã phổ biến sáng kiến này trước tổ chuyên môn để các đồng chí
khác trong nhóm Tốn vận dụng và đã mang lại hiệu quả thực tế trong năm học
2013- 2014.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
- Học sinh hứng thú hơn khi học giải hệ phương trình nói riêng và học bộ
mơn Tốn nói chung từ đó thu được kết quả học tập cao hơn.
- Năng lực tư duy toán học của học sinh trường THPT số 2 Văn Bàn được
nâng lên thể hiện: số lượng học sinh giỏi mơn Tốn năm 2013- 2014 cao hơn

năm học trước, số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp trường và cấp tỉnh
của năm học 2013- 2014 là 06 giải cấp trường, 02 giải cấp tỉnh, năm học 20122013 chỉ có 02 giải cấp trường và 01 giải cấp tỉnh.

SangKienKinhNghiem.net


- Tỷ lệ học sinh trên trung bình mơn Tốn tôi dạy ở học kỳ I là : 84%,
học kỳ 2 tăng lên đạt 89,6 %.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Khơng
6. Tài liệu kèm theo gồm:
Không.
Văn Bàn, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Người báo cáo

Hoàng Thị Kim Liên

SangKienKinhNghiem.net



×