Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới tây nam hà nội, thành phố hà nội (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------------------

NGUYỄN QUANG ANH

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY NAM HÀ NỘI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------

NGUYỄN QUANG ANH
KHÓA: 2019 – 2021

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY NAM HÀ NỘI,


THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và cơng trình
Mã số: 8.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS - TS. ĐỖ TÚ LAN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH

Hà Nội - Năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ Quản lý đơ thị và cơng trình, với lịng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
PGS.TS Đỗ Tú Lan, người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn
tơi trong suốt q trình làm luận văn. Những nhận xét, đóng góp sâu sắc của
Cô là những gợi ý quý báu để tôi giải quyết các vấn đề tốt hơn cho đề tài của
mình.
Khoa sau Đại học – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã nhiệt tình
hướng dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành tốt khóa học và luận văn
Thạc sỹ. Các thầy giáo, cô giáo là giảng viên Khoa sau Đại học – Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tôi tiếp thu những kiến thức quý báu
chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình trong thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp
đỡ tơi trong cơng việc để có thời gian hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng, cảm ơn gia đình và người thân đã ln ủng hộ, chia sẻ

cùng tơi những khó khăn trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Hà nội, ngày

tháng năm

Nguyễn Quang Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn
Hà nội, ngày

tháng năm

Nguyễn Quang Anh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các hình minh họa
Danh mục các sơ đồ, bảng biểu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

* Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu................................................................................ 4
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4
* Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5
* Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 6
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 6
* Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn............... 7
* Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY NAM HÀ NỘI (KHU XÂY
DỰNG ĐỢT ĐẦU) - THÀNH PHỐ HÀ NỘI............................................... 9
1.1. Khái quát về Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội (Khu xây dựng đợt
đầu) - thành phố Hà Nội ............................................................................. 9
1.2. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội
(Khu xây dựng đợt đầu) ........................................................................... 10
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và các dự án trong khu vực nghiên cứu .. 10
1.2.2. Hiện trạng cơng trình kiến trúc ..................................................... 14
1.2.3. Hiện trạng không gian công cộng trong các khu nhà ở chung cư 17
1.2.4. Hiện trạng cây xanh và vườn hoa ................................................. 18
1.2.5. Hiện trạng vỉa hè ........................................................................... 20
1.2.6. Hiện trạng tiện ích đơ thị .............................................................. 21
1.2.7. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ........................................................... 22
1.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan Khu
đô thị mới Tây Nam Hà Nội (Khu xây dựng đợt đầu)........................... 27


1.4. Thực trạng cơ chế quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô thị mới Tây
Nam Hà Nội (Khu xây dựng đợt đầu) ..................................................... 30
1.5. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng ............................................ 31

1.6. Các vấn đề cần nghiên cứu ................................................................ 31
1.6.1. Về quản lý các cơng trình kiến trúc: ............................................. 31
1.6.2. Về quản lý cảnh quan công viên, cây xanh................................... 31
1.6.3. Về quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đơ thị ............. 32
1.6.4. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Khu đô thị............................. 32
1.6.5. Về cơ chế quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị ........................ 32
1.6.6. Sự tham gia của cộng đồng: .......................................................... 33
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY NAM HÀ NỘI (KHU XÂY DỰNG ĐỢT
ĐẦU) - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................... 34
2.1. Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 34
2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ......................................... 34
2.1.2. Các đồ án quy hoạch và thiết kế có liên quan............................... 38
2.1.3. Đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây
Nam Hà Nội – Khu xây dựng đợt đầu, tỷ lệ 1/500 ................................. 40
2.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................... 43
2.2.1. Lý thuyết quản lý .......................................................................... 43
2.2.2. Một số lý luận cơ bản về kiến trúc cảnh quan .............................. 46
2.2.3. Quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan đô thị .......................... 50
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kiến trúc cảnh quan tại khu đô
thị mới......................................................................................................... 51
2.3.1. Yếu tố tự nhiên .............................................................................. 51
2.3.2. Yếu tố kinh tế, văn hóa và xã hội.................................................. 52
2.3.3. Yếu tố dân số................................................................................. 54
2.3.4. Mạng lưới giao thông trong khu đơ thị ......................................... 55
2.3.5. Cơ chế chính sách ......................................................................... 55
2.3.6. Tổ chức quản lý kiến trúc cảnh quan ............................................ 56
2.3.7. Điều kiện khoa học kỹ thuật ......................................................... 56
2.3.8. Sự tham gia của cộng đồng ........................................................... 57
2.4. Bài học kinh nghiệm .......................................................................... 58

2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế ..................................................................... 58
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước ............................................................... 61


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU
ĐÔ THỊ MỚI TÂY NAM HÀ NỘI (KHU XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU) THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 64
3.1. Quan điểm mục tiêu và nguyên tắc .................................................. 64
3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 64
3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 65
3.1.3. Nguyên tắc .................................................................................... 65
3.2. Phân vùng quản lý.............................................................................. 66
3.2.1. Cơ sở phân vùng .............................................................................. 66
3.2.2. Mục tiêu chung của quản lý phân vùng ............................................. 66
3.2.3. Kết quả phân vùng ........................................................................... 66
3.2.4. Các quy định tổng quan đối với từng phân vùng................................ 67
3.3. Giải pháp quản lý cụ thể đối với từng phân vùng ........................... 78
3.3.1. Phân vùng A .................................................................................... 78
3.3.2. Phân vùng B .................................................................................... 87
3.3.3. Phân vùng C .................................................................................... 92
3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách ......................................................... 94
3.4.1. Bộ máy quản lý................................................................................ 94
3.4.2. Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách ...................................... 97
3.5. Huy động sự tham gia của cộng đồng ............................................ 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 104
Kết luận .................................................................................................... 104
Kiến nghị .................................................................................................. 105
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt

Viết tắt

Bộ Xây dựng

BXD

Chất thải rắn

CTR

Chủ đầu tư

CĐT

Kiến trúc cảnh quan

KTCQ

Khu đô thị mới

KĐTM

Nhà xuất bản

NXB


Nghị định-Chính phủ

NĐ-CP

Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam

QCXDVN

Quy hoạch

QH

Quy hoạch chi tiết

QHCT

Thành phố

TP

Thông tư

TT

Thủ tướng

TTg

Ủy ban nhân dân


UBND

Vệ sinh môi trường

VSMT


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA

Số hiệu hình vẽ
Hình 1.1.

Tên hình vẽ
Sơ đồ vị trí khu đơ thị mới Tây Nam Hà Nội trong
Quy hoạch chung Thành phố Hà Nội

Hình 1.2.

Vị trí khu đơ thị mới Tây Nam Hà Nội (Khu xây
dựng đợt đầu) (trích Quy hoạch phân khu H 2-2,
tỷ lệ 1/2.000)

Hình 1.3.

Ranh giới Khu xây dựng đợt đầu trong Khu đơ
thị mới Tây Nam Hà Nội

Hình 1.4.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Khu đô thị mới

Tây Nam Hà Nội (Khu xây dựng đợt đầu)

Hình 1.5.

Chung cư A14 tại ơ đất A14-NO

Hình 1.6.

Chung cư B3 tại ơ đất B3NO

Hình 1.7.

Chung cư B10A tại ơ đất B10-NO

Hình 1.8.

Chung cư B6B tại ơ đất B6-NO

Hình 1.9.

Khu nhà ở liền kề shophouse tại ơ đất B4-HH

Hình 1.10.

Trường Tiểu học Nam Trung n tại ơ đất A3TH1

Hình 1.11

Trường THPT Lương Văn Can tại ơ đất A4-NT


Hình 1.12

Hình ảnh khơng gian trước các tịa nhà bị chiếm
dụng làm bãi để xe Tại ơ đất B6 và B10

Hình 1.13

Hình 1.14

12 Khơng gian cơng cộng bị chiếm dụng làm
hàng quán – ô đất B6-NO
Cây xanh vườn hoa bị chiếm dụng trồng rau,
phơi quần áo (ô B10-NO)


Hình 1.15

Cây xanh vườn hoa tại các khu nhà ở liền kề, biệt
thự - (ơ B4-ĐX)

Hình 1.16

Cây xanh đường phố

Hình 1.17

Khơng gian vỉa hè bị chiếm dụng

Hình 1.18


Hệ thống vỉa hè xuống cấp nghiêm trọng

Hình 1.19

Hình 1.20

Hình 1.21

Hình 1.18 Tiện ích đô thị trong khu B6-NO và
B10-NO
Trạm xe buýt và thùng rác trên tuyến Nguyễn
Chánh
Hệ thống biển quảng cáo tại các tuyến phố
shophouse

Hình 1.22

Trạm hạ thế tại ơ B6A và B10A

Hình 1.23

Điểm tập kết rác trong khu đơ thị

Hình 2.1

Khu đơ thị Ang Mo Kio - Singapore

Hình 2.3

Các dự án cải tạo kiến trúc cảnh quan đơ thị tại

Hàn Quốc

Hình 3.1

Phân vùng quản lý kiến trúc cảnh quan
Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội

Hình 3.2

Phân vùng A

Hình 3.3

Phân vùng B

Hình 3.4

Phân vùng C

Hình 3.5

Các trục, tuyến chính khu đơ thị

Hình 3.6

Bản vẽ mơ tả chỉ giới
Đường Nguyễn Chánh - trục chính khu đơ thị Tây

Hình 3.7


Nam Hà Nội


Dãy nhà ở liền kề Shophouse trên trục chính
Hình 3.8

Nguyễn Chánh
Minh họa phương án trồng cây xanh trong khu đơ

Hình 3.9

thị

Hình 3.10

Minh họa phương án chiếu sáng đơ thị

Hình 3.11

Minh họa phương án lát gạch vỉa hè và đường dạo

Hình 3.12

Kiến trúc cảnh quan phân vùng A
Hình thức kiến trúc nhà ở thấp tầng khuyến khích

Hình 3.13

áp dụng
Minh họa bãi đỗ xe trong khu đơ thị mới Tây Nam


Hình 3.14

Hà Nội

Hình 3.15

Kiến trúc cảnh quan phân vùng B

Hình 3.16

Kiến trúc cảnh quan phân vùng C


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu sơ đồ,
bảng biểu
Sơ đồ 1

Tên sơ đồ, bảng biểu
Cấu trúc luận văn
Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kiến

Sơ đồ 1.1

trúc cảnh quan Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội
(Khu xây dựng đợt đầu)

Bảng 2.1


Bảng tổng hợp số liệu quy hoạch sử dụng đất

Sơ đồ 2.1.

Mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đô thị

Bảng 3.1

Bảng 3.2
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.2
Sơ đồ 3.3
Sơ đồ 3.4

Quy định khoảng lùi cơng trình so với lộ giới
đường quy hoạch
Quy định độ vươn ra tối đa ban cơng, mái đua,
ơ văng
Mơ hình cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức Ban quản lý khu đơ thị Tây Nam
Hà Nội
Sơ đồ vai trị của cộng đồng trong quản lý kiến
trúc cảnh quan
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy
hoạch


MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và

giao dịch quốc tế, Hà Nội đã có những quyết sách lớn để đi tiên phong trong
việc xây dựng và phát triển đô thị. Đến nay, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (sau
khi mở rộng) có hơn 350 đồ án quy hoạch khu ĐTM, khu nhà ở được triển khai
thiết kế. Trong đó riêng trên địa bàn Hà Nội (cũ) đã nghiên cứu lập quy hoạch
trên 180 khu ĐTM và khu nhà ở với quỹ đất trên 2.500ha, có khả năng giải
quyết được 25 – 30 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó có gần 80 khu đơ thị và khu
nhà ở đang được triển khai xây dựng. Từ năm 1998 đến nay đã có hơn 10 triệu
m2 sàn nhà ở được đầu tư xây dựng mới.Thời gian gần đây, Hà Nội chú trọng
tới việc giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, đặc biệt cho đối tượng người thu nhập
thấp, công nhân lao động và tái định cư phục vụ các dự án giao thông đô thị
trọng điểm.
Quy hoạch các khu ĐTM triển khai theo hướng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội, tính tốn các chỉ tiêu về tiện ích xã hội theo quy mơ dân số của
khu đô thị. Các khu ĐTM trong thời kỳ này được xây dựng để giải quyết nhu
cầu nhà ở của đông đảo người dân đô thị trong thời kỳ thành phố Hà Nội phát
triển vượt bậc sau đổi mới, thay đổi tư duy về nhà ở của người dân, thúc đẩy sự
phát triển của thị trường bất động sản. Cho đến năm 2006, Chính phủ chính
thức ra Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006, quy định về
Quy chế khu ĐTM, theo đó “Dự án khu ĐTM là dự án đầu tư xây dựng một
khu đô thị đồng bộ có hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,
khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đơ thị hiện
có hoặc hình thành khu đơ thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác


2

định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt”.
Về tổng thể, các quy hoạch khu ĐTM đều đáp ứng được nhu cầu sử dụng
của dân cư về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tuy nhiên việc hình thành một

khu ĐTM, thực tế có thể diễn ra trong một thời gian khá dài (10 – 20 năm),
trong q trình này có rất nhiều Luật được sửa đổi, các Nghị định, Thông tư
mới ra đời ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý kiến trúc cảnh quan.
Hiện nay, phương pháp quản lý đô thị tại các khu đơ thị vẫn cịn thụ
động, lạc hậu và chưa áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Trong khi đó, Nghị quyết
được thông qua tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII đã đặt ra
mục tiêu rất cụ thể: Đến năm 2025, phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo
hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong
nước và khu vực; cơ bản hồn thành mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để đạt được mục tiêu này, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông
tin, sử dụng các thiết bị công nghệ cao trong công tác quản lý và vận hành
các khu đô thị là điều rất cần thiết.
Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội- Khu xây dựng đợt
đầu, tỷ lệ 1/500 đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số
71/2001/QĐ-UB ngày 17/09/2001 để triển khai dự án nhằm giải quyết nhu cầu
bức bách về tái định cư số lượng hộ dân, quy mô căn hộ phục vụ chương trình
di dân giải phóng mặt bằng (GPMB) các cơng trình xây dựng đường giao thơng
ở khu vực nội thành. Trong quá trình xây dựng theo quy hoạch, đã xảy ra nhiều
bất cập, khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội đã trải qua nhiều lần điều chỉnh quy
hoạch cục bộ, điều chỉnh tổng thể quy hoạch nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội cũng như kiến trúc cảnh quan chưa được đồng bộ. Ngày 10/9/2014
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4695/QĐUBND phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây


3

Nam Hà Nội (Khu xây dựng đợt đầu), tỷ lệ 1/500 nhằm mục đích đồng bộ hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, sau khi triển khai xây dựng
và vận hành, Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội (Khu xây dựng đợt đầu) vẫn còn
xảy ra những bất cập và sự thiếu đồng bộ trong công tác quản lý kiến trúc

cảnh quan gây mất mỹ quan đô thị, chưa đáp ứng được nhu cầu về kiến trúc
cảnh quan cho cư dân sống trong khu đô thị.
Ngồi ra, Khu đơ thị mới Tây Nam Hà Nội cịn có các vấn đề cụ thể khác:
Cơng trình xây dựng có kiến trúc lỗi thời, một số khu vực có kiến trúc lộn xộn;
Cây xanh chưa được quản lý có hệ thống nên nhiều nơi có cây trồng khơng đảm
bảo theo u cầu; Một số cơng trình hạ tầng kỹ thuật và tiến ích đơ thị đã xuống
cấp, gây mất mỹ quan; Cách tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý khu đơ thị cịn
nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng; Phương thức quản lý vẫn theo lối cũ,
chưa có sự tham gia của cộng đồng
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Khu đô thị
mới Tây Nam Hà Nội (Khu xây dựng đợt đầu), thành phố Hà Nội” là hết
sức cần thiết và mang tính thực tiễn cao. Đây là vấn đề cần sớm nghiên cứu để
đưa ra một số giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan, kiến nghị với chính quyền
địa phương để quản lý tốt, đồng thời tìm ra giải pháp hợp lý nhất để quản lý kiến
trúc cảnh quan để nơi đây trở thành khu đô thị khang trang hiện đại, đồng bộ đúng
quy hoạch và mang bản sắc riêng, thực hiện được mục tiêu lớn của Thủ đô trở
thành đô thị hiện đại, đồng bộ, thông minh là đầu tàu phát triển của cả nước cũng
như trong khu vực.


4

* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý Kiến trúc cảnh quan khu đô thị
nhằm tạo lập khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ, phù hợp với Quy hoạch chung
xây dựng Thủ đô Hà Nội, với Quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết đã
được phê duyệt.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác quản lý Kiến trúc cảnh quan Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội

(Khu xây dựng đợt đầu), thành phố Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội – Khu xây dựng đợt đầu.
Khu xây dựng đợt đầu được giới hạn như sau:
+ Phía Đơng Bắc giáp khu đất xây dựng cơng viên cây xanh, hồ điều
hịa của khu đơ thị mới Tây Nam Hà Nội (đang xây dựng), đất dân cư Trung
Kính và một phần đường hiện trạng phố Trung Kính.
+ Phía Tây Bắc giáp ranh giới khu đơ thị mới Cầu Giấy.
+ Phía Tây Nam giáp ranh giới khu đô thị mới Cầu Giấy, Bộ tư lệnh
Quân khu Thủ đô, khu nhà ở VIMECO và một phần đường Vành đai 3 (đường
Phạm Hùng).
+ Phía Đơng Nam giáp đất dân cư Trung Kính và khu nhà ở VIMECO.
Quy mơ nghiên cứu:
- Tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng 56,4 ha; trong đó:
+ Phường n Hịa: khoảng 14, 92 ha chiếm tỷ lệ 26,45%
+ Phường Trung Hòa: khoảng 28,14 ha chiếm tỷ lệ 49,90%
+ Phường Mễ Trì: khoảng 13,34 ha chiếm tỷ lệ 23,65%


5

* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa: Thu thập số liệu,
tài liệu bản đồ, đánh giá hiện trạng kết hợp nghiên cứu thực địa ngoài hiện
trường để nắm được rõ các vấn đề đang xảy ra trong thực tế tại khu vực nghiên
cứu. Điều tra khảo sát dân cư khu vực nghiên cứu để nắm được các vấn đề trực
tiếp ảnh hưởng tới người dân
- Phương pháp phân tích xử lý, đánh giá tổng hợp: Từ các yếu tố thu thập
được trong q trình khảo sát đánh giá hiện trạng, phân tích xử lý dữ liệu để
đưa ra các số liệu trực tiếp ảnh hưởng tới khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Huy động, phối hợp toàn bộ nguồn lực
để phục vụ mục tiêu chung của tổ chức, Việc xác định, hiểu biết và quản lí một
hệ thống các q trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại
hiệu quả cho tổ chức.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả của các cơng trình nghiên cứu,
các nguồn tài liệu tham khảo, vận dụng sáng tạo để đưa ra giải pháp tổng thể
cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực quản lý đô thị, tổng hợp vừa đưa ra các giải pháp quản lý tối ưu.


6

* Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng rút ra các vấn đề tồn tại
trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị;
- Thu thập thông tin về các dự án đầu tư đã triển khai trong khu vực và các
tài liệu, các kết quả công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn;
- Xây dựng cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp bao gồm cơ sở lý luận, cơ
sở pháp lý, cơ sở thực tiễn;
- Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần hồn thiện lý luận về quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị và
quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị nói chung.
- Là tài liệu tham khảo cho cơng tác quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô
thị mới Tây Nam Hà Nội (Khu xây dựng đợt đầu) và các Khu đơ thị khác của
Thủ đơ nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan cho Khu đô thị mới

Tây Nam Hà Nội (Khu xây dựng đợt đầu) và tham khảo cho các khu đô thị
tương tự trên địa bàn Thành phố.
- Làm cơ sở tham khảo để quản lý các dự án đầu tư, quản lý xây dựng kiến
trúc cảnh quan Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội (Khu xây dựng đợt đầu)


7

* Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn
- Quản lý: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể
lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu trước. Là một khái niệm rộng bao gồm
nhiều lĩnh vực, các nhà kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà
luật học thiên về quản lý nhà nước, các nhà điều khiển học thiên về quản lý hệ
thống. Khơng có quản lý chung chung mà bao giờ cũng gắn với một lĩnh vực
hoặc một ngành nhất định. Dù quản lý trong lĩnh vực nào, người quản lý phải
tuân thủ một số nguyên tắc là các quy tắc chuẩn mực, chỉ đạo trong q trình
quản lý, đó là: Ngun tắc mục tiêu; Nguyên tắc thu hút tham gia tập thể;
Nguyên tắc thích ứng, linh hoạt; Nguyên tắc khoa học, hợp lý; Nguyên tắc phối
hợp hoạt động của các bên có liên quan đến quản lý.[1]
- Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các cơng trình
kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng
của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.[16]
- Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đơ thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.[16]
- Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đơ thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch
trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.[16]
- Kiến trúc cảnh quan: là bộ môn khoa học, nghệ thuật tổng hợp nghiên

cứu giải quyết, thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, cảnh
quan nhân tạo và hoạt động của con người.
- Quản lý kiến trúc cảnh quan: Là sự tác động có tổ chức, có định hướng
của chủ thể lên khách thể để đạt được mục tiêu xác định [4] mà trong đó kiến
trúc cảnh quan là khách thể và là đối tượng để quản lý.


8

* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
Sơ đồ 1 Cấu trúc luận văn


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quản lý đô thị mang tính tổng hợp từ nhiều ngành khác nhau, cho nên

mỗi đơ thị dù lớn hay nhỏ đều cần có các hoạt động quản lý trên mọi lĩnh vực.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ tiếp cận ở một khía
cạnh của cơng tác quản lý xây dựng phát triển đơ thị. Để kiểm sốt được diễn
biến của q trình đơ thị hóa cần quản lý tốt quy hoạch đô thị.
Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội có vị trí quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy và thành phố Hà Nội. Thực tế,
công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tại các khu đô thị trên địa bàn quận nói
chung và Khu đơ thị mới Tây Nam Hà Nội nói riêng đều cịn nhiều bất cập, từ
cơng tác quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết chưa song
hành, cịn mang tính chung chung, hiệu quả triển khai quy hoạch thấp, chậm
triển khai; các hoạt động quản lý rời rạc, không được quy định rõ ràng đã và
đang gây khó khăn cho q trình phát triển đơ thị, q trình đơ thị hóa. Xây
dựng đơ thị khang trang dựa trên cơ sở những giải pháp quản lý hiệu quả và có
lộ trình thực hiện hợp lý.
Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội
tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như: Luật Kiến trúc số
40/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội; Nghị định số 85/2010/NĐ-CP
ngày 07/04/2010 của Chính phủ quy định về quản lý kiến trúc cảnh quan v.v…
các văn bản pháp lý của địa phương và đồ án quy hoạch được duyệt.
Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan Khu
đô thị mới Tây Nam Hà Nội. Các giải pháp quản lý cụ thể cho từng khu vực
của khu đô thị như: quản lý kiến trúc cảnh quan khu nhà ở; quản lý kiến trúc
cảnh quan hệ thống không gian xanh; quản lý kiến trúc cảnh quan công trình
giáo dục; quản lý kiến trúc cảnh quan cơng trình công cộng và giải pháp quản


105

lý hạ tầng kỹ thuật và mơi trường. Ngồi ra, luận văn cũng đã đề xuất giải pháp
về bộ máy quản lý, các cơ chế chính sách và sự tham gia của cộng đồng trong

công tác quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn cũng như trình độ chuyên môn
giới hạn, tác giả chỉ mong muốn cung cấp một vài giải pháp nhằm xây dựng
một khu đô thị khang trang, tuân thủ theo QHCT được phê duyệt và phát huy
tối đa giá trị về mặt kiến trúc cảnh quan của khu vực. Từ đó, có những giải pháp
cho các khu đơ thị khác có cùng vấn đề.
Kiến nghị
* Đối với Chỉnh phủ, Bộ, Ngành
- Sớm xây dựng mơ hình tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền và cơ chế hoạt động phù hợp với chính quyền nội đơ và chính
quyền nơng thơn nhằm đảm bảo tính thống nhất của cả đơ thị và hiệu quả quản
lý của các cấp chính quyền;
- Có hướng dẫn cụ thể về vai trò trách nhiệm của cộng đồng tương ứng
với từng loại đồ án quy hoạch xây dựng.
* Đối với UBND thành phố Hà Nội
- Cần có giải pháp tinh giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện cơ
chế một cửa liên thông;
- Nâng cao năng lực, đổi mới bộ máy quản lý đô thị cấp quận;
- Xây dựng các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư tham gia vào hoạt động xây dựng và phát triển đô thị.
- Tăng cường vai trị của chính quyền đơ thị, phân biệt rõ nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm thuộc về tập thể, cá nhân.
- Xây dụng quy chế dân chủ ở cơ sở, có các giải pháp khuyến khích sự
tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của dô thị nhằm đảm bảo lợi ích của
cộng đồng và nâng cao hiệu quả quản lý.


106

* Đối với UBND quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm

Xác định rõ trách nhiệm của Phịng quản lý đơ thị, có các hình thức cơng
khai các thơng tin về quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch kiến
trúc,… thường xun ở nơi cơng cộng, nhà văn hóa các khu dân cư.


1

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2004), “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”, trang 215,
NXB Xây dựng.
2. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
3. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006 của
Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện quy chế khu đô thị mới ban hành theo
Nghị định số 02/2006/NĐ-CP.
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản
lý kiến trúc cảnh quan, cảnh quan đơ thị.
5. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản
lý không gian ngầm xây dựng đơ thị.
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 về xử phạt
vi phạm hành chính trong trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản,
khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật, quản lý phát triển nhà và cơng sở.
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về quản
lý chiếu sáng đơ thị.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của
Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đơ thị.
9. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 về việc
ban hàn quy chế khu đơ thị mới.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/C-NĐ-CP ngày 07/04/2010 về

lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đơ thị.
11. Chính phủ (2010), Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của
Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.
12. Hàn Tất Ngạn (2010), Kiến trúc cảnh quan, Nxb Xây dựng, Hà Nội, tr10.


×