Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Khmer tây nam bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.41 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, mỗi bước phát triển của nền kinh tế, của
đời sống xã hội đều kéo theo nhiều sự thay đổi trên bề mặt lẫn căn gốc văn hóa. Do
đó, việc bảo tồn các giá trị văn hóa khơng được cản trở, mà ngược lại, còn phải tạo
ra động lực cho phát triển xét dưới góc độ tác động tới việc hình thành nhân cách
con người và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ trực tiếp cho phát
triển.
Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc (trong đó có đồng bào dân tộc Khmer) luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan
tâm. Cụ thể là Nghị quyết TW 5 khóa 8 về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa truyền
thống mang màu sắc bản địa và tơn giáo. Trong suốt q trình phát triển, nền văn
hóa Khmer đã giao hòa, gắn kết với các nền văn hóa khác, góp phần hình thành
nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Những giá
trị văn hóa của người Khmer ở Nam Bộ được thể hiện trên nhiều phương diện, cả
vật chất lẫn tinh thần. Và trong bối cảnh tồn cầu hóa, văn hóa Khmer đã có những
thay đổi nhất định bởi những mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc
gia, các tổ chức hay các cá nhân ở nhiều góc độ. Chính q trình tồn cầu hố giúp
người Khmer hiểu hơn và tiếp cận dễ dàng hơn với các nền văn hoá, văn minh
khác nhau nhưng đồng thời cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ từ việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Đồng bào Khmer với một cơ cấu kinh tế nặng về sản xuất nông nghiệp và
tiểu thủ cơng nghiệp vừa có tính bảo thủ trì trệ đang đòi hỏi phải thay đổi vươn lên
sản xuất hiện đại. Nhìn chung, đời sống của số đơng đồng bào Khmer vẫn cịn
nhiều khó khăn; hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, về đất sản xuất, về việc làm ổn
định còn chiếm tỷ lệ cao; chỉ số phát triển giáo dục và phát triển kinh tế các tỉnh có
đơng đồng bào Khmer sinh sống thấp hơn so với chỉ số trung bình của tồn vùng


Tây Nam Bộ. Hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân tộc cịn nhiều vấn đề bất
cập; cơng tác quy hoạch đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ


cán bộ người dân tộc Khmer còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Cán bộ khoa
học, cán bộ làm cơng tác văn hố, văn nghệ sĩ, phóng viên,... vẫn cịn thiếu. Cơng
tác tun truyền vận động quần chúng đạt hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ thực
tiễn đặt ra cấp bách, nên tôi đã chọn “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
Khmer Tây Nam Bộ trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay” làm bài thu hoạch
hết môn.


NỘI DUNG
1. Những vấn đề lý luận chung về văn hóa
1.1. Khái niệm văn hóa
Thuật ngữ “văn hóa” đã sớm xuất hiện trong ngơn ngữ của lồi người, đặc
biệt là ở các quốc gia được coi là cái nôi của văn minh nhân loại.
Ở phương Đơng, từ “văn hố” xuất hiện sớm trong ngôn ngữ Trung Hoa. ở
thời kỳ Tây Hán, trước Công nguyên, trong bài “Chi Vũ” sách “Thuyết Uyển”,
Lưu Hán đã viết “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dung văn đức rồi sau mới dùng
vũ lực”. Dùng vũ lực để đối phó với người bất phục tùng, dùng văn hóa khơng thay
đổi được thì sau đó sẽ “trừng phạt”. Như vậy, văn hóa được dùng để cải hóa con
người, làm cho con người tốt đẹp hơn.
Ở phương Tây, thuật ngữ “văn hóa” có nguồn gốc từ tiếng la tinh “colere”
sau đổi thành “cultusra”, chữ “cultus” chuyển nghĩa thành thờ cúng, “culte” có
nghĩa là khai khẩn đất hoang, vun trồng cây cối, về sau chuyển thành nghĩa vun
trồng trí tuệ.
Như vậy, trong quan niệm cổ truyền, dù ở phương Đơng hay ở phương Tây,
văn hóa đã mang ý nghĩa giáo hóa con người. có thể dẫn ra một số định nghĩa tiêu
biểu về văn hóa.
Năm 1871, nhà nhân học Anh Edward B. Taylor đã định nghĩa “Văn hóa hay
văn minh hiểu theo nghĩa rộng nhất về dân tộc học của nó là tồn bộ phức thể bao
gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả
năng, những tập quán mà con người có được với tư cách là thành viên xã hội”.

Trong cơng trình “Việt Nam văn hóa sử cương” xuất bản lần đầu tiên năm
1938, học giả Đào Duy Anh cho rằng: “văn hóa là cách sinh hoạt của con người”.
Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, ông F. Mayor quan niệm “Văn hóa là
tổng thể sống động các hoạt động sang tạo (của các cá nhân và cộng đồng) trong
quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sang tạo ấy đã hình thành nên hệ
thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính
riêng của mỗi dân tộc”.


Như vậy, văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra nhằm mục đích phục vụ sự sinh tồn và phát triển của cộng đồng lồi
người. Văn hóa là “thiên nhiên thứ hai” do con người tạo ra để phục vụ nhu cầu tồn
tại và phát triển của chính con người.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - lênin về văn hóa
Việc phân tích, trình bày quan điểm của C.Mác về văn hóa với tư cách là
phương thức hoạt động sống đặc thù của con người để tạo dựng nền tảng tinh thần
cho sự phát triển xã hội “theo các quy luật của cái đẹp” là việc làm vừa có ý
nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Với quan điểm duy vật lịch sử, C.Mác đã đi đến kết luận: sản xuất vật chất
là cơ sở, nền tảng, là yếu tố quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của xã
hội, của lịch sử nhân loại. Không chỉ thế, C.Mác còn đưa ra quan điểm duy vật về
văn hóa và đi đến kết luận quan trọng về vai trị cơ sở, nền tảng tinh thần của văn
hóa đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại.
C.Mác coi văn hóa là tồn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động
lao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra
đời sống hiện thực của con người. Khi coi “giới tự nhiên thứ hai” với tư cách là
“tác phẩm”, “thực tại” của con người - giới tự nhiên được con người cải biến, nhân
hóa, mang ý nghĩa và nội dung con người là văn hóa, C.Mác đã đồng nhất văn hóa
với phương thức hoạt động sống đặc thù, phương thức hoạt động sống riêng có của
con người. Đó là phương thức mà con người sử dụng lao động sáng tạo của mình

để biến đổi và cải tạo giới tự nhiên, “vận dụng bản chất cố hữu của mình” để cải
tạo hiện thực khách quan, “nhào nặn”, “xây dựng” thực tại khách quan cho chính
mình “theo các quy luật của cái đẹp”.
Như vậy, trong quan niệm của C.Mác, văn hóa là cái phản ánh tính đặc thù
của hoạt động con người và sự tồn tại, vận động, phát triển cùng với tính đặc thù
như vậy của con người trong thế giới. Văn hóa chỉ xuất hiện khi con người ý thức
rõ ràng về đời sống xã hội của họ, về hoạt động tự do, hoạt động lao động sáng tạo
để không những cải tạo và biến đổi tự nhiên vì sự tồn tại, phát triển của chính


mình, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn của chính mình, mà cịn để “làm cho bản
thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thức của
mình”(3). Nói cách khác, văn hóa là cái phản ánh việc con người tự ý thức về vai trị
độc lập của mình, về khả năng và năng lực sáng tạo của mình trong việc cải tạo và
biến đổi tự nhiên.
Trong quan niệm của C.Mác, chủ thể sáng tạo văn hóa là con người. Con
người sử dụng văn hóa đó để phát triển năng lực của mình trong quá trình cải tạo
và biến đổi tự nhiên, đồng thời cải tạo chính bản thân mình. Trong q trình cải tạo
tự nhiên, xã hội và chính mình, con người ngày càng ý thức một cách rõ ràng hơn
sức mạnh xã hội của lao động và ý thức đầy đủ hơn khả năng, năng lực sáng tạo
mang bản chất người của mình - sáng tạo văn hóa, tái sản xuất ra giới tự nhiên,
“xây dựng” giới tự nhiên cho chính mình “theo các quy luật của cái đẹp”. Bằng
hoạt động lao động sáng tạo đó và với chính sự tồn tại, phát triển của mình trong
thế giới hiện thực, con người đã tự xác định cho mình cái ranh giới để phân biệt
phương thức hoạt động sống của mình với phương thức hoạt động sinh tồn của lồi
vật.
Theo đó, trong quan niệm của C.Mác, văn hóa là cái thể hiện sự giải phóng
và tự giải phóng con người khỏi sự ràng buộc, thống trị với một sức mạnh bí ẩn
của thế giới tự nhiên và thế giới thần thánh mà con người tưởng tượng ra do sự bất
lực của mình trước giới tự nhiên đầy bí ẩn. Văn hóa là cái ghi nhận lĩnh vực hiện

thực được quy định khơng phải bởi tính thiết yếu tự nhiên và sự tiên định của
thượng đế hay một đấng sáng thế nào đó, mà bởi hoạt động lao động sáng tạo của
con người với tư cách là một thực thể độc lập, có ý thức, có năng lực tư duy và khả
năng lao động sáng tạo.
Như vậy, theo quan niệm của C.Mác, thế giới văn hóa là thế giới con
người, do con người tạo ra cho chính mình - thế giới mà trong đó, “con người nhân
đơi mình khơng chỉ về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức nữa, mà cịn nhân đơi
mình một cách hiện thực, một cách tích cực”, để rồi “ngắm nhìn bản thân mình
trong thế giới do mình sáng tạo ra”(4). Con người sáng tạo ra thế giới văn hóa cho


mình bằng hoạt động có ý thức và hơn nữa, đó là hoạt động có ý thức một cách tích
cực, sáng tạo. Do vậy, khi nói tới văn hóa khơng phải là nói tới cái thế giới sự vật
và các tư tưởng tự nó, mà là nói tới con người đã tạo ra nó. Song, sự phát triển của
con người lại chính là kết quả của q trình hoạt động có ý thức, của q trình lao
động sáng tạo của bản thân con người và do vậy, khi nói tới văn hóa là nói tới hoạt
động có ý thức, hoạt động lao động sáng tạo của con người và kết quả của hoạt
động đó. Cũng do vậy, qua hình thức văn hóa của vật thể, chúng ta có thể phán xét
về con người đã tạo ra các vật thể văn hóa đó, về những đặc trưng, tính chất của
thời đại đã sản sinh ra chúng, về trình độ phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ của
con người trong một thời đại lịch sử nào đó.
Khơng chỉ thế, quan niệm của C.Mác về văn hóa cịn cho thấy, văn hóa là
cái thể hiện sức mạnh xã hội của hoạt động lao động sản xuất của con người. Hoạt
động lao động sản xuất tạo ra toàn bộ sự phong phú, đa dạng cho tồn tại của con
người, hình thành mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên xung quanh và
quan hệ của con người với con người trong cộng đồng xã hội - chính là cội nguồn
của văn hóa. Song, nội dung của văn hóa khơng chỉ thể hiện ở đó, mà cịn thể hiện
ở sự phát triển của bản thân con người, ở sự phát triển và hoàn thiện của con
người cả về thể xác lẫn tâm hồn, cả về đạo đức lẫn năng lực trí tuệ và trình độ thẩm
mỹ. Do vậy, trong quan niệm của C.Mác, văn hóa với tư cách là phương thức hoạt

động sống đặc thù của con người cần được hiểu là, hoạt động đó khơng chỉ là hoạt
động lao động sản xuất nhằm tạo ra những vật phẩm thiết yếu cho cuộc sống con
người, mà còn là hoạt động tinh thần, hoạt động giáo dục và khai sáng theo nghĩa
rộng nhất của từ này, để tạo nên những sản phẩm tinh thần cho con người. Nói
cách khác, văn hóa chính là cái làm nên nền tảng tinh thần của xã hội, ghi nhận
tầm cao và chiều sâu phát triển của cộng đồng xã hội, tạo ra hệ các giá trị nhân
đạo, nhân văn cho một cộng đồng xã hội và kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất
trong quan hệ giữa con người với con người, với xã hội và với tự nhiên.
Song song với điều đó, C.Mác cịn quan niệm: văn hóa là lĩnh vực hoạt
động mà nhờ đó, con người sản xuất và tái sản xuất ra bản thân mình với tư cách


là một thực thể xã hội. Đó là hoạt động của con người nhằm tạo ra một hệ thống
giá trị mang tính định hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử
của con người trong cộng đồng xã hội. Với hệ thống giá trị định hướng này, mỗi
nền văn hóa trở thành một hệ thống biểu tượng bao hàm trong đó các khn mẫu
ứng xử xã hội của con người. Đó cịn là hoạt động của con người nhằm tạo ra một
hệ thống những thể chế mà qua đó, những giá trị cao đẹp, mang tính định hướng
được giữ gìn, lưu truyền và phổ biến trong cộng đồng xã hội, trở thành tài sản của
mỗi người, của tất cả mọi mgười trong cộng đồng xã hội ấy và làm nên truyền
thống văn hóa cho một cộng đồng xã hội.
Coi văn hóa là phương thức hoạt động sống đặc thù của con người - hoạt
động lao động sản xuất và hoạt động tinh thần, C.Mác còn chỉ rõ, hai phương thức
hoạt động nền tảng này của con người tồn tại không tách rời nhau mà gắn bó,
thống nhất với nhau trong một chỉnh thể văn hóa để tạo nên và tái tạo nên con
người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội. Bằng những hoạt động nền
tảng này, con người tạo nên nền văn hóa của mình, sống trong nền văn hóa đó và
làm cho nền văn hóa đó ngày một phát triển, hồn thiện, vì cuộc sống ngày càng
cao đẹp của mình, vì một xã hội nhân đạo, nhân văn, cơng bằng, dân chủ. Đồng
thời, thông qua kết quả của những hoạt động nền tảng đó, con người phán xét tồn

bộ lịch sử sinh thành và phát triển của nhân loại, thẩm định hệ thống những giá trị
con người - những giá trị định hướng cho hoạt động con người, xác định cả nội
hàm lẫn ngoại diên của hệ thống những giá trị ấy và thể hiện chúng qua nền văn
hóa của mình. Nhờ đó, kết quả hoạt động của con người trong các lĩnh vực kinh kế,
chính trị, khoa học, v.v. cũng được phản ánh trong nền văn hóa nhân loại và trở
thành yếu tố cấu thành nền văn hóa ấy khi chúng mang ý nghĩa và nội dung con
người, thể hiện bản chất con người.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Trong xu thế tồn cầu hóa như hiện nay, quan điểm và ý đồ đồng nhất hóa
các giá trị văn hóa, các chuẩn mực xã hội theo một mơ hình nào đó tự cho là kiểu


mẫu đối với toàn bộ thế giới đang tồn tại và trở thành vấn đề tập trung chú ý của
nhiều quốc gia, với những phản ứng khác nhau.
Tại hội nghị của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 31 diễn ra từ ngày 13-10
đến 3-11-2001 tại Pari, vấn đề tôn trọng sự đa dạng văn hóa với lịng khoan dung,
tránh tư tưởng áp đặt do UNESCO đề xuất đã thu hút sự quan tâm của toàn thể đại
hội đồng. Điều này cho thấy tất cả các dân tộc đều ý thức khá sâu sắc rằng tôn
trọng bản sắc của từng nền văn hóa là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong khi phấn đấu vì một thế giới chung sống hịa bình. Tuy nhiên, cũng từ đây lại
đặt ra vấn đề có ý nghĩa khơng kém phần quan trọng nữa là, để thực hiện tốt quá
trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, tạo cơ sở cho việc xây dựng một nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thì trước hết nền văn hóa của mỗi dân tộc phải mang
dấu ấn và sức sống riêng, vì thực tế “sự linh hoạt chỉ mang lại hiệu quả khi nó
được tiến hành trên cái ổn định”.
Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà nhân văn chân chính, nhà văn hóa kiệt
xuất ngay từ rất sớm đã nắm bắt được quy luật hình thành, vận động và phát triển
của một nền văn hóa. Trong nhận thức của Người, “Văn hóa Việt Nam chứa đựng
sự kỳ diệu giữa cái ổn định và cái linh hoạt” bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên
hệ bền chặt với cuộc sống. Và, một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng

của Người về văn hóa đó là “Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống”. Tư tưởng cốt
lõi này trở thành nội dung xuyên suốt được quán triệt sâu sắc góp phần mang lại
nét độc đáo riêng có trong hầu hết các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh để lại.
Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta nhận thấy
Người đã xuất phát từ phạm trù “sinh tồn” để kiến giải phạm trù văn hóa.
Người coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của
lồi người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ phận hợp thành tồn bộ đời sống xã hội.
Từ sự nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực
(kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội) cùng được coi trọng. Trong đó, văn hóa ở vào
vị trí trung tâm, có vai trị điều tiết xã hội. Theo Người muốn xác định vai trị đó,


mọi hoạt động văn hóa phải thực sự hịa quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn
màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng
đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Quan trọng hơn, văn hóa
phải “thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi
lành mạnh của quần chúng” góp phần “soi đường cho quốc dân đi”, tạo sức mạnh
dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông. Theo lơgíc của lập luận này, Hồ
Chí Minh khẳng định chính đời sống hiện thực là “kho tài ngun vơ tận” để khơi
đậy những mạch nguồn sáng tạo. Nếu người cán bộ văn hóa xa rời cuộc sống, đứng
ngồi cuộc sống, không theo kịp mạch đập của cuộc sống tất sẽ phải đối diện với
sự khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình.
Ngược lại, nếu biết bắt nhịp với cuộc sống đời thường vốn trần trụi, gai góc và
đang hối hả trào tn thì khi đó văn hóa sẽ được sống bằng nguồn năng lượng vơ
cùng mà đời sống trao cho.
Gắn văn hóa với đời sống, Hồ Chí Minh xác định cơ chế vận hành của nền
văn hóa trên trục trung tâm là các hoạt động của con người. Từ chỗ đặt các vấn đề
văn hóa của con người vào vị trí những dự kiến quan trọng nhất, Người cho rằng
con người với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa – chủ thể cuộc sống, chủ thể của

quá trình lao động sản xuất phải được bồi dưỡng, vun đắp.
Thực chất của những tư tưởng này là, Hồ Chí Minh khơng chỉ coi trình độ,
các giá trị nhân bản là “chất liệu”, là “sự nghiệp trăm năm của văn hóa”, mà văn
hóa phải là động lực cho sự phát triển. Vì vậy quan điểm này khơng chỉ có ý nghĩa
định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa thuộc về con người, quan trọng
hơn còn chỉ ra cơ sở mang lại sức sống mãnh liệt cho văn hóa.
Cơng cuộc đổi mới, xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay thực sự là cuộc
hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, CNXH chính là biểu
trưng giá trị cao đẹp nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc Việt Nam có thể xem là một
chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến CNXH khơng là con đường bằng
phẳng trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó xu hướng
tồn cầu hóa với việc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc cần thiết phải


khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức
mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì “văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh
những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội,
với thiên nhiên. Văn hóa là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng”.
Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, “Văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn
hóa”. Vì vậy trong sự nghiệp đổi mới đầy khó khăn, văn hóa phải đóng vai trị là
nguồn động lực quan trọng. Nguồn động lực ấy sẽ trở nên dồi dào nếu nền văn hóa
được xây dựng, giữ gìn và phát huy đúng hướng. Muốn thế, phương châm của mọi
hoạt động văn hóa phải xuất phát từ cuộc sống, đi sâu phản ánh những cơ tầng đa
diện, sâu sắc của cuộc sống và hướng đến phục vụ cuộc sống.
2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Khmer Tây Nam Bộ trong bối
cảnh tồn cầu hóa hiện nay
2.1. Các giá trị văn hóa người Khmer vùng Tây Nam Bộ
Người Khmer vùng đồng bằng sơng Cửu Long có đời sống văn hóa tinh thần
khá phong phú, bao gồm: ngôn ngữ và chữ viết, văn học, nghệ thuật ca múa nhạc,

lễ hội và tơn giáo…
Về ngơn ngữ, tiếng Khmer thuộc nhóm ngơn ngữ Môn - Khmer trong ngữ hệ
Nam Á (Austroasiatic). Ngày nay, tiếng Khmer thường được sử dụng trong đời
sống sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, trong sinh hoạt tơn giáo, trong giao tiếp giữa
người Khmer với nhau. Tiếng Khmer ở vùng Tây Nam Bộ gồm 3 phương ngữ
chính là: phương ngữ Trà Vinh, phương ngữ Sóc Trăng, và phương ngữ Rạch Giá.
Ba phương ngữ này chủ yếu khác nhau trên phương diện phát âm và ở chừng mực
nào đó là ở việc sử dụng từ ngữ nhưng về cơ bản là khơng q khác biệt.
Chữ viết của người Khmer có nguồn gốc từ chữ Pramel – một loại chữ cổ ở miền
Nam Ấn Độ. Nhưng do dạng chữ truyền thống này khó viết và khó nhớ nên nó
khơng được phổ cập trong cộng đồng người Khmer Tây Nam Bộ mà thường chỉ có
tầng lớp trí thức (chiếm khoảng 20% dân số) như sư sãi, những người hoạt động
chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… sử dụng.


Về văn học, văn học dân gian của người Khmer rất phong phú, gồm tục ngữ,
dân ca, truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngơn và truyện
cười). Tục ngữ và châm ngôn của người Khmer thường là những tổng kết về kinh
nghiệm hay những nhận xét và những lời khuyên răn được gọi chung là Xôphia Xết. Đặc điểm nổi bật của truyện thần thoại, truyền thuyết của người Khmer là
“phản ánh nét đặc thù trong quá trình khai thiên, lập địa, mở mang địa phận trên
vùng đồng bằng sơng nước Cửu Long sình lầy, hoang vu, ngập nước và nhiều thú
dữ”. Những truyện thần thoại của người Khmer có thể kể đến là “Sự tích mưa, gió,
Mặt trời và Mặt trăng”, “Nguồn gốc vũ trụ và mn lồi”,… Ngồi ra, các địa
phương cịn có các truyền thuyết riêng như: sự tích chiếc thuyền vỡ (ở Vũng Thơm
– Sóc Trăng), sự tích Bà Panh diệt cá sấu ở vàm sơng Long Xun (An Giang),…
Truyện cổ tích của người Khmer thường phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội
thông qua sự đối lập giữa cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu chẳng hạn như truyện
“Hoàng tử Săng Sê Một Chây”, “Chau Sanh - Chau Thông”.
Bên cạnh văn học dân gian còn phải kể đến văn học viết. Những tác phẩm
văn học viết của người Khmer thường được ghi chép bằng các tập lá buông,

thường gọi là Sa-Tra truyện (Sa-Tra Rương), gồm những truyện dài về diệt chằn
tinh, cứu người.
Về nghệ thuật ca múa nhạc, dân ca Khmer gồm dân ca nghi lễ, hát ru con
(chum riêng bom pê kôn) và hát đối đáp trong lao động. Dân ca nghi lễ là một phần
không thể thiếu trong các nghi lễ cúng thần và nghi lễ cúng cầu mưa, cầu an,…
Dân ca nghi lễ thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, biểu hiện ước
mơ cũng như khát vọng của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong nghệ thuật ca dân gian của người Khmer, bên cạnh các làn điệu dân ca
còn có nghệ thuật múa và nghệ thuật sân khấu. Dân tộc Khmer khá nổi tiếng về các
điệu múa nhất là múa dân gian, phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân và mỗi khi
có dịp gặp gỡ, vui chơi tập thể là người dân Khmer cùng nhau múa những điệu
múa truyền thống. Múa dân gian bao gồm nhiều loại: múa sinh hoạt có Râm vơng,
Lâm lev, Sarvan. Ngồi ra người Khmer Kiên Giang cịn có điệu múa Xarikakeo,


múa trống chhayam,… nhưng những điệu múa này không phổ biến rộng rãi như ba
điệu múa Lâm vông, Lâm lev và Sarvan.
Nghệ thuật sân khấu là một nét độc đáo và đặc sắc trong nghệ thuật biểu
diễn của người Khmer, có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều trình độ khác nhau từ
đơn giản (dân gian) đến phức tạp (cung đình), được coi “là linh hồn của tồn bộ hệ
thống nghệ thuật dân tộc mang đậm nét văn hóa và bản sắc riêng của người
Khmer”. Các loại hình sân khấu của người Khmer bao gồm: 1) Sân khấu
Rơbam (cịn được gọi là hát Réamkèr) với vở kịch nổi tiếng nhất là Réamkèr được
rút ra từ áng hùng ca Yamayana của Ấn Độ. Đây là loại hình nghệ thuật lấy múa
làm phương tiện truyền tải nội dung nên nó cịn được gọi là nghệ th uật múa sân
khấu hay kịch múa. 2) Sân khấu Dù - Kê (Yukê) là kịch hát của người Khmer vùng
Tây Nam Bộ, ra đời vào những năm 1920 - 1930 mang dấu ấn đậm nét của sự giao
thoa văn hóa với nghệ thuật của người Hoa và người Việt. 3) Sân khấu
Lakhôn tương tự kịch nói của người Việt.
Phong tục tập quán, văn hóa tâm linh: có những giá trị rất đặc biệt, mang

bản sắc rất riêng của người Khmer Tây Nam bộ. Nghi lễ cưới, sinh, tang ma của
người Khmer Tây Nam bộ là một chuỗi những nghi lễ khá cầu kì và phức tạp. Các
hình thức tín ngưỡng dân gian được lưu giữ qua một số hình thức lễ hội ở các ngày
vào năm mới của người Khmer như Tết Chôl Thnăm Thmây, ngày Choôl SângKran Thmây, ngày Vônabat, ngày Lơng Sak, Lễ cúng trăng (Ĩoc Ombóc), Lễ cúng
ơng bà (Sen Đơn Ta). Ngồi ra, người Khmer Tây Nam bộ cịn có đến gần 30 ngày
lễ khác nhau bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và Phật giáo như lễ cúng Niết Tà,
cúng Arăk, cúng Tổ…. Trong các lễ lớn, thường có hai cuộc hội thu hút rất đơng
người đó là “đua ghe ngo” và “đua bò”.
Âm nhạc, sân khấu, múa, văn học: trước hết là sân khấu Rôbăm, Yukê, rồi
múa Ram Vong, Lâm Leev, Saravan; các điệu hát dân gian như: Aday, Chhay Yam,
hát ru con… Đặc biệt, người Khmer Tây Nam bộ đã sáng tạo ra 2 loại hình sân
khấu mang bản sắc riêng của riêng mình mà người Khmer ở Campuchia khơng có,
đó là nghệ thuật sân khấu Rơ Băm và Dù Kê. Trong lĩnh vực văn học, người


Khmer còn lưu giữ rất nhiều kho tàng văn học dân gian, văn vần, văn xuôi…Ngôn
ngữ, trong phạm vi cộng đồng, dân tộc, phum, sóc người Khmer nói tiếng Khmer,
một thứ tiếng đa âm.
2.2. Tác động của tồn cầu hóa đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa
Khmer vùng Tây Nam bộ
Tồn cầu hóa là thành quả của văn minh nhân loại và là xu thế khách quan,
mang đến cho các quốc gia những giá trị văn minh có tính phổ qt của nhân loại;
với các nước kém phát triển thì góp phần giúp nâng cao trình độ văn minh, làm
hiện đại hóa nền văn hóa. Đồng thời tồn cầu hóa cũng đưa văn hóa các dân tộc ra
khỏi biên giới, giới thiệu và khẳng định những nét bản địa khơng trộn lẫn, làm
phong phú nền văn hóa thế giới.
Tuy nhiên, tồn cầu hóa đã và đang đặt ra khơng ít những thách thức cho
cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào Khmer vùng Tây Nam bộ
nói riêng. Với tồn cầu hóa, thế giới dường như khơng cịn phân biệt rõ ràng biên
giới, cởi mở và liên kết hơn, nhưng lại cũng dễ xảy ra xung đột hơn với các biểu

hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tệ phân biệt chủng tộc và sự thiếu khoan
dung.
Có thể nói, nền văn hố cổ truyền các dân tộc Khmer Tây Nam bộ đang
đứng trước thử thách của một thời kỳ phát triển mới do những cơ sở kinh tế - xã
hội trước đó đã bị thu hẹp nhường chỗ cho những yếu tố văn hóa mới của xã hội
hiện đại, cùng với đó là những yếu tố văn hoá ngoại lai đang dần xâm nhập đã tác
động rất lớn đến nền văn hóa cổ truyền dân tộc Khmer Tây Nam bộ. Để bảo tồn, kế
thừa và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, góp
phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chuẩn bị
hành trang cho văn hóa Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới, Đảng và Nhà
nước ta có rất nhiều chính sách để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng
bào Khmer Tây Nam bộ trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.


2.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm gìn giữ và phát
huy các giá trị văn hóa Khmer ở Tây Nam bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách
nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa của người Khmer vùng Tây Nam bộ,
tạo chuyển biến sâu sắc trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và trở thành phong trào
yêu nước sâu rộng trong nhân dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, giữ vững quốc phịng an ninh, góp phần chăm lo tốt đời sống đồng
bào Khmer.
Về văn giáo dục, các cấp chính quyền đã quan tâm củng cố và phát triển các
loại trường phổ thông dân tộc nội trú, trường thanh niên dân tộc ở các huyện, tỉnh
có đơng đồng bào Khmer. Đặc biệt là việc mở trường sư phạm ở khu vực đồng
bằng sông Cửu Long nhằm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là người dân tộc
Khmer, kể cả sư sãi có khả năng, dạy song ngữ ở cấp I, II; biên soạn sách giáo
khoa song ngữ Việt - Khmer. Từ năm 2006, Chương trình dạy tiếng Khmer được
cải cách, nâng cao thành 7 trình độ, áp dụng từ lớp 3 đến lớp 9. Điểm nổi bật là

việc mở trường tạo nguồn đào tạo cán bộ Khmer và các dân tộc thiểu số khác ở
Tây Nam bộ; quan tâm đào tạo cán bộ Khmer tại trường Đại học Cần Thơ, Đại học
Trà Vinh. Học sinh Khmer được miễn học phí ở các cấp học. Nghiên cứu cấp học
bổng cho những học sinh thuộc diện chính sách và học sinh giỏi ở tất cả các cấp
học, ngành học...
Về văn học, nghệ thuật, các cấp chính quyền đã có kế hoạch bảo tồn, khai
thác và phát huy vốn văn hoá dân tộc Khmer; xây dựng nhà truyền thống và một số
trung tâm văn hoá tiêu biểu của đồng bào Khmer như nhà trưng bày văn hóa
Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng. Có chính sách củng cố và duy trì các đội văn nghệ
dân tộc Khmer chuyên nghiệp như: Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh - Trà
Vinh, Đồn nghệ thuật Khmer Sóc Trăng; xây dựng Nhà diễn tập Đoàn Nghệ thuật
Khmer tại các địa phương; khuyến khích phong trào văn nghệ quần chúng. Đặc
biệt, Trường Đại học Trà Vinh đã thành lập Khoa Ngơn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật


Khmer Nam bộ, nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng điểm quốc gia trong việc chuyên
đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào Khmer Nam bộ, trong đó có bộ mơn
nghệ thuật Khmer. Tiếng nói, chữ viết dân tộc Khmer được sử dụng tốt trên các
phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Đài Truyền hình và phát thanh
của các tỉnh đơng đồng bào Khmer có chương trình phát sóng bằng tiếng Khmer.
Về chùa Khmer: tơn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hoá chùa Khmer
kết hợp với nội dung văn hố mới. Ở những chùa có điều kiện đã xây dựng thành
những trung tâm văn hoá - thông tin, hướng dẫn thực hiện nếp sống mới của đồng
bào Khmer; các phum, sóc, thành nơi thực nghiệm và ứng dụng khoa học - kỹ
thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, nghiên cứu để đưa một số chùa
Khmer có ý nghĩa tiêu biểu về lịch sử và văn hoá vào danh mục xếp hạng của Nhà
nước. Về lễ hội, việc bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống của người Khmer
cũng được quan tâm. Từ năm 2003 đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thường xuyên tổ chức “Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc Khmer Nam bộ” hai
năm/lần ở các tỉnh Tây Nam bộ và tổ chức “Những ngày văn hóa Khmer Nam bộ

tại Hà Nội”… Lễ hội “Đua bò Bảy núi” được nâng lên thành lễ hội cấp tỉnh, được
tổ chức hằng năm ở An Giang. Năm 2008, Lễ hội Ooc-Om-Boc đã được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh sách 15 lễ hội thuộc Chương trình quốc gia
về Du lịch Việt Nam.
2.4. Các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Khmer ở
Tây Nam bộ trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay
Phát huy nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của người
Khmer vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xu hướng tồn cầu hóa
hiện nay cần:
Thứ nhất, Nâng cao nhận thức về truyền thống văn hóa của dân tộc cho
người Khmer, nhất là thế hệ trẻ, để từ đó mỗi cá nhân có ý thức bảo tồn, phát huy
di sản văn hóa dân tộc mình.
Thứ hai, Thực hiện kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể
một cách khoa học, có hệ thống về nguồn gốc lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… trên


cơ sở đó đề xuất phương án bảo tồn, phát huy một cách có hiệu quả. Huy động
tồn xã hội vào cơng tác bảo tồn, phát huy có hiệu quả các di tích gắn với phát
triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch của địa phương.
Thứ ba, Hỗ trợ, phục dựng các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục lạc
hậu, chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức các hoạt động lễ
hội; duy trì và phát triển văn hóa ẩm thực, trang phục, nghệ thuật biểu diễn truyền
thống dân tộc và các tri thức văn hóa dân gian.
Thứ tư, Có chính sách tôn vinh và đãi ngộ đối với nghệ nhân nắm giữ và có
cơng phổ biến nghệ thuật truyền thống; khuyến khích họ giữ gìn và truyền nghề
cho các thế hệ kế cận. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách tạo điều kiện cho tổ
chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ và giới thiệu văn hóa phi vật thể của
dân tộc Khmer.
Thứ năm, Tăng cường nguồn lực tài chính và con người cho cơng tác bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, tăng cường các hình thức xã

hội hóa để mọi người dân có thể tham gia bảo vệ di sản văn hóa.
Thứ sáu, Quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thiết chế văn
hóa ở cơ sở, một số ngôi chùa trọng điểm và trang bị cơ sở vật chất nhằm tăng
cường công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động đồng bào dân tộc Khmer, bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mình.

KẾT LUẬN


Hiện nay, q trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạng mẽ, đặc biệt là cuộc
cách mạng 4.0 và sự “xâm lăng” của văn hóa ngoại lai, để các giá trị văn hóa Việt
Nam nói chung, các giá trị văn hóa dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ nói riêng
thực sự trở thành năng lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước và
Đồng bằng song Cữu Long, cần lấy các giá trị văn hóa truyền thống làm nền tảng,
kết hợp với tinh hoa văn hóa tồn nhân loại. Trong khi các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc đang “mờ” dần, thì việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng như của các vùng, miền, địa phương
trong cả nước trở thành vấn đề cấp thiết nhằm chống lại các trào lưu văn hóa phản
tiến bộ, trái với những truyền thống, đạo lý dân tộc./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thi An, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa”, baobinhdinh.com.vn.
2. Chuyên đề Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về văn hóa, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
3. C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Sđd, t 42, tr 136
4. C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Sđd, t 42, tr 137
5. Th.S Đoàn Trung Dũng, Võ Văn Chỉ, (2014), “Bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa Khmer Tây Nam Bộ trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay”, Tạp
chí Dân tộc 167, tháng 11.

6. Nguyễn Tiến Dũng, “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người
Khmer Nam Bộ trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay”, Tạp chí cơng sản.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HN.2011.
8. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t 3, tr 431
9. Hồ Chí Minh: Sđd, t 10, tr 59
10. Hồ Chí Minh: Sđd, t 6, tr 173
11. Lê Thị Hằng, “Văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer vùng Tây
Nam Bộ”,

.

12. TS. Nguyễn Danh Tiên, “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống Hà Nội trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế”,
.
13. Đặng Hữu Toàn, (2017), (2017), “Quan niệm của C.Mác về văn hóa và
vai trị nền tảng tinh thần của văn hóa”, Tạp chí Cộng sản.



×