Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ quản lý nước và dinh dưỡng của Israel trong sản xuất ớt ngọt (Capsicum annuum L) tại Thanh Hóa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 76 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận
văn, luận án và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
Thanh Hóa, tháng 8năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Văn Cường


2

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc trước sự giúp đỡ nhiệt
tình của TS. Trần Công Hạnh,Thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi về
mọi mặt để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp q báu của các
Thầy, Cơ-bộ mơn Khoa học Cây trồng, Thầy Cơ-Khoa Nơng Lâm Ngư
nghiệp, các Thầy Cơ-Phịng quản lý sau Đại học-Trường Đại học Hồng Đức.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp tơi hồn thành đề tài này.
Trong q trình thực hiện đề tài, ngồi sự cố gắng của bản thân, tơi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo ân cần từ nhiều đơn vị và
cá nhân trong và ngồi ngành nơng nghiệp. Tơi mãi ghi nhớ và bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tơi những tình cảm và
sự giúp đỡ quý báu đó.
Cảm ơn sự động viên và giúp đỡ của đồng nghiệp, gia đình, các anh
chị em lớp Thạc sĩ-Khoa học cây trồng K10-Trường Đại học Hồng Đức và
những người bạn thân thiết trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Thanh Hóa, tháng 8 năm 2019


Tác giả luận văn

Lê Văn Cường


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ.................................................................ix
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích yêu cầu......................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................4
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................5
1.1. Lợi ích của việc tưới nước và bón phân cho cây trồng thơng qua hệ
thống tưới nhỏ giọt........................................................................................5
1.2. Các vấn đề cần quan tâm trong kỹ thuật bón phân cho cây trồng thơng
qua hệ thống tưới nhỏ giọt............................................................................7
1.2.1. Hệ thống tưới nhỏ giọt........................................................................7
1.2.2. Phương pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng..............................8
1.2.3. Sự phù hợp của phân bón....................................................................8
1.2.4. Chế độ nước và sự phân bố nước trong đất.........................................9
1.2.5. Chế độ oxy trong đất.........................................................................10
1.2.6. Sự phân bố của bộ rễ cây trồng trong kỹ thuật bón phân thông qua hệ
thống tưới nhỏ giọt......................................................................................10

1.2.7. Dinh dưỡng cung cấp từ các điểm nhỏ giọt.......................................11
1.2.8. Loại phân bón....................................................................................11
1.3. Nhu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây ớt............................................12
1.3.1. Nhu cầu sinh thái...............................................................................12
1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt.........................................................14
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về bón phân thơng qua hệ thống tưới nhỏ
giọt cho cây ớt trên thế giới và Việt Nam....................................................17


4

1.4.1. Trên thế giới......................................................................................17
1.4.2. Ở Việt Nam........................................................................................19
1.5. Khái quát phần mềm quản lý dinh dưỡng Haifa Nutrinet....................23
1.5.1. Giới thiệu chung................................................................................23
1.5.2. Yêu cầu dữ liệu đầu vào....................................................................24
1.5.3. Kết quả đầu ra...................................................................................25
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..26
2.1. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................26
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................26
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................26
2.3.2. Phương pháp bố trí thực nghiệm đồng ruộng....................................27
2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu thực nghiệm...............................30
2.3.4. Phân tích trong phịng.......................................................................32
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm...............................................32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................33
3.1. Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất cây ớt ở tỉnh Thanh Hóa.............33
3.1.1. Diện tích trồng cây ớt........................................................................33
3.1.2. Năng suất ớt.......................................................................................35

3.1.3. Bón phân...........................................................................................35
3.1.4.Tưới nước...........................................................................................38
3.2. Kết quả xác định nhu cầu dinh dưỡng cho cây ớt theo mục tiêu năng
suất bằng phần mềm Haifa Nutrinet............................................................40
3.2.1. Dữ liệu đầu vào.................................................................................40
3.2.2. Đầu ra................................................................................................42
3.3. Kết quả thực nghiệm đồng ruộng nghiên cứu ảnh hưởng của các lượng
bón dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất đến sinh trưởng, năng suất, chất
lượng và hiệu quả sản xuất cây ớt vụ Đông xuân 2018 - 2019...................44
3.3.1. Ảnh hưởng của các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất đến
tình hình sinh trưởng của cây ớt vụ Đông xuân 2018 - 2019......................45


5

3.3.2. Ảnh hưởng của các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất đến
tình hình sâu bệnh hại ớt vụ Đông xuân 2018 - 2019.................................48
3.4. Kết quả xác định lượng bón dinh dưỡng cho cây ớt đạt hiệu quả kinh tế
cao nhất bằng phần mềm Haifa Nutrinet trong điều kiện của Thanh Hóa. .60
3.4.1. Lượng bón dinh dưỡng cho cây ớt tối đa về kỹ thuật và tối thích về
kinh tế..........................................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................64
1. Kết luận...................................................................................................64
2. Đề nghị....................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................65
PHỤ LỤC.......................................................................................................P1


6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ca

Canxi

Fertigation

Bón phân cho cây trồng thơng qua hệ thống tưới nhỏ giọt

Fungigation Bón thuốc bảo vệ thực vật thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt
K

Kali

Mg

Magiê

N

Đạm

P

Lân

PPTT

Phương pháp bón phân truyền thống


MBCR

Tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên:


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Công thức thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón
dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất................................................................27
Bảng 3.1. Diện tích trồng cây ớt ở Thanh Hóa năm 2017 - 2018...................34
Bảng 3.2. Năng suất cây ớt ở Thanh Hóa năm 2018.......................................35
Bảng 3.3. Tình hình bón phân cho cây ớt ở Thanh Hóa năm 2018.................36
Bảng 3.4. Tình hình tưới nước cho cây ớt ở Thanh Hóa năm 2018................38
Bảng 3.5. Mục tiêu năng suất cho xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt
bằng phần mềm Haifa Nutrinet.......................................................................40
Bảng 3.6. Kết quả phân tích nơng hóa đất thực nghiệm.................................41
Bảng 3.7. Kết quả xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt theomục tiêu năng
suất..................................................................................................................42
Bảng 3.8. Kết quả xác định lượng dinh dưỡng do phân hữu cơ cung cấp......43
Bảng 3.9. Kết quả xác định nguồn cung cấp và lượng dinh dưỡng lót, bón
thúc cho cây ớt theo mục tiêu năng suất.........................................................43
Bảng 3.10. Lượng bón dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất trong thực nghiệm
đồng ruộng.......................................................................................................44
Bảng 3.11. Phương pháp bón dinh dưỡng mục tiêu năng suất trong thực
nghiệm đồng ruộng..........................................................................................44
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất
đến động thái phân cành của cây ớt vụ Đông xuân 2018 - 2019....................46
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêunăng suất
đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ớtvụ Đông xuân 2018 - 2019..........47

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất
đến tình hình sâu đục quả hại ớt vụ Đông xuân 2018 - 2019..........................49
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất
đến tình hình bệnh thán thư trên quả ớt vụ Đông xuân 2018 - 2019...............50


8

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất
đến số lượng quả ớt trên cây vụ Đông xuân 2018 - 2019...............................51
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất
đến khối lượng quả ớt trên cây vụ Đông xuân 2018 - 2019............................53
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêu năng suất
đến năng suất ớt vụ Đông xuân 2018 - 2019...................................................54
Bảng 3.19. Hiệu quả sản xuất cây ớt ở các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêu
năng suất vụ Đông Xuân 2018 - 2019.............................................................57
Bảng 3.20. Cơ cấu giá thành sản xuất ớt thương phẩm ở các mức bón dinh
dưỡng theo mục tiêu năng suất vụ Đông Xuân 2018 - 2019/1ha....................59
Bảng 3.21. Tỷ suất lợi nhuận cận biên khi tăng lượng bón dinh dưỡng theo
mục tiêu năng suất vụ Đông Xuân 2018 - 2019..............................................60
Bảng 3.22. Tổng lượng dinh dưỡng và năng suất ớt ở các mức bón theo mục
tiêu năng suất trong thực nghiệm....................................................................61
Bảng 3.23. Nhu cầu dinh dưỡng cho mục tiêu năng suất tối đa về kỹ thuật xác
định bằng phầm mềm Haifa Nutrinet..............................................................62
Bảng 3.24. Giá 1 kg dinh dưỡng ở mức bón tối đa về kỹ thuật......................62
Bảng 3.25. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt theo mục tiêu năng suất tối thích
về kinh tế.........................................................................................................63


9


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1. Tốc độ phân cành của cây ớt ở các mức bón dinh dưỡng theo
mục tiêu năng suất vụ Đông xuân 2018 - 2019...............................................46
Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ớt ở các mức bón dinh dưỡng
theo mục tiêu năng suất vụ Đông xuân 2018 - 2019.......................................47
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tăng số quả trên cây ở các mức bón dinh dưỡng theo mục
tiêu năng suất vụ Đông xuân 2018 - 2019.......................................................52
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tăng khối lượng quả ớt các mức bón dinh dưỡng theo mục
tiêu năng suất vụ Đông xuân 2018 - 2019.......................................................53
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tăng năng suất ớt ở các mức bón dinh dưỡng theo mục tiêu
năng suất vụ Đông xuân 2018 - 2019..............................................................54
Đồ thị 3.1. Tương quan giữa lượng dinh dưỡng và năng suất ớt....................61


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc
(FAO)nhu cầu tiêu thụ các loại rau quả trên thị trường thế giới tăng bình quân
3,6%/năm, trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất toàn cầu chỉ ở mức
2,6%/năm. Dân số thế giới gia tăng, mức thu nhập của người dân ngày càng được
cải thiện, nhu cầu tiêu thụ và giá rau quả ngày càng cao (Faostat, 2015)[20].
Cây ớt (Capsicum annuum L),là cây gia vị, có vị trí quan trọng trong
khẩu phần thức ăn của con người. Chi Capsicum annuum L. có trên 25 lồi
nhưng chỉ có 5 lồi được thuần hóa và sử dụng trong trồng trọt là:
Capsicumannuum L. (bao gồm cả ớt ngọt và ớt cay); Capsicum chinense
Jacq., Capsicumfrutescens L; Capsicumbaccatum L; Capsicumpubescens
Keep). Quả ớt chín có màu sắc, hương vị và vị cay đặc trưng, rất thích hợp

cho việc nấu nướng, chếbiến thức ăn ở cả dạng quả tươi, quả khô và các sản
phẩm chế biến như ớt bột, tương ớt. Mặc dù giá trị về mặt năng lượng thấp
(25 kg calo/100g chất khô) nhưng quả ớt có chứa nhiều các chất dinh dưỡng
có lợi cho sức khỏe con người như: các loại vi tamin: A (530 IU/100 g chất
khô); C (128 mg/100 g chất khô); B2 (0,05 mg/100 g chất khơ); các ngun tố
khống: kali (K) 195 mg/100 g chất khô; phốt pho (P) 22 mg/100 g chất khô
và canxi (Ca) 6mg/100 g chất khô; các hợp chất có đặc tính biệt dược như:
antoxxidant, capsaicin, capssantin… có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư,
kích thích lưu thông máu, ổn định huyết áp. Vị cay của quả ớt là do chất
Capsicin (C18H22O3), một loại alcaloit, chiếm 0,05-2,0% khối lượng quả ớt
khơ kiệt, có tác dụng kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt, được nhiều người ưa
thích (Dias GB, et al, 2013) [14]
Ở tỉnh Thanh Hóa, sản xuất rau màu được đánh giá là lĩnh vực có nhiều
tiềm năng và là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế và thực hiện tái cơ cấu ngành nơng
nghiệp. Nhiều loại cây rau màu có giá trị hàng hóa phục vụ chế biến, xuất


2

khẩuđáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới như: ớt, ngô ngọt, dưa
bao tử…, đã và đang được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều địa phương đã ký kết các hợp đồng phát triển vùng nguyên liệu tập trung
với các công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh nông sản phẩm. Tuy
nhiên, diện tích trồng rau màu vẫn chậm được mở rộng. Trong kế hoạch sản xuất
năm 2017, tổng diện tích trồng cây rau màu tồn tỉnh mới chỉ được xác định ở
mức 38.000 ha, bằng 8,7% tổng diện tích gieo trồng cả năm[9].
Có nhiều ngun nhân dẫn đến việc diện tích trồng cây rau màu chậm
mở rộng, trong đó có vấn đề về kỹ thuật canh tác. Sản xuất của nông dân chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện

thời tiết, nên năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất chưa cao, tính ổn định
và bền vững thấp, đặc biệt là trong bối cảnh khí hậu, thời tiết có nhiều biến
động như hiện nay.
Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng ngồi
đồng ruộng,tưới nước và bón phân phù hợp với nhu cầu của cây ở từng thời
kỳ sinh trưởngtrong những điều kiện cụ thể về khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh
tác có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và
hiệu quả sản xuất cây trồng. Tưới nước và bón phân đồng thời cũng là nguồn
chi phí đầu vào chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất và giá thành
sản xuất sản phẩm cây trồng.
Công nghệ quản lý nước và dinh dưỡng của Israel thực chất là việc tưới
nước và bón phân cho cây trồngthơng qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Kế hoạch
tưới nước, bón phân được xác định bằng phần mềm quản lý dinh dưỡng
“Haifa Nutrinet” trên cơ sở đặc điểm sinh trưởng, phát triển, nhu cầu nước,
nhu cầudinh dưỡng và các yếu tố đầu vào như: mục tiêu năng suất, điều kiện
khí hậu, đất đai, cây trồng vụ trước, khả năng đáp ứng nguồn phân hữu cơ,
loại đất và hàm lượng các chất dinh dinh dưỡng trong đất và loại phân bón sử
dụng (Oded Achile et al, 2008) [24].


3

Công nghệ quản lý nước và dinh dưỡng của Israel cho phép tiết kiệm
nguồn nước tưới, nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng, hạn chế tích lũy
muối trên lớp đất mặt ở các vùng đất bị nhiễm mặn, hạn chế tích lũy sắt,
nhơm tạo kết von, đá ong ở vùng đất đồi khô hạn, đồng thời nâng cao năng
suất, phẩm chất cây trồng. Tuy nhiên, để ứng dụng và phát huy có hiệu quả sử
dụng cơng nghệ, rất cần thiết phải nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn
đề liên quan, đặc biệt là các yếu tố đầu vào của q trình sản xuất. Từ đó đề
xuất qui trình kỹ thuật và hướng dẫn vận dụng cho từng đối tượng cây trồng,

ở từng mùa vụ, trên các chân đất vàđiều kiện sản xuất cụ thể của nông dân (A.
Solaimalai,2005)[11].
Nhằm mục đích cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn để phổ biến,
khuyến cáo nhân rộng các mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất
cây ớt ngồi đồng ruộng, qua đó tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng,
hiệu quả sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp
ở các địa phương trong tỉnh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
ứng dụng công nghệ quản lý nước và dinh dưỡng của Israel trong sản xuất ớt
ngọt (Capsicum annuum L) tại Thanh Hóa.
2. Mục đích u cầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng công nghệ quản lý nước và dinh dưỡng
của Israel trong sản xuất ớt, tạo cơ sở để phổ biến nhân rộng ở các địa phương
trong tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Yêu cầu
1) Đánh giá được hiện trạng sản xuất cây ớt ở các địa phương trong tỉnh.
2) Xác định được nhu cầu cung cấp dinh dưỡng (N, P 2O5, K2O, CaO,
MgO) cho cây ớt theo các mục tiêu năng suất khác nhau bằng phần mềm quản
lý dinh dưỡng Haifa Nutrinet.
3) Đánh giá được tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại, các chỉ tiêu chất
lượng quả và năng suất, hiệu quả sản xuất cây ớtở các mức bón dinh dưỡng
theo mục tiêu năng suất.


4

4) Đề xuất được mức bón dinh dưỡng (N, P2O5, K2O, CaO, MgO) cho
cây ớt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong điều kiện của Thanh Hóa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu khoa học
về nhu cầu nước, dinh dưỡng và kỹ thuật tưới nước, bón phân cho cây ớt
trong điều kiện của Thanh Hóa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để phổ biến vận dụng trong sản
xuất cây ớtở các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời là cơ sở để các
cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp nghiên
cứu vận dụng trong việc hoạch định chủ trương, chính sách, giải pháp phát
triển các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao, phục vụ chế biến, xuất khấu
theo chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lợi ích của việc tưới nước và bón phân cho cây trồng thơng
qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
Theo Bar-Yosef, B. 1999 [13] việc thực hiện bón phân cho cây trồng
thơng qua hệ thống tưới được gọi là “Fertigation”. Fertigation một biện pháp
kỹ thuật canh tác hiện đại, cung cấp cơ hội tốt nhất để đạt năng suất tối đa,
giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm mơi trường, tăng hiệu quả sử dụng phân bón,
từ đó tăng hiệu quả sản xuất cây trồng. Trong Fertigation, thời gian, số lượng
và nồng độ bón phân cho cây là được điều khiển một cách rễ ràng.Fertigation
có khả năng cung cấp đồng thời cả nước và dinh dưỡng ở mức tối thích đến
phạm vi vùng rễ hoạt động của cây trồng, phù hợp với nhu cầu của cây ở từng
giai đoạn sinh trưởng, phát triển, dẫn đến năng suất tăng so với phương pháp
bón phân truyền thống (PPTT) là bón vào đất.
Hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng trong fertigation có thể đạt tới
mức 90%so với 40 -60% của PPTT. Lượng dinh dưỡng bị mất do rửa trôi theo

chiều sâu ở mức dưới 10% tổng lượng bón, trong khi đó tỷ lệ này là 50% ở
PPTT. Tính ưu việt củaFertigation so với PPTT là nước và dinh dưỡng được
cung cấp trực tiếp trong phạm vi bộ rễ cây trồng hoạt động. Với việc sử dụng
lượng nước và phân bón tối thích, Fertigation cho phép khai thác tối đa tiềm
năng năng suất của các loại cây trồng, đồng thời đảm bảo duy trì độ phì nhiêu
đất, hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường (A. Solaimalai,et al, 2005)[11].
Trong Fertigation, dinh dưỡng được tập trung trong phạm vi vũng rễ,
nên hạn chế được sự chuyển hóa các chất dĩnh dưỡng dễ tantrong phân bón
thành các hợp chất khó tan. Từ đó tiết kiệm 25-50% lượng phân bón so với
PPTT. Fertigtion cho phép lập kế hoạch tưới và bón phân cho cây trồng theo
ngày, tuần hoặc trong một khoảng thời gian nhất định, phù hợp với đặc điểm
sinh trưởng, nhu cầu nướcvà dinh dưỡng của cây. Đồng thời cho phép tiết


6

kiệm chi phí lao động tưới nước, bón phân và đảm bảo tính linh hoạt trong
việc lập và thực hiện kế hoạch tưới nước, bón phân theo nhu cầu của cây.
Trong một số trường hợp, sinh trưởng và năng suất cây trồng khi áp dụng
Fertigation có thể thấp hơn so với PPTT nếu như dạng phân bón và vị trí bón
phân khơng được xác định chính xác. Phân bón sử dụng trong Fertigation phải
đảm bảo yêu cầu hòa tan nhanh trong nước và có độ tinh khiết, dung dịch bão
hịa có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời khơng có phản ứng tương tác
với các thành phần hóa học của nước tưới (A. Solaimalai, et al, 2005)[11].
Kafkafi. U, et all, 2011[21] đã tổng hợp và tóm tắt các ưu, nhược điểm
chủ yếu của Fertigation, cụ thể như sau:
Ưu điểm:
1) Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón: Fertigationcho phép cây trồng sử
dụng có hiệu quả các chất dinh dưỡng, nâng cao hiệu suất bón phân so với PPTT.
2) Hạn chế ô nhiễm nguồn nước: Fertigtion hạn chế được việc rửa trôi

dinh dưỡng theo cả bề mặt và chiều sâu, đặc biệt là đạm (N) và kali (K).
3) Bảo vệ nguồn tài nguyên: Fertigation cho phép tiết kiệm nguồn nước
tưới, tiết kiệm chi phí phân bón, năng lượng, lao động và thời gian.
4) Fertigation đảm bảo sự linh động cho các hoạt động canh tác trên
đồng ruộng do không làm ướt tồn bộ mặt ruộng, vì vậy cho phép các hoạt
động chăm sóc khác được thực hiện bình thường.
5) Fertigation cho phép nâng cao hiệu quả bón các nguyên tố dinh
dưỡng vi lượng đạt hiệu quả cao do khả năng bón chính xác với nồng độ rất
thấp (ppm), trong khi PPTT rất khó để thực hiện được.
6) Cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh: trong Fertigation, bộ lá cây trồng
không bị ướt nên tránh được hiện tượng cháy lá do phân bón, hạn chế được sự
phát sinh, phát triển và gây hại của các loại sâu, bệnh.
7) Nâng cao hiệu quả quản lý cỏ dại: trong q trình tưới, Fertigation
khơng làm ướt toàn bộ bề mặt đất, do vậy hạn chế được sự phát triển của cỏ
dại, đặc biệt là đối với các loại cây trồng theo hàng rộng.


7

8) Fertigation hạn chế được tình trạng mặt ruộng chặt, bí do các hoạt
động đi lại bón phân, tưới nước trên đồng ruộng được giảm đến mức tối thiểu.
9) Fertigationkết hợp với che phủ nilong có tác dụng hạn chế bốc hơi
nước, hạn chế tích lũy muối trên mặt, hạn chế cỏ dại, điều hịa chế độ nhiệt
đất. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, đạt
năng suất, chất lượng cao.
Nhược điểm:
1) Chi phí đầu tư ban đầu cao.
2) Chỉ phù hợp với một số loại cây trồng nhất định (trồng theo hàng).
3) Tắc điểm nhỏ giọt.
4) Hệ thống ống nhỏ giọt dễ bị hư hỏng do chuột, động vật và các hoạt

động chăm sóc cây trồng trên đồng ruộng.
5) Yêu cầu người sử dụng phải có hiếu biết nhất định trong việc xác
định chính xác kế hoạch tưới nước, bón phân trong những điều kiện xác định.
Đồng thời phải vận hành chính xác và bảo trì tốt hệ thống tưới mới phát huy
được hiệu quả của Ferigation.
1.2. Các vấn đề cần quan tâm trong kỹ thuật bón phân cho cây
trồng thơng qua hệ thống tưới nhỏ giọt
Kafkafi. U, et all, 2011[21] để thực hiện và phát huy hiệu quả của
Fertigation, cần quan tâm những nội dung chủ yếu sau:
1.2.1. Hệ thống tưới nhỏ giọt
Điều kiện cơ bản đầu tiên để áp dụngFertigation là phải có hệ thống
tưới áp lực với các thiết bị cần thiết như: thiết bị bơm phân, thiết bị lọc nước
để không làm tắc điểm nhỏ giot; van 1 chiều để ngăn dung dịch phân bón
quay trở lại đầu nguồn, gây ơ nhiễm nguồn nước tưới; các loại phân bón có độ
hịa tan cao, tinh khiết; nguồn nước tưới phải sạch và khơng chứa các thành
phần hóa học có khả năng tương tác tạo kết tủa với dung dịch phân bón [29].

1.2.2. Phương pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng


8

Có hai phương pháp khác nhau để cung cấp dinh dưỡng bằng kỹ thuật
Fertigation ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng: (1) bón theo
số lượng và, (2) bón theo tỷ lệ. Việc chọn bón phân theo phương pháp nào là
tùy thuộc vào loại cây trồng, loại đất, thiết bị hệ thống tưới và sở thích của
người sử dụng.
- Bón theo số lượng: lượng phân bón được tính tốn và đưa vào hệ
thống tưới trong mỗi lần tưới nước cho cây trồng. Việc điều chỉnh lượng bón
được thực hiện tự động hoặc điều chỉnh thủ công tùy thuộc vào thiết bị hệ

thống tưới và người sử dụng.
- Bón theo tỷ lệ: một tỷ lệ xác định giữa thể tích nước tưới và thể tích
dung dịch phân bón là được duy trì ổn định trong suốt mỗi lần tưới, do vậy
nồng độ dinh dưỡng trong quá trình tưới khơng thay đổi.
1.2.3. Sự phù hợp của phân bón
Có khá nhiều các loại phân bón, kể cả phân bón rắn và phân bón lỏng
đều phù hợp cho Fertigation. Đối với cây trồng ngồi đồng ruộng, qui mơ
diện tích lớn, thường sử dụng phân bón rắn để tiết kiệm chi phí mua phân. Độ
hịa tan của các loại phân bón rắn thường rất khác nhau. Vì vậy khi chọn phân
bón rắn, cần phải xem xét 4 vấn đề có liên quan gồm: (1) loại cây trồng và
thời gian sinh trưởng; (2) điều kiện đất đai; (3) chất lượng nước tưới và (4)
giá cả và mức độ sẵn có của loại phân bón [18].
Phân bón sử dụng cho Fertigation phải có hàm lượng dinh dưỡng, độ
hòa tan và độ tinh khiết cao, hàm lượng muối thấp và pH ở giới hạn phù hợp.
Các tính chất của phân bón cần xem xét khi chọn loại phân sử dụng trong
Fertigation, bao gồm:
- Dạng phân: các loại phân rắn tan hoặc phân lỏng đều thích hợp cho
Fertigation. Việc lựa chọn loại phân phụ thuộc vào mức độ sẵn có, giá cả phân
bón, loại cây trồng và mức độ thuận tiện cho quá trình sử dụng.
- Độ hòa tan: mức độ hòa tan nhanh và tan hoàn toàn trong nước là yêu


9

cầu đầu tiên trong việc lựa chọn loại phân bón cho Fertigation.
- Tương tác giữa các yếu tố phân bón trong dung dịch: khi bón một hỗn
hợp phân bón do người sử dụng tạo ra, cần chú ý đến khả năng tương tác và đối
kháng về mặt dinh dưỡng giữa các yếu tố phân bón và phải đảm bảo rằng hỗn
hợp phân bón đó khơng tạo ra kết tủa. Đặc biệt tránh trộn dung dịch phân bón
có chứa Ca với dung dịch có chứa phosphats và sulfat khi pH của dung dịch

khơng đảm bảo độ a xít cần thiết. Trước khi sử dụng một loại phân bón mới cần
kiểm tra mức độ hòa tan trong nước tưới bằng cách hòa 50 ml dung dịch phân
bón với 1 lít nước tưới và quan sát trong 1-2 giờ. Nếu có kết tủa tạo ra hoặc
dung dịch có dấu hiệu bị vẩn đục thì khơng nên sử dụng loại phân này.
- Kiểm tra nhiệt độ dung dịch sau khi trộn các loại phân bón với nhau
trong điều kiện đồng ruộng. Một số loại phân đơn hoặc phân đa yếu tố dạng
rắn thường làm cho nhiệt độ dung dịch giảm xuống như: KNO 3, Ca(NO3)2,
urê, NH4NO3 và KCl. Cần điều chỉnh lượng bón để không làm nhiệt độ
dung dịchgiảm xuống mức quá thấp. Đối với phân bón lỏng, thường khơng
có hiện tượng này.
- Ăn mịn kim loại:cần lưu ý đến các phản ứng hóa học có thể xảy ra
giữa phân bón và các phần kim loại của hệ thống tưới gây ăn mòn kim loại,
làm hư hỏng hệ thống tưới [28].
1.2.4. Chế độ nước và sự phân bố nước trong đất
Trong các PPTT như tưới ngập, tưới rãnh hoặc tưới phun mưa, lượng
nước tưới thường lớn, chu kỳ tưới dàitừ vài ngày đến hàng tuần, thậm chí là
hàng chục ngày. Ngược lại, Feretigation với đặc điểm chu kỳ tưới ngắn từ
khoảng vài giờ đến vài ngày, lượng nước tưới từ mỗi điểm nhỏ giọt là rất nhỏ.
Trong tưới ngập, tưới rãnh và tưới phun mưa, tồn bộ diện tích đất bị ướt. Đối
với Fertigation, vùng ẩm chỉ giới hạn trong phạm vi bộ rễ cây trồng hoạt động.

1.2.5. Chế độ oxytrong đất


10

Trong PPTT, tồn bộ diên tích đất bị ướt, sau đó khơ dần do q trình
thốt hơi nước qua bề mặt lá và bốc hơi bề mặt đất. Thời gian và chu kỳ tưới
dài, lưu lượng tưới lớn có thể gây nên tình trạng đất bão hịa nước, cây trồng
thiếu oxy và N bị mất do quá trình khử nitrat hóa do điều kiện yếm khí. Đối

với tưới nhỏ giọt, lưu lượng tưới của từng điểm nhỏ giọt thường lớn hơn tốc
độ thấm nước trong đất có thành phần cơ giới nặng, từ đó dẫn đến hình thành
các vũng nước bên dưới điểm nhỏ giọt gây bão hòa đất, cây trồng thiếu oxy.
Đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ, tình trạng này thường khơng xảy ra do
tốc độ ngấm nước cao của đất.
1.2.6. Sự phân bố của bộ rễ cây trồng trong kỹ thuật bón phân thơng
qua hệ thống tưới nhỏ giọt
Sự phân bố nước và dinh dưỡng trong đất khi sử dụngFertigation là yếu
tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ cây trồng. Phạm vi vùng ẩm
và dinh dưỡng khi tưới thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian
tưới, loại cây trồng, độ ẩm đất trước khi tưới, nhiệt độ đất, loại và lượng bón
phân bón sử dụng. Trên đất có thành phần cơ giới nặng, phần rễ cây trồng
ngay dưới điểm nhỏ giọt thường phát triển chậm hoặc bị chết do tình trạng
bão hịa nước, thiếu oxy. Bộ rễ phát triển mạnh ở phạm vi xung quanh vùng
ẩm, nơi có đầy đủ cả nước, dinh dưỡng và oxy. Để khắc phục hạn chế này,
thường áp dụng hình thức 1 dây nhỏ giọt chạy giữa và tưới cho 2 hàng cây
trồng.
Việc tưới nước, bón phân thường xuyên với lưu lượng nhỏ trong
Fertigationdẫn đến bộ rễ cây trồng ăn nông và chặt bí hơn so với PPTT. Song
do các vùng tiếp giáp xung quanh điểm nhỏ giọt có độ ẩm, hàm lượng dinh
dưỡng và oxy cao nên hệ thống rễ lông hút của cây trồng phát triển mạnh hơn.
Việc kết hợp các hoạt động chăm sóc, xới xáo xung quanh bộ rễ cây trồng là
biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả Fertigation.
1.2.7. Dinh dưỡng cung cấp từ các điểm nhỏ giọt


11

Trong Fertigation, thể tích đất được cung cấp nước và dinh dưỡng bên
dưới mỗi điểm nhỏ giọt là rất nhỏ so với PPTT. Vì vậy đối với các loại đất có

thành phần cơ giới nhẹ, u cầu cần duy trì chế độ tưới và bón phân thường
xuyênvới thời gian tưới ngắn, lượng tưới và nồng độ dinh dưỡng thấp để đáp
ứng nhu cầu nước và dinh dưỡng cho cây trong suốt tồn bộ q trình sinh
trưởng, phát triển của cây trồng
1.2.8. Loại phân bón
- Phân đạm: N là yếu tố dinh dưỡng được sử dụng phổ biến cho
Fertigation. Nhìn chung các loại phân đạm đều thích hợp cho Fertigation vì
chúng không làm tắc điểm nhỏ giọt, trừ đạm NH 4S04 có thể gây ra kết tủa tạo
CaS04khi nước tưới có hàm lượng Ca cao (nước cứng). Việc lựa chọn nguồn
N cần căn cứ vào các phản ứng có thể có của N với nước tưới và các thành
phần có trong dung dịch. Sử dụng phân N ở dạng NH 4+liên tục trong thời gian
dài có thể gây ảnh hưởng xấu đếnđộ phì nhiêu của đấtdo q trình nitrat hóa
NH4+tạo ra axit làm chua hóa đất. Urê là rất thích hợp để bón thơng qua hệ
thống tưới vì có độ hịa tan cao, không tạo ion và không phản ứng với thành
phần hóa học của nước tưới. Các dạng muối nitrat có độ hịa tan caolà rất phù
hợp cho Fertigation.
- Phân lân: phân P thường khơng được khuyến khích sử dụng trong
Fertigation vì khả năng gây tắc điểm nhỏ giọt cao và mức độ di động trong
đất thấp. Trong trường hợp nước tưới có hàm lượng Ca, Mg cao sẽ tạo các
phosphate Ca, Mg không tan, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng P vơ cơ. Sử
dụng H3PO4cho phép duy trì độ pH thấp của nước, từ đó ngăn chặn việc tạo
các muối phoshat không tan, đồng thời mức độ di chuyển của P trong đất khi
sử dụng H3PO4 cũng cao hơn so với supelân.
- Phân kali: phân K không gây ra bất kỳ phản ứng tạo kết tủa với các
thành phần của nước tưới, trừ trường hợp sử dụng K 2SO4 với nước tưới có
hàm lượng Ca, Mg cao. Các nguồn phân K phổ biến như K 2SO4, KCl, KNO3


12


đều có độ hịa tan trong nước cao nên sử dụng tốt cho Fertigation.
Trong đất, ion K + ít di động hơn ion NO 3- nhưng phân bố đồng đều
hơn trong phạm vi vùng ẩm xung quanh bộ rễ cây trồng. Mặt khác K +
được hấp thu trên bề mặt keo đất nên mức độ rửa trôi theo chiều sâu cũng
thấp hơn so với NO 3-.
Phân Canxi: Ca có vai trị quan trọng trong q trình phân chia và hình
thành tế bào. Ca cần được cung cấp liên tục trong dung dịch đấtđể đảm bảo
cho phát triển dài ra của bộ rễ. Trong cây, Ca chỉ di chuyển theo một hướng
duy nhất là từ gốc đến ngọn và khơng có quá trình di chuyển ngược lại từ lá
đến rễ, lá non hoặc quả. Vì vậy thiếu Ca, bộ rễ phát triển chậm, rễ ngắn và bị
chết trong trường hợp thiếu Ca keo kéo dài. Các loại phân canxi nitrat được
coi là thích hợp cho Fertigation.
Phân magiê: Mg là chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trị trung tâm
trong cấu trúc của phân tử chất diệp lục. Ngồi ra Mg cịn có các chức năng
quan trọng khác trong q trình chuyển hóa, tổng hợp protein, tổng hợp và
kích hoạt các hợp chất cao năng (ATP) và phân vùng carbohydrate trong thực
vật. Vì vậy bổ sung Mg là cần thiết để đạt năng suất, phẩm chất cây trồng cao.
Phân Mg hòa tan ở dạng Mg(NO)2.6H2O) và MgSO4.7H2O được sử dụng chủ
yếu trongFertigation.
1.3. Nhu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây ớt
1.3.1. Nhu cầu sinh thái
1.3.1.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Ớt là cây ưa ẩm và rất mẫm cảm với điều kiện nhiệt độ thấp ở tất cả các
giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Giai đoạn nảy mầm, cây yêu cầu nhiệt độ
cao. Nhiệt độ thích hợp nhất trong giai đoạn này là 25-30 oC. Nhiệt độ thấp
hơn, ớt nảy mầm chậm, tỷ lệ nảy mầm thấp. Cây sinh trưởng mạnh trong điều
kiện nắng ấm và yêu cầu 3-5 tháng có nhiệt độ dao động trong khoảng 2530oC. Nhiệt độ thấp dưới 5oC, ớt ngừng sinh trưởng. Giai đoạn ra hoa, ớt đặc


13


biệt mẫm cảm với nhiệt độ cao. Tỷ lệ đậu quả giảm nghiêm trọng khi nụ hoa
được hình thành ở nhiệt độ 35oC trở lên. Ngoài ra nhiệt độ cao ở thời kỳ sau
thụ phấn cũng ức chế quá trình hình thành quả.
Theo tài liệu “Giới thiệu dinh dưỡng cho cây ớt” của Tập đồn Haifa
Israel [19], nhiệt độ thích hợp nhất đối với cây ớt loài Capcacum annuum L. ở
thời kỳ nảy mầm là là 20-25oC, thời kỳ sinh trưởng mạnh, yêu cầu nhiệt độ
ban ngày 20-25oC, ban đêm 16-18oC. Thời kỳ ra hoa, hình thành quả, yêu cầu
nhiệt độ ban ngày 26-28oC, ban đêm 18-20oC.
1.3.1.2. Yêu cầu về đất
Cây ớt thích hợp trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ
hoặc cát pha, thoát nước tốt, khả năng giữ ẩm cao, hàm lượng chất hữu cơ và
các chất dinh dưỡng trong đất cao. Độ pH thích hợp cho sinh trưởng, phát
triển của ớt là 6,5-7,5. Đất trồng ớt nên có độ dốc từ 0,01 – 0,03% để đảm bảo
cho việc thốt nước nhanh, qua đó hạn chế các bệnh về rễ. Việc cung cấp
nước đầy đủ và kịp thời cho ớt là vấn đề đặc biệt quan trọng trong thâm canh
ớt. Thiếu hoặc thừa nước là nguyên nhân gây hiện tượng rụng hoa, rụng quả.
Trong thời kỳ ra hoa, ớt đặc biệt mẫn cảm với tình trạng độ ẩm đất. Thiếu
hoặc thừa nước trong thời kỳ này dẫn dến hạn chế quá trình thụ phấn, đồng
thời làm xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại, dẫn đến giảm năng suất, chất
lượng. Các loại đất có khả năng ngấm nước và thoát nước chậm, điều kiện
tưới hạn chế được coi là không phù hợp cho việc trồng ớt [19].
1.3.1.3. Yêu cầu về nước
Cây ớt có thể được trồng thành cơng trong điều kiện dựa hồn tồn vào
nước trời. Tuy nhiên để đảm bảo đạt năng suất cao, ổn định thì vấn đề chủ
động tưới, tiêu là quan trọng nhất. Ớt bị ngập úng, thậm chí chỉ trong một thời
gian rất ngắn cũng có thể gây ra hiện tượng rụng lá và xuất hiện nhiều loại sâu
bệnh. Ớt là cây trồng dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện độ ẩm đất thấp do q
trình thốt hơi nước thơng qua khí khơng của cây rất cao, trong khi bộ rễ ăn
nông, tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt. Vì vậy để đạt năng suất cao, cần phải



14

đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng.
Denis R. Decoteau, 1990) [16] cho thấy, cắt giảm lượng nước tưới ở
thời kỳ trước ra hoa đã làm chậm quá trình ra hoa, giảm tối đa số lượng hoa.
Thiếu nước ở thời kỳ giữa ra hoa và hình thành quả dẫn đến làm giảm tổng
sản lượng quả thu hoạch trong tồn vụ. Tình trạng thiếu nước liên tục không
chỉ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng quả thu hoạch mà còn ảnh hưởng lớn
đến phẩm chất quả. Sản lượng ớt thương phẩm đạt cao nhất khi tưới nước ở
mức 102% và thấp nhất ở mức tưới 40% tổng lượng thoát hơi nước bề mặt lá
và bề mặt đất
Ớt được coi là cây trồng mẫn cảm nhất đối với sự thiếu nước. Để đạt năng
suất cao, cần cung cấp nước đầy đủ và duy trì độ ẩm đất ở giới hạn thích hợp
trong suốt q trình sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt là giai đoạn trước và
trong thời kỳ ra hoa. Khi thiếu nước, số lá và diện tích lá giảm mạnh, quang hợp,
hơ hấp của cây giảm, mật độ rễ giảm khoảng 20% so với cây được cung cấp đủ
nước. Tưới thừa nước gây tình trạng ngập úng, yếm khí làm cho rễ bị chết, làm
chậm quá trình ra hoa và rối loạn quá trình hình thành quả [19].
1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt
Theo tài liệu “Giới thiệu dinh dưỡng cho cây ớt” của Tập đoàn Haifa
Israel [19] động thái hút dinh dưỡng; chức năng của các nguyên tố dinh
dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt cụ thể như sau:
1.3.2.1. Động thái hút dinh dưỡng
Cây ớt hút dinh dưỡng nhiều nhất ở giai đoạn 60 ngày sau trồng và sau
khi thu hoạch quả đợt 1. Vì vậy yêu cầu phải bón lót đủ N và bón thúc trước
khi thu hoạch đợt quả đầu tiên. Hiệu quả sử dụng N và năng suất ớt tăng cao
khi bón N trong điều kiện trồng ớt có che phủ nilong và Fertigation liên tục
trong khoảng thời gian 12 tuần. Ngoài ra, phải đảm bảo 50 - 90% lượng N

bón ở dạng N-NO31.3.2.2. Chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng


15

- Đạm: N tham gia quá trình tổng hợp protein, thúc đẩy cây sinh
trưởng, tăng năng suất. N yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng ớt. Bón lót N đầy đủ là biện pháp quan trọng để thúc
đẩy cây sinh trưởng ngay từ giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. Bón thừa N hoặc
bón muộn vào giai đoạn sinh trưởng cuối dẫn đến kéo dài thời gian sinh
trưởng, quả chín chậm, vỏ quả xấu. Thiếu N, cây sinh trưởng chậm, cịi cọc,
mép lá bị khơ sau đó lan dần và phủ kín tồn bộ mặt lá, cuống lá uốn cong,
phiến lá rũ xuống, hoa hình thành chậm, số lượng hoa nhỏ và ít, tỷ lệ đậu quả
thấp, quả nhỏ và bị biến dạng. Thừa N lá màu xanh đậm, cành, lá phát triển
mạnh nhưng bộ rễ phát triển kém, quá trình ra hoa, đậu quả bị đình trệ.
- Lân: Pcần thiết cho sự phát triển bình thường của bộ rễ và các cơ quan
sinh sản (hoa, quả, hạt). Cung cấp P đầy đủ cho cây trong giai đoạn cây con là
rất cần thiết. Thiếu P, số lượng quả ít, quả nhỏ và ngắn. Ngồi ra P có tác
dụng thúc đẩy quả chín sớm và có ảnh hưởng tích cực đến màu sắc vỏ quả.
Cho đến nay chưa phát hiện thấy triệu chứng cây thừa P. Tuy nhiên, bón thừa
P sẽ ảnh hưởng đến việc hút kẽm của cây, gây tình trạng thiếu kẽm.
- Kali: K tham gia q trình vận chuyển, tích lũy các sản phẩm quang
hợp trong cây, điều khiển đóng mở của khí khổng, hoạt hóa các enzyme, tăng
khả năng chống chịu của cây với các điều kiện stress môi trường, tăng khả
năng chống chịu sâu bệnh. K có vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt tình
trạng nước trong cây và nồng độ ion trong tế bào, đặc biệt là chức năng điều
khiển đóng mở của khí khổng. K đóng vai trị tham gia tích cực trong q
trình khử nitrat trong cây. Thiếu kali tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại, mép
lá xuất hiện các vết nâu và làm cháy lá. Thiếu kali nghiêm trọng sẽ làm chậm
quá trình vận chuyển đường trong cây, dẫn đến sự tích lũy tinh bột ở trong lá.

Đối với ớt khơng có hiện tượng cây tiêu dùng “xa xỉ” K, song bón thừa K sẽ
ảnh hưởng đến việc hút Mg, mangan, kẽm và sắt.
- Canxi: Calà thành phần chính của thành tế bào, giúp làm tăng độ cứng


16

và đảm bảo sự ổn định của tế bào. Thành tế bào giàu Ca có khả năng chống
lại sự tấn công của vi khuẩn hoặc nấm. Ca cũng giúp cho cây giảm thiểu tác
hại của các stress môi trường, đồng thời có vai trị quan trọng trong việc điều
chỉnh sự vận chuyển tích cực của kali trong q trình điều khiến đóng mở của
khí khổng. Thiếu Ca, bộ rễ phát triển kém, lá bị biến dạng dẫn đến làm giảm
năng suất, phẩm chất quả. Thiếu Ca là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng
đầu quả bị thối.
- Magiê: Mg là thành phần trung tâm của diệp lục. Ngoài ra Mg còn
tham gia vào các bước quan trọng khác nhau của quá trình tổng hợp đường và
protein cũng như quá trình vận chuyển đường dưới dạng sucrose. Cung cấp
đủ Mg cho cây là yếu tố góp phần tăng năng suất ớt. Thiếu Mg, lá chuyển
màu vàng, nâu, cây còi cọc, quá trình hình thành và phát triển của quả bị ảnh
hưởng. Bón thừa Mg dẫn đến giảm hấp thu Ca và xuất hiện các triệu chứng
liên quan đến thiếu Ca.
1.3.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt thay đổi tùy thuộc vào mức năng suất,
điều kiện khí hậu, đất đai, mật độ trồng, điều kiện tưới nước và các biện pháp
kỹ thuật canh tác trong những điều kiện cụ thể xác định. Với mức năng suất từ
110 - 140 tấn/ha, mật độ trồng từ 30.000 – 50.000 cây ha, lượng dinh dưỡng
cây hút là (kg/ha) là : 116 – 705 N; 132 – 276 P 2O5; 174 – 1155 K2O; 38 – 174
CaO; 22 – 115 MgO; 35 – 40 S.
Cây ớt yêu cầu một lượng lớn các chất dinh dưỡng đa lượng, trung
lượng. Song phản ứng của ớt đối với phân bón nhìn chung thấp hơn so với các

loại cây rau màu khác như hành tây, rau riếp. Nhu cầu bón phân cho cây ớt
tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất,
đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng
(N, P, K) tổng số, dễ tiêu và khả năng hấp phụ, rửa trôi dinh dưỡng trong đất
trồng ớt (Roy. M .S. I et al, 2011)[25].
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về bón phân thơng qua hệ thống


×