Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

vấn đề bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.62 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................2
NỘI DUNG...................................................................................... 3
1. Giới thiệu về CISG...................................................................3
2. Quy định của CISG về vấn đề bất khả kháng trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.......................................................................4
3. Lợi ích khi áp dụng điều khoản “bất khả kháng” trong CISG.....6
4. Những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam.............................7
KẾT LUẬN.....................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................9

1


MỞ ĐẦU
Công ước Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
năm 1980 (United Nations Convention on Contracts for the International
Sales of goods, sau đây gọi tắt là CISG) được hình thành nhằm hướng tới
việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hố quốc
tế. Cơng ước bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày
01/01/2017. Điều này sẽ tác động đến hoạt động giao thương quốc tế của
thương nhân Việt Nam, do đó, thương nhân Việt Nam cần có sự hiểu biết
nhất định về CISG trước khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
để đảm bảo được quyền lợi của mình trong trường hợp có rủi ro khi thực
hiện hợp đồng. Trên cơ sở đó, em xin lựa chọn đề bài số 16 để phân tích,
tìm hiểu: “Phân tích vấn đề bất khả kháng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và những vấn đề cần lưu ý
đối với các doanh nghiệp Việt Nam”.

2



NỘI DUNG
1. Giới thiệu về CISG
Công ước Viên năm 1980 là công ước quốc tế nhiều bên được ký
ngày 14/04/1980 tại Viên (Áo) và có hiệu lực từ ngày 01/01/1988. Nội
dung của Công ước là quy định các vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, công ước gồm 101 Điều và được chia làm 4
phần.
CISG được xây dựng với hai mục đích chính là đảm bảo và gia tăng
sự minh bạch về các vấn đề pháp lý, và góp phần thúc đẩy sự phát triển
thương mại hàng hố quốc tế. Cơng ước này áp dụng cho các hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác
nhau, cụ thể là: khi trụ sở của các bên đóng tại các nước khác nhau là
thành viên của Cơng ước; khi nguyên tắc trong tư pháp quốc tế quy định
luật được áp dụng là luật của các nước thành viên của công ước.1

Công ước này không áp dụng vào các trường hợp: Các hàng hóa
dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất
cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng,
không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử
dụng như thế; Bán đấu giá, Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác
1 Khoản 1 Điều 1 Công ước Viên năm 1980
3


theo luật; Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu
thông hoặc tiền tệ; Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm khơng khí;
Ðiện năng;1 Các hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu là
phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác; 2 Trách
nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại

về thân thể hoặc làm chết một người nào đó.3
2. Quy định của CISG về vấn đề bất khả kháng trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế
CISG quy định về bất khả kháng tại Điều 79, theo đó “một bên
không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kì một nghĩa vụ nào
đó của họ nếu chứng minh được rằng việc khơng thực hiện đó là do một
trở ngại nằm ngồi sự kiểm sốt của họ và người ta khơng thể chờ đợi
một cách hợp lí rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc kí kết hợp đồng
hoặc là tránh được hay khắc phục được hậu quả của nó”.4 Chỉ những trở
ngại nào thực sự đến mức khiến cho việc thực hiện các nghĩa vụ là khơng
thể mới được xem xét, cịn những trường hợp tuy có gây hoặc đe doạ gây
khó khăn trở ngại đến việc thực hiện nghĩa vụ hoặc chỉ dừng ở mức khơng
khả thi thường có thể sẽ khơng được xem xét. Và quan trọng là một bên
không được viện dẫn việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong
chừng mực mà việc khơng thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay
1 Điều 2 Công ước Viên 1980
2 Khoản 2 Điều 3 công ước Viên 1980
3 Điều 5 Công ước Viên 1980
4 Khoản 1 Điều 79 Công ước Viên 1980
4


sơ suất của chính họ.1 CISG quy định miễn trách cho cả người bán và
người mua, đề cập đến tất cả các trường hợp bất khả
kháng có thể xảy ra trong việc thực hiện bất cứ nghĩa vụ được quy định
trong hợp đồng.
Về hậu quả pháp lí, theo CISG bên vi phạm chỉ được miễn trách
nhiệm phải thực hiện các biện pháp đền bù thiệt hại gây ra bởi sự kiện bất
khả kháng, bên bị vi phạm có quyền tiến hành tất cả các biện pháp bảo hộ
pháp lí hay chế tài cịn lại theo quy định của Cơng ước bao gồm quyền

được yêu cầu giảm giá hàng hoá2, buộc thực hiện hợp đồng3, tuyên bố huỷ
hợp đồng4, và thanh toán tiền lãi trên các khoản thanh toán chậm.5
Về thời hạn, CISG quy định sự miễn trách chỉ có hiệu lực trong thời
kì tồn tại sự kiện khó khăn, trở ngại. 6 Về nghĩa vụ thông báo, theo CISG
bên nào khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải thơng báo cho bên kia
biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên
không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì
họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận
được thông báo.

1 Điều 80 Công ước Viên 1980
2 Điều 50 Công ước Viên 1980
3 Điều 46, Điều 62 Công ước Viên 1980
4 Điều 49, Điều 64 Công ước Viên 1980
5 Điều 78 Công ước Viên 1980
6 Khoản 3 Điều 79 Công ước Viên 1980
5


Do đặc điểm phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế như sự mở
rộng về không gian, sự kéo dài về thời gian, sự khác nhau về địa lí, tập
quán, quy định của mỗi quốc gia mà khả năng xảy ra những trường hợp
bất khả kháng là rất lớn. Bên cạnh đó, do hậu quả pháp lí là được miễn
trách và trong nhiều trường hợp có thể thay đổi hồn tồn vị thế của các
bên nên khơng tránh được khả năng các bên tìm cách lợi dụng trường hợp
bất khả kháng để cố gắng giải thoát trách nhiệm khi có những hồn cảnh
bất lợi xảy đến hoặc để trục lợi khi giá cả thị trường thay đổi theo hướng
có lợi cho bên mình. Một số hợp đồng được soạn thảo với điều khoản bất
khả kháng rất cụ thể

chi tiết có thể hạn chế được tranh chấp xảy ra nhưng có rất nhiều hợp đồng
thiếu vắng điều khoản quan trọng này.
3. Lợi ích khi áp dụng điều khoản “bất khả kháng” trong
CISG
Một là, được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng gây ra.
Theo quy định chung của thế giới, thì sự kiện bất khả kháng sẽ là căn cứ
để bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được miễn trách nhiệm.1 Tuy nhiên, để
đươc coi là một căn cứ miễn trách nhiệm, thì sự kiện bất khả kháng phải là
nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi vi phạm hợp đồng. Do vậy, việc
chứng minh của bên gặp bất khả kháng sẽ gồm 2 điểm: một là, sự tồn tại
1 Khoản 1 Điều 79 Công ước Viên 1980
6


của trường hợp bất khả kháng và hai là, quan hệ nhân quả giữa nó và hành
vi vi phạm hợp đồng.
Hai là, kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tương ứng với
thời gian tổn tại bất khả kháng. Nếu hợp đồng khơng thực hiện được, mục
đích thương mại khơng đạt, các chi phí đã bỏ ra khơng thu hồi được sẽ gây
ra những tổn thất lớn không những về kinh tế mà còn về mối quan hệ làm
ăn lâu năm giữa các bên. Như vậy, việc không thực hiện nghĩa vụ, dù
không do lỗi của bên nào đi nữa cũng có thể mang lại thiệt hại lớn cho các
bên. Cho nên, trong thực tiễn thương mại quốc tế người ta đã rút ra kết
luận là: thà được thực hiện chậm cịn hơn là khơng có.
Ba là, chấm dứt các quan hệ hợp đồng giữa hai bên. Đây là trường
hợp bất khả kháng xảy ra và tổn tại trong một thời gian khá dài làm cho
việc thực hiện hợp đồng khơng cịn ý nghĩa đối với một hoặc cả hai bên
hoặc hậu quả của bất khả kháng là rất nghiêm trọng mà bên vi phạm hợp
đồng dù đã áp dụng biện pháp cần thiết nhưng cũng không thể khắc phục
được. Lúc này, bên vi phạm hợp đồng có thể viện dẫn điều khoản về

những trường hợp bất khả để được chấm dứt hợp đồng, miễn trách nhiệm
của mình.

7


4. Những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam
CISG là một văn bản thống nhất luật được áp dụng rộng rãi trên thế
giới và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể
chứng minh việc vi phạm hợp đồng đáp ứng đầy đủ cả ba yếu tố trên
không phải là việc đơn giản đối với bên vi phạm, ngay cả trong những
hoàn cảnh đặc biệt như thời điểm xảy ra đại dịch COVID19 hiện nay.
Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam khi giao kết hợp đồng cần phải
lưu ý: Thứ nhất, phải thỏa thuận rõ ràng về điều khoản bất khả kháng
trong hợp đồng. Thứ hai, quy định rõ ràng về nghĩa vụ thông báo, chứng
cứ để chứng minh sự kiện bất khả kháng cũng như sự ảnh hưởng của sự
kiện đối với việc thực hiện hợp đồng. Thứ ba, cần lưu ý nguyên tắc “thiện
chí” khi thực hiện hợp đồng để áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm
giảm tối đa thiệt hại và khắc phục hậu quả.
Trong tương lai, nếu giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
với doanh nghiệp thuộc quốc gia thành viên CISG, doanh nghiệp Việt
Nam cần tính tốn hết các rủi ro. Doanh nghiệp nên cân nhắc đàm phán để
có được nguồn luật bổ sung có lợi và quan trọng nhất là thể hiện ý chí này
một cách tường minh trong hợp đồng là các nguồn luật nào sẽ được áp
dụng tại các vấn đề tranh chấp không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích, vấn đề bất khả kháng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế là một nội dung quan trọng trong hợp đồng mua bán
8



hàng hóa quốc tế bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của
các bên, góp phần đảm bảo sự cân bằng quyền lợi, chia sẻ rủi ro, ngăn
ngừa sự trốn tránh trách nhiệm giữa các bên. Chính vì vậy, khi giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý
những vấn đề đã nêu ở trên để việc giao kết hợp đồng đạt được hiệu quả
và hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế,
nxb. Công an nhân dân.
2. UNCITRAL (1980), Công ước của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế.
3. />4. />5. />
9



×