Physical Education and School Sports
XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
BÓNG ĐÁ NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO NAM
HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT
LƯƠNG THẾ VINH
TS. Phạm Anh Tuấn, ThS. Lê Học Liêm, CN.Chu Minh Thắng
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
Tóm tắt: Kết quả ứng dụng 24 bài tập bóng đá ứng dụng trong giảng dạy môn thể thao tự
chọn nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh – Thành
phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh với thời gian một năm học đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Tỷ lệ xếp
loại thể lực của học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh – Thành phố Cẩm
Phả - Tỉnh Quảng Ninh theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo giữa
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự khác biệt và tốt hơn hẳn của nhóm thực nghiệm với
nhóm đối chứng.
Từ khóa: Hiệu quả; Bài tập; Thể thao tự chọn; Bóng đá; Học sinh trung học phổ thơng.
Sumary: The results of the application of 24 football exercises applied in teaching elective sports
to improve the physical strength of students at Luong The Vinh High School – Cam Pha city - Quang
Ninh province with a one-year study period have brought remarkable results. The ratio of physical
fitness rating of 10th grade students at Luong The Vinh High School – Cam Pha city - Quang Ninh
province according to the physical training standards of the Ministry of Education and Training
between the experimental group and the control group was significantly different and better than that
of the control group experimental group with control group.
Keywords: Efficiency; Exercises; Elective sports; Football; Students high school.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học, tiếp tục tăng cường công
tác nghiên cứu khoa học công nghệ giáo dục thể chất, góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơng tác giáo dục thể chất và TDTT trường
học được Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm, xác định chiếm vị trí cao trong mục tiêu giáo
dục và đào tạo thế hệ trẻ.
TDTT trong trường học được xác định là bộ phận quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ và
thể lực, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh sinh viên góp
phần đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Thể thao trường học cịn là mơi
trường giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước.
Để giáo dục con người toàn diện mỗi học sinh trước hết phải có sức khỏe. Sức khỏe là cơ sở
để tiếp thu khoa học kỹ thuật, sau khi ra rường góp phần phục vụ cơng cuộc xây dựng đất nước,
cơ sở của khoa học sức khỏe là việc phát triển các tố chất thể lực. Nhiệm vụ của GDTC trong các
nhà trường, một mặt trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo vận động. Song mặt
quan trọng hơn là phát triển ở họ những tố chất thể lực cần thiết, góp phần tạo nên sự phát triển
thể chất tốt cho học sinh.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của tố chất thể lực chung đối với quá trình
GDTC, cũng như trước hiện trạng công tác giảng dạy môn thể thao tự chọn cho học sinh các trường
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
343
Physical Education and School Sports
THPT ở nước ta được đặt ra còn chưa đúng mức. Do vậy, lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập
trong giảng dạy môn thể thao tự chọn nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường Trung học phổ
thông Lương Thế Vinh – Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh là hết sức cần thiết.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng
vấn, toạ đàm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp
toán học thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.1. Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao thể lực trong mơn thể thao tự chọn bóng đá cho
học sinh trường THPT Lương Thế Vinh – Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
Với mục đích xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn các bài tập bóng đá ứng dụng trong
giảng dạy nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 20 người
thơng qua hình thức phỏng vấn bằng phiếu hỏi. Kết quả được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn phương tiện nâng cao thể lực cho học sinh lớp 10
trường THPT Lương Thế Vinh (n=20)
Số ý kiến lựa chọn
TT
Bài tập
n
Tỷ lệ %
1
Sức bền chung
20
100.00
2
Một phần tư vịng
18
90.00
3
Chạy tập khơng nghỉ
17
85.00
4
Chạy sức bền
19
95.00
5
Chạy dây chuyền
20
100.00
6
Chạy tiếp sức nửa vòng
19
95.00
7
Chạy 1500m
10
50.00
8
Chạy 3000m
11
55.00
9
Chạy lặp lại 1000m
11
55.00
10 Chạy lặp lại 1500m
9
45.00
11 Chạy 12 phút
11
55.00
12 Chạy việt dã
8
40.00
13 Lượn vịng
19
95.00
14 Chạy trốn có bóng
18
90.00
15 Bóng đến đích
17
85.00
16 Đuổi theo
18
90.00
17 Chuyền dài
20
100.00
18 Với 2 cầu môn
19
95.00
19 Với 4 cầu môn
20
100.00
20 Chơi với 1 người đứng tại chỗ
17
85.00
21 Tiếp sức
19
95.00
22 Trong đường tròn trung tâm
20
100.00
23 Chuyền bật tường
18
90.00
24 Sút vào cầu mơn cố định
20
100.00
25 Đưa bóng sang sân đối phương
20
100.00
26 Tranh chấp tay đơi
20
100.00
27 Gần vịng trung tâm
19
95.00
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
344
Physical Education and School Sports
Số ý kiến lựa chọn
n
Tỷ lệ %
28 Chuyền bóng tính điểm
17
85.00
29 Ba đội luân phiên thi đấu
19
95.00
30 Maratong tâng bóng
18
90.00
Từ kết quả thu được ở bảng 2.1 cho thấy, có 24/30 bài tập bóng đá nâng cao thể lực cho đối tượng
nghiên cứu mà đề tài đưa ra đều được các ý kiến lựa chọn với số ý kiến chiếm tỷ lệ từ 80.00% trở lên.
Vì vậy, nghiên cứu quyết định sử dụng 24 bài tập này để ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao thể
lực cho đối tượng nghiên cứu.
2.2. Xác định hiệu quả mơn thể thao tự chọn Bóng đá nhằm phát triển thể lực cho nam học
sinh khối 10 trường THPT Lương Thế Vinh – Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả so sánh tự đối chiếu và đánh giá nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm thu được trình bày ở
bảng 2; 3 và 4.
Bảng 2. Kết quả so sánh tự đối chiếu các test đánh giá thể lực trước và sau thực nghiệm
của nam 2 nhóm đối tượng nghiên cứu
Nhóm đối
Nhóm thực nghiệm
chứng
(n = 25)
T
Giới
(n = 25)
Test
t
P
t
P
T
tính
Trước Sau
Trước
Sau
TN
TN
TN
TN
15.3
16.6
15.6
18.9
Nằm ngửa gập
1
Nam
3.325 <0.05
10.301 <0.05
bụng (sl).
1.4 1.5
1.9
1.7
197.6 204.8
198.3 209.8
2 Bật xa tại chỗ (cm). Nam
8.328 <0.05
10.829 <0.05
8.5 8.7
7.9
8.2
5.63
5.42
5.78
4.83
Chạy 30m xuất
3
Nam
2.264 <0.05
4.738 <0.05
phát cao (s).
0.42 0.51
0.56 0.54
12.41 12.09
Chạy con thoi 4
12.41 11.27
4
Nam
1.345 <0.05
4.605 <0.05
10m (s).
0.69
0.75 0.76
0.69
922.7 948.3 12.32
Chạy tùy sức 5
922.8 963.8
5
Nam
<0.05
13.234 <0.05
phút (m).
6
41.4 45.3
41.9
48.2
TT
Bài tập
Bảng 3. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá trình độ thể lực của nhóm TN qua các
giai đoạn của q trình thực nghiệm (n = 25)
Kết quả kiểm tra qua các giai đoạn thực
Nhịp độ tăng
x
trưởng (W%)
T
Giới
nghiệm (
)
Test
T
tính
Trước TN
Sau 5 tháng Sau 10 tháng
W1-2 W2-3 W1-3
(1)
(2)
(3)
Nằm ngửa gập
1
Nam
13.7
5.4
19.1
15.61.9
17.91.4
18.91.7
bụng (sl).
2 Bật xa tại chỗ (cm). Nam
4.2
1.4
5.6
198.37.9
206.88.2
209.88.2
Chạy 30m xuất phát
3
Nam
5.3
12.6 17.9
5.780.56
5.480.42
4.830.54
cao (s).
Chạy con thoi 4
4
Nam 12.410.69
4.0
5.6
9.6
11.920.81
11.270.69
10m (s).
Chạy tùy sức 5
5
Nam 922.841.9
1.7
2.7
4.3
938.246.4
963.848.2
phút (m).
5.78 5.54 11.3
W
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
345
Physical Education and School Sports
Bảng 4. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá trình độ thể lực của nhóm ĐC qua các
giai đoạn của q trình thực nghiệm (n = 25)
Kết quả kiểm tra qua các giai đoạn thực
Nhịp độ tăng trưởng
nghiệm
(W%)
T
Giới
Test
( x )
T
tính
Trước TN
Sau 5 tháng Sau 10 tháng
W1-2 W2-3 W1-3
(1)
(2)
(3)
Nằm ngửa gập
1
Nam
3.2
4.9
8.2
15.31.4
15.81.9
16.61.5
bụng (sl).
2 Bật xa tại chỗ (cm).
Nam
2.2
1.4
3.6
197.68.5
201.98.8
204.88.7
Chạy 30m xuất phát
3
Nam
0.9
2.9
3.8
5.630.42
5.580.39
5.420.51
cao (s).
Chạy con thoi 4
4
Nam
2.9
5.5
2.6
12.410.75
12.780.59
12.090.76
10m (s).
Chạy tùy sức 5
5
Nam
1.4
1.3
2.7
922.741.4
935.845.5
948.345.3
phút (m).
W
2.12
3.2
4.18
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, khi so sánh bằng phương pháp tự đối chiếu ở các test đánh giá thể
lực sau thời gian thực nghiệm 10 tháng của 2 nhóm cho thấy có sự khác biệt rõ rệt với ttính > tbảng
ở ngưỡng xác suất p < 0.05. Tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có sự khác biệt lớn hơn hẳn so với
nhóm đối chứng. Điều đó cho thấy, sau thời gian thực nghiệm 10 tháng, các bài tập lựa chọn đã
mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
Kết quả ở bảng 3 và bảng 4 cho thấy, diễn biến thành tích ở tất cả các test đánh giá thể lực của
nhóm thực nghiệm tăng lên lớn hơn so với nhóm đối chứng, đồng thời nhịp tăng trưởng của
nhóm thực nghiệm cũng lớn hơn so với nhóm đối chứng: Nhịp tăng trưởng nhóm thực nghiệm
tăng trung bình từ 5.54% đến 11.30%; nhịp tăng trưởng nhóm đối chứng tăng từ 2.12% đến
4.18%.
Để khẳng định rõ hiệu quả các bài tập đã lựa chọn, sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm sư
phạm, đề tài tiến hành so sánh kết quả xếp loại tiêu chuẩn xếp loại thể lực theo quy định của Bộ
GD-ĐT giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, kết quả thu được như trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 5. So sánh tiêu chuẩn xếp loại thể lực của nam học sinh 2 nhóm đối chứng và thực
nghiệm sau thực nghiệm
Kết quả xếp loại tiêu chuẩn xếp loại thể lực
Xếp loại
Tổng
Nhóm TN (n = 25)
Nhóm ĐC (n = 25)
24
19
Đạt
43
96.0%
76.0%
1
6
Khơng đạt
7
4.0%
24.0%
Tổng
25
25
50
2
So sánh
tính = 6.125 với P = 0.013 < 0.05
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
346
Physical Education and School Sports
Từ kết quả thu được ở các bảng 2.5 cho thấy, khi so sánh kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn xếp
loại thể lực của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu đã có sự khác biệt rõ rệt với 2tính = 6.125 với p <
0.05. Điều đó một lần nữa lại khẳng định rõ hiệu quả của các bài tập mà đề tài đã lựa chọn và
ứng dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường THPT Lương Thế Vinh –
Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
3. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 24 bài tập để ứng dụng theo đúng phân phối chương
trình mơn thể thao tự chọn bóng đá đã ban hành, nhằm phát triển thể lực cho học sinh lớp 10
trường THPT Lương Thế Vinh - TP. Cẩm Phả - Quảng Ninh.
Qua quá trình thực nghiệm, các bài tập mà nghiên cứu đã lựa chọn và ứng dụng trong thực
tiễn đã tỏ rõ tính hiệu quả trong việc phát triển thể lực cho học sinh lớp 10 trường THPT Lương
Thế Vinh - TP. Cẩm Phả - Quảng Ninh, thể hiện ở sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng về thành tích các test kiểm tra, mức độ tăng trưởng qua các giai đoạn thực nghiệm.
Đặc biệt là sự khác biệt về kết quả xếp loại thể lực theo tiêu chuẩn xếp loại thể lực của Bộ GDĐT giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2006), Thể dục 10 - Sách giáo viên, Nxb Giáo dục Việt Nam.
2. G. Cudonhextop (1973), Thể dục thể thao trường học, Nxb Giáo dục Mátxcơva.
3. Ivanôv. V.X (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Dịch: Trần Đức Dũng, Nxb
TDTT, Hà Nội.
4. Phạm Xuân Thành (2009), Giáo trình bóng đá, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội
5. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
Nguồn bài báo: Trích từ dẫn từ luận văn thạc sỹ giáo dục học (2019 – 2021): “Ứng dụng mơn
thể thao tự chọn (Bóng đá) nhằm phát triển thể lực cho Nam học sinh khối 10 trường THPT
Lương Thế Vinh – TP. Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh” –Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.
Ảnh minh
họa
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021
347