Đề 16: Vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
quy định của CISG
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................2
I. Khái quát chung..............................................................................................2
II. Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG. .4
1. Chuyển rủi ro trong trường hợp có sự tham gia của bên vận chuyển,.......4
2. Chuyển rủi ro trong trường hợp hàng hóa đang trên đường vận chuyển. .7
3. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác..................................................7
III. Liên hệ với pháp luật Việt Nam về thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp
đồng mua bán hàng hóa.....................................................................................9
1.Thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy
định của Bộ luật dân sự 2015............................................................................9
2.Thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy
định của Luật thương mại 2005......................................................................10
C. PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................12
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Rủi ro là điều không tránh khỏi trong bất kỳ hoạt động nào trong thương
mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Vì vậy, xác định về trách nhiệm
chịu rủi ro là một vấn đề mà cả người bán và người mua đều quan tâm. Có
những trường hợp giá trị hàng hóa rất lớn, quá trình vận chuyển lại gặp rủi ro
nên dễ gây ra những tranh chấp khó giải quyết. Vì vậy, ngay khi giao kết hợp
đồng mua bán, các bên cố gắng thỏa thuận và đưa ra những điều khoản rõ ràng
để tránh hiểu nhầm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào các bên cũng có thể
thỏa thuận cùng nhau để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. Để giải quyết vấn
đề này Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) đã
đưa ra một số cách giải quyết.
Thông qua đề tài: “Vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế theo quy định của CISG 1980” giúp tập trung phân tích bản chất
pháp lý, nội dung các quy định pháp luật về vấn đề rủi ro trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
Bài làm gồm 4 phần: Phần I: Khái quát về thời điểm chuyển giao rủi ro
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Phần II: Chuyển giao rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG; Phần III: Liên hệ với pháp luật
Việt Nam về thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát chung
Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự mất mát, hư hỏng
hàng hóa xảy ra do những sự kiện khách quan không mong muốn như thiên tai,
bão, lũ, trộm, cướp,… tác động trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ quốc gia
này sang quốc gia khác, gây ra những thiệt hại, tổn thất không nhỏ về tài sản.
Đối với thương nhân, họ luôn đặt lợi nhuận lên hằng đầu, tính thực dụng
ln được đề cao vì vậy khi xảy ra thiệt hại đối với hàng hóa, yêu cầu cấp thiết
được đặt ra là phải xác định xem trách nhiệm đối với những thiệt hại, tổn thất
này thuộc về bên nào và khi nào thì bên có trách nhiệm phải nhận những rủi ro
về hàng hóa đó. Thời điểm mà trách nhiệm đối với những rủi ro đã xảy ra được
chuyển từ bên bán sang bên mua được gọi là thời điểm chuyển giao rủi ro. Như
vậy, có thể hiểu thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế là thời điểm mà kể từ đó những rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ
người bán sang người mua.
Thộng thường, các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau để đảm bảo được quyền
lợi một cách tối ưu. Nếu khơng thỏa thuận được thì có thể viện dẫn những quy
định trong những điều ước quốc tế (ĐƯQT), pháp luật quốc gia để áp dụng. Cụ
thể, pháp luật quốc tế có quy định vấn đề này chủ yếu trong CISG và
INCOTERMS 2010. Trong đó, CISG có vai trò như luật nội dung áp dụng để
điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng mua bán quốc tế, còn INCOTERMS 2010 chỉ
là một tập quán thương mại quốc tế được ghi nhận và áp dụng rộng rãi cho một
số vấn đề cụ thể nhất định trong hợp đồng. Tuy vậy, CISG và INCOTERMS có
mối quan hệ chặc chẽ tương hỗ với nhau giúp giải quyết được những vấn đề
vướng mắc, tạo điều kiện cho việc xác định thời điểm chuyển giao rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được rõ ràng, chính xác, khơng mâu thuẫn,
tránh được các tranh chấp, xung đột pháp luật.
Khi đã xác định được thời điểm chuyển giao rủi ro, những mất mát hay hư
hỏng hàng hóa khơng do hành động của người bán xảy ra sau đó sẽ do người
mua gánh chịu, đồng thời người mua phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ trả tiền theo đúng như hợp đồng. Đối với trường hợp việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa là do hành động của người bán gây nên thì người mua khơng
phải chịu tổn thất do việc mất mát, hư hỏng hàng hóa gây nên và người mua
không phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng đối với hàng hóa đó. Điều
này có thể hiểu rằng khi người bán thực hiện bất kỳ một hành vi nào dẫn đến
việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa thì người bán phải chịu trách nhiệm đối với
những tổn thất đã xảy ra và người mua được miễn trừ nghĩa vụ trả tiền cho
người bán với hàng hóa đó. Hành vi của người bán thực hiện có thể là hành vi
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc hành vi ấy không vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
nhưng hành vi ấy gây thiệt hại cho hàng hóa.1
Xem thêm: Điều 66 CISG quy định “Việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro
chuyển sang người mua không miễn trừ cho người này nghĩa vụ phải trả tiền, trừ phi việc mất mát
1
II. Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
CISG
Cơng ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa - Cơng ước Viên 1980
(CISG) khơng có quy định cụ thể như thế nào là thời điểm chuyển giao rủi ro
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ quy định về cách xác định
thời điểm này. Bên cạnh đó, CISG cịn quy định các quy tắc về việc chuyển rủi
ro. Một cách vắn tắt, Điều 66 quy định các hậu quả pháp lý của việc chuyển rủi
ro trong đó nêu rõ rằng người mua sẽ là bên gánh chịu rủi ro liên quan đến hàng
hóa một khi hàng hóa đó được chuyển giao cho người mua, ngoại trừ các mất
mát hoặc thiệt hại xảy ra do 'một hành động hoặc thiếu sót của người bán’.
Mặc dù nguyên tắc chung vừa nêu, CISG liệt kê ba trường hợp hợp điển
hình về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước
này tại chương IV, các Điều 67, Điều 68 và Điều 69. Cụ thể, CISG phân ra 03
tình huống để xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro bao gồm: Chuyển rủi ro
trong trường hợp có sự tham gia của bên vận chuyển; Chuyển rủi ro trong
trường hợp hàng hóa đang trên đường vận chuyển và Chuyển rủi ro trong các
trường hợp cịn lại ngồi hai trường hợp trên.
1. Chuyển rủi ro trong trường hợp có sự tham gia của bên vận chuyển,
Vấn đề chuyển rủi ro trong trường hợp có sự tham gia của bên vận chuyển
được quy định tại Điều 67 CISG như sau: “Khi hợp đồng mua bán quy định
việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi
xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho
người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng
mua bán. Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại
một nơi xác định, các rủi ro khơng được chuyển sang người mua nếu hàng hóa
chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó. Sự kiện người bán được phép
giữ lại các chứng từ nhận hàng khơng ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro.”
Người chuyên chở trong điều luật này có thể hiểu là một bên mà với người
đó việc vận chuyển được ký hợp đồng. 2 Trong trường hợp có sự tham gia của
hay hư hỏng ấy là do hành động của người bán gây nên.”
2
Xem thêm: Giải thích thuật ngữ trong INCOTERMS 2010
người chuyên chở, để xác định thời điểm chuyển rủi ro CISG phân ra thành hai
trường hợp nhỏ hơn bao gồm: Chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa
điểm giao hàng xác định và Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao
hàng xác định. Cụ thể như sau:
- Chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định.
Đối với trường hợp này, tại Điều 67 CISG quy định rằng nếu trong hợp đồng
mua bán mà bên mua và bên bán có thỏa thuận về việc vận chuyển hàng hóa và
bên bán khơng bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định thì rủi ro được chuyển
sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để
chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán.
Theo quy định này, thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua
là thời điểm hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho
người mua chiếu theo hợp đồng mua bán khi có đủ hai điều kiện sau:
Thứ nhất, trong hợp đồng mua bán có quy định về việc vận chuyển hàng
hóa nhưng khơng xác định địa điểm giao hàng cụ thể. Khi kí kết hợp đồng, bên
bán và bên mua đã thỏa thuận, trao đổi và thống nhất với nhau về việc vận
chuyển hàng hóa để đảm bảo lợi ích của cả hai bên, nhưng trong một số trường
hợp, vì một số lí do mà hai bên không ấn định về một địa điểm giao hàng cụ
thể.
Thứ hai, người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định.
Như vậy trong trường hợp thỏa mãn cả hai điều kiện trên thì bên mua sẽ
phải chịu rủi ro kể từ khi hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất.
- Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định. Đối với
trường hợp này, khoản 1 Điều 67 CISG quy định rằng trong trường hợp hai bên
có thỏa thuận về địa điểm giao hàng và bên bán bị buộc phải giao hàng cho
người chun chở tại địa điểm đó thì rủi ro được chuyển cho người mua khi
người bán hoàn thành việc giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm xác
định.
Theo quy định này, thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm
giao hàng xác định là thời điểm mà người bán giao hàng cho người chuyên chở
tại địa điểm giao hàng đã xác định khi có đủ hai điều kiện sau:
Thứ nhất, có địa điểm giao hàng xác định. Địa điểm này do các bên trong
hợp đồng thỏa thuận, thống nhất với nhau trên cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích của
cả bên bán và bên mua.
Thứ hai, người bán bị buộc phải giao hàng cho người chuyên chở tại địa
điểm xác định và người bán đã giao hàng cho người chuyên chở thứ nhất đại địa
điểm đó. Trong trường hợp người bán chưa giao được hàng hóa cho người
chuyên chở thứ nhất tại đúng địa điểm mà hai bên đã thỏa thuận thì rủi ro chưa
được chuyển sang người mua.
Như vậy khi có đủ hai điều kiện ấy thì thời điểm chuyển rui ro trong
trường hợp này là thời điểm mà người bán giao hàng cho người chuyên chở tại
địa điểm giao hàng đã xác định.
Tóm lại, thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp có sự tham gia của
người chuyên chở có sự khác biệt khi các bên trong hợp đồng có thỏa thuận về
điểm giao hàng xác định hay không. Cần lưu ý rằng việc người bán giữ lại các
chứng từ nhận hàng không ảnh hưởng đến sự chuyển giao rủi ro sang người
mua.3 Thêm nữa là điều kiện để rủi ro được chuyển sang người mua là hàng hóa
phải được đặc định hóa. Đặc định hóa tức là làm cho hàng hóa có thể phân biệt
được so với những hàng hóa khác cùng loại, khơng thể bị nhầm lẫn. Việc đặc
định hóa phải rõ ràng, phục vụ cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng các ghi
ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo
gửi cho người mua hoặc bất cứ phương pháp nào khác giúp xác định trách
nhiệm của bên bán, phải bán đúng hàng hóa như đã thỏa thuận và xác định trách
nhiệm của người chun chở, phải vận chuyển đúng hàng hóa, khơng được có
hành vi trao đổi hay đánh tráo hàng hóa.
3
Khoản 1 Điều 67 CISG
2. Chuyển rủi ro trong trường hợp hàng hóa đang trên đường vận chuyển
Vấn đề chuyển rủi ro trong trường hợp hàng hóa đang trên đường vận
chuyển được quy định tại Ðiều 68 CISG như sau: “Người mua nhận rủi ro về
mình đối với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa
được giao cho người chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp
đồng vận chuyển. Tuy nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán
đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và
đã không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng
hàng hóa do người bán phải gánh chịu.”
Chiếu theo điều luật này, ta có thể hiểu rằng thời điểm chuyển giao rủi ro
trong trường hợp hàng hóa đang trên đường vận chuyển là kể từ lúc hàng hóa
được giao cho người chuyên chở- người đã phát chứng từ xác nhận một hợp
đồng vận chuyển, từ thời điểm đó người mua phải nhận mọi rủi ro về mình.
Mặc dù vậy, điều luật này cũng quy định về trường hợp vào lúc ký kết hợp đồng
mua bán hàng hóa mà người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa
đã bị mất mát hay hư hỏng và người bán đã khơng thơng báo cho người mua về
điều đó thì người mua sẽ được miễn trách nhiệm đối với những tổn thất về hàng
hóa đó, người bán phải tự mình gánh chịu những mất mát hay hư hỏng đó. Việc
quy định trường hợp người bán phải chịu trách nhiệm đối với những hàng hóa
bị mất mát, hư hỏng nếu người đó đã biết về sự việc đó khi kí kết hợp đồng mà
không thông báo với người mua tạo cơ sở nhằm đảm bảo quyền lợi của bên
mua, đồng thời khiến cho bên bán phải có trách nhiệm đối với hàng hóa của
mình và đối với bên bán, tránh trường hợp người bán cố ý che giấu sự mất mát,
hư hỏng của hàng hóa mình, gây thiệt hại cho bên mua.
3. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác là việc chuyển rủi ro ngồi những
trường hợp chuyển rủi ro khi có sự tham gia của người chuyên chờ và trường
hợp chuyển rủi ro khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển được quy định tại
điều 67 và 68 CISG. Đối với những trường hợp khác này, việc xác định thời
điểm chuyển rủi ro được quy định tại Điều 69 CISG như sau:
“1. Trong các trường hợp không được nêu tại các điều 67 và 68, các rủi ro
được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng hoặc, nếu họ không làm
việc này đúng thời hạn quy định, thì kể từ lúc hàng hóa được đặt dưới quyền
định đoạt của người mua và người mua đã vi phạm hợp đồng vì không chịu
nhận hàng.
2. Tuy nhiên, nếu người mua bị ràng buộc phải nhận hàng tại một nơi
khác với nơi có xí nghiệp thương mại của người bán, rủi ro được chuyển giao
khi thời hạn giao hàng phải được thực hiện và người mua biết rằng hàng hóa
đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại nơi đó.
Nếu hợp đồng mua bán liên quan đến hàng hóa chưa được cá biệt hóa,
hàng chỉ được coi là đã đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi nào nó
được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng này.”
Vậy có thể thấy, CISG đã đưa ra cách xác định thời điểm chuyển giao rủi ro
với những trường hợp còn lại như sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp người mua tiếp nhận hàng hóa tại xí nghiệp
thương mại của người bán và khác các trường hợp tại Điều 67, 68 CISG.
Đối với trường hợp này, theo quy định tại khoản 1 Điều 69, thời điểm
chuyển giao rủi ro sang người mua là thời điểm mà người mua nhận hàng theo
thỏa thuận của cả hai bên. Trong trường hợp người mua không nhận hàng theo
đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng, vi phạm nghĩa vụ nhận hàng trong
hợp đồng thì thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua sẽ là
thời điểm hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, tức là khi
người mua có tồn quyền đối với hàng hóa đó thơng qua các chứng từ, biên lại
xác nhận,… hoặc qua các hình thức khác.
Thứ hai, đối với trường hợp người mua tiếp nhận hàng tại một nơi khác
với nơi có xí nghiệp thương mại của người bán.
Nơi khác với nơi có xí nghiệp thương mại của người bán là địa điểm mà
bên bán và bên mua đã thỏa thuận mà tại đó việc giao hàng cho bên mua được
thực hiện. Theo quy định tại khoản 2 Điều 69 khi người mua tiếp nhận hàng tại
một nơi khác với nơi có xí nghiệp thương mại của người bán thì thời điểm
chuyển giao rủi ro sang người mua là thời điểm mà hàng hóa được giao theo
thời hạn đã được định trước và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới
quyền định đoạt của họ tại nơi đó. Quyền định đoạt của người mua đối với hàng
hóa được thể hiện bằng các chứng từ, biên lai, giấy tờ hoặc các hình thức khác
theo quy định của pháp luật quốc tế.
Như vậy đối với hai trường hợp trên thì đã có sự khác nhau về thời điểm
chuyển giao rủi ro. Cần lưu ý là nếu hợp đồng mua bán liên quan đến hàng hóa
chưa được cá biệt hóa thì hàng hóa chỉ được coi là đã đặt dưới quyền định đoạt
của người mua khi nào nó được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp
đồng mà hai bên đã kí kết.
III. Liên hệ với pháp luật Việt Nam về thời điểm chuyển giao rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hiện nay, vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa được đề
cập chủ yếu trong Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 như sau:
1. Thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo
quy định của Bộ luật dân sự 2015
Thời điểm chuyển giao rủi ro được quy định tại Điều 441, theo đó: Bên
bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua
chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Đối với trường hợp mà hợp
đồng mua bản có tài sản hợp là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán
chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ
thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, BLDS vẫn đề cao tinh thần tự nguyện, tự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó thời điểm chuyển giao rủi ro được xác định trên cơ sở thỏa thuận
của bên bán và bên mua, trong trường hợp khơng có thỏa thuận thì thời điểm
chuyển giao tài sản sẽ là thời điểm bên mua nhận tài sản hoặc là thời điểm bên
bán hoàn thành thủ tục đăng ký và chuyển giao lại cho bên mua đối với hợp
đồng có đối tượng là tài sản phải đăng ký.
Việc quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro theo BLDS chưa có sự
tương đồng với quy định trong CISG, điều này được lí giải do ngày 18/12/2015
Việt Nam mới chính thức phê duyệt việc gia nhập CISG và CISG mới có hiệu
lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017, vì vậy, có thể trong thời gian tới sẽ có sự
thay đổi nhất định hơn để phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo
quy định của Luật thương mại 2005
Vấn đề chuyển dịch rủi ro được quy định từ điều 57 đến điều 61 Luật
thương mại 2005. Các trường hợp chuyển rủi ro bao gồm 4: (1) Chuyển rủi ro
trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: Thời điểm chuyển rủi ro cho
bên mua là thời điểm khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được
bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên
bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
(2) Chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định 5:
Thời điểm chuyển giao rủi ro cho bên mua là thời điểm khi hàng hoá đã được
giao cho người vận chuyển đầu tiên. (3) Chuyển rủi ro trong trường hợp giao
hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển6: Thời
điểm chuyển giao rủi ro cho bên mua là: Khi bên mua nhận được chứng từ sở
hữu hàng hoá hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu
hàng hoá của bên mua. (4) Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa
đang trên đường vận chuyển7: Thời điểm chuyển giao rủi ro cho bên mua kể từ
thời điểm giao kết hợp đồng.
Đối với những trường hợp khác thì rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa
được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được đặt dưới quyền định
đoạt của người mua và người mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Cần
lưu ý là rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hố khơng được chuyển cho bên
mua, nếu hàng hố khơng được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận
4
Điều 57 Luật thương mại 2005
Điều 58 Luật thương mại 2005
6
Điều 59 Luật thương mại 2005
7
Điều 60 Luật thương mại 2005
5
tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ
cách thức nào khác.
Như vậy ta có thể nhận thấy rằng Điều 57 và 58 của Luật thương mại 2005
có sự tương đồng với quy định tại điều 67 CISG, Điều 60 LTM tương đồng với
Điều 68 CISG và Điều 61 LTM có tương đồng với Điều 69 CISG. Tuy nhiên,
khi so sánh Điều 59 Luật thương mại 2005 với CISG chưa thể thấy quy định
tương tự ở CISG. Điều 59 đề cập đến người nhận hàng để giao nhưng lại chưa
đề cập về mối quan hệ giữa người nhận hàng để giao với người bán hay người
mua nên gây khó khăn khi áp dụng quy định này trên thực tế.
Vậy có thể thấy, quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro trong LTM đã
khác tương thích với quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro quy định trong
CISG, tạo điều kiện cho việc giao lưu, bn bán hàng hóa trong nước cũng như
quốc tế. Trong thời gian tới, với quy định tại Điều 59 cần phải giải thích thêm
hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định pháp luật quốc tế, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho hoạt động mua bán hàng hóa.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Xác định được thời điểm chuyển giao rủi ro có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
trong thương mại quốc tế. Không chỉ là cơ sở để giải quyết tranh chấp, trách
nhiệm rủi ro, giúp việc thực hiện hợp đồng được diễn ra hiệu quả hơn. Mà cịn
đảm bảo quyền, lợi ích của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trên cơ sở phân tích những quy định trên và liên hệ với quy định của pháp
luật Việt Nam về thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán, pháp
luật Việt Nam với tư cách đã gia nhập CISG và có hiệu lực từ ngày 01/01/2017,
tuy đã có những điều luật với tinh thần của CISG, tuy nhiên vẫn cần cải thiện và
bổ sung, làm mới các quy định tại Luật thương mại 2005 để cập nhật được xu
hướng thị trường thương mại quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (Quốc hội) (2015), Bộ luật dân sự 2015, Hà Nội
2. (Quốc hội) (2015), Luật thương mại 2005, Hà Nội
3. Bộ luật hàng hải năm 2005 (nguồn: Internet)
4. Bộ quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội
địa 2010 (INCOTERMS 2010)
5. Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp
quốc- Cơng ước Viên 1980 (CISG)
6. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Luật dân sự 2, Nxb
Cơng an nhân dân, Hà Nội
7. Trường Đại học Luật Hà Nội(2013), Giáo trình Luật thương mại tập 1,
Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội
8. Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Khoa
Luật Đại học quốc gia Hà Nội, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.
9. Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thị, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật
hợp đồng thương mại quốc tế, NXB. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
2006.
10.
Zoi Valioti, Passing of Risk in international sale contracts: A
comparative examination of the rules on risk under the United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of Goods (Vienna 1980) and
INCOTERMS 2000